Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019

Khái quát về nghệ thuật âm nhạc

Khái quát về nghệ thuật âm nhạc 
Nghệ thuật âm nhạc
Âm nhạc là gì?
Âm nhạc là nghệ thuật lấy âm thanh làm phương tiện biểu hiện, khắc họa cuộc sống và thể hiện tư tưởng tình cảm con người. Âm nhạc có tính trừu tượng nó không thể hiện đầy đủ các chi tiết thực! Chỉ mô tả chung nhưng tạo cho ta cảm giác, hứng thú mạnh mẽ và sự liên tưởng phong phú. Tình trừu tượng của âm nhạc gắn với trí tưởng tượng của con người.
Âm nhạc là tiếng nói tình cảm sâu sắc! Nó nói thẳng trực tiếp vào trái tim con người và không thể diễn tả bằng lời. Nghệ thuật âm nhạc có khả năng lớn tác động đến vấn đề giáo dục tình cảm. Thể hiện được những tư tưởng tiến bộ của thời đại. Nó góp phần tích cực thúc đẩy xã hội phát triển.
Tóm lại:
Nghệ thuật âm nhạc là nghệ thuật biểu hiện cảm xúc của con người với con người và cuộc sống bằng âm thanh, là nghệ thuật diễn ra trong thời gian, nghệ thuật, nghệ thuật của thình giác. Nó luôn gắn bó với con người và đòi hỏi hoạt động biểu hiện trực tiếp của con người. Những đặc trưng cơ bản này khác biệt nếu so sánh với nghệ thuật văn chương, nghệ thuật tạo hình…
Nguồn gốc của âm nhạc
Nguồn gốc của âm nhạc bắt đầu từ đâu?
So với các môn nghệ thuật khác việc tìm ra nguồn gốc của âm nhạc gặp phải nhiều khó khăn hơn. ðiêu khắc có thể căn cứ vào di tích khảo cổ để chứng minh sự tồn tại của một trung tâm văn hóa. Nhiều họa sĩ tìm những bức tranh trong hang đá để phát hiện về các bậc tiền bối của mình. Nhờ chữ viết mà ta được thưởng thức những  áng văn chương, những kiệt tác của các nhà văn nhà thơ hàng ngàn năm trước đây. Còn lối viết nhạc thì chỉ mới đặt ra khoảng 1000 năm và chiếc máy ghi âm thì mới  được hoàn thiện trong thế kỷ XX.
Song không phải vì vậy mà con người không thể tìm ra nguồn gốc của âm nhạc và những sinh hoạt âm nhạc thời xa xưa của tổ tiên.
Nhờ những di vật khảo cổ về điêu khắc, hội họa… ta biết được hình dáng các loại nhạc cụ thô sơ và phỏng đoán được cách diễn tấu của chúng (họa tiết trang trí trên trống đồng có những hình người nhảy múa cùng với một số loại nhạc cụ thô sơ), căn cứ vào các bài hát dân gian mà ta có thể xét được ngọn nguồn của chúng.
Khi bàn về nguồn gốc âm nhạc có nhiều ý kiến khác nhau:
Có ý kiến cho rằng âm nhạc sẵn có trong thiên nhiên như tiếng suối chảy, tiếng chim hót, tiếng gió reo và con người bắt chước những âm thanh đó mà tạo ra âm nhạc.
Có ý kiến cho rằng âm  nhạc là do thần thánh tạo ra. Theo thần thoại Hy Lạp, thần Apolo là vị thần ánh sáng và cũng là vị thần âm nhạc. Trên các tranh vẽ cổ thường vẽ thần Apolo với cây đàn Lia bằng vàng.
Ở Trung Quốc thời cổ có truyền thuyết cho rằng có một ông vua tên Phục Hy một hôm nằm mơ thấy 5 vị tinh tú ở trên trời xuống cây ngô đồng mà lập ra thang 5 âm: cung, thương, giốc, chủy, vũ.
Quan niệm âm nhạc chỉ là sự bắt chước thiên nhiên là quan niệm phiến diện, đơn giản hóa âm nhạc và phủ nhận vai trò sáng tạo của con người. Quan niệm âm nhạc do thần thánh tạo ra là quan niệm duy tâm do chưa đủ cơ sở khoa học để tìm hiểu nguồn gốc của âm nhạc.
Thực ra âm nhạc ra đời từ rất sớm khi con người còn đang ở thời kỳ nguyên thủy.
Có ý kiến cho rằng cùng với sự xuất hiện của tiếng nói thì âm nhạc cũng xuất  hiện. đã từ lâu người ta nhận thấy có sự giống nhau giữa âm nhạc và tiếng nói. Giai điệu âm nhạc không giống tiếng nói nhưng vẫn “nói” được. Sở dĩ như vậy! Là vì có một vài nguyên tắc biểu hiện tình cảm chung cho giọng điệu trong tiếng nói và trong âm nhạc. Trong giai điệu cũng như tiếng nói, nét đi lên thường biểu hiện sự tăng tiến của tình cảm. Còn nét đi xuống biểu hiện sự dịu lắng. Trong khi  nét  chuyển động bằng phẳng biểu hiện sự tiến triển điềm đạm của những xúc động. Còn quãng nhảy rộng biểu hiện một đà bay bổng của những xúc động ấy.
Tiếng nói chính là cơ sở để hình thành giai điệu (tuyến độ cao) trong âm nhạc.
Ta có thể so sánh tiếng nói của người Việt Nam và tiếng nói của người châu Âu! Thì sẽ thấy rõ tiếng nói có ảnh hưởng đến cấu trúc giai điệu như thế nào. Tiếng nói của người Việt Nam là ngôn ngữ đa thanh có dấu giọng. Do đó trong các bài hát giai điệu phải có cấu trúc quãng phù hợp với dấu giọng của lời ca. Còn người châu Âu trong giọng nói không có dấu giọng! Nên các bài hát không cần tuân theo quy luật trên. Trong một quốc gia nhiều các dân tộc khác nhau! Thì cũng có những làn điệu dân ca khác nhau phù hợp với phương ngữ của địa phương mình, tiếng nói của dân tộc mình.
Ở khía cạnh nhịp điệu của âm nhạc với nhịp  điệu của những động tác, cử chỉ  của con người cũng có mối tương quan như thế.
Nhịp điệu dồn dập trong nhiều trường hợp biểu hiện sự lo lắng, kích động, nhịp điệu ngắt quãng và đảo ngược biểu hiện sự xao xuyến, bối rối, nhịp điệu đều đặn và khoan thai biểu hiện sự vững vàng và điềm tĩnh. Cùng với âm điệu tiếng nói âm nhạc còn bắt nguồn từ  nhịp điệu lao động, là cơ  sở để tạo ra tiết tấu trong âm nhạc.
Ban đầu chỉ là những tiếng hò dô để thống nhất động tác làm việc của nhiều người, sau dần trở thành nhịp điệu tiết tấu của một làn điệu âm nhạc.
Nhịp sinh lý của con người như hơi thở, nhịp tim đập, bước đi cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành tiết tấu trong âm nhạc,  nhất là khi được thể  hiện vào các động tác nhảy múa (thể loại hành khúc là một thể loại có tiết tấu hình thành trên cơ sở bước đi của con người). Cấu trúc tiết nhạc, câu nhạc cũng phải dựa vào quy luật hơi thở của con người.
Chỗ giống nhau giữa âm nhạc với ngữ điệu của tiếng nói và với các cử chỉ giúp ta hiểu được nội dung ẩn náu trong những âm thanh của nó. Âm nhạc đã lấy từ ngữ điệu của tiếng nói và từ nhịp điệu của các động tác cái khả năng biểu hiện cảm xúc của chúng, đã phát triển vô hạn khả năng đó làm cho nó phong phú thêm. Biểu hiện các tình cảm, các tâm trạng, niềm say mê, đó là điểm mạnh nhất của âm nhạc.
Tóm lại:
Nghệ thuật âm nhạc xuất hiện từ thời sơ khai của con người. Các nhân tố như: âm điệu, tiếng nói, nhịp điệu lao động, nhịp sinh lý… tạo nên hai chất liệu quan trọng nhất của âm nhạc! Đó là tuyến độ cao (cao độ) và tuyến độ ngân (tiết tấu).
Trên đây là những khái niệm cũng như nguồn gốc của nghệ thuật âm nhạc. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm phần nào về âm nhạc.
Theo https://thanhnhacdinhcao.vn/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Dấu chấm thang – Chùm thơ của Trần Hương Giang 4 Tháng Sáu, 2023 Biết thương cuộc sống ta bà/ Đổi thay, tôi lại thiết tha yêu đời/ Dù ...