Cảm nhận về câu ca dao: "Thân em như tấm lụa đào. Phất phơ giữa
chợ biết vào tay ai"
Tấm lụa đào lại ở giữa chợ, giữa cảnh xô bồ kẻ bán người mua.
Liệu ai có con mắt xanh để biết giá trị của tấm lụa đào. Từ phất phơ không có
hướng cố định cũng như hoa trôi man mác biết là về đâu. Bị số phận đưa đẩy đến
như vậy mà nữ nhi lại không đủ sức, không thể chủ động định được một hướng đi
cho mình để rồi đêm ngày tự hỏi cuộc đời mình sẽ vào tay ai.
Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến đã chịu rất
nhiều thiệt thòi và bất hạnh. Đã có nhiều điển hình về sự bất hạnh đó. Một nàng
Kiều gian truân, ngậm đắng nuốt cay khóc thầm cho cuộc đời mình. Một Vũ Nương
chịu hàm oan phải nuốt nước mắt tìm đến cái chết. Và còn bao nhiêu, bao nhiêu
được biết và không biết nữa. Đến nỗi chuyện người phụ nữ bị bạc đãi đã trở
thành thông lệ. Còn phụ nữ, họ không có khả năng chống chọi nữa hay là sức phản
kháng của họ đã yếu dần, yếu dần cho đến khi lời cáo buộc trở thành một lời
than thân buồn tủi:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Lời than thân đó nghe chứa chan nước mắt và mỏng mảnh như sợi
khói tỏa vào không gian, như thân phận người phụ nữ vậy.
Ca dao là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian rất phổ biến,
đúc kết trong đó nhiều tình cảm và cũng là lời than thân trách phận. Các tác giả
dân gian có lẽ đã thấu suốt được nỗi đau đó, thông cảm với thân phận người phụ
nữ nên mở đầu ca dao là một lời xưng hô nhỏ nhẹ, mềm mỏng: Thán em. Từ thân gợi
nên một cảmgiác nhỏ nhoi, yếu đuối; Người con gái khi tự giới thiệu mình cũng rụt
rè, khiêm nhường thốt lên hai tiếng "thân em". Thân phận của người phụ
nữ đã được văn học thành văn nhắc đến.
Hồ Xuân Hương thì đồng cảm với phận bảy nổi ba chìm của thân em vừa trắng lại vừa tròn. Nguyễn Du thương xót thốt lên: đau đớn thay phận đàn bà và Tú Xương cũng thổn thức khi viết về bà Tú: lặn lội thân cò khi quãng vắng. Còn ca dao lại nói về đời người con gái qua hình ảnh liên tưởng như tấm lụa đào. Biện pháp so sánh ở đây thật nhẹ nhàng và thanh thoát, thấm vào lòng người đọc, người nghe. Tấm lụa đào mang dáng vẻ đẹp, nhẹ nhàng như chính tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ, lại là một thứ vật liệu mềm mỏng dùng để may mặc, trang trí thêm cho người hay khung ảnh. Và phải chăng người phụnữ trong cuộc đời cũ cũng vậy, họ là một món đồ trang sức, là chiếc bóng lặng lẽ, âm thầm trước những bất công. Tấm lụa đào là một hình ảnh so sánh thật thanh cao, thật mềm mại nhưng quấn trong đó một nỗi niềm nặng trĩu. Vì thế câu tiếp theo là tất cả tâm trạng đau khổ vắt ra mà thành:
Hồ Xuân Hương thì đồng cảm với phận bảy nổi ba chìm của thân em vừa trắng lại vừa tròn. Nguyễn Du thương xót thốt lên: đau đớn thay phận đàn bà và Tú Xương cũng thổn thức khi viết về bà Tú: lặn lội thân cò khi quãng vắng. Còn ca dao lại nói về đời người con gái qua hình ảnh liên tưởng như tấm lụa đào. Biện pháp so sánh ở đây thật nhẹ nhàng và thanh thoát, thấm vào lòng người đọc, người nghe. Tấm lụa đào mang dáng vẻ đẹp, nhẹ nhàng như chính tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ, lại là một thứ vật liệu mềm mỏng dùng để may mặc, trang trí thêm cho người hay khung ảnh. Và phải chăng người phụnữ trong cuộc đời cũ cũng vậy, họ là một món đồ trang sức, là chiếc bóng lặng lẽ, âm thầm trước những bất công. Tấm lụa đào là một hình ảnh so sánh thật thanh cao, thật mềm mại nhưng quấn trong đó một nỗi niềm nặng trĩu. Vì thế câu tiếp theo là tất cả tâm trạng đau khổ vắt ra mà thành:
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Tấm lụa đào lại ở giữa chợ, giữa cảnh xô bồ kẻ bán người mua.
Liệu ai có con mắt xanh để biết giá trị của tấm lụa đào. Từ phất phơ không có
hướng cố định cũng như hoa trôi man mác biết là về đâu. Bị số phận đưa đẩy đến
như vậy mà nữ nhi lại không đủ sức, không thể chủ động định được một hướng đi
cho mình để rồi đêm ngày tự hỏi cuộc đời mình sẽ vào tay ai. Một gã Giám Sinh
buôn sắc bán hương. Một Trương Sinh đa nghi, ích kỉ hay là một Kim Trọng hào
hoa phong nhã? Họ hoàn toàn biết về số phận của mình cũng như mảnh lụa mềm nhẹ
kia không biết có được một người tri kỉ chọn lựa hay không? Trong suốt cuộc đời
mình, người phụ nữ xưa bị đẩy vào trạng thái thụ động, chỉ quanh quẩn trong nhà
và quanh quẩn với việc thờ chồng, thờ cha, theo con. Tấm lụa bay nhè nhẹ trong
gió, phó mặc ngọn gió đưa mình đến một bàn tay thô bạo. Bay vào đôi mắt hữu
tình, phong nhã. Câu hỏi buông ra biết vào tay ai thật tinh tế và khéo léo, nó
tạo cho người đọc một cảm giác xót xa. Cầu hỏi đó có lẽ đã bám suốt cuộc đời
người con gái.
Toàn bộ câu ca dao là một lời than. Nó được sinh ra từ số phận
cam chịu của người phụ nữ thời phong kiến. Không một ai trong số những tác giả
vô danh sáng tác câu ca dao trên lại có thể thanh thản khi nghĩ về đứa con tinh
thần của mình. Câu ca dao là sản phẩm quá trình đông tụ những giọt nước mắt ngược
vào lòng. Từng lời từng chữ trong câu ca toát lên ý ngậm ngùi. Nước mắt đã chảy.
Câu ca dao là tiếng lòng của bao nhiêu người, là tiếng than của bao nhiêu thân
phận!
Với cách so sánh thật linh động và cũng rất gần với đời thường,
câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc. Tưởng chừng như những đám
mây đang quấn lấy cảm xúc của con người, ôm trọn trong lòng nó tâm trạng của những
người phụ nữ để rồi dần dần len lỏi vào từng ngóc ngách của tấm lựa đào đang phất
phới giữa chợ. Bao nhiêu câu hát than thân của người phụ nữ được sáng tác và
lan truyền nhưng câu nào cũng có sự liên hệ, liên tưởng đến những thứ nhỏ bé mỏng
manh như: nước, hạt mưa, miếng cau, trái bầu... Vì thế câu ca dao đã lột tả được
tâm trạng của hầu hết giới nữ: người thiếu nữ vừa tới tuổi trâm cài lược giắt
đã loâu cho số phận của mình. Lo ngại cho hạnh phúc hẩm hiu của mình. Tất cả tạo
nên một dòng cảm xúc buồn thương không ngừng chảy từ người này sang người khác,
từ đời này sang đời khác vào không gian một tiếng vang vọng mãi. Người phụ nữ
thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, chấp nhận làm đẹp cho những người xung
quanh. Số phận của họ như tấm lụa bay trong gió không biết sẽ về đâu. Câu ca
dao trong đề là lòi than thân yếu ớt. Phải chăng người phụ nữ xưa cũng từng ao
ước:
Ví đây đổi phận làm trai được.
Những ước muốn đó tồn tại được bao lâu hay là lại phải quay
trở về với những câu than thân bất lực?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét