Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Giọt nắng yêu thương 2

Giọt nắng yêu thương 2

Tập 2

Nhà hàng khách sạn Hải Đăng được mở thêm phòng khiêu vũ, nên khách tới lui chơi đặt tiệc cưới hỏi, liên hoan sinh nhât mỗi ngày mỗi đông khách. Vợ chồng bà Trâm chủ nhà hàng cũng làc cô ruột của Nhật Uyên rất hài lòng về Lam Phượng. Tuy còn nhỏ tuổi, Phượng đã biết cách bố trí tiếp viên cho hợp lệ. Thái độ vui vẻ, nụ cười luôn nở trên môi của cô, khiến khách hàng thích ghé hơn trước.

Bà Trâm nói với anh trai (ba của Nhật Uyên):

- Con bé khá quá anh ạ. Giá mình có đứa bé giỏi giang như Lam Phượng sẽ chẳng lo việc làm ăn sa sút. Từ khi con bé vô làm, cứ như thần tài đem vận may tới cho gia đình em vậy.

Ông Nhật Xuân cười:

- Biết vậy thì đối xử với con bé rộng rãi một chút. Nó còn gánh nặng gia đình.

Bà Trâm gật đầu:

- Anh không cần nhắc, em cũng biết mình phải làm gì. Nếu học xong, con bé không đi làm chỗ khác, em định giao nhà hàng cho nó trông coi.

- Tin tưởng dữ vậy sao?

Bà Trâm trầm tĩnh:

- Thời buổi này tìm được cô gái vừa xinh đẹp, vừa nết na hiền hậu, không dễ đâu anh. Lam Phượng thông minh, nói năng mềm mỏng, sự giao tiếp lịch sự, tính nết thật thà, siêng năng. Em và anh Đăng thích lắm.

Ông Nhật Xuân điềm tĩnh:

- Vậy cô tài trợ cho con bé học đại học quản trị kinh doanh. Vài năm nữa, cô chú chỉ việc ngồi thu tiền bỏ vô két.

Bà Trâm ngần ngại:

- Em đang muốn con bé có mặt ở khách sạn cả ngày. Khách tới liên hệ đặt tiệc cưới hỏi, liên hoan, đều thích Lam Phượng. Bởi thế buổi tối khách sạn đông gấp hai ba lần ban ngày.

Ông Nhật Xuân nhăn mặt:

- Con nhỏ học giỏi thế, phải nghỉ thật uổng. Nhật Uyên đang nhờ anh chị tài trợ cho Lam Phượng.

Bà Nhật Xuân góp ý:

- Hay cô dượng bố trí thời gian để con bé vẫn làm một buổi như hiện tại. Học đại học thời gian thoáng hơn phổ thông, Lam Phượng làm thêm giờ buổi tối, chứ bỏ học tôi nghi con Uyên dám quậy tôi, ba nó và cô dượng tưng lên.

Bà Trâm gật đầu:

- Anh chị tính cũng phải. Con bé giỏi lắm, cứ như nó sanh ra để làm kinh doanh vậy.

Bà Xuân chợt hất hàm:

- Lam Phượng kìa. Con bé dễ thương thật. Khó tính cỡ "bà già" như tôi nhìn còn thích con bé. Nhật Uyên nhà mình nhờ con Phượng nên tính nết cũng dịu dàng, đoan trang hẳn.

Lam Phượng vào đến cửa, cô đã nhận ra vợ chồng ông Nhật Xuân và bà Trâm. Cô tươi cười đi thẳng đến bàn mọi người.

- Cháu chào cô chú. Chào cô Trâm, hôm nay cô chú rảnh rỗi hay sao mà ghé cô Trâm ạ. Cô không cho nhỏ Uyên theo cho vui.

Bà Nhật Xuân cười cười:

- Ối dào, đi đâu có Nhật Uyên dễ bị mọi người để ý lắm. Vì con nhỏ quậy kinh khủng. Cháu đi làm hả?

Lam Phượng lễ phép:

- Dạ cháu chuẩn bị vào ca chiều. Hôm nay đông khách không cô?

Bà Trâm hồ hởi:

- Chủ nhật mà, khách khứa đông nghẹt, cháu chuẩn bị tinh thần cho buổi tối nay. Một bữa tiệc sinh nhật với 50 khách mời, bao luôn phần khiêu vũ.

Bà Xuân ân cần:

- Gần thi rồi, bài vở cháu học nhiều chưa Phượng?

Lam Phượng cảm động:

- Cám ơn cô chú đã quan tâm, cháu cũng định vào tuần thi, xin nghỉ để học thêm bài.

Ông Nhật Xuân thở dài:

- Cháu định học bù à? Đuối sức lắm. Cháu ăn uống đã thiếu thốn, học kiểu đó không chừng vào thi lại đổ gục. Hay cháu sang bên chú, học với Uyên. Cô bồi dưỡng cho hai đứa luôn.

Lam Phượng cười gượng:

- Cháu quen rồi, cháu cũng biết mình phải thế nào. Nên nhất định cháu sẽ thi tốt. Bây giờ cháu xin phép.

Ông bà Xuân nhìn theo Lam Phượng trong lòng họ dâng lên một tình cảm vừa nể phục vừa quí mến cô bé. Mong sao tương lai không khắc nghiệt với con bé.

Buổi tối, khách ra vào tấp nập. Quầy thu ngân vốn yên tĩnh nhất trong nhà hàng. Vậy mà tối nay khách đến đặt tiệc, mua rượu, mua bia liên tục. Đông đến mức Lam Phượng toát mồ hôi vì làm việc luôn tay.

- Lam Phượng! Khách đặt tiệc sinh nhật, yêu cầu em lên trên phòng của họ.

Thu Lan tới trước quầy nói.

Lam Phượng cau mày:

- Có trục trặc hả chị?

Thu Lan lắc đầu:

- Mọi việc đều làm đúng yêu cầu của khách.

- Thế sao họ còn kêu em?

Thu Lan hạ giọng:

- Chủ nhân bữa tiệc nghe nói là bạn em. Nó muốn mới em.

Lam Phượng mói óc cố đoán ra đứa bạn nào sinh nhật hôm nay. Trong danh sách khách hàng đặt tiệc chỉ ghi "Bà Trường Toàn đặt sinh nhật cho con gái lần thứ 19".

Phượng mù tịt về ngày tháng năm sinh của bạn bè. Không phải vì cô vô tâm, là do cô không có điều kiện, nên ngoại trừ vài đứa thân trong lớp, Phượng không còn nhớ ai cả.

Lam Phượng trầm tĩnh đi qua phòng bà Trâm, cô nhỏ nhẹ:

- Cô trông quầy giùm cháu một lát.

Bà Trâm hỏi:

- Chuyện gì hả cháu?

Lam Phượng cười:

- Dạ! Cháu nghe chị Lan nhắn, chủ nhân bữa tiệc sinh nhật muốn gặp cháu.

Bà Trâm lo lắng:

- Thôi chết! Chắc sai sót gì nữa. Cháu giúp cô, đừng để họ buồn. Cô bé này thuộc dạng "tiểu thư" như con Uyên. Khó tính lắm.

Lam Phượng trấn an:

- Không phải chuyện bữa tiệc đâu cô ạ. Là họ muốn mời cháu dự sinh nhật.

Bà Trâm ngạc nhiên:

- Ủa, cháu quen con bé ấy?

Phượng lắc đầu:

- Cháu đang nghĩ mãi chưa ra ai quen mà mời cháu cô ạ. Cô giúp cháu trông quầy một chút. Cháu lên, kẻo không họ nghĩ mình làm phách.

Bà Trâm nhìn Lam Phượng thanh thoát trong bộ áo dài màu vàng chanh. Màu vàng khiến Phượng có chút gì đó kiêu sa, quí phái.

Gian đại sảnh được trang trí thật rực rỡ mùi hương hoa hồng toả ngào ngạt, Lam Phượng hơi dừng lại nơi đầu cầu thang khi mắt cô chạm ở bánh sinh nhật cao đến 9 tầng. Lần đầu tiên cô thấy ổ bánh lớn và cao như một toà tháp đủ màu.

- Lam Phượng, tưởng bạn không lên chứ!

Lam Phượng giật mình bởi tay cô được Ngân Hà kéo mạnh. Cô ngạc nhiên đến lặng người, Ngân Hà ăn mặc như một cô công chúa kiêu sa, lộng lẫy, chiếc áo đầm đính kim tuyến lấp lánh dưới ánh đèn.

Lam Phượng hỏi sau phút bất ngờ:

- Ngân Hà, sinh nhật của Hà sao?

Ngân Hà kiêu hãnh:

- Hà định dành cho Phượng một bất ngờ nên đã không báo trước. Phượng vô đây đi, bạn bè cả nhà.

Lam Phượng ngần ngừ:

- Ngại quá, vì Phượng không chuẩn bị quà.

Ngân Hà cười cười:

- Phượng đừng khách sáo. Bạn bè đến là vui rồi. Quà nhiều quá, Hà cũng không xài hết.

- Nhưng không ai đi sinh nhật lại đi tay không cả. Phượng chúc Hà một sinh nhật vui vẻ, chúc bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp. Quà sẽ gởi sau. Hà cũng biết Phượng còn phải làm việc.

Quốc Tuấn chợt đi đến, anh nói nhỏ:

- Không biết thì không đáng trách. Đã đến lại bỏ về mới là có lỗi. Phượng ở lại cho Hà vui, dù sao thì cũng là bạn bè chung lớp.

Phượng vẫn cương quyết:

- Xin lỗi, Phượng làm công ăn lương. Việc của Phượng không thể nhờ ai ngoài bà chủ. Bà chủ có việc phải về nhà.

Phượng cười thật hiền:

- Đừng buồn nha, ngày mai gặp lại.

Dứt lời Phượng đi thẳng một mạch xuống lầu.

- Ái chà! Chết…

Một tiếng kêu bật lên, khiến Lam Phượng hoảng hốt, đồng thời cô cũng nhận ra mình đang trong tay một người đàn ông.

Lam Phượng luống cuống gỡ tay ngườiđàn ông, cô ấm ức:

- Sao ông lại…

Phượng không nói được hết câu. Cô chợt nhận ra người vừa "ôm" cô chính là Trường! Oan gia ngõ hẹp, chẳng hiểu sao duyên nợ thế nào mà đi đâu cô cũng chạm phải anh ta.

Trường cười cười:

- Phượng à, cô sao vậy? Đi như bị ai đuổi, chẳng nhìn trước ngó sau gì cả. Đó đâu phải là tính cách của em. Xém chút nữa em hất văng tôi xuống đất.

Lam Phượng cắt môi:

- Phượng xin lỗi!

Trường cười hiền:

- Phượng lên trên làm gì vậy? Em không đứng quầy nữa hả?

Lam Phượng lắc đầu:

- Phượng lên trên có việc, mà anh Trường đi đâu có một mình vậy?

Trường nhún vai:

- Tôi luôn độc hành, thi thoảng mới tháp tùng bạn bè thôi. Đi hoài với bạn dễ loét bao tử lắm.

Lam Phượng bật cười:

- Thì anh đừng uống. Anh đã chọn bàn chưa? Thu Lan rảnh đấy, Phượng gọi cho anh nghe.

Trường nhăn mặt:

- Làm ơn tha cho tôi đi Phượng. Nãy giờ vào nhà hàng không thấy cổ, tôi đã mừng.

- Anh Trường, chờ em với.

Tiếng con gái lảnh lót vang lên, Phượng cười cười:

- Vậy mà biểu sô lô. Thôi Phượng xuống dưới, kẻo anh bị hiểu lầm tội nghiệp.

Lam Phượng đi ngang cô gái, cô hơi nhăn mặt khi gặp cái háy khó chịu của cô gái dành cho cô.

Lam Phượng nhếch môi. Cô ta tưởng được Trường đeo đuổi nên ghen! Chán thật. Con gái quả thật là phức tạp rối rắm, ở lớp cô đã thấy Ngân, Hà, Ngọc Nga, Hà Thanh, bây giờ gặp thêm cô gái này đẹp như vậy mà luỵ bọn đàn ông thì thật hết biết.

Lam Phượng lờ mờ nhận ra cô gái này từng đi chung với Ngân Hà đến đây. Hôm đó cô ta say khướt, Ngân Hà cũng vậy. Và Trường đã làm người anh hùng đưa hai cô về.

Chắc họ đến dự sinh nhật Ngân Hà. Bọn đàn ông đúng là bẻm mép, láo lếu. Anh ta đi có đôi có cặp, lại bảo sô lô. Lam Phượng thoáng nao buồn, hình như dạo này cô hay nghĩ đến người đàn ông tên Trường!...

Lam Phượng tới trường dự thi hai ngày rồi biến mất, bạn bè bàn tán xôn xao nhưng không ai biết Lam Phượng đi đâu. Ngay Nhật Uyên cũng mù tịt.

Quốc Tuấn lờ mờ đoán ra sự việc. Hôm sinh nhật Ngân Hà, gặp vào giờ chót, Ngân Hà đã lớn tiếng gọi Phượng lên. Bà chủ nhà hàng vì không muốn khách bất mãn đã năn nỉ Phượng lên lầu.

Ngân Hà ép Phượng cùng nhảy với cô ta một bản. Phượng từ chối vì cô ta không biết nhảy, Ngân Hà đã có hơi rượu nên mặc kệ lời nói của Phượng. Mấy chục cặp mắt nhìn vào Phượng nửa thương hại, nửa thích thú.

Lam Phượng giận kinh khủng. Nếu không vì miếng cơm manh áo của gia đình, Phượng dám xô Hà té luôn.

Cô mím môi như trôi đi theo nhịp kéo của Ngân Hà. Vì không quen và bỗng dưng bị choáng, Phượng đã đạp mũi giầy lên chân Hà. Ngân Hà kêu khóc ầm ĩ, nhiếc mắng Phượng đủ điều, cho rằng Phượng cố tình hạ nhục cô ta.

Lam Phượng khổ sở:

- Tôi chóng mặt quá cũng không biết nhảy, lỡ rồi, tôi xin lỗi.

Ngân Hà chua ngoa:

- Muốn gãy ngón chân người ta, chỉ một lời xin lỗi thôi ư?

Lam Phượng bất mãn:

- Vậy thì muốn Phượng phải làm sao? Hay là đến phòng khám, nếu thương tích Phượng sẽ lo tiền thuốc.

Ngân Hà cay cú:

- Phải rồi, người ta bây giờ lương cao tiền nhiều, khách thương cũng nhiều nên nói giọng thấy ghét. Tôi không cần đến thuốc thang. Một điều kiện nhỏ thôi.

Lam Phượng mím môi:

- Được, mười điều cũng được.

Ngân Hà lạnh lùng:

- Hãy cúi xuống dùng lưỡi liếm vào vết đau cho Hà, mẹo vặt của dân gian đấy, Phượng làm đi.

Lam Phượng lại không ngờ Ngân Hà lại quá đáng như vậy. Lòng tự trọng trong cô trỗi dậy ngùn ngụt, Phượng nghiến răng:

- Không, mày tưởng mày là ai? Què thì quá lắm pháp luật cũng bắt đền tiền thuốc. Chứ cái kiểu khinh người như cỏ rác của mày tao có chết cũng không làm.

Dứt lời Lam Phượng bật dậy bỏ đi, Bích Huệ chụp tay cô:

- Cô bé, chuyện chưa giải quyết xong.

Lam Phượng nhếch môi:

- Chị nói đi, nếu là chị, thì chị có làm không? Tôi nghe nói chị là bác sĩ. Vậy chị kết luận về sự vô ý của tôi coi?

Ngân Hà kêu lên:

- Chị Huệ, chân em nhức lắm!

Quốc Tuấn nãy giờ làm người bàng quan, nay anh bất bình lên tiếng.

- Ngân Hà đừng đối xử với Phượng như vậy? Chúng ta là bạn mà.

Ngân Hà rú lên:

- Ai làm bạn với hạng vũ nữ như nó. Chẳng qua nó giả nai đấy. Con gái làm nhà hàng, nói không biết nhảy ma khô mới tin nổi.

- Tao nghèo nên phải đi làm. Nhưng tao trong sạch, không có tâm địa ác độc như mày. Mày ghét tao, thiếu gì cách xử sự. Tại sao mày một hai lôi tao lên đây. Trước hàng trăm con mắt, mày cũng như tao thôi. Tao xấu xa, sao mày còn dìu nhảy nhỉ?

Lam Phượng gạt mọi người chạy xuống lầu. Quốc Tuấn định chạy theo, song anh bị Ngân Hà kéo lại. Tuấn kịp thấy Trường đuổi theo Phượng.

Tiệc tan, mọi người ra về. Quốc Tuấn không thấy Phượng ngồi ở quầy.

Lam Phượng nghỉ làm, nghỉ học ôn luôn cho đến ngày thi. Phượng đến đúng phòng, thi xong là về ngay. Bởi cô học giỏi, làm bài nhanh.

Quốc Tuấn chặn Nhật Uyên:

- Lam Phượng đâu Uyên?

Nhật Uyên thở dài:

- Loáng cái, nó đã biến mất.

- Uyên tới nhà Phượng chưa?

- Cả tỉ lần. Nhưng luôn được trả lời "chị Phượng đi làm xa rồi". Tức chết được, dù mắt nhìn thấy áo quần nó phơi bên hàng ba.

Quốc Tuấn tư lự:

- Còn công việc, Phượng nghỉ luôn à?

Nhật Uyên buồn bã:

- Cả tháng nay, cô của Uyên cũng cho người tìm Phượng. Nhưng chịu, không biết nó làm gì nữa. Mình còn làm bài, nó đã nộp bài rồi đi về, còn đâu tìm nó. Nhiều khi tôi tức, muốn đập con Hà một trận quá.

Trong lúc mọi người tìm kiếm Phượng thì Phượng đang làm việc cho một phòng khám tư nhân. Nhờ thông minh chỉ hai hôm, cô đã biết hết tên thuốc và từng loại thuốc dùng cho loại bệnh gì. Công việc tuy bận rộn một chút nhưng Phượng thấy yên tâm hơn, nhất là bệnh nhân, ai cũng tỏ ra mến cô và nơi này không có ánh mắt khinh khi của những người như Hà, như Nga, như Hà Thanh…

Hôm ấy Lam Phượng ôm mặt khóc ngất, vừa chạy cô vừa khóc, mặc kệ bà Trâm gọi, Phượng cứ lao ra cửa như người mất trí. Tiếng thắng của xe nghiến rin rít trên mặt đường, tiếng chửi thề độc miệng của tài xế khiến Phượng giật mình. Cô càng khóc to hơn khi thấy mình chỉ cách đầu xe hai bước chân.

Trường kéo tay cô:

- Phượng, em không sao chứ?

Lam Phượng bần thần lắc đầu.

Trường xin lỗi người tài xế, nói cô là con gái, buồn nên không suy nghĩ. Người tài xế trước khi cho xe chạy còn nói vuốt:

- Xinh đẹp như cô, lần sau muốn tự vẫn nên tìm một sợi dây hay một liều thuốc. Thân xác sẽ nguyên vẹn, chớ lao vào xe, đau đớn lắm.

Trường khoác tay cô thật tự nhiên. Anh dìu cô vào lề đường, giọng thật ấm:

- Tôi đưa Phượng về?

Lam Phượng bất chợt gục vào vai Trường khóc mùi mẫn:

- Rốt cuộc chỉ còn anh là đi theo tôi. Quốc Tuấn là bạn tôi ba năm, khi tôi đau đớn, bị người khác chà đạp, Tuấn đã không thể bảo vệ tôi. Tôi không ngờ bạn bè với nhau. Ngân Hà lại dùng thủ đoạn để nhục mạ tôi.

Trường dịu dàng:

- Đừng khóc nữa, chuyện nhỏ thôi, em để bụng làm gì.

Lam Phượng chậm rãi:

- Tôi hết muốn làm nữa. Tôi biết từ mai Ngân Hà sẽ đến tìm tôi ngày một. Anh cho tôi một lời khuyên đi Trường, tôi rối rắm quá.

Lam Phượng được Trường đưa về tận nhà. Qua hôm sau anh đến tìm cô và dẫn cô đến phòng mạch của bạn anh bên quận 5. Hơi xa nhà một chút nhưng Phượng thấy vậy có lẽ tốt hơn.

Bác sĩ Huấn đã có vợ và một cô con gái lên hai tuổi. Vợ bác sĩ làm bên công ty vàng bạc đá quí thành phố. Bác sĩ Huấn đã có một dược sĩ chuyên bán thuốc, một trợ lý. Nay nhận thêm Phượng vào công việc y tá phòng mạch. Tất nhiên lương không bằng ở nhà hàng Hải Đăng nhưng lại khiến Phượng vui vẻ trở lại.

Buổi chiều thi xong môn cuối, Phượng thoáng nao lòng, cô nghĩ đến mái trường vào những ngày mai không còn cô tới nữa. Buồn vui tủi hận của 12 năm đèn sách, xin giã biệt từ đây. Phượng muốn nói chuyện với Uyên, nhưng nghĩ đến Ngân Hà… cô lại thở dài. "Tao đành là người vô ơn vô nghĩa với mày vậy Uyên. Cuộc đời này tao bằng mọi giá phải vươn lên, phải giàu có. Khi ấy tao sẽ gặp mày".

Lam Phượng thì thầm, cô đi như chạy ra khỏi cổng trường.

Trường chờ cô trên chiếc Su 125 phân khối màu đen. Anh hỏi bằng giọng quan tâm:

- Em làm được bài không Phượng?

Lam Phượng cười nhỏ:

- Chắc chắn đậu, chứ không đến nỗi tệ. Anh Huấn nói, hôm nay anh Trường đi Huế kia mà?

Trường cười cười:

- Công việc cũng còn thư thả được. Anh muốn chia sẻ với Phượng niềm vui làm bài. Bây giờ anh mời Phượng đi ăn tối nha.

Lam Phượng bật cười:

- Trời ạ, mới hơn ba giờ chiều, anh đã nói ăn tối, nghe kỳ quá.

Trường tỉnh bơ:

- Uống nước rồi đi ăn. Hôm nay Phượng được nghỉ phải không?

Lam Phượng gật đầu:

- Anh Huấn có việc phải về quê vài ngày. Em được nghỉ, đang buồn vì ở không chán lắm.

Trường do dự:

- Phượng nhất định không thi đại học à?

Lam Phượng thở dài:

- Tâm nguyện của ba em, muốn em học thành tài. Nhưng bây giờ, gia đình cần những đồng tiền của em hơn.

Trường nhìn Phượng, giọng ân cần:

- Anh nghĩ, em cứ tiếp tục học, nếu cần anh sẽ tìm việc khác cho em với mức lương cao hơn.

Lam Phượng từ tốn:

- Anh giúp em nhiều rồi. Để có một việc làm như em hiện nay, thật không dễ kiếm. Nếu nghỉ học, em sẽ dành buổi tối vào việc bán bánh như cũ. Anh Huấn cho em ngồi trước cửa rồi.

Trường kêu lên:

- Trời đất, thì ra Phượng đã tính sẵn cho mình một con đường. Em không nghĩ đến tương lai của mình à?

Lam Phượng trũng buồn:

- Hai đứa nhỏ của em, cần có thời gian để học. Lam Hồng năm tới học lớp 12, chi phí học sẽ tốn kém vì con bé học yếu hơn em và Nam.

Trường thở ra:

- Em cũng không thể quên mình được. Học đại học sau này em dễ tìm việc làm, dễ vươn lên. Em không thể bỏ phí tài năng của mình, chôn vùi ước mơ trong lớp áo người làm công.

Lam Phượng nhếch môi:

- Và anh sợ quen biết kẻ bần hàn như Phượng?

Trường nhìn xoáy vào cô qua thành ly cà phê đá đang nhạt màu, anh trầm tĩnh:

- Nếu anh khinh khi em, anh đã không tự làm quen với em? Xã hội có người nọ người kia, anh không bao giờ có ý coi thường em. Anh chỉ muốn em có tương lai hơn thôi.

Lam Phượng cắn môi:

- Em xin lỗi, người nghèo thường mặc cảm nhiều. Là em tự vạch tương lai của em, chứ ngoại em, dễ dầu gì bà chịu.

Trường bỗng nồng nàn, anh nhẹ cầm bàn tay Phượng, những ngón tay hình tháp bút, dù vất vả vẫn trắng muốt, móng hồng hồng thật xinh, Phượng không rút tay về, mắt cô chạm ánh lửa nồng nàn trong mắt anh. Phượng thoáng bối rối lo lắng. Cô không rút tay về, những ngón tay cứ rung nhẹ.

- Lam Phượng, anh muốn được chia sẻ cùng em những toan lo của cuộc đời, em không từ chối chứ?

Lam Phượng cúi đầu, hàng mi dài rợp che ánh mắt buồn. Cô nói nhỏ:

- Anh không sợ thiệt thòi à? Khi có người bạn thua kém mọi người như em? Tại sao anh từ chối chị…

Lam Phượng chớp mắt, câu nói dang dở bởi tiếng người gọi thật khắc khoải:

- Anh Trường! Thì ra anh bận đưa con bé hộ lý đi chơi.

Trường chau mày, giọng lạnh tanh:

- Bích Huệ, điều đó liên can gì đến em? Tôi hứa với em chuyện gì à?

Bích Huệ chát chúa:

- Là mẹ anh, bác mời gia đình tôi qua dùng cơm trưa, nhưng anh đã vắng mặt, kèm câu nói của mẹ anh: "cháu nó kẹt khách hàng".

- Chuyện mẹ tôi mời ai là quyền của bà, tôi vô can trong việc này.

- Anh nỡ nói với em như vậy à? Chúng ta quen biết nhau đã lâu. Mẹ anh đã hứa nhận em là con dâu. Em có gì không bằng người ta? Hay là "mô đen" của các em bây giờ, thích hoa đồng cỏ nội?

Trường xiết nhẹ những ngón tay của Lam Phượng. Anh biết cô đang tủi thân ghê gớm. Bích Huệ thật quá quắt, đã vậy anh không cần khách sáo. Trường nhếch môi:

- Cô nghĩ cô là ai? Người có học, lại làm bác sĩ, là người tự trọng, tấm lòng nhân hậu. Bởi "Lương y như từ mẫu". Con người cô độc ác, nhỏ mọn. Đừng có mơ mộng. Mười lần mẹ tôi cũng không áp lực nỗi tôi đâu.

Bích Huệ kêu lên:

- Trường! Anh vì con nhà quê này mà mạt sát em à? Tại sao anh lại đối xử với em như thế.

- Vì cô chỉ đáng nhận những lời lạnh lùng nhất.

Bích Huệ phẫn nộ:

- Anh… tôi không ngờ anh lại tráo trở như vậy. Tôi không chịu thua dễ dàng đâu. Không ăn được tôi cũng quậy cho tanh banh luôn.

- Huệ à, chuyện gì mà em lớn tiếng vậy? Ai đây em?

Tiếng người đàn ông trạc tứ tuần, ăn mặc đàng hoàng đi tới, đặt tay lên vai Huệ hỏi.

Bích Huệ bối rối:

- Không có gì đâu anh? Họ là bạn của em.

Trường hơi bất ngờ trước sự thay đổi của Huệ. Thái độ của người đàn ông cho anh nhận xét, Bích Huệ đang là tâm điểm của anh ta.

Trường cười nửa tiếng:

- Chào anh. Anh là bạn của Huệ à?

Người đàn ông vui vẻ:

- Cô ấy chưa giới thiệu cho hai bạn biết tôi là chồng sắp cưới của Huệ à.

Bích Huệ thảng thốt:

- Anh Hùng! Anh…

- Ôi, coi em kìa, đã là bạn, trước sau gì họ không biết mối quan hệ của chúng ta.

Bích Huệ quê sượng mặt, khi bắt gặp ánh mắt nheo nheo giễu cợt của Trường. Cô đành kéo tay Hùng:

- Mình đi thôi, kẻo làm kỳ đà cản mũi của Trường, ảnh trách nữa.

Hùng hơi nhướng mắt khi nghe Huệ gọi tên Trường một cách nhẹ nhàng. Song anh ta đã bị Huệ kéo tuột đi.

Trường nhếch môi:

- Đời đúng là một màn hài kịch. Em thấy sao Phượng?

Lam Phượng bẻ bẻ những ngón tay cô nói nhỏ:

- Thấy mình chỉ là bông cỏ may đứng bên đường nhìn mọi người đi qua.

Trường nhăn nhó:

- Em trách anh? Khờ quá Phượng ơi. Bích Huệ vốn kiêu hãnh, giàu có lại bám vào mối quan hệ giữa hai gia đình, định trói buộc anh. Anh không yêu cô ấy. Bởi tuy giàu, cô ấy vẫn đam mê ánh kim tiền. Là bác sĩ mà không hề nhân ái. Anh sợ phụ nữ ích kỷ lắm. Huệ từng là bạn anh, em nghe rồi đấy, cô ta vừa lớn tiếng trách anh, nói yêu anh. Ôi trời, rốt cuộc cô ta đã có sẵn một "cua rơ" bên cạnh. Giả dối là điều anh ghét nhất. Hứa với anh sẽ không thèm nhớ đến những gì Huệ nói đi Phượng.

Lam Phượng thở dài:

- Em có quyền gì để trách chị ấy? Tính em kỳ lắm. Ai đã nặng nhẹ em một lần. Em nhớ suốt đời ấy.

Trường trầm giọng:

- Anh yêu em, ngần ấy đủ cho em có quyền đối kháng Huệ rồi.

Lam Phượng thẩn thờ:

- Không! Xin anh đừng đùa giỡn với sự nghèo khổ của em. Em không thể.

Trường nồng nàn:

- Là anh nói thiệt. Lẽ ra anh chưa nói bởi anh không muốn em nghĩ sai về anh. Anh không chấp nhận bất kỳ ai dám coi thường em.

Lam Phượng nói lảng:

- Em phải về. Trễ rồi.

Trường cười hiền:

- Chưa ăn cơm, về sao được.

- Nhưng hai đứa nhỏ chờ cơm em tội nghiệp. Chiều nay mẹ em qua bà Ngoại, chắc ở lại đến mai. Ngoại có chuyện gì đó muốn nói. Em không muốn hai đứa nhỏ buồn.

Trường gật gù:

- Về cũng được, phải cho anh ăn ké kìa. Anh lỡ nói với mẹ chiều không ăn cơm nhà.

Lam Phượng thản nhiên:

- Sợ anh ăn cơm nhà nghèo, nuốt không vô.

Trường cười cười:

- Em coi anh là hoàng đế chắc. Anh từng có 5 năm du học xa nhà, có hôm cả ngày chỉ duy nhất khúc bánh mì khô queo.

- Là anh nói, thử ăn rồi biết.

Cả hai rời quán nước trở về nhà. Lam Phượng chợt bâng khuâng khi nhớ đến câu nói của Trường. Yêu ư? Tình yêu có thật không? Nó đến lúc nào sao cô không nhận thấy? Trái tim cô thì sao? Lam Phượng không lý giải được lòng mình. Chỉ thấy mỗi lúc ở bên Trường, cô luôn có cảm giác bình an. Nhớ lại buổi tối ở nhà hàng Hải Đăng. Cô nghe nỗi uất hận giăng kín tâm hồn. Nếu được phép có lẽ cô đã không bỏ chạy. Cô đã xé nhỏ Ngân Hà thành trăm mảnh.

Trớ trêu thay, cô đã không thể làm điều ấy. Càng biết rõ, cô sẽ không thể làm ở nhà hàng nữa. Bỏ một chỗ làm "ấm thân" tiền bạc rủng rỉnh mà rất trong sạch, cô tiếc lắm. Nhưng đành vậy, chứ Ngân Hà sẽ đến đó mỗi ngày, sự ầm ĩ vừa mất khách vưa tai tiếng, nên cô quyết định bỏ việc. May sao Trường đã kịp giúp định bỏ việc. May sao Trường đã kịp giúp cô có công việc mới. Từ ấy tình cảm cô dành cho anh đã khác. Lam Phượng vẫn không bao giờ nghĩ có ngày anh sẽ nói lên ba chữ ấy vào chính lúc trớ trêu nhất.

Cô đã nghe lời tỏ tình của anh ngọt ngào, ấm áp. Trái tim buồn tủi của cô có mở cửa đón nhận tình anh không? Phượng ơi!

Bà Hảo nhíu mày:

- Chị nói sao? Thằng Trường nhà tôi đã mắng Bích Huệ à? Có lý nào? Nó là thằng đàn ông có tư cách. Là tôi nói thiệt tình, chớ không phải "mèo khen mèo thiệt tình, chớ không phải "mèo khen mèo dài đuôi". Nó đâu xử sự theo kiểu thất học.

Bà Bích buồn buồn:

- Biết là chị không tin. Vì con mình ai không bênh vực, dẫu xấu tốt cũng là con mình mà. Bích Huệ về nhà, khóc cả buổi tối, tra gạn mãi nó mới chịu nói. Tôi còn không tin nữa kìa.

Bà Hảo nóng ruột:

- Bích Huệ có nói lý do vì sao thằng Trường như thế không chị?

Bà Bích hạ giọng:

- Chị nghe rồi thì bỏ đi, đừng nhắc lại cho cậu ấy nghe, không thôi cậu ấy lại mắng Bích Huệ.

- Chị đừng lo. Trước nay tôi luôn quí mến Bích Huệ. Tôi sẽ không tha thứ cho con trai tôi, nếu nó làm con bé buồn. Chị nói đi.

Bà Bích ngần ngừ:

- Bích Huệ thấy Trường ngồi trong quán với một cô gái khá đẹp, cử chỉ thân mật. Cô gái kia cũng vậy. Chị từng yêu nên thông cảm cho con gái tôi. Nhìn cảnh ấy nó xốn xang quá nên nó đã không kìm được sự nóng nảy.

Bà Hảo kêu lên:

- Không kềm được? Chả lẽ Bích Huệ xông vào đánh người ta?

Bà Bích mềm mỏng:

- Làm gì cháu nó dám, chỉ là những câu nói thôi. Bích Huệ được giáo dục cẩn thận, lại có địa vị xã hội, nó đâu dại dột đánh mất nhân cách của mình. Lời qua tiếng lại, cuối cùng cô gái kia đã thản nhiên nói: "Tôi yêu anh Trường. Chúng tôi sẽ cưới nhau trong dịp Giáng sinh" Bích Huệ sững sờ không nói được câu nào. Còn cháu Trường thì im lặng.

Bà Hảo mím môi:

- Đám cưới à? Dễ dàng như vậy sao?

Bà Bích vuốt dài:

- Coi chị kìa, không phải chị vẫn mong con trai cưới vợ hay sao? Thôi thì con Huệ nhà tôi vô duyên không được con chị đoái hoài. Nghe Bích Huệ nói con bé ấy xinh lắm. Tôi cũng muốn chị có dâu có cháu. Ngặt nỗi sợ cô ta thấy cháu Trường giàu có nên rù quến để chiếm gia tài. Chứ cỡ cô ta làm sao Trường yêu được. Tôi sợ cô ta cho Trường uống bùa ngải.

Bà Hảo bật lên:

- Không! Con dâu của tôi nhất định phải hiền thục, gia đình đàng hoàng. Nếu không, thà tôi không có con.

Bà Bích giấu ánh mắt đắc ý thật nhanh. Bà đứng lên:

- Thôi mà chị. Con cái nó thương ai thì gả cho người ấy. Phần phước là bởi duyên tròi. Tôi phải về.

Bàhảo thở ra:

- Chị nói sẽ ăn cơm trưa cùng tôi mà. Bây giờ đòi về là sao?

Bà Bích nhẹ nhàng:

- Tôi xin lỗi, hẹn bữa khác. Tôi phải về để đưa Bích Huệ đi công chuyện.

Bà Hảo gật đầu:

- Tôi không giữ chị nữa. Chị về cho tôi gởi lời thăm Bích Huệ. Nói nó rảnh ghé tôi chơi.Tôi muốn nó mãi mãi là người nhà tôi.

Bà Bích mừng lắm, bà Hảo đã nói thế, con gái bà vẫn còn hy vọng mà. Đàn ông ở đời này thiếu gì kẻ đẹp trai. Là bà muốn con gái bà trọn đời sung sướng khi trở thành co dâu bà Hảo. Bà không thể thua cuộc.

Tiễn bà Bích về khỏi. Bà Thảo nằm trên ghế nên phòng khách suy gẫm lại những điều bà Bích kể. Thật ra bà không lạ gì tính bà Bích từ hồi con gái bà ta đã nỗi tiếng "Điêu Thuyền" bà ấy hay nói bậy bạ những chuyện không hề có. Bích Huệ không thể là bản sao của bà Bích vì cô được ăn học tử tế.Câu chuyện bà Bích kể cứ ám ảnh bà mãi.

Trường ngạc nhiên khi thấy mẹ ở phòng khách:

- Mẹ! Mẹ có chuyện gì à?

Bà Hảo mở mắt:

- Mẹ đã có biểu hịên gì để con nói thế hả?

Trường vô tình:

- Mẹ có vẻ buồn, đăm chiêu thật nhiều. Hay ba con gặp chuyện gì?

Bà Hảo gắt nhẹ:

- Phỉ thui miệng con đi. Ba con vừa gọi điện về, nói rất nhớ nhà. Song công việc còn lu bu, phải tuần tới ba con mới về được. Trường! Mẹ muốn hỏi con một chuyện.

Trường ngồi xuống bên mẹ, anh từ tốn:

- Mẹ dạy con chuyện gì, con xin nghe.

Bà Hảo sau một hồi suy nghĩ, bà chậm rãi:

- Bao giờ con dẫn bạn gái về gặp mẹ?

Trường hơi bất ngờ. Anh nghĩ do mẹ lúc nào cũng hối anh lấy vợ, nên muốn gây áp lực với anh. Chứ mẹ không biết chuyện anh và Phượng. Trường cười cười:

- Bạn gái con thì nhiều. Mẹ muốn con đưa ai tới nhà hả mẹ? Hay đợi đến sinh nhật con đi. Ngày ấy mẹ sẽ gặp nhiều bạn con đấy.

Bà Hảo nghiêm nghị:

- Cô bạn con đang quen kìa.

Trường chau mày:

- Mẹ nói sao ạ? Con đang quen ai? Mẹ theo dõi con à.

Thấy vẻ mặt khó chịu của con trai, bà Hảo hơi ngại, gì chứ Trường mà giận nó sẽ giận luôn bà, nếu bà không đúng. Nhưng mà chuyện Bích Huệ kể cứ ám ảnh bà mãi. Bà phải nói, không thôi bà khổ sở vì con trai bị lừa gạt mất. (Là mẹ Bích Huệ nói con bé kia tính làm tiền con bà).

Bà Hảo trầm giọng:

- Con bé bán hàng ở khách sạn Hải Đăng gì đó. Con quen thế nào hả Trường?

Trường lành lạnh:

- Ai nói với mẹ chuyện này. Phải Bích Huệ không?

- Điều đó không cần thiết. Mẹ muốn con thành thật.

- Con không giấu ba mẹ. Chỉ vì chưa có điều kiện. Là con thích người ta, chứ cô gái ấy đâu chịu con, mà mẹ đòi con dẫn họ về.

Bà Hảo ngỡ ngàng:

- Con… Mẹ nghe lầm không? Một người thanh niên đào hoa, địa vị xã hội thuộc hạng tầm cỡ. Hoạ có điên mới từ chối lời tỏ tình của con. Trường à, mẹ nghe nói cô ta không đàng hoàng. Con gái đi bán bà phê làm không đàng hoàng. Con gái đi bán cà phê làm ở vũ trường, quen qua đường còn tha thứ được. Chớ con si mê họ, tai tiếng lắm.

Trường gằn gằn:

- Mẹ nghĩ vậy? Hay ai đó đã xúc xiểm với mẹ. Con người ta ai không muốn tốt đẹp. Vì hoàn cảnh người ta phải vào đời sớm. Đâu phải ai đi làm ở những nơi ấy đều hư hỏng hả mẹ? Cô bé ấy vì gia đình, phải học một buổi, tối đi bán, nhưng là ngồi quầy tính tiền thu ngân. Cũng vì không chịu nổi ánh mắt khinh khi của bạn bè. Cô ấy đã bỏ chỗ làm lương cao ấy, để vào làm nơi cực khổ hơn. Con lớn rồi, có đủ tư cách để lo cho cuộc đời con. Con xin lỗi nếu làm mẹ buồn. Nhưng tuyệt đối con không lấy người ba mẹ chọn đâu.

Bà Hảo thở dài:

- Hồi sáng này, mẹ con Huệ có ghé mẹ. Dù sao con và Huệ cũng có thời gian quí mến nhau. Không là vợ chồng, cũng tình bạn, con chẳng nên đối xử lạnh nhạt với Bích Huệ, mẹ áy náy lắm. Ba mẹ không lạc hậu ép duyên con. Con liệu sao ấy tuỳ. Mẹ không chê ai nghèo cả, vì mẹ cũng từ nghèo mà vươn lên. Nhưng con gái mà làm những nghề ấy, thật sự mẹ không chấp nhận.

Trường nhếch môi:

- Thì ra vậy? Bà Bích thay con gái sang nói xấu con cho mẹ nghe. Tầm thường đến mức ấy, con không coi cô ta là bạn nữa.

Bà Hảo kêu lên:

- Bích Huệ đường đường là bác sĩ, nghề nghiệp và ngoại hình đều tốt. Nó yêu con, tại sao con lại ghét nó mà đi cặp với hạng con gái không ra gì?

Trường cười nhạt:

- Mẹ chỉ biết như vậy về Huệ? Con đã một thời nghĩ thế về cô ta. Thậm chí có lúc muốn ngỏ lời cầu hôn nữa. May cho con lẫn gia đình mình còn phước nên con đã không chấp nhận cổ. Bích Huệ đang cặp với một người đàn ông lớn hơn con chục tuổi. Anh ta giới thiệu là chồng sắp cưới của Huệ.

Bà Hảo sạm mặt:

- Con không đặt chuyện chứ? Bà Bích còn muốn hai đứa con đám cưới?

Trường nhún vai:

- Mẹ tin con không?

- Không tin con, mẹ tin ai?

Trường cười hiền:

- Tất cả những gì con nói đều là sự thật. Con chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Anh chàng kia hợp với Huệ hơn con. Mẹ chờ đi, nhất định chúng ta nhận được thiệp của Huệ. Mẹ còn bực mình nữa nếu con nói tại quán đi chung anh chàng kia, Huệ dám nói không lấy được con sẽ quậy con tan nát nữa kìa.

Bà Hảo sầm mặt:

- Không ngờ con người xinh đẹp học thức đầy người như nó, mà sống cũng xấu xa như vậy. Mẹ nhất định không tha thứ cho kẻ nào dám bôi nhọ con của mẹ.

Trường ôm vai bà Hảo:

- Thôi mẹ ơi, chuyện đâu còn đó. Mình là đàn ông đâu xấu hay mất danh dự gì, nếu người ta thích bôi nhọ mình cứ để họ làm. Con đói bụng rồi, mẹ có gì cho con ăn chút không?

Bà Hảo cười cười:

- Tưởng con quên cơm nhà rồi chứ. Mẹ ăn một mình buồn chết được. Có canh chua cá lóc, mẹ hâm nóng đã, xuống ăn ngay nghe con.

Trường reo lên:

- Con khoái món canh chua này nhất. Mẹ, con sẽ ăn hết nồi cơm đấy.

Bà Hảo lườm dài:

- Bẻm mép vừa thôi cậu. Ờ mà hôm nào dẫn con bé về đây chơi nha con.

Trường cười cười không nói.

Lam Hồng khóc dấm dứt:

- Con sợ quá Ngoại ơi. Tại sao mẹ con lại đau như thế.

Bà Mười nuốt nghẹn, vỗ vai cháu:

- Đừng có như thế Hồng. Cháu khóc sẽ khiến Lam Phượng rối lòng, nó đâu còn sức lo cho mẹ.

Lam Hồng quẹt nước mắt:

- Chị Hai khổ quá Ngoại ơi. Chị ấy đỗ thủ khoa, được cấp học bổng toàn phần để học đại học. Bây giờ mẹ cháu mắc chứng bệnh nan y, làm sao chị Hai đi học. Tiền đâu lo cho mẹ?

Bà Mười chua chát:

- Ngoại không dè mẹ cháu lại gặp đau thương như vậy. Cháu bình tĩnh coi bác sĩ nói sao? Chuyện đi học của Lam Phượng chắc phải bỏ rồi.

Lam Phượng từ phòng bác sĩ trưởng khoa đi ra, nét mặt cô như già hẳn, mi mắt đỏ mọng.

Bà Mười cầm tay cô hỏi:

- Người ta nói thế nào?

Lam Phượng nghẹn ngào:

- Mẹ cháu bị ung thư vú giai đoạn cuối rồi. Mổ cũng không cứu được mẹ khỏi tay tử thần. Cháu không muốn như thế ngoại ơi.

Bà Mười oà lên:

- Ông trời sao cay nghiệt. Lá vàng cứ lay lắt mãi trên cây, ông bắt lá xanh rụng rơi về cội là sao? Chồng vừa giỗ đầu, nay vợ lại đau không thể chữa. Tại sao ông lại đày đoạ mấy đứa cháu tôi, chúng có tội gì không hả trời?

Bác sĩ Việt đặt tay lên vai bà, khẽ nói:

- Gia đình chẳng nên tốn kém tiền một cách vô ích nữa, vì thuốc cũng không thể cứu được người. Chúng tôi xin lỗi gia đình trước cái chết của bệnh nhân mình biết mà không thể cứu. Hãy cho bà ấy ăn những món bà ấy thèm.

Lam Hồng khóc nức nở:

- Bác sĩ ơi, cháu không muốn nhìn mẹ cháu đau đớn mỗi ngày. Bác sĩ, còn nước còn tát, cứ để mẹ cháu ở đây bên bác sĩ và đầy đủ thuốc.

Lam Phượng cũng nói:

- Em cháu nói đúng đấy. Bác sĩ, dù chi phí thuốc men cao cỡ nào, cháu cũng lo cho mẹ đầy đủ. Thà mẹ ra đi giữa thầy thuốc, cháu đỡ day dứt hơn để mẹ ra đi giữa căn nhà chỉ có duy nhất tình thương. Có nhiều cái tình cảm cần, nhưng không thể cứu con người qua cơn bệnh tật.

Bác sĩ Việt từ tốn:

- Gia đình muốn vậy, thì cứ để bà ở lại. Chúng tôi sẽ hết lòng chăm sóc cho mẹ các cô.

Bà Vân gầy rộc, xanh xao đến nao lòng. Bà vừa thoát khỏi cơn bệnh trầm uất sau gần 10 tháng ông Hiệp mất đi. Mẹ con vui vẻ bên nhau chỉ vài tháng. Bà chợt nghe đau đớn từng cơn nơi lồng ngực. Bà giấu các con, đi khám bệnh, được bác sĩ báo kết quả. Bà suy sụp hoàn toàn. Song không đủ can đảm nói cho các con biết. Trọng Nam sau đợt thi đấu toàn quốc đã được đội tuyển Karate quốc gia giữ lại ngoài Hà Nội để đào tạo bồi dưỡng thành vận động viên cấp quốc gia. Mọi chi phí ăn học đều được nhà nước lo hết. Ở bên bà chỉ còn hai cô con gái. Lam Phượng vẫn tranh thủ đi làm lấy tiền lo cho gia đình. Lam Hồng vào năm này cũng biết phụ giúp chị buôn bán. Cuộc sống của mấy mẹ con tạm không thiếu hụt là nhờ tài xoay xở của Lam Phượng. Vậy mà…

Bà Vân chớp đôi mắt u buồn, khẽ hỏi Lam Hồng:

- Sao không để mẹ về? Nằm đây tốn kém lắm, làm sao các con lo được?

Lam Hồng nắn nắn bờ vai mẹ, cô nói nhỏ:

- Mẹ yên tâm dưỡng bệnh, mọi việc rồi sẽ qua. Tiền bạc, ngoại có cho chị em con một ít.

Bà Vân thở dài:

- Một đời Ngoại gom góp dành dụm, bà đã cho mẹ một phần khi mẹ lấy ba con. Bà chỉ để lại chút đỉnh lo tuổi già. Vậy mà, mẹ đã bất hiếu, bất nghĩa đến mức bị trời trừng phạt.

Lam Hồng kêu lên:

- Kìa mẹ, sao mẹ lại nói vậy. Bệnh tật không ai biết trước để ngăn chặn. Mẹ đừng làm chị Hai buồn.

Bà Vân ngậm ngùi:

- Tất cả cũng tại mẹ. Nếu như ngày ấy mẹ đừng mê muội trở thành đứa em tội lỗi, mẹ Lam Phượng đâu phải ra đi. Trừ khi thân xác mẹ về cát bụi, nỗi vui buồn chôn sâu trong ba lớp đất, lúc ấy mẹ mới hết đau đớn, ân hận. Ngoại đâu rồi Hồng?

Lam Hồng cắn môi:

- Chị Hai đưa Ngoại về nhà. Bà đòi sang ở với tụi con, nhưng chị Hai không chịu. Chị nói nhà cửa chật hẹp đã đành, tụi con đi suốt, không ai lo cơm nước cho Ngoại.

Bà Vân nghẹn ngào:

- Tội cho Ngoại, bà giận mẹ lắm vì mẹ và dì Hằng tuy song sinh, nhưng dì Hằng hiền lắm, cam chịu, chứ không sắc sảo như mẹ, nên Ngoại con thương mẹ Lam Phượng hơn. Ước gì trời cao có mắt khiến xui Lam Hằng còn sống để trở về. Ngoại sẽ mừng lắm.

Lam Hồng kéo tấm mền đắp ngang người bà Vân, cô nói nhỏ:

- Thôi mẹ, đừng nhắc kỷ niệm lúc này. Mẹ ngủ cho khoẻ, khi nào chị Hai vô, con gọi mẹ dậy.

Bà Vân nhắm mắt nhưng chỉ để vui lòng con gái. Bà làm sao ngủ khi con bà đang bươn chải kiếm sống.

Từ nhà Ngoại, Lam Phượng chạy xe về nhà mình. Cô đã bán chiếc cub 81 để thêm tiền thuốc thang cho mẹ, vẫn không thấm đủ gì.

Thay vội bộ đồ, Phượng quyết định đến phòng mạch của bác sĩ Huấn. Từ khi vào làm ở đây, Huấn rất vừa lòng tư cách và tính nết chăm chỉ của Phượng. Hai hôm nay cô xin phép nghỉ để lo chăm sóc mẹ. Anh phải nhờ nhỏ em gái phụ giúp, con bé không quen việc khiến anh vất vả hơn.

Thấy Phượng đạp xe đến, Huấn vui vẻ:

- Mẹ em thế nào rồi?

Lam Phượng đắng ngắt buồn:

- Hết các rồi, anh Huấn ạ.

Bác sĩ Huấn giật mình:

- Em nói gì hả? Bệnh thôi mà, hay em hết tiền. Để anh giúp cho.

Lam Phượng sũng buồn:

- Mẹ em bị ung thư giai đoạn cuối, và em định tới phiền anh đây.

Huấn sững sờ:

- Trời! Tại sao em không đưa mẹ đi chữa, để đến tận bây giờ, ung thư đâu phải không cứu được. Tại em để bệnh phát nặng, rồi bây giờ bác ở đâu?

Lam Phượng cắn môi:

- Nếu em không vô tình nhặt được tờ giấy xét nghiệm của mẹ em. Em vẫn nghĩ mẹ em buồn vì sự ra đi của ba em. Sự phát hiện của em quá muộn, trong lúc mẹ em cố tình giấu mọi người. Bác sĩ khuyên em đưa mẹ về nhà. Song em nghĩ dù không cứu được mẹ, nhưng mỗi khi mẹ em lên cơn đau, có bác sĩ và thuốc men một bên vẫn hơn. Em xin cho mẹ em nằm lại.

Bác sĩ Huấn trầm giọng:

- Em tính vậy thật có hiếu. Nhưng em sẽ vất vả nhiều. Hay em cứ đưa bác về nhà, mỗi ngày sau giờ làm việc, anh sẽ đến khám bệnh cho bác.

Lam Phượng xúc động:

- Cám ơn bác sĩ. Về nhà không có tụi em thường xuyên bên cạnh để trông chừng mẹ. Em sợ có triệu chứng bất ổn mà không biết. Dù sao còn nước còn tát. Chị em em đã mất ba, dẫu mẹ đau ốm nằm một chỗ, có mẹ vẫn hơn.

Bác sĩ Huấn chợt hỏi:

- Trường biết tin mẹ em bệnh không?

Nghe Huấn nhắc tới Trường, nét mặt Phượng chợt buồn hẳn. Ánh mắt cô chứa chất ngàn nỗi đau khắc khoải.

Huấn lay tay Phượng:

- Phượng! Có chuyện gì nữa? Trường nó giận em à?

Lam Phượng lắc đầu, giọng cô chát đắng:

- Anh Trường ra Hà Nội một tuần, ảnh không biết mẹ em bệnh.

- Vậy sao em buồn? Hay là ai đó đã xúc phạm em? Bích Huệ hay ai?

Lam Phượng khắc khoải:

- Anh Huấn! Nếu là anh, anh sẽ thế nào nếu có người tìm đến cảnh cáo mình.

- Vì chuyện gì? - Huấn thắc thỏm.

Lam Phượng nhếch môi:

- Buổi tối hôm em đưa mẹ em vào cấp cứu, em về nhà soạn đồ cho mẹ em và em đã gặp mẹ anh Trường.

Huấn kinh ngạc:

- Mẹ Trường ư? Có lẽ nào bác ấy lại cư xử như thế? Dù giàu có, bác ấy không hề cấm cản con cái yêu thương ai. Em gái Trường lấy chồng kém xa gia đình nó về địa vị xã hội. Bác ấy vẫn vui vẻ.

Lam Phượng chát chúa:

- Đời mà anh. Thay đổi mấy hồi. Hơn nữa anh Trường phận trưởng nam sau này sẽ kế thừa tài sản gia đình. Ba mẹ ảnh không muốn cưới con dâu nghèo thì sao.

Huấn hỏi đến:

- Nói rõ anh nghe bác ấy đã nói gì?

Lam Phượng cay đắng:

- Bác ấy đi cùng một cô gái khoảng ngoài hai mươi, cả hai đeo đầy nữ trang đắt giá trên người. Tuy nhà em không đến nỗi "ổ chuột" như hàng ngàn gia đình nghèo khác. Song rõ ràng căn nhà em dưới mắt họ, chỉ lớn hơn cái ga ra để xe nhà họ thôi.

- Người đàn bà lớn tuổi hỏi:

- Phải cô là Lam Phượng?

Lam Phượng dè dặt:

- Cháu là Phượng. Bác… tìm cháu à? Hình như cháu chưa gặp bác bao giờ.

Người đàn bà cười nhạt:

- Làm sao cô biết tôi được. Tôi là mẹ thằng Trường, người mà cô đang đeo đuổi ấy.

Lam Phượng bối rối:

- Cháu xin lỗi. Mời bác và chị vô nhà.

Người đàn bà đủng đỉnh bước vào phòng khách cùng cô gái. Nhìn bộ salon đã cũ kỹ nhưng sạch bóng, bà ta vẫn rút khăn tay ra để lau ghế. Kiểu cách của bà khiến Lam Phượng muốn nổi giận, ngặt nỗi bà ta là mẹ của Trương. Cô yêu anh, phải biết nhẫn nhịn tất cả.

- Mời bác và chị dùng nước. Nhà cháu chỉ có nước lọc.

Người đàn bà cười nhạt:

- Nước nôi làm gì. Hôm nay tôi đến đây là muốn nói với cô chuyện thằng Trường. Đàn ông có địa vị, hình thức thường bay bướm. Tôi là mẹ nó, đôi khi còn bất nhẫn kiểu yêu đương lăng nhăng của nó. Các cô gái đến với nó thường thích vẻ bề ngoài hào phóng của nó. Tôi thấy họ cũng thích đua đòi nên mặc kệ. Với cô thì khác. Từng là phụ nữ ở độ tuổi cô, tôi cũng yêu say đắm, yêu đến quên cả gia đình. Tôi thương cô thật thà, yêu con tôi hết lòng. Phải chi nó chưa hứa hôn, tôi chắc khuyên nó dừng những cuộc chơi và chọn cô. Hồng Dung đây là vợ sắp cưới của nó. Mấy tháng qua con bé đi tu nghiệp nước ngoài. Cô Phượng ạ, vì cảm thông hoàn cảnh cô. Không muốn cô hận con tôi, nên tôi mạo muội đến đây nói chuyện cho cô biết. Nếu cô cần tôi giúp đỡ trong lúc gia đình khó khăn này. Tôi sẵn sàng tặng cô ba chục triệu, coi như tôi chuộc lỗi cho con trai tôi.

Tai Lam Phượng ù đặc. Hai người đàn bà vòng vàng đầy người như lung linh nhảy múa trước mặt cô. Trái tim cô tưởng như bị rạch nát bởi lưỡi dao ái tình lọc lừa. Tình yêu! Đúng là loại tình tráo trở đầu môi chót lưỡi. Trường vừa cất lời yêu cô chưa được bao lâu. Anh giúp cô tìm được chỗ làm tốt, không tai tiếng. Cũng may, cô chưa hề nhận từ anh một đồng bạc nào.

Người đàn bà đặt trước mặt cô một cọc tiền toàn loại giấy một trăm ngàn còn mới cáu. Tình yêu của cô đấy. Một lời tỏ tình, một nụ hôn đầu đời. Được ba chục triệu. Cô hên và lời quá rồi còn gì. Biết bao cô gái vì hoàn cảnh phải bán thân lấy một, hai lượng vàng…

- Nếu cô thấy chưa đủ, tôi sẽ cho thêm.

Lam Phượng cười ngất, nụ cười chất đầy đớn đau, uất ức:

- Tiền, tình! Nhiều quá thưa bác. Tôi chưa mất đời con gái, bà đã trả tôi ba chục triệu. Tôi cám ơn bà. Nhưng tiền của bà, bà cất đi. Tôi không nhận đâu. Số tiền này đủ mua một món đồ trang sức cho con dâu của bà.

Người đàn bà kêu lên:

- Kìa cô! Là tôi thấy mẹ cô đang bệnh hoạn, tôi muốn giúp cô thôi.

Lam Phượng đắng ngắt:

- Tôi không cần sự giúp đỡ của các người, con trai bà vẫn còn đó, bà đâu mất gì mà phải cho tiền tôi. Xin lỗi tôi không có thời gian để tiếp bà và chị.

Cô gái được bà ta gọi là Hồng Dung lên tiếng:

- Em không nhận thì chị đành chịu. Thật ra, mẹ con chị muốn bù đắp cho em thôi. Và muốn em hãy quên Trường đi. Được không?

Người đàn bà cũng nói:

- Phải đấy, cháu xinh đẹp, nết na hiếu thảo, lo gì không tìm được một người chồng tốt. Bác cũng tiếc lắm, giá mà bác có hai thằng con trai, bác sẽ nhận cháu. Bây giờ bác đành có lỗi với cháu. Cháu hãy vì bác, vì Hồng Dung đừng quan hệ với con trai bác nữa.

Lam Phượng mím môi:

- Bác yên tâm đi. Thà không biết, chứ đã biết sự thật. Tôi không đánh mất tư cách mình đâu. Tôi không tiễn hai người.

Cô quay nhanh vào nhà. Khi trở ra họ đã đi mất dạng. Song gói tiền vẫn còn nằm trên mặt bàn. Lam Phượng giận khủng khiếp, song cô đang có nỗi lo vì mẹ. Lầm lũi đem bọc tiền vào nhà, cất vào nơi kín đáo, cô lặng lẽ đạp xe ra. Tận lúc này, cô chợt héo hắt nhận ra ở người đàn bà sang trọng xưng là mẹ Trường có nhiều nét cô rất quen. Chắc là bà ta giống Trường.

Lam Phượng dừng lời, nước mắt cô lưng tròng. Cô lặng lẽ rút từ trong giỏ xách ra một gói nhỏ vuông vức, bọc giấy báo. Cô đưa vào tay Huấn:

- Chuyện là vậy. Anh nghe rồi hãy hiểu cho em. Em không muốn gặp con người dối trá ấy nữa. Anh giúp em trả lại họ số tiền này. Em có chết cũng không xài tiền của họ.

Bác sĩ Huấn ngán ngẩm:

- Đúng là không thể ngờ nổi. Bây giờ em tính sao. Thật tình quen Trường đã lâu cũng vì cậu ta học chung với bà xã anh. Nhưng anh có nghe nói cậu ta đính hôn đâu. Trừ bác sĩ Huệ học sau anh ba lớp, đeo đuổi cậu ta, chứ cậu ta có yêu cổ đâu. Anh thấy khó hiểu quá. Tính Trường vốn thẳng thắn, yêu ghét rõ ràng. Hay là em chờ gặp nó xem sao.

Lam Phượng lắc đầu:

- Em không muốn bị người ta làm ầm ĩ lên. Như thế họ cũng đối xử tốt với em rồi. Nghèo cỡ nào em cũng không cho phép mình bị đồng tiền sai khiến. Anh cứ kể cho Trường nghe là đủ.

Bác sĩ Huấn chép miệng:

- Thôi được. Anh cũng muốn biết sự thật thế nào.

Lam Phượng cắn môi:

- Em tính mượn bác sĩ một ít tiền lo thuốc cho mẹ em, sẽ trả lần vào tiền lương của em. Nhưng bây giờ, em không mượn nữa.

- Lam Phượng, em vừa nói mượn cái gì vậy? Nghe anh Huấn nói mẹ em bệnh nặng, đỡ chưa em.

Thu Hiền từ ngoài cửa đi vào, dắt theo cậu con trai khoảng hai tuổi.

Lam Phượng cười gượng:

- Chị Hiền, chị đã đón cu Bin về rồi à. Hôm nay Bin đi học, được phiếu bé ngoan không hả?

Cô sà xuống bên thằng bé, giấu tâm trạng bối rối của mình.

Cu Bin cười toe:

- Em chào chị Phượng. Ngày nào cu Bin cũng được cô khen à.

- Ngoan quá. Học giỏi, bữa nào chị Phượng dắt đi chơi nha.

Thu Hiền bật cười:

- Em hứa mà không đi, cu Bin nó nhắc lủng tai đó. Phượng! Mẹ em sao rồi.

Lam Phượng buồn buồn:

- Mẹ em… bác sĩ nói không còn chữa được.

Thu Hiền sững sờ:

- Lam Phượng! Em nói thật à? Anh Huấn! Anh là bác sĩ quen biết nhiều sao anh không giúp cô Phượng. Biết đâu người ta nghĩ nhà cô ấy nghèo, nên không tận tâm. Anh, Lam Phượng đã mất mát nhiều, giúp cô ấy trong khả năng của mình đi anh.

Huấn thở dài:

- Bệnh ung thư giai đoạn cuối, quả là không còn thuốc chữa. Số phận con người đôi khi bác sĩ phải bó tay.

Lam Phượng đứng lên:

- Bác sĩ tìm người thay em cho đỡ vất vả. Có thể em tạm nghỉ dài hạn. Chị Hiền, em về nha khi nào rãnh em ghé thăm anh chị.

Cô quày quả bước. Huấn kéo tay cô trầm giọng:

- Khoang đã Phượng.

Lam Phượng cắn môi:

- Em không vay nữa đâu. Vì em đã quyết định nghỉ việc.

Thu Hiền nhíu mày:

- Vay cái gì? Và sao lại nghỉ?

Huấn chậm rãi:

- Từ từ anh kể em nghe sau, Lam Phượng hỏi vay chúng ta một số tiền.

Thu Hiền mau mắn:

- Phượng à, chị tưởng gì, em cần bao nhiêu, chị lấy cho.

Lam Phượng lau nước mắt:

- Chị Hiền, em cám ơn. Nhưng vay rồi biết khi nào em trả được cho anh chị.

Thu Hiền nghiêm nghị:

- Phượng à, đã coi nhau như anh chị em, thì em không được câu nệ chuyện tiền bạc. Coi như anh chị phụ giúp em lo cho mẹ em. Sau này em có tiền trả lại anh chị cũng được. Anh chị không kinh doanh, không dùng tiền cho vay, có chút đỉnh cũng cất đó. Trong khi em cần tiền để chạy chữa cho mẹ. Đừng như vậy, anh chị buồn đó Phượng.

Thu Hiền đi vô phòng riêng của Huấn, lát sau cô trở ra với một xấp tiền trên tay:

- 10 triệu đấy, cũng may chị đem tiền định cùng anh ghé cửa hàng dược, em cầm đỡ. Nếu thiếu, nhớ nói cho chị biết. Tiền bạc là của phù du, chị quí em nên không coi tiền hơn tình cảm của em đâu.

Lam Phượng cắn môi:

- Nhưng, em…

Huấn ngắt lời:

- Không ý kiến ý cò gì nữa. Tạm thời em cứ nghỉ lo cho bác. Chuyện kia, anh biết cách giải quyết.

Lam Phượng xúc động:

- Em cám ơn anh chị. Coi như em vay đỡ anh chị. Nhất định em sẽ trả lại, em xin phép.

Thu Hiền ngậm ngùi nhìn theo dáng Lam Phượng, cô chép miệng:

- Tội nghiệp, con nhỏ đúng là hồng nhan đa truân. Khổ suốt.

Huấn thở dài:

- Lam Phượng bị mẹ thằng Trường tìm đến tận nhà xài xể.

Thu Hiền kêu lên:

- Bác Hảo ư? Sao lại như vậy? Bác ấy làm sao biết họ yêu nhau? Càng không thể biết nhà Lam Phượng.

Hiếu điềm tĩnh:

- Sự thật là như thế. Bác ấy đi cùng một cô gái, xưng là vợ sắp cưới của Trường, kinh khủng nhất là họ đưa cho Phượng ba chục triệu, để cô bé chấm dứt tình cảm với Trường.

Thu Hiền thảng thốt:

- Có chuyện đó nữa à? Phượng có lấy không anh?

- Lam Phượng giàu lòng tự trọng, dù mẹ đang trong tình trạng ngặt nghèo, và cô bé phải đi vay tiền. Nhưng số tiền bác Hảo đưa, Phượng nhờ anh trao lại cho Trường. Họ cố tình để lại.

Thu Hiền ngán ngẩm:

- Đúng là cuộc đời không thể ngờ nổi lòng dạ con người. Trường là bạn em hơn bảy năm, em có thấy hắn quen thân ai đâu ngoài bác sĩ Huệ.

Mân mê cọc tiền nặng trịch trên tay, Hiền cố hình dung Trường sẽ thế nào, khi nghe tin này. Cô không mấy ngờ mẹ Trường lại như thế. Bác ấy vốn nhân hậu và biết phải trái mà. Có khi nào có sự nhần lẫn không? Quí Phượng như em, cô muốn vun vén cho tên bạn trai lạnh như băng của mình. Ngày ấy Trường đào hoa như bây giờ, có lẽ cô đã không làm vợ Huấn…

Bà Hảo hồ hởi:

- Tôi tưởng ông quên mẹ con tôi rồi chứ?

Ông Đạm cười dòn:

- Tôi dám quên mẹ con bà, chắc tôi hết chỗ ở quá. Bà coi, tôi dẫn ai về cho bà coi đây.

Bà Hảo chớp mắt. Rồi đưa tay dụi mắt thật nhanh. Bà có mơ không? Là cô bạn cùng quê ngày xưa của bà, Na đấy.

Bà Hảo bàng hoàng:

- Na! Phải Na làng Thượng ngày xưa không?

Người phụ nữ trạc tuổi tứ tuần, song cách ăn mặc thật sang trọng quí phái. Bà giơ hai tay về phía bà Hảo, xúc động:

- Na đây, Hảo ơi!

Nhìn hai người đàn bà ôm nhau khóc vì mừng, ông Đạm tủm tỉm cười:

- Bất ngờ gặp Na ở Nhật, tôi mừng đã hét toáng lên giữa đường phố, kể ra được bày tỏ tình cảm như hai bà chắc tôi chết trôi vì nước mắt quá. Ai lại khóc vì mừng nhỉ?

Bà Hảo buông bạn ra, rồi kéo tay người đàn bà tên Na tới ghế ngồi.

- Bấy lâu nay Na vẫn ở Nhật à? Sao không về thăm quê.

Bà Na trầm buồn:

- Gia đình mình bỏ xứ vô miền Nam hơn 15 năm rồi. Là mình nghe người làng kể lại. Nhưng không ai rành địa chỉ, lần này về, nhất định mình sẽ thông tin trên truyền hình và báo chí để tìm gia đình. Na nhớ con gái quá. Thời gian trôi đi như một giấc mộng, con gái mình chắc đã trưởng thành.

Bà Hảo gật đầu:

- Bạn nghĩ thế cũng phải. Ngày ấy con gái Na đẹp như ngọc nữ. Bây giờ chắc là đẹp lắm. Còn Na thế nào? Chồng con không?

Bà Na bùi ngùi:

- Tôi thoát khỏi tay bọn hải tặc nhờ liều mình lao xuống biển. Cũng may hồi nhỏ tụi mình quen sông nước, gần kiệt sức, tôi được một thuyền Singapore vớt lên đem về trại tị nạn của họ. Tôi đã sống những ngày khổ sở tồi tệ nhất của kiếp người bỏ xứ ra đi. May sao, tôi được một cặp vợ chồng người Nhật nhận làm con nuôi, năm đó tôi vừa hai mươi hai tuổi. Vậy là tôi theo cha mẹ nuôi về Nhật. Ông bà làm nghề kinh doanh địa ốc trên khắp chau lục. Tôi được ông bà cho học tiếng Nhật, học kinh doanh. Sau đó theo chân ba nuôi đi khắp các công ty địa ốc của ông trên thế giới. Thời gian đầu, tôi nhớ chồng con tưởng có thể chết được. Nhưng cuộc sống đã cuốn tôi trôi theo dòng chảy định mệnh. Tôi thề sẽ trở lại quê hương khi tôi thật giàu có.

Ông Đạm đặt hai ly cam vắt trước mặt vợ và bà Na, cười nhẹ:

- Coi bà đó, bạn bè về mừng đến quên cả việc tiếp đãi khách. Tôi đã pha nước cam, hai bà uống cho thấm giọng, nói mới được.

Bà Hảo nguýt chồng:

- Mới làm giùm ly nước đã kể công. Hôm nay tôi mặc kệ ông đấy. Tôi phải nghe Na kể chuyện.

Bà Na vui vẻ:

- Ồ anh chu đáo thật. Loại nước này là món giải khát ruột của tôi. Cám ơn anh.

Ông Đạm nhún vai:

- Tôi trả tự do cho hai bà đấy. Chiều đi nhà hàng ăn cơm cho khoẻ. Quên nữa, thằng Trường ở công ty hả bà?

Bà Hảo lắc đầu:

- Công ty vệ tinh ngoài Hà Nội có sự cố gì đấy. Nó ra đó chắc hai ngày nữa mới về.

Ông Đạm nói:

- Để tôi gọi điện cho nó.

Dứt lời ông chậm rãi đi lên lầu.

Bà Hảo nhỏ giọng:

- Na về đây một mình à?

Bà Na gật đầu:

- Lẽ ra tôi định cuối năm về ăn tết luôn, vô tình gặp anh Đạm, tôi mừng quá. Vậy là lo thủ tục đi luôn. Bạn có căn nhà đẹp thật.

Bà Hảo tự hào:

- Cũng một tay ông Đạm gầy dựng lên chứ tôi có giỏi giang như bà đâu. Ở quê suốt ngày lội ruộng, hoặc ra biển, vào Sài Gòn lạc hậu đã vậy tôi còn hay lo sợ nữa. Nên chẳng làm nên trò trống gì. Thời gian đầu cũng cực lắm, tôi phải nấu xôi, gánh đi bán dạo ấy.

Bà Na cười buồn:

- Cuộc đời ai cũng sóng gió thăng trầm cả. Nhưng ông trời quả không phụ lòng ai. Bây giờ bạn đã thảnh thơi hưởng tuổi già.

- Ôi dào, còn ông quí tử nữa. Hai mấy tuổi đầu, sự nghiệp ổn định rồi nhưng nó đâu chịu yên bề gia thất. Nhiều khi mình giận nó ghê đi. Na coi đấy cha con ổng đi suốt, mình ở nhà một mình buồn chết được. Bạn bè rủ đi chơi tứ sắc. Nhưng tôi vốn ghét bài nạc nên đành chịu buồn một mình, thèm tiếng con cháu nô đùa là vậy.

Bà Na nhìn bạn cười:

- Thanh niên thời này buộc chúng cưới vợ gả chồng sớm là điều khó lắm. Chẳng như tụi mình ngày trước. Người ta đi coi mặt còn không dám nhìn lên. Lấy chồng về có người không biết mặt chồng thế nào.

Bà Hảo bật cười:

- Nhưng chuyện ấy hoàn toàn không có với tôi hoặc Na, đúng không?

Bà Na gật đầu:

- Bạn được mấy cháu tất cả?

Bà Hảo nói:

- Một gái, một trai. Con gái thì lấy chồng ba năm rồi, hiện ở tận Bình Long lận, nó đã có cháu ngoại cho tôi. Còn lại cậu quí tử thôi.

Bà Na trầm ngâm:

- Nhanh thật, mới đó mà chúng ta đã thành bà nội bà ngoại cả. Tôi đã lấy chồng, là người Pháp. Ba mẹ nuôi cho tôi nửa số tài sản ông bà có, làm của hồi môn. Tôi không về Pháp mà vẫn sống tại Nhật Bản. Chúng tôi có hai đứa con gái xinh lắm. Hiện đang học trung học ở Tokyo.

Bà Hảo ngần ngừ:

- Bà có kể chuyện mình cho chồng bà nghe không?

Bà Na gật đầu:

- Anh ấy giục tôi nhiều lần về nước tìm gia đình. Tôi cứ lần chần mãi vì một lần về quê, tôi đã thất vọng.

- Lam Vân gặp Na chắc mừng lắm!

Bà Hảo bất chợt gọi tên cô em của bà Na.

Bà Na ngậm ngùi:

- Tôi mong họ hạnh phúc, nhất là con gái tôi được đối xử tử tế.

Câu chuyện giữa hai người phụ nữ còn kéo dài mãi, nếu ông Đạm không kêu đói bụng.

Bà Hảo vội giúp bạn lên phòng để tắm rửa thay đồ.

Bà Na ngần ngại:

- Để tôi thuê khách sạn ở cho thoải mái, chứ tôi ngại phiền bạn quá.

Bà Hảo gạt phắt:

- Đã về đây thì ở lại nhà tôi đi. Dẫu sao có tôi, bạn cũng vui hơn. Nhất là sẽ bớt đi một khoản tiền thuê nhà không nhỏ. Vậy đi.

Cuối cùng bà Na đành chấp nhận lời mời của bà Hảo.

Thời gian ấy Lam Phượng đang ngồi bên bà Ngoại, trong phòng riêng của Ngoại. Bà Mười thở dài:

- Phượng à, hồi đêm rồi Ngoại mơ thấy mẹ con trở về. Mẹ con tìm con và ba con. Mẹ con gặp Ngoại, trách Ngoại để con khổ. Nghe lời Ngoại đi Ngoại.

Lam Phượng cười cười:

- Chỉ mơ thôi mà Ngoại. Tại bà luôn nhớ thương mẹ con, nên đêm ngủ Ngoại mơ gặp mẹ con. Giả sử mẹ con về thấy hoàn cảnh gia đình lúc này mẹ con sẽ thương ngoại hơn.

Bà Mười lắc đầu:

- Mấy năm nay, ngoại có mơ thấy mẹ con đâu. Linh cảm một người mẹ nhớ mong con gần 17 năm cho ngoại niềm hy vọng, nhất định mẹ con còn sống và đã trở về. Ngoại không đành lòng nhìn con thất học dở dang.

Lam Phượng cười giòn:

- Con thất học hồi nào ngoại. Tấm bằng tốt nghiệp loại ưu đỏ chói. Ngoại à, để coi sức khoẻ ngoại con ra sao đã.

Vừa lúc cậu Út đi đâu về, mặt mũi nhợt nhạt, hốc hác.

Lam Phượng kêu lên:

- Cậu Út, cậu bệnh hả?

Cậu Út lắc đầu:

- Đâu có. Cháu sang thăm Ngoại à? Mẹ cháu khoẻ tí nào không Ngoại?

Lam Phượng buồn buồn:

- Bác sĩ nói mẹ chỉ còn sống khoảng ba tháng nữa thôi. Cháu bất nhẫn lắm. Biết cái chết đến dần với người thân của mình mà đành chịu.

Bà Mười nhìn cậu Út chăm chăm, rồi nói:

- Ba con Hường ngồi xuống đây mẹ biểu.

Cậu Út bối rối:

- Con có việc phải đi, để tối được không mẹ?

Bà Mười lành mạnh:

- Mới về đến cửa nhà đi đâu. Ta nuôi con bốn chục năm nay, con thế nào ta không biết hay sao? Nói cho mẹ biết, con đang gặp chuyện gì?

Cậu Út do dự:

- Con… vài việc gút mắc ở công ty thôi.

Bà Mười chậm rãi:

- Con định qua mặt mẹ à? Phải con đang gặp khó khăn không?

Cậu Út ngán ngẩm:

- Công ty sắp phá sản rồi mẹ ạ.

Bà Mười trợn mắt:

- Con nói sao? Phá sản ư?

Mặt bà tái ngắt, rồi bà xỉu luôn.

Cậu Út thất kinh:

- Giúp cậu xoa dầu cho Ngoại tỉnh đi Ngoại. Khổ quá, chuyện làm ăn được thua là lẽ thường. Không kể thì mắng, kể ra là Ngoại cháu tiếc của mà chết.

Lam Phượng cuống cuồng xoa dầu vào hai bên thái dương cho bà ngoại. Cô nói như ngạt hơi:

- Cậu Út ơi, bà Ngoại hay bị thế này không cậu? Cháu sợ quá à?

Cậu Út thở dài:

- Tại cậu bất cẩn, tin người quá nên bây giờ hối không kịp.

Lam Phượng lo lắng:

- Là sao cậu? Thật công ty phá sản à?

Cậu Út cay đắng:

- Mất của đã đành. Cậu sợ họ buộc tội cậu, cậu phải vô tù đấy.

Lam Phượng bật lên:

- Trời ơi! Làm sao Ngoại sống nổi trước tin này. Cậu không nhờ được bạn bè hả cậu?

- Bạn bè ư? Làm gì có bạn bè tốt ở xã hội tranh giành từng khoảnh khắc sống, từng phân hàng lên xuống, cạnh tranh này. Khi ta lên xe xuống xe thì kẻ đón người đưa. Khi ta thất thế sa cơ. Ai dám chia sẻ hả cháu.

Lam Phượng than dài:

- Tại sao gia đình gặp mãi cảnh xui xẻo. Tại sao hả cậu? Mợ cháu đã biết chưa?

Cậu Út khổ sở:

- Cậu mợ hết đường xoay xở rồi. Có người muốn giúp cậu, nhưng buộc cậu phải làm cho họ một điều kiện.

Lam Phượng nhìn cậu:

- Rồi cậu nhận lời không?

Cậu Út chua xót:

- Làm sao cậu dám đặt để cuộc đời con gái cậu lên bàn cân để đánh đổi sự an nguy của công ty gần 5 tỷ đồng. Thà cậu mất tất cả.

Lam Phượng bặm môi:

- Nghĩa là họ muốn Thu Hường hả cậu? Đừng cậu ơi, em nó còn nhỏ lắm, 15 tuổi, nó đã biết gì đâu.

Cậu Út đau xót:

- Vì con Hường còn ở tuổi học trò nên cậu không thể đẩy con bé vào bàn tay người khác. Kể ra con Hường cũng có giá đấy chứ. 5 tỷ đồng, có nằm mơ một đời, con bé cũng không thể có nổi.

Lam Phượng ôm đầu:

- Cậu! Đừng làm chuyện thất đức nha cậu. Ngoại sẽ chết nếu cậu bán em Hường.

Mợ Út chợt bước vào, trầm uất:

- Nhưng hi sinh một mình nó, sẽ cứu hết 6 mạng người của gia đình mình. Nhất là người ta không đến nỗi độc ác với bé Hường đâu.

Lam Phượng bật khóc:

- Bất nhẫn lắm mợ ơi. Em nó chưa biết gì cả, làm sao thành vợ người ta đây.

Mợ Út thống khổ:

- Nó đồng ý rồi.

Lam Phượng kinh hoàng:

- Bé Hường đồng ý ư?

Cô vùng chạy lên lầu, bỏ cả bà Ngoại đang nằm thiêm thiếp bên ghế.

Trong phòng Thu Hường, tiếng đàn Piano vọng ra bản nhạc "gia đình" thật trầm, thật tha thiết.

"… Qua bao nắng mưa, qua bao tháng ngày, dòng họ chúng ta vinh quang thật sướng vui. Nhà ta êm ấm, tiếng đàn hoà tiếng ca âm vang…"

Lam Phượng đẩy nhẹ cửa phòng. Thu Hường khẽ nhìn lên, hàm răng đều tăm tắm một nụ cười:

- Chị Phượng, chị chưa về ư?

Lam Phượng thẩn thờ:

- Hương đàn hay thiệt, học khi nào chị không biết nhỉ.

Trọng Nam dò hỏi:

- Chị nghe cậu nói, em sẽ đi xa mà.

Trọng Nam chợt ngồi ngẩn người:

- Ba em nói chị biết à?

Lam Phượng bứt rứt:

- Hường à, tại sao em làm vậy? Em có biết hậu quả sẽ thế nào không?

Trọng Nam già giặn:

- Chỉ là từ giã tuổi học trò để làm vợ người ta thôi. Ngày xưa tuổi 15 có người đã con bồng con bế. Em không thể cam tâm nhìn ba em vào tù, mẹ em và thằng Quốc khổ sở, 5 tỉ đồng cho em, không đắt đâu chị.

Lam Phượng chết sững:

- Thì ra em đã tính tất cả.

- Em còn cách lựa chọn à? Chị nhờ ai để có 5 tỉ đồng? Nếu là chị, em nghĩ chị cũng nhận lời như em thôi.

Lam Phượng chợt nói như mơ:

- Giá chị không phải lo cho mẹ chị. Chị sẽ thay em làm việc đó, chị đau đớn lắm Hường ơi.

- Cháu nói thiệt hả Phượng?

Tiếng mợ Út nghèn nghẹn nơi cửa.

Lam Phượng gật đầu:

- Cháu nhất định chấp nhận sự đánh đổi để em được học hành. Tuổi của nó còn bao nhiêu mơ ước. Nhưng mẹ cháu cũng cần cháu.

- Nếu mợ nhận chăm sóc mẹ cho cháu.

Lam Phượng cắn môi:

- Cháu… sợ không ai đủ kiên nhẫn chăm sóc cho người sắp chết.

Mợ Út chậm rãi:

- Vì sự hi sinh của cháu, mợ sẽ làm tốt phận sự của mình. Được không cháu?

Lam Phượng cắn môi:

- Cho cháu thời gian ba ngày suy nghĩ nha mợ. Bây giờ cháu phải về.

Cô đi như chạy khỏi phòng, không biết sau lưng cô, mợ Út nở nụ cười mãn nguyện, bí ẩn.

Nhật Uyên tuôn ra như cơn lốc:

- Lam Phượng! Trời ạ, tao tưởng mày bỏ Sài Gòn rồi.

Lam Phượng hiền lành:

- Đi đâu tao cũng phải báo tin cho mày. Tao sợ thành phố đang mùa mưa thêm mưa nước mắt nữa, ngập lụt đường sá.

Nhật Uyên hất hàm:

- Tử tế dữ. Hai tháng nay mày trốn đâu kỹ vậy? Báo hại tao và Quốc Tuấn kiếm rời rã.

Lam Phượng điềm tĩnh:

- Mày lôi Tuấn tìm tao chi vậy. Cơ hội tao trao cho mày, mày không lo giữ, coi chừng con Hà nó rinh mất ông Tuấn, mày lại khóc nỉ non. Tao có người rồi.

Nhật Uyên hỏi tới:

- Ai vậy? Phải ông Trường không?

Lam Phượng buồn xo:

- Không, tao sắp lấy chồng, một người đàn ông cả tao và mày đều không biết.

Nhật Uyên ngỡ Phượng đùa nên gắt:

- Khỉ ạ, nói bậy bạ không à. Tao có ghé nhà mày, nhưng cửa đóng suốt, hàng xóm ở đó vô tâm thật, hỏi gì cũng không biết. Chỉ nói mẹ mày đau nặng song không rõ nằm ở đâu. Tao lê khắp bệnh viện Gia Định sang Chợ Rẫy về Thống Nhất, qua Y học dân tộc… chẳng tìm được. Mày tệ hơn cả sói.

Lam Phượng thở dài:

- Tao gặp nhiều việc bất ngờ quá, mẹ tao bị ung thư, sắp bỏ chị em tao rồi. Tao dường như suốt ngày bên mẹ tao.

Nhật Uyên thẩn thờ:

- Chuyện lớn như vậy, mày cũng không thèm cho tao hay. Khi cô còn khoẻ, cô luôn chiều theo những đòi hỏi vô lý của tao. Tại sao hả Phượng?

Lam Phượng giả lả:

- Không tại gì cả. Tao muốn thử sức mình thôi. Bây giờ tao đã trở về gặp mày, để rồi chấm dứt tháng ngày mộng mơ đây.

Nhật Uyên kêu nhỏ:

- Là chuyện mày lấy chồng thật à? Tao không nghĩ mày bỏ học dễ dàng như vậy? Mày quên tâm nguyện của ba mày sao Phượng.

Mắt Phượng long lanh nước, giọng cô như nghèn nghẹn đắng chát:

- Hoàn cảnh chẳng đặng đừng, tao đành nhắm mắt.

Nhật Uyên sợ hãi:

- Phượng! Mày điên rồi. Nếu mày cần ba mẹ và cô, tao sẵn sàng giúp đỡ mày. Đừng như vậy tao sợ lắm. Lấy chồng vì tiền, mày sẽ đau đớn suốt đời.

Lam Phượng nhếch môi:

- Tao cần 5 tỉ đồng để cứu những con người ruột thịt của tao. Ba mẹ mày thương tao, quá lắm cũng giúp tao vài chục triệu.

Nhật Uyên bàng hoàng:

- 5 tỉ đồng? Để làm gì hả Phượng?

- Cậu tao bị ạn lừa gạt, khiến công ty có nguy cơ bị phá sản và cậu tao vô tù lãnh án. Tao không thể nhìn gia đình cậu tao tan nát trong khi chỉ một cái gật đầu của tao, số tiền ấy sẽ về tay cậu tao.

Nhật Uyên khóc rấm rứt:

- Ông trời quả thật chẳng công bằng với mày.

Lam Phượng cười trong nước mắt:

- Làm việc thiện thì phải khổ sở thế nào tao cũng không buồn đâu. Lo là lo mẹ tao kìa. Bà không sống được bao lâu nữa. Nếu lấy chồng tao phải xa mẹ, không chừng khi bà nhắm mắt, tao đã bị giam giữa lồng son. Buồn lắm.

Nhật Uyên thở dài:

- Một dạo tao nghĩ ông Trường yêu mày chứ.

Lam Phượng giả lả:

- Người giàu có bây giờ họ thực dụng lắm. Chẳng ai thích con dâu nghèo cả. Bích Huệ đeo Trường ghê lắm.

Nhật Uyên chợt nhớ:

- Nghe Tuấn rồi cô tao kể lại hôm sinh nhật Ngân Hà, tao giận điên lên. Con nhỏ thấy tao tìm đến nhà, trốn mất tiêu. Mày biết không, nó trượt rồi.

Lam Phượng bình thản:

- Học kiểu nó chấp nhận trượt là phải. Nó không là tao, phải đấu tranh giành giật mới có chỗ tồn tại. Nó phải được đời gọt giũa.

Nhật Uyên nói:

- Mày chờ tao thay đồ, tao với mày đi ăn hàng. Từ ngày mày trốn tao, tao cũng hết đi ăn tiệm luôn.

Lam Phượng lấy đồ bấm lên ti vi, vô tình đài kênh 7 đang phát tin trong ngày, đúng vào mục tìm người thân. Mắt Lam Phượng mở to hết cỡ, như muốn ghi lại trọn vẹn bản tin:

"Tôi là: Vũ Thị Lam Hằng tìm mẹ tên Phan Thị Mười, em gái tôi tên Vũ Thị Lam Vân và em trai tên Vũ Hoài Đông, ngày trước ở làng Thượng, thôn… xã Gio Linh - Quảng Trị. Bây giờ mẹ và hai em đang ở đâu. Xin liên hệ cho con Lam Hằng tức Na tại số nhà… đường… điện thoại… Rất mong gặp gia đình. Ai biết mẹ, hai em và con gái tôi ở đâu xin báo về địa chỉ trên. Tôi xin hậu tạ và cám ơn…"

Lam Phượng lay lay vai bạn:

- Phượng à, mày sao vậy?

Lam Phượng lắp bắp:

- Tao… hình như là mẹ tao về.

Nhật Uyên sốt ruột:

- Mẹ mày ư? Ở đâu mà về?

Chỉ tay lên ti vi, Phượng nói:

- Ti vi vừa đăng tin. Người ấy tìm Ngoại tao, mẹ Vân và cậu tao. Người ấy nhất định là mẹ tao. Uyên, đừng đi ăn nữa. Ngồi đây chờ ti vi phát tin lại.

Nhật Uyên kinh ngạc:

- Phượng! Mày còn tỉnh táo không hả?

- Tao không tỉnh, chả lẽ điên. Mày ưa mong tao bệnh hoạn quá.

Nhật Uyên chậm rãi:

- Tại tao ngạc nhiên cho mày. Bây giờ mới buổi trưa. Muốn nghe mày phải chờ đến tối chứ.

Lam Phượng thở dài:

- Ừ nhỉ? Phải chờ đợi chắc tao điên mất. Tao muốn Ngoại tao biết ngay mà.

Nhật Uyên chợt nói:

- Mình ra ngã ba nhanh đi Phượng.

Lam Phượng nhăn mặt:

- Khi không ra ngã ba làm gì mày? Tao không còn hứng đi ăn uống nữa đâu.

Nhật Uyên điềm tĩnh:

- Ra quầy sách báo ngốc ạ. Ti vi đăng tin, lẽ dĩ nhiên báo chí cũng đăng tin đấy. Chỉ không biết ở báo nào.

Lam Phượng bật dậy:

- Thông minh, đúng là lâu lâu mày có những suy tính độc đáo thật. Cứ tìm tất cả các số báo ra ngày hôm nay. Phải có bằng chứng, nếu không Ngoại tao chẳng tin đâu.

Hai cô gái thoáng chốc đã chạy xe khỏi cổng.

Quầy báo nho nhỏ, đủ các loại báo như bị hai cô gái lục tung lên. Cuối cùng Nhật Uyên cũng reo lên:

- Đây rồi Phượng ơi!

Cô quơ quơ tờ báo Công an Thành phố trên tay. Miệng cười tươi nói với chị bán hàng:

- Chị thông cảm xếp lại giùm em. Tụi em sẽ đền bù.

Giật tờ báo nơi tay Uyên, Lam Phượng đọc nhanh dòng "Nhắn tìm người thân" nó không khác dòng tin trên ti vi bao nhiêu. Trái tim nhỏ bé của cô như muốn bay khỏi lồng ngực.

Lam Phượng móc túi đưa cho chị bán hàng tờ mười ngàn. Cô cười cười:

- Em tặng chị luôn đó, cái tội tụi em phá hàng của chị.

Quay qua Nhật Uyên, cô hối:

- Mày chở tao về nhà Ngoại mau đi.

Dọc đường Nhật Uyên bỗng hỏi:

- Phượng, mẹ mày từ nước ngoài về. Mẹ mày sẽ không cho mày lấy chồng kiểu đó. Mày tính sao?

Lam Phượng cay đắng:

- Còn tính gì nữa. Ngoài số tiền phải hoàn trả khách hàng và nhà nước do ông ta thanh toán cho cậu Út tao. Tao không thể thất tín để cậu ấy vào tù.

- Mày hãy chờ ít ngày nữa Phượng, mẹ con, anh chị em gặp nhau, hiểu được hoàn cảnh của cậu Út cũng là em ruột mẹ mày. Tao nghĩ không chừng mẹ sẽ giúp.

Lam Phượng chậm rãi:

- Tao xa mẹ từ nhỏ. Trong tao không còn chút khái niệm về mẹ. Cũng như mẹ tao bây giờ còn trách nhiệm với chồng con của ba. Đừng nên trút gánh nặng vào mẹ tao, khi ta và Ngoại không hề biết gì về mẹ. Đâu phải ai ở nước ngoài cũng giàu có cả đâu.

Nhật Uyên lặng lẽ chạy xe. Lam Phượng là đứa con gái bướng bỉnh và tự ái nhất thế gian. Đừng hòng khuyên nó chuyện gì lúc này.

Lam Phượng chạy ào vô nhà Ngoại, cô định kêu lên "Ngoại ơi". Bước chân cô chợt chậm lại, chậm dần. Cô nghe đâu đây có tiếng người thì thầm to nhỏ. Căn nhà buổi trưa thật yên ắng. Chắc Ngoại ở phía sau. Phượng ra dấu cho Uyên dừng lại, rồi cô đi vòng cánh cửa hậu để ra phòng Ngoại. Lối đi này phải qua một gian bếp và nhà kho. Lam Phượng thường đi mỗi khi tới thăm bà, không muốn phiền mọi người. Dạo này theo lời cậu Út, kinh tế gia đình sa sút, cậu đã cho người giúp việc nghỉ. Chuyện cơm nước, chợ búa và chăm sóc Ngoại do mợ Út đảm nhiệm.

- Tôi lo lắm. Nhỡ con bé biết, nó sẽ hận chúng ta suốt đời.

Tiếng mợ Út vang lên nhè nhẹ. Linh cảm có điều gì bất ổn khiến Phượng dừng lại. Cô nấp sau cánh cửa vì tò mò.

Tiếng cậu Út tự tin:

- Bà sao ưa nhân hậu quá. Mọi chuyện tôi sắp đặt đâu vào đó cả rồi. Bà đừng có trù ẻo nữa. Con bé vốn tin người, nó không nghi ngờ gì đâu. Hơn nữa, ông ta thương nó, sau này nó sẽ sung sướng.

Mợ Út chép miệng:

- Nhưng tôi thấy tội lỗi lắm. Tôi là người dưng, tôi còn xót xa. Mình đã dư ăn dư mặc, đủ tiền lo cho con cái. Sao phải làm chuyện thất đức như vậy. Tôi sợ quả báo.

Cậu Út giận dữ:

- Bấy nhiêu đó mà nhằm nhò gì. Đám cưới con Phượng xong, tôi sẽ sang công ty, gom tiền gửi ngân hàng cho chắc ăn. Tại mẹ tôi, bà ấy ki bo quá, tôi phải dùng mưu kế. Ai ngờ ông ta sẵn sàng cho chúng ta cả một số tiền lớn như vậy.

Lam Phượng nghe tay chân mình lạnh ngắt, trái tim cô đau đớn, khi biết mình đang trở thành con tốt đỏ để chính cậu ruột mình làm tiền. Cuộc đời đúng là bất ổn.

Nhếch môi, cô lặng lẽ quay lui. Tờ báo nơi tay cô nặng như một tảng đá. Cô quyết định trừng trị ông cậu độc ác, tàn nhẫn của mình. Và sẽ im lặng không cho bà Ngoại biết tin mẹ cô nhắn. Bởi lòng tham của con người thật khó lường. Ông cậu cô có trời mới biết sẽ vui mừng và toan tính những nước cờ gì nữa khi biết mẹ cô ở nước ngoài về tìm.

Nhật Uyên nhìn vẻ mặt buồn bã của Phượng, chưa kịp hỏi, đã bị cô kéo tay lôi đi.

Nhật Uyên đẩy xe ra khỏi cổng, Lam Phượng mắt buồn tênh, giọng nói như không âm sắc:

- Mày làm ơn đưa tao về nhà.

Nhật Uyên băn khoăn:

- Sao vậy Phượng? Tại sao mày lại bỏ về như chạy trốn? Ngoại mày mắng hả?

Lam Phượng cắn môi:

- Tao chưa gặp Ngoại.

- Trời đất! Không thể nào hiểu nổi mày nữa. Hăm hở cuống cuồng lôi tao đi cho được…

Lam Phượng cắt ngang:

- Tao muốn được yên tĩnh. Tao hứa sẽ kể mày nghe, nhưng không phải là bây giờ.

Biết tính Phượng, Nhật Uyên không hỏi nữa. Cô lặng lẽ chạy xe về hướng nhà Phượng.

Cửa nhà khoá chặt. Nhật Uyên hỏi:

- Lam Hồng đi học à?

- Chắc nó vào bệnh viện với mẹ tao. Chiều nay nó không có giờ học. Uyên à, mày cho tao xin lỗi nha.

- Về chuyện gì?

- Chuyện đã lôi mày đi lãng nhách ấy. Đầu óc tao bây giờ muốn nổ tung lên.

Nhật Uyên dọ dẫm:

- Tao nghĩ, mày cần có người chia sẻ. Mà người ấy ngoài tao ra mày không nói sẽ không nói cho ai nghe được đâu. Phượng! Tao đoán không lầm, vừa rồi mày đã gặp chuyện gì ở nhà Ngoại?

Lam Phượng nhắm mắt mệt mỏi, hình như Phượng khóc. Nhật Uyên bối rối vì nhỏ bạn rất ít rơi nước mắt trừ những lúc đau đớn không còn ai chia sẻ.

Nhật Uyên lay vai bạn:

- Phượng, kể tao nghe đi. Tao muốn san sẻ với mày.

Lam Phượng đắng ngắt:

- Tao phải làm sao đây? Khi tao bị chính cậu ruột tao lợi dụng.

Nhếch môi, nét mặt Phượng hằn nỗi cay đắng tận cùng:

- Tao phải cố lắm mới không hét vào mặt cậu mợ tao. Họ đã dựng lên vở kịch bể nợ tù tội, để lợi dụng Ngoại tao còn chút của cải gì, bỏ ra cho họ. Táng tận lương tâm hơn, cậu tao còn bán tao cho gã đàn ông đáng tuổi cha chú mình bằng cuộc hôn nhân đầy "hiếu thảo" của chính tao. Mày nói đi Uyên. Tao có lỗi gì? Tại sao phải khổ suốt? Tại sao cậu tao lại đối xử với tao như vậy?

Nhật Uyên há hốc miệng. Cô hoàn toàn bất ngờ trước lời thú nhận của nhỏ bạn. Quả là kinh khủng và đáng sợ cho lòng dạ con người.

Nhật Uyên giận dữ:

- Mày còn hỏi. Hãy mặc kệ vợ chồng ông ta với những mưu mô tàn nhẫn của họ.

- Còn Ngoại tao?

- Họ không dám làm gì bà đâu. Bằng không mày cứ bình thản như không hề biết chuyện. Rồi âm thầm kể cho bà nghe. Dù sao, bà cũng biết cách giải quyết.

Lam Phượng thẩn thờ:

- Tao muốn đi xa một chuyến.

- Đi đâu chứ, khi tao biết mày yêu thương mẹ Vân vô cùng? Sự sống của mẹ đâu còn nhiều.

Lam Phượng bặm môi:

- Tao phải đi, nếu không tao sẽ điên hoặc phải tố giác họ quá. Tao sẽ đưa mẹ tao đi. Cũng may còn cả tháng nữa mới vô năm học. Tao sẽ lẫn luôn Lam Hồng đi.

Nhật Uyên kêu lên:

- Hai bàn tay trắng, đất lạ xứ người làm sao mày sống mà lo cho mẹ cho em. Rồi còn người đàn bà trên báo.

Lam Phượng buồn bã:

- Tao sẽ tìm gặp sau khi thu xếp xong chuyện nhà. Nếu tao ở lại, tao sẽ phải làm đám cưới. Vì ông ta đã đưa tao đến nhà thờ. Cha đã "rao" trong xứ đạo hai lần rồi. Mày không hình dung nổi nếu tao đám cưới, tao sẽ bị ràng buộc đời đời. Vì lời thề trước chúa. Lúc này, tao còn cơ hội.

Nhật Uyên chậm rãi:

- Nhưng mày phải cho tao biết nơi mày sẽ đến. Tao không muốn mày buồn Phượng ạ.

Lam Phượng triết lý:

- Cám ơn tình bạn của mày. Có lẽ suốt tháng năm còn lại, tao sẽ không tìm ra đứa bạn tốt như mày đâu Uyên. Hết hè mày có cuộc sống mới. Bài vở, bạn bè cuốn mày vào những đam mê mới. Tao cũng vậy. Song tao sẽ không giấu mày bất cứ chuyện gì. Bây giờ tao muốn nghỉ một chút.

Nhật Uyên gật đầu:

- Nhớ là can đảm nghe Phượng. Số phận nhất định không thể nào đùa cợt với mày mãi đâu. Tao về, có gì tối tao ghé.

Lam Phượng lặng lẽ nhìn theo Nhật Uyên rồi chậm rãi quay vào nhà.

- Alô! Trường đây, xin lỗi ai gọi vậy?

Trường đưa máy lên nghe.

Giọng của Huấn rành rẽ vang lên:

- Trường à? Cậu đang ở đâu vậy?

Trường lo lắng:

- Có chuyện gì của Phượng hả anh Huấn? Trường đang trên đường về Sài Gòn, khoảng tới 15 phút nữa là tới.

Huấn điềm tĩnh:

- Đúng là giác quan của những người yêu nhau. Chuyện dài đấy, cậu về ghé qua mình trước được không?

Trường đáp:

- Anh làm tôi lo quá. Tôi ghé anh, nhưng ở phòng mạch hay nhà anh?

Huấn cười nhỏ:

- Ghé nhà tôi đi. Ngày nghỉ cuối tuần tôi cũng đóng cửa phòng khám, xả hơi một buổi. Tôi cúp máy đây, gặp nhau sẽ hàn huyên nhiều.

Trường cất máy vào túi. Anh dựa đầu vào thành xe, mắt như ngủ. Tâm trạng anh chợt bồn chồn lo lắng.

Chú tài xế cười nhỏ:

- Sắp qua ngã tư hàng xanh, cậu về luôn nhà hay ghé đâu?

Trường nói tên đường phố nhà Huấn, chú tài xế lặng lẽ lái xe lao về trung tâm thành phố.

Cuối cùng chiếc Toyota đời mới nhất cũng dừng lại trước cổng nhà Huấn. Trường dặn tài xế lái xe về công ty. Anh xách cặp táp tài liệu xuống xe.

Mở cổng cho anh là Thu Hiền, vợ Huấn.

Thu Hường cười:

- Chà, đi thủ đô về có khác, nhìn bạn khoẻ mạnh thật.

Trường cười dòn:

- Lại mầu mè, khách sáo. Một tuần ở Hà Nội vào mùa mưa này đi đâu được thưa phu nhân bác sĩ, mà đòi tươi mát. Anh Huấn đâu Hiền?

Thu Hiền cười cười:

- Ảnh trong phòng khách, mong bạn nãy giờ.

Trường ngần ngừ:

- Hiền biết anh Huấn gặp Trường về chuyện gì không?

Thu Hiền lấp lửng:

- Không rõ lắm. Đàn ông mấy người đâu dễ cởi mở hết lòng mình. Hiền nghĩ chắc là chuyện liên quan đến bạn.

- Phải Lam Phượng không?

- Hiền đâu biết. Mà nè, người đang chờ bạn để thổ lộ tâm sự trong đó kìa. Vô đi.

Biết không thể "moi" tin tức gì ở Hiền, Trường đành chép miệng đi vô nhà.

Huấn cởi mở:

- Vô đây, đói bụng không, để mình kêu Hiền làm cho tô mì ăn đỡ.

Trường điềm đạm:

- Em vừa ăn dọc đường, chưa đói. Anh cho em lon Coca- Cola ướp lạnh.

Huấn gật đầu, anh xuống bếp và trở lên thật nhanh với lon nước trên tay.

- Uống đi, rồi tà tà nhâm nhi cà phê. Tôi vừa có người bạn ở Buôn Mê Thuột về ghé cho ít cà phê đặc biệt. Uống trên cả Trung Nguyên nhiều.

Trường tu một hơi cạn lon nước, anh than dài:

- Đường bụi quá, nắng kinh khủng, ấy là ngồi trong xe máy lạnh còn khó chịu như vậy. Mỗi lần đi công tác em sút vài kí đó bác sĩ.

Huấn cười cười:

- Đàn ông chưa vợ con, dáng phong trần cao ráo mới bắt mắt các cô. Chưa gì đã bụng phệ có mà ê sắc ế.

Trường cười theo Huấn, rồi hỏi:

- Em sốt ruột quá. Lam Phượng gặp chuyện gì nữa vậy anh?

Huấn rút trong hộc bàn ra một gói nhỏ, vuông vức, anh đẩy tới trước mặt Trường:

- Phượng nhờ tôi chuyển cho cậu.

Trường cầm gói giấy, ngạc nhiên:

- Gì vậy anh? Giống như…

Huấn ngắt ngang:

- Tiền đấy.

Trường thảng thốt:

- Tiền ư? Phượng đâu mượn em mà gởi trả? Không lẽ ở nhà đã xảy ra điều gì đó và Phượng gom góp sự giúp đỡ của em lâu nay để trả lại.

Huấn trầm giọng:

- Tiền của mẹ cậu đưa cho cô ấy. Ba chục triệu.

Trường bật dậy:

- Hả, anh nói của mẹ em à? Mẹ em đâu biết Phượng là ai? Em chưa hề kể cho mẹ nghe nữa.

Huấn trầm ngâm:

- Chuyện này tôi và Hiền cũng phân vân lắm. Vợ chồng tôi không lạ gì cậu. Tuy bà giàu có sang trọng, nhưng bà không hề có thái độ khinh miệt người nghèo. Bà cũng không bao giờ xen vào mối quan hệ tình cảm của con cái. Trường à, Lam Phượng đã đến phòng mạch, cô ấy khóc dữ lắm. Khi nhờ tôi trao lại gói tiền này, cô ấy nói là của mẹ anh Trường nói cho em, để em trả tự do cho con trai bà.

Trường giận dữ:

- Anh cho em gọi nhờ điện thoại. Em muốn mọi chuyện rõ ràng trước mắt anh. Mẹ em, không lý nào bà lại làm điều này.

Huấn chặn tay Trường:

- Bình tĩnh đi cậu. Lát về nhà cậu coi thái độ của mẹ ra sao, lựa lời mà hỏi. Bất ngờ bị cậu tra vặn thế này càng khiến bà ghét Lam Phượng hơn.

Trường thở dài:

- Chỉ một tuần em xa nhà, đã có rắc rối, có lẽ em phải về.

Huấn chậm rãi:

- Không cần vội. Lâu lâu anh em gặp nhau, cậu ở lại uống với anh vài lon bia. Uống một mình chán ngắt. Thu Hiền chắc cũng sắp xong đồ ăn rồi.

Trường định từ chối nhưng Thu Hiền đã lên tới cùng mâm thức ăn bốc khói thơm ngào ngạt.

Thu Hiền cười:

- Anh Huấn ca cẩm Hiền cù lần, vợ người ta uống bia được. Còn Hiền chẳng biết uống gì cả, ngoài nước ngọt. Trường vì bạn, uống với ảnh một lon đi, không thôi anh Huấn cằn nhằn nhức xương lắm.

Trường đành xuôi xị ngồi lại. Dù trong lòng anh chỉ muốn về nhà ngay để hỏi mẹ cho ra lẽ. Anh không tin mẹ anh lại qua mặt anh mà đối xử thiếu tế nhị như thế với Lam Phượng. Cô bé chắc sẽ hận anh chết được.

Gần cuối bữa, Huấn mới thủng thẳng:

- Mẹ Lam Phượng bị ung thư giai đoạn cuối, Lam Phượng bây giờ khổ lắm. Cậu liệu sao cho ổn thì liệu, chứ hôm đem tiền đến, con bé bị tổn thương ghê lắm.

Trường bàng hoàng:

- Trời ạ, chuyện nghiêm trọng thế mà bây giờ anh mới chịu nói. Thật tôi chịu thua anh luôn.

Trường tuôn chạy ra cửa, nhanh đến nỗi Thu Hiền chỉ kịp kêu:

- Trường! Biết chỗ mẹ Phượng điều trị chưa?

Trường sựng lại:

- Bệnh viện nào hả Hiền?

- Bệnh viện Thống Nhất. Lầu 2.

Trường ra cổng, anh đưa tay ngoắc vội một chiếc honda ôm vừa trờ tới. Nói tên bệnh viện, chiếc xe lao nhanh vào dòng xe cô đông đúc buổi chiều.

Trường hỏi thăm bác sĩ trực phòng điều trị:

- Bác sĩ có biết bệnh nhân nữ tên Vân bị ung thư, nằm phòng nào không ạ?

Ông bác sĩ già khẽ đẩy cặp kính lên cao nhìn Trường chăm bẳm:

- Cậu là gì của bà Vân? Sao bây giờ mới đến.

Trường lo lắng:

- Tôi đi xa vừa về tới. Bác Vân thế nào rồi bác sĩ?

Ông bác sĩ trầm giọng:

- Bà ấy ra viện hôm qua. Cô con gái tới đón mẹ về.

Trường cau mày:

- Bác sĩ có lộn với ai không? Bác Vân bị ung thư, làm sao mà xuất viện?

Ông bác sĩ chậm rãi:

- Bà ấy không còn sống được bao lâu nữa. Thoạt đầu cô con gái tới xin cho mẹ được điều trị tại bệnh viện. Bà ấy có phước lắm, hai cô con gái xinh đẹp, hiếu thảo vô cùng. Không hiểu sao sáng qua cô con gái lớn tới xin đưa mẹ về. Cổ còn nói sẽ đưa mẹ đến một nơi yên tĩnh để bà ấy sống những ngày cuối cùng. Thành phố ồn ào và nóng nực quá.

Trường hiểu ra, anh vội cám ơn ông bác sĩ, rồi kêu xe đến nhà Lam Phượng. Hình dung cô bé của anh tất bật lo lắng cho mẹ bao ngày, anh nghe lòng xót xa vô cùng. Phải chi Phượng chịu nhận sự giúp đỡ của anh, phần nào anh đỡ day dứt vì được chia sẻ cùng cô gánh nặng gia đình.

Trường khựng người trước cánh cửa khoá im ỉm. Nhà Phượng đi đâu? Mẹ đang đau ốm hay cô bé đưa mẹ sang nhờ Ngoại? Suy nghĩ rồi lại lắc đầu. Anh không lạ tính Phượng, cô bé ngút ngàn tự ái này, đâu dễ hạ gối nhờ luỵ cậu mợ cô ấy.

Vậy thì…

- Anh tìm ai vậy?

Một bà hàng xóm thấy Trường đứng lặng trước cửa nhà Phượng, nên bước ra hỏi.

Trường mừng rỡ:

- Dì cho cháu hỏi thăm. Gia đình bác Vân đi đâu vắng mà đóng cửa hả dì?

Người phụ nữ quan sát anh một hồi rồi mới chép miệng:

- Cậu là gì của chị Vân?

Trường nói dối:

- Dạ! Cháu là cháu họ, vừa đi công tác xa về.

- Hèn nào, cậu không biết chị Vân bệnh. Tội nghiệp, nghe con Hồng khóc hoài, nói mẹ nó bị ung thư gì đó cậu. Tốn tiền lắm. Cũng nhờ con Phượng chịu khó làm ngày làm đêm, nên đắp đổi được tiền thuốc cho mẹ. Hồi sáng qua, chị em nó gởi nhà cho tụi tui trông chừng giùm, để đưa mẹ đi dưỡng bệnh.

Trường kêu lên:

- Lam Phượng có nói sẽ đi đâu không dì?

Bà hàng xóm lắc đầu:

- Không. Thái độ con bé buồn lắm, tôi nghĩ nó buồn vì bệnh tật của mẹ, song sáng nay cậu mợ nó qua tìm rồi cãi nhau ỏm lên, tôi mới biết con bé trốn chạy một cuộc hôn nhân gì đó.

Trường thẩn thờ:

- Cám ơn dì. Phượng có về, dì cố gắng gọi giùm cháu đến vào số máy này. Cháu sẽ gởi tiền cho dì, gọi là công dì trông nhà cho em cháu.

Trường nói và đưa tấm cạc cùng hai tờ giấy bạc một trăm ngàn đồng vào tay người đàn bà.

Bà hàng xóm ngại ngần:

- Tôi không nhận tiền đâu. Cậu cất đi, con Phượng cần hơn tui. Nếu không tìm ra nó, thì khi nào chị em nó về, tui sẽ điện cho cậu.

Trường ấn tiền vào tay bà, giọng điềm tĩnh:

- Dì cầm cho cháu yên lòng. Dẫu không có gì đáng giá, thì căn nhà của bác Vân vẫn được coi sóc, dì giúp cháu đi mà.

Dứt lời, Trường vội bước nhanh trên con hẻm rộng, lòng ngập đầy nỗi lo lắng buồn phiền về gia đình Phượng. Anh biết hỏi ai bây giờ? Nếu thật sự cô bé trốn tránh anh? Thì anh khó có cơ hội tìm lại Phượng.

Nặng trĩu nỗi lo lắng cho cô gái anh yêu thương. Phần giận cách xử sự của mẹ, trong anh dâng lên cảm giác mơ hồ, sự ra đi của Phượng, có khi nào là để hoàn thành lời hứa với mẹ anh không? Và ba chục triệu cho hạnh phúc của anh, chắc mẹ đã hả hê khi biết tin Phượng ra đi theo cầu của mẹ.

Trường mang bộ mặt lạnh lùng vào nhà. Chị bếp nhìn anh còn không hiểu tại sao cậu chủ đi xa về lại lầm lì, quạu quọ như vậy.

- Mẹ! Con chúc mừng sự sắp đặt của mẹ. Con không ngờ mẹ lại…

Người phụ nữ đang không bên bàn nước ở phòng khách, ngẩng đầu nhìn anh, nụ cười và ánh mắt của bà khiến Trường giật mình, chưa kịp nghĩ xem bà ta là ai, giống ai? Anh đã nghe giọng bà cất lên thật thanh tao:

- Cháu là Trường phải không? Bất ngờ thật. Cô không ngờ lớn lên cháu lại phong độ đẹp trai như vậy.

Trường cười gượng:

- Cháu xin lỗi, cháu tưởng là mẹ cháu.

Anh ngỡ ngàng khi nhận ra người phụ nữ có nụ cười và ánh mắt thật giống cô bé của anh. Trên đời này, đúng là có nhiều người giống nhau đến lạ lùng. Phượng và Hồng là chị em song cũng hoàn toàn khác nhau ở đôi mắt. Người phụ nữ sang trọng ngồi trước mặt anh, cũng cặp mắt màu hạt dẻ mịn màng, pha chút buồn man mác.

Trường bật lên:

- Cháu xin lỗi, cô là ai? Cháu chưa gặp bao giờ. Cô rất giống người bạn của cháu.

Người phụ nữ cười hiền:

- Làm sao cháu nhớ cô được. Cô xa Việt Nam khi cháu lên 7 lên 8 tuổi. Ký ức của cháu không còn nhớ cô đâu. Bởi cô chỉ là bạn của mẹ cháu.

Bà Hảo từ trên lầu đi xuống, nhận ra con trai, bà vui mừng:

- Về hồi nào vậy con trai? Đã cơm nước gì chưa?

Trường (vì trước mặt khách) đành cười gượng:

- Con chào mẹ. Con về tới thành phố gặp tụi bạn học cũ, nó rủ đi uống bia mẹ ạ, khuya một chút con sẽ ăn.

Bà Hảo gật đầu:

- Tuỳ con! Trường à, con biết ai đây không?

Trường hờ hững:

- Con chưa gặp cô ấy lần nào mẹ ạ.

Bà Hảo vui vẻ:

- Là cô bạn mẹ từng kể cho con nghe về chuyện tình của hai chị em song sinh ấy, con nhớ không?

Trường kêu lên:

- Cô Na phải không? Làm sao cô gặp được mẹ cháu hả cô? Chuyện mẹ cháu kể về cô khiến cháu cảm thông cho số phận của cô mãi.

Bà Na cười nhẹ:

- Nhờ trời, cho cô gặp ba cháu ở nước ngoài. Mừng quá cô theo ba cháu về đây.

- Cô đã tìm gặp gia đình chưa cô?

Bà Na buồn buồn:

- Gia đình cô rời xứ vào Nam sau ngày cô đi được một năm. Ở làng cũ không ai biết tin tức gì của gia đình cô cả. Cô hy vọng nhiều ở đợt trở về này để tìm mẹ già, con dại.

Vừa lúc trên ti vi, đài truyền hình kênh 9 vào bản tin trong ngày. Trường lơ đãng nhìn lên màn hình, mắt anh chạm vào dòng: "Nhắn tìm người nhà" kèm tiếng cô phát thanh viên trầm ấm: "Tôi tên Nguyễn Thị Lam Hằng tìm mẹ tên Phan Thị Mười, em gái tên Vũ Thị Lam Vân, em trai tên Vũ Hoài Đông. Trước năm 1983 ở tại làng Thượng, Cam Lộ - Gio Linh - Quảng Trị.

Nay mẹ và hai em đang ở đâu, xin liện hệ cho con Lam Hằng tức Na hiện ở tại số nhà… đường… điện thoại… Con rất mong gặp lại mẹ và gia đình. Ai biết mẹ và các em tôi ở đâu xin nhắn về địa chỉ trên. Tôi xin hậu tạ và cám ơn".

Trường kêu lên:

- Cô ơi, phải cô nhắn tin tìm gia đình không?

Bà Na buồn buồn:

- Cô đã nhờ đài truyền hình thành phố cùng các tỉnh và thông tin báo chí để nhắn tin tìm gia đình. Ba ngày nay cô chờ đợi mỏi mòn.

Trường bật thốt:

- Chả lẽ Lam Phượng chính là con gái của cô Hằng?

Bà Na thất sắc:

- Trường, cháu vừa nhắc tên ai vậy?

Trường chậm rãi:

- Bạn cháu, cô ấy tên Lam Phượng. Cháu nghĩ có thể họ có quan hệ với cô vì cùng chung chữ lót.

Anh vừa nói vừa ngầm quan sát mẹ cô tìm xem mẹ anh phản ứng thế nào khi nghe tên Lam Phượng. Bà Hảo chụp tay Trường:

- Con nói vậy, nghĩa là biết gia đình cô Na phải không?

Trường chậm rãi:

- Con nghĩ mẹ biết rõ hơn con đấy.

Bà Hảo nhíu mày, chưa kịp phản ứng thì bà Bích và Bích Huệ đến.

Trường liếc nhanh bà Bích, khẽ gật đầu chào hai mẹ con, rồi bỏ lên lầu.

Bà Bích kêu lên:

- Trường hả, cháu về hồi nào vậy. Chà lâu bác không gặp, ngó bộ mỗi ngày cháu mỗi chững chạc hơn. Hèn nào con Huệ không chịu ai ngoài cháu cũng phải.

Bà Hảo nhìn lơ đi chỗ khác. Trường bất ngờ vì câu nói khá "thô" của bà Bích, Bích Huệ thì khổ sở vì ánh mắt lạnh như băng, bờ môi hơi nhếch lên khinh bạc của Trường.

Huệ nói nhỏ:

- Kìa mẹ, mẹ nói kỳ quá à.

Bà Bích tỉnh bơ:

- Kỳ gì hả con gái, thương thì nói, thời đại bây giờ đâu phải thời cổ hủ phong kiến ngày xưa của mẹ, con gái phải e ấp dịu dàng. Bây giờ thương yêu thì nói, để trong lòng rồi khóc thầm, khóc lén, mẹ nào chịu cho xiết. Chị Hảo biết không, đi làm thì chờ, về đến nhà là có người tìm, điện thoại reng. Nó chỉ một hai đòi qua chị chơi. Đấy, anh Trường trước mặt con đó, muốn gì thì nói ra đi.

Bích Huệ không dám ngó nghé ai, bởi cách nói chuyện thật "khó nghe".

Trường cười nhạt:

- Cô à, cháu nghĩ chuyện hạnh phúc của Huệ, cô ắt biết rõ ràng. Cô đã chọn chồng cho Bích Huệ. Bao năm nay cháu chỉ coi Huệ là bạn.

Bà Bích cười gượng:

- Thì cũng vài ba đám hỏi cô, xin cưới em đấy. Nhưng nó có chịu ai đâu, lúc nào cũng ngẩn ngơ nhớ cháu.

Trường đủng đỉnh:

- Cháu đã nói rõ quan điểm của mình. Cháu xin lỗi vì vừa đi xa về, cháu rất mệt, xin phép mọi người.

Trường chậm rãi đếm từng bậc thang, thái độ của anh khiến bà Bích sượng sùng. Tận lúc này bà mới nhận ra trong phòng còn một người lạ.

Bà Hảo ân cần:

- Huệ à, cháu mặc kệ nó đi. Chuyện tình cảm, bác không thể ép nó. Mà có ép nó cũng không chịu. Thôi thì cháu cứ qua đây chơi, bác coi cháu như con gái vậy.

Bích Huệ cúi đầu:

- Dạ! Cháu cám ơn bác. Cháu hiểu anh Trường không thương cháu.

Bà Bích hậm hực:

- Xin lỗi chị, tôi lấy làm tiếc cho cậu Trường, người đàng hoàng tử tế không thương, lại yêu kẻ nghèo hèn không nghề nghiệp ổn định. Con bé ấy có gì hơn Bích Huệ?

Bích Huệ nghẹn giọng:

- Mẹ! Con xin mẹ, chuyện không thể được, mẹ đừng làm cho bung bét lên, mẹ không vì mẹ, mẹ cũng nghĩ đến con một chút.

Dứt lời Bích Huệ ôm mặt quay ra cửa. Bà Na chợt lên tiếng:

- Tôi xin lỗi đã mạo muội. Tình yêu là sự tự nguyện của hai trái tim, không thể chắp vá chúng. Con gái chị xinh đẹp lại có nghề nghiệp tốt, lo gì không lấy được chồng giàu. Đàn ông thiếu gì người tài giỏi hơn cháu Trường hả chị.

Bà Bích chau mày:

- Bà là ai? Sao tôi thấy quen quá.

Bà Hảo từ tốn:

- Chị không biết cô ấy đâu. Vì cổ từ nước ngoài trở về. Cô ấy ngày xưa cùng làng với tôi.

Bà Bích vẫn nói:

- Thế à. Nhưng mà tôi có cảm giác đã gặp chị ở đâu rồi. Nhất là đôi mắt.

Bích Huệ buột miệng:

- Dì rất giống một cô gái tên Phượng, cô ấy bán hàng ở một khách sạn.

Bà Na tái mặt:

- Cháu nói sao? Cháu biết Lam Phượng à? Nó đang ở đâu?

Bà Bích chanh chua:

- Vũ trường nhà hàng Hải Đăng. Bà tới đó sẽ gặp thôi. Hừ.

Bà giận dữ kéo tay Bích Huệ ra về.

Bà Na đau đớn nói:

- Chị Hảo, lẽ nào cuộc đời con gái tôi lại lâm vào cảnh bi đát ấy. Tôi muốn đến nhà hàng kia.

Bà Hảo thông cảm cho nỗi khổ tâm của bạn, nên nói:

- Thằng Trường chắc biết chỗ ấy, cô để tôi kêu cháu chở đi. Nếu đúng vậy, cô cũng đừng quá tự ti, xã hội bây giờ phức tạp lắm. Nhưng không hẳn vô đó làm đã là xấu "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" Trường à, Trường.

Trường chạy nhanh xuống, nét mặt anh vẫn lành lạnh:

- Mẹ con bà ấy về rồi hả mẹ?

Bà Hảo nói nhỏ:

- Con ạ, phép lịch sự trong giao tiếp, con vất đi đâu vậy. Dẫu gì con và Bích Huệ từng là bạn, không yêu cũng nên coi nhau là bạn bè, có đâu con cay cú con bé như vậy. Mẹ thấy con hơi quá đáng đó.

Trường nhún vai:

- Mẹ không biết, chứ con đã chạm mặt Huệ ở nhà hàng, khi cô ta cặp bồ với người khác. Con không muốn nhập nhằng để rồi dì Bích cứ lôi con vào cuộc. Mẹ gọi con có chuyện gì hả mẹ?

Bà Hảo thở dài:

- Cô Na muốn nhờ con dẫn cô đến nhà hàng khách sạn Hải Đăng.

Trường cau mày:

- Cô đến đó thuê phòng? Hay cô đang trọ ở đó hả cô?

Bà Na nhẹ giọng:

- Ba mẹ cháu đã buộc cô phải ở tại nhà cháu. Hồi nãy, cô Huệ có nhắc đến tên Lam Phượng, cô muốn tới đó tìm thử có phải Phượng là đứa con gái của cô không?

Trường thản nhiên:

- Cô đến chậm mất rồi. Lam Phượng không còn làm ở đó đã gần hai tháng.

Bà Na khắc khoải:

- Bỏ rồi ư? Cháu biết con bé làm ở đâu không?

Trường điềm đạm:

- Cô muốn cháu trả lời, hãy để cháu hỏi mẹ cháu một câu đã.

Bà Hảo tươi cười:

- Hỏi gì hả con trai?

Trường chậm rãi đặt gói tiền lên bàn, anh nhếch môi:

- Mẹ có nhận ra cái gói này không?

Bà Hảo ngạc nhiên:

- Gói gì thế? Mẹ chưa thấy khi nào cả. Con hỏi mẹ như vậy là sao? Và gói giấy này gói cái gì?

Trường đáp gọn:

- Tiền mẹ ạ. Ba chục triệu đồng, mẹ đã tự tay đem tới tận nhà người ta, mẹ đòi Phượng nhận số tiền này để cô ấy không theo con nữa. Sao mẹ lại làm vậy?

Bà Hảo giận dữ:

- Con dám mắng mẹ à? Ai nói với con là ta đến nhà con bé ấy? Mẹ đã sống hai thứ tóc trên đầu, nhân ái hỉ nộ có thừa, mẹ đâu đến nỗi không biết nhân tâm như vậy. Mẹ cũng không điên đến nỗi đem tiền vất đi như thế. Lam Phượng là ai chứ?

Trường bình tĩnh:

- Khi nhận số tiền này, con hoàn toàn không tin là mẹ đã hành động như vậy. Con đã theo lời kể của bạn, qua nhà tìm Phượng. Nhưng cô ấy đã ra đi.

Bà Na theo dõi câu chuyện nãy giờ, bà kêu lên:

- Lam Phượng bỏ đi rồi à?

Trường cay đắng:

- Cháu nghĩ, nếu mẹ cháu không làm thì có ai đó đã làm chuyện này. Phượng sẵn tự ái, dù mẹ cô bé đang gặp bệnh hiểm nghèo, cô ấy đi vay tiền để lo cho mẹ, chứ không thèm xài tới số tiền này. Một cô gái như thế không dễ tìm ở đời này đâu cô ạ. Khi bắt gặp ánh mắt cô, cháu đã thảng thốt đến bàng hoàng. Cô giống Phượng thật nhiều, nhất là đôi mắt màu hạt dẻ và nụ cười.

Bà Hảo ngạc nhiên:

- Lam Phượng có mẹ nữa à?

Trường xác nhận:

- Chuyện này con không rõ lắm. Con và cô ấy quen nhau do lần con đụng xe vào cô ấy. Mẹ hẳn còn nhớ chứ. Dạo đó Phượng ở ngay bên Bình Thạnh ở đường Điện Biên Phủ. Con gặp cô ấy lần thứ hai là lúc ba cô bé bị tai nạn trên chuyến xe khách liên tỉnh từ Bình Định vào Phan Thiết thì gặp nạn.

Bà Na run rẩy:

- Trường! Cháu nói… ba của Phượng chết rồi à? Cháu có lầm không?

Trường chậm rãi:

- Cháu còn biết rõ nơi yên nghỉ của bác ấy. Vì cháu từng được Phượng nhờ cháu chở ra nghĩa trang thắp nhang cho cha. Cô biết không? Ba của Phượng lần đó về quê bán đất lấy tiền vào trả nợ cho mẹ Phượng. Nghe nói mẹ Phượng vay nặng lãi không trả được số tiền lên đến cả trăm triệu. Ba Phượng mất, số tiền bác đem theo (như lời bên nội Phượng kể) hơn một trăm triệu cũng bị mất. Sau đám tang cha, mẹ Phượng như hoá điên. Căn bệnh trầm uất, ân hận đeo đẳng bác ấy hơn nửa năm trời. Phượng đã bán nhà lấy tiền trả nợ cho mẹ. Sau đó chị em cô tìm mua lại một căn nhà khác bên quận 5.

Bà Na nghẹn ngào:

- Tội nghiệp cho con tôi. Thế cháu biết gì về bà Ngoại nó không?

Trường trầm ngâm:

- Bà thương Phượng lắm, gom góp cho cô bé một số tiền để dành làm hành trang cho những năm đại học. Nhưng vì hoàn cảnh phải chạy chữa cho mẹ nên Phượng xài hết. Ngày ở nhà cũ, đêm đêm Phượng ngồi bán bánh ngọt, cũng đắt khách lắm. Sau sang bên nhà mới, cô bé bị bọn đàn anh hiếp đáp đến mức phải bỏ bán và được một cô bạn thân giúp đỡ vào làm ở nhà hàng. Gia đình họ quí Phượng như con cháu, nên giao cho cô ấy việc thu tiền, đứng quầy. Bạn bè ganh tị, tìm cách bôi nhọ danh dự cô bé. Phượng phải bỏ chỗ làm tốt là lương khá ấy. Cháu giới thiệu cô bé vào phụ bán thuốc chăm sóc bệnh nhân cho người bạn làm bác sĩ.

Bà Na nôn nóng:

- Cháu biết nhà bà Ngoại Phượng hả?

- Dạ biết! Nhưng mà cô ơi, cháu…

Trường ngập ngừng.

Bà Hảo hỏi tới:

- Con biết nhà bà cụ, thì dẫn cô Na đi coi thử. Nôn nóng lắm, cô về đây chủ yếu là tìm gia đình cùng con gái cổ.

Trường thẳng thắn:

- Cháu về, gặp thằng bạn bác sĩ, bị nó chửi cho một trận, còn quăng cọc tiền vào mặt cháu, Lam Phượng đã nghỉ làm. Mẹ đang bệnh sắp chết, cô ấy vì những lời xúc phạm của ai đó, đã lặng lẽ ra đi. Cháu cũng đang nhờ bạn bè tìm mẹ con Lam Phượng.

Bà Na ôm mặt khóc ngất. Phải thật lâu sau, bà mới ngăn được dòng nước mắt. Bà nghẹn ngào:

- Thôi thì cháu hãy dẫn cô tới nhà Ngoại con Phượng.

Trường gật đầu. Anh dắt chiếc Dream ra sân. Dặn dò mẹ vài điều, anh đẩy xe ra cổng. Chỉ một loáng sau bà Hảo đã nghe tiếng xe của con trai nổ giòn giã phía ngoài. Bà bỗng thấy lòng nhẹ đi phần day dứt. Bởi nếu bà ra mặt cấm đoán con trai, ghét bỏ người con gái nghèo hèn thì có lẽ giờ đây bà sẽ là người ân hận nhất. Con trai bà quả có cặp mắt tinh đời. Ông trời ơi, nếu ông đã có lòng xe duyên cho đôi trẻ, thì hãy khiến xui cho con trai tôi tìm lại được Lam Phượng. Dẫu chưa hề gặp mặt cô bé, bà vẫn tin rằng Lam Phượng rất xinh đẹp dịu dàng, thông minh và hiếu thảo. Có cô con dâu như vậy thì còn gì phải thắc thỏm nữa.

Tiếng ồn ào cãi vã từ phòng khách vọng ra sân, khiến bà Na và Trường dừng lại. trường nhận ra tiếng bà Mười, bà Ngoại Phượng đã rỉ rả:

- Ta không ngờ con lại có lòng dạ độc ác như vậy? Con chưa đủ giàu có sung sướng hay sao, còn dựng lên màn kịch tội lỗi ấy để hòng bán con Phượng lấy tiền. Đông à, tại sao con lại như vậy? Lam Phượng có phải là cháu con không? Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Con bé vì thương cậu, không muốn em mình bị gả bán nên đã chấp nhận nghe lời con. Ta thật không ngờ.

Ông Đông gằn giọng:

- Lấy ông ta thì đời nó cũng trên nhung dưới lụa, vàng vòng rủng rỉnh không hơn suốt đời quần quật mà không đủ ăn à. Con cũng vì tương lai của nó.

Bà Mười chát đắng:

- Mày là thứ cậu trời đánh, xe cán. Tội mày gây nên, mày ráng chịu, tao già rồi, chỉ còn bộ xương khô, làm gì còn tiền mà cho chứ.

Ông Đông kêu lên:

- Nhưng số tiền nhận sính lễ, con đã mua đồ cho Lam Phượng cả rồi. Mẹ không giúp con, ông ta sẽ thuê người đánh con chết mất.

Bà Mười lạnh tanh:

- Tao còn tiền đâu mà cho mày. Già rồi con ạ, ham sống sợ chết mà làm chuyện độc ác, thật chẳng nên chút nào. Ta chỉ tha thứ cho vợ chồng bây khi nào mẹ con Lam Phượng trở về.

Bà nghiến ngẫm:

- Vì sự tham lam vô lương tâm của mày, mà chị mày sắp chết vẫn phải đi trốn mày. Tao chỉ sợ "con gái nhờ phước cha" mày cẩn thận con ạ".

Trường thấp giọng:

- Cô tính thế nào?

Bà Na ngậm ngùi:

- Cô muốn gặp mẹ quá.

Trường điềm tĩnh:

- Lúc này không phải là thời điểm tái hợp sum vầy đâu cô. Hay là cô cứ về, ngày mai cháu tìm cách đưa bà đến nhà cháu. Cháu sợ cô ra mặt, ông Đông sẽ bám lấy cô mà xin xỏ nữa.

Bà Na thở dài:

- Thế cũng được. Tội nghiệp Lam Phượng mới tí tuổi đầu đã gặp toàn điều bất hạnh. Chẳng biết bây giờ mẹ con dắt díu nhau đi đâu.

Trường chở bà Na quay về nhà. Anh lên phòng với tâm trạng âu lo phập phồng khi nghĩ về Phượng. Cuộc đời lắm tai ương, lọc lừa, cạm bẫy, em đi đâu giữa dòng xoáy đời đen bạc đen tình người hả Phượng.

Lam Phượng đâu thể ngờ, mẹ cô đang tìm cô trong khắc khoải tuyệt vọng. Quyết định rời thành phố, cô đưa mẹ và em về Duyên Hải. Dù sao nơi đây cũng gần thành phố, cô sẽ dễ tìm việc hơn.

Hai chị em tìm được một căn nhà nhỏ để thuê. Số tiền không là bao so với ở thành phố. Phượng yên tâm sắp xếp hành lý, chỗ ăn ở.

Bà Vân mệt mỏi sau chuyến đi đã ngủ vùi. Lam Hồng cũng ríu cả mắt nhưng thấy chị dọn dẹp, con bé cũng hăng hái phụ chị sắp đặt nhà cửa.

Nghỉ ngơi cho thật khoẻ, qua ngày sau Lam Phượng bắt đầu đi dạo quanh nơi cô ở, mục đích là kiếm nơi buôn bán. Dân ở đây sống bằng nghề nuôi tôm, nên cách sinh hoạt, chi tiêu của họ cũng rộng rãi.

Lam Phượng quyết định lại làm bánh bán. Lam Hồng đã le lưỡi khi nghe chị Hai tuyên bố.

- Sinh nghề tử nghiệp đó chị ơi, đã bỏ rồi thì đừng làm lại, em ngán quá à.

Lam Phượng trêu em gái:

- Ngán nhân bánh, hay ngán phải nhào bột, vắt bánh hả nhỏ?

Lam Hồng rùn vai:

- Em ngán nhất phải bán hàng. Lạ nước lạ cái không biết có làm ăn được không, hay lại giống hồi ở trển.

Lam Phượng tự tin:

- Dân ở đây hiền lành chất phát, không thể có kiểu như thành phố đâu. Chúng ta ráng một thời gian coi sao.

Lam Hồng nhỏ nhẹ:

- Chị Hai à, thật ra chị bỏ thành phố vì sợ đối mặt với anh Trường hay chị trốn chạy đám cưới với ông Quốc?

Lam Phượng buồn buồn:

- Em nghĩ sao thì nó là vậy. Chị yêu anh Trường, bởi đó chính là mối tình đầu của chị. Chị không tin anh Trường lừa dối chị. Song làm người phải có lòng tự trọng em ạ. Mẹ và người con gái xưng là vợ sắp cưới của anh ấy đã yêu cầu, chị không thể phá hạnh phúc của họ, dẫu trái tim chị đã phẫn nộ, đau đớn. Chị đâu là thánh nhân để sẵn sàng giúp cậu Út như lời cậu Út nói. Tất cả, nếu không vì chị đã mất Trường, chị sẽ không bỏ đi, cũng như không nhận lời đám cưới.

Lam Hồng già giặn:

- Ngày trước, em nghĩ chị thương anh Tuấn. Tuấn hiền lành, tụi con gái lớp em còn muốn làm quen. Chị hay thậ làm được điều kỳ diệu, để có tình bạn thân thiết với bạn trai.

Phượng cười gượng:

- Mẹ Tuấn hợm hĩnh và khinh người, Tuấn không giống mẹ ở điểm này. Song cậu ta cũng chẳng có can đảm chống lại lệnh mẫu hậu. Hiểu điều đó nên chị dừng lại ở giới hạn cho phép. Chị Uyên thương Tuấn lắm, vì dạo ấy Tuấn quan tâm chị nhiều, nên chị Uyên đành nhốt nỗi buồn vào tim. Bây giờ thì ổn rồi.

Lam Hồng chớp mắt:

- Ổn là sao chị?

- Khờ quá nhỏ ơi, là họ đã trao cho nhau trái tim ấy.

- Thế thì bà Ngân Hà tức chết còn gì?

Lam Phượng chậm rãi:

- Từ ngày rời khỏi nhà hàng, chị bị Ngân Hà đe doạ vài bận nữa. Sau này nó còn kích Bích Huệ để phá chị và anh Trường. Giá như nó bớt kiêu kì đi một chút, chăm học hơn một chút, không chừng nó đã có Tuấn, vì mẹ Tuấn rất thân với nhà Hà. Mà thôi, đừng tào lao chuyện trên trời dưới đất nữa. Hai chị em đi chợ một lần để mua đồ nha.

Lam Hồng gật đầu:

- Ghé bưu điện, đánh bức điện cho Trọng Nam chị ạ. Không thôi nó nóng ruột.

Hai chị em mừng khôn xiết khi thấy giá cả ở chợ rẻ hơn thành phố đến một phần ba. Nơi hai chị em đến ở, dân cư đông đúc, thị trấn đang hình thành nên khả năng buôn bán cũng tạm đủ sống.

Ngay buổi tối hôm đó, nồi bánh bao đã được Lam Phượng đặt ngay đầu con hẻm nhà cô ở. Dân ở đây phần lớp tập trung vào nghề nuôi tôm và làm hàng thủ công xuất khẩu, thu nhập tương đối, nên mức sinh hoạt cũng không đến nỗi thấp. Nồi bánh bao của Phượng như một đốm lửa lạ nổi lên buổi tối, kích thích sự tò mò của mọi người. Phượng làm bánh đã nhuần nhuyễn, chất lượng không kém bánh chú Tàu Chợ Lớn làm, giá hợp với túi tiền của người dân. Thế là hai chị em cô đã có thể sống tương đối với nồi bánh mỗi tối.

Lam Phượng luôn có đầu óc tiến thủ. Sự thiếu thốn, cực nhọc đã đeo đẳng cô bao năm. Cô không muốn cuộc sống chỉ gói tròn trong xe bánh hàng đêm.

Thấy thị trấn có nghề đan lát, thủ công. Phượng nảy ra sáng kiến về thành phố nhận hàng mây tre về đan xuất khẩu, Lam Hồng vui vẻ tán thành dự định mở tổ hợp mành trúc mây tre của chị.

Sáng chủ nhật, sau khi cho mẹ ăn và uống thuốc, bà Vân tuy đau đớn nhưng đã cố gắng đi lại cho khuây khoả, Lam Hồng dọn dẹp nhà cửa, vô tình Hồng chạm vào tờ báo đã được đóng khung mục tìm người nhà thật cẩn thận. Lam Hồng lơ đãng đọc thử. Tay cô cầm tờ giấy mà tưởng như đất dưới chân cô đang động đậy, tay cô run bần bật.

Lam Hồng hét thật to:

- Chị Hai ơi ời.

Đang lui hui đan chiếc khay bằng những cọng lá buông trắng nõn, nghe em gọi, Phượng đặt chiếc khay xuống và đi vô nhà:

- Chuyện gì hả Hồng? Mẹ đâu?

Lam Hồng cười cừơi:

- Mẹ đang đi vệ sinh. Chị Hai, chị đọc tin này chưa?

Lam Phượng nhìn mẫu báo, khẽ gật đầu.

Lam Hồng nói:

- Là mẹ chị đấy chị Hai ơi, sao chị không tìm dì?

Lam Phượng thở dài, chậm rãi kể lại cho em nghe, cô đã mừng thế nào khi đọc tin trên ti vi. Rốt cuộc cô đã âm thầm làm cuộc trốn chạy khi biết rõ mưu mô độc ác của cậu mình. Vậy là không còn thời gian đâu mà nhớ tới chuyện ấy nữa.

Lam Hồng nói:

- Chị Hai! Em nghĩ đây là lúc chị nhận lại mẹ của mình. Chị biết mà không tìm mẹ thì tội lắm.

Lam Phượng xúc động:

- Chị thương Ngoại kìa. Chẳng biết chị bỏ đi, cậu mợ sẽ đối đãi với Ngoại thế nào. Bà già rồi, đâu còn đủ sức để chịu đựng sự dằn hắt của cậu mợ.

Lam Hồng suy tính:

- Hay mình thử về coi sao chị?

Phượng lắc đầu:

- Chị không muốn bị người quen phát hiện lúc này. Dù sao cậu Út cũng không thể xuống tay với Ngoại vì bà là mẹ cậu. Mợ Út nhát gan, sợ cậu nên làm theo, chứ tâm địa mợ không xấu nên chị nghĩ mợ sẽ chăm sóc cho Ngoại.

- Chị Uyên biết mình ở đây không chị?

Lam Phượng gật đầu:

- Nhật Uyên thương chị như ruột thịt. Ba mẹ Uyên cũng quí chị nên chị không muốn Uyên phiền lòng. Dẫu sao thì chị em mình vẫn cần có bạn bè.

- Lam Phượng, hai đứa con vừa nhắc chuyện gì vậy? Kể cho mẹ nghe coi.

Bà Vân đứng tựa cửa từ bao giờ, chợt lên tiếng.

Lam Phượng chạy tới bên bà Vân, cô nhẹ nhàng:

- Mẹ khoẻ thì hãy đi lại, không thôi chóng mặt, té thì khổ đó mẹ. Mẹ ngồi xuống đây đi.

Bà Vân kiên trì:

- Con chưa trả lời mẹ.

Lam Phượng cắn môi:

- Mẹ không có chuyện gì đâu.

- Con đừng giấu mẹ. Mẹ chỉ muốn con thừa nhận, chứ mẹ đã nghe tất cả. Phải Lam Hằng về không?

Lam Phượng cúi đầu:

- Con xin lỗi, không phải con chối bỏ mẹ mình. Cũng không phải con giận mẹ con đã bỏ con từ lúc con chưa biết nói trọn câu. Con muốn Ngoại và mẹ vui khi gặp lại mẹ con. Nhưng…

Bà Vân day dứt:

- Mẹ hiểu tất cả và không trách con. Mẹ đã làm khổ con quá nhiều.

Lam Phượng cười cười:

- Coi mẹ đấy. Tụi con vất vả chưa bằng nỗi khổ mẹ cưu mang con mười mấy năm trời. Mẹ yên tâm, con hứa sẽ đưa mẹ con về đây gặp mẹ.

Bà Vân nghẹn ngào:

- Ừ! Mẹ có lỗi với Lam Hằng, nếu phải ra đi mà không được nhìn chị ấy, mẹ không thể yên ổn con ạ.

Lam Hồng cười toe:

- Mẹ sắp có tiền đô xài rồi, nhớ chia cho con xài với nhe mẹ.

Căn nhà tôn nhỏ bé đầy ắp tiếng cười nói của ba mẹ con. Lam Phượng len lén quan sát mẹ. Cô bỡ ngỡ khi thấy mẹ vẫn có vẻ mập mạp và hồng hào. Cô có hoa mắt không nhỉ?

Lam Hồng bỗng nói:

- Mẹ đã có da có thịt, con mừng quá. Tuần tới nhóc Nam về thấy mẹ khoẻ, nó mừng lắm.

Vậy là đâu phải mình cô nhận ra sự thay đổi của mẹ. Lạy trời cho khối u trong ngực mẹ là khối u lành, nó sẽ tan đi. Để mẹ Vân mạnh khoẻ, Trọng Nam vẫn cần có mẹ.

Lam Phượng cười:

- Mẹ thấy trong người bớt đau không mẹ.

Bà Vân gật đầu:

- Mẹ đỡ nhiều rồi, mẹ sẽ tập đan, con dạy mẹ nha Phượng.

Lam Phượng mừng rơi nước mắt. Cô mong đánh đổi phần đời của mình, để mẹ Vân vui sống.

Phượng chợt bâng khuâng khi nhớ đến mẹ ruột của mình. Bà Ngoại nói mẹ cô rất xinh đẹp, dịu dàng. Cô gần như là bản sao của mẹ. Phượng thở dài, cô muốn được gặp mẹ vô cùng. Mẹ sẽ che chở cho cô không còn bị quăng quật giữa cuộc đời này.

Nhật Uyên không thể dửng dưng mãi trước tấm chân tình của Trường. Anh đã tìm cô, năn nỉ cô mãi. Ba của cô phải nói:

- Con gái ạ, khi yêu người ta sẵn sàng bất chấp tất cả. Ba nghĩ Lam Phượng và cậu ấy có sự hiểu lầm. Con nên giúp họ. Đừng để họ gánh chịu thêm một sai lầm khác.

Nhật Uyên thận trọng:

- Tôi sẽ chỉ đường để anh tìm Lam Phượng. Anh không được làm tổn thương nó lần nữa, nếu không tôi sẵn sàng vì nó mà đến nhà anh quậy mỗi ngày.

Trường đã đi luôn theo sự chỉ dẫn của Uyên.

Bây giờ anh đang đứng trước căn nhà nhỏ, lợp tôn, vách dựng bằng cây dừa nước.

Lam Phượng khựng người trong khoảnh khắc, cô quên hết những gì mẹ Trường yêu cầu. Nỗi nhớ thương anh bao ngày khiến cô mừng đến rơi nước mắt. Cô lao nhanh vào vòng tay anh, dụi mãi đầu vào ngực anh.

Phải một lúc lâu, Trường mới nhẹ nhàng nói:

- Em gầy quá Phượng ạ. Mẹ thế nào rồi, để anh vào chào mẹ.

Lam Phượng vẫn như mơ, nụ cười tươi như hoa nở trên khuôn mặt cô ngời sáng. Cô kéo anh vào trong nhà, miệng gọi rối rít:

- Mẹ ơi, có bạn con xuống thăm mẹ này.

Đang tập luồn những sợi lá vào khuôn khay, bà Vân nhìn lên, nụ cười nhẹ nở trên bờ môi nhợt nhạt của bà.

Bà dịu dàng:

- Cháu vào nhà chơi. Trời nắng thế này đi đường chắc là mệt lắm.

Trường cầm tay bà, ân cần:

- Cháu nghe bác bệnh, tới thăm thì gia đình đã chuyển đi. Sức khoẻ bà thế nào ạ?

Bà Vân chậm rãi:

- Bác sĩ nói, bác không sống quá ba tháng nữa. Chẳng biết tại sắp ra đi mà người bác trở nên khoẻ hẳn không? Hay đã có sự lầm lẫn gì đó trong lúc chụp phim X quang. Mấy bữa nay bác đỡ đau rồi. Ăn cơm cũng thấy ngon miệng hơn. Cháu cũng ở thành phố à.

Trường từ tốn:

- Dạ, cháu ở trển. Bác ơi, hay là bác thử khám lại xem sao. Cháu thấy thần sắc của bác không phải của người bệnh nặng đâu.

Lam Phượng ngần ngừ:

- Em cũng muốn thế. Song lại sợ điều nghiệt ngã xảy ra.

Trường lắc đầu:

- Trước sau gì cũng phải đối diện sự thật. Nếu đó là phần số của mẹ em thì tránh cũng không được. Anh muốn căn bệnh của bác được chẩn đoán chính xác hơn. Nghe lời anh đưa mẹ em về trung tâm ung bướu hoặc bệnh viện Chợ Rẫy khám lại.

Lam Phượng gật đầu.

Bà Vân cười trong nước mắt:

- Con mời bạn vô phòng nghỉ ngơi uống nước cho khoẻ.

Như chỉ chờ có thế. Lam Phượng kéo tay Trường vào căn phòng nhỏ dành cho cô và Lam Hồng.

Cánh cửa vừa đóng lại phía sau, Trường vụt kéo cô về phía mình. Ánh mắt anh rực sáng lửa yêu thương nồng nàn. Anh đặt bờ môi lên mắt cô, anh hôn khắp khuôn mặt của người yêu bằng sự nâng niu, trân trọng. Nụ hôn dừng lại nơi bờ môi mọng đỏ.

Lam Phượng như trôi đi trong cảm giác đê mê ngất ngây. Họ chỉ rời nhau khi bờ môi nóng rực.

Lam Phượng thấy Trường cứ nhìn mình mãi, cô mắc cỡ gắt đùa:

- Anh này, nhìn người ta ghê quá à.

Trường nồng nàn:

- Em gầy nhom à. Không định dự thi người mẫu chứ cô bé. Lần này anh nhất định phải quản lý em thôi. Tìm em thế này anh đau tim quá.

Lời anh nói khiến Phượng ngẩn người nhớ lại những gì người đàn bà kia đã nói với cô.

Lam Phượng cắn môi, giọng cô chợt gay gắt:

- Nhật Uyên đã chỉ chỗ cho anh à? Con nhỏ này tập tính thèo lẻo từ bao giờ vậy?

Trường thật thà:

- Anh phải năn nỉ mãi, cả ba mẹ Nhật Uyên nói vô riết, cô bé mới chịu chỉ nơi em ở. Phượng à, nghe lời anh đưa mẹ về thành phố đi em. Ăn ở thế này thiếu thốn tiện nghi đã đành, mẹ em đang bệnh, sức khoẻ yếu, nơi đây muỗi mòng đốt cũng đủ quật ngã mẹ rồi.

Lam Phượng sẵn giọng:

- Chuyện gia đình tôi, tôi tự biết cách lo lắng, anh không cần phải day dứt vì tôi đâu, hãy quay về với những gì đang trong tầm tay anh.

Trường ngạc nhiên:

- Em sao vậy? Khi không nổi cáu với anh. Là anh muốn chúng ta có điều kiện lo cho mẹ. Hơn nữa, anh còn một tin mừng đem đến cho em đây.

Lam Phượng nhếch môi cay đắng:

- Tôi không nghe đâu. Nhưng vẫn chúc cho anh hạnh phúc. Anh hãy về đi và để tôi yên.

Trường lay vai cô:

- Phượng, em sao vậy? Tại sao lại thay đổi với anh.

- Tại sao à? Anh về hỏi mẹ anh ấy và cô gái có tên Hồng Dung. Tôi đã hứa với mẹ anh, không làm phiền đến anh nữa.

Cô đắng cay:

- Tôi xin anh đó, quay về và đừng bao giờ xuống đây nữa. Tôi đã khổ nhiều rồi, thành phố với tôi chỉ còn là kỷ niệm. Tôi muốn làm lại một cuộc sống ở đây.

Trường tha thiết:

- Phượng! Nghe anh nói đa, người đó không phải là mẹ anh.

Lam Phượng cười ngất:

- Không phải mẹ anh, thì họ tìm đến tôi làm gì? Họ có cần phải bỏ ra một số tiền lớn như vậy để đuổi tôi đi không? Tôi không nghe đâu, anh đừng có nguỵ biện nữa.

Cô cố sức đẩy anh ra khỏi phòng mình. Trường hiểu anh sẽ không làm gì được lúc này. Lam Phượng qua cơn xúc động lúc đầu vì nhớ anh, vì tình yêu cô dành cho anh quá nhiều, nên cô tạm quên những điều cay đắng. Bây giờ nhớ lại, cô không thoát khỏi sự bức bối giận dữ.

Anh tìm được cô rồi. Chỉ còn cách quay về thành phố đưa mẹ và cô Na xuống đây. Nghĩ vậy, Trường làm bộ đau khổ đi ra. Anh chào bà Vân rồi quay xe đi.

Bà Vân thở dài. Lam Phượng cứng rắn quá, con bé không khác gì tính Lam Hằng.

- Phượng à, mở cửa cho mẹ.

Lam Phượng lè nhè:

- Con muốn được ở một mình.

Bà Vân bình thản:

- Con sao vậy, hồi nãy cả hai đứa đều mừng rỡ khi gặp nhau. Bây giờ thì cậu ta bỏ về với nét mặt lạnh lùng đau đớn. Còn con tự nhốt mình trong đó khóc một mình. Mở cửa đi, mẹ muốn nghe con nói.

Cánh cửa mở ra, Lam Phượng gục đầu trên vai mẹ, tức tưởi khóc, cô kể hết câu chuyện vì sao cô yêu Trường rồi lý do vì sao cô phải dẫn bà về đây. Cả câu chuyện về ông cậu ruột của mình.

Bà Vân chết sững vì bàng hoàng trước sự việc kinh khủng như vậy. Con bé đã cố giấu mình. Bà Vân buốt cả ruột, bà chậm rãi:

- Phượng! Hãy nghe lời mẹ, chúng ta quay về thành phố. Mẹ muốn gặp cậu Út con, gặp Ngoại. Mẹ muốn mọi việc rạch ròi, con đâu có tội gì mà phải trốn lánh bạn bè, người thân.

Lam Phượng thẩn thờ:

- Con muốn quên mẹ ạ. Dù trái tim con vẫn còn yêu anh ấy. Nhưng con không thể trở thành người phá hạnh phúc của kẻ khác. Mẹ hãy hiểu cho con.

Bà Vân chậm rãi:

- Con đừng tự ái nữa Phượng, mẹ muốn con hãy vì mẹ thêm lần nữa.

Lam Phượng chỉ lặng lẽ khóc. Bà Vân xót từng giọt nước mắt của cô, nhưng bà không thể an ủi. Lam Phượng vốn cứng rắn trong tất cả quyết định mà nó nghĩ rằng đúng.

Lam Hồng ngập ngừng trước cửa phòng:

- Mẹ, chị Hai, có chuyện gì mà chị Hai khóc vậy?

Lam Phượng đưa tay quẹt nước mắt, cô cười gượng:

- Không có gì, tự nhiên chị đau đầu nên khóc thôi.

Lam Hồng nói:

- Hình như chị nói dối em. Hồi nãy đang ngồi sửa xe ở tiệm gần ngã ba em nhìn thấy một người rất giống bạn chị. Em định gọi anh ấy, nhưng không nhớ tên.

Lam Phượng kêu lên:

- Dù gặp bất cứ ai, em cũng không được hỏi han nghe chưa Hồng.

Lam Hồng kêu lên:

- Sao kỳ vậy, chị nói với em đưa mẹ về đây để dưỡng bệnh thôi. Nhưng chị nói như thế, em thấy giống như mình đang đi trốn ai ấy.

Lam Phượng bật khóc ngon lành, đến mức Lam Hồng sợ hãi:

- Chị Hai! Em xin lỗi, em sẽ không nói với chị như vậy nữa.

Bà Vân thở dài:

- Con ra ngoài lo cơm nước đi Hồng, cũng trưa rồi. Để chị con nghỉ một lát. Phượng à, hãy suy nghĩ những lời mẹ nói. Con đang trốn chạy Trường, trong khi trái tim con vẫn đầy ắp hình bóng cậu ấy. Mẹ nghĩ, trong chuyện này nhất định có sự mờ ám con ạ. Con cần phải tìm ra sự thật, chứ lập lờ như vậy con sẽ không sao sống vui vẻ được. Mẹ và các em rất cần con.

Lam Phượng cắn môi:

- Mẹ! Con xin lỗi, để con suy nghĩ lại. Bây giờ con muốn nằm một mình. Con muốn quên Trường, bởi anh ta là kẻ lợi dụng, giả dối tình cảm. Anh ta đã có vợ sắp cưới, vậy mà nhân lúc con đang buồn bã, anh ta nói yêu con, con đã sai lầm, tính toán ngụp lặn trong tình yêu đầy ngu muội của chính mình. Con ân hận và xấu hổ lắm.

Bà Vân chậm rãi:

- Mẹ nghĩ nó không dối gạt con đâu. Mẹ ngần này tuổi, mẹ có cách nhìn người không sai được. Nếu nó dối gạt con, nó đã không lặn lội đi tìm con, để rồi bị con xua đuổi, nguyền rủa. Phượng à, mẹ nghĩ ắt có ai đó muốn chia rẽ con.

Lam Phượng chậm rãi:

- Ai mà sống như thế. Con cũng đâu có thù hằn gì ai đâu.

- Con không có. Nhưng biết đâu Trường có cô gái nào đó yêu cậu ấy, không được cậu ấy chấp nhận nên cô ta giận dữ, quay sang phá con cho kỳ được.

- Cũng có thể như mẹ nói, nhưng đâu cần phải bỏ ra một số tiền lớn như vậy. Trừ phi người ấy thật sự là mẹ của anh ta. Muốn con chấm dứt hẳn quan hệ cùng con họ, nên họ mới không tiếc tiền. Mà thôi, mẹ đừng bận tâm vì con nữa. Con hứa sẽ suy nghĩ lại.

Bà Vân chậm rãi quay ra. Bà nghĩ là Phượng sẽ thay đổi. Con bé tuy khó khăn trong tình cảm riêng tư, nhưng nó vẫn là người đa cảm. Không vậy mà nó dám chấp nhận cuộc hôn nhân với một người đàn ông xa lạ, hơn tuổi nó chỉ để cứu gia đình cậu qua cơn hoạn nạn.

Bà nhất định phải quay về thành phố, phải hỏi cho ra lẽ, vì sao thằng em bà lại sống vô lương tâm như vậy. Con bé có tội tình gì?

Bà Na bật khỏi ghế khi thấy Trường chạy xe vào sân.

Trường mệt mỏi buông mình xuống ghế trong sự chờ đợi của bà Na.

Bà Na đưa cho anh lon nước giải khát và hạ giọng:

- Cháu uống đi, rồi kể cô nghe, cháu có gặp họ không?

Trường đặt chiếc lon rỗng xuống mặt bàn. Anh chậm rãi nói:

- Cháu đã gặp dì Vân và Phượng cô ạ.

Bà Na thấp thỏm:

- Lam Phượng đối xử với cháu thế nào?

Trường thở dài, anh kể lại toàn bộ câu chuyện, từ lúc anh mới tới cho đến khi anh bị cô nổi giận.

- Lam Phượng đuổi cháu thẳng tay, mặc kệ cháu giải thích thế nào, cô ấy cũng không nghe.

Bà Na cười buồn:

- Đừng trách nó cháu ạ, nếu cháu đặt mình vào hoàn cảnh như con bé. Cháu cũng xử sự như vậy thôi. Khi lòng tự trọng bị xúc phạm, không ai dễ cười được. Dì Vân thế nào, dì ấy có đỡ không?

Trường chậm rãi:

- Cháu thấy dì Vân có vẻ bớt bệnh cô ạ. Không biết vì cháu lâu không gặp chứ cháu thấy thần sắc dì Vân tươi tắn hồng hào hơn dạo trước. Cháu nghĩ người bị ung thư giai đoạn cuối, nhất định không thể khoẻ được trở lại như vậy. Cháu có khuyên Lam Phượng đưa dì Vân về thành phố khám lại.

Bà Na chắt lưỡi:

- Lam Phượng thừa hưởng tính cách bướng bỉnh của ba nó. Trường này, cháu đưa cô ra nghĩa trang, cô muốn viếng mộ ba Lam Phượng.

Trường gật đầu, kèm điều kiện:

- Cháu định dẫn cô xuống Duyên Hải. Biết đâu gặp cô, Lam Phượng hết giận cháu.

Bà Na hứa:

- Chắc chắn cô phải về đó rồi. Muốn vậy chiều hoặc tối nay cháu mời cho được ngoại Lam Phượng qua nhà mình chơi. Và khi về dưới, mẹ cháu cũng phải đi nữa. Chỉ như vậy, Lam Phượng mới tin cháu.

Trường vui như mở cờ trong bụng. Anh vội mở máy phôn đến công ty, dặn dò phó giám đốc thay anh điều hành mọi việc. Trong lúc đó bà Na cũng nhanh chóng thay đồ để ra ngoài.

Nhìn bà Na trong bộ đồ veston màu đen, Trường trầm trồ:

- Cô đẹp thật, bằng tuổi mẹ cháu mà cứ như mẹ cháu hơn cô cả chục tuổi ấy.

Bà Na cười khoả lấp:

- Cái thằng, cô già rồi không có tiền cho cháu đâu mà nịnh. Mẹ cháu có con trước cô, tất nhiên phải già hơn cô một chút, điều ấy có gì lạ.

- Chuyện gì mà cô cháu nói rôm rả vậy?

Bà Hảo từ ngoài đi vô, cười hỏi hai người.

Bà Na cười:

- Chị đã về rồi à. Thằng con chị bẻm mép khen nịnh em trẻ hơn chị đấy.

Bà Hảo cười cười:

- Cái thằng cũng biết lấy lòng mẹ vợ đó chứ. Ủa! Mà cô định đi đâu à?

Bà Na chậm rãi:

- Em tính ra thăm mộ ba bé Phượng.

Bà Hảo mau mắn:

- Vậy thì chờ tôi. Tôi cũng muốn thăm anh ấy. Tội quá, hồi ảnh mất tôi có nghe thằng nhỏ kể, nhưng đâu biết ảnh là bạn cũ mà đi viếng.

Dứt lời, bà đi vội lên lầu. Chưa đầy năm phút sau, bà đã chỉnh tề trong bộ đồ cùng màu như bà Na.

Trường lái chiếc Toyota ra khỏi ga ra, chờ hai bà mẹ lên xe xong, anh mới chầm chậm cho xe ra khỏi cổng.

Bà Hảo nói:

- Con ghé chợ để mẹ mua chút trái cây, nhang đèn nghe Trường.

Nghĩa trang trong buổi trưa nắng gắt gao hoàn toàn yên tĩnh. Trường gởi xe cho người trông coi nghĩa trang, mua thêm bó bông huệ và thẻ nhang. Anh chậm rãi đi trước hai người mẹ.

Mộ ông Hiệp nằm sâu phía trong, cách cổng vào gần nửa cây số. Ngôi mộ đã được xây cất cẩn thận bằng đá Granit màu trắng. Di ảnh ông được lồng vào trong tấm bia có hàng chữ đen sậm:

"Phần mộ:

Trịnh Nghĩa Hiệp

Sinh ngày 10 tháng 2 năm 1956

Quê quán: Cam Lộ - Gio Linh - Đông Hà, Bình Trị Thiên.

Mất ngày 26 tháng 10 năm 1999

(Nhằm ngày 7 tháng 9 năm 1999)

Hưởng dương: 44 tuổi.

Vợ con cùng gia đình lập bia mộ".

Bà Na run run đưa tay rờ lên khung ảnh. Nụ cười người đàn ông suốt đời bà yêu thương là đây. Dẫu trở về cát bụi, ông vẫn tươi cười như thách thức cùng thế gian những khổ đau, bất hạnh ông phải gánh chịu. Ông đã đi hết phần đời mình mà không hề nghĩ có ngày bà trở lại tìm cha con ông.

Nước mắt lặng lẽ rơi trên gò má người thiếu phụ đi qua hai lần hạnh phúc. Bà Hảo cũng bàng hoàng lặng lẽ khi nhận ra nụ cười thân quen của ông Hiệp.

Vậy đó, cùng sống trong một thành phố được biết rõ hôm ấy con trai mình đi đám tang một người cha của cô con gái con mình đụng phải. Bà chỉ đưa cho một ít tiền gọi là tấm lòng của mình đến nhang khói. Bà đâu hay người ra đi đó là ông Hiệp, hàng xóm của bà. Người mà thuở bà con nhỏ, ông hay cho bà lúc củ khoai lang, trái bắp, khi con cua đồng nướng.

Cái làng quê nhỏ bé nghèo nàn của bà đã tiễn bao người con ra đi, chỉ vì đất quá nghèo, không đủ nuôi con người lớn lên. Để rồi tất cả phải chia ly vĩnh viễn, như thế này đây.

Bà Hảo cắm bông vào hai bình bông trước di ảnh ông Hiệp, Trường trải tờ báo xuống đất, anh bày các loại trái cây lên. Bà Na đã mua đủ cả giấy tiền, vàng bạc, quần áo, xe pháo, giầy dép cho ông Hiệp.

Thắp nén nhang trên mộ người đã khuất, bà Na cầu nguyện:

"Tôi là mẹ bé Phượng, trở về quá muộn phải không ông. Tôi mất ông đã đành, bây giờ tôi còn chưa gặp con gái của chúng ta nữa. Ông sống khôn thác thiêng, hãy phù hộ cho tôi được đoàn tụ cùng con gái chúng ta. Ông tha lỗi cho tôi. Làm mẹ tôi nào muốn bỏ con. Tôi chỉ yêu được một lần duy nhất là ông thôi. Tôi không thể nhìn Lam Vân ôm mối hận tình, khi Lam Vân đã nói thật tình yêu của nó dành cho ông. Tôi đã chọn con đường ra đi là vậy. Bây giờ tôi trở về, mọi chuyện đều không thể hàn gắn nữa. Con gái chúng ta thật cực khổ, tôi muốn con được học hành đến nơi đến trốn. Ở trên cao, trong cõi vĩnh hằng, ông hãy phù hộ cho tôi nghe ông".

Bà sụt sùi thắp nhang lên mộ ông.

Bà Hảo cũng van vái ông Hiệp phù hộ cho con trai bà được tái hợp cùng con gái ông.

Họ rời nghĩa trang, khi bóng chiều bắt đầu xế ở hướng tây.

Cho xe vào ga ra, Trường vào nhà nói với mẹ:

- Con sang nhà bà ngoại Phượng. Mẹ và cô cứ ăn cơm trước.

Bà Hảo dặn dò:

- Con phải lịch sự khéo léo nha con. Mẹ mong sao bên ấy chưa ai đọc được dòng tin nhắn của cô Na.

Bà Na cũng nói:

- Cô đợi cháu về cùng ăn tối. Cô mong gặp bà cụ quá.

Trường mỉm cười, anh đi bằng chiếc Dream màu nho của mình.

Mở cửa cho anh là cô bé Thu Hường.

Thu Hường tròn mắt:

- Anh là…

Trường cười cười:

- Cô bé quên anh rồi à? Anh là bạn của chị Phượng. Bà Ngoại em có nhà không?

Thu Hường bẽn lẽn:

- Em nhớ rồi. Tại lần đó anh đến nhà em nhằm buổi tối, em bị ba cấm ở trong phòng, có ra đâu mà nhận ra anh. Anh vô nhà em chơi.

Trường từ tốn nhìn quanh phòng khách:

- Ba mẹ em đi vắng hả?

- Dạ! Ba mẹ em về Hóc Môn đám giỗ bên ngoại em. Chiều mai mới lên. Anh dùng nước đi, ba em không ở nhà nên em ngại pha trà lắm.

Thu Hường chợt hỏi:

- Anh tìm Nội em hay chị Phượng?

Trường cười hiền:

- Anh muốn hỏi thăm Nội em về Phượng. Anh nghĩ chắc bà biết Phượng đi đâu.

Thu Hường cắn môi:

- Nội chắc không biết đâu. Mấy tuần nay bà ở miết trong phòng khi nghe ba em nói chị Phượng bỏ đi.

Trường bình thản:

- Anh rầu quá, đi công tác về ghé hỏi thăm thì nhà cửa khoá kín, hàng xóm nói Phượng đưa mẹ đi chữa bệnh.

Thu Hường tò mò:

- Anh là… người yêu chị Phượng? Sao chị ấy còn nghe lời ba em.

Trường chau mày:

- Chị Phượng nghe lời ba em điều gì bé?

Thu Hường cắn môi. Dù biết giờ này ba mẹ không có nhà, cô bé vẫn nói thật nhỏ:

- Ba em định gả chị Phượng cho một ông người Đài Loan.

Trường giật mình:

- Hả! Có chuyện này à?

Thu Hường khổ sở:

- Em thương chị Phượng, cả mẹ em cũng chống lại ba em. Mẹ bị ba đánh một trận sau khi nghe tin chị Phượng bỏ đi. Ba em nghi ngờ mẹ nói cho chị ấy biết. Còn bà nội em, bà ngất lên ngất xuống.

- Hường à, cháu nói chuyện với ai vậy? Cho Nội xin ly nước trà đường nóng.

Tiếng bà Mười mệt mỏi vọng ra.

Trường nói nhỏ:

- Em để anh pha nước giùm. Vô mời Nội ra cho anh. Anh muốn chào bà.

Thu Hường đi nhanh vào nhà. Vài phút sau bà Mười đã xuất hiện nơi cửa, bà nhìn anh, hỏi bằng giọng lành lạnh:

- Cậu là bạn con Phượng à?

Trường cười hiền:

- Cháu chào Ngoại. Để cháu đỡ Ngoại ngồi uống nước.

bà Mười xua tay:

- Cậu mặc tôi. Tôi vẫn tự lo cho mình được, phải phụ thuộc vào người khác, tôi sẽ có cảm giác mình đã già lắm rồi. Cậu chưa trả lời câu tôi hỏi.

Dùng hai tay bưng ly trà nóng đưa đến trước mặt bà, Trường từ tốn:

- Mời Ngoại uống nước. Cháu mạo muội pha cho Ngoại, không ngon Ngoại cũng đừng phiền, tụi đàn ông chúng cháu luôn vụng về Ngoại ạ. Cháu là bạn của Phượng.

Bà Mười lầm bầm:

- Bạn gì hả? Khi cậu lớn hơn con bé dễ hàng chục tuổi.

Nhấp ngụm trà vào miệng, nét mặt bà trở nên dễ chịu hẳn:

- Cậu pha ngon lắm. Tôi ngỡ cậu làm công việc pha chế giải khát của một nhà hàng cao cấp. Con Phượng cũng có thể pha cho tôi ly cà phê hoặc trà ngon như cậu.

Giọng bà pha chút khôi hài, nhưng không hề có ý giễu cợt anh.

Trường cười nhẹ:

- Bà thương nên khen, chứ ở nhà mẹ cháu toàn la cháu vô tích sự. Cháu làm kinh doanh hàng hải sản xuất khẩu bà ạ. Bà nghĩ về cháu như thế nào, thì cháu là thế ấy của Phượng. Cháu hơn cô ấy 7 tuổi.

Bà Mười gật gù:

- Bảy năm là đủ. Con gái sau khi lấy chồng nhanh già hơn đàn ông. Mà cậu nói là bạn con Phượng, vậy cậu biết nó hiện ở đâu không?

Trường buồn buồn:

- Cháu công tác ngoài Hà Nội về đến nhà thì nghe tin Phượng đi rồi. Cháu nghĩ bà biết.

Bà Mười thở dài:

- Nếu biết nó ở đâu, già này đã chống gậy đến. Số con bé thật long đong, vất vả.

Trường hạ giọng:

- Bà ơi, cháu muốn dành cho bà một bất ngờ. Bà đến nhà cháu nha.

Bà Mười nheo mắt:

- Lại chơi trò ú tim với ta à? Nhưng để được gặp con bé, ta sẵn sàng không giận cậu đâu. Nhà cậu gần đây không?

Trường vui vẻ:

- Dạ cũng gần.

Bà Mười gọi vô trong:

- Hường ơi! Đóng cửa nẻo cẩn thận, bà Nội ra ngoài một lát.

Thu Hường nhìn Trường:

- Anh đưa Nội em đi à? Nhớ đưa bà về sớm, ở nhà một mình em sợ lắm.

Trường vui vẻ gật đầu. Anh không ngờ bà Ngoại Lam Phượng lại chịu đi theo anh. Chắc là tại bà nhớ Lam Phượng.

Xe chạy qua một nhà hàng chuyên bán đồ nhậu, Trường nhận thấy Bích Huệ đang từ trong đi ra. Nhếch môi, anh không hiểu vì sao Huệ lại dễ dàng sa ngã. Vì hận anh à? Hay vì người chồng cô đã chọn nhỉ?

Không hẹn mà như cùng một lúc, bà Na và bà Hảo đều bật dậy khi nghe tiếng xe máy của Trường chạy vào sân. Trường đỡ bà Mười lên từng bậc tam cấp, trong lúc bà cứ chắt lưỡi:

- Cháu có nhà đẹp quá. Ta muốn cháu gái yêu của ta được ở nơi này.

Bà có vẻ ngại ngùng khi thấy hai người đàn bà đứng ở cửa. Bà không nhận ra họ vì choá ánh đèn nhưng bà Na thì đang run lên vì mừng. Không kìm được nữa bà Na ào ra, giọng đong đầy nhớ thương:

- Mẹ ơi! Là mẹ thật rồi.

Bà Mười bàng hoàng:

- Ai như tiếng con Na, Lam Hằng? Phải Hằng không con?

Bà Na ôm mẹ nghẹn ngào:

- Đứa con bất hiếu của mẹ đây.

Bà chỉ nói được bấy nhiêu đó là khóc miết.

Bà Mười nghẹn ngào:

- Na ơi! Con đi đâu hàng mười mấy năm trời, bỏ chồng bỏ con như vậy. Con về thì ba con Phượng thành người thiên cổ còn gì.

Bà Na vuốt vuốt vai mẹ:

- Chuyện dĩ lỡ cả rồi. Con thế nào hẳn mẹ cũng biết, vì mẹ nuôi con hàng hai chục năm trời. Con không thể hạnh phúc bên chồng con trong khi bé Lu sầu đau ôm hận. Thì hi sinh mẹ ạ.

Bà Mười chậm rãi:

- Sự hi sinh nào cũng đẫm đầy nước mắt. Con Phượng mấy năm nay đau khổ thế nào, con hiểu không? Con bé học giỏi được cấp học bổng toàn phần vô đại học. Còn vài tuần nữa năm học bắt đầu. Vậy mà nó đã bỏ đi, vì thằng cậu bất nhân độc ác.

Bà Na kinh ngạc:

- Mẹ nói gì con không hiểu? Chuyện Lam Phượng bỏ đi, có cả lỗi của cậu Đông à? Vậy mà con nghĩ nó vì buồn chuyện tình cảm.

Bà Mười nhăn mặt:

- Con đoán bậy gì nữa. Nó còn nhỏ xíu, yêu đương ai mà buồn. Tại thằng Út kêu vỡ nợ, phá sản công ty, nếu không có 5 tỷ đồng, nó phải vào tù. Nó tỉ tê dụ con Phượng sao đó mà con bé đồng ý làm đám cưới với một gã Đài Loan, đài liếc gì đó, để lão kia trả nợ giùm nó. Thực ra gã kia cho nó một tỷ đồng kèm sính lễ đám cưới. Con Phượng vì thương em, sợ cậu vô tù, nhà bán, bà Ngoại khổ, nên đã chấp nhận.

Bà Mười nhếch môi:

- Tạ ơn trời phật còn thương người thế cô. Chẳng rõ phải vợ thằng Đông vì bất nhẫn việc làm của chồng, nên nói thật cho cháu biết, con Phượng bỏ đi, thằng Đông như hoá điên, nó đánh con vợ một trận xém tật nguyền.

Bà Na ngồi chết lặng, những năm bon chen nơi đất khách, bà không lạ gì cảnh giành giật nhau để tồn tại giữa con người với con người. Nhưng nhẫn tâm đem cháu "bán" cho kẻ khác như em bà, thật tình bà không thể tin nổi.

Bà Hảo bây giờ mới lên tiếng:

- Bác à! Trời cao không phụ người hiền. Cháu ngoại của bác ngoan hiền, hiếu thảo nhất định sẽ gặp may mắn.

Lúc này bà Mười mới nhớ ra, mẹ con bà gặp nhau là nhờ Trường. Bà nhìn quanh thấy Trường đang nghe điện thoại, nét mặt căng thẳng.

Bà Mười cầm tay bà Hảo:

- Cháu là thế nào với con gái bác? Và cậu kia nữa?

Bà Hảo dịu dàng:

- Con là con gái ông Cả Dinh cùng xóm bác ngày xưa, bác nhớ con vẫn thường sang nhà chơi với chị em Na không? Còn thằng nhỏ là con trai con bác ạ.

Vừa lúc Trường quay lại, anh nói với mẹ:

- Bích Huệ bị đánh ghen. Nhỏ em họ Ngân Hà gọi điện cho con. Dù không tình cũng nghĩa, con qua đó nha mẹ.

Bà Hảo gật đầu:

- Qua thăm hỏi xong rồi về. Con đừng mềm lòng vì nước mắt của nó, để chăm sóc nó, rồi không thể thanh minh đâu.

Trường hiểu ý mẹ, anh cười cười:

- Bà ơi, lát bà về thì mẹ con cho người chở bà về. Còn không bà ở lại ngủ với cô Na một đêm.

Bà Mười chậm rãi:

- Cháu có việc lo đi cho kịp. Bà chơi chút đỉnh rồi về. Nhà có mình bé Hường, nó sẽ khóc mất.

Trường đi rồi, bà Mười mới nói:

- Cháu có cậu con trai đáng tiền lắm. Phải cho con Phượng nó đừng tự ái.

Bà Hảo cũng cười:

- Ngoại đừng lo. Duyên trời đã định thì trước sau tụi nhỏ cũng gặp nhau. Thằng Trường từng kể con nghe chuyện bé Phượng, con không như người ta đâu Ngoại. Con chỉ thèm con dâu ngoan hiền để gia đình đầm ấm.

Ba người đàn bà ngồi hàn huyên mãi cho tới khuya. Bà Hảo kêu tài xế của nhà đưa bà Mười về. Bà cụ nói sáng sẽ qua sớm để cùng con gái đi Duyên Hải. Cha chả! Con nhỏ cháu của bà nó mừng không nhỉ, khi biết mẹ nó là Việt Kiều về tìm nó? Lam Vân thật tội nghiệp, phần số nó thật ngắn ngủi, bà thương đồng đều, con cháu. Giá mà ông trời cho bà được chết thay con gái.

Buổi sáng Lam Phượng dậy thật sớm để nấu cơm cho ba mẹ con ăn. Hôm nay cô nhất định đưa mẹ về thành phố khám bệnh. Chỗ trú chân này của cô đã bị Trường biết. Cô phải tránh anh trước khi anh trở lại.

Mẹ con ai nỡ nói xấu nhau chứ. Lam Hồng mừng phát khóc khi nghe chị Hai biểu về nhà. Bà Vân sâu sắc hơn, bà đoán được nỗi lòng con gái. Tội quá, càng tìm cách xa lánh, càng chứng tỏ Phượng rất yêu thương người ta. Càng yêu càng hận.

Dù sao, nó chịu về thành phố là tốt. Từ từ bà sẽ tìm cách phân tích cho con hiểu.

Lam Hồng líu ríu:

- Sắp vào năm học mới rồi. Chị Hai đang định cho em học ở đâu?

Lam Phượng thẫn thờ:

- Thời buổi này xin chuyển trường cũng tiền bộn. Thôi thì cứ học trường cũ.

Lam Hồng tươi tỉnh:

- Chị Hai thật tuyệt vời. Điều ấy khẳng định chị Hai không đi xa nữa. Đúng không?

Lam Phượng hầm hừ:

- Nè nhỏ, chỉ một chỗ ở thôi, mà em làm như bắt được vàng. Chả lẽ sự quyết định của chị Hai, khiến em không vui? Và bây giờ em đang mong gặp bạn bè. Ở đâu cũng vậy, học không lo, chỉ chơi bời, chị Hai phạt thẳng tay đó nhớ không?

Lam Hồng le lưỡi:

- Chị Hai à, tại em học quen chỗ, quen thầy, chuyển trường buồn lắm. Ai muốn xa những kỷ niệm hả chị. Em nhất định phải học bằng… tám phần của chị.

Bà Vân như vui theo tiếng cười trong trẻo của hai cô gái.

Lam Phượng đón chuyến xe đầu tiên để về thành phố. Đồ đạc cô giao Lam Hồng đem về nhà trước, còn cô đưa mẹ đến bệnh viện chợ Rẫy khám.

Gần hết giờ làm việc buổi trưa, Lam Phượng mới lấy được kết quả xét nghiệm của mẹ. Cô mừng tới bật khóc thật ngon lành khiến bác sĩ chưng hửng.

- Cô bé sao lại khóc khi mẹ chỉ phải mổ để cắt khối u nhỏ ấy?

Lam Phượng cười trong nước mắt:

- Mẹ cháu không chết nữa phải không bác sĩ?

- Sao cháu lại hỏi câu đó?

- Vì cách đây hơn một tháng, bệnh viện Thống Nhất kết luận, mẹ cháu bị ung thư giai đoạn cuối. Họ còn nói nếu được chăm sóc tốt mẹ cháu chỉ sống được ba tháng. Bây giờ cháu được cả gia tài châu báu cũng không bằng tin mẹ cháu sẽ khỏi bệnh. Cháu cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Ngọc cười hiền:

- Cháu về thu xếp để mẹ nhập viện, phải theo dõi một tuần rồi mới mổ. Không tốn kém và nguy hiểm lắm đâu. Mẹ cháu sẽ khỏi thôi. Thế ba cháu đâu sao không đưa mẹ đi?

Lam Phượng chớp hàng mi dài:

- Ba cháu mất rồi. Nên chị em cháu rất sợ phải mất mẹ nữa.

Bác sĩ Ngọc gật đầu:

- Cô hiểu rồi. Thôi cháu về lo cho mẹ đầu tuần đưa bà nhập viện nha.

Bà Vân cũng mừng không kém con gái, dù nó giấu bà, nhưng bà đã nghe được lời các bác sĩ kháo nhau hôm bà nằm viện. Con người ai lại muốn chết, nhất là chết khi con cái còn quá nhỏ?

Trên đường về nhà, Phượng suy tính trong cái đầu nhỏ bé của cô, số tiền cần phải lo cho mẹ. Cũng may, 10 triệu cô mượn của Huấn, mới hết phân nửa. Lo cho mẹ Vân xong, cô nhất định tìm đến căn nhà ghi trên tờ báo để tìm mẹ. Gặp mẹ rồi cô sẽ dẫn mẹ về cho Ngoại. Cô không muốn mẹ cô bị cậu Út lợi dụng vào lúc này.

Lam Phượng đâu có ngờ rằng, cũng buổi sáng hôm đó, Trường đã dẫn "phái đoàn" các mẹ và ngoại cô về Duyên Hải.

Một lần nữa Trường chết sững khi nhìn cánh cửa nhôm đóng kín. Anh vạch lá rách nhìn vô, thì lập tức trái tim anh nhói buốt. Phượng lại trốn anh nữa rồi.

Bà Mười bồn chồn hỏi Trường:

- Không có nhà hả cháu? Mới sáng mà mẹ con nó đi đâu cà.

Bà Na thì nhạy cảm hơn, bà do dự:

- Cháu… phải con bé lại bỏ đi?

Trường thiểu não:

- Phượng bỏ đi nữa rồi. Tại sao cô ấy cứ làm khổ mình vậy. Mẹ đang đau, con bé Hồng sắp vào học. Đi miết chẳng ổn định, thì sống sao đây.

Có tiếng quét sân lẹp xẹp ở nhà bên. Bà Na vội đi sang, thấy cô bé nhỏ đang quét nhà, bà hỏi nhỏ:

- Cháu ơi! Cho cô hỏi thăm chút.

Cô bé mỉm cười:

- Cô hỏi thăm ai ạ?

Bà Na chậm rãi:

- Cháu biết ba mẹ con ở căn nhà bên không?

Cô bé gật đầu:

- Nhà dì Vân hả cô? Sáng nay chị ấy đưa mẹ về thành phố hay đi đâu cháu không rõ lắm. Nhưng chị đã đem đồ đan cho mẹ cháu làm. Đồ đạc chị Phượng cũng đem theo cả.

Bà Na thẩn thờ:

- Cô cám ơn bé.

Quay về phía mọi người, bà muốn khóc:

- Nó đi hồi sáng rồi.

Trường day dứt:

- Tại mẹ con dì Bích mà ra. Vì số tiền ấy, Lam Phượng nhất định không tha thứ cho cháu. Cô ấy sợ cháu quay lại nên bỏ đi đó.

Bà Hảo bực bội:

- Tôi không ngờ lòng dạ bà Bích lại xấu đến vậy. đàn bà chi mà không có nhân cách tự trọng. Phải con gái xấu xí cho cam. Thật không thể hiểu nổi họ nữa.

Bà Na nhẹ giọng:

- Thôi mà chị. Coi như cô Huệ đã nhận lỗi tất cả cùng chị. Vấn đề là phải tìm cho ra mẹ con Lam Vân. Em phát điên mất nếu không biết họ ở đâu.

Quay xe về thành phố, Trường đưa mẹ và bà Ngoại cùng mẹ Phượng về nhà. Anh đổi xe honda, nhất định phải tìm cho ra Lam Phượng.

Nghĩ là Phượng đã tránh anh cô bé sẽ không về nhà mình, nên anh chạy xe thẳng tới nhà Nhật Uyên.

Chị người làm nói, Nhật Uyên vừa rời nhà đi đâu đó.

Anh quay xe sang phòng mạch của Huấn, phòng mạch đóng cửa im ỉm. Chán nản, Trường buồn bực tấp đại xe vào một quán nhậu. Những ly rượu đốt cháy ruột gan anh. Nhưng nỗi buồn và hình ảnh của Phượng thì không sao xoá nổi. Anh đâu biết, khi anh tự tìm quên một mình, thì tại nhà Phượng, Nhật Uyên đang cương quyết:

- Mày đối xử với Trường như vậy là quá đáng lắm. Ảnh yêu mày thiệt lòng đấy. Tao nghe con Hà Thanh kể ở lớp vi tính, mẹ Bích Huệ đem tiền yêu cầu mày buông tha Trường. Mày đã gặp mẹ anh Trường chưa?

Lam Phượng lắc đầu:

- Chả lẽ bà Huệ tự hạ thấp nhân cách mình như vậy?

Uyên tỉnh bơ:

- Tình yêu mà. Khi con tim đã yêu chết bỏ thì chuyện gì người ta không dám làm.

- Mày rành quá hén. Cứ như đã qua năm bảy mối tình vậy.

- Phim ảnh cũng là một phần thật cuộc đời. Tao suy ra từ đó.

Lam Phượng nhún vai:

- Quốc Tuấn và mày đến đâu rồi?

Uyên cười cười:

- Đến cầu Sài Gòn thì quay lại.

- Đồ quỉ.

Uyên cười dòn:

- Tao đùa đấy. Quốc Tuấn quyết định du học. Lần đi chơi gần đây, tao xém bị đánh. Con Ngân Hà thuê tụi bụi đời mấy trăm ngàn để đánh tao. May sao tao thoát được, vì gặp Trường của mày đi tới. Ảnh đập hai thằng đó chạy có cờ.

Lam Phượng lơ đãng:

- Tao hiểu rồi, mày vì ơn nghĩa, nói giúp Trường à?

Nhật Uyên cong môi:

- Ơn nghĩa cái mốc xì. Tao nói thiệt chứ mày đừng tự làm khổ bản thân nữa, yêu mà nghi ngờ, giận hờn riết chán lắm. Trường là người tốt, nếu không bà Huệ đau bỏ ba chục triệu để giành giật với mày.

Lam Phượng cắn môi:

- Tao hứa sẽ suy nghĩ lại.

Nhật Uyên gật đầu:

- Trương yêu mày, anh rất đau đớn dằn vặt vì số tiền mẹ con Huệ đưa cho mày trên danh nghĩa mẹ ảnh. Trường sinh ra là để cho mày, nếu không anh ấy đã lấy vợ từ lâu rồi. Mày đừng khiến cả hai lao đao đau khổ nữa.

Ngừng lại một chút, cô chợt nói:

- Phượng, còn việc mẹ mày. Mày không định tha thứ cho mẹ à? Bà Ngoại mày ắt đang mỏi mòn mong ngày mẹ mày còn sống trở về. Hãy cho mọi người gặp nhau đi Phượng.

Tít! Tít! Tít. Nhật Uyên ngừng lời bởi máy di động của cô phát tín hiệu.

Lam Phượng cười cười:

- Xịn thiệt, không ngờ mày đã xài di động.

Nhật Uyên cười trừ, cô rút máy đưa lên nghe:

- Alô! Uyên nghe đây.

- ...

Nhật Uyên liếc nhanh Lam Phượng. Cô nói nhỏ:

- Uyên đang ở nhà nhỏ bạn thân. Thôi em không đi đâu, để khi khác đi mà.

- …

- Dạ tụi em thân nhau lâu rồi, bây giờ nó đi xa về tới. Em phải tranh thủ "hót" với nó, không thôi nó lại bay mất. Dạ.

Nhật Uyên cất máy vào túi, cô cười cười khi bắt gặp ánh mắt tinh quái của Phượng:

- Chị họ tao từ Nha Trang vào rủ tao đi ăn bánh cuốn Tây Hồ. Phượng! Mày nghĩ thế nào về điều tao vừa nói.

Lam Phượng thở dài:

- Tao rất muốn kể cho Ngoại biết, song đến đó tao sẽ nói "hỗn" với cậu của mình. Tao chưa quên việc ổng cài bẫy tao.

Nhật Uyên bàn:

- Hay mình đến luôn nhà mẹ mày cho địa chỉ ấy.

Phượng chưa trả lời thì ngoài cửa Trọng Nam tay xách vai mang ba lô ùa vào nhà như con lốc:

- Chị Uyên, chị Hai, em mới về.

Nhật Uyên kêu lên:

- Ái chà, cậu em nhìn bảnh bao quá rồi. Sống ở thủ đô có khác, lịch sự thật.

Trọng Nam hít hít mũi:

- Chị lại ngạo em. Năm nay em vô lớp 10 rồi, tuổi 16 cũng "bẽ gãy sừng trâu" chớ bộ.

Nhật Uyên cười ngất:

- Lém thật, ví trật đường rầy mà cũng cao giọng ví von.

Trọng Nam quay sang Phượng:

- Chị Hai, sao lại trở về bất tử vậy. Em chỉ tính ghé nhà một chút rồi xuống Duyên Hải. May thiệt, nếu em đi thẳng lại uổng công rồi. Mẹ thế nào rồi chị Hai? Còn chị Ba đâu em không thấy?

Lam Phượng cười nhỏ:

- Hỏi gì như gió lốc vậy, sao trả lời cho kịp. Chị thấy mẹ khoẻ mạnh ăn uống được, nên đưa mẹ về thành phố để khám lại.

Trọng Nam dè dặt:

- Rồi bác sĩ họ nói thế nào chị?

Lam Phượng chậm rãi:

- Mẹ sẽ sống để lo cho em đến ngày em cho mẹ có cháu nội luôn, chịu chưa.

Trọng Nam chồm tới lắc tay Phượng:

- Chị Hai! Tức là mẹ không bị ung thư phải không? Trời ạ, bác sĩ gì đoán bệnh kinh khủng quá.

- Thôi mà nhóc, nhiều lúc máy móc cũng nhầm lẫn mà.

Trọng Nam chạy tuốt vô nhà, miệng kêu om sòm:

- Mẹ ơi, mẹ đâu rồi.

Bà Vân đang lui cui dưới bếp, nghe tiếng con trai, bà bật dậy:

- Trọng Nam, con vừa về hả, mẹ đây nè.

Trọng Nam ngó nghiêng quan sát mẹ một hồi mới gật đầu:

- Mẹ! Đúng là mẹ khoẻ lại thật rồi. Con mừng quá.

Bà Vân xúc động:

- Về sao không báo để chị con đi đón.

- Con không thích đón đưa đâu. Con lớn rồi, đi được về được.

Bà Vân vui vẻ:

- Ừ, con trai của mẹ lớn thật rồi. Con về trong này học hay vẫn ở ngoài ấy.

Trọng Nam điềm đạm:

- Con cũng muốn học trong này để được gần mẹ, gần chị. Song con bây giờ đã thuộc người của Nhà nước, trong đội tuyển quốc gia nên con không thể về được.

Bà Vân vui mừng:

- Mẹ mừng lắm khi thấy các con học giỏi, ngoan ngoãn. Ở đây đã có các chị, con đừng lo cho mẹ.

Trọng Nam chợt hỏi nhỏ:

- Mẹ! Còn chị Hai thì sao? Chị ấy đậu đại học ngoại thương, được học bổng, chả lẽ bắt chị nghỉ.

Bà Vân nói:

- Chuyện này để vài bữa mẹ bàn lại với chị con. Mẹ không muốn chị con dang dở tương lai.

Trọng Nam bỗng móc từ túi quần ra một mảnh báo được cắt từ một tờ báo lớn. Trọng Nam đưa cho mẹ giọng ngập ngừng:

- Mẹ! Thử đọc dòng tin nhắn này xem?

Bà Vân đưa mắt nhìn những hàng chữ. Bà đưa tay ôm ngực, nét mặt lộ vẻ xúc động vô cùng.

- Mẹ! Phải người nhắn tin này là mẹ của con không?

Giọng Lam Phượng nhẹ như gió, chợt vang lên:

- Con xin lỗi đã giấu mọi người. Con đọc tin nhắn trên ti vi, định nói cho bà ngoại biết. Nhưng con đang giận cậu Út nên đã không nhắc tới.

Bà Vân kéo Phượng vào lòng:

- Lam Phượng! Mẹ tự hào về con. Hai chị em con hãy đến gặp Lam Hằng đi, 16 năm mẹ con khắc khoải nhớ thương con rồi Phượng.

Bất chợt tiếng Nhật Uyên kêu ngoài phòng khách:

- Phượng ơi! Cô ơi! Có khách tìm.

Tự nhiên Lam Phượng không thể nhúc nhích. Bà Vân không để ý con gái, vội chạy lên nhà. Ôi, sao đông người như vậy? Bà chưa nhận ra ai thì một bóng người đã lướt tới ôm chặt lấy bà, khóc nghẹn:

- Lam Vân!

Bà Vân xúc động đến ngất đi trước nỗi mừng quá lớn. Mọi người xúm vào xoa bóp cho bà tỉnh.

Bà Vân mấp máy:

- Mẹ! Chị Phượng, còn đây là… phải Hảo còm không? Trời ơi, tại sao lại đông đủ thế này.

Bà Na cười trong nước mắt:

- Lam Vân, chị không ngờ còn có ngày gặp lại em.

Bà Mười nhìn quanh:

- Nam! Chị Hai cháu đâu?

Trọng Nam chỉ tay vô nhà, cậu ra dấu cho Trường, anh đang bị bỏ quên giữa những người phụ nữ. Lam Phượng thẩn thờ nhìn người đàn bà còn rất trẻ, sang trọng đang vừa khóc vừa cười với mẹ Vân. Cô biết bà là mẹ cô. Cô cũng biết mẹ đã vì em ruột mà hy sinh hạnh phúc của mình. Nhưng…

- Lam Phượng!

Mãi quan sát, suy nghĩ về mẹ, Lam Phượng như không nhớ ra sự có mặt của Trường. Cô đang tự hỏi tại sao Trường lại biết mẹ cô? Bà Ngoại cô do ai dẫn tới. Còn người phụ nữ giàu sang đi chung với Ngoại, làm sao mẹ Vân cũng biết? Cô cứ tự hỏi mà không thể trả lời.

Trường khẽ đặt tay lên vai cô, ánh mắt anh cháy bỏng những yêu thương.

Phượng cúi đầu:

- Sao anh còn tới đây làm gì? Đừng để tôi phải tai tiếng. Tôi xin anh đó.

Trường kêu lên:

- Tai tiếng gì chứ. Anh đưa mẹ đến đây để em coi, phải là người đưa tiền cho em không?

Bà Hảo đã nhìn thấy vẻ căng thẳng giữa đôi trẻ. Bà chậm rãi đi tới bên Phượng, bà nói giọng thật ấm:

- Chào cháu! Bác nghe Trường kể về cháu đã lâu rồi. Thêm Lam Hằng về tới cũng luôn miệng nhắc đến cháu. Bất ngờ cháu đẹp như thế này. Hèn chi con trai bác không một hai đòi mẹ đi hỏi vợ cho chứ. Bác là mẹ của Trường cũng là bạn của mẹ cháu.

Lam Phượng bàng hoàng:

- Cô nói thật à? Vậy còn người đàn bà và cô gái kia? Họ cũng nói là mẹ của anh Trường.

Bà Hảo cười hiền:

- Nói ra cháu không tin nữa kìa. Từ Hà Nội về đến nhà, Trường một hai tra vấn bác, trách bác vô tình, khinh người. Thật ra mọi chuyện bác có biết gì đâu. Vừa rồi Bích Huệ đã thú nhận số tiền ấy là của cổ đưa cho mẹ, bà Bích đã gặp cháu, chứ không phải bác.

Lam Phượng cắn môi:

- Cháu xin lỗi!

Bà Na nghẹn ngào gọi:

- Phượng ơi!

Bà Ngoại cũng nói:

- Phượng! Cháu không mừng mẹ đã về với cháu à?

Lam Phượng chưa biết nói sao, thì bà Vân đã cầm tay cô đặt vào tay bà Na, giọng bà khắc khoải:

- Lam Phượng, là do mẹ Vân ích kỷ, mẹ Vân không tốt, nên con mới phải xa mẹ con. Lam Hằng thương con đứt ruột, nhưng không thể mạo hiểm đưa con theo. Mẹ Vân đã hứa thay mẹ con chăm sóc con tử tế. Vậy mà mẹ đã làm hại chồng con khiến gia đình tan nát, cực khổ. Bây giờ mẹ muốn con hãy nhận lại mẹ của mình.

Nhìn ánh mắt màu hạt dẻ của mẹ long lanh ngấn nước. trái tim bé nhỏ của Phượng như run lên. Cô gục đầu lên vai bà Na khóc nghẹn:
- Mẹ! Con nhớ mẹ. Mẹ về trễ mất rồi, ba đã không chờ được mẹ.
Bà Na ôm con, cười trong tiếng nấc:
- Mẹ đã ra thăm mộ ba. Được ba chỉ đường cho mẹ đến nhà bác Hảo và cuối cùng Trường đã tìm con bằng tất cả tình yêu nó dành cho con để đem con về với mẹ. Mẹ sẽ không để con buồn nữa.
Bà Mười nạt đùa:
- Đừng khóc nữa. Nếu không bà già này chết vì lụt quá. Bà đói bụng rồi, đã thế tụi nhỏ nhà này hư ghê, người lớn đến nhà không nước nôi gì cả.
Nhật Uyên ló đầu vào:
- Ngoại và mọi người ra ngoài dùng nước, cháu đã mua về rồi.
Bà Mười cao giọng bảo Trường:
- Ngoại giao con cháu gái cho cậu đó. Nó mà khóc lóc, khổ cực, là bà già không tha cậu đâu.
Loáng cái mọi người đã đi hết ra phòng khách, Phượng định đi theo thì Trường đã kéo cô lại, giọng anh thật nồng nàn:
- Phượng ơi! Đừng trốn anh nữa nha.
Lam Phượng ngúng nguẩy:
- Anh là ai mà nghĩ người ta trốn chứ.
Trường bóp nhẹ vai Phượng, cô hơi nhăn mặt vì đau. Nhưng lời anh lại ngọt ngào cất lên, khiến cô hết thấy đau:
- Anh yêu em, sẽ xin Ngoại và mẹ cho anh cưới em, Phượng ạ.
Lam Phượng hốt hoảng:
- Người ta còn nhỏ xíu, cưới gì được. Nếu anh chịu chờ em thì 5 năm nữa em học xong mới được… cưới.
Nhật Uyên và Lam Hồng cười khúc khích:
- Một câu trả lời tuyệt vời, gật đầu đi anh Hai.
Lam Phượng lườm Nhật Uyên:
- Tao hiểu rồi… mày chính là thủ phạm báo cho mọi người biết tao ở đây.
Nhật Uyên chót chét:
- Tại tao không thể để người ta khốn khổ vì mày. Xì! Người khờ dễ sợ, người ta nói ngay trước mũi mà không biết.
Lam Phượng hét lên, giơ tay kéo Uyên, cô nhỏ đã lách ra phòng khách cười giòn.
Trường nhìn xoáy vào ánh mắt màu hạt dẻ trong vắt mùa thu của Phượng, cô khẽ gắt:
- Coi anh kìa, nhìn người ta ghê quá.
Trường cúi xuống thì thầm vào tai cô:
- Anh yêu em, vì em là giọt nắng hè yêu thương của anh, trọn đời em nhé.
Mắt môi Phượng rực màu đỏ. Cô chỉ còn giấu mặt vào ngực anh thay lời yêu thương.
Trị An tháng 10/2002
Diễm Thanh
Theo https://vietmessenger.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Hôn quân Lưu Tử Nghiệp và vai diễn của Trương Dật Kiệt 2 Tháng Chín, 2022 Theo chính sử Trung Hoa thì Lưu Tử Nghiệp, tự Pháp Sư, là co...