Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Bóng người dưới trăng 1

Bóng người dưới trăng 1

Chương một
Một buổi họp bạn

Việt thở một hơi dài khoan khoái. Ánh nắng buổi mai lọt qua khuôn cửa sổ, hắt vào tận chỗ giường Việt nằm. Khoảng trời xanh lơ ở bên ngoài thật trong sáng như chứa đựng cả hương thơm ngan ngát của đồng quê. Anh nhỏm ngay dậy, nhìn sang giường bên cạnh. Khôi vẫn còn ngủ. Việt gọi :
- Khôi, dậy đi cậu !
Thấy bạn chỉ ậm ừ không trả lời, Việt nhào sang lắc mạnh :
- Dậy mau, cậu quên rằng chúng mình đang ở ấp Xuân Lộc à?
Khôi hé một con mắt:
- À, ờ… tớ đâu có ngủ. Tớ đang lơ mơ đấy chứ…
- Còn lơ mơ gì nữa! Chúng mình đang được nghỉ học, và… trời hôm nay đẹp không tưởng tượng được cậu ạ.
Khôi bật ngay dậy che tay ngáp. Con Vện, con chó của đôi bạn nằm khoanh tròn đằng phía góc buồng cũng vểnh hai tai lên gầm gừ phụ họa.
Việt chỉ con chó bảo Khôi :
- Kìa, con Vện nó mắng cậu đấy. Nó bảo cậu là đồ lười !
Khôi vớ chiếc gối bông ném vào đầu Việt :
- Hỗn !
Việt bắt lấy chiếc gối ném lại, và cuộc hỗn chiến bằng gối bông bắt đầu làm cho con Vện khoái quá, nhảy từ người nọ sang người kia, sủa ăng ẳng. Cái trò đó chấm dứt khi dì Hạnh, bà dì của Việt bước vào :
- Coi kìa, các cháu ! Làm gì mà nghịch ngợm như con nít thế !
Dĩ nhiên dì Hạnh không còn liệt Khôi Việt vào hạng trẻ con nữa. Đối với bà thì đôi trẻ là hai cậu học sinh bậc trung học rồi. Mà học sinh trung học thì phải đứng đắn, không nên đùa rỡn bằng cách lấy gối bông ra phang nhau. Cho nên bà nghiêm mặt bảo :
- Hai cháu đi rửa mặt, rồi còn ra ăn điểm tâm.
Khôi, Việt vâng lời, chạy ra ngoài giếng.
Không đầy hai phút họ đã trở vào, ( ta có thể tưởng tượng được họ rửa mặt kỹ như thế nào ! ) và ngồi vào bàn. Dượng Tư -- chồng dì Hạnh – đã đi thăm vườn từ sáng sớm, nên chỉ có hai anh em ngồi ăn. Dì Hạnh vừa dọn các món điểm tâm cho hai trẻ vừa nói :
- Hôm nay đẹp trời lắm. Các cháu có định đi chơi đâu không ?
Khôi Việt đưa mắt nhìn nhau. Việt ngập ngừng nói :
- Thưa dì, chúng cháu… có hẹn với các bạn…
Khôi tiếp :
- Dạ, chúng cháu rủ nhau đi cắm trại ạ.
Dì Hạnh cười dễ dãi :
- Ồ, về đây nghỉ, các cháu muốn đi chơi đâu cũng được miễn là phải về nhà đúng giờ cơm tối để dượng Tư khỏi chờ. Cũng không được tắm sông, và nhớ đừng nằm trên cỏ ướt kẻo bị cảm. Bạch Liên với thằng Dũng có đi cùng các cháu không ?
Khôi Việt gật đầu. Dì Hạnh tiếp :
- Nếu vậy dì dọn cho các cháu ít thức ăn mang theo nhỡ có đói bụng thì ăn nhé.
- Dạ, mà ít thôi dì ạ, vì chúng cháu sẽ mua thêm bánh mì ở trên quận. Với lại bọn kia chắc cũng có mang theo.
Nói rồi Khôi Việt đứng lên ra vườn cho gà vịt ăn hộ dì Hạnh, trong khi dì thu dọn trong bếp. Dì gói sẵn một gói xôi và nửa con gà, vì tuy không có con, dì Hạnh cũng biết bọn trẻ rất háu đói. Giữa không khí thanh thoáng của đồng quê, lại tha hồ thảnh thơi chạy nhảy, bọn trẻ đang sức lớn này chẳng khác gì mấy chú gà choai, dù có ăn đến căng bụng cũng vẫn chưa no !
Sửa soạn xong, Khôi, Việt vui vẻ chào dì Hạnh để đi. Đứng trên hiên dì Hạnh còn căn dặn :
- Chơi cho tử tế, và đừng để chó phá vườn rau của người ta đấy các cháu nhé.
Đôi bạn đi thẳng lên quận Nhà Bè, vào cửa hàng của bà Hương Mỹ.
Nhà bà Hương ở ngay đầu chợ. Cửa hàng của bà bán đủ mọi thứ : từ bánh kẹo, sách báo, cho đến những thứ cần dùng lặt vặt. Ngoài là cửa hàng bầy ngổn ngang đủ thứ, nhưng bên trong bà Hương bày biện rất ngăn nắp. Trên tường, trên mặt tủ trưng bày hầu hết những kỷ vật của con trai -- Thiếu uý Long, phi công trong không quân – nào là hình Long mặc quân phục, hình chiếc phi cơ anh lái, với một dãy những chiếc "cúp" bạc và huy chương anh chiếm được trong các trận đấu thể thao.
Bà Hương rất hãnh diện về con trai bà. Bà goá chồng từ khi Long còn nhỏ. Bây giờ có tuổi, tóc bà đã điểm hoa râm và mắt phải đeo kính lão. Cặp kính trắng nằm trễ trên sống mũi làm mặt bà trở nên nghiêm khắc khiến các trẻ ở vùng này gặp bà đều e dè sợ hãi. Thật ra thì bà rất hiền hậu, dễ tính. Khi đã quen với bà rồi, bà thường gọi vào cho ăn bánh, cho xem những kỷ vật của Long, và kể cho nghe những chiến công hiển hách của anh.
Khôi, Việt được biết bà Hương trong một trường hợp khá đặc biệt. Hôm ấy, hai anh em cũng tổ chức cắm trại với các bạn. Việt được cử lên chợ mua ít kẹo bánh và nước ngọt. Anh nhảy lên xe phóng một mạch lại hàng bà Hương, chọn mua các thứ vào khoảng 20 đồng. Khi đi Việt có đủ 30 đồng trong túi quần. Nhưng khi móc ra để trả chỉ còn có tờ 10 đồng. Tờ giấy hai chục đã biến đâu mất. Anh lục lọi hết cả các túi, trong khi bà Hương chăm chú nhìn Việt qua cặp kính lão. Bà thấy Việt móc ra một chiếc khăn tay, một con dao nhỏ, mấy viên sỏi, hai cái đinh và một cái nạng buộc dây cao su dùng để bắn chim. Lôi ra từng ấy thứ vẫn không thấy tờ giấy bạc đã mất. Việt bối rối đỏ mặt. Để soát lại cho kỹ hơn, Việt lôi hẳn hai túi ra coi, và bà Hương buột kêu :
- Kìa, có cái túi thủng. Hèn chi mà rơi mất tiền ! Thôi hãy ngồi xuống chiếc ghế đó đã.
Việt ngồi xuống, lòng phân vân, thất vọng nghĩ đến buổi cắm trại không thành. Bà Hương trở vào nhà trong đem ra chiếc kim và sợi chỉ. Sau khi khâu lại chiếc túi rách cho Việt bà bảo :
- Thế mới đáng, để cho từ sau khỏi nhét sỏi, nhét đinh vào túi nữa. Bây giờ cậu tính sao ?
Việt đáp :
- Còn có 10 đồng, thì cháu chỉ mua bánh thôi vậy, không lấy kẹo lấy nước nữa.
Bà Hương nhìn nét mặt tiu nghỉu của Việt hỏi ;
- Phải cậu là cháu bà Tư ở ấp Xuân Lộc khhông ?
- Dạ, phải.
Bà Hương mỉm cười :
- À, thế ra chính cậu và một người bạn đã theo dõi tên trùm buôn lậu ở bến Ba Cây đó hả ? (Xem truyện "Con Tàu Bí Mật" cùng một tác giả). Bạo gan thật ! Tôi có nghe truyện đó. May mà được cứu kịp, chứ không thì rừ xương với tụi nó rồi ! Nhưng các cậu quả là can đảm. Thôi tôi bán cho cả kẹo với nước ngọt đó. Cứ lấy đi, tôi cho chịu. Khi nào có tiền thì trả !
Việt thấy bà Hương đáng mến quá. Và ngay sáng hôm sau, để khỏi phụ lòng tốt của bà, Việt xin tiền dì Hạnh đem lên chợ để trả.
Từ đó Việt và Khôi mỗi lần về chơi nhà dì Hạnh, hễ mua bán gì đều đến nhà bà Hương. Bà Hương cũng mến đôi trẻ, khi gặp thường mừng rỡ kéo vào nhà trong tiếp đãi niềm nở.
Khôi rất mê những chiếc "cúp" bạc với những tấm huy chương của Long. Có một chiếc "cúp" Khôi ưa ngắm nhất là chiếc Long đoạt được trong giải đánh quần vợt do Tổng hội Sinh viên tổ chức.
Bà Hương khoe hồi Long đoạt được giải ấy thì anh mới 18 tuổi nhưng đã là một sinh viên vạm vỡ và chơi quần vợt rất hay. Hôm Long tranh giải, bà dậy thật sớm lên Sàigòn dự kiến. Khi vào chung kết, gặp đối thủ, Long phải đánh đỡ khá chật vật mà không chắc thắng. Nhưng nhìn lên khán đài, Long chợt ngó thấy mẹ, anh mỉm cười như muốn nói với bà : " Rồi mẹ xem con sẽ thắng cho mẹ coi " !
Quả nhiên Long nghiến răng, quật những đường banh như sấm, khiến đối thủ không kịp phản công lại và chịu thua, giữa tràng pháo tay với những tiếng hoan hô của khán giả. Lúc bà Hương nghe người bên cạnh kêu "Long thắng rồi" bà có cảm giác thật kỳ lạ… Bà muốn ngồi thụp xuống đất mà khóc. Nhưng bà gượng được. Một lát sau Long đến chỗ mẹ đứng, mặt đỏ gay hơi thở còn hổn hển, nhưng nét mặt rạng rỡ :
- Má, con đoạt giải rồi !
Bà Hương chỉ gật đầu bảo :
- Đưa khăn đây má lau mồ hôi cho, và mặc áo vào kẻo trúng gió !
Kể đến đó bà Hương mỉm cười thủ thỉ :
- Bác không muốn anh ấy tự cao tự đại, nên chẳng bao giờ khen anh ấy cả. Nhưng lần nào chiếm giải anh ấy cũng đem về đưa cho bác, bảo : "Thêm một cái nữa để má bầy cho đẹp" !
Hiện giờ Long đóng tại một căn cứ xa mẹ hàng ngàn cây số. Mỗi lần nhớ tới con, bà Hương lại nhìn những chiếc cúp bạc, và nhắc đến những kỷ niệm khi anh còn nhỏ.
Khôi nhìn những thành tích của Long, bày thành dãy dài trên mặt tủ, nói :
- Giá cháu mà đoạt được những giải như thế này đem về, chắc má cháu phải cất thật kỹ, vì sợ mất !
Bà Hương gật đầu :
- Má cháu cẩn thận như thế cũng phải. Bởi những chiếc cúp bạc này đáng giá lắm chớ ! Nhiều người vẫn khuyên bác cho vô tủ khoá lại, kẻo có ngày mất trộm, nhưng bác cứ muốn để đó, để ra vào còn thấy, như thấy anh Long nó vậy.
Câu chuyện giữa Khôi, Việt với bà Hương chỉ có thế. Nhưng đôi trẻ từ ngày quen biết bà đã dành cho bà tất cả lòng kính yêu, mến phục.
Lấy thêm ít bánh kẹo ở nhà bà Hương ra, Khôi, Việt thủng thẳng đi về phía bờ sông, con Vện tung tăng chạy đuổi phía sau. Cả hai im lặng đi, cảm thấy thảnh thơi vui sướng dưới bầu trời thoáng đãng của miền quê. Vừa đi Việt vừa nhặt những hòn sỏi mỏng mình ném thia lia trên mặt nước, hoặc tung những mẩu gỗ về đằng trước cho con Vện đuổi bắt. Qua một chiếc cầu bắc ngang giòng sông, Khôi Việt bắt đầu tiến vào con đường đất chạy ngoằn ngoèo giữa một vườn dừa. Con đường mòn này xuyên ngang đường liên quận đi bến Ba Cây, mà trước kia hồi nghỉ hè năm ngoái, Khôi, Việt có dịp vượt qua khi theo dõi người tù vượt ngục. Bây giờ lối đi này đã trở nên quen thuộc vì đôi trẻ vẫn dùng để đến túp lều nhỏ của Bạch Liên, nơi vẫn dùng làm chỗ nghỉ ngơi hội họp của đồng bọn, khi có dịp được về nghỉ tại đồng quê.
Khỏi vườn dừa, túp lều nhỏ đã hiện ra dưới vòm cây. Nhìn lên, Khôi, Việt thấy Dũng đứng cạnh mỏm đá phía trước cửa lều, đang dõi mắt nhìn tứ phía. Bạch Liên ngồi trên chiếc áo mưa trải rộng trên cỏ mải đùa giỡn với con mèo tam thể.
Tiếng sủa mừng rỡ của con Vện làm con mèo cong mình nhảy tuột khỏi tay Bạch Liên. Cô cau mày trách Khôi Việt :
- À, đây rồi. Lại vẫn đến trễ như mọi bận !
Khôi bĩu môi :
- Nghĩa là lần đầu tiên cô tới sớm hơn chúng tôi chớ gì ?
Việt và Dũng nhe răng cười ! Lần nào cũng vậy, cứ gặp nhau là Khôi và Bạch Liên phải khích bác nhau. Tuy nhiên ai cũng công nhận rằng họ chỉ khích bác cho vui chuyện mà thôi vì lúc ấy, Bạch Liên đã liến láu tiếp :
- Tụi này chờ hai anh lâu đến "mục" mắt vậy đó. Hai anh có mang theo món gì ngon không, vì Bạch Liên đói quá xá rồi !
Vừa nói, Bạch Liên vừa lôi những thức ăn trong chiếc giỏ để bên cạnh :
- Liên có mang ra đây một hộp cá, mấy trái cam và một ổ bánh mì. Các anh có những gì ?
Khôi đáp :
- Tụi này có một gói xôi, nửa con gà luộc, và mấy cái bánh dừa.
Dũng tiếp :
- Còn tôi có mấy cái bánh ú và một ít chuối khô.
Bạch Liên vỗ tay :
- Vậy thì tuyệt rồi. Trong lều còn ít kẹo giấu trong ngăn nữa. Thôi, chúng ta vào tiệc đi.
Cả bọn ngồi quây trên cỏ chia nhau các món ăn. Ánh nắng rực rỡ chiếu qua tàng cây, rắc lốm đốm những vệt sáng vàng linh động trên thảm cỏ. Từ chỗ bọn trẻ ngồi, có thể nom rõ lạch nước uốn khúc qua những thửa vườn xanh ngắt.
Mải ăn, bọn trẻ đâm ra ít nói. Lúc thức ăn đã vơi, Bạch Liên mới thở một hơi dài khoan khoái :
- Chà, được về nghỉ ở miền quê, khoái thiệt ! Các anh có thấy thế không ?
Cả ba anh con trai nhồm nhoàm gật đầu.
Bạch Liên tiếp :
- Kỳ tam cá nguyệt vừa rồi thiệt kinh khủng. Bài thi nặng quá làm Liên muốn điên đầu.
Việt :
- Nhưng kỳ lễ Sinh nhật chúng mình cũng vui lắm đấy chứ.
Bạch Liên :
- Ồ, những ngày vui xa quá rồi. Từ đó đến nay toàn vùi đầu vào sách vở chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Khôi thêm :
- Cô muốn có chuyện gì xảy ra ? Muốn được mấy "quả trứng" trong kỳ thi rồi khóc sướt mướt, hay bị bội thực vì tham ăn phải mời bác sĩ ?!
- Xì ! Liên muốn nói những… chuyện lạ kia chứ. Chẳng hạn như…
- Như… khóc thét lên vì sợ ma !
Bạch Liên gắt :
- Thế cũng được đi cho đỡ buồn. Nhưng này, Liên không thèm nói với anh Khôi đâu đấy nhé !
Dũng cười :
- Nếu muốn có chuyện lạ thì ở đây không thiếu. Như mới tuần trước đây cả vùng này hoảng sợ vì một con trâu điên. Nó sổng khỏi chuồng, chạy đuổi khắp mọi người và húc chết một con chó.
Việt nhìn nhanh về phía con Vện đang ngồi chầu hẩu chờ ăn, hỏi :
- Thật hả ! Rồi làm sao ?
- Rồi phải hạ nó bằng hai phát súng vào đầu mới yên !...
Dũng là bạn mới của Khôi, Việt và cũng là anh em đôi con dì của Bạch Liên. Dũng theo học ở trường quận, vì lẽ gia đình Dũng sống ở vườn, không được sung túc lắm. Kể chuyện con trâu điên, Dũng cười tiếp :
- Còn chuyện thằng Chín Đầu Bò nữa. Thằng ấy đứng đầu bọn lưu manh ở đây, chuyên gây sự đánh lộn. Chắc thế nào rồi bọn mình cũng chạm trán với nó.
Khôi hỏi :
- Phải thằng mập, tóc húi ngắn, hai mắt lồi đó không ?
Dũng gật :
- Phải. Anh gặp nó rồi hả ?
- Mới gặp sáng hôm qua, lúc bọn tớ lên hàng bà Hương.
- Nó có gây với các anh kkhông ?
- Không. Nhưng nó đang bắt nạt một thằng nhỏ khác, lục túi bồ kia định đoạt cái ví. Thấy thế, bọn này liền can thiệp buộc nó phải trả lại.
Bạch Liên nhỏm ngay lên :
- Thế nó có chịu trả không ?
- Chịu "mạnh" đi chứ. Cu cậu gườm gườm nhìn bọn này, trả lại cái ví cho anh kia, rồi từ từ rút êm !
Bạch Liên lại bĩu môi :
- Tại các anh những hai người !...
Việt cãi :
- Nó to con hơn tụi này nhiều. Trước khi bỏ đi nó còn dọa sẽ có dịp gặp nhau lại.
Dũng gật đầu :
- Chắc rồi ! Thế nào nó cũng trả thù. Bọn nó khốn nạn lắm. Mới hôm nọ đây, chúng kéo nhau lên chợ, ăn một chầu "thịt bò viên" đã đời rồi bỏ chạy !
- Nó còn đi học không ?
Dũng cười :
- Thằng Chín Đầu Bò mà học hành gì !Trước nó tập làm lơ xe đò trên quận, sau về nhà báo hại cha mẹ một dạo. Bây giờ thì nó làm công cho cái trại mới ở đằng kia.
Theo hướng chỉ của Dũng, Khôi Việt thấy ở phía bên kia lạch nước có một ngôi nhà khá lớn hình như mới được sửa sang lại, ẩn giữa kkhu vườn rộng. Khôi hỏi :
- Toà nhà kia của ai ?
- Của một gia đình ở Saigon mới về, gồm có một ông bố, một bà cô với một cậu con trai bằng tuổi chúng mình.
Khôi tỏ vẻ chế riễu :
- Anh con trai chắc cùng một bọn với thằng Chín Đầu Bò ?
Dũng lắc đầu :
- Không, hắn đàng hoàng tư cách lắm. Với lại từ ngày về đây chưa thấy hắn ra khỏi nhà bao giờ. Hình như cha hắn là một nhạc sĩ nổi danh về đàn dương cầm. Bây giờ bị bệnh nên không còn đàn nữa. Bởi vậy ông cố luyện cho người con mong sau nầy lớn lên cũng nổi danh như ông. Dũng nghe chị giúp việc ở đó thuật lại là hắn phải học tập suốt ngày, và chỉ được phép quanh quẩn ở trong nhà nên chưa ai biết mặt mũi ra sao.
Bạch Liên nhìn những gói đã hết nhẵn thức ăn, nói :
- Thôi, chúng mình ăn uống đủ rồi, giờ nên làm một chầu kẹo tráng miệng nữa. Rồi sẽ nói chuyện tiếp. Anh Việt vào trong lều lấy hộp kẹo ra đi.
Việt đứng lên, bước vào trong lều, mò mẫm tìm mở một hộc kín lấy chiếc hộp thiếc vẫn dùng để đựng kẹo đem ra cho Bạch Liên.
Dũng hỏi :
- Liệu có còn đủ kẹo chia cho mỗi người mấy cái không ?
Khôi nói :
- Chắc dư, vì lần trước Khôi nhớ hãy còn kha khá.
Việt cười :
- Nếu vậy, Việt phải xơi ít là ba cái. Còn thừa cũng nên cho con Vện được hưởng.
Bạch Liên lẳng lặng mở hộp. Nhưng khi nắp hộp mở ra, cô kinh ngạc kêu :
- Ủa, kẹo để trong này biến đâu cả rồi !iệt thở một hơi dài khoan khoái. Ánh nắng buổi mai lọt qua khuôn cửa sổ, hắt vào tận chỗ giường Việt nằm. Khoảng trời xanh lơ ở bên ngoài thật trong sáng như chứa đựng cả hương thơm ngan ngát của đồng quê. Anh nhỏm ngay dậy, nhìn sang giường bên cạnh. Khôi vẫn còn ngủ. Việt gọi :
- Khôi, dậy đi cậu !
Thấy bạn chỉ ậm ừ không trả lời, Việt nhào sang lắc mạnh :
- Dậy mau, cậu quên rằng chúng mình đang ở ấp Xuân Lộc à ?
Khôi hé một con mắt :
- À, ờ… tớ đâu có ngủ. Tớ đang lơ mơ đấy chứ…
- Còn lơ mơ gì nữa ! Chúng mình đang được nghỉ học, và… trời hôm nay đẹp không tưởng tượng được cậu ạ.
Khôi bật ngay dậy che tay ngáp. Con Vện, con chó của đôi bạn nằm khoanh tròn đằng phía góc buồng cũng vểnh hai tai lên gầm gừ phụ họa.
Việt chỉ con chó bảo Khôi :
- Kìa, con Vện nó mắng cậu đấy. Nó bảo cậu là đồ lười !
Khôi vớ chiếc gối bông ném vào đầu Việt :
- Hỗn !
Việt bắt lấy chiếc gối ném lại, và cuộc hỗn chiến bằng gối bông bắt đầu làm cho con Vện khoái quá, nhảy từ người nọ sang người kia, sủa ăng ẳng. Cái trò đó chấm dứt khi dì Hạnh, bà dì của Việt bước vào :
- Coi kìa, các cháu ! Làm gì mà nghịch ngợm như con nít thế !
Dĩ nhiên dì Hạnh không còn liệt Khôi Việt vào hạng trẻ con nữa. Đối với bà thì đôi trẻ là hai cậu học sinh bậc trung học rồi. Mà học sinh trung học thì phải đứng đắn, không nên đùa rỡn bằng cách lấy gối bông ra phang nhau. Cho nên bà nghiêm mặt bảo :
- Hai cháu đi rửa mặt, rồi còn ra ăn điểm tâm.
Khôi, Việt vâng lời, chạy ra ngoài giếng.
Không đầy hai phút họ đã trở vào, ( ta có thể tưởng tượng được họ rửa mặt kỹ như thế nào ! ) và ngồi vào bàn. Dượng Tư -- chồng dì Hạnh – đã đi thăm vườn từ sáng sớm, nên chỉ có hai anh em ngồi ăn. Dì Hạnh vừa dọn các món điểm tâm cho hai trẻ vừa nói :
- Hôm nay đẹp trời lắm. Các cháu có định đi chơi đâu không ?
Khôi Việt đưa mắt nhìn nhau. Việt ngập ngừng nói :
- Thưa dì, chúng cháu… có hẹn với các bạn…
Khôi tiếp :
- Dạ, chúng cháu rủ nhau đi cắm trại ạ.
Dì Hạnh cười dễ dãi :
- Ồ, về đây nghỉ, các cháu muốn đi chơi đâu cũng được miễn là phải về nhà đúng giờ cơm tối để dượng Tư khỏi chờ. Cũng không được tắm sông, và nhớ đừng nằm trên cỏ ướt kẻo bị cảm. Bạch Liên với thằng Dũng có đi cùng các cháu không ?
Khôi Việt gật đầu. Dì Hạnh tiếp :
- Nếu vậy dì dọn cho các cháu ít thức ăn mang theo nhỡ có đói bụng thì ăn nhé.
- Dạ, mà ít thôi dì ạ, vì chúng cháu sẽ mua thêm bánh mì ở trên quận. Với lại bọn kia chắc cũng có mang theo.
Nói rồi Khôi Việt đứng lên ra vườn cho gà vịt ăn hộ dì Hạnh, trong khi dì thu dọn trong bếp. Dì gói sẵn một gói xôi và nửa con gà, vì tuy không có con, dì Hạnh cũng biết bọn trẻ rất háu đói. Giữa không khí thanh thoáng của đồng quê, lại tha hồ thảnh thơi chạy nhảy, bọn trẻ đang sức lớn này chẳng khác gì mấy chú gà choai, dù có ăn đến căng bụng cũng vẫn chưa no !
Sửa soạn xong, Khôi, Việt vui vẻ chào dì Hạnh để đi. Đứng trên hiên dì Hạnh còn căn dặn :
- Chơi cho tử tế, và đừng để chó phá vườn rau của người ta đấy các cháu nhé.
Đôi bạn đi thẳng lên quận Nhà Bè, vào cửa hàng của bà Hương Mỹ.
Nhà bà Hương ở ngay đầu chợ. Cửa hàng của bà bán đủ mọi thứ : từ bánh kẹo, sách báo, cho đến những thứ cần dùng lặt vặt. Ngoài là cửa hàng bầy ngổn ngang đủ thứ, nhưng bên trong bà Hương bày biện rất ngăn nắp. Trên tường, trên mặt tủ trưng bày hầu hết những kỷ vật của con trai -- Thiếu uý Long, phi công trong không quân – nào là hình Long mặc quân phục, hình chiếc phi cơ anh lái, với một dãy những chiếc "cúp" bạc và huy chương anh chiếm được trong các trận đấu thể thao.
Bà Hương rất hãnh diện về con trai bà. Bà goá chồng từ khi Long còn nhỏ. Bây giờ có tuổi, tóc bà đã điểm hoa râm và mắt phải đeo kính lão. Cặp kính trắng nằm trễ trên sống mũi làm mặt bà trở nên nghiêm khắc khiến các trẻ ở vùng này gặp bà đều e dè sợ hãi. Thật ra thì bà rất hiền hậu, dễ tính. Khi đã quen với bà rồi, bà thường gọi vào cho ăn bánh, cho xem những kỷ vật của Long, và kể cho nghe những chiến công hiển hách của anh.
Khôi, Việt được biết bà Hương trong một trường hợp khá đặc biệt. Hôm ấy, hai anh em cũng tổ chức cắm trại với các bạn. Việt được cử lên chợ mua ít kẹo bánh và nước ngọt. Anh nhảy lên xe phóng một mạch lại hàng bà Hương, chọn mua các thứ vào khoảng 20 đồng. Khi đi Việt có đủ 30 đồng trong túi quần. Nhưng khi móc ra để trả chỉ còn có tờ 10 đồng. Tờ giấy hai chục đã biến đâu mất. Anh lục lọi hết cả các túi, trong khi bà Hương chăm chú nhìn Việt qua cặp kính lão. Bà thấy Việt móc ra một chiếc khăn tay, một con dao nhỏ, mấy viên sỏi, hai cái đinh và một cái nạng buộc dây cao su dùng để bắn chim. Lôi ra từng ấy thứ vẫn không thấy tờ giấy bạc đã mất. Việt bối rối đỏ mặt. Để soát lại cho kỹ hơn, Việt lôi hẳn hai túi ra coi, và bà Hương buột kêu :
- Kìa, có cái túi thủng. Hèn chi mà rơi mất tiền ! Thôi hãy ngồi xuống chiếc ghế đó đã.
Việt ngồi xuống, lòng phân vân, thất vọng nghĩ đến buổi cắm trại không thành. Bà Hương trở vào nhà trong đem ra chiếc kim và sợi chỉ. Sau khi khâu lại chiếc túi rách cho Việt bà bảo :
- Thế mới đáng, để cho từ sau khỏi nhét sỏi, nhét đinh vào túi nữa. Bây giờ cậu tính sao ?
Việt đáp :
- Còn có 10 đồng, thì cháu chỉ mua bánh thôi vậy, không lấy kẹo lấy nước nữa.
Bà Hương nhìn nét mặt tiu nghỉu của Việt hỏi ;
- Phải cậu là cháu bà Tư ở ấp Xuân Lộc khhông ?
- Dạ, phải.
Bà Hương mỉm cười :
- À, thế ra chính cậu và một người bạn đã theo dõi tên trùm buôn lậu ở bến Ba Cây đó hả ? (Xem truyện "Con Tàu Bí Mật" cùng một tác giả). Bạo gan thật ! Tôi có nghe truyện đó. May mà được cứu kịp, chứ không thì rừ xương với tụi nó rồi ! Nhưng các cậu quả là can đảm. Thôi tôi bán cho cả kẹo với nước ngọt đó. Cứ lấy đi, tôi cho chịu. Khi nào có tiền thì trả !
Việt thấy bà Hương đáng mến quá. Và ngay sáng hôm sau, để khỏi phụ lòng tốt của bà, Việt xin tiền dì Hạnh đem lên chợ để trả.
Từ đó Việt và Khôi mỗi lần về chơi nhà dì Hạnh, hễ mua bán gì đều đến nhà bà Hương. Bà Hương cũng mến đôi trẻ, khi gặp thường mừng rỡ kéo vào nhà trong tiếp đãi niềm nở.
Khôi rất mê những chiếc "cúp" bạc với những tấm huy chương của Long. Có một chiếc "cúp" Khôi ưa ngắm nhất là chiếc Long đoạt được trong giải đánh quần vợt do Tổng hội Sinh viên tổ chức.
Bà Hương khoe hồi Long đoạt được giải ấy thì anh mới 18 tuổi nhưng đã là một sinh viên vạm vỡ và chơi quần vợt rất hay. Hôm Long tranh giải, bà dậy thật sớm lên Sàigòn dự kiến. Khi vào chung kết, gặp đối thủ, Long phải đánh đỡ khá chật vật mà không chắc thắng. Nhưng nhìn lên khán đài, Long chợt ngó thấy mẹ, anh mỉm cười như muốn nói với bà : " Rồi mẹ xem con sẽ thắng cho mẹ coi " !
Quả nhiên Long nghiến răng, quật những đường banh như sấm, khiến đối thủ không kịp phản công lại và chịu thua, giữa tràng pháo tay với những tiếng hoan hô của khán giả. Lúc bà Hương nghe người bên cạnh kêu "Long thắng rồi" bà có cảm giác thật kỳ lạ… Bà muốn ngồi thụp xuống đất mà khóc. Nhưng bà gượng được. Một lát sau Long đến chỗ mẹ đứng, mặt đỏ gay hơi thở còn hổn hển, nhưng nét mặt rạng rỡ:
- Má, con đoạt giải rồi!
Bà Hương chỉ gật đầu bảo:
- Đưa khăn đây má lau mồ hôi cho, và mặc áo vào kẻo trúng gió!
Kể đến đó bà Hương mỉm cười thủ thỉ :
- Bác không muốn anh ấy tự cao tự đại, nên chẳng bao giờ khen anh ấy cả. Nhưng lần nào chiếm giải anh ấy cũng đem về đưa cho bác, bảo : "Thêm một cái nữa để má bầy cho đẹp" !
Hiện giờ Long đóng tại một căn cứ xa mẹ hàng ngàn cây số. Mỗi lần nhớ tới con, bà Hương lại nhìn những chiếc cúp bạc, và nhắc đến những kỷ niệm khi anh còn nhỏ.
Khôi nhìn những thành tích của Long, bày thành dãy dài trên mặt tủ, nói :
- Giá cháu mà đoạt được những giải như thế này đem về, chắc má cháu phải cất thật kỹ, vì sợ mất !
Bà Hương gật đầu :
- Má cháu cẩn thận như thế cũng phải. Bởi những chiếc cúp bạc này đáng giá lắm chớ ! Nhiều người vẫn khuyên bác cho vô tủ khoá lại, kẻo có ngày mất trộm, nhưng bác cứ muốn để đó, để ra vào còn thấy, như thấy anh Long nó vậy.
Câu chuyện giữa Khôi, Việt với bà Hương chỉ có thế. Nhưng đôi trẻ từ ngày quen biết bà đã dành cho bà tất cả lòng kính yêu, mến phục.
Lấy thêm ít bánh kẹo ở nhà bà Hương ra, Khôi, Việt thủng thẳng đi về phía bờ sông, con Vện tung tăng chạy đuổi phía sau. Cả hai im lặng đi, cảm thấy thảnh thơi vui sướng dưới bầu trời thoáng đãng của miền quê. Vừa đi Việt vừa nhặt những hòn sỏi mỏng mình ném thia lia trên mặt nước, hoặc tung những mẩu gỗ về đằng trước cho con Vện đuổi bắt. Qua một chiếc cầu bắc ngang giòng sông, Khôi Việt bắt đầu tiến vào con đường đất chạy ngoằn ngoèo giữa một vườn dừa. Con đường mòn này xuyên ngang đường liên quận đi bến Ba Cây, mà trước kia hồi nghỉ hè năm ngoái, Khôi, Việt có dịp vượt qua khi theo dõi người tù vượt ngục. Bây giờ lối đi này đã trở nên quen thuộc vì đôi trẻ vẫn dùng để đến túp lều nhỏ của Bạch Liên, nơi vẫn dùng làm chỗ nghỉ ngơi hội họp của đồng bọn, khi có dịp được về nghỉ tại đồng quê.
Khỏi vườn dừa, túp lều nhỏ đã hiện ra dưới vòm cây. Nhìn lên, Khôi, Việt thấy Dũng đứng cạnh mỏm đá phía trước cửa lều, đang dõi mắt nhìn tứ phía. Bạch Liên ngồi trên chiếc áo mưa trải rộng trên cỏ mải đùa giỡn với con mèo tam thể.
Tiếng sủa mừng rỡ của con Vện làm con mèo cong mình nhảy tuột khỏi tay Bạch Liên. Cô cau mày trách Khôi Việt :
- À, đây rồi. Lại vẫn đến trễ như mọi bận !
Khôi bĩu môi :
- Nghĩa là lần đầu tiên cô tới sớm hơn chúng tôi chớ gì ?
Việt và Dũng nhe răng cười ! Lần nào cũng vậy, cứ gặp nhau là Khôi và Bạch Liên phải khích bác nhau. Tuy nhiên ai cũng công nhận rằng họ chỉ khích bác cho vui chuyện mà thôi vì lúc ấy, Bạch Liên đã liến láu tiếp :
- Tụi này chờ hai anh lâu đến "mục" mắt vậy đó. Hai anh có mang theo món gì ngon không, vì Bạch Liên đói quá xá rồi !
Vừa nói, Bạch Liên vừa lôi những thức ăn trong chiếc giỏ để bên cạnh :
- Liên có mang ra đây một hộp cá, mấy trái cam và một ổ bánh mì. Các anh có những gì ?
Khôi đáp :
- Tụi này có một gói xôi, nửa con gà luộc, và mấy cái bánh dừa.
Dũng tiếp :
- Còn tôi có mấy cái bánh ú và một ít chuối khô.
Bạch Liên vỗ tay :
- Vậy thì tuyệt rồi. Trong lều còn ít kẹo giấu trong ngăn nữa. Thôi, chúng ta vào tiệc đi.
Cả bọn ngồi quây trên cỏ chia nhau các món ăn. Ánh nắng rực rỡ chiếu qua tàng cây, rắc lốm đốm những vệt sáng vàng linh động trên thảm cỏ. Từ chỗ bọn trẻ ngồi, có thể nom rõ lạch nước uốn khúc qua những thửa vườn xanh ngắt.
Mải ăn, bọn trẻ đâm ra ít nói. Lúc thức ăn đã vơi, Bạch Liên mới thở một hơi dài khoan khoái :
- Chà, được về nghỉ ở miền quê, khoái thiệt ! Các anh có thấy thế không ?
Cả ba anh con trai nhồm nhoàm gật đầu.
Bạch Liên tiếp :
- Kỳ tam cá nguyệt vừa rồi thiệt kinh khủng. Bài thi nặng quá làm Liên muốn điên đầu.
Việt :
- Nhưng kỳ lễ Sinh nhật chúng mình cũng vui lắm đấy chứ.
Bạch Liên :
- Ồ, những ngày vui xa quá rồi. Từ đó đến nay toàn vùi đầu vào sách vở chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Khôi thêm :
- Cô muốn có chuyện gì xảy ra ? Muốn được mấy "quả trứng" trong kỳ thi rồi khóc sướt mướt, hay bị bội thực vì tham ăn phải mời bác sĩ ?!
- Xì ! Liên muốn nói những… chuyện lạ kia chứ. Chẳng hạn như…
- Như… khóc thét lên vì sợ ma !
Bạch Liên gắt :
- Thế cũng được đi cho đỡ buồn. Nhưng này, Liên không thèm nói với anh Khôi đâu đấy nhé !
Dũng cười :
- Nếu muốn có chuyện lạ thì ở đây không thiếu. Như mới tuần trước đây cả vùng này hoảng sợ vì một con trâu điên. Nó sổng khỏi chuồng, chạy đuổi khắp mọi người và húc chết một con chó.
Việt nhìn nhanh về phía con Vện đang ngồi chầu hẩu chờ ăn, hỏi :
- Thật hả ! Rồi làm sao ?
- Rồi phải hạ nó bằng hai phát súng vào đầu mới yên !...
Dũng là bạn mới của Khôi, Việt và cũng là anh em đôi con dì của Bạch Liên. Dũng theo học ở trường quận, vì lẽ gia đình Dũng sống ở vườn, không được sung túc lắm. Kể chuyện con trâu điên, Dũng cười tiếp :
- Còn chuyện thằng Chín Đầu Bò nữa. Thằng ấy đứng đầu bọn lưu manh ở đây, chuyên gây sự đánh lộn. Chắc thế nào rồi bọn mình cũng chạm trán với nó.
Khôi hỏi :
- Phải thằng mập, tóc húi ngắn, hai mắt lồi đó không ?
Dũng gật :
- Phải. Anh gặp nó rồi hả ?
- Mới gặp sáng hôm qua, lúc bọn tớ lên hàng bà Hương.
- Nó có gây với các anh không?
- Không. Nhưng nó đang bắt nạt một thằng nhỏ khác, lục túi bồ kia định đoạt cái ví. Thấy thế, bọn này liền can thiệp buộc nó phải trả lại.
Bạch Liên nhỏm ngay lên:
- Thế nó có chịu trả không?
- Chịu "mạnh" đi chứ. Cu cậu gườm gườm nhìn bọn này, trả lại cái ví cho anh kia, rồi từ từ rút êm !
Bạch Liên lại bĩu môi :
- Tại các anh những hai người !...
Việt cãi :
- Nó to con hơn tụi này nhiều. Trước khi bỏ đi nó còn dọa sẽ có dịp gặp nhau lại.
Dũng gật đầu :
- Chắc rồi ! Thế nào nó cũng trả thù. Bọn nó khốn nạn lắm. Mới hôm nọ đây, chúng kéo nhau lên chợ, ăn một chầu "thịt bò viên" đã đời rồi bỏ chạy!

- Nó còn đi học không?
Dũng cười:
- Thằng Chín Đầu Bò mà học hành gì !Trước nó tập làm lơ xe đò trên quận, sau về nhà báo hại cha mẹ một dạo. Bây giờ thì nó làm công cho cái trại mới ở đằng kia.
Theo hướng chỉ của Dũng, Khôi Việt thấy ở phía bên kia lạch nước có một ngôi nhà khá lớn hình như mới được sửa sang lại, ẩn giữa kkhu vườn rộng. Khôi hỏi :
- Toà nhà kia của ai ?
- Của một gia đình ở Saigon mới về, gồm có một ông bố, một bà cô với một cậu con trai bằng tuổi chúng mình.
Khôi tỏ vẻ chế riễu :
- Anh con trai chắc cùng một bọn với thằng Chín Đầu Bò ?
Dũng lắc đầu :
- Không, hắn đàng hoàng tư cách lắm. Với lại từ ngày về đây chưa thấy hắn ra khỏi nhà bao giờ. Hình như cha hắn là một nhạc sĩ nổi danh về đàn dương cầm. Bây giờ bị bệnh nên không còn đàn nữa. Bởi vậy ông cố luyện cho người con mong sau nầy lớn lên cũng nổi danh như ông. Dũng nghe chị giúp việc ở đó thuật lại là hắn phải học tập suốt ngày, và chỉ được phép quanh quẩn ở trong nhà nên chưa ai biết mặt mũi ra sao.
Bạch Liên nhìn những gói đã hết nhẵn thức ăn, nói :
- Thôi, chúng mình ăn uống đủ rồi, giờ nên làm một chầu kẹo tráng miệng nữa. Rồi sẽ nói chuyện tiếp. Anh Việt vào trong lều lấy hộp kẹo ra đi.
Việt đứng lên, bước vào trong lều, mò mẫm tìm mở một hộc kín lấy chiếc hộp thiếc vẫn dùng để đựng kẹo đem ra cho Bạch Liên.

Dũng hỏi :
- Liệu có còn đủ kẹo chia cho mỗi người mấy cái không ?
Khôi nói :
- Chắc dư, vì lần trước Khôi nhớ hãy còn kha khá.
Việt cười :
- Nếu vậy, Việt phải xơi ít là ba cái. Còn thừa cũng nên cho con Vện được hưởng.
Bạch Liên lẳng lặng mở hộp. Nhưng khi nắp hộp mở ra, cô kinh ngạc kêu :
- Ủa, kẹo để trong này biến đâu cả rồi!

Chương hai
Hai điều bí ẩn

Bạch Liên giơ ra túi giấy gói nhàu nát trong khi bọn con trai vây quanh để nhìn cho rõ. Trong hộp còn một gói khác nữa. Bạch Liên mở ra, ngạc nhiên thấy một khúc giò.
- Ai đã tới đây và để miếng giò trong hộp này ?
Bọn trẻ bỡ ngỡ nhìn nhau. Khôi nhón tay cầm lấy miếng giò, chun mũi bảo :
- Đã có mùi thiu. Tởm quá !

Và Khôi bước ra cửa quẳng miếng giò đi.
Dũng nói :
- Chắc có người vào đây rồi.
Khôi lẩm bẩm :
-Chuyện lạ thật !
Việt cũng đồng ý như thế. Anh có linh cảm đang dự vào một cuộc mạo hiểm mới. Và đây mới chỉ là màn đầu. Để biết ai đã tới lấy mất chỗ kẹo, cả bọn rủ nhau sục sạo vào các bờ bụi chung quanh mong tìm vết khả nghi.
Nhưng họ không gặp gì cả. Tuy nhiên, họ để ý đến giòng chữ này : "Ngày mai tôi sẽ trả đền kẹo khác". Như thế có nghĩa là nội ngày hôm nay kẻ lạ sẽ trở lại.
Việt bàn :
- Nếu hắn đến đây ngày hôm qua, thì hôm nay là ngày hẹn của hắn. Nhưng nếu hắn đến đây từ hai ba hôm trước thì ngày hẹn kia đã qua rồi. Hoặc giả hắn gặp ngăn trở chưa tới được chăng ?
Dũng nói :
- Hay hắn chỉ mới vô đây sáng nay lúc chúng mình chưa tới.
Ý kiến của Dũng bị Bạch Liên bác ngay :
- Nếu hắn mới tới sáng nay thì miếng giò của hắn để lại đã chưa kịp thiu !
Khôi tiếp :
- Còn như thằng Chín Đầu Bò thì hắn đã chẳng để lại miếng giấy và hẹn trả đền chỗ kẹo !
Cuối cùng bọn trẻ bỏ dở cuộc tìm kiếm và nhãng quên ngay khi Dũng khám phá ra một tổ quốc đầy trứng. Mải đi tìm trứng quốc, họ thơ thẩn dọc theo bờ lạch, rồi qua cầu sang cả phía bên kia.
Tới một vạt đất trống ven đường bọn trẻ thấy có chiếc xe hơi kiểu hai mã lực màu xám đậu khuất sau một bụi cây.
Bọn trẻ tò mò dừng lại hỏi nhau xem chiếc xe này cũa ai thì chợt một thanh niên cao lớn cũng vừa trong rặng cây bước ra. Anh ta ngậm ống điếu trên miệng, tay ôm mấy cành cây khô và như không để ý mấy đến bọn trẻ, anh ngồi xổm trên đất sửa soạn nhóm lửa.
Con Vện thấy người lạ, chạy đến sũa nhăng nhẳng. Thanh niên giả bộ như không thèm để ý, rồi nhanh như chớp đưa tay nắm lấy gáy con Vện, và vuốt ve dưới bụng nó, tự nhiên con Vện thôi sủa, đứng dúm người lại vì thích thú. Thanh niên vừa vuốt ve con chó, vừa mỉm cười nhìn bọn trẻ đến gần.
Nom anh ta có vẻ xấu trai với cái mũi hơi thô và da mặt đen xạm, trừ có nụ cười tươi tắn dễ gây thiện cảm. Anh hỏi :
- Con chó này của các em phải không ?
Bọn trẻ đứng yên e ngại. Khôi trả lời :
- Vâng !
Thanh niên thả con Vện cho chạy về với bọn trẻ :
- Các em uống nước không ?
Bọn trẻ lại im lặng nhìn nhau, cuối cùng Liên nói :
- Chúng tôi không khát, chúng tôi qua đây và thấy chiếc xe này…
- Nên đến ngó xem chủ nó là ai ! Bây giờ biết rồi các em hãy ở lại chờ anh đun nước pha trà rồi cùng uống.
Nói đoạn thanh niên để mặc bọn trẻ đứng đó, loay hoay xếp mấy cành khô, và chỉ bật một que diêm anh cũng thổi được ngọn lửa bùng cháy lên.
Bạch Liên thốt khen :
- Anh nhóm lửa tài quá ! Liên xài hết nửa bao quẹt chưa chắc đã nhóm được.
Thanh niên cười :
- Tên em là Liên à ?
- Dạ Bạch Liên ! Còn anh tên chi ?
- Lê Vinh !
Bạch Liên quay lại giới thiệu mấy bạn. Vinh vui vẻ nói :
- Hay lắm ! Bây giờ chúng ta quen nhau cả rồi, đừng đứng nhìn anh như thế nữa. Hãy ngồi xuống đi, chờ anh một chút.
Vinh ra xe đưa lại một bình thuỷ, mấy cái ly bằng nhựa và ổ bánh bông lan. Vinh đi đứng rất nhanh nhẹn, nhưng để ý bọn trẻ thấy anh hơi tập tễnh bên chân ttrái. Khi ngồi, Vinh để chân trái ruỗi thẳng.
Bạch Liên hỏi :
- Chân anh bị thương ?
- Ừ !
Bọn trẻ muốn được biết rõ ràng hơn, thấy Lê Vinh chỉ trả lời vắn tắt nên Khôi cố gợi thêm :
- Tại sao thế anh ?
Vinh dùng con dao nhỏ cắt bánh, thủng thẳng đáp :
- À, anh chợt nghe một tiếng nổ long trời rồi chẳng biết gì nữa ! Khi tỉnh dậy anh thấy có khuôn mặt khả ái của một thiếu nữ cúi đầu xuống nói : "Ông đã tỉnh rồi" Thoạt đầu, anh tưởng mình nằm mê.
Việt hỏi :

- Nhưng lúc ấy anh ở đâu ?
- Ở trong bệnh viện Cộng Hoà.
Vinh trao cho mỗi người một miếng bánh, lẳng lặng pha nước sôi vào bình trà.
Khôi cố gặng :
- Chắc anh ở trong quân đội ? Anh ở lục quân, hải quân, hay không quân ?
Vinh cười không nói. Bọn trẻ chia nhau đoán :
- Lục quân !
- …
- Hải quân !
- …
- Không quân !
Vinh lắc đầu :
- Hiện thời anh đang làm họa sĩ !
Bọn trẻ chưng hửng nhìn nhau. Lê Vinh tiếp :
- Phải, anh đang được nghỉ dưỡng sức và lợi dụng thời gian được nghỉ anh đi vẽ !
Chỉ tay về phía chiếc giá vẽ dựng khuầt gần đấy mà bọn ttrẻ vô tình không nom thấy, Vinh bảo :
- Các em thấy chưa ? Anh đang vẽ phong cảnh vùng này.
Bọn trẻ ùa lại giá vẽ. Giòng nước, chiếc cầu trước mặt, và phong cảnh phía bên kia lạch được phác hoạ bằng những nét sơn mạnh bạo trên nền vải.
Bạch Liên thích thú reo :
- Trời, anh vẽ tài quá. Giá anh sang bên kia mà vẽ túp lều của chúng em chắc đẹp lắm !
Vinh đẩy bọn trẻ về chỗ cũ hỏi :
- Túp lều nào nhỉ ?
- Túp lều ghép bằng ván gỗ bên gốc cây trứng cá !
- Anh biết rồi ! Chỗ các em thường đến họp bạn chứ gì ?
Khôi nhìn Vinh chăm chú :
- Sao anh biết ?
Vinh nhún vai :
- Ồ, anh biết vì anh có qua đó khi tìm chỗ để cắm giá vẽ.
Bọn trẻ đưa mắt cho nhau, trao đổi chung một ý nghĩ. Chắc Vinh đã vào lều và chính anh ta lấy mất chỗ kẹo ! Tuy nghĩ thế, song chưa ai muốn nói ra, vì đều thấy ngại lời khi phải hỏi điều đó. Cuối cùng Khôi không thể dằn được, đỏ mặt lên vì tức giận, hằn học nói :
- Nếu vậy chính anh vào trong lều và lấy mất gói kẹo ?
Vinh ngạc nhiên nhìn Khôi. Khôi tiếp :
- Ăn hết chỗ kẹo anh còn giả bộ thẳng thắn để lại mảnh giấy hẹn sẽ trả đền.
Vinh quay sang nhìn Việt hỏi :
- Thiệt hả ?
Việt gật đầu :
- Đúng thế !
Vinh cau mày nói ;
- Nếu vậy chắc có sự hiểu lầm rồi. Các em mất một gói kẹo tưởng anh lấy, và để lại mảnh giấy. Nhưng không phải đâu ! Thử nói rõ đầu đuôi anh nghe xem thế nào ?
Việt thuật lại đầy đủ chi tiết. Dũng thêm :
- Trong thư, hắn có viết sai một lỗi chính tả. Chữ giò hắn viết "d" trên.
Bạch Liên vỗ tay :
- Không ngờ Dũng giỏi đến thế. Tìm ra lỗi chính tả của hắn thì chắc hắn cũng không khá gì hơn bọn mình.
Việt giải thích thêm để Vinh rõ :
- Hắn có để lại một miếng giò nhưng đã thiu !
Vinh gật đầu :
- Được. Bây giờ cho anh rõ các em để gói kẹo đó trong lều vào ngày nào?
Tuy Vinh nói với giọng thật tự nhiên, nhưng bọn trẻ có cảm tưởng như bị anh thẩm vấn. Việt đáp:
- Cách đây ba hôm.
Vinh đập tay lên đùi:
- À, nếu vậy anh có thấy ánh đèn vào tối hôm kia. Có người nào đã qua lối đó !
Im lặng, suy nghĩ, rồi Dũng nói :
- Có thể là một người hành khất đi lang thang…
Bạch Liên tiếp :
- Hay một tên gian phi mò mẫm trong đêm tối !
Vinh ngắt lời ;
- Ừ, cho là hành khất hay gian phi đi nữa thì hạng người này có khi nào cần để giấy lại đâu ! Lạ thật nhỉ. Phải cố tìm xem người ấy là ai mới được !
Từ nãy giờ, Khôi chỉ im lặng nhìn xuống đất bỗng ngửng lên cả quyết :
- Tụi em cam đoan sẽ tìm ra người ấy… Anh khỏi lo.
Uống xong tuần nước bọn trẻ đứng lên kiếu từ để ra về. Trước khi đi, Bạch Liên hỏi Vinh :
- Anh còn ở đây lâu không ?
Vinh đáp :
- Có lẽ anh còn ở đây tối nay. Mai sáng hoàn thành xong bức vẽ, anh sẽ nhổ trại.
- Anh đi đâu nữa ?
- Chưa biết. Cái đó còn tuỳ hứng, tuỳ cảnh đẹp, và tuỳ cái xe "cà tàng" này. Biết đâu chúng ta sẽ chẳng có dịp gặp lại nhau nữa !
Bạch Liên lễ phép nói :
- Chúng em cũng mong thế. Thôi xin chào anh, và cám ơn anh đã cho chúng em uống nước.
Bọn trẻ quay về lối cũ, và trước khi sang cầu còn đứng lại vẫy tay chào Lê Vinh lần nữa. Sau khi khuất qua bên kia lạch, Việt, Dũng và Bạch Liên bàn cãi sôi nổi.
Hiện thời họ đang băn khoăn trước hai điều bí ẩn : Kẻ lạ mặt đột nhập vào trong lều và Lê Vinh. Tại sao Lê Vinh không muốn nói rõ về anh ? Tại sao anh giữ bí mật không cho biết anh đã chiến đấu trong binh chủng nào ? Và có thực Vinh là một họa sĩ thực thụ say mê hội họa không ?
Câu hỏi đó làm Bạch Liên cả quyết với các bạn :
- Đúng rồi ! Liên chắc anh ta là một thám tử thuộc ngành cảnh sát công an đang đóng vai hoạ sĩ để đi điều tra vụ gì đó !
Việt bảo :
- Đúng hay không, chưa rõ, chỉ biết là Việt khoái anh ấy lắm vì đã biết cách thu phục con Vện !
Dũng tán thành :
- Ừ, Dũng cũng thích anh ấy ghê ! Chắc phải là người đàng hoàng, đáng tin cậy.
Riêng có Khôi lầm lỳ không nói. Nhưng khi đã từ biệt Dũng với Bạch Liên ở một lối rẽ và hẹn sẽ gặp nhau lại ngày hôm sau, Khôi mới bảo Việt :
- Chúng mình sẽ tìm cho ra ai đã lấy chỗ kẹo cất trong lều.
Việt biết Khôi đã quyết định nên không bàn cãi thêm, chỉ gật đầu đáp :
- Ừ, nhưng bằng cách nào ?
- Dễ lắm ! Nếu hắn chỉ đến vào buổi tối, như lời anh Vinh đã cho biết vì anh có thấy ánh đèn, thì chúng ta cũng tới rình vào buổi tối chứ sao !

Chương ba
Cuộc gặp gỡ trong đêm tối

Tối hôm ấy, Khôi, Việt ngồi yên trên giường chờ cho người trong nhà ngủ hết mới nhẹ nhàng leo qua cửa sổ, rón rén lần về phía sân sau. Cổng phía trước đã đóng kín, và vì muốn đề phòng trộm đạo nên dượng Tư, chồng dì Hạnh, còn cẩn thận chốt thêm một gióng ngang rất chắc. Duy chỉ có phía sau, đôi bạn biết một chỗ có thể thoát ra được bằng cách leo lên cây mít mọc gần phía hàng rào rồi chuyền cành chìa ra ngoài tụt xuống. Khôi Việt đã có dịp thử cách ấy một lần, nhân một dịp họ chơi bóng với nhau. Quả bóng tung bổng bắn ra ngoài hàng rào găng, và vì không muốn chạy vòng ra để nhặt, họ leo lên cây nhảy ra ngoài. Tuy nhiên khi muốn leo trở lên cần phải có một đoạn dây. Đôi bạn đã sắp sẵn đoạn dây ấy ngay từ sau bữa cơm chiều. Việc vượt rào ra khỏi nhà ban đêm gây băn khoăn cho cả hai anh em. Nếu dì Hạnh biết được, dì sẽ buồn lắm. Ban ngày dì cho phép hai anh em được tự do muốn đi chơi đâu cũng được, miễn là nói cho dì biết đi đâu để dì yên bụng. Nhưng ban đêm dù có xin phép chắc chắn là dì không cho rồi. Dì Hạnh chưa quên câu chuyện rắc rối của vụ hè năm trước, Khôi, Việt đã nói dối xin đi cắm trại để theo dõi một tên trùm buôn lậu, gây xúc động cho bao nhiêu người. Tuổi trẻ hay liều lĩnh dại dột. Dì Hạnh biết thế, nên tuy chiều cháu, nhưng sự chiều chuộng của dì chỉ có giới hạn. Khôi, Việt cũng biết thế. Đôi bạn rất quí mến dì, nên cuộc lẻn đi chơi ban đêm làm họ áy náy không yên.

Ánh trăng thượng tuần soi sáng mơ hồ trên cảnh vật. Khoảng sân sau nhà dì Hạnh, ánh trăng bị dãy nhà trên che khuất, hắt xuống từng khoảng sáng tối mập mờ. Việt cầm chiếc đèn bấm, còn Khôi cầm đoạn dây thừng lần mò tiến về phía chuồng trâu, chỗ sát với hàng rào găng. Đứng lại nghe ngóng Khôi Việt thấy trên nhà yên vắng. Dượng Tư chắc đã ngủ mệt, còn dì Hạnh, hẳn dì không ngờ gì cả. Trong chuồng trâu, hơi thở phì phò của con vật nghe thật rõ. Khôi thì thào :

- Chúng mình đi thôi chứ ?

Việt gật đầu :

- Ừ, đi.

Tới gốc cây mít, đôi bạn lần lượt leo lên, Khôi buộc một đầu dây vào cành cây chĩa ra ngoài rồi theo dây tụt xuống. Tiếp đến Việt, cả hai vượt rào ra ngoài một cách dễ dàng. Lát nữa, khi trở về họ sẽ lại dùng đoạn dây ấy leo lên. Hai anh em đứng lại gần nhau nghe ngóng lần nữa. Ngoài tiếng động quen thuộc từ chuồng trâu vẳng ra do sừng trâu va chạm vào gióng gỗ, hoặc tiếng đập đuôi đuổi muỗi của con vật, tất cả đều như chìm trong vắng lặng mênh mông của đồng quê. Chợt có tiếng sột soạt ở gần đấy và tiếng rít khẽ nổi lên, Việt quay lại thấy con Vện đang chui rào lách ra. Biết nó đòi theo và để nó khỏi sủa, Việt đành để cho nó cùng đi.

Dưới ánh trăng cây cỏ ruộng vườn long lanh như tráng bạc. Việt có cảm tưởng như đang đi trong một cảnh sắc thần tiên. Từ sau vụ hè năm ngoái Việt chưa có dịp nào lại đi chơi dưới trăng như thế này. Anh nhớ lại hôm cùng Khôi lần mò theo dấu người lạ, đuổi cho tới cửa bể. Lúc ấy cũng chỉ có hai anh em với con Vện, dấn mình trong cuộc mạo hiểm, và quang cảnh tối hôm ấy, cũng chẳng khác bây giờ.

Trong khi Việt mải nhớ kỷ niệm cũ thì Khôi cũng nghĩ đến những điều khác. Khôi không quay về dĩ vãng. Anh sống với hiện tại và để tâm đến việc mình đang làm. Anh thắc mắc bảo bạn :

- Chưa chắc tối nay "hắn" đã đến Việt ạ.

Việt đáp gọn :

- Tớ cũng nghĩ thế !

Khôi tiếp :

- Cho dù hắn không tới, chúng mình cũng cứ tiếp tục rình đến khi nào bắt gặp mới thôi.

Việt cười :

- Chắc lúc chạm trán với tụi mình, hắn ngạc nhiên lắm đấy nhỉ !

- Hẳn rồi. Tớ muốn được biết hắn vào trong lều của bọn mình để làm gì.

Câu chuyện trao đổi giữa đôi bạn chỉ có thế. Đi ở ngoài trời thanh vắng không ai muốn nói nhiều, và hình như chân bước thấy mau hơn. Không lâu, Khôi, Việt đã vượt qua con đường liên quận, tới khúc đường mòn xuyên qua vườn dừa.

Túp lều của bọn trẻ im lìm dưới ánh trăng, Việt rọi đèn vào bên trong bảo bạn :

- Không có ai cả. Hắn chưa đến !

Khôi lặng lẽ kéo bạn lại ngồi trên tảng đá gần một bụi cây. Chỗ ấy khuất ánh trăng, tối đen, nên không sợ lộ. Từ đó nhìn ra, tầm mắt của đôi bạn có thể thấy con lạch ở phía trước. Giòng nước trắng xoá thỉnh thoảng bị một con cá nhảy lên đớp mồi khua động.

Khôi móc túi lấy chiếc kẹo chia cho bạn :

- Trời hãy còn sớm. Chúng mình ngồi đây tới khuya nếu không thấy gì lạ sẽ về, chờ đến tối mai lại rình nữa.

Việt không trả lời. Anh biết tính Khôi khi đã quyết định việc gì ít khi chịu bỏ cuộc. Nếu có chuyện lạ như các bạn dự đoán, Việt mong cho nó chóng kết thúc, vì không thể cứ tối nào cũng lẻn nhà đi như thế này được.

Khôi tiếp :

- Ngồi đây, nếu có ai tới chúng ta sẽ biết ngay. Lúc ấy mình sẽ nấp vào bụi xem hắn làm những trò gì.

Việt đáp :

- Ừ.

Và Việt tự hỏi cuộc rình rập tối nay có đáng công không. Hồi trưa Việt còn thấy náo nức, tin chắc có chuyện lạ, nhưng bây giờ anh không thấy hy vọng gì. Có lẽ tại Việt áy náy vì sự đi chơi đêm, mà không được dì Hạnh cho phép nên cảm thấy chán nản, buồn ngủ. Anh nghĩ sang chuyện Lê Vinh, thắc mắc về thái độ kín đáo của anh ta. Đối với Việt, Lê Vinh quả là con người kỳ lạ, đầy bí mật, nhưng cũng rất nhiều thiện cảm. Mải nghĩ lan man, Việt chợt giựt mình thấy Khôi đập nhẹ vào tay :

- Có động, Việt ạ !

Việt nín thở lắng nghe. Có tiếng bước chân đang tới, giẫm sột soạt trên đám lá khô. Khôi rời chỗ ngồi, kéo Việt nấp vào trong bụi. Cả hai nằm nép người, chờ đợi.

Không lâu có ánh đèn bấm chiếu sáng quét một đường dài trên cỏ rồi vụt tắt. Một bóng người hiện ra. Dưới ánh trăng Khôi, Việt nhận thấy bóng đó là một thiếu niên mảnh khảnh, tay cầm đèn bấm, tay mang một gói nhỏ.

Trong khi Khôi, Việt lặng thinh theo dõi, thiếu niên lại túp lều gỗ bấm đèn soi bên trong, đoạn bước vào.

Nghe tiếng mở nắp hộp. Khôi thầm bảo Việt :

- Hắn trả lại chỗ kẹo cho tụi mình.

Rồi thiếu niên trở ra, tay không cầm gói giấy nữa, nhưng còn giữ lại vài chiếc kẹo. Hắn đến ngồi trên tảng đá, chỗ Khôi, Việt vừa ngồi, lặng lẽ bóc kẹo ra ăn.

Tất cả chỉ có thế, Việt thấy uổng công quá. Rõ chán ! Lặn lội từ nhà ra để gặp một thiếu niên hiền lành ngồi nhai kẹo ngắm trăng. Nếu Bạch Liên biết chuyện, tất sẽ cười vào mũi hai người chế riễu :

- Ồ ! Cuộc mạo hiểm của hai anh kỳ thú nhỉ !

Hình như Khôi cũng bất mãn như Việt. Anh vùng dậy quát :

- Anh ngồi làm gì ở đây ?

Tiếng quát của Khôi làm thiếu niên giựt mình hoảng sợ vùng chạy vào trong bóng tối. Kể ra làm cho hắn hoảng hốt như thế cũng tội nghiệp thật, nên Việt vội đuổi theo nói :

- Chúng tôi không làm gì anh đâu. Đừng sợ.

Im lặng. Rồi có tiếng hỏi :

- Có phải các anh là những người thường tới đây chơi không ?

Khôi đáp :

- Phải. Túp lều này của chúng tôi, và chúng tôi muốn biết đêm anh tới đây làm gì. Chúng tôi không ăn thịt anh đâu, Nếu anh còn kẹo đem ra cho chúng tôi ăn với.

Giọng nói niềm nở của Khôi làm cho thiếu niên yên dạ. Hắn ló ra khỏi chỗ nấp đến gần Khôi Việt, nói :

- Tôi khhông biết đây là lều riêng của các anh. Tôi đến trả chỗ kẹo tôi trót ăn mất. Đáng lẽ tôi đem trả từ bữa qua, nhưng vì bị ngăn trở nên bây giờ mới tới được.

Khôi đáp:

- Không sao.

Và anh chạy vào trong lều. Việt chỉ theo Khôi bảo thiếu niên :

- Anh ấy tên là Khôi. Còn tôi tên Việt. Chúng tôi ở dưới ấp Xuân Lộc. Còn anh là ai ?

Thiếu niên chỉ sang cái trại bên kia bờ lạch nói :

- Tôi tên là Tuấn, mới về ở cái trại bên kia.

Khôi trở ra với chiếc hộp thiếc :

- Nếu vậy thì anh là người vẫn tập đờn hàng ngày đó chứ gì ! Tụi tôi có nghe nói về anh. Hình như ít khi anh ra ngoài thì phải.

- Vâng, ít lắm. Vì tôi không được phép. Chỉ thỉnh thoảng lẻn đi một lát vào buổi tối thôi.

Khôi, Việt kiếm chỗ và ra dấu cho Tuấn cùng ngồi xuống. Dưới ánh trăng đôi bạn thấy Tuấn là một thiếu niên cùng trạc tuổi. Tuấn nhỏ người như Việt nhưng mảnh khảnh yếu ớt hơn nhiều. Tóc Tuấn đen mượt và khuôn mặt trắng trẻo thanh tú như con gái. Xét chung thì Tuấn có vẻ hiền lành nhưng trông dáng của Tuấn, Việt cảm thấy có cái gì trội hơn mình .

Có lẽ Khôi cũng cảm thấy như vậy, hoặc giả anh thỏa mãn về chỗ kẹo Tuấn trả lại, nên chìa chiếc hộp ra dễ dãi bảo :

- Anh ăn kẹo đi. Tại sao ban ngày anh không được phép đi chơi ?

- Cha nuôi tôi không cho. Ông kiểm soát tôi rất ngặt. Hai anh chưa biết, ông độc tài lắm.

Việt nói :

- Tôi tưởng ông là cha đẻ anh chứ ?

Tuấn lắc đầu :

- Không, ba má tôi mất cả rồi. Đây chỉ là cha nuôi tôi thôi. Ông là bạn thân với ba má tôi khi xưa, nên khi ba má tôi chết, ông đem tôi về ở với ông.

Khôi gặng :

- Ở với ông, anh có được sung sướng không ?

- Chỉ không được vui thôi. Cha nuôi tôi có một người con gái. Chị đã lớn, tính thật dễ chịu, khác hẳn tính cha. Nhưng ít khi chịu về nhà,vì chị đang làm việc trên Saigon . Cha nuôi tôi rất thương tôi song vì ít lâu nay ông bệnh, nên buồn. Trước kia ông chơi đàn rất giỏi. Bây giờ không chơi được, ông muốn truyền tài nghệ lại cho tôi.

Việt hỏi :

- Anh có thích nhạc không ?

- Trước kia tôi ham lắm, có lẽ vì xưa kia ba tôi cũng là nhạc sĩ. Nhưng bây giờ suốt ngày luyện tập dưới sự khắc nghiệt của cha nuôi, tôi thấy ngán quá. Chẳng bao giờ ông vừa ý về những cố gắng của tôi cả. Hơn nữa ngoài giờ học tập liên miên, tôi chẳng được chơi giỡn, giải trí lúc nào cả. Vì vậy, tôi mới phải lén ra ngoài vào buổi tối, lang thang cho đỡ buồn.

- Anh có thường đến chỗ lều này không ?

- Mới có một lần thôi. Cách đây mấy hôm, đứng trong trại tôi lấy ống nhòm ra coi thấy các anh chơi ở bên này vui quá.

Tôi muốn biết rõ chỗ các anh chơi như thế nào nên tối tôi mò sang. Vào trong lều tôi thấy có hộp kẹo. Đáng lẽ tôi không được quyền lấy, nhưng thấy kẹo ngon quá, tôi lấy đại ăn. Tôi có mang theo miếng giò tính để ăn, song thấy kẹo nên để lại. Chắc các anh có thấy.

Khôi gật :

- Phải, nhưng thiu rồi.

Tuấn tiếp :

- Chắc khi thấy miếng giò trong hộp, và mất chỗ kẹo các anh giận lắm. Tôi thành thực xin lỗi. Giờ các anh đã hiểu rõ tôi rồi, tôi mong các anh vui lòng nhận tôi là bạn, cho tôi nhập bọn với các anh.

Khôi, Việt nhìn nhau. Lời đề nghị của Tuấn làm họ suy nghĩ. Tuấn quả là một thiếu niên đáng mến. Tuy nhỏ người, tuổi cũng không hơn gì Khôi, Việt nhưng lời lẽ diễn tả của Tuấn thật rành rẽ, như một người lớn. Tuấn lại đã tâm sự về hoàn cảnh của anh. Ai nỡ nhẫn tâm không nhận một người bạn có tâm sự đau buồn như thế.

Khôi liền bảo Việt :

- Tớ chắc Dũng bằng lòng để Tuấn đến đây chơi với tụi mình.

Việt gật đầu :

- Nếu tụi mình bằng lòng thì Dũng nó cũng bằng lòng. Còn về phần Bạch Liên thì khỏi lo. Cô ta có ra đây buổi tối bao giờ đâu.

Quay sang Tuấn Khôi nói :

- Chúng tôi vui lòng nhận anh vào bọn. Anh có thể đến đây chơi lúc nào tuỳ ý. Những bánh kẹo anh thấy trong hộp này anh cứ lấy ra xài tự nhiên, và nếu có thể, thì anh góp phần vào.

- Tôi có thể góp tiền để các anh mua dùm được. Chị Mỹ Dung có cho tôi một số tiền nhỏ hôm chị về thăm nhà.

Khôi hỏi :

- Chị Mỹ Dung là con gái của cha nuôi anh ấy hả ?

- Phải. chị thương tôi lắm. Nếu các anh gặp chị, chắc các anh có cảm tình ngay.

Im lặng một lát, Tuấn ngập ngừng tiếp :

- Cám ơn các anh đã nhận tôi là bạn. Các anh là… những người bạn đầu tiên trong đời tôi.

Để nén xúc cảm, Khôi quơ một hòn đá, ném đi thật xa. Việt thì chiếu đèn bấm vẽ thành đường sáng ngoằn ngoèo vào bóng tối. Đoạn cả hai nói cho Tuấn biết về tình hình ở trong vùng : Về cửa hàng bà Hương Mỹ, và những chiếc cúp bạc của con trai bà, về dì Hạnh với dượng Tư ở ấp Xuân Lộc v.v…

Tuấn cảm thấy sung sướng vô hạn. Ba anh em ngồi trò chuyện thân mật với nhau một lúc lâu thì vầng trăng đã xế. Biết đêm đã muộn, Khôi bảo Tuấn :

- Chúng ta nên chia tay nhau kẻo khuya rồi. Để chúng tôi đưa anh về.

Bọn trẻ trở xuống bờ lạch, qua cầu sang nhà Tuấn.

Khôi hỏi :

- Tối mai, Tuấn có ra đây chơi nữa không ?

Tuấn đáp :

- Tôi chưa biết. Nếu các anh có đó, tôi sẽ cố sang với các anh.

- Vậy hẹn nhau đến tối ngày mai nhé ! Chúng tôi sẽ rủ cả Dũng nữa.

- Xin y hẹn !

Việt hơi mệt, nhưng cũng rất bằng lòng về người bạn mới. Tới sát hàng rào, Tuấn vạch một lổ hổng bảo :

- Tuấn chui vào trong vườn bằng lối này. Thôi, cám ơn các anh và…

Tuấn chưa kịp nói hết câu để từ giã các bạn thì Khôi đã kéo cánh tay của anh ta ra dấu đừng nói:

- Suỵt !

Nghe ngóng, rồi Khôi thì thào :

- Có người đang đến.

° ° °

Cả ba đứng lắng nghe. Quả nhiên có tiếng nói rì rào và tiếng chân bước từ xa tới gần.

Tuấn luống cuống :

- Tôi phải chuồn ngay kẻo lỡ có ai trông thấy.

Khôi bỏ tay bạn :

- Phải đấy, chui vào đi. Nhớ đến tối mốt nhé !

Tuấn gật đầu và biến nhanh qua hàng rào.

Tiếng nói nghe đã rõ. Khôi, Việt lủi vào một bụi cây bên vệ đường. Khôi nói nhỏ vào tai bạn :

- Chúng mình cũng đừng cho ai thấy. Chắc đây là bọn người đi bắt chuột đồng, hoặc đi đơm cá đêm, chờ cho họ đi khỏi chúng mình hãy ra.

Vừa lúc ấy Khôi Việt thấy bóng hai người đi tới. Có tiếng người đàn ông nói :

- Tao sẽ vắng mặt mấy hôm, vì có chuyện cần kíp phải đi. Mầy hãy lo cất kỹ chiếc bao bố này, và đừng có táy máy mở ra mà tao vặn cổ. Chừng nào trở về tao sẽ lấy mang đi.

Tiếng người con trai trả lời :

- Thế còn số tiền ?

Giọng nói của hắn làm Việt giật mình. Anh nhận ra được giọng của ai.

Người đàn ông nói :

- Tiền tao sẽ trả cho mầy khi tao về lấy bao hàng này đem đi. Mầy cứ thi hành đúng lời tao dặn là được.

Ngắt lời, hai bóng đen cùng vượt khỏi chỗ Khôi, Việt nấp và khuất dạng trong bóng tối. Đôi bạn ngồi im chờ một lát, đoạn Khôi nói :

- Cậu biết ai đó không ?

Việt đáp :

- Tớ không biết người đàn ông, nhưng anh con trai thì tớ ngờ là thằng Chín Đầu Bò.

Khôi nhổm lên :

- Tớ cũng nghĩ thế. Chúng mình theo xem.

Việt quên hẳn cơn mệt, cả hai đều muốn biết đích xác xem có phải Chín Đầu Bò đang đi với bóng đen lạ mặt không. Theo sau, Khôi, Việt vẫn thấy họ rầm rì nói chuyện, nhưng vì không dám tới gần nên nghe không rõ.

Con đường mòn quẹo qua chỗ Lê Vinh cắm giá vẽ, rồi chia hai, một ngả đi thẳng, một ngả ngược lên đường liên quận.

Hai bóng đen ngừng lại ở chỗ đó. Khôi, Việt vội nấp vào một chỗ, nghe ngóng. Lần này tiếng chân trở về có một người. Chắc hẳn hai đồng loã đã chia tay nhau, và một đã lên đường về quận Nhà bè. Kẻ ở lại chỉ có thể là Chín Đầu Bò, đang trở về nhà.

Khôi, Việt rời khỏi chỗ nấp, theo sát bóng còn lại.

Khôi, Việt chưa biết sẽ làm gì, thì vì gặp một quãng gồ ghề, Khôi vấp chân ngã xuống đất.

- Oái ! …

Trong lúc ngã, Khôi vô tình kêu lên, bóng đen đi trước giật mình ngừng lại, hỏi :

- Ai đó ?

Khôi vùng ngay dậy kéo Việt nấp vào vệ đường. Lần này cả hai nhận rõ ra Chín Đầu Bò.

Im lặng một lát kkhông nghe trả lời, Chín Đầu Bò lại hỏi :

- Phải chú Hai đó không ?

Khôi nắm tay cùng bạn im tiếng. Chín Đầu Bò nổi giọng tức giận :

- Ai đó, nói đi.

Hắn tiến về phía Khôi, Việt nấp, nhớn nhác tìm kiếm. Thình lình Khôi rời khỏi chỗ bình tĩnh nói:

- Ê, Chín ! Khôi, Việt đây.

Chín Đầu Bò thốt lên lời thô tục. Hắn tiến về phía Khôi, Việt tay cầm một chiếc gậy lớn.

Khôi cúi nhặt một hòn đá. Việt làm theo và đứng bên cạnh bạn.

Chín Đầu Bò chùn lại lưỡng lự :

- Tụi bây làm gì ở đây giờ này ?

Khôi hỏi lại :

- Thế còn mày ?

- Việc tao kệ tao, việc gì đến tụi bây. Bộ tụi bây theo rình tao hả ?

Khôi đáp lại :

- Rình hay không, mày hỏi làm gì !

- Tao sẽ mét lại với ông bà Tư là quá nữa đêm còn gặp tụi bây ở đây.

Khôi cười gằn :

- Thì tao sẽ kể cho mọi người biết tụi tao đã thấy chuyện gì !

Việt biết Chín Đầu Bò giận lắm. Hắn là một thiếu niên vạm vỡ tính khí cục cằn thô lỗ, và rất ghét Khôi, vì Khôi hay đương đầu lại với hắn.

Bất chợt, hắn vung gậy xông vào Khôi. Nhanh như chớp Khôi tránh khỏi và ném theo hòn đá.

- Ối !

Bị hòn đá, Chín Đầu Bò kêu lên, nhưng không bỏ cuộc. Hắn xông vào lần nữa, và cả hắn lẫn Khôi ôm cứng lấy nhau lăn xuống đất.

Việt đành bỏ cục đá của mình đi, xông vào trợ lực cho bạn. Anh ngăn kịp nắm tay Chín Đầu Bò khi hắn sắp đấm vào mặt Khôi. Một cuộc hỗn chiến tay ba diễn ra trong đêm tối. Chín Đầu Bò rất khoẻ. Nếu là ban ngày, Khôi, Việt chắc sẽ thắng thế nhờ sự tránh né nhanh nhẹn. Nhưng ban đêm vật lộn sát nhau đôi bạn không địch nổi với sức mạnh của hắn.

Hắn vật được Khôi nằm xuống đất, đè cứng đầu gối trên ngực Khôi, và chỉ cần một tay cũng đủ hất Việt văng ra xa.

Việt luôn luôn xông vào cố giúp cho bạn vùng dậy , nhưng vô hiệu. Anh bắt đầu thấm mệt, thở hổn hển. Nếu để Chín Đầu Bò nắm được và vật ngã xuống đất, thì cả hai chắc sẽ bị hắn đánh nhừ tử.

Tình thế đang thất vọng thì bỗng nhiên có ánh đèn chiếu thẳng vào mặt cả ba người và tiếng hỏi:

- Có chuyện gì thế này ?

Việt nhận ra tiếng Lê Vinh. Một tay nắm tay Việt, một tay nắm vai Chín Đầu Bò, Lê Vinh kéo cả hai đứng lên.

Thừa cơ, Khôi cũng nhỏm mình dậy, và nhận được Lê Vinh, Khôi ngạc nhiên kêu :

- Ủa, anh !

Lê Vinh thản nhiên nói :

- Phải, tôi đây. Cũng may là các chú gặp tôi, chứ nếu gặp cảnh sát thì các chú bị điệu về bót cả rồi. Hai chú này tôi biết, nhưng còn chú này là ai ? Sao lại sinh sự đánh nhau ?

Chín Đầu Bò càu nhàu :

- Tôi tên Chín. Chúng nó đánh tôi trước !

Khôi cãi ;

- Mầy nói láo. Mầy đánh tao trước.

Lê Vinh tiếp :

- Tôi không cần biết ai đánh trước, vì tôi đã bảo là tôi không có phận sự phân giải. Có điều các chú đến đây vật lộn làm tôi mất ngủ.

Quay sang Chín Đầu Bò, Lê Vinh sẵng giọng :

- Chú ở đâu ?

- Nhà tôi ở đằng kia.

- Nếu vậy chú nên về ngay. Và tôi khuyên chú ban đêm đừng có lảng vảng ở nơi đây nữa.

Chín Đầu Bò cự nự :

- Tôi… đi đơm cá…

- Tôi không cần biết chú làm gì. Đã bảo về đi mà !

Chín Đầu Bò cắm cổ lủi mất. Nghe tiếng chân hắn đi xa rồi, Lê Vinh mới nói :

- Hừ, đi bắt cá vào giờ này kể cũng lạ thật ! Còn hai chú, đáng lẽ giờ này hai chú đang ngủ mới phải chứ !

Việt phân trần :

- Dạ chúng em định về ngủ thì gặp thằng ấy.

Khôi thêm ;

- Nó đi với một người đàn ông lạ và em dám chắc không phải họ đi đơm cá.

Lê Vinh gật đầu :

- Hẳn rồi, cả vùng này toàn trại, ấp chăn nuôi và giồng cây ăn trái, có thể họ đi bắt trộm gà vịt hoặc hái trộm trái cây cũng nên. Nhưng việc đó không dính dáng gì đến mình. Tôi buồn ngủ lắm rồi. Thôi các chú về đi.

Khôi, Việt chào quay đi, mới được vài bước Lê Vinh đã gọi lại, chỉ vào ngôi nhà của Tuấn hỏi :

- Các chú có quen với ai trong nhà này không nhỉ ?

Đôi bạn muốn dấu kín chuyện của Tuấn, nên Khôi đáp :

- Không, tụi em kkhông quen ai ở đấy cả.

- Thế à, vậy chào các chú nhé.

° ° °

Khôi, Việt trở về ấp Xuân Lộc, đầu óc tối đặc vì buồn ngủ. Tuy vậy dọc đường Khôi cũng nói ;

- Tớ chắc thằng Chín Đầu Bò với người đàn ông ấy đi hái trộm trái ở vườn nào đó.

Việt đáp :

- Tớ cũng nghĩ thế. Cái bao bố mà người kia giao cho thằng Chín cất, chắc phải đầy cam hay xoài ở trong đó, chớ không lẽ lại đưa bao bố đi để đựng cá. Nhưng có điều tớ lấy làm lạ, là tại sao hắn không đem đi luôn với hắn nhỉ ?

- Ừ, lạ thật !

Đi một quãng, đến lượt Việt thắc mắc :

- Không hiểu anh Lê Vinh muốn hỏi thăm gia đình Tuấn có ý chi ?

Khôi đáp :

- Tớ cũng đang thắc mắc về điểm ấy. Còn thằng Chín Đầu Bò nó sẽ biết tay tớ. Hồi nãy may mà nó chưa uýnh trúng mặt tớ một cái nào, nhưng nó đè trên ngực tớ đau quá.

Chuyện đến đó thì hai anh em cũng vừa tới nhà. Họ leo dây lên cây mít, trở về buồng rồi ngủ một giấc tới sáng.

Hôm sau dì Hạnh lấy làm ngạc nhiên thấy Khôi, Việt dậy muộn. Cũng may dì Hạnh bận việc nên không để ý gì. Thấy họ ngủ trễ, dì chỉ đánh thức họ dậy ăn điểm tâm.

Khôi Việt hãy còn ngái ngủ khi ra dùng bữa sáng. Riêng Khôi vẫn còn thấy đau trên ngực. Vì vậy sáng hôm ấy hai anh em đều ở nhà, giúp đỡ dì Hạnh những công việc lặt vặt trong nhà khiến dì Hạnh rất hài lòng.

Đến trưa Khôi, Việt được biết một tin buồn. Sáng hôm ấy dượng Tư có việc lên quận Nhà Bè, khi về dượng cho biết :

- Trên quận vừa có một vụ trộm. Hai cháu biết nhà bà Hương Mỹ chớ ?

Khôi Việt gật đầu :

- Thưa dượng có.

- Bà Hương Mỹ có một người con trai làm Thiếu uý Không Quân. Anh ta có để lại cho mẹ đâu chừng năm sáu chiếc cúp bạc…

Khôi cải chính :

- Thưa dượng những bảy cái cơ ạ, và đẹp kinh khủng !

Dượng Tư bùi ngùi nói :

- Tội nghiệp bà Hương, tối qua có kẻ vô nhà lấy trộm hết những thứ đó rồi !...

Chương bốn
Tìm dấu quân gian

Nghe tin bà Hương bị mất trộm, Khôi, Việt đều sửng sốt, đặt nhiều câu hỏi làm dượng Tư chẳng biết đường nào trả lời.

Dượng chỉ biết đại khái là sáng nay, khi trở dậy, bà Hương không thấy chiếc đồng hồ treo trên tường. Bà giật mình nhìn sang mặt tủ, dãy cúp bạc cũng mất luôn, nên bà hô hoán ầm ỹ.

Và dượng Tư kết luận :

- Cũng tại bà không cẩn thận đem bày những thứ đó ra khiến quân gian để ý. Thiệt thằng ăn trộm nào khốn nạn quá. Nó nhè lấy những thứ đó của bà Hương mới tội nghiệp cho bả.

Đó cũng là ý nghĩ của Khôi, Việt. Đôi bạn lặng lẽ ăn vội cho xong bữa cơm trưa, rồi xin dì Hạnh lên quận Nhà Bè.

Khôi nói :

- Chúng cháu xin dì dượng cho phép lên thăm bà Hương. Chúng cháu đi bằng xe đạp nên sẽ về sớm.

Dì Hạnh lưỡng lự :

- Chắc gì bà Hương có thì giờ tiếp các cháu. Bà còn mắc khai báo với nhà chức trách.

Việt nài thêm :

- Dạ, nếu như bà bận thì thôi. Chúng cháu cũng chỉ hỏi thăm, an ủi bà một chút…

Dượng Tư gật gù :

- Phải đó. Bà Hương với nhà mình là chỗ thân tình, nên để cho hai cháu đi…

Được phép rồi, Khôi Việt chạy xuống dưới nhà ngang kiếm xe đạp. Dưới này, vắng người nên cả hai tha hồ bàn cãi. Khôi bảo :

- Việt này, cậu nghĩ thế nào về thằng Chín Đầu Bò, và người đàn ông lạ mặt tụi mình gặp tối hôm qua ?

- Tớ biết cậu muốn nói gì rồi ! Có phải cậu để ý đến chiếc bao bố mà họ nói với nhau không ?

- Đúng đấy, tớ chắc thằng Chín nói láo, bảo là đi đơm cá, nhưng thực ra thì nó có dúng tay trong vụ này.

Việt ngồi trên chiếc thùng gỗ, chống tay suy nghĩ.

- Không lẽ thằng Chín Đầu Bò dám cả gan lẻn vô nhà bà Hương khuân trộm từng ấy thứ ?

- Biết đâu được ! Thế tối qua chúng mình chả gặp nó là gì ?

- Nhưng mình cũng gặp cả Lê Vinh nữa chứ ! Bây giờ tớ mới nhớ ra là lúc ấy, lúc anh ta ra can thiệp, anh ta cũng chưa ngủ, vì còn mặc nguyên cả quần áo.

Khôi mở mắt to nhìn Việt :

- Ừ nhỉ ! Thế mà không để ý. Lúc ấy Lê Vinh làm gì ?

- Đối với Lê Vinh tớ thấy có điều gì hết sức bí mật. Nhưng không phải vì thế mà gán anh ta vào vụ trộm nhà bà Hương được. Cả thằng Chín cũng thế dù tối qua nó đi với một người lạ mặt. Có thể họ đi đơm cá thật đấy.

Thế tại sao người đàn ông kia lại doạ vặn cổ thằng Chín nếu nó mở chiếc bao ra ? Nếu bây giờ chúng ta tìm được chiếc bao ấy, chúng ta sẽ tìm ra manh mối.

- Ừ, nhưng tìm ở đâu ?

Suy nghĩ, rồi Khôi vỗ đùi nói :

- Tớ biết phải tìm chiếc bao ấy ở đâu rồi ! Thằng Chín hiện làm công cho nhà Tuấn. Mà tối hôm qua chúng mình bắt gặp nó lảng vảng ở đấy. Cậu có hiểu tớ định nói gì kkhông ?

- Có. Nghĩa là cậu nghi thằng Chín dấu chiếc bao ở trong nhà, hay ở trong vườn nhà Tuấn chớ gì!

- Ừ, chúng mình sẽ bắt đầu tìm ở đó. Mình sẽ nhờ Tuấn giúp vì Tuấn bây giờ là bạn chúng mình rồi.

Việt thấy phấn kkhởi vô cùng. Anh hăng hái bảo bạn :

- Chúng mình phải hành động ngay. Nếu cần thì báo ngay cho cả Dũng và Bạch Liên trợ lực vào nữa. Chúng ta nhất định tìm cho ra những chiếc cúp bạc của bà Hương.

- Đành rồi, – Khôi đáp – nhưng còn phải "bí mật quân sự" mới dược. Chúng ta chưa có bằng chứng gì đích xác cả.

- Ừ.

Khôi tiếp :

- Bây giờ tụi mình lên quận thăm bà Hương cái đã. Và cố tìm ra một vài dấu vết tại chỗ.

Cả hai đem xe đạp, phóng thẳng lên quận. Tới nơi, Khôi, Việt dựa xe ngoài cửa, bước vào. Thấy hai trẻ, bà Hương càu nhàu :

- Giữa trưa, trời nắng thế này mà các cháu đi đâu vậy ? Cần mua thức gì bây giờ ?

Khôi lễ phép thưa :

- Chúng cháu không cần mua gì cả. Nghe tin bà mất trộm nên chúng cháu lên thăm…

Việt tiếp :

- Nghe tin ấy chúng cháu ái ngại hết sức. Chúng cháu lên đây xem có thể giúp bà được việc gì không…

Bà Hương cảm động nói :

- Cám ơn hai cháu có lòng tốt, nhưng hai cháu giúp gì bác được. Vụ này đã có nhà chức trách lo. Bác đã trình quận rồi, và ông quận có phái thầy Bách tới điều tra. Cả buổi sáng này, thầy Bách vào đây hỏi bác đủ điều. Hai cháu biết thầy Bách chứ ? Thầy ấy là công an điều tra ở quận.

Khôi hỏi :

- Thầy ấy có nói gì không thưa bác ?

- Thầy chỉ bảo : Tên trộm là người quen trong vùng nên biết rõ địa thế trong nhà. Bác mong cho điều ấy không trúng, vì người trong quận với nhau ai nỡ lấy của bác đâu !

- Thưa, trộm vào nhà bằng lối nào ?

- Bằng lối sân sau. Bác nhớ bác có đóng cửa ra sân trước khi đi ngủ. Cả ba chục năm nay chưa bao giờ bác sơ sót, thế mà sáng nay trở dậy, bác thấy cửa đó mở toang. Nhìn lên tường thấy mất chiếc đồng hồ, bác biết ngay là có trộm. Quả nhiên, xem đến mặt tủ thì bao nhiêu kỷ vật của Long đều biến mất.

Tuy bà Hương nói những lời ấy bằng một giọng bình thản, song Việt để ý thấy cặp mắt của bà long lanh ngấn lệ.

Anh bật nói :

- Cháu mà vớ được tên trộm này thì hắn… ở tù !

Bà Hương thở dài :

- Bác chẳng mong gì hơn là tìm thấy của đã mất.

Khôi hăng hái :

- Chúng cháu sẽ tìm lại cho bác !

Bà Hương mỉm cười :

- Bác biết hai cháu thương bác lắm. Đến hỏi thăm bác thế này là quí rồi.

Bà ra quầy hàng vốc một nắm kẹo đem vào:

- Có ít kẹo ngon, hai cháu ăn đi.

Khôi đang mải suy xét nên không để ý. Anh lẩm bẩm :

- Không biết tên trộm vào trong sân bằng lối nào ?

Bà Hương đáp :

- Nó trèo qua bức tường ngăn phía sau. Dấu chân hắn còn để lại dưới chân tường.

- Ồ, nếu vậy xin phép bác để cháu ra xem.

Bà Hương dẫn Khôi, Việt ra sân sau. Trong sân có trồng nhiều cây kiểng khá đẹp. Cuối sân có một tường ngăn. Phía ngoài tường là lối đi. Tên trộm ở ngoài đã trèo qua bức tường này để vào sân. Bà Hương trỏ bức tường bảo :

- Sáng nay, thầy Bách cũng ra đây xem xét kỹ lắm. Thầy còn lấy thước ra đo, chẳng hiểu để làm cái trò gì !

Chỗ chân tường hằn rõ vài ba dấu chân. Khôi, Việt cúi xuống xem xét. Ngoài dấu chân khá to, họ không thấy có gì đáng chú ý. Sau khi vói tay đo xem bề cao của bức tường, Khôi xin phép trở vào trong nhà. Anh đi vòng một lượt, xem xét tỉ mỉ rồi hỏi bà Hương :

- Thưa bác, đêm qua bác có nghe tiếng động gì khả nghi không ?

- Không. Bác ngủ say lắm.

- Chừng mấy giờ bác đi ngủ ?

- Cứ thói quen của bác là 9 giờ.

- Trước đó bác có thấy ai lảng vảng phía ngoài không ?

Bà Hương bật cười nhìn Khôi :

- Ủa, thằng nhỏ này mới kỳ chớ ! Sao cháu hỏi bác những câu y như thầy Bách hỏi hồi sáng vậy! Không, bác không thấy có gì khả nghi cả.

- Và bác cũng không ngờ cho ai ở quận này chứ ạ ?

- Bác chẳng ngờ cho ai hết. Ở đây có ai muốn hại bác đâu.

- Dạ, như vậy là đủ. Cháu xin cảm ơn bác. Và xin phép bác cho chúng cháu về.

Việt tiếp :

- Cám ơn bác đã cho chúng cháu kẹo nữa. Hôm khác chúng cháu lại lên thăm bác… Và nếu có gì lạ cháu sẽ báo tin cho bác biết ngay.

Ra khỏi cửa Khôi chạy vòng về phía sau nhà bà Hương xem qua con đường nằm sát vách tường, rồi lên xe gọi Việt :
- Tụi mình về thôi.
Việt đạp xe theo bạn. Cả hai phóng thật nhanh trên đường về. Tới chiếc cầu gỗ bắc qua lạch nước, Khôi xuống xe :
- Tụi mình sang kia chơi một lát.
- Đâu ?
- Sang bên nhà Tuấn.
Dựng xe vào một hàng rào, cả hai thả bộ qua cầu. Khôi trầm ngâm hỏi bạn :
- Cậu có ý kiến gì không ?
Việt đáp :
- Tớ nhận thấy một điều : Vết chân ở nhà bà Hương không phải của thằng Chín Đầu Bò, vì lớn quá.
Khôi gật đầu :
- Đúng và theo tớ thì những vết chân đó cũng không phải của người vùng này. Phần đông người ở đây đều đi chân không, hoặc đi dép cao su. Mà đây là dấu giày hẳn hoi.
Việt không để ý đến điểm đó, và phục sự tinh ranh của bạn.
Tuy nhiên anh cũng nêu ra một thắc mắc :
- Nếu tên trộm không phải là người vùng này, làm sao hắn biết nhà bà Hương có những chiếc cúp bạc, và thông tỏ đường lối để vào lấy cắp ? Ai đã chỉ vẽ cho hắn ?
Khôi đáp :
- Rất có thể là thằng Chín Đầu Bò.
Giữa lúc ấy thì Chín Đầu Bò hiện ra. Hắn từ con đường mòn nhô khỏi bụi cây, và tiến ngược chiều về phía Khôi, Việt. Hình như hắn tới trại của Tuấn. Thấy Khôi, Việt, hắn vờ nhìn đi chỗ khác.
Khôi cười gằn, nói :
- Ê, Chín, đêm qua có đơm được nhiếu cá không ?
Chín Đầu Bò không thèm trả lời, quắc mắc nhìn lại, rồi đi thẳng.
Khôi nhún vai bảo bạn :
- Nó cay tụi mình lắm đấy. Không may nó lại gặp phải bọn mình. Nếu nó là người đưa đường chỉ lối cho người đàn ông lạ mặt vào lấy trộm trong nhà bà Hương, thì khi lấy được rồi tên trộm đã giao bao đồ cho nó giữ.
- Tại sao ?
- Để nó giấu kỹ một chỗ trước khi tẩu tán. Và để tên kia đi làm ăn đám khác.
- Cậu có chắc thế không hay đó mới chỉ là…
- Là một giả thuyết như người ta thường nói chứ gì ? Trong các vụ điều tra, luôn luôn phải đặt ra những giả thuyết chứ !
- Biết đâu trong chiếc bao ấy chỉ toàn những trái cây !
Khôi nhìn Việt với ánh mắt giận dữ :
- Cậu ngu lắm. Thôi được rồi, hãy cứ tìm cho ra cái bao đó đã, rồi cậu sẽ thấy ! Bây giờ phải gặp Tuấn đã và nói cho hắn biết rõ ý mình.
- Tối mai mình mới gặp Tuấn được.
- Biết rồi ! Khổ lắm ! Nói mãi ! Cần gặp bây giờ thì phải tìm cách mà gặp nó chứ. Mình thử coi nó có trong vườn thì kêu nó lại sát hàng rào mà nói chuyện không được sao ?
Cả hai bước nhanh lại phía nhà Tuấn. Việt chợt kêu :
- Ủa, chiếc xe của Lê Vinh không còn đây nữa.
Khôi nhìn quanh, gật đầu :
- Ừ nhỉ ! Anh ta có nói hôm nay anh ta đi mà.
- Phải nhưng cũng lạ chứ !...
- Sao ?
- Lạ, vì anh ta đi ngay sau vụ trộm. Anh ta lại không chịu nói cho biết đi đâu. Và tối qua khi gặp bọn mình anh còn mặc nguyên quần áo.
Khôi cau mày :
- Như thế là cậu vừa đặt thêm một giả thuyết nữa đấy. Ừ biết đâu chẳng phải là Lê Vinh ?
Việt vội đáp :
- Tớ mong giả thuyết này không đúng, vì tớ thấy Lê Vinh rất có cảm tình.
Tới nhà Tuấn, đôi bạn men theo phía hàng rào tìm chỗ hổng mà tối qua Tuấn đã dùng để chui vào trong vườn. Lúc ấy Khôi lách nửa người vào, Việt bám theo sau, nhìn qua vai bạn.
Vườn nhà Tuấn trái với các trang trại khác, trồng toàn hoa đẹp. Vườn đầy hoa, nhưng trông vẫn quạnh quẽ buồn thiu. Ngôi nhà rộng rãi, kiểu biệt thự đứng giữa khu vườn vắng lặng đó càng thấy buồn tẻ hơn nữa.
Không có bóng ai bên trong cả. Đôi bạn phải chờ khá lâu mới thấy Tuấn cầm một cuốn sách bước ra vườn, đầu cúi nhìn xuống đất, dáng điệu như đang trầm ngâm suy nghĩ.
Khôi nhặt một hòn sỏi, ném về phía Tuấn đang đi, khẽ gọi :
- Tuấn !
Tuấn ngửng lên, nhìn về phía hàng rào. Nét mặt Tuấn rạng rỡ, khi thấy Khôi việt. Anh lấm lét nhìn vào trong nhà, rồi nhẹ nhàng đi tới thầm bảo :
- Gặp các anh vui mừng quá.
Khôi nói :
- Chúng tớ cũng đang mong gặp cậu để nhờ cậu một việc.
- Tôi có một chuyện rất lạ muốn kể lại các anh nghe. Đêm qua, lúc tôi vừa chui vào trong vườn thì…
Khôi cắt ngang :
- Khoan đã, chúng tớ muốn nhờ cậu điều này là…
Tuấn tiếp :
- Nhưng để tôi nói rõ cho anh nghe đã…
Cả Khôi lẫn Tuấn đều tranh nhau bộc lộ ý muốn mình nên cùng không để ý đến lời nói của nhau. Chưa kịp phân bày thì cánh cửa sổ trên lầu biệt thự đã mở ra và có tiếng gọi :
- Tuấn !
Tuấn quay lại, còn Khôi, Việt vội nép vào hàng rào.
Trên cửa sổ hiện ra một ông già tóc hoa râm. Ông nghiêng mình trên khuôn cửa, gọi xuống :
- Tuấn, vào học thôi chứ ! Đến giờ rồi…
- Dạ, một lát nữa rồi con vào. Chỉ mấy phút nữa thôi ạ.
- Không được ! Vào ngay.
Cánh cửa sổ đóng sập lại.
Tuấn lắc đầu chép miệng bảo bạn :
- Thôi để đến chiều mai vậy. Nếu có cơ hội tôi sẽ gặp các anh.
Tuấn quay vào. Khôi Việt trở về đường cũ. Khôi lẩm bẩm :
- Giận thật.
Và dẫm nát một đám cỏ, Khôi cáu kỉnh tiếp:
- Chúng mình đành phải tìm lấy cái bao bố ấy vậy. Chắc ở đây thôi!.
Năm 1963
Nguyễn Trường Sơn
Theo https://vietmessenger.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly

Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly Nguyễn Bính đã sống trọn một đời thơ mộng đẹp đẽ, với những vần thơ da diết, đượm đà, đầy ...