Dường như một ai đó đã ngồi ở chiếc bàn này. Ly chén ngổn
ngang. Khách đi, chủ quán vẫn chưa dọn dẹp. Thắng bước đến, điềm nhiên vứt từng
chiếc ly giấy vào thùng rác. Ðoạn, anh lau sạch, thật sạch chiếc bàn trước khi
ngồi vào ghế. Với Thắng, chiếc bàn anh sẽ ngồi, phải sạch.
Tính ngăn nắp, nếu không muốn nói, cầu toàn, là tố chất bắt buộc của một người làm nghề như Thắng.
Nguyễn Ðình Bảo Thắng, 36 tuổi, đã theo nghề làm đàn guitar được gần 10 năm nay.
Tính ngăn nắp, nếu không muốn nói, cầu toàn, là tố chất bắt buộc của một người làm nghề như Thắng.
Nguyễn Ðình Bảo Thắng, 36 tuổi, đã theo nghề làm đàn guitar được gần 10 năm nay.
“Có những tiêu chuẩn cần sự đồng thuận. Một nghệ nhân làm đàn
cần bảo đảm 5 yếu tố: âm vực, độ vang, độ ngân, không nốt chết, và đánh giá tổng
quát.”
Nguyễn Ðình Bảo Thắng
Nguyễn Ðình Bảo Thắng
Mười năm, mỗi một ngày là một kinh nghiệm mới, “một loại kinh
nghiệm không thể học từ người khác. Phải là kinh nghiệm tự thân.” Thắng mở đầu
câu chuyện, về hành trình của một thanh niên đến Hoa Kỳ ở tuổi lên 10, tốt nghiệp
đại học ngành tài chánh, rồi lại chọn nghề làm đàn guitar, “vừa là thú vui, vừa
là một nguồn để sống.”
Thăng có niềm đam mê kỳ lạ với cây đàn guitar. “Tôi bắt đầu chơi đàn khoảng 10 năm nay. Tôi tập đàn trễ so với tuổi, ngón tay lại ngắn. Không tìm đâu ra được cây đàn vừa với mình. Tôi quyết định làm cho mình một cây guitar.”
Từ chỗ “làm cho mình một cây guitar,” Thắng đâm ra “ghiền” nghề làm đàn. Từ đó, anh tự mày mò, tự đọc sách, tự phá tung mấy cây đàn guitar, để tìm ra nguyên lý làm đàn. “Không nhớ hết, chắc khoảng hơn 100 cây đàn.” Thắng nói về số đàn guitar chính tay mình đã phải làm việc trên phần “top,” tức phần mặt đàn, một trong những công đoạn khó nhất của tiến trình làm đàn. “Riêng số lượng đàn tôi phải làm từ đầu đến cuối, có lẽ cũng đã xuất xưởng hơn 30 cây.”
Thắng tin vào kinh nghiệm, nhưng không tin vào việc gom góp những “ngón độc” từ các bậc thầy làm đàn. “Mỗi bậc thầy có những bí mật riêng liên quan đến sự tổng hợp nhiều kỹ thuật. Tương tự như việc mở một khóa số.” Với Thắng, mỗi người phải tự có những con số của riêng mình, để làm ra một cây đàn “theo kiểu của mình, phù hợp sở thích của mình.” Làm đàn, không nên, và không bao giờ nên, là sự góp nhặt, cho dù là sự góp nhặt những gì tinh túy nhất, của người khác.
“Tại sao?” Thắng tự hỏi, rồi tự trả lời: “Vì làm đàn là một nghệ thuật. Cây đàn không bao giờ là sản phẩm thuần túy của khoa học.”
Làm một cây guitar, hay làm bất cứ một sản phẩm nào khác, người thợ phải biết những nguyên tắc căn bản của nghề. “Những nguyên tắc căn bản có thể giống nhau cho mọi người làm đàn.” Nhưng không có công thức. Công thức sẽ giết chết cá tính. Cuối cùng, cây đàn, một phần lớn, là sản phẩm của cá tính của chính nghệ nhân. Ðó là lý do tại sao người ta có những “nhà làm đàn” nổi tiếng thế giới.
“Ðàn guitar của tôi có thể chơi cả phong cách Flamenco lẫn cổ điển.” Thắng cho biết. Anh trả lời trước sự ngạc nhiên của người khác: “Tôi hiểu, có những cây đàn chỉ để chơi thể loại này hoặc thể loại khác. Nhưng tôi chọn một âm thanh có thể áp dụng cho cả hai.” Thắng nói rằng, đó là sự chọn lựa, không phải nguyên tắc bắt buộc. Âm thanh của đàn, đơn thuần, là sự chọn lựa của người làm đàn. “Ðiều quan trọng nằm ở những kỹ thuật bảo đảm một cây đàn được gọi là hay.”
Thắng rất dè dặt trong việc định nghĩa một cây đàn “hay.” Anh nói, xét cho cùng, một cây đàn hay phải do chính người nghe nhận xét. Mỗi người có một nhận xét riêng, không thể tìm được sự đồng thuận. “Nhưng có những tiêu chuẩn cần sự đồng thuận. Tiêu chuẩn này gồm 5 yếu tố: âm vực, độ vang, độ ngân, không nốt chết, và đánh giá tổng quát.”
Một cây guitar có thể nghe rất hay khi được đánh lớn, nhưng hoàn toàn mờ nhạt khi chơi khẽ. Thiếu yếu tố âm vực, còn gọi là range, một cây guitar không thể diễn tả cảm xúc.
Tiếng vang cũng vậy, một cây guitar thiếu độ vang tạo ra âm thanh của một viên đá rơi xuống mặt hồ, tạo tiếng rất khẽ, rất khô, rồi chết lịm.
Nếu đàn tạo ra âm thanh, âm thanh ấy tương tự tiếng hát của một ca sĩ. Một cây đàn không thể ngân, như một ca sĩ có tiếng hát “không hơi rung nghèo nàn,” không thể là một cây đàn đúng nghĩa.
Thiên về kỹ thuật, nhưng quan trọng bậc nhất, là việc bảo đảm một cây đàn không có nốt chết. “Mọi nốt đều “sống” đã khó cho người làm đàn, một nghệ nhân chỉ có thể kiểm tra nốt chết sau khi cây đàn… hoàn tất.” Nốt “chết” là do sóng âm thanh không phù hợp với cấu trúc đàn; điều chỉnh để một nốt được “tái sinh” rất có thể sẽ làm chết những nốt khác. Ðây là một trong những khâu khó nhất của nghệ nhân; nó tương tự bài thi cuối khóa, và quyết định sự thành bài của một tác phẩm nghệ thuật.
Xét qua mọi yếu tố, âm vang, ngân nga, độ rộng của âm thanh, cuối cùng, người làm đàn phải tổng hợp tất cả mọi yếu tố trong một kết luận chung: đánh lên một hợp âm, hay gẩy khẽ một nốt, tiếng đàn cho cảm nhận ra sao. Sự đánh giá tổng quát âm thanh của cây guitar là bước cuối cùng quyết định khai sinh một nhạc cụ.
“Chẳng bao giờ có thể khai sinh ngay một cây guitar sau khi hoàn tất.” Thắng phân tích. Làm xong một cây đàn “chưa thể gọi là hoàn tất.” Sự hoàn tất chỉ đến sau khi người làm đàn chỉnh sửa lỗi trên cây đàn, là công việc “làm cho cây đàn tốt thêm 2% hoặc hoàn toàn vứt bỏ nó.” Thắng đã từng vứt bỏ những cây đàn như vậy. “Tôi không bán những cây đàn không đạt tiêu chuẩn.” Thắng làm một cây guitar như người ta hoàn tất một tác phẩm nghệ thuật, cho nghệ nhân và cho người sẽ là chủ nhân, sẽ gẩy những nốt đầu tiên trên cây đàn ấy.
Thông thường, theo lời Thắng, “một nghệ nhân cần từ 100 đến 150 giờ để làm một cây guitar.” Thắng phải bỏ ra đến hai tháng. Làm một cây guitar, như người ta chơi một bản nhạc, nghệ nhân phải nằm trong vùng thẩm âm của nghệ thuật âm thanh, và nhất là, phải “có cảm hứng.” Thắng không nhận đơn đặt hàng từ bất cứ ai. “Ðôi khi, chính cá tính của người đặt hàng cũng cho tôi cảm hứng.” Có những lúc giao đàn trễ hợp đồng, Thắng tự động “đền bù” cho khách. “Thỉnh thoảng, tôi vẫn tự nguyện đền bù như vậy. Khoảng 10%.”
“Không thể chối cãi tầm quan trọng của kỹ thuật và những nguyên tắc căn bản để làm ra cây guitar.” Mọi sản phẩm đều có nguyên tắc, và có những nền tảng chung, để trên ấy, người làm đàn “phả hồn vào tác phẩm.” Cá tính của người làm đàn tạo nên cá tính cây đàn. Những cây guitar của Thắng có tiếng vang xa, ngân dài, âm vực rất rộng và đặc biệt, cho cảm giác sống động. Cá tính này phù hợp với Thắng. Nhưng không chắc phù hợp cho một cây guitar dùng chơi nhạc cổ điển? “Không nên tự giới hạn mình. Tại sao tự tạo một không gian nhỏ cho sự chọn lựa?” Thắng phân tích, đối với guitar dùng dây nilon, thường thường, người chơi có khuynh hướng chọn “hoặc là cổ điển, hoặc là Flamenco.” Thắng chọn đứng ở giữa, gần với âm vang Flamenco hơn một chút, để có thể linh động trong thể loại nhạc được chọn chơi.
“Ðiều này tương tự với việc chọn trọng lượng cho cây đàn.” Thắng lý giải. Nhiều người tin rằng cây đàn nặng bảo đảm chất lượng hơn cây đàn nhẹ. “Thật ra, tùy vào loại gỗ chúng ta chọn.” Nhưng nếu loại trừ yếu tố gỗ, “nặng hay nhẹ là sự chọn lựa của người làm đàn. Tôi chọn làm guitar nhẹ, cần đàn mỏng, để người chơi có thể cảm nhận hết được độ rung của âm thanh.”
Nhắc đến gỗ, Thắng có vẻ hào hứng nói về xứ sở Brazil. “Gỗ là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho một cây đàn.” Có những công thức căn bản để làm guitar, trong đó, gỗ để làm phần thân và phần mặt đàn là quan trọng nhất. Thắng nói thuộc lòng: “Brazilian Rose Wood Body, German Spruce Top.” Tức là, gỗ hồng Brazil tốt nhất để làm thân đàn; gỗ spruce của Ðức tốt nhất cho mặt đàn. Nhưng không phải lúc nào người ta cũng có loại gỗ đúng ý mình muốn. “Ðúng loại gỗ thì giá thành cao.” Cho những cây đàn không có gỗ thượng hạng của Brazil và Ðức, Thắng sẽ chọn gỗ thường, dựa trên “kinh nghiệm và lỗ tai.” Ðể chọn gỗ, Thắng sẽ phải gõ lên nhưng tấm gỗ phẳng lì để nghe cho ra kết cấu của thớ gỗ. Nghe như thế nào, đó là điều không thể giải thích. “Ðó là kinh nghiệm.” Gỗ có thể là tất cả vấn đề. Gỗ tốt cho cây đàn tốt. Và đó cũng là lý do tại sao cùng một loại gỗ, cùng một người làm đàn, không cây guitar nào cho âm thanh giống cây guitar nào. “Ðơn giản, vì thớ gỗ luôn luôn khác nhau.” “Tôi muốn khẳng định điều này: gỗ là điều kiện cần để có một cây đàn hay. Nhưng gỗ, tự thân, không bảo đảm một cây đàn hay.” Thắng quay trở lại chuyện “cá tính.” “Có gỗ Brazil và Ðức thì tốt quá. Nhưng còn người làm đàn? Chính người làm đàn sẽ quyết định âm vang của nhạc cụ.” Ðó là lý do tại sao đàn guitar của người Ðức và người Nhật không phải là loại thượng hảo hạng. “Máy móc, thiết bị không thể làm nên cây đàn hay. Và đó cũng là lý do tại sao những cây đàn làm bằng tay của nhà Miguel Rodriguez và Manuel Reyes của Tây Ban Nha vẫn luôn được kính trọng trong giới chơi guitar.”
Vì thiết bị khoa học kỹ thuật không quyết định phần “hồn” của một guitar, Thắng cả quyết, mỗi cây đàn sẽ mang cá tính của nghệ nhân đã khai sinh ra nó. “Không có một cây guitar nào có thể gọi là hoàn hảo. Nhưng chắc chắn, khi nghe âm thanh của một nhạc cụ, người ta có thể khẳng định ai đã làm ra nó.” Mỗi nghệ nhân sẽ có một phong cách, và vì vậy, “guitar của tôi sẽ mang phong cách của tôi.”
Thắng xem “nghiệp” làm guitar là bạn đời của mình. “Tôi đã chọn hướng đi này, và tôi sẽ ở lại với nghề làm guitar cho đến ngày tôi tin rằng mình đã làm xong cây guitar ưng ý nhất.”
Mỗi guitar của Thắng có giá tối thiểu $3,500. “Nhưng chất lượng cao gấp đôi.” Thắng cả quyết rằng đàn của anh, được làm thủ công, với chi phí thấp, luôn có chất lượng cao gấp đôi những cây đàn cùng giá. Không chỉ làm đàn, Thắng nhận sửa những cây đàn “bị lỗi.” Những cây đàn qua tay Thắng sửa lỗi có giá $5,000, đôi khi $10,000. Ðặc biệt, có guitar, bán với giá $15,000, cũng đã qua tay Thắng.
Thắng sống tại Costa Mesa, California, với gia đình mình. Trong căn garage dành để đậu xe, Thắng đã thiết kế một “xưởng” đóng guitar. “Tại đây, tôi vừa làm đàn, vừa dạy guitar.” Thắng nhận dạy kèm guitar cổ điển và Flamenco tại nhà.
Một ngày nào, nếu Thắng làm xong cây guitar ưng ý nhất, có lẽ anh sẽ giải nghệ. Ðó là lời Thắng tâm sự. Có điều, Thắng có thể quên rằng “nghiệp làm guitar” đã chọn anh; không phải anh chọn nghề ấy. Do đó, sẽ chẳng có chuyện giải nghệ.
Và một cây guitar ưng ý? Thắng cũng đã quên bẵng lời mình: “Sẽ không bao giờ có một cây guitar hoàn hảo”.
Thăng có niềm đam mê kỳ lạ với cây đàn guitar. “Tôi bắt đầu chơi đàn khoảng 10 năm nay. Tôi tập đàn trễ so với tuổi, ngón tay lại ngắn. Không tìm đâu ra được cây đàn vừa với mình. Tôi quyết định làm cho mình một cây guitar.”
Từ chỗ “làm cho mình một cây guitar,” Thắng đâm ra “ghiền” nghề làm đàn. Từ đó, anh tự mày mò, tự đọc sách, tự phá tung mấy cây đàn guitar, để tìm ra nguyên lý làm đàn. “Không nhớ hết, chắc khoảng hơn 100 cây đàn.” Thắng nói về số đàn guitar chính tay mình đã phải làm việc trên phần “top,” tức phần mặt đàn, một trong những công đoạn khó nhất của tiến trình làm đàn. “Riêng số lượng đàn tôi phải làm từ đầu đến cuối, có lẽ cũng đã xuất xưởng hơn 30 cây.”
Thắng tin vào kinh nghiệm, nhưng không tin vào việc gom góp những “ngón độc” từ các bậc thầy làm đàn. “Mỗi bậc thầy có những bí mật riêng liên quan đến sự tổng hợp nhiều kỹ thuật. Tương tự như việc mở một khóa số.” Với Thắng, mỗi người phải tự có những con số của riêng mình, để làm ra một cây đàn “theo kiểu của mình, phù hợp sở thích của mình.” Làm đàn, không nên, và không bao giờ nên, là sự góp nhặt, cho dù là sự góp nhặt những gì tinh túy nhất, của người khác.
“Tại sao?” Thắng tự hỏi, rồi tự trả lời: “Vì làm đàn là một nghệ thuật. Cây đàn không bao giờ là sản phẩm thuần túy của khoa học.”
Làm một cây guitar, hay làm bất cứ một sản phẩm nào khác, người thợ phải biết những nguyên tắc căn bản của nghề. “Những nguyên tắc căn bản có thể giống nhau cho mọi người làm đàn.” Nhưng không có công thức. Công thức sẽ giết chết cá tính. Cuối cùng, cây đàn, một phần lớn, là sản phẩm của cá tính của chính nghệ nhân. Ðó là lý do tại sao người ta có những “nhà làm đàn” nổi tiếng thế giới.
“Ðàn guitar của tôi có thể chơi cả phong cách Flamenco lẫn cổ điển.” Thắng cho biết. Anh trả lời trước sự ngạc nhiên của người khác: “Tôi hiểu, có những cây đàn chỉ để chơi thể loại này hoặc thể loại khác. Nhưng tôi chọn một âm thanh có thể áp dụng cho cả hai.” Thắng nói rằng, đó là sự chọn lựa, không phải nguyên tắc bắt buộc. Âm thanh của đàn, đơn thuần, là sự chọn lựa của người làm đàn. “Ðiều quan trọng nằm ở những kỹ thuật bảo đảm một cây đàn được gọi là hay.”
Thắng rất dè dặt trong việc định nghĩa một cây đàn “hay.” Anh nói, xét cho cùng, một cây đàn hay phải do chính người nghe nhận xét. Mỗi người có một nhận xét riêng, không thể tìm được sự đồng thuận. “Nhưng có những tiêu chuẩn cần sự đồng thuận. Tiêu chuẩn này gồm 5 yếu tố: âm vực, độ vang, độ ngân, không nốt chết, và đánh giá tổng quát.”
Một cây guitar có thể nghe rất hay khi được đánh lớn, nhưng hoàn toàn mờ nhạt khi chơi khẽ. Thiếu yếu tố âm vực, còn gọi là range, một cây guitar không thể diễn tả cảm xúc.
Tiếng vang cũng vậy, một cây guitar thiếu độ vang tạo ra âm thanh của một viên đá rơi xuống mặt hồ, tạo tiếng rất khẽ, rất khô, rồi chết lịm.
Nếu đàn tạo ra âm thanh, âm thanh ấy tương tự tiếng hát của một ca sĩ. Một cây đàn không thể ngân, như một ca sĩ có tiếng hát “không hơi rung nghèo nàn,” không thể là một cây đàn đúng nghĩa.
Thiên về kỹ thuật, nhưng quan trọng bậc nhất, là việc bảo đảm một cây đàn không có nốt chết. “Mọi nốt đều “sống” đã khó cho người làm đàn, một nghệ nhân chỉ có thể kiểm tra nốt chết sau khi cây đàn… hoàn tất.” Nốt “chết” là do sóng âm thanh không phù hợp với cấu trúc đàn; điều chỉnh để một nốt được “tái sinh” rất có thể sẽ làm chết những nốt khác. Ðây là một trong những khâu khó nhất của nghệ nhân; nó tương tự bài thi cuối khóa, và quyết định sự thành bài của một tác phẩm nghệ thuật.
Xét qua mọi yếu tố, âm vang, ngân nga, độ rộng của âm thanh, cuối cùng, người làm đàn phải tổng hợp tất cả mọi yếu tố trong một kết luận chung: đánh lên một hợp âm, hay gẩy khẽ một nốt, tiếng đàn cho cảm nhận ra sao. Sự đánh giá tổng quát âm thanh của cây guitar là bước cuối cùng quyết định khai sinh một nhạc cụ.
“Chẳng bao giờ có thể khai sinh ngay một cây guitar sau khi hoàn tất.” Thắng phân tích. Làm xong một cây đàn “chưa thể gọi là hoàn tất.” Sự hoàn tất chỉ đến sau khi người làm đàn chỉnh sửa lỗi trên cây đàn, là công việc “làm cho cây đàn tốt thêm 2% hoặc hoàn toàn vứt bỏ nó.” Thắng đã từng vứt bỏ những cây đàn như vậy. “Tôi không bán những cây đàn không đạt tiêu chuẩn.” Thắng làm một cây guitar như người ta hoàn tất một tác phẩm nghệ thuật, cho nghệ nhân và cho người sẽ là chủ nhân, sẽ gẩy những nốt đầu tiên trên cây đàn ấy.
Thông thường, theo lời Thắng, “một nghệ nhân cần từ 100 đến 150 giờ để làm một cây guitar.” Thắng phải bỏ ra đến hai tháng. Làm một cây guitar, như người ta chơi một bản nhạc, nghệ nhân phải nằm trong vùng thẩm âm của nghệ thuật âm thanh, và nhất là, phải “có cảm hứng.” Thắng không nhận đơn đặt hàng từ bất cứ ai. “Ðôi khi, chính cá tính của người đặt hàng cũng cho tôi cảm hứng.” Có những lúc giao đàn trễ hợp đồng, Thắng tự động “đền bù” cho khách. “Thỉnh thoảng, tôi vẫn tự nguyện đền bù như vậy. Khoảng 10%.”
“Không thể chối cãi tầm quan trọng của kỹ thuật và những nguyên tắc căn bản để làm ra cây guitar.” Mọi sản phẩm đều có nguyên tắc, và có những nền tảng chung, để trên ấy, người làm đàn “phả hồn vào tác phẩm.” Cá tính của người làm đàn tạo nên cá tính cây đàn. Những cây guitar của Thắng có tiếng vang xa, ngân dài, âm vực rất rộng và đặc biệt, cho cảm giác sống động. Cá tính này phù hợp với Thắng. Nhưng không chắc phù hợp cho một cây guitar dùng chơi nhạc cổ điển? “Không nên tự giới hạn mình. Tại sao tự tạo một không gian nhỏ cho sự chọn lựa?” Thắng phân tích, đối với guitar dùng dây nilon, thường thường, người chơi có khuynh hướng chọn “hoặc là cổ điển, hoặc là Flamenco.” Thắng chọn đứng ở giữa, gần với âm vang Flamenco hơn một chút, để có thể linh động trong thể loại nhạc được chọn chơi.
“Ðiều này tương tự với việc chọn trọng lượng cho cây đàn.” Thắng lý giải. Nhiều người tin rằng cây đàn nặng bảo đảm chất lượng hơn cây đàn nhẹ. “Thật ra, tùy vào loại gỗ chúng ta chọn.” Nhưng nếu loại trừ yếu tố gỗ, “nặng hay nhẹ là sự chọn lựa của người làm đàn. Tôi chọn làm guitar nhẹ, cần đàn mỏng, để người chơi có thể cảm nhận hết được độ rung của âm thanh.”
Nhắc đến gỗ, Thắng có vẻ hào hứng nói về xứ sở Brazil. “Gỗ là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho một cây đàn.” Có những công thức căn bản để làm guitar, trong đó, gỗ để làm phần thân và phần mặt đàn là quan trọng nhất. Thắng nói thuộc lòng: “Brazilian Rose Wood Body, German Spruce Top.” Tức là, gỗ hồng Brazil tốt nhất để làm thân đàn; gỗ spruce của Ðức tốt nhất cho mặt đàn. Nhưng không phải lúc nào người ta cũng có loại gỗ đúng ý mình muốn. “Ðúng loại gỗ thì giá thành cao.” Cho những cây đàn không có gỗ thượng hạng của Brazil và Ðức, Thắng sẽ chọn gỗ thường, dựa trên “kinh nghiệm và lỗ tai.” Ðể chọn gỗ, Thắng sẽ phải gõ lên nhưng tấm gỗ phẳng lì để nghe cho ra kết cấu của thớ gỗ. Nghe như thế nào, đó là điều không thể giải thích. “Ðó là kinh nghiệm.” Gỗ có thể là tất cả vấn đề. Gỗ tốt cho cây đàn tốt. Và đó cũng là lý do tại sao cùng một loại gỗ, cùng một người làm đàn, không cây guitar nào cho âm thanh giống cây guitar nào. “Ðơn giản, vì thớ gỗ luôn luôn khác nhau.” “Tôi muốn khẳng định điều này: gỗ là điều kiện cần để có một cây đàn hay. Nhưng gỗ, tự thân, không bảo đảm một cây đàn hay.” Thắng quay trở lại chuyện “cá tính.” “Có gỗ Brazil và Ðức thì tốt quá. Nhưng còn người làm đàn? Chính người làm đàn sẽ quyết định âm vang của nhạc cụ.” Ðó là lý do tại sao đàn guitar của người Ðức và người Nhật không phải là loại thượng hảo hạng. “Máy móc, thiết bị không thể làm nên cây đàn hay. Và đó cũng là lý do tại sao những cây đàn làm bằng tay của nhà Miguel Rodriguez và Manuel Reyes của Tây Ban Nha vẫn luôn được kính trọng trong giới chơi guitar.”
Vì thiết bị khoa học kỹ thuật không quyết định phần “hồn” của một guitar, Thắng cả quyết, mỗi cây đàn sẽ mang cá tính của nghệ nhân đã khai sinh ra nó. “Không có một cây guitar nào có thể gọi là hoàn hảo. Nhưng chắc chắn, khi nghe âm thanh của một nhạc cụ, người ta có thể khẳng định ai đã làm ra nó.” Mỗi nghệ nhân sẽ có một phong cách, và vì vậy, “guitar của tôi sẽ mang phong cách của tôi.”
Thắng xem “nghiệp” làm guitar là bạn đời của mình. “Tôi đã chọn hướng đi này, và tôi sẽ ở lại với nghề làm guitar cho đến ngày tôi tin rằng mình đã làm xong cây guitar ưng ý nhất.”
Mỗi guitar của Thắng có giá tối thiểu $3,500. “Nhưng chất lượng cao gấp đôi.” Thắng cả quyết rằng đàn của anh, được làm thủ công, với chi phí thấp, luôn có chất lượng cao gấp đôi những cây đàn cùng giá. Không chỉ làm đàn, Thắng nhận sửa những cây đàn “bị lỗi.” Những cây đàn qua tay Thắng sửa lỗi có giá $5,000, đôi khi $10,000. Ðặc biệt, có guitar, bán với giá $15,000, cũng đã qua tay Thắng.
Thắng sống tại Costa Mesa, California, với gia đình mình. Trong căn garage dành để đậu xe, Thắng đã thiết kế một “xưởng” đóng guitar. “Tại đây, tôi vừa làm đàn, vừa dạy guitar.” Thắng nhận dạy kèm guitar cổ điển và Flamenco tại nhà.
Một ngày nào, nếu Thắng làm xong cây guitar ưng ý nhất, có lẽ anh sẽ giải nghệ. Ðó là lời Thắng tâm sự. Có điều, Thắng có thể quên rằng “nghiệp làm guitar” đã chọn anh; không phải anh chọn nghề ấy. Do đó, sẽ chẳng có chuyện giải nghệ.
Và một cây guitar ưng ý? Thắng cũng đã quên bẵng lời mình: “Sẽ không bao giờ có một cây guitar hoàn hảo”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét