Làng Trần Xá quê tôi
Chuyên mục NƠI TÔI SỐNG nằm trong thư mục TIN TỨC được
trang website langtranxa.vn chuyển ra thành một mục độc lập nằm giữa trang web
từ tháng 3/2016 nhằm đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu của các anh chị em, bà con
độc giả xa quê hương muốn chuyển thông tin bài viết về các hoạt động, càm xúc
các vùng miền tổ quốc và nước ngòai.
BBT giới thiệu hai bài bài viết hay, có chất lượng của
hai tác giả ở hai miền Bắc - Nam của Tổ Quốc cùng mang tên
LÀNG TRẦN XÁ QUÊ TÔI như chào mừng chuyên mục mới và để cùng bạn đọc chia
sẽ, thửơng thức.
LÀNG TRẦN XÁ QUÊ TÔI
Rất phấn khởi khi những người nhiệt tâm của Làng đã lập
trang Website “LÀNG TRẦN XÁ” thuộc xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình. Là một người con xa quê hiện đang sinh sống và làm việc tại Côn Đảo xa
xôi, giữa biển trời lộng gió của Tổ quốc, lòng tôi luôn hướng về nguồn cội quê
hương. Xin cho tôi góp một vài suy nghĩ và cũng là tình cảm để dâng lên làng Trần
Xá yêu thương suốt một đời trong tôi.
Làng TRẦN XÁ quê tôi, nơi hợp lưu của hai con
sông Kiến Giang và Đại Giang (Long Đại) thành dòng Nhật Lệ. Con sông có cái tên
rất thơ, Kiến Giang, chảy về từ huyện Lệ Thủy, quê hương của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, một thiên tài quân sự của thế giới. Và sông Đại Giang, quen gọi là
Long Đại, bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Hàng trăm năm qua,
từ thuở Trịnh-Nguyễn phân tranh thế kỷ 17-18 đến những năm dài giữa thế kỷ 20,
nơi đây đã từng chứng kiến biết bao trận binh đao, khói lửa. Dù vậy, hai bên bờ
của dòng sông chở đầy những thăng trầm của lịch sử ấy là nơi sinh sống quần cư
của bao làng quê với những con người chân chất, bình dị mà kiên trung. Làng Trần
Xá quê tôi không biết tự bao giờ đã gắn liền và canh giữ ngã ba sông huyền thoại
này.
Theo gia phả của một số dòng họ còn lưu giữ được, vào khoảng
cuối thế kỷ XV, Làng tôi ra đời. Trong dòng người Việt tham gia mở cõi về
phương Nam, có một số người đã tìm đến bên bờ ngã ba sông, dừng chân, khai khẩn
và lập nên Làng Trần Xá của tôi ngày nay.
Trong ký ức xa xăm, Làng của tôi là những vần thơ trong trang sách học trò ngày ngày đi bộ cắp sách đến trường; là những sớm mai vắt vẻo trên lưng trâu rong ruổi ngoài cánh đồng xa; là những trưa hè thả diều, tắm mát trên sông cùng đám bạn bè trong trắng, thơ ngây; là những đêm trăng thanh nghe tiếng sáo trúc, tiếng đàn và điệu hò trong trẻo cùng tiếng hò reo của bọn trẻ trong trò chơi cướp cờ, trận giả…
Cũng như nhiều làng quê khác, người Trần Xá đã từng tần tảo, “một nắng hai sương” vật lộn với cái nghèo, cái đói; chống chọi với bão, lũ, thiên tai khắc nghiệt để vươn lên trong cuộc sống. Mùa hè giữa cái nắng bỏng da, người người vẫn dùng vồ đập những tảng đất to trên mảnh ruộng khô mà mồ hôi đổ như tắm để gieo những hạt mầm chống đói vào mùa mưa. Mùa đông đến, trong cái giá rét với mưa phùn tê buốt đến tận xương, vậy mà ai cũng phải lội xuống nước lạnh cóng, quần áo, mặt mũi lấm lem bùn đất để cày cấy cho hạt vàng mùa vui.
Đến kỳ giáp hạt, khi chưa gặt lúa bới khoai, mọi người kéo nhau qua bên rú chặt củi để vừa có cái đun vừa bán kiếm từng bơ gạo đắp đổi qua ngày chờ mùa lúa chín. Trên những chuyến đò ngang người già, phụ nữ, thanh niên, trẻ nhỏ đủ các thành phần rìu, rựa trên tay chen lấn nhau để được qua sông trước. Và khi trở về là củi, rào hay một sản phẩm nào đó của núi rừng…Xin cám ơn những cánh rừng xanh của dãy Trường Sơn bên kia sông đã không những che chở, giữ nước mà còn là nguồn sống cho Làng quê của tôi một thời gian khó.
Thời chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Làng tôi là một trong những nơi hứng chịu biết bao trận mưa bom, bão đạn. Tên gọi “Quảng Bình đất lửa” thời ấy quả đúng với mỗi làng quê của Tỉnh Quảng Bình, trong đó có Làng Trần Xá. Chiến tranh khốc liệt đã gieo rắc bao nỗi kinh hoàng và còn ám ảnh mãi cho đến ngày nay. Chiến tranh đã cướp đi biết bao con người hiền lành, chất phác quê tôi; chiến tranh cũng đã gây đau khổ, đã làm ly tán biết bao gia đình,..Trong sự hủy diệt đó, không chỉ con người mà kinh tế, cảnh quan, công trình kiến trúc của Làng tôi cũng trở thành tro bụi. Để rồi, chiến tranh qua đi hàng chục năm sau, Làng tôi vẫn còn chật vật trong cái ăn, cái mặc chưa nói đến dựng xây và phát triển.
Để bảo vệ đất nước quê hương, hàng ngàn lượt người con quê tôi cũng đã ôm súng đứng lên, tham gia vào cuộc trường chinh kháng chiến để giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Những người con ấy đã nối tiếp sức mạnh cội nguồn của Làng và phát huy trong cuộc sống hiện đại để Trần Xá tiếp bước đi lên Theo qui luật của thời gian, những người con anh dũng ngày ấy xông pha trong mưa bom, bão đạn giờ đây kẻ còn, người mất.. Người Trần Xá hôm nay ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân đã lập làng, giữ đất, khơi nguồn mạch sống; ghi nhớ công ơn của bao người con anh dũng đã hy sinh tính mạng, sức khỏe để bảo vệ làng quê có được cuộc sống tươi đẹp hôm nay. Thế hệ chúng tôi thầm tri ân tất cả các bậc tiền nhân ưu tú trong lịch sử của Làng Trần Xá.
Những tháng năm nhọc nhằn, gian khổ rồi cũng qua đi. Giờ đây, bên bờ sông Nhật Lệ trong xanh, Làng Trần Xá vẫn đứng đó, uy nghi, vững chãi vươn mình trổi dậy trong một cuộc sống mới thanh bình và tươi đẹp. Dòng sông vẫn ngày ngày hiền hòa xuôi về biển cả. Người người vẫn ngày ngày lớn lên, học hành, rèn luyện và tiếp bước cha anh tham gia vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để góp phần xây dựng đất nước, quê hương và bảo vệ Tổ quốc. Làng Trần Xá hôm nay đã có nhiều thay da đổi thịt. Cái khó hàng trăm năm qua của Làng là câu chuyện nước ngọt cho sinh hoạt và tưới mát ruộng đồng vào mùa nắng hạn đã được giải quyết. Sự hung dữ của dòng Đại Giang mỗi mùa nước lũ đã được kìm giữ bởi đập thủy lợi Rào Đá và con đê kiên cố bên bờ sông mới được xây dựng mấy năm nay. Những con đường làng, ngõ xóm lầy lội là nỗi ám ảnh vào mùa mưa phùn năm nào của bao chàng trai, cô gái giờ đã được bê tông hóa rộng rãi. Cổng Làng cao vời vợi ngay con đường chính dẫn vào Làng là một công trình có ý nghĩa danh xưng mang lại niềm vui cho bà con Làng Trần Xá.
Trong ký ức xa xăm, Làng của tôi là những vần thơ trong trang sách học trò ngày ngày đi bộ cắp sách đến trường; là những sớm mai vắt vẻo trên lưng trâu rong ruổi ngoài cánh đồng xa; là những trưa hè thả diều, tắm mát trên sông cùng đám bạn bè trong trắng, thơ ngây; là những đêm trăng thanh nghe tiếng sáo trúc, tiếng đàn và điệu hò trong trẻo cùng tiếng hò reo của bọn trẻ trong trò chơi cướp cờ, trận giả…
Cũng như nhiều làng quê khác, người Trần Xá đã từng tần tảo, “một nắng hai sương” vật lộn với cái nghèo, cái đói; chống chọi với bão, lũ, thiên tai khắc nghiệt để vươn lên trong cuộc sống. Mùa hè giữa cái nắng bỏng da, người người vẫn dùng vồ đập những tảng đất to trên mảnh ruộng khô mà mồ hôi đổ như tắm để gieo những hạt mầm chống đói vào mùa mưa. Mùa đông đến, trong cái giá rét với mưa phùn tê buốt đến tận xương, vậy mà ai cũng phải lội xuống nước lạnh cóng, quần áo, mặt mũi lấm lem bùn đất để cày cấy cho hạt vàng mùa vui.
Đến kỳ giáp hạt, khi chưa gặt lúa bới khoai, mọi người kéo nhau qua bên rú chặt củi để vừa có cái đun vừa bán kiếm từng bơ gạo đắp đổi qua ngày chờ mùa lúa chín. Trên những chuyến đò ngang người già, phụ nữ, thanh niên, trẻ nhỏ đủ các thành phần rìu, rựa trên tay chen lấn nhau để được qua sông trước. Và khi trở về là củi, rào hay một sản phẩm nào đó của núi rừng…Xin cám ơn những cánh rừng xanh của dãy Trường Sơn bên kia sông đã không những che chở, giữ nước mà còn là nguồn sống cho Làng quê của tôi một thời gian khó.
Thời chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Làng tôi là một trong những nơi hứng chịu biết bao trận mưa bom, bão đạn. Tên gọi “Quảng Bình đất lửa” thời ấy quả đúng với mỗi làng quê của Tỉnh Quảng Bình, trong đó có Làng Trần Xá. Chiến tranh khốc liệt đã gieo rắc bao nỗi kinh hoàng và còn ám ảnh mãi cho đến ngày nay. Chiến tranh đã cướp đi biết bao con người hiền lành, chất phác quê tôi; chiến tranh cũng đã gây đau khổ, đã làm ly tán biết bao gia đình,..Trong sự hủy diệt đó, không chỉ con người mà kinh tế, cảnh quan, công trình kiến trúc của Làng tôi cũng trở thành tro bụi. Để rồi, chiến tranh qua đi hàng chục năm sau, Làng tôi vẫn còn chật vật trong cái ăn, cái mặc chưa nói đến dựng xây và phát triển.
Để bảo vệ đất nước quê hương, hàng ngàn lượt người con quê tôi cũng đã ôm súng đứng lên, tham gia vào cuộc trường chinh kháng chiến để giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Những người con ấy đã nối tiếp sức mạnh cội nguồn của Làng và phát huy trong cuộc sống hiện đại để Trần Xá tiếp bước đi lên Theo qui luật của thời gian, những người con anh dũng ngày ấy xông pha trong mưa bom, bão đạn giờ đây kẻ còn, người mất.. Người Trần Xá hôm nay ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân đã lập làng, giữ đất, khơi nguồn mạch sống; ghi nhớ công ơn của bao người con anh dũng đã hy sinh tính mạng, sức khỏe để bảo vệ làng quê có được cuộc sống tươi đẹp hôm nay. Thế hệ chúng tôi thầm tri ân tất cả các bậc tiền nhân ưu tú trong lịch sử của Làng Trần Xá.
Những tháng năm nhọc nhằn, gian khổ rồi cũng qua đi. Giờ đây, bên bờ sông Nhật Lệ trong xanh, Làng Trần Xá vẫn đứng đó, uy nghi, vững chãi vươn mình trổi dậy trong một cuộc sống mới thanh bình và tươi đẹp. Dòng sông vẫn ngày ngày hiền hòa xuôi về biển cả. Người người vẫn ngày ngày lớn lên, học hành, rèn luyện và tiếp bước cha anh tham gia vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để góp phần xây dựng đất nước, quê hương và bảo vệ Tổ quốc. Làng Trần Xá hôm nay đã có nhiều thay da đổi thịt. Cái khó hàng trăm năm qua của Làng là câu chuyện nước ngọt cho sinh hoạt và tưới mát ruộng đồng vào mùa nắng hạn đã được giải quyết. Sự hung dữ của dòng Đại Giang mỗi mùa nước lũ đã được kìm giữ bởi đập thủy lợi Rào Đá và con đê kiên cố bên bờ sông mới được xây dựng mấy năm nay. Những con đường làng, ngõ xóm lầy lội là nỗi ám ảnh vào mùa mưa phùn năm nào của bao chàng trai, cô gái giờ đã được bê tông hóa rộng rãi. Cổng Làng cao vời vợi ngay con đường chính dẫn vào Làng là một công trình có ý nghĩa danh xưng mang lại niềm vui cho bà con Làng Trần Xá.
Đình Làng Trần Xá
Nhưng, đặc biệt hơn cả là ngôi Đình Làng rạng rỡ vừa mới được
xây dựng và hoàn thành cuối năm 2013, là dấu ấn vật chất lớn nhất chứa đựng bao
công sức, mồ hôi và tình cảm, tâm linh của tất cả những người con Trần Xá. Đó
là bằng chứng sinh động nhất về sức mạnh tổng hợp, về ý thức của những người
con hôm nay vì một Trần Xá hiện đại, văn minh. Và do đó, ngôi đình không chỉ là
nơi sinh hoạt tâm linh, văn hóa mà còn là biểu tượng về sự đoàn kết, thống nhất
ý chí và hành động của tất cả những người con Làng Trần Xá.
Bên cạnh sự phát triển chung, các công trình kiến trúc dân dụng, nhà cửa của của hầu hết bà con Làng Trần Xá đều được xây dựng kiên cố, hiện đại, khang trang và đẹp đẽ. Trên bến, dưới thuyền hoạt động giao thương sầm uất như một thị tứ. Tất cả đó làm nên một bức tranh sinh hoạt của làng quê với những gam màu sống động, tươi sáng.
Cùng với đời sống vật chất, đời sống tinh thần, văn hóa của bà con Làng Trần đã được kế thừa, gìn giữ và bồi đắp ngày càng đa dạng phong phú. Người Trần Xá vốn có nhiều phẩm chất tốt đẹp, sống hiền lành, chất phác, chân thành, cởi mở, đậm tình làng nghĩa xóm; người Trần Xá cũng luôn ứng xử tốt với thiên nhiên, với con người và với bầu bạn bốn phương. Một phẩm chất đáng quí nữa là tinh thần tương thân, tương ái và ham học hỏi để vươn lên làm giàu tri thức và tiền của. Tuy chưa có thương hiệu riêng, nhưng đối với tôi và nhiều người khác thì ẩm thực của Làng Trần Xá hấp dẫn và đẹp mắt. Nhất là khi đặt mâm, dọn cỗ vào dịp Lễ, Tết, hiếu, hỷ. Món ăn thường do bàn tay khéo léo của chị em phụ nữ chế biến, tuy không cầu kỳ nhưng cũng đủ vị ngon, hấp dẫn và bắt mắt. Không những gìn giữ nét văn hóa truyền thống, giờ đây có thêm những hoạt động văn hóa mới, hiện đại như thông tin, giải trí, văn hóa, văn nghệ, các hoạt động thể dục, thể thao của các thế hệ nam, phụ, lão, ấu. Tất cả nét văn hóa đã được thể hiện trên những khuôn mặt rạng ngời của người Trần Xá hôm nay.
Bên cạnh sự phát triển chung, các công trình kiến trúc dân dụng, nhà cửa của của hầu hết bà con Làng Trần Xá đều được xây dựng kiên cố, hiện đại, khang trang và đẹp đẽ. Trên bến, dưới thuyền hoạt động giao thương sầm uất như một thị tứ. Tất cả đó làm nên một bức tranh sinh hoạt của làng quê với những gam màu sống động, tươi sáng.
Cùng với đời sống vật chất, đời sống tinh thần, văn hóa của bà con Làng Trần đã được kế thừa, gìn giữ và bồi đắp ngày càng đa dạng phong phú. Người Trần Xá vốn có nhiều phẩm chất tốt đẹp, sống hiền lành, chất phác, chân thành, cởi mở, đậm tình làng nghĩa xóm; người Trần Xá cũng luôn ứng xử tốt với thiên nhiên, với con người và với bầu bạn bốn phương. Một phẩm chất đáng quí nữa là tinh thần tương thân, tương ái và ham học hỏi để vươn lên làm giàu tri thức và tiền của. Tuy chưa có thương hiệu riêng, nhưng đối với tôi và nhiều người khác thì ẩm thực của Làng Trần Xá hấp dẫn và đẹp mắt. Nhất là khi đặt mâm, dọn cỗ vào dịp Lễ, Tết, hiếu, hỷ. Món ăn thường do bàn tay khéo léo của chị em phụ nữ chế biến, tuy không cầu kỳ nhưng cũng đủ vị ngon, hấp dẫn và bắt mắt. Không những gìn giữ nét văn hóa truyền thống, giờ đây có thêm những hoạt động văn hóa mới, hiện đại như thông tin, giải trí, văn hóa, văn nghệ, các hoạt động thể dục, thể thao của các thế hệ nam, phụ, lão, ấu. Tất cả nét văn hóa đã được thể hiện trên những khuôn mặt rạng ngời của người Trần Xá hôm nay.
Hoàng hôn bên bờ sông Nhật Lệ
Một điều quan trọng đáng kể nữa của Làng
là thành quả trên con đường học vấn. Tính từ khi hòa bình lập lại trên Miền Bắc
nước ta 1954 đến nay đã có hàng trăm người học hành đỗ đạt với học vị kỹ sư, cử
nhân, thạc sỹ, tiến sỹ …Đó là bằng chứng về sự hiếu học của một làng quê thuần
nông nơi xứ sở của “sáng ngăn bão dông, chiều ngăn nắng lửa”.
Không chỉ ở làng quê, người Trần Xá giờ
đây có mặt ở khắp mọi miền của đất nước. Họ tham gia vào các lĩnh vực hoạt động
từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Nhiều người trong
số đó đã trưởng thành và có vị trí nhất định trong xã hội. Vươn xa hơn, người
Trần Xá giờ cũng có mặt định cư, làm ăn sinh sống ở nhiều châu lục trên thế giới.
Từ các nước xa xôi lạnh giá ở châu Âu như Anh, Đức, Nga, Ba Lan, Séc…đến các nước
châu Á gần với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Lào,
Malayxia…Đó là điều tất yếu trong thời đại kinh tế thị trường và hội nhập với
thế giới.
Tất cả họ đều vì cuộc sống, vì mưu cầu
vươn lên trong hạnh phúc hay vì một cơ duyên nào đó mà phải ly hương. Họ có thể
là công nhân, nông dân, trí thức, học giả, cán bộ, công chức, viên chức, doanh
nhân, sỹ quan, người lính hay người làm công bình thường…Dù ở gần hay xa quê vời
vợi, dù làm công việc gì, dù hoàn cảnh thế nào, trong lòng họ vẫn luôn giữ được
phẩm chất bình dị và cốt cách trong sáng của những con người hiền hòa, nhẫn nại
và luôn hướng về cội nguồn làng quê bên dòng Nhật Lệ thân yêu.
Có một điều đáng ghi nhận là trong nhiều năm qua, tuyệt đại đa số người Trần Xá ly hương đều chịu khó làm ăn và có cuộc sống lương thiện; có cách thức ứng xử văn hóa, hòa đồng với cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống. Phẩm chất tốt đẹp đó, có lẽ được bắt nguồn từ hồn thiêng đất mẹ, nơi chúng ta sinh ra và được nuôi dưỡng lớn lên bởi bầu sữa ngọt ngào của Làng Trần Xá. Thiết nghĩ, những người con của Làng khi ly hương cần gìn giữ và phát huy để ngày càng thành công trong cuộc sống nơi xa.
Có một điều đáng ghi nhận là trong nhiều năm qua, tuyệt đại đa số người Trần Xá ly hương đều chịu khó làm ăn và có cuộc sống lương thiện; có cách thức ứng xử văn hóa, hòa đồng với cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống. Phẩm chất tốt đẹp đó, có lẽ được bắt nguồn từ hồn thiêng đất mẹ, nơi chúng ta sinh ra và được nuôi dưỡng lớn lên bởi bầu sữa ngọt ngào của Làng Trần Xá. Thiết nghĩ, những người con của Làng khi ly hương cần gìn giữ và phát huy để ngày càng thành công trong cuộc sống nơi xa.
Một góc nhìn Côn Đảo lúc bình minh
Không phân biệt người đi, kẻ ở; không phân
biệt sang hèn hay địa vị, nghề nghiệp,…Người Trần Xá vốn dĩ đã thuận hòa ngay từ
khi nhiều dòng họ cùng đến khai hoang, lập ấp ở mảnh đất này. Qua hàng thế kỷ,
người Trần Xá đã hun đúc nên một nét truyền thống tốt đẹp. Đó là tinh thần khẳng
khái, kiên cường, bất khuất, anh dũng, nhẫn nại và bình dị; đó là ý chí vươn
lên mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trở ngại; đó là sự đoàn kết, hòa hiếu,
thân thiện và cởi mở…Nhờ vậy, người Trần Xá, Làng Trần Xá mới tồn tại, phát triển
và tiến bộ như hôm nay.
Tất cả đó, có lẽ được hợp lực bởi các yếu tố Thiên-Nhân-Địa trong suốt mạch nguồn sâu thẳm của lịch sử, thiên nhiên và văn hóa một miền quê. Nó khẳng định rằng, Làng Trần Xá của chúng ta là vùng quê đắc địa, nơi đất thiêng, người hiền. Điều vô cùng quí giá ấy, thiết nghĩ, tất cả những người con Trần Xá ai cũng phải nâng niu, trân trọng, gìn giữ và phát huy để Làng Trần ngày một giàu sang, thịnh vượng.
Tất cả đó, có lẽ được hợp lực bởi các yếu tố Thiên-Nhân-Địa trong suốt mạch nguồn sâu thẳm của lịch sử, thiên nhiên và văn hóa một miền quê. Nó khẳng định rằng, Làng Trần Xá của chúng ta là vùng quê đắc địa, nơi đất thiêng, người hiền. Điều vô cùng quí giá ấy, thiết nghĩ, tất cả những người con Trần Xá ai cũng phải nâng niu, trân trọng, gìn giữ và phát huy để Làng Trần ngày một giàu sang, thịnh vượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét