Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Ngọc Lan nở hoa 1

Ngọc Lan nở hoa 1

Chương 1

Hân, nghe mẹ đặn đây!

Gia Hân đang dán mắt nhìn chị Gia Uyên. Bộ đồ chị Uyên mặc, sao Uyên thấy mát mẻ thế nào ấy. Mẹ vốn rầt nghiêm khắc trong việc mấy cô con gái ăn mặc, sao hôm nay mẹ trở nên dễ tính? Vì chị Uyên sắp thành người mẫu của công ty du lịch à? Ngườì mẫu thôi chứ có phải ca sĩ hay bác sĩ đâu chứ.

Gỉa Hân nghĩ bụng, muốn châm một câu cho chị Uyên "nhảy" chơi, ai dè bị mẹ gọi giật giọng.

Gia Hân bước đến trước mặt bà Nguyệt:

- Thưa mẹ, dặn gì con?

Bà Nguyệt cao giọng:

- Ở nhà học bài. Sắp thi rồi, đừng có chơi điện tử, hay hát karaoke, nhớ chưa?

- Dạ, con biết rồi.

- Đừng có vâng dạ ngọt xớt như thế, nhưng ba mẹ ra khỏi nhà là em lại quên tất cả. Mẹ không muốn bị nhà trường gời thư mời nữa đâu.

Gia Hân xụ mặt:

- Chỉ mỗi một lần thôi, mẹ nhắc hoài, con ghét lắm.

Bà Nguyệt trừng mắt:

- Hân! Ai dạy con thói trả treo hỗn hào thế hả? Con gái người ta học hành tử tế, chứ ai để nhà trường mời gia đình lên giáo huấn. Hôm nọ, mẹ quê một cục, nhắc để con nhớ chứ đâu phải để mẹ bêu riếu con.

- Mẹ! Mình đi thôi, kẻo trễ.

Gia Uyên nhún nhảy đi ra, hối bà Nguyệt.

Nhìn em gái, Uyên kẻ cả:

- Hân chịu khó trông nhà, học bài. Hai về mua cho bịch chè Thái.

Gia Hân bĩu môi:

- Em không ăn, chị đừng mua. Em biết nình phải làm gì mà.

Ra đến cửa, bà Nguyệt còn bảo:

- Nếu đói thì ra ngoài ăn tô phở đỡ, nhé Hân.

- Dạ.

Chờ mẹ và chị Hai lên xe, Hân đóng cửa, buông phịch người xuống ghế.

Dạo này mẹ luôn khó chịu với Hân. Đi ăn cưới ăn tiệc, thậm chí các đám giỗ của bạn bè ba mẹ, mẹ cũng dẫn chị Hai đi theo, cứ như là đem chị Hai đem khoe ấy.

Gia Hân giở cuốn lịch sử, đọc được vài dòng, Gia Hân thở dài. Mấy môn học thuộc lòng, Hân không cần tốn thời gian "gạo như tụi bạn, vì ngày thường Hân rất ý tứ việc học. Bài nào Hân cũng học thuộc, giờ chỉ đọc sơ là Hân nhớ tất cả.

Đẩy cuốn sách qua một bên, Hân đứng dậy đứng bên cửa sổ, nhìn qua căn nhà đối diện, tìm nhà có cây hoa ngọc lan rất to lớn. Đang mùa ngọc lan trổ bông, nên mùi hương hoa như quyện vào gió, quấn quít vào từng ô cửa sổ như muốn chia sẽ hương đời.

Gia Hân trước khi đi ngủ thường đứng mười phút, hít đầy hương hoa, cảm nhận sự thanh thản sau những giờ học căng thẳng rồi mới chịu lên giường.

Căn nhà ấy của một đôi vợ chồng già, đã về hưu. Hân nghe kể, họ có hai người con học rất giỏi, nhưng đi đu học. Xong chương trình, họ không về nước, mà ở luôn tại Úc hay Pháp gì đó. Cả tuần nay, Hân không thấy bà Bảy mẹ Hân gọi người hàng xóm theo thứ tự nhặt hoa phơi. Những bông hoa ngọc lan trắng muốt xinh xinh, rơi xuống đất, đất uống luôn hương hoa, khiến những bông hoa đổi màu dần từng giờ. Xác hoa trải la liệt trên khoảng sân nhà bà Bảy.

Gia Hân suy nghĩ miên man. Mắt cô chợt bắt gặp nơi ghế đá kê dưới gốc cây, có bóng người nằm. Vợ chồng ông Bảy chỉ hay ngồi trên ghế, họ hầu như không nằm dưới ghế bao giờ theo sự quan sát của Hân. Hôm nay là ông hay bà nhỉ? Họ nằm trên ghế, có nghĩa là ông hay bà Bảy đang bệnh?

Gia Hân vội gọi sang:

- Phải bà nằm đó không, bà Bảy?

Không nghe tiếng trả lời, nhưng Hân trông thấy đầu ngóc lên nhìn, rồI lạI nằm xuống. Gia Hân lo lắng.

Chắc chắn ông hoặc bà bị bệnh đầy mà. Hân chẳng thích sống ở thành phố là vì "đèn nhà ai nấy sáng". Không như hồi Hân ở quê nội. Buổi chiều, tụi con nít kéo nhau ra đầy ngõ xóm, chơi búa xua các trò nhảy dây, trốn tìm ... Nhà nào có ngườí đau bệnh, chỉ ới một tiếng, hàng xóm kéo đến đầy người. Cuộc sống đơn sơ mộc mạc nhưng rất tình nghĩa. Thực tế trước mắt Hân nè. Gia đình Hân và gia đình ông bà Bảy là hàng xóm cả chục năm rồi chứ bộ, nhưng ngoại trừ ngày Tết, còn ít khi ba mẹ qua chơi nhà ông bà Bảy. Duy nhất một mình Hân loi choi, lóc chóc hay trèo tường qua bên ấy lượm cầu, lượm hoa. Mười ngày đủ chục, trái cầu Hân đá toàn bay qua nhà hàng xóm.

Nhờ thế, Hân có cách leo tường đặc biệt mà chỉ một mình Hân biết.

Gia Hân phân vân. Thật lâu cô quyết định qua bên xem sao. Giờ này, ba mẹ và chị Hai chắc đang nâng ...ly thật ngọt. Hân chả cần sợ hải, cô nhanh nhẹn chạy khỏi phòng, xuống sân và đến góc tường. Hân khéo léo leo qua hàng rào.

Gia Hân nhăn mặt. Cô tính lên tiếng hỏi xem là ông hay bà Bảy nằm trên ghế. Nhưng cô đã kịp ngậm miệng:

" ...Trả lại em yêu con đường học trò. Buổi chiều công viên mây trời xanh ngắt ...

Trả lại cho em khung trời mùa hạ. Con đường Duy Tân..".

Là một gã đàn ông đang rì rả khóc, chứ không phải hát! Chắc thất tình em học trò nào đây. Hèn gì nằm chèm bẹp, không hề nhúc nhích.

Nhưng là ai nhỉ?

Gia Hân hắng giọng:

- Này!

Tiếng hát im bặt, và con người đang rên ấy ngồi dầy thật nhanh:

- Cô là ai?

Gia Hân cố làm mặt tỉnh:

- Vậy chú là ai? Sao vô được nhà ông bà Bảy?

Một câu hỏi ngố hết sức! Gia Hân tự rủa thầm bản thân.

- Câu đó tôi phải hỏi cô đó, nhóc. Nhà người ta kín cổng cao tường, sao cô vào được?

Chắc chắn cô đã đào tường, phải không?

Gia Hân mím môi ngang ngang:

- Tôi trèo đàng hoàng, tại chú bận rên rì nên không chú ý xung quanh.

- Cô ở căn nhà nào nhỉ?

- Chung một bức tường nhà ông bà Bảy. Chú chưa trả lời tôi!

Nhún vai, hắn đi quanh Gia Hân. Hân hơi hoảng khi thấy hắn to, cao hơn Hân cả cái đầu.

- Tôi là chủ nhà.

Gia Hân vọt miệng:

- Chú nói xạo.

- Tôi không nói xạo.

- Xạo trăm phần trăm. Chủ nhà là ông bà Bảy, họ già rồi. A! Hay là chú đã cướp nhà của ông bà Bảy? Mấy hôm nay, tôi không thấy ông bà Bảy đâu cả.

Bây giờ tự nhiên chú xuất hiện, đúng là có vấn đề.

Hắn trợn mắt:

- Vấn đề gì?

Gia Hân vòng tay:

- Chú có thể đã hại họ để cướp nhà. Tôi phải đi báo công an để họ xác minh.

- Nhóc con khéo tưởng tượng thật. Nếu tôi nói tôi chính là con ông bà Bảy thì sao?

Cong môi, Hân lắc đầu:

- Xì! Chú nói láo với công an, họ có thể tin, nhưng tôi thì không. Tôi ở đây cả chục năm, tôi không thấy bà Bảy có người con như chú.

Hắn cười vang:

- Nhóc khá lắm! Mười năm qua, vật đổi sao dời, lúc ấy bất quá nhóc lên năm tuổi không nhớ tôi cũng đúng.

Hân cãi:

- Năm nay tôi mười tám tuổi rồi. Mười năm trước, khi đó tôi lên tám, tôi vẫn nhớ ông bà Bảy có hai người con trai. Họ không giống chú.

Hắn vẫn điềm tĩnh:

- Chắc tại tôi ăn cơm Tây, nên thay da đổi thịt. Nhưng tên tôi thì không hề thay.

Hân trễ môi:

- Thế ông bà Bảy đâu?

- Ba mẹ tôi về quê xây mộ cho ông bà nội, ngoại tôi. Chẳc phải hai tuần nữa mới lên.

Hân chớp mắt:

- Thật chú là con trai ông bà Bảy hả?

- Tôi còn nhớ cô nhóc là con gái bà Nguyệt, đúng không nào?

Gia Hân buột miệng:

- Vậy chú là chú Khang hay chú Khương. Dạo trước, chú hay nhặt hoa ngọc lan cho chị Hai tôi, còn tôi thì luôn được chú cho ăn ké kẹo sô- cô- la. Những viên kẹo lúc ấy vừa đắng vừa đen như cục ... cứt chó. Tôi toàn rủa sau lưng chú và ném kẹo vào sọt rác. Sau này, tôi mới biết những thanh sô- cô- la ấy rất đắt tiền.

Khang kêu lên:

- Có chuyện tệ hại ấy sao? Hèn gì nhóc ghét tôi đến vậy.

Hân im lặng. Khang hỏi thèm:

- Nghe nói chị Gia Uyên của nhóc, bây giờ rất nổi tiếng?

Gia Hân xụ mặt:

- Chú bỏ ngay kiểu gọi người ta bằng nhóc. Muốn biết, cứ qua tìm chị Uyên mà hỏi.

Dứt lời, Gla Hân quay người bỏ đi:

- Khoan đã Gia Hân!

Giọng Khang chợt ấm lại. Gia Hân ngẩn ngơ:

- Chú còn nhớ tên tôi à?

Khang mỉm cười:

- "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, cách nhau có giậu mồng tơi" ... làm sao tôi quên được chị em Hân chứ. Mà này, bắt lỗi người ta nhưng nãy giờ Hân toàn gọi người ta bằng chú ông?

Hân gai góc:

- Có sao đâu.

Khang khua tay:

- Đúng là chỉ Gia Hân mới nói thế này:

Gia Hân hơi khớp khi ánh mắt Khang nhìn cô Diễn tả thế nào nhỉ? Giống mấy diễn viên Hàn Quốc đóng phim tình cảm. Lạy chúa! Xin người ban cho trái tim Hân được bình yên.

- Nghĩ gì vậy Hân?

Giọng Khang thật ấm.

Gia Hân lắc đầu:

- Không có gì! Chào ... chú, Hân về đây.

Khang kêu lên:

- Về chi gấp vậy Hân? Bên ấy chả phải mọi người đi vắng hết rồi sao?

Gia Hân chớp mắt:

- Sao chú biết? Phải chú đã theo dõi nhà người ta không?

Khang cười:

- Tại ... hai nhà cách nhau quá gần, mọi âm thanh to nhỏ đều lọt được qua nhà nhau. Dì Nguyệt thì ...rất ít khi nhỏ nhẹ, đúng không?

Hơi quê, bởi Khang xa Việt Nam lâu rồi vậy mà tật xấu của mẹ Hân, anh ta vẫn còn nhớ rất rõ. Khỉ thật!

- Chú hiểu thì tốt quá. Người đi xa lâu lắm mới về,vậy mà không ghé qua thăm hàng xóm. Hèn gì người ta nói dân thành phố ít tình người. Tôi phải về, kẻo mẹ tôi tôi bất thình lình gọi điện kiểm tra đột xuất không có ở nhà, càng dễ ăn đòn. Chào chú!

Lời nói vừa dứt, Gia Hân đã nhảy tót lên bờ tường, phóng theo xuống đất, trở lại nhà mình.

Khang ngẩn ngơ. Gia Hân lớn lên xinh đáo để, còn đẹp hơn cô chị vài điểm.

Hấp dẫn bọn đàn ông bây giờ là tính khí ngang ngang bướng bỉnh. Hân trách, anh nhận. Thật ra anh chỉ mới về Sài Gòn hồi khuya, đã kịp ghé thăm ai đâu. Ba mẹ anh về quê, vì thế anh đâu dám đường đột qua thăm hàng xóm.

􀃋 􀃋 􀃋 Gia Uyên nằm soài xuống giường, chiếc váy ngắn để lộ nguyên cặp đùi trắng nõn. Cô nghiêng người hỏi Hân:

- Nhà ông bà Bảy cho người ta thuê hả Hân?

Gia Hân chưng hửng:

- Ai nói với chị?

- Hồi sáng, tao thấy một gã đàn ông khá hấp dẫn tập tạ trên sân thượng. Hắn cứ nhìn tao và cười. Chắc muốn làm quen.

Gia Hân so vai:

- Quen từ xưa rồi, giờ còn quen chi nữa.

Gia Uyên tròn mắt:

- Mày nói vậy là sao?

- Muốn biết, chị qua bển mà hỏi. Em còn con nít trẻ ranh, mẹ mà thấy em hỏi chuyện bọn đàn ông, mẹ dám bẻ hết răng.

Gia Uyên so vai:

- Mày mà sợ ba mẹ ....chuyện lạ thật.

Gia Hân thản nhiên:

- Cha mẹ mình thì phải nghe lời, ba mẹ đâu phải cọp mà sợ. Em chỉ không muốn ba mẹ buồn lòng.

Gia Uyên nheo mắt:

- Mày nói nghe đúng giọng "con ngoan trò giỏI". Hỏi thật nhé, bây giờ mẹ bắt mày nghỉ học lấy chồng, mày nghe lời không?

Gia Hân cong môi:

- Chuyện ví dụ này sẽ không bao giờ xẩy ra cho em, nên em lười trả lời lắm.

- Mày thử trả lời tao nghe coi.

Gia Hân chớp mắt:

- Tự nhiên chị hỏi khó em cầu gì lảng nhách à. Hay là mẹ và chị đang âm mưu gì, phải không?

- Đừng độc mồm độc miệng như thế. Có ngưới họ thích Hân và muốn em làm con cháu của họ.

- Điên! Chả quen chả biết, tự nhiên. thích em là sao?

- Ông ta từng một thời nếm mật nằm gai với ba mẹ ở chiến khu D.

Gia Hân nhăn nhăn:

- Chị nói thật hả?

Gia Uyên quan trọng:

- Thật chứ. Hôm qua, chị nghe được cuộc nói chuyện giữa mẹ và bác ấy.

- Đừng bảo với em, mẹ bằng lòng nhé?

- Mẹ chứ đâu phải chị hay em. Ai lại đồng ý ngay như thế được, phải treo cao giá ngọc ngàn vàng, nhóc ạ.

Gia Hân xẵng giọng:

- Trong mắt chị và mấy người lớn, em lúc nào cũng là con ngốc ngông nghênh, bướng bỉnh. Vậy sao không đặt chị trở thành nhân vật chính cho câu chuyện của mẹ, lại về em làm gì?

- Đã bảo rằng, họ thích em mờ.

Cách nói chuyện của chị Uyên khiến Hân bực dọc. Nếu nói qua nói lại vài câu, ắt hai chị em gây nhau rùm nhà. Lần nào cũng mắng Hân luôn la to để mẹ xuất hiện và mắng Hân.

Hồi trước, chị Uyền ưa nhõng nhẽo nhưng không quá quắt như bây giờ. Từ khi bước lên sân khấu, làm người mẫu chị Uyên toàn gây khó cho Hân. Phải chi hai người không phải chị em ruột cho cam.

Thấy Hân đột nhiên im lặng, Gia Uyên lay vai Hân:

- Này!

- Gì nữa?

Mày bị chập mạch hả? Tự nhiên quạu!

- Chẳng cái gì tự nhiên hết. Thế chị còn hỏi gì nữa không. Nếu không, chị về phòng để em ngủ.

Gia Uyên tròn mắt:

- Ngủ gì giờ này Hân ...

Gia Hân xua tay:

- Nhưng đêm và cả chiều tối qua, em có dám ngủ đâu, khi mẹ và chị chưa về.

Sau đó em phải học hết hai chương lịch sử Việt Nam. Mốt em phải thi rồi. Em thèm ngủ lắm. Chị không cho em ngủ, em lên cơn đau đầu, em phải đập đầu vô tường đấy:

Gia Uyên kêu lên:

- Nhỏ này, thiệt tình à ... Tao không hỏi nữa, ngủ thì ngủ đi. Mai mốt mập ú như con heo, lại réo tao nhé.

Gia Hân tỉnh bơ:

- Em đâu uống bia, ăn tiệc tùng mà sợ. Ngày ba bữa, cứ mì tôm, bánh mì đều đều, đảm bảo dáng em ăn đứt chị đó.

Gia Hân leo lên giường, ôm con gấu bông vào lòng, nhắm mắt lại, che đi sự láu lỉnh, tinh khôn. Uyên đành phải trở về phòng mình.

Chẳng muốn nghe bà chị xí xọn nhiều chuyện nên Hân kiếm cớ đuổi khéo, chứ làm sao ngủ giờ này.

Khóa cửa phòng, Hân ngồi vào bàn học. Dù quậy tưng bừng, nhưng Hân vẫn là niềm tự hào của ba mẹ về thành tích học tập. Ước mơ của Hân rất nhiều, tất nhiên cô không thể tham lam đòi ôm cả thế giới vào lòng. Hân thích trở thành tiếp viên hàng không, được bay giữa bầu trời, được đi nhiều quốc gia trên thế giới. Hoặc thấp hơn một chút là làm hướng dẫn viên du lịch, cũng tha hồ đi đó đây.

Vốn ngoại ngữ của Hân không tệ, chưa thi hết phổ thông trung học, Hân đã có bằng C Anh văn và tiếng Nhật, đủ tự tin bước vào đời Khổ nỗi, mẹ lại thích Hân thành ca sĩ. Mẹ âm thầm tốn khá nhiều công sức để Hân được hát, tham gia các chương trình "Tuổi đời mênh mông", "Hát với ngồi sao" ...Thậm chí cả thi Tiếng hát "Ngôi sao truyền hình".

Hân có giọng ca trời cho, rất ngọt rất thanh. Nhìn những ca sĩ nổi tiếng, Hân cũng có lúc khao khát mình là người của công chúng.

Từ khi chị Gia Uyên trở thành người mẫu sáng giá, Hân bất giác nhìn lại chị mình, để rồi nhất định không chịu nghe mẹ học hát, thi vào trường Đại học Văn hóa. Về chuyện này, mẹ giận cô cả tháng trời. Hân vẫn nhất quyết không thay đổi. Ba lại muốn cô học Y khoa. Ngày xưa ước mơ trở thành bác sĩ là tâm nguyện của ba. Nhưng gia đình nội không thể giao tài sản sự nghiệp vào tay con gái, vì lúc ấy bà nội vẫn mang quan điểm 'con gái là con người ta", ba cô đành học kinh doanh. Nhưng ước mơ ấy, hình như ba chưa lúc nào quên. Thế là gia đình Hân tưng bừng "nổ" một cuộc bất phân thắng bại vào ngày Hân làm hồ sơ thi đại học.

Cuối cùng, để vui lòng thân phụ mẫu, Hân ghi danh cả hai trường. Tất nhiên học để thi đậu là quyền của Hân.

Gia Hân chép môi khẽ thở dài.

Cô đến bên cửa sổ mở cửa kiếng ra. Gió đêm ùa vào phòng gió cuốn theo tiếng đàn ca của Khang, bay vào trái tim đang buồn của Hân.

"Mai em đi rồi, xa thành phố cũ Trả lại cho đời kỷ niệm bay bay Đêm nhớ mong ai đêm ngồi khóc mãi nhớ thương ai, nắng ngẩn ngơ hoài ...".

Gia Hân ngẩn ngơ. Tiếng đàn ghi- ta thật chuẩn, hòa theo giọng ca âm trầm, từng chút đi vào lòng người. Khác Hân hồi chiều, Khang vu vơ, bị Hận chê.

Cũng may Hân mới chê trong bụng, chưa buột thành lời. Nếu không, bây giờ quê một cục.

Gia Hân gõ nhịp tay lên thành cửa sổ, cô bất chợt hát theo Khang:

"Nếu em đi rồi xa vòng tóc thơ Vầng mây ngang trời như tóc ngang vai Anh có nhớ em đáng gầy thon nhỏ Mỗi chiều tan trường vui bước chân nai Mai em đi rồi, còn lời này cuối Sách vở hợc trò giữ lại hạ xưa Kỷ niệm trong tay đong đây nỗi nhớ Áo trắng bây giờ nhòa lấp trong mưa".

- Gia Hân! Cám ơn nhé!

Gió lại đưa câu nói của Khang lên khung cửa sổ nơi Hân vừa đứng hát. Hân rất muôn trả lời, nhưng hình dung vẻ mặt của mẹ, Hân đành lặng lẽ quay vào giường.

Buổi sáng, Gia Hân như thường lệ, cô cầm vợt qua phòng Gia Uyên. Cửa vẫn đóng, Hân gõ cửa.

- Chị Hai! Dậy "dợt" cùng em vài trái cầu đi chị Hai.

Gia Uyên lười biếng:

- Hôm nay nghi một bữa đi Hân, mắt còn cay xé à.

Gia Hân dọa:

Chị tập thể dục 'buổi đực, buổi cái" thế này, người mất tính nhanh nhẹn, nhanh thành người mẫu béo nhất Việt Nam cho coi. Người mẫu chân dài còn học thêm môn cầu mây nữa đó.

Gia Uyên khó chịu:

- Làm ơn tha cho tao được không Hân. Tao tự biết bảo vệ dadng hình của mình, mày khỏi dạy tao.

- Em đâu dám dạy ai.

- Chị còn mệt, để nó ngủ chút đi Hân. Dám đá cầu với mẹ không?

Tiếng Nguyệt vang lên. Gia Hân chớp mắt:

- Mẹ không phải chạy bộ với ba, hả mẹ?

Bà Nguyệt cười:

- Ôi! Sáng nay mắt chứng gì, ổng đi đánh tennis cùng người ta mất tiêu.

- Mọi bữa, mẹ vẫn đi với ba tới sàn tennis mà.

- Phải có mấy người hợp "gu" đánh mới đựợc. Thôi, hai mẹ con đá câu mây nhé. Thử coi con gái đá hay, hay mẹ đá ngon cơm hơn.

- Đá cầu mây, con thua mẹ là chắc.

Gia Hân vẫn thầm phục mẹ cô. Mẹ học các môn thể thao rất nhanh, toàn các mô dành cho các ông các bà sang trọng, quý tộc.

Vừa đá cầu vừa suy nghĩ, Hân dã đá mạnh trái cầu qua phía tường rào. Liền theo đó tiếng kêu "í trời" vang lên.

Bà Nguyệt kêu nhỏ:

- Chết! Chắc cầu rơi trúng ông Bảy. Con mau qua xin lỗi ông, mẹ vào làm điểm tâm.

Gia Hân so vai:

- Bác Bảy đâu có ở nhà mà trúng nhằm cầu chứ.

Bà Nguyệt cau mày:

- Chả phải vừa rồi tiếng đàn ông hay sao?

- Con nói không phải bác Bảy, mẹ ạ.

- Vậy thì ai cà?

- Quý tử của bác ấy.

Bà Nguyệt tròn mắt:

- Quý tử? Con muốn nói là con trai bác Bảy hả? Hai cậu đó cả chục năm nay đâu có về Sài Gòn. Bác Bảy gái vẫn than mình vô phước, nuôi con ăn học thành tài, con bỏ cha mẹ lấy vợ Tây rồi sao?

Gia Hân nói nhỏ:

- Con không rành lắm gia đình bác Bảy. Nhưng anh con trai bác ấy chắc chắn con không lộn được, bởi chính anh ta nhận ra con trước.

Bà Nguyệt chậm rãi:

- Là cậu nào hả Hân?

- Dạ, anh ta nói tên Khang.

- Vậy thì đúng rồi, nó là thằng em. Thằng anh tên ... Khương cơ.

Vừa lúc ấy, Khang nhô đâu lên trên tường, tay cầm quả cầu máy, miệng nói:

- Út Hân! Phải quả cẩu của em không?

Gia Hân nhìn mẹ, không dám nói. Bà Nguyệt bảo:

- Xin cậu ta lại quả cầu đi.

Khang cười:

- Dì Nguyệt phải không ạ? Cháu chào dì! Xin lỗi dì, cháu đã chào dì sau mười năm xa nhà bằng cách này. Cháu không cộ ý.

Bà Nguyệt từ tốn:

- Phải cậu Khang không?

- Dạ, phải ạ.

- Chà! Cậu không nói, ra đường chắc tôi không nhận ra. Cậu khác quá!

Khang cười:

- Mười năm, cháu ăn cơm Tây, lăn lộn giữa chợ đời đất khách quê người, không già dặn làm sao cháu tồn tại, thưa dì. Cháu xin lỗi, trưa nay cháu sẽ qua thăm dì dượng và hai em. Hân, trả em quả cầu mây nè.

Gia Hân sọ vai:

- Cám ơn. Thả xuống giùm đi!

Bà Nguyệt gắt nhẹ.

- Hân! Sao không biết lịch sự chút gì vậy Mẹ dạy con thế nào?

Gia Hân im lặng, gườm gườm nhìn Khang.

Khang mỉm cười:

- Không sao đầu dì ơi, dì đừng rầy Gia Hân, không thôi lần sau Gia Hân găp cháu, coi cháu là kẻ thù thì tội lắm.

Dứt lời, Khang thảy quả cầu xuống. Gia Hân nhặt trái cầu, rồi bỏ đi thẳng lên nhà. Biết rằng mẹ sẽ mắng, nhưng Hân mặc kệ, bởi ánh mắt Khang khiến cô nhột nhạt, khó chịu như kiến chích vậy. Lạ thật!

􀃋 􀃋 􀃋 Bà Nguyệt vừa ăn sáng vừa kể cho Uyên nghe chuyện Khang bằng câu mở đầu:

- Con biết gì không Uyên?

Gia Uyên nuốt nhanh muỗng bánh canh:

- Biết gì hả mẹ?

Bà Nguyệt hạ giọng:

- Cậu Khang, con trai ông bà Bảy ấy.

Uyên nhún vai:

- Mẹ gặp anh ta rồi à?

Bà Nguyệt chưng hững:

- Thì ra con cũng gặp cậu ta rồi, chỉ có Uyên nói:

- Con chưa gặp, chỉ thấy loáng thoáng bóng người, giờ nghe mẹ nói, con suy ra thôi.

- Hắn thế nào hả mẹ?

- Mặt mũi sáng sủa lắm. Cậu ta bảo trưa nay qua thăm chúng ta. Hân này!

Chút nữa con nhớ lấy bộ ấm trà kiểu của ba con ra để mời khách. Nhà cửa dọn dẹp cho sạch sẽ một chút.

Gia Hân nhăn nhăn:

- Làm như anh ta là tổng thống không bằng. Con phải sang nhà nhỏ Phượng mượn lịch thi. Mẹ biểu chị Hai dọn dẹp được không?

Bà Nguyệt gắt:

- Lịch thi tại sao con không ghi, hả? Cần thiết, gọi điện qua hỏi con Phượng cũng được vậy. Không phải cậu ta là ông to bà lớn, nhưng tự chúng ta biết nâng cao giá trị của mình. Mẹ muốn không ai coi thường con gái mẹ.

- Ôi dào! Hàng xóm láng giềng chữ đâu phải người ta đi coi mắt con gái mẹ.

Mẹ đừng làm khó bản thân. Con phải ghé thư viện nữa.

Bà Nguyệt biết tính bướng bỉnh của Hân nên bà không nói nữa. Thấy mẹ im lặng, Hân chưa kịp thở phào thì Gia Uyên nheo nhéo:

- Hân! Phải biết tận dụng cơ hội ngàn năm một thuở, em ạ. Lỡ anh ta thích em thì sao nhỉ?

Gia Hân càu nhàu:

- Thích chị đó. Chị chưa xuất giá, em đâu dám vượt đèn đỏ qua mặt chị. Chị muốn bắt anh ta thay đổi thế nào, hãy ở nhà chờ nhé. Em đi đây!

Bà Nguyệt chợt nhớ:

- Hân! Đi đâu cũng phải về nhà trước giờ cơm trưa nha con. Ba con dặn, suýt chút mẹ quên mất.

Gia Hân kêu lên:

- Tự nhiên mọi người rắc rối quá à. Ba con mấy khi quan tâm việc học hành của con. Hôm nay chủ nhật, lẽ ra con phải được thoải mái một ngày. Mốt con thi rồi mà mẹ.

Bà Nguyệt nhẹ giọng:

- Chuyện này, mẹ không biết. Do ba con mời cơm khách. ông nói thì khỏi cãi. Con lạ gì tánh ba con chứ.

Dù muốn cãi mẹ, Hân cũng không thể. Cù cưa như với chị Uyên. Đành vậy dắt xe khỏi nhà, Hấn chạy lòng vòng quanh thành phố. Thật ra cái cớ chép lịch thi, Hân chỉ nghĩ ra để thoát khỏi sự ràng buộc của mẹ. Ngày giờ thi môn nào, Hân đã thuộc lòng.

Đi long nhong một mình cũng chán. Ghé nhà sách hay quán cà phê một mình càng chán hơn. Hân quay đầu xe, định ghé qua nhà nhỏ Phượng rủ đi bơi, nhưng chưa kịp nổ máy, đã nghe tiếng gọi:

- Hân? Phải Gia Hân không?

Tiếng Bích Phượng! Trời ạ! Vừa nghĩ đến bụt là bụt hiện ngay. Linh thật?

Gia Hân tủm tỉm:

- Mày đi đâu vậy Phượng?

Bích Phượng bước đến bên Hân:

- Tao đi bơi. Còn mày, không bơi hay sao mà đến hồ bơi còn về?

Gia Han ỉu xìu:

- Tao lang thang một mình thấy chán, tính đến rủ mày. Bây giờ gặp đây thì tốt. Ủa! Ai đi chung với mày thế?

Bích Phượng so vai:

- Anh họ.

Gia Hân cong môi:

- Anh họ hay người dưng khác họ? Mày phải khai thật, nếu không tao nghĩ chơi mày ra.

- Lảng xẹt. Tự nhiên đòi nghỉ chơi tao chỉ vì một người con trai à? Mày khiến tao tưởng mày bắt đầu "hỏng"? Yên tâm đi, là anh em bà dì ruột của mẹ tao, để tao giới thiệu hai người làm quen.

Gia Hân vội vã:

- Đừng Phượng!

Phượng ngạc nhiên:

- Sao, mày khớp rồi à? Trời ơi Gia Hân! Tao nghĩ mày chẳng bao giờ biết sợ ai chứ?

Gia Hân nhẹ tênh:

- Tao không thích dây dưa với bọn con trai. Tao ghét bọn họ lắm.

Bích Phượng vẻ khó xử:

- Dù sao gặp nhau rồi, mày cũng nên ở lại cho vui. Mày không phải đang muốn tìm tao à? Về nhà mày bây giờ cũng buồn thí mồ chà gì.

Gia Hân gật đầu:

- Cũng được. Nhà tao hôm nay chắc vui vẻ tưng bừng, chứ không buồn tênh như mọi ngày đâu.

Phượng hỏi:

- Chắc có tiệc hả Hân? Từ ngày chị Uyên mày lên hương, đúng là cuộc sống gia đình mày luôn sôi động, không như hồi trước nữa.

Hân cắc cớ:

- Mày thích không khí cũ hay sự náo nhiệt ồn ào hiện tại của nhà tao?

Phượng thật lòng:

- Hồi trước ghé nhà mày, tao khớp bởi vẻ tôn nghiêm gia giáo, ra thưa về gởi. Khi bước chân vào nhà, mọi sự đều nghiêm khắc, không hề có sự lạnh lùng, mà ba mẹ mày rất vui. Bây giờ tuy cánh cổng nhà mày rộng mở, nụ cười tràn đầy trên khuôn mặt mẹ mày, nhưng tao lại không còn thấy vui vẻ ấm cúng như trước, nó cứ gượng gạo khách sáo và kệch cỡm thế nào ấy. Tao xin lỗi, vì mày đã hỏi, tao không thể nói khác.

Hân trầm tĩnh:

- Mày nói đúng chứ không hể sai. Chị Hai tao thay đổi hoàn toàn. Ngay cách xưng hô với em út, chị tao cũng trịch thượng, khinh khỉnh, thứ ngôn từ của dân chợ cá, chợ tôm, chị Hai hầu như dành riêng để gọi tao. Buồn lắm!

Dắt xe vào bãi gởi, Hân quay ra đã thấy Phượng cầm hai bộ đồ trên tay.

Phượng chỉ gã đàn ông đứng bên cạnh:

- Đây là anh Vĩ Cảnh, anh họ Phượng, ảnh vừa du học ở Singapore về. Còn đây là Gia Hân, bạn thân của em, người mà em hay kể anh nghe đó, anh Cảnh.

- Rất vui khi được quen Hân! Tên em thì anh biết lâu rồi, nhưng tận hôm nay mới gặp được người. Hân khác hoàn toàn sự suy đoán của anh.

"Anh ta có giọng nói khá ấm, ánh mắt rất sáng đầy tự tin. Để xem ...".

Hân thầm nghĩ. Cô nhẹ giọng:

- Anh hình dung Hân thế nào nhỉ? Giống Chung Vô Diệm hay Tây Thi?

Bích Phượng trợn mắt. Vĩ Cảnh điềm nhiên:

- Anh không có thói quen quan sát phụ nữ và cũng không thích vẻ đẹp bề ngoài. Ý anh nói đây là, em rất ấn tượng về tính cách. Anh thích con gái cá tính mạnh, ngang bướng, thông minh và đi kèm sự dí dỏm, hồn nhiên, chân thật. Em hội đủ những tính cách ấy.

Bích Phượng phì cười:

- Nói vậy, ý anh thích bạn em à? Có nhanh lắm không, anh Cảnh?

- Bạn bè, anh em thì chỉ cần một lần thoáng gặp đủ để anh biết phân biệt sự tốt xầu của người đối diện. Anh đâu thích bạn em theo kiểu tình cảm nam nữ, nên không thể dùng từ nhanh hay chậm, Phượng à.

Quay sang Hân, Cảnh nói:

- Chúng ta sẽ là bạn, được không Gia Hân?

Gia Hân chìa tay:

- Thêm bạn bớt thù. Hân không nhiều bạn nên rất thích kết bạn. Chính xác hơn Hân chỉ xin làm cô bạn nhỏ của anh thôi.

Bích Phượng kêu lên:

- Anh Cảnh hơi bị hên rồi đấy. Gia Hân nổi tiếng lạnh lùng, khó khăn trước con trai. Ở trường, trừ những bữa học chung lớp ra, thì Hân cấm để mắt đến thằng con trai nào. Lát nữa anh Cảnh phải bao em đấy. Một bữa tiệc nho nhỏ để chúc mừng tình bạn.

Vĩ Cảnh chưa kịp trả lời, Gia Hân đã nói:

- Đồ mỏ nhọn ham ăn. Mày thèm bánh canh Trảng Bang chứ gì. Chờ đi, ngày mốt thi rồi tao cho mày ăn xả láng. Trưa nay, tao phải về, "Mẫu hậu" đã ban chiếu chỉ, tao không thể cãi. Giờ thì xuống bơi thôi.

Vĩ Cánh không xuống hồ. Anh nhìn hai cô bé bơi dưới làn nước, lòng anh ấm lại.

Nhớ lúc còn bên Singapore, áp lực học quá cao, anh hầu như không còn thời gian rảnh để đi dạo thì thời gian nào mà vui vẻ, yêu đương chứ. Từ nay thì quá rỗi rồi!

Chương 2

Bà Thuần bồn chồn:

- Không biết thằng Cảnh đi đàng nào, sắp tới giờ hẹn với anh chị Đông rồi.

Làm sao đây ông?

Ông Vĩ chặc lưỡi:

- Ai biểu bà không nói rõ giờ giấc. Chuyện gì bà cũng tự ý xếp đặt, lỡ con nó có bạn gái rồi thì sao?

Bà Thuần tự tin:

- Tôi dám cá với ông, thằng Cảnh chưa yêu ai khác. Nó là đứa con có hiếu, nếu chúng ta muốn, con nó nhất đinh không cải lời đâu.

- Thời buổi này chứ đâu phải thời xưa mà cha mẹ đặt đầu, con ngồi đấy. Tuy là con nó hiếu nghĩa, nhưng chúng ta cũng phải tôn trọng tự do của nó. Bọn trẻ thời nay, chả đứa nào chịu lấy vợ theo ý của ba mẹ.

Bà Thuần vẩn nói:

- Thằng Cảnh chắc chắc không cãi lời tôi. Con bé vừa xinh vừa học giỏi, nói chuyện phép tắc lắm. Tôi thích nó lâu rồi.

Ông Vĩ nhún vai:

- Trời đất! Bà thích chứ đâu phải thằng Cảnh nó thích. Mà hai chị em con bé Uyên, bà muốn chọn đứa nào?

Bà Thuần dứt khoát:

- Tôi chịu con nhỏ.

Ông Vĩ nhìn vợ:

- Tôi lại nghĩ bà thích con Gia Uyên đấy. Nó bây giờ nổi tiếng, còn bà thì luôn thích ánh hào quang mà.

Bà Thuần lườm chồng:

- Làm người, ai chê danh cao vọng tộc? Nhưng tôi không ngại bỏ nhỏ ông nghe, con bé Uyên ngoài cái mã đẹp ra thì chẳng biết đối nhân xử thế như con em. Học hành cũng dở tệ, ai nói gì cũng gật, nó sống ba phải lắm. Người không lập trường, thiếu bản lĩnh, lỡ gia đình gặp bước gian truân, nó không biết lèo lái, chán lắm. Con bé Hân thì khác.

Ông Vĩ thủng thẳng:

- Những đứa con gái cá tính mạnh, không dễ dàng để cha mẹ làm bình phong áp đặt nó đâu. Bà đừng có mơ mộng.

Bà Thuần cao giọng:

- Tôi nắm chắc phần thắng trong tay, tôi mới nói chứ. Không tin, ông chờ coi thử.

Ông Vĩ nhún vai, im lặng. Dù ông thích tính nết Gia Hân từ hồi còn nhỏ xíu, song ông chẳng muốn người lớn nhúng tay vào việc hạnh phúc của bọn trẻ. Đã thế, Vĩ Cảnh con trai ông nào biết Hân, Uyên là ai. Vợ ông thật lạ à!

Bà Thuần kéo tay chồng:

- Con về rồi kìa ông. Tôi nói ông không tin, thằng Cảnh không bao giờ làm buồn lòng ba mẹ.

Vĩ Cảnh dựng xe xong anh bước đến chỗ ba mẹ đang ngồi, anh cười nhẹ:

- Ba mẹ có chuyện gì nghiêm trọng lắm hay sao vậy?

Bà Thuần khoát tay:

- Theo con, chuyện qua nhà dì Nguyệt có quan trọng không hả?

Vĩ Cảnh cười cười:

- Mẹ giận con về trễ à? Tại con bị kẹt xe, con phải đi đường vòng để kịp giờ hẹn cùng mẹ. Vậy mà tới nhà, nhìn ba mẹ thế kia, con hơi bị buồn.

Bà Thuần cười tươi:

- Không sao con ạ. Ăn cơm khách, mình đến trễ một chút càng tốt. Chứ tới sớm, người ta nghĩ mình ham ăn, ham uống. Con mau thay đồ đi con. Nhớ mặc đồ lịch sự, con nhé!

Cảnh nhìn ba mẹ. Hình như hôm nay ba mẹ anh sang trọng quý phái. Đồ trang sức mẹ mang vồ người, y như mỗi khi mẹ dự tiệc lớn ấy. Anh giơ tay làm trò:

- Ba mẹ giống như đi ăn cưới vậy.

Bà Thuần nhẹ giọng:

- Đứng đó tào lao mãi, trễ giờ đấy con.

- Mẹ chưa cho con biết mình sẽ đi đâu.

- Ra về, mẹ nói.

Cảnh lên phòng. Anh tắm rửa thay đồ thật nhanh. Anh không rõ ba mẹ đưa anh đi đâu, nhưng anh cũng chả bận tâm suy nghĩ làm gì. Những năm còn du học, hè nào anh cũng bay về Việt Nam, nhưng chỉ được một tháng. Anh hầu như lạ lẫm trước mọi đổi thay của thành phố. Bây giờ ba mẹ muốn anh đi đâu, anh cũng đồng ý. Đi cho biết, để gặp gỡ thêm những đối tác tương lai của anh.

Bà Thuần nhìn con, vẻ hài lòng:

- Bộ đồ này, con mặc đẹp lắm. Nhưng sao con không thăt cà- vạt?

Cảnh nói:

- Mẹ! Con thích nhẹ nhàng thoải mái. Một chiếc cà- vạt tuy nhỏ, nhưng nó khiến con phải nghiêm nghị, con không thích, mẹ ạ. Con chỉ đeo cà- vạt khi tới công ty và các bữa tiệc sang trọng.

Ông Vĩ kêu lên:

- Thế cũng được rồi. Bà đừng cứ bắt con lúc nào cũng đạo mạo như ông già.

Chuyện gì cần nhẹ nhàng, tế nhị, bà phải đồng ý với con chứ.

Bà Thuần chép miệng:

- Tôi xin thua. "Hai chọi một", tôi thua là chắc. Phải tìm đồng minh mới mong thắng được cha con ông.

Vĩ Cảnh cười lặng lẽ. Anh lái xe theo sự chỉ dẫn của ba anh.

Bà Thuần trầm giọng:

- Con nhớ cô Nguyệt, chú Đông không, Cảnh?

Vĩ Cảnh lắc đầu:

- Con không còn nhớ rõ mặt cô chú ấy. Chi nhớ mang máng, họ từng là bạn chiến đấu của ba con. Đúng không mẹ?

Bà Thuần rạng rỡ:

- Ừ! Hôm nay chú ấy mời cơm gia đình ta, bởi nhân dịp kỷ niệm 50 năm, họ từ chiến khu D trở về.

- Bây giờ, cô chú ấy làm gì, hả mẹ?

Ông Vĩ đỡ lời vợ:

- Họ là giám đốc công ty cổ phần bánh kẹo. Ngày trước, công ty thuộc nhà nước quản lý. Nay thị trường Việt Nam mở cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài, công ty trở thành công ty cổ phần.

Vĩ Cảnh cười:

- Con nghĩ ba và các bạn ba chỉ giỏi cầm súng, ai ngờ khi làm kinh tế, thế hệ của ba cũng lãnh đạo giỏi không thua lúc đánh giặc.

Bà Thuần cười cười:

- Con gái cô Nguyệt bây giờ nổi tiếng lăm, con à.

Cảnh đề phòng:

- Mẹ có ý gì vậy?

- Cái thằng! Mẹ muốn con làm quen con gái của cô Nguyệt. Cha mẹ mến nhau như anh em, tới các con, chẳng nên mai một tình cảm mến thương ấy.

Vĩ Cảnh im lặng. Anh thừa thông minh để đoán ra được ý định của mẹ. Chắc chắn mẹ muốn đưa anh đi coi mắt con gái người ta. Rõ khổ, anh chưn đủ ba mươi đã già đâu mà lúc nào mẹ cũng sợ anh không lấy được vợ. Cô gái ấy thế nào nhỉ?

Ông Vĩ đập nhẹ lên vai Cảnh:

- Tới rồi đó con! Ngôi nhà có cánh cổng màu xanh kìa.

Cảnh dừng xe. Mẹ anh nhanh chóng mở cửa, rồi nhấn chuông. Cảnh không việc gì phải gấp, anh vẫn ngồi sau vô- lãng quan sát ngôi nhà. Một căn nhà đẹp, bề thế. Ở Sài Gôn mà có căn nhà có sân rộng thế kia, quả là quá lý tưởng.

Cánh cổng sắt được mở rộng. Cảnh chưa kịp lái xe vô, thì một chiếc Honđa lách nhanh vào nhà. Bóng có gái ngồi trên xe ...

Cảnh nhíu mày:

Lẽ nào cô gái ấy là Hân?

Sự xuất hiện đột ngột của chiếc Hon đa khiến hại bà mẹ hoảng hồn, chạy dạt qua một bên.

Mặt bà Thuần tái xanh, còn bà Nguyệt thì xám mặt. Con quỷ nhỏ này, hôm nay ăn nhằm thứ gì hổng biết, chẳng coi ai ra gì. Thật tức chết!

Bà Thuần đưa tay ôm ngực:

- Gớm! Con gái con đứa gì chạy xe như ngựa chứng. Đứa nào vậy chị Nguyệt?

Bà Nguyệt chưa kịp trả lời, tiếng còi xe của Cảnh đã gỡ nguy cho bà. Vội vã, bà kéo tay bà Thuần:

- Qua đầy chị, để ảnh lái xe vô.

Bà Thuần cười:

- Không phải ông nhà tôi đâu. Là thằng Cảnh đấy. Chị thấy sao?

Bà Nguyệt cứng người, nói buông xuôi:

- Vâng! Thằng nhở coi bộ chững chạc quá, chị hả?

"Hân ơi là Hân! Người ta chủ yếu tới coi mắt Gia Hân. Vậy mà vừa rồi con bé lao xe như ... ngựa. Mong rằng bà Thuần không nhận ra đứa con gái bà đang lặng lé chọn về làm dâu - bà Nguyệt nghĩ thầm.

Gia Uyên xuất hiện trong bộ đầm màu hồng tuyệt đẹp. Vĩ Cánh thoáng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp rực rở kiêu sa của cô.

Gia Uyên chào ông bà Vĩ. Bà Thuần ngọt ngào.

- Phải Cia Uyên đấy không?

Gia Uyên nhẹ giọng:

- Cháu chào bác! Tuy bác gái ít đến chơi, nhưng cháu vẫn nhận được bác.

Dạo này bác trẻ hơn cả mẹ cháu. Chắc là nhờ có anh Cảnh. Không phải xa con nữa, đôi khi chính là liều thuốc bổ dành cho mẹ, đúng không bác gái?

Bà Thuần gật gù:

- Cháu khéo nói lắm. Cảnh à! Gia Uyên, con gái lớn của vợ chồng cô Nguyệt. Uyên là người mẫu nổi tiếng nhất nhì thành phố đấy con.

- Hân hạnh được làm quen với một người nổi tiếng như em!

Gia Uyên nhỏ nhẹ:

- Anh quá khen! Em chi là hạt cát trong biển người tài giỏi thôi anh.

- Khiêm tốn đi kèm sự nịnh nọt, coi chừng chị bị bay lên mây đó.

Giọng con gái trong trẻo cất lên, cùng lúc Hân thong thả bước xuống cầu thang.

Bà Nguyệt trợn mất, bước đến chặn đường Hân:

- Con ân mặc kiểu gì vậy Hân?

Vĩ Cảnh thú vị trườc sự xuất hiện của Hân. Anh đoán ngay cô chính là thủ phạm chạy Hon da lao vào cổng. Chắc vì sợ về nhà sau khách.

Gia Hân kêu nhỏ:

- Con mặc đồ bình thường mà mẹ.

Bà Nguyệt nóng mặt:

- Còn trả treo lại mẹ nữa. Mẹ đã dặn thế nào? Nhà có khách, ít nhất con phải biết lịch sự chứ.

Gia Hân cắn môi:

- Khách gia đình, chứ đâu phải dự tiệc, mẹ quan trọng quá à. Bữa cơm họp mặt gia đình, cốt ở sự giản dị, dung hòa thoải mái. Nếu quan trọng chuyện trang phục, con nghĩ mẹ nên mời khách đến nhà hàng.

Cô quay sang ông Vĩ:

- Cháu xin lỗi hai bác. Tính cháu nghĩ sao nói vậy, cháu ghét sự màu mè giả dối. Cháu không cố ý đâu ạ.

Bà Thuần cười gượng:

- Bác biết mà Hân. Chị Nguyệt đừng làm khó con bé. Bữa cơm gia đình thôi, chị để tụi nhỏ thoải mái.

Bà Nguyệt gằn nhẹ:

- Lần này mẹ tha. Cấm không được có lần thứ hai tái diễn nhé Hân. Con chào anh Cảnh đi!

Gia Hân nhìn Vĩ Cảnh. Ánh mắt cô mở tròn xoe, cô kinh ngạc:

- Là anh à?

- Anh cũng đang nghĩ, thành phố hơn tám triệu dân này, hóa ra lại rất nhỏ.

Gia Uyên kêu lên:

- Hai người quen nhau à? Gia Hân này hóa ra em cũng ghê thật!

Gia Hân mím môi. Cô không muốn mở miệng nữa. Chị Hai dạo này, mỗi khi có dịp chị em cùng dự tiệc, không may, Hân được ai đó ần cần khen ngợi thì lập tức, người tìm cách khích bác cô lại chính là chị Hai cô Hân không thích những điều đó lặp lại trong bữa cơm tại gia hôm nay. Ba mẹ đang bất bình về cô. Cô không ngờ khách mời của ba mẹ có Vĩ Cảnh, anh họ nhỏ Phượng. Không thể ngờ thật!

Cảnh thấy Hân lầm lì, anh đoán biết giữa hai chị em không thật sự thân tình.

Một cô chị được trau chuốt từ đầu đến chân, y hệt một công chúa, còn cô em đơn giản bình thường như một người giúp việc nhà. Hai cá tính được hiện ra rất rõ trước mọi người. Chắc chắn hai bà mẹ sẽ thích cô công chúa Gia Uyên kia.

Cảnh chợt muốn chia sẻ cùng Gia Hân sự thua thiệt. Anh khẽ mĩm cười:

- Anh chỉ vừa biết Hân thôi.

Gia Uyên chớp mắt:

- Vậy hả! Em cứ tưởng anh và nhỏ Hân quen nhau lầu rồi chứ.

Hân chợt ngang:

- Thì ... tại chúng ta không nhớ, chứ hồi nhỏ, chẳng phải anh Cảnh vẫn theo hai bác Vĩ qua nhà mình chơi hay sao?

Bà Thuần mỉm cười:

- Gia Hân nói đúng đấy. Hồi trước, tết nào hai bác cũng dẫn anh Cảnh tới thăm bạn bè cũ. Nhà ba mẹ con, bác ghé chơi ăn mòn đũa chén đấy.

Gia Uyên thấy Hân được bà Thuần bảo vệ, cô tức lắm. Con nhóc này luôn đối nghịch với cô Mẹ bảo lúc sinh ra nó nằm trong bọc điều người ta phải xé lớp bọc đó, con bé mới khóc to lên, vì thế nó luôn gặp may. Mỗi khi Uyên muốn kê kích nhỏ em, thì làn nào Hân cũng có người bênh vực.

Bữa cơm không được vui như bà Nguyệt mong đợi. Gia Hân cúi đầu ăn cơm nhỏ nhẹ và cam phận. Bữa cơm kết thúc, Hân tự tay thu dọn bàn ăn. Cô làm nhanh gọn rồi lau bàn ghế, cô mời mọi người lên phòng khách dùng nước và dùng trái cây tráng miệng. Xong, Gia Hân rút lui âm thầm sau khi hoàn tất việc tiếp đãi khách.

Cô ra khoảng vườn nhỏ. Mùi hoa ngọc lan từ căn nhà kế bên bay qua, ngọt ngào thơm ngát khiến Hân đỡ buồn hơn.

- Gia Hân!

Nơi góc vườn, chỗ lỗ hàng rào bí mật của Hân, tiếng Khang gọi thật nhẹ.

Gia Hân lười biếng:

- Chuyện gì vậy, anh Khang?

- Tới gần đây, anh hỏi chút.

Gia Hân tới bên bức tường, Khang trầm giọng:

- Hân có tâm sự phải không?

Hân buột miệng:

- Sao anh biết?

- Xin lỗi trước. Lúc nãy, tôi định qua thăm gia đình em, nhưng thấy nhà có khách, nên tôi trở về. Ngồi trên ban công nãy giờ quan sát em, tôi đoán em vừa bị mẹ em mắng.

Gia Hân thở dài:

- Biết làm sao hơn. Tôi luôn khiến ba mẹ tôi thất vọng. Tôi muốn làm theo ý mình, ngoại trừ lễ nghĩa gia đình, tôi luôn nghiêm khắc tuân theo sự răn dạy của ba mẹ. Còn những gì liên quan đến bản thân tôi, cá tính của tôi, tôi ghét bị người lớn đặt để lắm. Anh từng trải, anh lớn hơn tôi, vậy anh cho tôi biết, tôi như thế có đúng không?

Cách nói chuyện lộn xộn của Hân chứng tỏ tâm trạng cô đang bất ổn. Khang nhẹ lời:

- Tùy từng sự việc chứ Hân. Thế vừa rồi, Hân đã làm gì?

Gia Hân ấm ức:

- Tôi không làm gì cả. Tôi mặc bộ đồ này và bị mẹ tôi mắng. Mẹ tôi cho rằng tôi ăn mặc lùi xùi làm mất mặt mẹ. Và chị Hai tôi cũng nhán cơ hội, "dạy dỗ" tôi.

Khang ngạc nhiên:

- Bộ đồ này rất hợp với Hân. Tôi nói thật lòng đó. Nhìn em hồn nhiên thơ ngây rất nhiều. Tại sao mẹ em không nhận ra điều này nhỉ?

Hân rùn vai:

- Cám ơn sự nhận xét của anh. Hôm nay nhà Hân mời cơm khách, mẹ Hân muốn hai chị em Hân phải mặc đồ đẹp. Tôi đã không chọn bộ đồ mẹ tôi chọn cho tôi, chắc vì thế mẹ tôi bực mình.

Khang tò mò:

- Khách này chắc quan trọng với chị em Hân?

- Tôi không biết. Ngày trước, họ là bạn thân của ba tôi thời kháng chiến. Một năm, vài lần họ ghé nhà chơi. Hôm nay, họ đi cùng con trai họ, anh ta là kỹ sư gì đó, vừa du học về.

Khang hỏi:

- Hai bác bên nhà, nói gì với Hân?

Hân cắn môi lắc đầu.

Khang trầm tĩnh:

- Tôi nghĩ ... chắc mẹ Hân muốn người ta coi mắt chị em Hân đấy.

Gia Hân kêu lên:

- Chuyện này ...sao anh biết? Chắc không phải đâu.

Khang nhẹ lời:

- Tôi đoán vậy thôi. Thường, người mẹ chú ý con gái cách trang phục là khi bà có ý định gì đó.

Hân bần thần:

- Tôi nhớ rồI! Chắc chắn anh đoán đúng.

Nói xong câu đó, Hân xoay bước trở lại ghế đá.

Khang gọi giật giọng:

- Khoan đi đã Hân!

Cô dừng bước:

- Hân mệt lắm. Hân muốn được một mình để suy nghĩ.

- Tôi muốn mời Hân tối nay đi uống cà phê.

Gia Hân ngập ngừng:

- Tôi ... còn phải xem thái độ mẹ tôi đã. Từ giờ đến tối, còn nhiều thời gian mà.

- Cám ơn Hân! Tôi sẽ chờ em.

Gia Hân lững thững trong khoảng vườn rất nhỏ. Vô tình, cô không biết Cảnh lặng lẽ quan sát cô từ xa. Anh không hiểu cô lẩm nhẩm điều gì, vì góc tường không có người. Anh bất giác liên tưởng vì buồn, Hân ra đây nói chuyện một mình thì phải.

- Anh Cảnh đứng đây, vậy mà nãy giờ Uyên cứ tìm anh trong nhà.

Vĩ Cảnh cười gường:

- Hình như tôi ngửi được mùi hoa ngọc lan phảng phất đâu đây, nên tôi định ra vườn ...

Gia Uyên cười cười:

- Anh có vẻ sành hoa nhỉ! Cây hoa ngọc lan của nhà hàng xóm. Anh nhìn coi, cây đó kìa. Mùa hoa, nhà em thường được thơm lây.

Gia Hân ghiền mùi hoa ngọc lan lắm. Ngày nào, nó cũng nhặt hoa rơi để vào cặp sách. Riết, nó bị tụi bạn đặt biệt hiệu Hân "ngọc lan".

- Thì ra là vậy! Uyên không ngủ trưa à?

Gia Uyên so vai:

- Dạo trước, mỗi ngày Uyên ngủ từ hai đến ba tiếng vào buổi trưa, giờ thì Uyên không dám nữa. Làm nghề người mẫu, phải bằng mọi cách giữ cho được dáng dấp. Ngủ cũng là một yếu tố làm tăng trọng lượng cơ thể nên Uyên đã bỏ thói quen này.

Cảnh cười:

- Cũng khó thật nhỉ!

Gia Uyên nói:

- Mệt mỏi lắm! Nhiều khi nhìn nhỏ Hân ăn uống, em thèm kinh khủng:

Nhưng mẹ em không cho, bắt em phải ăn theo một chế độ ăn uống, tập luyện đặc biệt. Em nghĩ cứ như nhỏ Hân lại sướng. Anh Cảnh còn em không?

Cảnh hơi ngạc nhiên trước sự vô tâm của Uyên. Anh biết chắc hoàn cảnh gia đình anh, đã được ông Đông hoặc bà Nguyệt kể rõ cho con gái nghe, vậy mà Gia Uyên ... cô gái này hời hợt quá.

Anh bình thản:

- Anh chỉ có một mình. So với Uyên, anh không giàu bằng.

- Anh có kiểu so sánh dí đỏm thật. Hai chị em Uyên như nước với lửa, sắp gần nhau là gây chuyện, nhiều lúc cũng đau đầu lắm.

- Anh thấy Gia Hân rất dễ thương đấy chứ.

Gia Uyên khó chịu:

- Lần đầu gặp nó, ai cũng nhận xét như anh vậy. Thật ra nhỏ Hân không dễ thương như anh nghĩ đâu. Một ngày, mẹ em luôn miệng nhắc nhở nó đến mệt nhoài.

Cô bất chợt nheo mắt:

Khai thật với Uyên đi! Phải mẹ anh muốn anh quen Gia Hân không?

Cảnh so vai:

- Anh không biết.

- Sao lại không biết nhỉ? Anh không muốn Uyên giúp anh à?

Cảnh nhìn cô:

- Giúp chuyện gì?

- Là nhỏ Hân đó. Mẹ em bảo anh thích Gia Hân. Chắc chắn hôm nay người lớn có ý định.

- Uyên nghĩ Gia Hân chịu sự sắp đặt của ba mẹ em à?

- Không hẳn. Nhưng anh thích con bé, Uyên có cách.

Cảnh trầm tĩnh:

- Uyên không thích Hân à trong nhà và em đang muốn tống khứ em gái mình đúng không?

Gia Uyên nhẹ giọng:

- Anh lạ thật! Người ta có lòng tốt muốn giúp anh thôi, chịu hay không tùy anh. Chị em Uyên dẫu thế nào cũng là ruột thịt, chẳng lẽ em muốn hại Gia Hân à?

Cảnh nhẹ nhàng:

- Anh nói sai, thì cho anh xin lỗi. Chuyện tình cảm, anh muốn tự mình tìm hạnh phúc của bản thân.. Thật sự, ba mẹ anh thích anh và Gia Hân, nhưng anh sẽ bằng bản lĩnh của anh mà chinh phục Hân. Gia Hân rất ghét người ta đặt để cô ấy.

Uyên nhếch môi:

- Anh hiểu em gáỉ Uyên hơi bị nhiều đấy.

- Bởi Gia Hân là bạn thân của em họ anh.

- Bạn thân? Phải Bích Phượng không?

Cảnh gật đầu:

- Uyển cũng biết Phượng?

- Hai con nhóc này còn thân nhau hơn cả chị em từ năm hai đứa vô lớp 10.

Ba năm nay, gia đình em coi Bích Phượng như Hân. Hóa ra, quẩn quanh cũng là người nhà cả. Vậy thì anh không cần Uyên giúp. Lời nói của Bích Phượng khá nặng ký với Hân.

- Cám ơn Uyên!

Uyên so vai:

- Cám ơn ư? Anh khách sáo nhỉ!

- Uyên ơi! Anh Cảnh có đó không con?

Uyên vội dừng lời vì tiếng bà Nguyệt hỏi.

- Chắc ba mẹ anh kêu anh để về đấy. Vĩ Cảnh nhẹ giọng:

- Hôm nào Uyên rảnh, ghé nhà anh chơi nhé. Ba mẹ anh không nói trước nên anh đã không có quà tặng hai chị em. Lần sau anh gặp, hứa không quên.

Dưới sân bà Thuần ôm vai Hân, bà cười:

- Thi tốt nhé Hân! Đậu cao, bác nhất định tặng cho con một món quà quý.

Gia Hân cười hiền:

- Cháu cám ơn sự quan tâm của bác. Cháu hứa không phụ sự kỳ vọng của mọi người.

Ông Vĩ nói:

- Nếu đậu luôn đại học, bác bao trọn gói cho con chuyến du lịch qua Singpore chơi.

Hân cười:

- Cháu thích đi du lịch ...miễn phí lắm. Bác nói vậy, cháu sẽ bằng mọi giá đậu thủ khoa. Nhưng cháu chỉ thích du lịch từ Sài Gòn ra đến Vịnh Hạ Long, cháu không thích đi nước ngoài, bác ạ.

Bà Thuần trìu mến:

- Thi xong, cháu muốn đi đâu, bác cũng chiều, vậy nhé.

Vĩ Cảnh nói với Hân:

- Anh về nghe Hân. Anh đang rảnh, ngày em đi thi, anh sẽ ghé chở em tới trường.

Hân chối phắt:

- Đừng anh Cảnh! Hân không muốn phiền ai hết. Trước giờ, Hân vẫn tự đến trường một mình quen rồi. Đi thì mà ba mẹ đưa đón, Hân cảm giác mình chịu áp lực, làm bài không tốt nữa. Mọi người cứ mặc kệ mọi việc cho nó tự nhiên nhé.

Bà Thuần mỉm cười bảo Cảnh:

- Hân đã nói vậy, con đừng năn nỉ. Bây giờ thì về thôi. Muốn ở lại lầu dài, bản thận con phải cố gắng vậy. Chúng tôi về nghen anh chị. Bác về nghen, hai cô bé.

Gia Hân chỉ cười. Gia Uyên thì bảo:

- Cửa nhà em luôn mở rộng để đón anh đó anh Cảnh, anh rảnh cứ ghé chơi.

Chiếc xe du lịch rời khỏi nhà Gia Hân. Cô thở phào, như trút được gánh nặng.

Ai dè buổi chiều vừa ngủ đậy, Gia Hân đã bị mẹ "xì nẹt" ngay trên phòng khi Hân đang chuẩn bị ra ngoài ... ăn quà vặt.

Bà Nguyệt săm soi:

- Con định đi đâu hả Hân?

Gia Hân cười:

- Con muốn đến nhà sách, mua thêm cuốn đề thi sinh, loại 600 bài trắc nghiệm mẹ ạ.

- Hồm rồi, con chả mua quá trời sách đấy sao?

- Dạ, nhưng sách trắc nghiệm thì con không có, nhỏ Phượng mới nói cho con biết. Con sợ tối sẽ hết sách mẹ ạ.

Bà Nguyệt nói:

- Mẹ cho con đi. Nhưng nghé mẹ hỏi đây. Tại sao hổi trưa, con có thái độ coi thường ba mẹ, đã vậy còn cãi nhau với chị con trước mặt khách. Con biết như thế tự con bôi nhọ gia đình không Hân?

Gia Hân từ tồn:

- Con xin lỗi mẹ, con không có ý định chống đối ba mẹ. Tính con, mẹ rõ quá rồi. Trườc giờ khi ở nhà, con đều ăn mặc như vậy. Rất nhiều lần ba mẹ mời cơm khách, con vẫn như thế, chưa khi nào ba mẹ nhắc nhở con. Con không hề nghĩ vì một bộ đồ mà con khiến ba mẹ buồn. Nếu biết trước, con đã mặc chiếc áo mẹ chọn. Tại con thấy nó cải lương quá, nên không dùng. Chuyện giữa con và chị Hai, mẹ nghe tận tai mà. Chị Hai là người gây chuyện với con trước, mẹ nên công bằng được không mẹ?

Bà Nguyệt chậm rãi:

- Mẹ là mẹ ruột của con, đầu phải mẹ ghẻ con chồng mà đứa yêu đứa ghét.

Tính Gia Uyên lúc nào cũng háo thắng, con thua đủ với nó làm gì. Dù nó là chị, con là em, nhường nó cũng đâu thiệt thòi. May mà hai bác Thuần vồn hiểu rõ gia đình mình, nếu không, mẹ chẳng biết giấu mặt vào đâu nữa.

Gia Hân xụ mặt:

- Mẹ dạy vậy, lần sau con hứa tránh xa chị Hai cho an toàn.

- Tự ái nữa!

- Con không dám. Con chỉ muốn hai chị em yêu mến nhau. Chả hiểu sao, chị Hai luôn ghét và đố ky con, dù bây giờ chị Hai đã hơn con rất nhiều. Đôi lúc con nghĩ con không phải con của mẹ nữa.

Bà Nguyệt sửng sốt:

- Gia Hân! Con ...

Hân cười như mếu:

- Vâng? Ai đặt vào hoàn cảnh con đều nghĩ như con thôi mẹ ạ. Nhưng mẹ yên tầm con hiểu lòng mẹ mà.

Cô chợt hỏi bằng giọng vô tư:

- Mẹ à! Tại sao mẹ bất ngờ mời cơm gia đình bác Thuần vậy mẹ?

Bà Nguyệt nói:

- Ờ thì là bạn bè lâu lâu cũng cần gặp nhau ôn lại kỷ niệm xưa con ạ.

Gia Hân cười cười:

- Sao chị Uyên nói, mẹ có ý chọn con rể?

Bà Uyên giả lả:

- Nếu sự thật như vậy, con thấy sao?

- Con không rõ ý của mẹ.

- Là cậu Cảnh ấy. Con thấy cậu ta thế nào?

Gia Hân so vai:

- Con chấm anh ta khoảng ... 7 điểm.

- Tại sao chỉ 7 điểm. Mẹ nghĩ thằng ấy được cả nết lẫn tài.

- Vậy thì coi như con chưa đủ tư cách đánh giá con người. Mẹ thích Vĩ Cảnh hả mẹ?

Chính xác là mẹ cậu ấy thích con.

Gia Hân tròn mắt:

- Thích con ư? Mẹ ơi! Mẹ có lầm không mẹ. Mẹ nên gả chị Uyên cho ảnh.

- Cậu ta và bà mẹ không thích Gia Uyên.

- Mẹ muốn con ưng Vĩ Cảnh?

Bà Nguyệt nhẹ giọng:

- Mẹ không ép con. Thích con là quyền người ta, con đồng ý hay không là do con tự định liệu:

Mẹ chỉ góp ý. Con gái không thể mãi nghịch ngợm, dỗi hờn bên cha mẹ. Mẹ và bác Thuần vốn có ân tình sâu nặng. Mẹ chỉ muốn con và Gia Uyên sau này tìm được cho mình một mái gia đình hạnh phúc. Không cần quá cao sang, quyền quý, chỉ mong sao người ta thật sự yêu thương và tôn trọng con, bao nhiêu đó là đủ rồi. Con đừng quá lo nghĩ chuyện hôm nay. Mẹ hứa không dùng quyền làm mẹ ép con đâu. Vậy nhé!

Bà Nguyệt trở xuống lầu. Gia Hân đứng rất lâu trong phòng. Lời mẹ nói cứ vang bên tai cô, bắt cô không thể không nghĩ ngợi. Mình phải kể cho nhỏ Phượng nghe. Gia Hân suy tính. Cô thay đồ và ra khỏi nhà, sau khi đã xin phép mẹ.

Nhìn theo con, bà Nguyệt thở dài. Gia Hân không giống Gia Uyên, con bé nhất định khá hơn Uyên. Bà chỉ cần khuyên dạy con bé từ từ. Hân vốn hiếu thảo, nó không để bà thất vọng đâu.

􀃋 􀃋 􀃋 Bích Phượng đang học bài. Thấy Hân, Phượng kêu lên:

- Mẹ mày chịu cho mày đi rong vào giờ "cao điểm" này hả Hân?

Gia Hân so vai:

- Tư duy có lúc phải thay đổi chứ. Mày đang "nhai" món gì thế?

- Tao học hoài, cứ đọc thuộc lại quên phần lịch sử thế giới, sau chiến tranh thứ nhất.

- Tại có quá nhiều mốc thời gian và địa điểm tên nước ngoài chứ gì. Mày cũng đáng đời lắm, tao nói hoài, ráng học anh Ngữ cho khá, thì khi học văn, sử hay địa của thế giới, mày đầu phải đánh vật với trí nhớ. Chi cần đọc sơ qua thôi, chủ yếu là lịch sử Việt Nam, nó được 7 điểm lận đó.

- Tao biết rồi! Mày sang tao có gì không?

- Kể mày nghe một chuyện, đảm bảo mầy cũng không tin nổi.

Bích Phượng gấp cuốn sách, mặt háo hức:

- Chuyện gì vậy Hân?

Gia Hán thở dài thườn thượt:

- Mày biết trưa nay, ba mẹ tao mời cơm ai không?

Bích Phượng lắc đầu:

- Tao chịu thua. Ai vậy?

- Còn ai trồng khoai đấy này. Ông anh họ của mày đấy Phượng.

Bích Phượng trợn mắt:

- Anh họ tao? Anh Cảnh hả?

Hân gật đầu:

- Chính hắn!

Phượng ngạc nhiên:

- Ảnh mới về nước, sao quen với nhà mày nhỉ? A, tao đoán ra rồi! Phải bà Uyên không? Từ khi nổi tiếng, chỉ Hai mày lúc nào chả có nhiều khách. Đàn ông thành đạt cở anh Cảnh, thích chỉ mày cũng phải.

- Khổ nỗi, ông anh mày hay chính xác hơn là ba mẹ anh ta thích tao chứ không phải chị tao. Bác Thuần gái hay đến nhà tao chơi lần nào cũng mua quà cho tao. Tao vô tình nhận mà không hề nghĩ bác ấy chấm tao cho con trai. Tao cũng không nhớ rằng bác ấy có con trai lớn. Bởi thế lúc gặp anh mày, tao đâu nhận ra.

Bích Phượng khoái trí:

- Ồ! Vậy là lúc hai người gặp nhau, chắc là vui lắm nhỉ!

- Vui cái con mắt mày. Tao và bà Uyên gây nhau, thế là lần đâu tiên tao dám cãi lộn với chị Hai trước mặt khách. Mẹ tao giận tím người, may có bác Thuần nói đỡ.

Bích Phượng bảo:

- Chị Hai mày sao lúc nào cũng thích gây với mày vậy? Người lớn gì mà chả đàng hoàng để làm gương cho em út. Kỳ cục quá! Còn anh Cảnh thì sao?

Hân chậm rãi:

- Anh ta ... có vẻ không ưa chị Uyên. Tao vái trời để ảnh chịu chị Uyên cho tao đỡ khổ.

Phượng xoay tay:

- Ảnh thương bà Uyên ... nói thật, mày đừng buồn nghen, tao phản đối đến cùng.

- Mày đó, chị Uyên đâu đối xử tệ với mày, sao mày ghét chị tao nhỉ?

- Tao không giải thích được. Rồi anh Cảnh có nói gì mày không?

- KhôngQ Mày đi uống cà phê với tao không Phượng?

- Nổi hứng bất tử vậy? Ở đâu?

- Cứ đi, tới đầu mỏi chân thì dừng. Sài Gòn bây giờ, chỗ nào cũng mọc lên quán xá.

- Điên! Dù gì cũng phải chọn điểm đến chứ. Lang thang như hai con bụi đời, người ta trông thấy đã phát ớn.

Gia Hân cười cười:

- Tao có ngưởi rủ, nhưng chưa nhận lời, không biết người ta còn nhớ tao không?

Phượng tò mò:

- Không phải anh tao chứ?

Gia Hân rùn vai:

- Không. Là anh chàng hàng xóm của tao.

Phượng ngạc nhiên:

- Nhà mày lấy đầu ra hàng xóm là anh? Một bên sát vách trường mầm non, bên kia là nhà bà Bảy gì đó ...

Gia Hân thản nhiên:

Anh ta là hàng xóm thật chớ bộ. Con trai ông bà Bảy vừa từ nước ngoài về.

Phượng cười toe:

- Cha! Mày lên hương thật đó Hân..Tự nhiền xuất hiện toàn hàng "ngoại nhập".

- Hay thiệt!

- Mày quỷ quái cái miệng vừa thôi. Ông anh mày nghe được, mày bị ký lủng đầu đó Phượng. Đi nhé!

Phượng gật đầu:

- Đi thì đi sợ gì.

Cả hai chạy xe ra đường. Phượng hỏi:

- Mày hẹn chàng ở đâu?

Gia Hân cười cười:

- Tao đã nhận lời đâu mà hẹn.

- Ối trời! Vậy mà rủ người ta cho được. Bây giờ phải làm sao?

Gia Hân thản nhiên:

- Về nhà kêu anh ta.

- Lở gặp mẹ mày hay chị Uyên thì sao?

Hân hơi suy nghĩ:

- Tao chờ ngoài ngã tư, mày chạy xe vào kêu anh ta.

- Như thế ổn không? Hắn có cho tụi mình là "trâu đi tìm cọc" không Hân?

Hân tự tin:

- Không có vấn đề gì xẩy ra đâu. Tao đảm bảo anh ta đang mỏi mắt chờ tao kìa. Chập tối, mẹ tao bận cơm nước, mẹ không ra khỏi nhà đâu. Còn bà Uyên giờ này còn ở hồ bơi, mày đừng lo lắng quá.

Hai đứa chạy xe về khu nhà Hân. Bích Phượng một mình tới bấm chuông nhà Khang.

Cô vừa nhấn chuông xong đã nghe giọng Gia Uyên léo nhéo:

- Ủa Phượng! Em đi đâu đây?

Phượng giật mình:

- Chị Uyên hả? Em đến nhà chị chớ đâu.

- Đến nhà chị, sao bấm chuông nhà hàng xóm. Em bị lộn địa chỉ hả?

Phượng cắn cắn móng tay:

- Em tính xin bà Bảy ít hoa ngọc lan, để mẹ em làm thuốc.

- Hoa rụng bên nhà chị cũng có đấy.

- Em cần nhiều chị ạ, nên muốn gặp ông bà Bảy.

Vừa lúc cánh cổng được mở ra. Phượng nhìn gã con trai bằng ánh mắt ngưỡng mộ lẫn so sánh.

Gia Uyên ngọt ngào:

- Anh Khanh! Anh ở nhà một mình à?

Khang cười:

- Chào Uyên! Tự nhiên rồng đến nhà tôm, chắc mưa to quá.

Uyên xụ mặt:

- Anh này, toàn nghĩ xấu cho người ta thôi. Anh không mời Uyên vô nhà à?

"Thôi chết! Bà Uyên cũng si tình gã đàn ông này. Phen này chắc chắn nhỏ Hân bị bà chị quay như con dế. Mình phải làm sao nhỉ?".

Khang ngạc nhiên khi thấy một cô gái phía ngoài nhưng không nghe Uyên nhắc đến. Anh hỏi:

- Là ai vậy Uyên?

- Một cô gái thích mùi hoa ngọc lan, nên tìm đến chủ nhân cây hoa. Em cũng không biết, con bé đích thực tìm hoa hay tìm người?

Phượng giận run. Cách nói của chị Uyên thế này, hèn gì nhỏ Hân không cự bà chị cho được.

Cô nhẹ giọng:

- Em không đùa đâu, chị Uyên đừng nói kiểu đó với tụi em.

Quay sang Khang, cô nói:

- Em tưởng bác Bảy ở nhà, nên ghé xin bác ít bông ngọc lan, mẹ em cần hoa để làm thuốc. Em xin lỗi đã đường đột.

Thấy cô định bỏ đi, Khang vội kéo tay cô:

- Em thích hái bao nhiêu cứ hái đi, để thì hoa cũng rụng thôi:

Uyên đã đi vào nhà, cô cứ làm như ta là chủ nhân vậy. Thừa cơ hội, Phượng hạ giọng:

- Xin hoa chỉ là cái cớ, vì vô tình gặp chị Uyên, em mới nói như vậy. Em là bạn Gia Hân. Nhỏ Hân bảo anh mời nó đi uống cà phê.

- Hân ở bên nhà hả?

- Không! Nó đang chờ ngoài ngã tư. Bây giô anh có muốn đi thì cố gắng đuổi khéo bà khách không mời kia. Em chờ anh mưới lăm phút, đủ không?

Khang gật đầu:

- Anh đồng ý!

Gia Uyên trở ra hỏi Phượng:

- Xin hoa sao không vô nhà lấy?

Phượng lè lưỡi:

- Thôi, em về thưa với mẹ không gặp chủ nhà, chứ ai lại vô duyên làm kỳ đà cản mũi chị. Em về đây. Chào anh!

Gia Uyên cười cười:

- Cũng hơi biết điều đấy. Hay là qua nhà chị, ở góc cuối vườn, hoa rụng đầy dưới đất.

Phượng làm bộ:

- Gia Hân có ở nhà không chị?

- Chắc là có. Sắp thi nên mẹ chị không cho con bé ra đường, cục cưng của mẹ mà. Bà sợ đủ thứ có thể xảy ra cho nó, vậy là phải ở nhà.

Phượng nói:

- Vậy để em qua đó!

Nói rồi Phượng cáo từ. Trở ra đầu ngã tư vừa gặp cô, Gia Hân càu nhàu:

- Mày làm gì lâu dữ vậy? Gặp không?

Phương rùn vai:

- Tại tao gặp con kỳ đà cản đường, phải tìm cách dẹp con kỳ đà.

Hân nhăn mặt:

- Là sao?

- Bà Uyên đến nhà chàng hàng xóm.

- Chúa ơi! Tại sao chúa cứ bắt con phải dính dấp vào chị Hai con thế? Thôi, hai đứa mình tìm quán sinh tố nào, uống rồi về. Tao bao.

Bích Phượng cười:

- Tiền của mày, tao ăn hoài, chẳng bao giờ mày cho tao ăn đã miệng. Hôm nay tao gặp mối xịn, phải tận dụng thời cớ chứ. Chờ đi!

Hân ngạc nhiên:

- Mày đã hẹn anh Khang à?

- Ừ! Tao cho chàng mười lăm phút để "dọn dẹp" con kỳ đà. Hắn OK liền.

- Bà Uyên có nghi không?

- Yên tâm! Bà chị mày ranh cỡ nào cũng không qua nổi bọn "quỷ học trò".

tụi mình.

Khang đúng hẹn. Anh chạy xe ra ngã tư, đang ngơ ngác tìm, thì một chiếc xe dừng lại kế chiếc xe anh, kèm câu nói:

- Cám ơn anh đã đi tới. Đi thôi!

Chiếc Max màu tím vượt qua. Khang nhận ra Bích Phượng ngồi sau Hân. Cô đang quay đầu nhìn anh cười.

Hân hỏi Phượng:

- Mày thích gì, đề xướng đi!

Phượng cắc cớ:

- Liệu tao có bị người ta ghét không nhỉ? Tao chẳng phải đã là kỳ đà hay sao?

- Mày mà phát ngôn bừa bãi nữa, tao bỏ về à nghen.

Phượng hỏi, khi Khang chạy xe song song xe Hân.

- Mình ghé đâu đây, anh Khang?

Khang cười:

- Tùy hai em! Anh vẫn còn 'lúa" lắm, vì anh đã xa Sài Gòn khá lâu rồi.

Phượng cười cười:

- Hay là đi ăn hả anh Khang. Giờ này uống cà phê, xôt ruột lắm.

Gia Hân nạt nhỏ:

- Khỉ ạ! Không có nhiều thời gian đâu đừng vòi vĩnh. Thi xong, tha hồ ăn.

Phượng rùn vai:

- Lỡ một lần xin phép rồi, bắt quá ở nhà rửa tai nghe mẹ "tụng" thôi. Chớ cơ hội ra ngoài của Hân, nhiều lắm hả?

Khang bảo:

- Bạn em nói đúng đấy Hân. Mình ghé nhà hàng ăn cơm trước.

Hân gạt phắt:

- Hân ghét vô nhà hàng, thêm việc đi chung với Việt kiều như anh, bị "chép".

đẹp, Hân xót của lắm.

- Anh bao mà.

- Dù vậy, cũng đừng lãng phí khi không đáng. Dù sao Hân cũng phải về ăn cơm nhà. Tốt nhất mình ghé tiệm phở, mỗi người một tô là được.

Phượng lẻo mép:

- Hân đâu thích phở.

Hân rùn vai:

- Không thích chớ không phải không biết ăn. Thỉ thoảng cũng nên đổi khẩu vị chứ.

Hân chạy thêm một đoạn, rồi dừng xe trước một quán phở khá khang trang.

Giờ cao điểm, quán đông nghẹt. Khang bối rối chưa biết ngồi đâu, thì Hân đã tìm được bàn. Cô bé nhanh thật.

Hân nhẹ giọng:

- Nhìn quán bình dân thế, chứ phở ở đây trên cả tuyệt vời. Phở gốc Bắc chính hiệu, hổng hề lai. Anh ăn thử rồi nhận xét coi Hân nói đúng không nhé.

Ba tô phở tái nạm được bưng ra. Hân vừa lặt rau, vừa cười:

- Phở Hà Nội, phải ăn phở gà kìa. Nhưng lúc này đang dịch cúm gia cầm, Hân thèm gà chiên bơ, gà quay, cũng không dám mạo hiểm.

Khang cũng công nhận phở rất ngon. Lầu lắm rồi, hôm nay anh mới được thưởng thức lại món đặc sản của Hà Nội này.

Bích Phượng chợt cười:

- Anh làm cách nào khiến "cụ" Uyên về vậy?

Khang điềm đạm:

- Đơn giản thôi:

Anh nói anh có hẹn với bạn, Uyên đâu thể làm khó anh.

Phượng cười khúc khích:

- Bà Uyên mà biết anh hẹn với nhỏ Hân, ắt bà Uyên giận lắm.

Hân thở dài:

- Chị Uyên không nghĩ là Hân quen anh Khang đâu. Chị vốn ích kỷ, thích gì thì phải giành thứ đó cho bằng được. Nhiều khi chỉ để thỏa mãn tính kiêu hãnh, rồi sau đó chị ấy sẽ quên ngay tất cả. Hân không thích đùa cợt tình cảm người khác. Chắc chắn chị Uyên và Hân sẽ có ngày đối diện nhau. Hân sẵn sàng cho đi để còn lại tình chị em, nhưng còn chị Uyên thì không. Chị sẽ đập phá và hận thù, dù người đó chính là em mình.

Khang chậm rãi:

- Hân đang lo lắng à? Vì tôi phải không?

Hân cười như mếu:

- Có đến hai người chị Uyên thích, và tôi vô tình trở thành kỳ đà. Tôi đi thế này là đúng hay sai nhỉ?

Khang chưa trả lời, Phượng đã dài giọng:

- Mày đừng điên? Thích ai, mến ai là quyền của anh Khang, anh Cảnh. Chị Uyên đâu có thể giận mày lảng nhách vậy.

Khang hỏi:

- Cảnh là người khách hồi trưa, phải không?

Hân gật đầu.

Cả ba rời quán phở, chạy xe lòng vòng vài đường phố nữa, rồi về nhà. Hân ra ngoài suốt buổi chiều, nếu cô đi tới khuya, chắc chắn mẹ cô dám bảo cảnh sát ... tìm trẻ lạc.

Đưa Phượng về nhà, Hân chợt nhớ:

- Chết rồi!

Phượng hỏi:

- Cái gì nữa?

Hân như mếu:

- Tao quên chưa mua sách. Giờ làm sao?

Phượng cười:

- Thì chờ tao lấy sách, cho mày mượn vài cuốn là OK chứ gì.

Phượng chạy vào nhà. Hân nói với Khang:

- Anh về trước đi. Hân không muốn ở nhà biết chiều nay Hân đi cùng anh.

Khang thông cảm:

- Vậy anh còn cơ hội gặp Hân không?

Hân so vai:

- Anh muốn, ngày nào cũng chịu khó trèo lên cầy ngọc lan, anh sẽ thấy Hân thôi.

- Anh muốn được đi chơi với Hân như hôm nay.

- Điều này thì phải xem Hân được tự do vào lúc nào đã.

- Ba mẹ Hân khó vậy sao?

- Không phải khó, tại ... trong mắt ba mẹ, Hân còn con nít. Mười tám tuổi đâu đủ lớn để có thể muốn đi đâu cũng được. Anh tự tìm cách nhé!

Phượng trở ra với một chồng sách trên tay. Con nhỏ còn cẩn thận, bỏ thêm hai bịch ni- lông cho đúng kiểu:

Hán đi mua sách.

Hân chạy xe một đoạn rồi, Phượng mới bảo Khang:

- Anh về được rồi. Nhớ đừng quá khó với bà Uyên lúc này, kẻo anh hết đường tiếp cận nhỏ Hân đấy.

- Phượng giúp anh, không sợ anh họ em buồn hả?

- Ai bản lĩnh, người đó thắng. Gia Hân hiểu được trái tim nó thương ai. Em có muốn giúp anh họ em cũng chẳng được. Tốt nhất là nên tạo cơ hội cho cả hai người.

Khang mỉm cười vu vơ. Phượng trở vào nhà. Anh chạy xe vào dòng xe cộ còn rất đông của thành phố. Sài Gòn, vào giờ này người ta mới ra đường tìm nơi vui chơi, giải trí và ăn uống!

Chương 3

Buổi sáng bã Nguyệt hỏi Gia Hân:

- Cần ba đưa con đến trường không Hân?

Gia Hân cười:

- Con đi một mình được mà mẹ. Con ghét bị tụi bạn kêu con là "tiểu thư".

mỗi khi con phải quá giang xe ba lắm. Đã thế còn dễ bị kẹt xe.

- Thế cũng được! Hôm nay đường phố chắc là đông đấy. Con tranh thủ làm vệ sinh, ăn điểm tâm rồi đi cho sớm, kẽo kẹt xe thì mệt lắm.

Gia Hân hít hà:

- Mẹ nấu món gì vậy mẹ?

Bà Nguyệt cười cười:

- Ờ, mẹ nấu món xôi đậu phộng để cho con ăn. Người ta nói trước khi đi thi, ăn đậu nhiều, tốt lắm.

Hân phì cười:

- Mẹ đã lỡ nấu thì con ăn, chứ ngày mai, mẹ đừng tốn công làm gì. Thi đậu hay không là nhờ sức học của mình, chứ nhờ ăn đậu mà thi đỗ, cô lẽ cả thế giới này người ta sẽ ăn đậu trừ cơm hết.

Bà Nguyệt cười cười:

- Mẹ biết, nhưng đất lề quê thói lưu truyền từ đời này qua đời kia, mẹ nôn nao lắm nên muốn góp chút sức để con thi ấy mà.

Gia Hân xúc động. Những lúc này mẹ cô rất gần gũi thân thương với cô, chẳng hề giống mẹ lúc nào cũng rề rà:

con gái phải thế này, thế nọ ....

Hân dắt xe xuống sân, chị Uyên đứng trên ban công, ngọt ngào:

- Hân ơi! Cố gắng đậu thủ khoa nhé!

Hân cười:

- Cám ơn chị Hai. Em nhất định phải giành phần thưởng đi du lịch.

Bà Nguyệt kinh ngạc khi cổng mở và Khang đứng trước cổng, trên tay anh là chùm hoa ngọc lan thơm ngát.

Anh cười nhẹ:

- Cháu chào dì! Cháu xin lỗi đã không xin phép dì trước. Cháu muốn chúc Gia Hân!

Bà Nguyệt cười tươi:

- Tốt quá rồi! Ra đường gặp "trai tài đón là điềm may cho bé Hân nhà dì.

Cám ơn cháu!

Hân che miệng cười:

- Mẹ đúng là mê tín số một!

Khang đưa chùm hoa cho Hân:

- Tặng em! Chúc em một ngày tốt lành nhất! Em nhất định sẽ vượt qua kỳ thi.

Hân nhẹ giọng:

- Hoa thơm quá! Nhưng mẹ cầm cho con nhé. Đi thi, đem theo hoa, tụi bạn sẽ chọc con. Thôi, em đi đây,..Thưa mẹ, con đi.

Tà áo dài bay trong gió được Hán cẩn thận cầm lên tay. Ngoài đường, hình như rất nhiều cô tú, cậu tú đang vui đến trường.

Cuối buổi thi, Hân chờ Phượng dưới sân.

- Vừa thấy Hân, Phượng đã hỏi:

- Mày làm đề chẵn hay lẽ vậy, Hân?

- Đề chẵn.

- Vậy là cùng đề với tao rồi. Cũng may mình được cô Thủy luyện bài "Tiếng hát con tàu" khá kỹ. Coi như "trúng tủ"!

Hân nhìn Phượng:

- Về nhà, hay tìm nơi ăn trưa rồi trở lại trường ôn bài?

- Giờ còn ôn gì nữa. Về nhà chỉ sợ mê ngủ dậy trễ. Thôi, ở lại cho khỏe.

- Vậy tao phải gọi cho ba mẹ. Ra bưu điện trước.

Phượng chớp mắt:

- Điên thoại của Hân đâu?

- Để nhà. Đi thi mà mang theo, thầy cô cũng không cho mang vô phòng thi.

Mệt lắm?

Gọi điện về nhà xong, hai đứa chạy xe tìm nơi ăn trưa. Mấy quán gần trường chẳng còn chỗ trống.

Phượng kêu lên:

- Làm sao đây Hân?

- Chạy xuống quận 3 ăn đỡ bún hoặc phở. Đành vậy chứ biết làm sao?

Cuối cùng cả hai cũng tìm được quán bún riêu, hôm nay phải ăn cho đã miệng.

Bích Phượng bỏ nhỏ:

- Tao phải ăn hai tô.

Gia Hân nhìn quanh:

- Khỉ ạ ! Ăn rồi hẵng nói. Phải xem mùi vị ngon không đã.

Bích Phượng thở dài:

- Kẹt một thứ không thể ăn đó Hân.

- Là món gì?

- Mắm tôm. Ăn bún riêu mà không cho mắm tôm vô thì không có mùi bún riêu, nhưng tao sợ hôi miệng.

- Thì mua kẹo cao su mà nhai.

- Tốt nhất lạ không nên ăn:

Gia Hân ăn chậm rãi từng muỗng. Bún vỉa hè lúc nào cũng "bá cháy" hơn trong quán xá có bảng hiệu.

Hân bảo:

- Ngon ghê hả Phượng?

- Ừ. Mày nhớ kỹ nhé, để hôm nào ghé rủ anh Cảnh đi cho vui. Ông anh tao coi vậy chứ khoái món bún riêu lắm. Ờ, quên nữa! Ảnh nhờ tao chuyển đến mày lời chúc thi tốt.

- Mày cho ta gởi lời cảm ơn ảnh, Phượng nè! Đố mày hồi sáng, tao nhận được món gì?

Phượng cắn môi:

- Tao chịu. Bà mẹ mày có khi nào tặng quà cho con, khi không phải là một ngày vui ngày kỷ niệm của gia đình. Trườc lúc thi tặng quà làm gì chứ?

Gia Hân cười nhẹ:

- Là món xôi đậu phộng đó, mẹ nấu với nước cốt dừa ngào đường cho tao ăn.

Loại đậu phộng ngoài Bắc, hạt vừa to vừa đỏ ấy.

Bích Phượng khịt mũi:

- Mẹ mày quan tâm mày thật nhiều, không như mẹ tao, bà chỉ dúi vào tay tao tờ trăm ngàn, vậy là xong!

- Mỗi người mẹ đều có cách biểu lộ tình cảm riêng. Mày đừng trách bác.

Thật ra mẹ mày rất quan tâm cho mày mà.

- Mày kể tiếp đi!

Gia Hân cắn môi:

- Anh Khang còn tặng tao nguyên một chùm hoa ngọc lan.

Phượng tròn mắt:

- Có chuyển này thiệt hả? ông này ga lăng thật, không sợ mẹ may hay bà Uyên hả?

- Mẹ tao còn mừng hết lớn kìa. Mẹ vẫn nặng đầu óc mê tín, ra đường bước nhằm chân phải, đụng nhằm đàn ông thì ngày đó mọi điều rất tốt đẹp. Vì thế, mẹ rất vui khi gặp mặt Khang.

Phượng chặc lưỡi:

- Nếu anh Khang thương mày thật, thì anh họ tao thua cái chắc:

Ông Khang sành sỏi và ga- lăng hơn ông Cảnh.

Gia Hân nhăn nhó:

- Mày nói lung tung gì thế? Tao có nói hai người ấy thích tao lúc nào. Lỡ đến tai người ta, tao hết đường nhìn ai đó.

- Mày thiệt tình thật. Tao nói đúng chứ đâu có sai. Đàn ông khi họ thích ai, thì họ chăm sóc người đó. Họ không mấy vô tư tâm công vô ích cho điều gì họ không mong đợi đâu.

- Mày làm như nhiều kinh nghiệm yêu quá vậy.

- Đã có dấu chấm hỏi nào cho tao để nhớ, để lang thang đâu. Tao chỉ nói theo phim thôi.

Gia Hân uống một ngụm nước trà. Đắng kinh khủng. Nhưng Hân sợ uống nhằm nước máy nên cô đã mua nước trà nóng để uống. Ngờ đâu quá đắng.

Gia Hân nhăn mặt:

- Mày ăn thêm không Phượng?

Phượng lắc đầu:

- "No bụng, đói con mắt" tao ăn no rồi. Ngày mai ghé tiếp.

Trả tiền xong, cả hai lại lên xe chạy về trường. Một nhóm bạn của Hân đang đứng ngoài cổng. Hân ngạc nhiên:

- Sao mấy bạn không vào phòng thi, đứng đây làm gì?

Mai Trang nói:

- Bảo vệ không cho vào. Hân! Bạn luôn là người đoán được đề. Bây giờ Hân đoán thử xem, đề Sử chiều nay sẽ ra khoảng thời gian nào?

Gia Hân cười hiền:

- Bài nào, Hân cũng đọc qua vài lần. Hân không ngờ lần này thi trắc nghiệm.

Hân tưởng chỉ một lúc, thầy sẽ quên ngay. Ai dè, thầy coi phòng Hân nghiêm lắm. Hân không dám học tủ, vẫn học từng bài cô đã dạy. Hân nghĩ có lẽ đề sẽ ra về phần "Sơ lược về chiến thắng mùa xuân năm 75", phần nguyên nhân, ý nghĩa cuộc chiến tranh ...

Mai Trang hồn nhiên vỗ vai một bạn trai:

- Ông thấy tôi đoán đâu có khác nhỏ Hân. Bây giờ, cả tôi cũng tự tin rằng sử sẽ không khó lắm.

Cổng trưởng mỗi lúc một đông, nhưng bác bảo vệ nhất đinh không chịu mở cổng. Nguyên tắc mà, phải tuân thủ thôi.

Bác bảo vệ mở cổng trường trước ba mươi phút. Mọi người vào trong sân rồi túa lên các phòng thi, tiếp tục một môn thi nữa trôi qua.

Đúng như dự đoán của Hân. Đề thi yêu cầu nêu "Nguyên nhân, ý nghĩa cuộc chiến thắng miền Nam 30 tháng 4 năm 1975. Những mốc thời gian quân ta giải phóng các tỉnh, thành phố".

Đề thi quá dễ! Nếu thầy cô chấm đúng theo thang điểm thì Hân cầm chắc điểm 10 trong tay.

Mỗi đứa một xe, lại xô đẩy, chen lấn để được về nhà sớm nhất.

- Hân, Phượng! Hai em làm bài tốt chứ!

Lại là Khang! Chẳng biết bằng cách nào, Khang tìm đúng y chóc trường của Hân thi.

Hân dừng xe trước mặt Khang:

- Hân nói rồi, sao anh còn đến đây làm gì?

Khang cười hiền lành:

- Hồi trưa, anh tưởng em về, cứ ngóng mãi nơi hàng rào. Anh nóng ruột muốn biết Hân làm bài tốt không, nên đã tới đây chờ hai em ra.

Hân xúc động:

- Anh Khang tốt với Hân quá. Chỉ là thi tốt nghiệp thôi, Hân dư sức thi đậu mà.

Hân chỉ lo lúc thi đại học kìa.

- Còn Phượng, em làm bài được không?

Bích Phượng cười toe:

- Em lỡ chơi thân với Gia Hân, nên phải học theo nó, không dám để kém nó môn nào. Cũng nhờ có Hân, em đã học khá Hẳn. Em không hy vọng học thủ khoa, nhưng cầm chắc đạt loại khá.

Khang ngỡ ngàng:

- Hèn gì ba mẹ Hân chẳng hề lo lắng cho Hân. Thì ra hai người rất tin ở khả năng của Hân.

Phượng buột miệng:

- Anh chưa biết thành tích học tập của Gia Hân đâu. 12 năm là học sinh giỏi cấp thành phố. Năm nay, nó vừa thi học sinh giởi cấp quốc tế ở Thụy Sĩ về. Đầu năm thi đường lên đỉnh Ol1mpia, lọt vào vòng thi năm đấy. Hân mà không đậu, trường em có mà rớt sạch.

- Nghĩa là Hân cầm chắc chiếc vé du lịch ở Úc hả?

Hân điềm đạm:

- Phượng à! Tự nhiên mày "nổ" tùm lum thế. Học tài thi phận, lỡ tao xui xẻo thì sao? Anh Khang đừng tin lời Bích Phượng, nó ưa đưa Hân lên mây, để nó nhìn xem Hân té đau cỡ nào đấy.

Bích Phượng rùn vai:

- Ối trời! Con nhỏ này độc mồm độc miệng gì đâu. Gieo tiếng ác cho người khác nữa. Đáng ghét!

Hân tỉnh bơ:

- Không về phải không? Vậy tao về trước nhé. Mẹ tao đang chờ ở nhà đấy Phượng.

- Không đi ăn kem của anh Khang bao hả?

- Đã nói rồi, mấy ngày thi, nhất định "cấm vận". Ăn ở nhà và ngủ trọn giấc:

Khang từ tốn:

- Anh chỉ muốn đi cùng tui em, chia niềm vui cùng hai em. Việc ăn uống là chuyện nhỏ.

Cả ba cùng chạy xe về nhà. Phượng quay sang hẻm khác ở đầu ngã tư, còn Hân về thẳng.

Hân vừa dừng xe, cổng đã mở ra. Mẹ và chị Uyên đứng nơi cổng. Gia Uyên trốn mắt.

- Anh Khang! Sao đi chung nhỏ Hân vậy?

Hân làm bộ nhìn lại:

- Làm gì có ai ... Hởi Anh Khang thật hả?

Khang cười:

- Cháu chào dì! Chào Gia Uyên và Hân! Cháu từ nhà, định ra phố mua vài món đồ, nhác thấy Hân, cháu đoán Gia Hân đi thi về nên ghé qua hỏi thăm.

Bà Nguyệt gật đầu:

- Chào cháu! Con làm bài tốt không Hân?

Gia Hân tự tin:

- Con nghĩ hai bài thi hôm nay, thầy cô chấm gắt cũng đạt 8 trên 10, mẹ ạ.

Bà Nguyệt mừng rỡ:

- Con gái mẹ giỏi quá. Khang à? Cháu chưa ăn cơm phải không? Tiện đây, về nhà dì ăn luôn với các em cho vui.

Gia Uyên kéo tay Khang:

- Phải đó anh Khang. Hai bác chưa vô, em nghĩ anh cứ qua nhà em ăn cũng được. Hàng xóm mà.

Khàng cười:

- Cháu cám ơn dì. Bên nhà cháu tự nấu cơm chứ không phải ăn hàng ăn quán đâu. Cháu quen tự lập từ hồi du học rồi. Cháu không muốn làm phiền dì.

Hân lém lỉnh:

- Sòng phẳng là hết áy náy chứ gì. Anh sợ phiền thì cứ trả em một ngày một tờ năm chục đô, mẹ em sẽ không chê đâu.

Uyên trợn mắt:

- Trời ơi! Con nhỏ này "chém" người ta vừa thôi. Cái gì mà mỗi bữa ăn tốn đến ba, bốn trăm ngàn lận. Cắt cổ!

Hân rùn vai:

- Là em nói vậy, chứ có ép ai đâu, nếu tiếc thì thôi.

Khang cười:

- Chị sợ mẹ em không nhận, còn anh sẽ sẵn sàng trả. Hồi bên Úc, anh ăn mỗi ngày tới hai trăm đô ấy chứ.

Uyên lè lưỡi:

- Nghe anh nói, Uyên phát ham. Hèn gì mấy người Việt mình ra nườc ngoài, khi trở về, túi ai cũng rủng rỉnh cả. Người Việt vốn cần cù, tiết kiệm mà. Làm sao để em qua bên đó được nhỉ?

Gia Hân tỉnh bơ:

- Thì hỏi thử trái tim chị, thích lấy chồng Việt kiều, qua đó làm thợ uốn tóc, thợ may, phụ nấu bếp, hay thích nổi tiếng ở Việt Nam. Em nói vậy đúng không anh Khang?

Khang nói:

- Đừng ham mác ngoại, sống xa xứ là sự bất đắc dĩ. Anh phải về đầy là nhất định không trở qua nữa.

- Nói như anh, nhỏ Hân hết dám du học sao?

- Du học vài năm làm nên sự nghiệp rồi về, nhưng theo anh con gái không cần mạo hiểm. Nước Mỹ, Úc, Pháp, Nhật, chẳng khácViệt Nam mình bao nhiêu. Và lại mình phải làm đến mức không có thời gian để uống ly cà phê. Bây giờ, Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội làm giàu không khó. Con gái xa nhà, khổ lắm đó.

Gia Hân chỉ cười. Tương lai, cô chưa nghĩ đến, cứ từ từ tính.

Buổi tối, Gia Uyên vào phòng Hân, đưa cho Hân hộp sữa chua, Uyên bảo:

- Sữa mẹ tự làm, mây uống thử coi sao!

Gia Hân mở tủ lạnh mini của cô, bỏ hộp sữa vào, nói:

- Chị cho thì em lấy. Nhưng hôm nay, ăn mấy món thịt hơi nhiều, em không dám ăn thêm đồ ngọt. Em nghe mẹ bảo, chị vừa ký được hợp đồng đóng phim quảng cáo, hả?

Gia Uyên thở dài:

- Ừ. Nhưng cũng không dễ ăn đâu. Bề ngoài nhìn người đẹp, ngỡ ai cũng dịu dàng, thực tế thì trái ngược hẳn. Đứa nào cũng muốn bóp chết nhau để được tôn vinh. Tao may mắn được tay đạo diễn bao trọn gói, nên tụi kia không dám hó hé. Tình trạng này, tao chẳng biết đủ sức chịu đựng bao lâu:

- Chị không thích thì bỏ quách đi, về phụ ba quán lý công ty nhà mình.

Uyên chép miệng:

- Phải như tao có giọng ca ngọt như mày, tao nhất định chuyển qua nghề ca sĩ. Vừa tự do, vừa nổi tiếng, vừa mau giàu. Là chị em mà so cái gì, tao cũng không được như mày, kể cả sự thiên phú trời cho. Kỳ thật!

Gia Hân chậm rãi:

- Chị đâu thua kém ai. Tại chị thích làm người mẫu chớ bộ. Dạo trước, nếu chị học ngành hàng không, bây giờ sắp ra trường rồi, tha hồ đi đây đó, tự nhiên bỏ ngang.

Uyên thở dài:

- Ừ. Tao đúng là đứa không vững lập trường, nên cuộc đời tao chắc sau này sẽ khổ. Hân này! Mày thấy tao quen anh Khang được không?

Gia Hân bối rối:

- Làm sao em biết. Ăn thua là người ta kìa. Anh ta đẹp trai, sắp mở công ty du lịch, anh ta sẽ nắm trong tay rất nhiều cô gái trẻ đẹp. Đàn ông, họ thay đổi nhanh lắm. Em chỉ e chị không phải là đối tượng của Khang.

Uyên nhếch môi:

- Khi tao đã mến, tao sẽ bằng mọi giá có được Khang. Là chị em, tao không ngại nói trước để mày liệu. Khang có về mết mày. Giá như mày chưa có Vĩ Cảnh, tao sẽ không chen chân vô. Khổ nỗi, ông Cảnh và bác Thuần kết mày chứ không chịu tao. Vì thế tao không thể để Khang rơi vào tay đứa khác.

Ông bà Bảy dễ chịu, không khắt khe như ba mẹ mình. Được làm con dâu mấy người ấy thật dễ chịu.

Gia Hân khịt mũi:

- Em không muốn có gã con trai nào trong tim em lúc này. Em thích đi học, thích ăn hàng, hát karaoke hơn là lấy chồng. Chưa đuợo tự do bay bằng đôi cánh uớc mơ của mình, đã bị đeo gông. ớn lắm!

- Mày có lý lẽ của mày, nhưng ba mẹ có lý của ba mẹ. Tao sợ mày không thể cãi lời mẹ, nếu bác Thuần đồng ý, sau khi cưới mày vẫn được đi học.

Gia Hân rùn vai:

- Có mà điên. Em ứ thêm chấp nhận điều kiện nào đâu. Em nói thiệt đó!

Gia Uyên đứng lên:

- Chuyện của mày, tự mày dàn xếp. Tao chi muốn mày đừng tạo điều kiện cho Khang nữa.

- Em biết rồi.

- Tao về phòng đây. Đừng thức khuya quá. Tao tin rằng mày sẽ đậu thứ hạng cao nhất trường. Bao nhiêu đó, đủ để ba mẹ không áp đặt mày nữa. Hãy cố lên nhé!

Gia Uyên đi rồi, Hân nằm lăn ra giường. Cô băn khoăn trước những lời chị cô nói. Thật ra cô đã nghe ai trong hai gã đàn ông đang đeo bám cô, ngỏ lời tán tỉnh cô đâu chứ. Mặc kệ bọn họ, cô chẳng ngốc vì những người dưng nước lã mà làm khổ chị ruột mình.

Nơi bàn học, chùm hoa ngọc lan được mẹ tự tay cắm vào bình, tỏa mùi hương thật nồng. Mùi hoa thơm dịu như lúc gió đưa hương hoa từ cây ngọc lam vào ô cửa nhỏ của cô. Có lẽ cô chỉ nên "thoang thoáng" với Khang, để tình cảm được lâu dài.

􀃋 􀃋 􀃋 Cuối cùng, những ngày thi cũng kết thúc. Và hôm nay, trường của Hân tổ chức ăn liên hoan cuối năm. Sau đó là đêm lửa trại giao lưu với trường Đại học Sư phạm.

Lần đầu tiên, khối 12 của trường đề xuất việc giao lưu, và được ban giám hiệu chấp nhận.

Cô Quỳnh - Bí thư Đoàn trường được cử làm trưởng ban tổ chức cuộc giao lưu. Cô nghĩ ngay đến Gia Hân.

Gia Hân bước vào văn phòng đoàn trường, cô lễ phép chào mấy thầy cô đang ngồi bàn làm việc gì đó.

Thầy Lâm - giáo viên dạy toán, thấy Hân, thầy liền gọi to:

- Quỳnh ơi! Gia Hân tới rồi nè.

Cô Quỳnh rời bàn làm việc, bước tới bên cạnh Hân:

- Cô cứ lo em sẽ không tới. Các bạn nói mẹ em không cho em ra ngoài. Mẹ khó lắm Hân cười.

- Dạ, vừa đủ khó để em không quậy thôi cô. Thưa cô, gọi em có chuyện gì vậy?

Cô Quỳnh cười nhẹ:

- Đoàn trường giao phần vấn nghệ cho em. Ráng giúp cô nhé! Thời gian không nhiều để tập thêm vũ đạo, em cứ chọn em nào hát hay lên đơn ca, hoặc tốp ca là được. Cây nhà lá vườn mà.

Hân hỏi:

- Khoảng bao nhiêu tiết mục hả cô?

- Hai giờ dành riêng phần văn nghệ em cứ lựa chọn rồi phân chia từng tiết mục.

- Được không em?

Gia Hân từ tốn:

- Em sẽ cố gắng cô ạ.

Bích Phượng chờ Hân ngoài hành lang. Hân vừa ra tới, Phượng hỏi ngay:

- Cô Quỳnh nói gì với Hân?

- Ngày mốt, trường tổ chức đêm lửa trại, cô kêu tao lo phần văn nghệ.

Phượng rên nhỏ:

- Ối trời ơi! Nước đến chân mới hô nhảy lên thuyền. Chỉ một ngày, làm sao chuẩn bị kịp hả Hân?

- Tao không biết nữa. Đành thông báo cho từng lớp giỏi tiết mục đăng ký.

- Không có múa vũ đạo, bài hát mất phân nữa sự sinh động. Mời trường bạn mà hát hò không ra gì, người ta cười chết.

Hân nhăn nhó:

- Đành phải nhờ vào khả năng của mình chứ biết làm sao đây. Mày thấy thằng Hoàn và Lan Hương, được không?

- Tụi nó vừa về xong. Theo tao, mày cứ hát đơn ca ba bài, thay mặt lớp mình cho rồi.

- Như vậy, lỡ người ta lại nghĩ tao ham tiếng tăm thì sao?

- Ối trời! Bây giờ là lúc nào đây? Còn thời gian để mày chọn lựa à? Hát mà không có vũ đạo ... mấy quỷ lớp mình õng ẹo lắm, tụi nó chắc gì chịu hát.

- Dù sao cũng phải hỏi ý tụi nó, sau này không đứa nào "eo seò" mày ạ. Mày đi cùng tao chứ?

Phượng so vai:

- Phải "nạp năng lượng" trước, nếu không tao e tới được nhóm của Ngọc, Nga, tao và mày sẽ xỉu đấy.

Gia Hân đồng ý. Cả hai ghé quán ăn cơm tấm. Hân không có thói quen ăn vặt buổi trưa. Bà Nguyệt đã rèn được cho hai đứa con gái cưng tính độc lập. Dù tiền trong túi dư dả, Hân cũng ăn cơm chứ không ăn bún, phở. Thói quen này, người mẹ đã rèn được cho con cái suốt mấy năm qua. Phượng chơi cùng Hân ba năm, đủ để nhiễm từng cá tính nhỏ của bạn thân vào máu của mình.

Ăn cơm xong, cả hai chạy xe đến nhà Lan Hương. Vừa may Lan Hương đang định đi bơi. Thấy Hân, Phượng còn mặc áo trắng may phù hiệu, Hương kêu lên:

- Hai bạn chưa về nhà à?

Phượng so vai:

- Chưa. Bị cô Quỳnh "bắt cóc" đến giờ.

Hương hỏi:

- Đã cơm nước gì chưa? Hôm nay nhà Hương nấu cơm nhiều, vô ăn tạm nhé.

Hân nhe răng cười:

- Bà biết hai đứa tui không có khiếu nhịn đói, nên ghé qua dằn bụng đĩa cơm sườn và ly trà đá rồi. Bà không nghi trưa à?

- Hương thường đi bơi một giờ vào buổi trưa quen rồi. Bơi xong về mới ngủ.

Phương lè lưỡi:

- Người ta bảo, trưa đứng nắng mà xuống nước, hay bị ma da bắt lắm đó.

- Tôi tránh giờ "tử", đúng một giờ mới xuống hồ cơ mà. Hai bạn tìm tôi, chắc có chuyện hả?

Hân gật đầu:

- Bạn phụ trách văn thể của lớp, tôi đâu dám qua mặt bạn. Đoàn trường tổ chức đêm lửa trại, mỗi chi đoàn phải ó tiết mục tham gia, tôi báo để bạn lo liệu.

Lan Hương chép miệng:

- Gấp thế, làm sao tập dợt?

- Cây nhà lá vườn, chứ có phải đi thi giải đâu. Bà chọn và giao cho người hát tự lo liệu.

Hương cười toe:

- Vậy thì Hân bao trọn gói đi.

Hân lắc đầu:

- Không được. Tôi đồng ý đơn ca một bài, bà phải đơn ca một bài. Còn một tiết mục giao cho song ca Ngọc, Nga, được không?

Lân Hương nghĩ ngợi:

- Tụi mình thì dễ rồi, con hai con nhỏ này khó chịu lắm. Nó ỷ nó được tập hát có bài bản nên hay treo giá lắm.

Phượng nói:

- Gặp hai tụi nó xem sao. Nếu tụi nó không tham gia, thì tôi và hai bà đành gánh luôn vậy. Mấy năm nay, tụi mình vẫn hát chung kia mà.

Hương gật đầu:

- Đi luôn bây giờ hả?

- Phải tranh thủ thời gian thôi.

Đúng như dự đoán. Ngọc còn lưỡng lự chút chút, chứ Nguyệt Nga thì thẳng thừng:

- Hát mà không có thời gian tập, không có phần vũ đạo làm nền, tụi mình hát không được đâu. Với lại tối mốt, tụi mình cũng kẹt rồi. Nhà Văn hóa quận tổ chức hội diễn văn hóa văn nghệ, tụi mình đâu thể không tham gia.

Phượng kéo tay Hân:

- Tụi nó đã không muốn, đừng tốn công năn nỉ. Vậy là tụi mình tính rồi. Về thôi.

Ngọc áy náy:

- Tụi mình không có ý chơi nổi đâu. Dù gì cũng còn nhiều thời gian học chung nữa. Nhưng tụi mình bị kẹt thật. Hân đừng buồn!

Lan Hương nhếch môi:

- Chính xác là không còn cơ hội học thêm một ngày nữa. Chúc hai bạn thành công trên bước đường ...ca sĩ nhé! Dù sao tối đó Hương cũng muốn hai người đến cổ vũ cho lớp. Bây giờ tụi này về.

Ngọc gật đầu:

- Mình sẽ cố gắng thu xếp!

Phượng buông thõng:

- Xời! Làm như mình là ca sĩ không bằng. Cố gắng thu xếp ...Nghe thấy chướng lỗ tai quá. Biết trước, tìm chỗ nào ngồi chơi sướng hơn là đến đây.

Hân nhẹ giọng:

- Đừng giận tụi nó. Tao và mày sẽ cùng Hương hát nhóm ca. Chiều tối nay, đến nhà tao được không Hương?

Lan Hương gật đầu. Cả ba chia tay nhau đầu phố.

Về đến nha, Gia Hân tự mở cổng bằng chìa khóa riêng. Buổi trưa, ba mẹ cô rất ghét bị phá giấc ngủ. Hân lên phông tắm rửa và thay đồ mặc nhà. Đã quá giờ nghĩ, Hân lang thang ra góc vườn, cô ngồi lên ghế đá. Tìm cho mình ghế ngồi thoải mái xong, cô bắt đầu hát nho nhỏ:

"Góc phố nơi anh hẹn Cành ngọc lan tỏa bóng mát Tỏa hương bát ngát ơ ...

Báo với em ngày cuối thu buồn Chờ anh bao lâu, trông mong mòi mỏn mà chẳng thấy anh.

Từ ngày nào anh mới quen em Vẫn cây ngọc lan tỏa bóng mát Và vẫn hương thơm nơi ta vẫn hẹn Một nhành lan, anh hái cho em Để mãi là một chút hương ngày cuối thu Sẽ mãi mãi yêu anh là thế Và sẽ mãi mãi hương Hoa còn mãi trong giấc mơ".

Sẽ mãi mãi thương anh là thế Và sẽ mãi mãi vì trái tim đã trao anh rồi Tình nỗng như thoáng hương ngọc lan ...".

- Hay quá, Gia Hân!

Gia Hân im bặt. Nãy giờ chắc chắn Khang đã nghe trọn bài hát của cô. Quê thật!

Vô tình cô có hứng hát trọn bài "Hương ngọc lan" lỡ Khang nghĩ cô si tình anh thì thật là kinh khủng. Hân ơi là Hân! Sao mi đoảng vị thế chứ.

Khang ló đầu qua lổ hổng:

- Bài hát hay, giọng Hân, khiến anh bất ngờ hơn. Sao Hân không thử đi thi Tiếng hát truyền hình?

Gia Hân so vai:

- Hân hát cho vui thôi, chứ không dám đứng trên sân khấu lớn đâu. Hân không ham nổi tiếng.

Khang vẫn nói:

- Thời buổi này, ca sĩ là thần tượng của rất nhiều người. Hân chưa thi sao biết mình không đậụ. Mà Hân này! Hoa ngọc lan trong bài hát nở bông vào mùa thu, còn ở đây, sao cây hoa nhà anh nở vào mùa xuân, tàn mùa hạ. Lạ vậy!

Hân cắn môi:

- Có lẽ do khí hậu từng miền. Hân thấy cây hoa nhà anh Khang hầu như có quanh năm ấy, không theo quy luật tự nhiên đâu.

Khang gật gù:

- Có lẽ là thế ...

Hân kêu nhỏ:

- Anh về, để Hân tập hát. Không có nhiều thời gian đâu.

Khang tò mò:

- Hân tham gia hội diễn hả? Ở đâu thế?

- Thì ... ở trường ấy mà.

- Ai đệm đàn cho Hân?

- Không ai cả.

Khang cười cười:

- Hát thiếu đàn, như người ta ăn miếng trầu lạt miếng thuốc. Hân chịu anh đàn giúp không?

Hân chớp mắt:

- Nhưng ... anh là người ngoài.

- Người ngoài nhưng dưới danh nghĩa là người đệm đàn cho Hân, ai không chấp nhận nhỉ?

Gia Hân hỏi:

- Anh Khang biết loại đàn gì?

- Piano, Măng- đô- lin và ghi- ta, Hân xuýt xoa.

- Anh học kinh tế, sao cũng rành các nhạc cụ dữ vậy? Ghê thật!

Khang từ tốn:

- Ở nườc ngoài, buồn lắm. Ngoài giờ học và làm thêm ra, chẳng biết lấy gì để an ủi bản thân. Tới vũ trường sân khấu ca nhạc thì đắt lắm. Sinh viên như anh, chẳng đứa nào muốn tốn kém những khoản vô ích ấy.

Vậy là tự học, tự tìm niềm vui cho bản thân. Bây giờ anh đủ tự tin đứng trên sân khấu làm người nhạc công cho Hân. Hân đồng ý nhé?

Gia Hân nhẹ giọng:

- Để Hân hỏi mấy nhỏ bạn, rồi sẽ trả lời anh sau. Tối nay tụi nó đến đây tập, Hân hứa không quên lòng tốt của anh.

- Vậy anh không quấy rầy em nữa!

Khang trở về nhà. Hân cố gắng đừng nghĩ đến anh, nhưng hình như rất khó.

Sau bữa cơm chiều, Hân nói với chị Uyên:

- Anh Khang bảo giúp em đàn trong buổi hội diễn đêm lửa trại. Uyên nghĩ, em có nên ừ không?

Gia Uyên hỏi:

- Ảnh biết đàn loại gì?

- Hơi bị nhiều. Nhưng nhuyễn nhất là ghi- ta.

Uyên cười tươi:

- Bất ngờ thật! Thế Hân không có người đệm nhạc hả?

- Mọi khi thì có, giờ thi xong, Nhân đi Hà Nội mất tiêu. Lan Hương thì chơi được piano, nhưng không tự tin bằng được hát.

- Tại sao Hân hỏi ý chị nhỉ?

Hân rùn vai:

- Chị đã nói quan điểm của chị cho em biết, nên em muốn tất cả phải rạch ròi. Em không muốn vì bất kỳ một người lạ nào mà tình ruột thịt của chúng ta bị bóp méo.

Gia Uyên kiêu hãnh:

- Kể ra mày cũng là đứa em biết phải trái đó. Thì cứ mời anh đàn cho vui.

Hôm ấy, cho tao một vé nhé.

Gia Hân lừng khừng:

- Em chưa biết đêm giao lưu đó được giao lưu đến giới hạn nào, nên không thể hứa trước. Nếu nhà trường chỉ gói gọn trong giới sinh viên trường bạn và trường em, thì em xin lỗi.

Gia Uyên nhếch môi:

- Tao sẽ có cách, không khiến mày khó xử đâu.

Nói rồi Gia Uyên lấy xe ra ngoài. Với Hân, mẹ luôn cấm đoán cô, không cho Hân ra khỏi nhà buổi tối nếu không có lý do chính đáng. Chị Uyên hơn Hân có bốn tuổi, nhưng tha hồ tự do, đi sớm về khuya. Mẹ bảo:

- Con Uyên coi vậy chứ nó khôn hơn con rất nhiều. Con bướng bỉnh gai góc, nhưng lại dễ tin người. Điều nhân nghĩa ấy sẽ khiến con dễ vầp ngã hơn Uyên.

Vì thế, mẹ không muốn con đi đâu một mình. Mười tám tuổi, chưa phải đã lớn đâu con.

Chị Uyên đi chừng mười phút thì Lan Hương và Bích Phượng cũng đến nhà Hân:

Gia Hân thông báo:

- Hàng xóm nhà tao muốn làm nhạc công miễn phí giúp tụi mình, hai đứa mày chịu không?

Lan Hương lơ ngơ:

- Là ai thế?

Phượng cười cười:

- Một anh chàng đẹp trai, đầy dáng nghệ sĩ. Mày gặp ảnh, tao e con tim mày sẽ đau mất.

Lan Hương cong môi:

- Mày nghĩ bạn mày khoái con trai lắm sao? Hắn chơi đàn gì, Hân?

- Gì cũng biết, nhưng thích ghi- ta hơn.

- Vậy chắc hắn rất lăng tử.

Phượng nheo mắt:

- Đã bảo trên cả tuyệt vời mà.

Lan Hương cười:

- Vậy thì OK luôn đi.

Hân gật đầu:

- Lên sân thượng, chờ tao gọi anh Khang.

Hương lại nói:

- Tao thích con trai tên Phong, Vũ, Khang, Khoa ...

- Kỳ vậy?

- Tao cũng chả lý giải được. Nhưng trong suy nghĩ của tao, đàn ông có tên gọi như thế, rất cá tính, phong trần ... không như mấy ông tướng lớp mình, dở dở ương ương.

Phượng cười khúc khích:

- Hoàng mà nghe mày nói câu này, chắc hắn về đóng cửa phòng khóc quá.

- Quên đi! Tao chi coi hắn là bạn, không hơn. Con trai gì yếu như sên, chẳng đủ khả năng bảo vệ chính mình.

Phượng nheo mắt:

- Còn Quốc Dũng lớp A4 thì sao?

Hương thôi cười:

- Cả khối, chắc được Dũng và Vũ lớp Bl5, tướng tá bụi bặm, học giỏi, lạnh lùng. Khổ nỗi, tụi mình không có vé lọt vào mấy cánh cửa băng này, trừ Gia Hân.

Gia Hân đã quay lên:

- Tụi mày nói xấu gì tao vậy?

Phượng tỉnh bơ:

- Nói mày đắt bồ.

Hân ré lên:

- Con quỷ! Nói thế, mẹ tao mà nghe được coi như tàn đời cả tao lẫn mày.

Ngốc vừa thôi?

Phượng lè lưỡi:

- Tao quên Anh Khang đâu?

- Chắc đang dưới nhà. Phải trình diện mẹ tao đã.

- Chị Uyên thì sao?

- Tao nói rồi.

- Bà Uyên chấp nhận hả?

- Ừ.

- Bà Uyên đâu rồi.

- Ra phố và không biết anh Khang qua đây.

Hương trợn mắt:

- Hai tụi mày nói gì khó hiểu vậy?

Phượng cười nho nhỏ:

- Từ từ, mày sẽ hiểu thôi.

Đúng lúc Khang lên tới. Anh mim cười:

- Tổng chào tam cô nương!

Lan Hương tròn mắt:

- Chà! Anh làm nghề nhạc công thứ thiệt hả?

Khang tủm tỉm:

- Không. Hồi ở Úc, một tháng đôi lần, anh tham gia ban nhạc trẻ, chuyên hát ở các quán bar, kiếm thêm tiến để mua sách, ăn sáng, cũng đỡ lắm.

- Anh là du học sinh à? Mấy năm hả anh?

- Năm năm rồi. Năm năm đi làm, đủ tiền để có vốn tự lập. Tôi về Việt Nam khởi nghiệp từ đầu.

Lan Hương xuýt xoa:

- Anh khá quá nhỉ. Tụi em, đứa nào cũng thích đi du học, nhưng đứa nhiều khả năng nhất vẫn là Gia Hân.

- Bây giờ du học đâu khó như thời của bọn anh. Ráng đậu Toen trên 500 điểm là du học ngon lành à.

Gia Hân khoát tay:

- Tụi mày nghe rõ đây. Anh Khang giúp tụi mình hát theo đàn. Chọn bài nào dễ một chút, vì thời gian ít lắm.

Bích Phượng chìa trước mặt Khang tờ nhạc.

- Anh thuộc bài "Dòng máu Lạc Hồng" không?

Khang mỉm cười:

- Coi như trúng tủ! Tụi anh xa quê nên bài nhạc nào viết về đất nước, đều thấy hay và hát theo tất cả.

Hân vui vẻ:

- Vậy mình hát thử nhé!

Khang dạo nhạc. Nhìn cây ghi- ta trên tay anh, Hân chợt thấy trái tim cô rung động rất lạ. Hân cố dằn cảm xúc ấy. "Đừng nghĩ gì ngoài việc hát nhé Hân".

"Dòng máu Lạc Hông, bốn ngàn năm, dòng máu đỏ tươi chảy trong tim mình.

Nòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên nguyện ôm bao đời đất mẹ. Truyền thống hào hùng mãi còn vang, bao lớp người đi ra Hình bóng mẹ già đứng đợi con, tạc vào sử sách hào hùng hô ...

Việt Nam ơi, yêu mến ngàn đời,yêu lũy tre xanh có con sóng chảy quanh.

Nào ta hát, khúc hát Lạc Hồng. Làm muôn cánh chim bay rợp biển Đông.

Việt Nam ơi, hãy nắm chặt tay, tiến bước đi lên viết thêm trang sử vang. Nào ta hát, khúc hát Việt Nam, con cháu rồng tiên, con cháu Lạc Hồng, tự hào hại tiếng Việt Nam".

Giọng ba cô gái âm vang, hòa quyện vào nhau, tạo nên âm thanh vừa hùng tráng, vừa kiên cường. Hân hát đúng nhạc ý, còn đệm theo tiếng trống ...

Miệng Khang gật đầu vẻ ưng ý:

- Các em hát khá lắm! Có thể tạo thành một tốp ca đầy triển vọng ở tương lai. Hôm rồi anh coi tivi, thấy ngưởi ta có tổ chức cuộc thi "Tuổi đời mênh mông" các em không tham gia, thật uổng!

Phương bép xép:

- Gia Hân thi thử rồi đó anh Khang. Từ hồi nhỏ học lớp ll. Đoạt giải nhất lận đấy!

Khang kinh ngạc:

- Thật hả Hân?

Gia Hân nhẹ giọng:

- Chuyện xưa rồi anh ơi. Bây giờ giọng Hân đắng rồi, không còn thanh tao như dạo đó nữa.

Hương kéo tay Khang:

- Giờ tới lượt anh đệm giùm em nhé?

- Lan Hương hát đơn ca à? Bài gì nhỉ?

Hương cười:

- Bài "Phượng Hồng" đó, anh Khang.

Nói dứt lời, Lan Hương hát ngay mà không chờ Khang dạo nhạc "Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng Em chở mùa hè đâu tôi đi đâu?

Chùm phượng vĩ em cầm, là tuổi tôi mười tám.

Thuở chẳng ai hay, thầm lặng môi tình đầu.

Mối tình đầu của tôi là cơn mưa giăm giăm ngoài cửa lớp. Là áo ai bay trắng cả giấc mơ, là bài thơ còn hoài trong vở ...".

- Hay lăm! Không ngờ mấy cô nhóc đã khiến được chàng lảng tử của tôi rời khỏi hang của mình. Đáng phục thật!

Giọng Gia Uyên bất chợt vang lên. Lan Hương vô tư:

- Chị Uyên! Lâu rồi em mới gặp lại chi. Xem mấy bộ phim quảng cáo chị đóng, em ngưỡng mộ chị lắm.

Uyên cười đắc ý:

- Cám ơn lời khen của em. Mấy đứa có giọng ca ngọt thật. Nhưng ca nhạc thôi nghen, đừng ca luôn chàng hàng xóm của chị.

Bích Phượng xen vô:

- Chị Uyên thật khéo đùa. Mấy đứa nhóc tì tụi em, sức bao nhiêu mà đòi "ca" nổi anh Kháng của chị.

Khang ngán ngẩm:

- Uyên à! Để mấy đứa nhỏ tập hát đi em.

Gia Uyên cong môi:

- Em có làm gì đâu.

Hân nói:

- Chị ngồi đây, em hát không được. Chị em mình đã hứa, chị không tin em sao?

Uyên cười:

- Chị tin em chứ, nhưng trái tim của anh Khang kìa, nó có chịu nằm yên một chỗ không.

Khang rất bực mình. Anh thừa thông minh để nhận ra Uyên đang bỡn cợt em gái mình.

Hân bình thản:

- Mình nghĩ giải lao một chút rồi tập tiếp nhé.

Bích Phượng mè nheo:

- Có gì cho tụi mình nhấp họng không Hân?

Hân cười:

- Chờ chút nghen. Đồ ăn nhẹ, nhà Hân luôn có sẵn. Ủa mẹ!

Bà Nguyệt tươi cười:

- Thấy mấy anh em con tập dợt dữ quá, mẹ đã nấu chè hạt sen đây. Khang, tới ăn thử, xem dì nấu có bằng mẹ cháu không nhé.

Hân chép miệng:

- Sao mẹ không kêu, để con xuống bưng lên. Mẹ trèo cao, nguy hiểm lắm.

Bà Nguyệt cười:

- Cầu thang chứ đâu phải cành cây mà con sợ mẹ té. Dạo này, mẹ sợ ngồi một chỗ lắm.

Hân nheo mắt:

- Con biết lý do rồi. Phải vì mẹ đang tăng cân mỗi ngày không ạ?

Bà Nguyệt gật đầu:

- Lạ thật! Mẹ vẫn ăn uống theo chế độ kiêng cữ đành cho người cao tuổi, vậy mà chẳng thấy giảm cân chút nào. Bây giờ bệnh tật khó tìm được nguyên nhân.

Mẹ sợ mập ù, sanh chứng cao huyết áp.

Lan Hương góp chuyện:

- Dì nói, cháu mới nghĩ lại. Ngay ba mẹ cháu bên nhà cũng vậy dì ạ. Ăn uống không nhiều như chi em cháu, ba mẹ cháu sợ cả ngủ trưa nữa, nấu ăn ít, ngủ ít lắm, thế mà mẹ cháu vẫn cứ mập ra.

Khang chậm rãi:

- Người ta mong mập không được, dì đâu đến nỗi mập nhiều mà lo. Cốt sao đừng bệnh dì ạ.

Bà Nguyệt kéo tay Uyên:

- Uyên, xuống nhà mẹ nhờ chút!

Gia Uyên cắn môi:

- Để chút nữa được không mẹ?

Bà Nguyệt lừ mắt:

- Con ngồi đây làm gì? Muốn xem ca nhạc thì xuống mở tivi coi. Hôm nay các kênh truyền hình đều có ca nhạc đấy. Ngồi đây, tụi nhỏ hát sao nổi hả con.

Uyên đành phải theo mẹ xuống dưới. Cô rỉ tai Hân:

- Con nhỏ Hương có vẻ "mết" chàng nhạc công. Em đừng để rối tung mọi việc. Chị không chịu đứa nào thắm thiết với Khang ngoài em đâu.

Gia Uyên không hay cô vừa xoay lưng là cả Khang và cả hai cô bạn của Hân đều thở hắt ra.

Bích Phượng than dài:

- Bà Uyên ngồi thêm mưới phút nữa, chắc tao đến vỡ tim mà chết mất. Dạo này, bà Uyên cứ sao ấy hả Hân?

Hân từ tốn:

- Chị ấy vừa diễn không tốt ở một cuộc thi, nên về nhà đổ quạu lên đầu cháu chắt. Phượng đừng để tâm nhé!

Khang lặng lẽ ăn chè. Vừa ăn, anh vừa suy nghĩ về chị em Hân. Gia Uyên chẳng yêu ai ngoài bản thân Uyên, nhưng lòng ích kỷ, đố ky đã khiến Uyên luôn muốn chiếm hữu Khang. Cô nghĩ Khang là ai chứ? Anh vốn ghét loại phụ nữ kiêu kỳ, hiếu thắng. Loại người này vừa dại khờ vừa dễ dãi. Yêu qua đường thì được, chứ chọn vợ, anh sẽ không chọn người như Uyên. Lấy vợ đẹp mà tâm hồn rỗng tuếch, thì anh đâu cần phấi quay về Việt Nam.

Chính là chị dâu người Mỹ của anh, đã khiến anh không dám lấy vợ nước ngoài. Về đây, mẹ anh kể anh nghe khá nhiều về hai chị em Uyên - Hân. Anh chọn cô em, vì ở Hân có một sức cuốn hút vô hình rất mãnh liệt Khổ nỗi, Uyên đang từng chút "lấn sân" em gái mình. Anh không muốn Hân khó xử, nên với Uyên, dù không ưa, anh vẫn dễ dàng tế nhị.

Ăn chè xong, bốn anh em tiếp tục tập hát cho đến khuya mới giải tán. Khang chủ động làm tài xế đưa hai cô hải Phượng và Hương về nhà họ. Gia Hân không phản đối, vì Khang là đàn ông, ga lăng là đúng.

Hân rất mệt và buổn ngủ. Đóng cổng xong, Hân chạy nhanh lên phòng. Đêm nay chắc chắn Hân được một đêm ngũ ngon.

Chương 4

Buổi sáng, như thường lệ, hai chị em dậy sớm đánh cầu lông.

Uyên vừa đánh cầu vừa hỏi Hân:

- Mai tụi mày diễn hả?

Hân cười:

- Diễn gì chị ơi. Đơn giản là tụi em giao lưu văn nghệ và đốt lửa trại đêm thôi.

- Nhưng vẫn có giải chứ?

- Em không rành lắm. Mà tự nhiên Uyên hỏi em mấy chuyện đó làm gì vậy?

Uyên so vai:

- Để biết, không được sao? Mày là em tao, mày ở trong ban tổ chức, vậy mà từ chối không cho tao đi dự. Mày sợ tao phá tụi mày hả?

Gia Hân điềm đạm:

- Chị tin em hay không là tùy chị. Em đã nói, người ta không cho người nhà vô trường. Chị phải hiểu cho em chứ.

- Nếu tao mua vé thì sao?

Hân dè dặt:

- Mỗi người có quyền tự do của riêng mình. Nếu nhà trường tổ chức bán vé, em không có ý kiến.

Uyên im lặng, một lúc lại nói:

- Suýt nữa tao quên! Lát, mày nhớ nhắc mẹ luôn. Hôm qua, tao gặp anh Cảnh và bác Thuần trong siêu thị. Dân giàu có khác, hai mẹ con họ mua qúa trời đô xịn và hàng hiệu. Bác Thuần bảo, hôm nay bác ấy xuống chơi.

Hân sầm mặt:

- Chị đi mà nói với mẹ, em không nói đâu. Em ghét câu:

"Cũng tại mày mà ba mày mới ra nông nỗi hôm nay", em đau lòng lắm chị hiểu không? Ngay bà nội cũng hay nói như thế với Hân. Làm như mọi rủi ro của cả nhà này đều do Hân tạo ra vậy.

Gia Uyên cay độc:

- Mày sai rồI! Cả nhà, ai không kỳ vọng ở mày. Bây giờ là mày chứ không phải tao đang trở thành số một. Mày lúc nào cũng may mắn hơn tao. Một đứa con nít ranh đang tập thành người lớn, mày chả dễ gì qua mặt chị mày đâu. Chí ít, mày còn có Vĩ Cảnh đang muốn cưới mày. Còn tao, chỉ toàn một lũ đàn ông thừa tiền thích gái đẹp, không người nào thật lòng với tao cả. Bỡi thế tao không thể không có Khang.

Gia Hân cúi đầu. Ba mẹ cô nghe được lời chị Hai nói, chắc ba mẹ thất vọng lắm.

Đánh xong, hai chị em vào nhà vệ sinh rồi xuống nhà dùng điểm tâm.

Đang ăn, bà Nguyệt chợt hỏi Hân.

- Sao con biết cậu Khang chơi được ghi- ta, Hân.

Gia Hân nhẹ tênh:

- Là anh Khang tự nói. Anh nghe được con hát nên hỏi thăm, mẹ ạ.

Ông Đông chặc lưỡi:

- Cái thằng đó, coi vậy mà khá. Nó hơn Hẳn thằng anh. Từ lúc đi đến giờ, nó chưa một lần trở về thăm ba mẹ nó. Người tệ quá, quên cội nguồn tổ tiên. Ba nghe thằng Khang bảo, nó đang xin phép mở công ty dulịch hả Hân?

Gia Hân lắc đầu:

- Chuyện này, con không biết ba ạ. Con ít khi có dịp tiếp xúc với ảnh. Chị Hai chắc rõ hơn con.

Bà Nguyệt ngạc nhiên:

- Con nói vậy là sao?

Hân quyết định:

- Chị Hai thương anh Khang, ba mẹ cố vun vào cho chị.

- Đúng như em con nói không Uyên?

Gia Uyên nói nhỏ:

- Chỉ con thích ảnh thôi, còn anh Khang, ảnh luôn đối xử thân mật với tất cả con gái. Con không hiểu anh ấy coi con như thế nào.

Ông Đông nhăn trán:

- Dạo trước, con nói với ba mẹ là thằng gì làm kỹ sư dầu khí ngoài Vũng Tàu thương con kia mà.

Gia Uyên thở dài:

- Con chia tay anh ta rồi. Ba biết con không thích những gì xa xôi, mà anh ta thì cả tháng ở ngoài giàn khoan xa tít tắp.

Bà Nguyệt nhăn nhó:

- Còn cậu giám đốc ngân hàng ở Bình Dương? Cậu ta yêu con thật lòng, nhà cửa đầy đủ, gia đình gia giáo, con cũng tư chối à?

Uyên khổ sở:

- Nhưng Quân ghen ghê lắm, mẹ ạ. Công việc của con phải tiếp xúc đủ loạI người. Quân lấy con, nhưng không thông cảm cho con, ảnh ghen mỗi khi con đóng phim hay cặp bạn diễn ra sân khấu. Thà lấy chồng nghèo, chứ ghen cỡ Quân, con không dám đâu.

Ông Đông chép miệng:

- Con lớn rồi, cần chín chắn, con ạ. Con gái tuổi xuân có thời, đừng đứng núi này thấy núi nọ cao hơn, cũng đừng nghĩ mình đẹp mãi, để rồi khinh người khác. Hạnh phúc của các con, do các con tự quyết định, ba mẹ chỉ góp ý mà thôi. Chuyện cậu Khang, ba thấy cậu ta không hợp với con đâu. Tính cách của con quá hời hợt, nông nổi, cậu ta thì trầm tĩnh, mạnh mẽ. Con nuôi ảo tưởng quá, sẽ gánh hậu quả đau xót đấy. Nghĩ kỹ đi con ạ!

Hình như ba chưa bao giờ nói về vần đề tế nhị này. Có lẽ đây là lần đầu tiên Hân thấy ba cô tỏ thái độ bức xúc. Chắc ba lo cho chị Uyên lắm.

Bữa ăn sáng kết thúc trong bầu không khí nặng nề. Chị Uyên đi làm ngay.

Dạo này, chị ký được mấy hợp đồng lớn, nên cứ phải đi suốt ngày. Hôm nào sớm nhất cũng tám giờ tối, chị mới về.

Uyên vừa lên xe, bà Nguyệt đã bảo chồng:

- Anh có thấy Gia Uyên độ rầy ốm hẳn không?

Ông Đông thở dài:

- Người chứ có phải gỗ đá đâu. Đóng phim quảng cáo, cũng đòi hỏi một kỷ luật làm việc rất nghiêm túc, đã thế còn ăn kiêng nữa, lấy đâu mà không đủ sức, sút cân.

- Em nghĩ anh nên để con bé về công ty phụ anh trông coi công ty.

- Nó có chịu đâu. Bà làm như tôi là cha nó, tôi không xót con tôi sao. Nó cứng đầu hơn cả con Hân đấy.

- Trước sau gì, công ty cũng phải giao lại cho tụi nhỏ. Anh phải cố thuyết phục nó.

Ông Đông nói:

- Bà là mẹ nó, bà toan tính cho nó sẽ tốt hơn tôi.

- Theo anh, chuyện nó thích cậu Khang thì sao?

Ông Đông chậm rãi:

- Bà đừng có ý định giúp tụi nó như kiểu bà đang ầm thầm tạo cơ hội cho thằng con chị Thuần. Cậu Khang không phải là cậu Cảnh, nó khó lay chuyển lắm. Tôi ngó bộ, thằng ấy thích con Hân.

Bà Nguyệt giật mình:

- Ông nói lung tung gì thế?

- Bà vô tình không lưu ý thôi. Bà không tin, cứ thử để ý xem, sẽ nhận ra liền à.

Bà Nguyệt bứt lứt:

- Thế thì tôi phải cản con Hân, nhất định không cho nó tiếp xúc với thằng Khang nữa.

- Bà lạ nhỉ! Tự nhiên cấm con. Bà liệu đủ sức không, khi tụi nó có tình ý với nhau, cả tôi và bà hợp lại, cũng đừng hòng cấm tụi nó.

- Nhưng, nếu đúng như ông nói, thì tôi phải làm sao chứ? Vĩ Cảnh chả phải rất thương Gia Hân à? Cảnh có gì thua kém cậu Khang. Hơn nữa, anh chị Thuần quá thương con mình. Tôi không thể mất mặt đâu ông.

- Tuy là vậy? Dù sao cũng đừng để tụi nhỏ oán hận cha mẹ.

Bà Nguyệt gọi điện cho Vĩ Cảnh. Cảnh không có ở nhà. Bà Thuần bắt máy:

- Alô. Tôi nghe.

Bà Nguyệt nói nhỏ:

- Là em đây, chị Thuần.

Bà Thuần vui vẻ:

- Có chuyện gì mà chị gọi cho em thế?

Bà Nguyệt nói:

- Em định cho thằng Cảnh biết:

Tối mai, trường con Hân tổ chức đêm lửa trại. Chị bảo thằng Cảnh tới xem, rồi tìm cách đưa con bé về. Tụi nhỏ phải gặp nhau, mới mong kết quả như chúng ta thu xếp, chị ạ.

Bà Thuần reo nhỏ:

- Vâng, em sẽ nhắc cháu ngay. Cám ơn chị đã thu xếp cho con em cơ hội.

- Gì mà ơn với huệ nhỉ. Cũng do em muốn hai nhà mình thêm thân thiết thôi mà.

Hai bà còn trò chuyện qua điện thoại với nhau thêm một lúc nữa, mới chịu cúp máy.

Bà Nguyệt thấy Hân đang chuẩn bị dắt xe khỏi nhà, bà hỏi:

- Con đi đâu vậy Hân?

Gia Hân tươi cười:

- Con đến trường, mẹ ạ. Có thể con kẹt cả ngày không dễ gì về được. Mẹ đừng chờ cơm con:

Bà Nguyệt nhẹ giọng:

- Ngày mai cũng cả ngày đêm hả con?

Hân cười xòa:

- Mẹ ơi! Thầy cô muốn chúng con có chút gì đó làm kỷ niệm cho khóa sau.

Mẹ cũng biết, những năm tháng học trò rất đáng yêu, phải chia tay, giã từ tuổi thơ, con mới thấy tiếc mẹ ạ. Sau này trở thành sinh viên, con đâu còn cơ hội trở lại. bên thầu cô như hôm nay. Mẹ cho phép con nhé?

Bà Nguyệt ngập ngừng:

- Hân này!

Gia Hân chớp mắt:

- Có gì không mẹ?

- Nói thật cho mẹ nghe, con có thương cậu Khang không?

Gia Hân chối phắt:

- Mẹ sao thế, tự nhiên hỏi con chuyện gì vậy? Con và anh Khang không vượt qua tình anh em đâu. Con thề đấy. Mẹ phải tin con.

Bà Nguyệt thở dài:

- Nhà có hai chị em gái, đứa nào, mẹ cũng thương. Dạo trước, mẹ hay la rầy con là do mẹ sợ con hư hỏng, nên cứ kèm giữ con bên mẹ. Bây giờ nếu hai chị em yêu nhầm một cậu con trai, mẹ buồn lắm.

Hân nhẹ tênh:

- Mẹ lo cho chị Hai ấy. Con còn nhỏ, con thích học chứ không thích yêu đương ai cả. Con nhất định phải đậu đại học.

Bà Nguyệt chợt nhớ:

- Con muốn thi Tiếng hát truyền hình không, mẹ sẽ giúp con, tìm người lăng xê?

Hân cười nhẹ:

- Thôi mẹ ạ. Thả mồi bắt bóng, con không thích đâu. Hát hò gì thì năm bảy năm sau cũng phải tìm điểm dừng chẳng nghề ca sĩ khắc nghiệt và nhanh bị đào thải lắm, chi bằng học bác sĩ hay kinh tế, để suốt đời yên ổn là xong mẹ ạ. Con không muốn mẹ tốn tiền một cách không đúng đắn.

- Bây giờ, người ta ...

- Mẹ đừng thuyết phục con nữa. Ca sĩ nổi tiếng phải không? Sự nổi tiếng nào cũng đi kèm sự trả giá, mẹ ạ. Vất vả nhọc nhằn, giành giật, con sẽ đạp lên mọi thứ để vượt qua. Nhưng con không muốn đánh đổi chính cuộc đời con ...Con không muốn mẹ ạ. Thưa mẹ, con đi.

Những lời rất nhẹ nhàng, từ tốn của con gái cứ mãi nhức nhối trong lòng người mẹ. Lẽ nào bà đã sai khi muốn con đạt được ánh hào quang từ ánh đèn sân khấu?

Gia Hân đi một lúc bà Nguyệt mới sực nhớ, lời hẹn của bà với Vĩ Cảnh. Lạy trời! Đứa con con gái nhỏ của bà, nó không dễ dàng chấp nhận Vĩ Cảnh đâu. Dù sao bà cũng muốn hai đứa đến được với nhau. Vì gia đình, người mẹ chồng biết cảm thông và yêu mến con gái, sẽ là nền táng hạnh phúc, vững chắc cho các cô con gái nhỏ. Bà Thuần rất quý Gia Hân kia mà!

Giấu vào lòng tiếng thở dài, bà Nguyệt dọn nhanh phòng khách. Bà phải đi chợ, chuẩn bị bữa cơm chiều thật tươm tất. Gia Hân thích món canh hẹ nấu thịt nạc ... Bà mỉm cười hình dung nét mặt rạng rỡ của Hân!

􀃋 􀃋 􀃋 Đêm giao lưu vui đến bất ngờ. Hân phải hát không phải một bài như dự tính. Các anh chị sinh viên trường đại học cứ vỗ tay bắt Hân hát.

Cô Quỳnh vui vẻ nói:

- Gia Hân đúng là một viên ngọc quý giá của nhà trường. Giá như Hân chọn ngành sư phạm nhất định sau này, cô sẽ xin Hân về đây.

Hân vừa uống nước vừa cười:

- Cô thương nên khen em, chứ em còn kém rất nhiều các bạn trong trường.

Em không chọn sư phạm vì gia đình em hiếm con, chị em đã theo nghề thời trang, sự nghiệp gia đình ba mẹ kỳ vọng nơi em. Dù không muốn, em cũng không thể không nghe lời ba mẹ. Sau này nếu em thành đạt được như ba em, em nhất định không quên trường mình, cô ạ.

Vừa lúc đó, Hoàn kéo tay Hân:

- Hân! Có người tìm kìa.

Gia Hân chớp mắt:

- Ai vậy Hoàn?

- Không biết đâu. Nhưng anh ta khá phong độ, một chín một mười so với anh chàng nhạc công của Hân.

Gia Hân trợn mắt:

- So sánh lảng nhách! Cái gì mà của Hân hả? Người ta nhiệt tình giúp đỡ tụi Hân, nãy giờ ông có tiếp đãi anh Khang chu đáo không?

Cô Quỳnh cũng hỏi:

- Cô quên mất chưa gặp để cám ơn cậu ấy.

Hoàn nhếch môi:

- Cô và Hân khỏi lo. Quá trời người đang vây anh ta, chắc chắn anh ta không bị bỏ khát đâu ạ.

Phượng nhìn vẻ mặt của Hoàn, nhỏ cười khúc khích.

- Hân còn không mau làm cử chỉ đẹp. Coi chừng lớp trưởng rơi nước mắt, vì cuộc chia tay hẹn trước này đó.

Hoàn rùn vai:

- Chuyện nội hộ, hạ hồi phân giải. Hân mau ra gặp người ta đi!

Gia Hân bước khỏi phòng đoàn trường, còn đang ngơ ngác, vì cô từ trong ánh sáng ra tối, thì đã nghe tiếng của Vĩ Cảnh vang lên:

- Gia Hân! Xin lỗi đã đường đột quấy rầy em.

Gia Hân ngao ngán:

- Thì ra là anh hả? Chị Uyên cho anh biết phải không?

Vĩ Cảnh cười:

- Chỉ đúng phân nửa. Anh có người bạn là giảng viên trường Đại học Sư phạm, bạn anh mời anh đi chung. Không ngờ trường của Hân lại giao lưu cùng trường bạn anh. Hân rảnh chưa?

Gia Hân cười, lịch sự:

- Biết trả lời anh thế nào nhỉ? Hân nằm trong ban tổ chức. đêm lửa trại này, nên không có thời gian cho các cuộc họp riêng. Anh cảm phiền nhé!

Vĩ Cảnh hiểu Hân muốn tránh anh.

Cảnh nhẹ nhàng:

- Anh hiểu không làm phiền em. Nhưng cuối buổi giao lưu, cho anh được mời em và Bích Phượng ly cà phê, được không?

Hân cắn môi:

- Dạ được.

- Vậy em vô cùng các bạn đi!

- Cám ơn anh.

Hân xoay lưng bước lên hành lang. Loáng cái, Cảnh đã nghe giọng Hân lảnh lót chỉ dẫn các bạn của Hân những việc cần làm. Bất chợt một tốp nữ sinh xô đẩy nhau, cười nói um sùm. Một cô bị bạn đẩy vào Cảnh, khi anh còn mãi nghĩ về Hân.

Cô gái la hoảng:

- Ôi trời mấy con quỷ sứ, hại tao rồi.

Tiếng cười ầm ĩ xen trong giọng đùa:

- Té nhằm vô anh chàng đẹp trai thế kia, không chừng mày có duyên trời định với anh ta đấy, Lan Hương.

Lan Hương gắt lên:

- Tao không thích tụi này đùa quá lố nghen. Xin lỗi anh, tôi không cố ý.

Cảnh nhẹ giọng:

- Cô bé không sao chứ?

- Dạ, không sao.

Cảnh lập tức bị các cô gái tấn công:

- Anh là ai thế? Phải dân sư phạm không?

- Anh học toán, lý, hóa, hay văn?

- Nhỏ này! Nhìn người ta đủ biết ảnh học toán hoặc lý, hóa. Con trai học văn, dáng thư sinh hơn.

Lan Hương la nhỏ:

- Ôi ! Mấy bạn làm ơn về chỗ của mình được không, sắp đến gíờ đốt lửa trại, không đủ người, nhỏ Hân quạu đó. Lúc ấy, mấy bạn đừng than thỡ.

Tiếng ai đó chua lè:

- Còn Hương sao không đi luôn? Phải muốn làm quen chàng đẹp trai phải không?

- Vớ vẩn!

Cả bọn cười ré lên. Loáng cái những âm thanh trong như suối ấy đã khuất cuối hành lang trường học.

Vĩ Cảnh nhìn Hương:

- Em học chung lớp Gia Hân à?

Lan Hương chớp mắt:

- Anh biết Hân?

Vĩ Cảnh cười cười:

- Thì ... lúc nãy, nghe bạn em hát tới hai lần bài "Hương ngọc lan" ấn tượng quá mạnh khiến sinh viên sư phạm phải ngẩn ngơ.

Lan Hương cắn môi:

- Em cùng nhóm hát với Hân.

- Thì ra em là cô bé mặc áo dài màu hồng! Nhóm em hát bài "Dòng, máu lạc hồng".

- Dạ.

Hương chờ để nghe thêm một lời khen, song cô đã thất vọng. Rõ ràng anh ta chẳng hề biết Hương là ai. Nếu nhận ra cô, anh ta đã biết Hương còn hát đơn ca nữa. Nhưng tại sao anh ta phân biệt được Hương mặc áo hồng?

Vĩ Cảnh vô tình:

- Gia Hân chắc là cán sự lớp hả em?

Hương gật đầu, nói một hơi:

- Vâng? Nó là lớp phó học tập, kiêm bí thư chi đoàn. Nó học giỏi, hát hay lại xinh đẹp, nên luôn là tâm điểm của bọn con trai.

- Giọng Lan Hương khó chịu.

Cảnh cười cười:

- Cảm ơn em.

- sao lại cảm ơn?

- Vì em đã cho anh biết thông tin về Hân.

Lan Hương xụ mặt:

- Anh ... thích Hân?

Cảnh chưa kịp trả lời, vai anh bất chợt bị đập một cú thật đau:

- Anh Ba! Anh huyên thuyên gì với bạn em vậy?

Vĩ Cảnh nhăn nhó:

- Phượng ơi! Tay em hóa ra cũng nặng như cục đá, đập gì muốn vẹo cả bả vai anh.

- Đáng đời anh. Dám tấn cả nhỏ Hương Hả.

Lan Hương ngẩn người. Cô đã hiểu vì sao anh ta biết "em là cô bé mặc áo hồng". Hóa ra anh ta là anh của Bích Phượng. Hân và Phượng thân nhau, hèn gì anh ta quan tâm nhỏ Hân. Mình đúng là sến!

Lan Hương ấm ức nghĩ. Phượng kéo tay Lan Hương tươi cười:

- Ảnh là anh họ mình. Nãy giờ anh ấy có làm phiền Hương không?

Lan Hương lắc đầu:

- Không có.

- Thế sao Hương buồn vậy?

- Tại Hương hơi mệt.

- Có cần tìm chỗ nào nằm nghĩ một chút không.

"Giá câu này là của anh Phượng dành hỏi Hương nhỉ?". Tất cả vẫn còn là ý nghĩ trong lòng Hương. Trái tim con gái bắt đầu nổi loạn rồi sao?

Hương cười gượng:

- Không sao đâu. Tụi mình ra sân đi, kẻo các bạn đi tìm đó.

Phượng nheo mắt nhìn anh trai:

- anh nên nhớ, đây là trường của em. Tất cả đều là bạn em, anh không được rắc rối nhé.

Vĩ Cảnh cười:

- Anh biết rồi. Không dám phiền hai em nữa. Anh đi đây.

Lan Hương hỏi Phượng:

- Anh mày quen Hân hả?

- Không những quen bình thường thôi đâu.

Hương dè dặt:

- Mày nói rõ được không?

Bích Phượng khửng nhìn Hương:

- Mày ...Phải mày thích anh tao?

Hương im lặng.

Phượng chụp vai Hương:

- Không được đâu Hương. Anh ấy được người lớn hai nhà dự tính gả Hân cho. Mày đừng quan tâm đến anh tao nữa nhé.

Lan Hương nhếch Môi:

- Tại sao tao luôn chậm chân hơn nhỏ Hân vậy Phượng? Thật ra, tao không bằng nó ở điểm gì chứ?

- Mày hoàn toàn xứng đáng. Tao sẵn lòng ủng hộ, nếu trái tim anh tao còn bỏ ngõ. Bây giờ anh tao thương Hân, mày đừng tự làm khó mình.

Hương cắc cớ:

- Mày chơi than với Gia Hân, mày biết nó còn quen ông Khang, tạI sao mày không kể cho anh mày nghe?

Phượng nhún vai:

- Anh tao ...yêu đơn phương.

Hương tròn mắt:

- Tức là Hân không yêu anh mày? Nghĩa là tao còn cơ hộI? Ối trời ơi! Mày thật dễ thương. Tao hứa sẽ tặng mày một món quà.

Phượng nói:

- Tao đâu có giúp gì mày nhỉ! Tốt nhất, mày không nên nhớ tên anh tao, tao muốn như vậy.

Lan Hương bỏ ngoài tai những lời Phượng. Cô chạy nhanh về phía tập kết của đêm lửa trại.

Phượng than thầm:

- Con nhỏ này điên mất rồi.

Gia Hán hầu như không ngồi yên một chỗ. May là Hân từ chối làm người hướng dẫn chương trình. Nếu không, buổi tối nay, Hân tha hồ ... nhăn nhó.

Bích Phương tìm Hân:

- Anh Khang đâu rồi Hân?

Hân ngơ ngác:

- Tao ... tao lu bu qúa, quên mất tiêu ảnh.

Phượng kêu trời:

- Chúa ơi! Mày có kẹt, cũng phải nhờ bạn bè tiếp đãi ảnh chứ.

Hân cười ngập ngừng:

- Lúc nãy, tao có nghe Hoàn nói, là ...anh Khang bị tụi trường mình bu quanh xin chữ ký gì đó. Tao lại nghĩ, mày cũng ở đó. Giờ phải làm sao Phượng?

Bích Phượng trầm giọng:

- Đông thế này, biết ảnh đứng đâu mà tìm? Hay ... mượn micrô, nhắn ảnh ra ngoài?

Hân khổ sở:

- Như thế càng khiến tụi nó nghĩ tầm bậy không hà. Kệ đi! Ảnh là người lớn, ảnh sẽ thông cảm cho tụi mình.

- Nhưng mà ...

- Đừng nhưng nhị gì nữa. Đằng nào cũng lỡ rồi. Bất quá, tao xin lỗi ảnh, không để tụi mày khó xử đâu.

Trong lúc đớ, Khang và Cảnh vô tình gặp nhau. Cảnh không biết Khang là ai, chỉ vừa biết anh đệm ghi- ta cho Hân hát, nhưng Khang thì biết rất rõ về Cảnh.

Vĩ Cảnh tươi cười làm quen:

- Cậu làm gì trong trường này thế? Thầy giáo hay công tác Đoàn? Nghe cậu đệm đàn, tôi cứ nghĩ, cậu là một tay nhạc công, được mấy cô bé mời về từ một ban nhạc nào đó. Tôi rất thích học ghi- ta. Khổ nỗi, tôi không có khiếu, nên học hoài vẫn không đánh nỗi một bản tình ca.

Khang cười nhẹ:

- Tôi là ngưới quen của Hân.

- Người quen của Gia Hân ư? Sao tôi không biết nhỉ?

Khang làm bộ:

- Còn anh là thế nào với cô bé?

Vĩ Cảnh thản nhiên:

- Tôi ... là bạn trai của cổ.

- Vậy hả! Anh may mắn thật đấy. Gia Hân cũng thích anh hả?

Cách hỏi của Khang khiến Cảnh đề phòng. Anh không dám nói khoác nhiều, lỡ đến tai Gia Hân, cô bé dám mắng anh lắm.

Cảnh ngập ngừng:

- Cùng đàn ông với nhau, tôi không ngại nói để cậu rõ. Thật ra chỉ mình tôi thương Hân. Ba mẹ tôi và ba mẹ Hân là bạn thân mấy chục năm rồi. Hai bà mẹ muốn làm sui gia với nhau. Mẹ tôi cũng thích Hân.

- Hân còn nhỏ cô bé còn vô tư lắm, sao anh không chọn chị của Hân?

Cảnh lắc đầu:

- Anh cũng biết Uyên à? Tôi không hợp với mẫu con gái có cách sống như Uyên.

- Gia Hân biết tình cảm anh dành cho cổ không?

- Tôi nghĩ ràng biết.

Khang chợt nói:

- Anh dám cùng tôi tranh tài không?

- Là sao?

- Trước sau gì, anh cũng biết tôi là ai. Tên tôi, chắc anh đã nghe. Tôi là hàng xóm của Hân. Thật ra, tôi cũng thích Hân, nhưng tôi không dám nói, vì cô bé quá hồn nhiên trong sáng. Sự hồn nhiên khiến người ta chỉ muốn đứng chiêm ngưỡng chứ không dám chạm tay vào.

Cảnh bối rối:

- Ra vậy ... Hèn nào mấy cô bé rất quấn quít anh. Tôi đồng ý?

Khang trầm tĩnh:

- Nhưng không được để Hân biết chuyện của chúng ta.

Cảnh cười nhẹ:

- Cậu yên tâm! Tôi từng du học nước ngoài, tôi biết sống đúng phong cách Tây phương, đảm bảo không tổn thương Hân, dù chỉ là một sợi tóc.

- Cám ơn anh.

Họ siết tay nhau, vừa lúc ngọn lửa trại được thấp sáng. Ánh lửa bập bùng sáng dần khoảng sân trường rộng thoáng đãng, quyện trong gió đêm là âm vang bài ca "Cây đàn sinh viên".

Hai gã đàn ông như lặng đi trong dòng nhạc sống động trẻ trung của các cô cậu học trò. Ánh lửa soi hồng đôi mắt Gia Hân, lóng lánh như viên ngọc quý.

Cuộc vui nào cũng tàn. Mệt rã rời. Hân là người về cuối cùng trong khối đoàn trường. Cô thu dọn tất cả, cất vào văn phòng đoàn, rồi mới về. Đã bảy giờ sáng. Đường phố trở lại một ngày náo nhiệt, ồn ào và vội vã.

Bích Phượng được Vĩ Cảnh chở về từ lúc hai giờ khuya. Nhỏ không thức nổi. Vào lớp ngủ thì vừa tối vừa muỗi. Hân hối thúc mãi, Phượng mới chịu về.

Ngoài cổng trường, Hoàng đang ngồi trên xe máy như chờ ai.

Vừa thấy Hân, Hoàn ngoắc tay:

- Tới đây, Hoàn cho quá giang.

"Hồi nãy phải thu dọn, đứa nào cũng tìm cớ né tránh. Hoàn cũng đòi về lâu rồi, sao bây giờ hắn còn ở đây?".

Hân nghĩ bụng và lắc đầu:

- Hoàn mệt thì về ngủ đi. Hân đón xe ôm được rồi.

Hoàn cười:

- Hoàn chờ Hân nãy giờ. Định rủ Hân đi ăn chút gì.

Từ "ăn" vừa được Hoàn thốt ra, Hân chợt nghe bao tử cô kêu sùng sục. Mọi người mua về quá trời đồ ăn, nhưng đứa nào cũng vội vàng, vì ham vui nên chỉ ăn lếu láo, rồi bỏ. Hân hầu như không ăn gì, ngoài những ly nước ngọt. Cái bụng rỗng tuếch này, bây giờ được ăn, chắc phải hết vài ba tô bún.

Hân so vai:

- Cám ơn Hoàn nhé, nhưng Hân đã hứa về nhà dùng điểm tâm. Mẹ Hân đợi?

Hân quay tìm xe ôm, đúng lúc Khang chạy chiếc Viva trờ tới.

Hân chớp mắt:

- Anh Khang! Anh đi đâu nữa vậy?

- Dì Nguyệt nhờ anh làm tài xế tới đón Hân về.

Hân chép môi:

- Mẹ Hân phiền ghê. Làm như Hân là con nít ấy, phải đón mãi đến khi nào chứ?

- Dì lo lắng cho Hân. Làm mẹ, ai cũng giống nhau ở điểm này. Thôi, Hân lên xe đi.

Gia Hân quay sang Hoàn:

- Về nghĩ đi Hoàn ơi. Ráng ôn thi, để đậu đại học nhé.

Hoàn xụ mặt:

- Cám ơn lời chúc của bạn.

Hoàn rồ ga, chiếc Wave màu xanh lao xuống đường, như một con sóng vừa chợt dâng lên cao.

Khang cười cười:

- Cậu ấy giận Hân rồi.

Hân so vai:

- Ôi! Hân chả có thời gian cho những cuộc hẹn và đi chơi vô bổ đâu. Rồi cậu ấy sẽ hiểu.

- Vậy thì lên xe đi, anh chở về:

Gia Hân leo lên xe Khang, anh nói:

- Bám chắc nghe Hân. Anh chạy nhanh lắm đó.

Hân kêu nhỏ:

- Đây về nhà, đâu bao nhiêu thời gian, anh chạy từ từ cũng được mà.

Khang cười:

- Ăn sáng rồi mới về nhé.

Hân chưa kịp trả lời, Khang đã cho xe hàa vào dòng xe cộ. Buổi sáng, xe luôn đông nên đường luôn bị kẹt. Mỗi lần xe bất ngờ thắng lại, Hân bị đẩy chúi vô người Khang. Hình như đâu đây, cô ngửi được hương ngọc lan phảng phất quanh anh:

Khang không hút thuốc, chỉ mắc tật luôn miệng nhai kẹo cao su. Một lần, Hân đã hỏi:

- Anh nhai kẹo hoài, không mỏi miệng hả?

Khang cười:

- Dạo mới qua Úc, trời lạnh, anh hút mỗi ngày hơn một gói thuốc. Vừa tốn tiền vừa có nguy cơ mắc bệnh, đã thế người lúc nào cũng nồng mùi thuốc. Anh phải tập bỏ dần bằng cách nhai kẹo cao su. Bỏ được thuốc lá, thì mắc tật nhai kẹo, quen miệng mất rồi. Thuốc bỏ được, thì kẹo bỏ đâu có khó khăn gì.

- Cũng phải cần thời gian đấy.

Khang hỏi:

- Nghĩ gì vậy Hân?

Hân nhẹ tênh:

- Hân nghĩ, thèm được lăn ra ngủ sau khi ăn no. Chưa bao giờ Hân mệt và phải nhịn đói thế này. Dạo mùa hè tham gia chiến dịch 'Mùa hè xanh", Hân vẫn rầt thoải mái.

- Chắc tại Hân ôm đồm nhiều việc quá.

Gần về tới ngã tư, Khang dừng xe trước một quán bún bò Huế. Anh cười:

- Hôm nay, anh đãi Hân món bún bò Huế. Hân ăn cay được không?

Hân cười:

- Hân chấp anh luôn đó!

Quả thật, Khang khồng thể tin nổi, Hân ăn cay kinh khủng. Tô bún đỏ màu của ớt. Khang lắc đầu.

- Ăn cay nhiều, đau bao tử, ớt nóng khiến người ta nổi mụn. Con gái đừng ăn ớt!

- Bún bò Huế không cay, đầu phải Huế.

Khang cười xòa. Ăn xong, Hân thản nhiên:

- Để Hân trả tiền. Là tiền thưởng phần văn nghệ, ít thôi, nhưng Lan Hương và Phượng muốn mời anh chiều chủ nhật đi ăn lẩu hải sán.

Khang tủm tỉm:

- Gì chứ được ăn, anh chả dại từ chối đâu.

Cả hai cùng cười. Trên đường về nhà, Hân buồn ngủ rủ mắt. Phải cố lắm, Hân mới không gục vào lưng Khang. Cổng vừa mở, Hân đã nói.

- Cám ơn anh đã chở Hân về.

Chỉ bao nhiêu đó, Hân thoắt nhanh qua cổng, chào mẹ thêm một tiếng, lách qua người Gia Uyên, chạy lên phòng. Không tắm rửa, không thay đồ, không cả đóng cữa phòng, Hân nằm soài người dưới nền nhà. Giấc ngủ đến với cô thật nhanh.

Gia Uyên nhăn mặt bảo bà Nguyệt:

- Mẹ coi nó đấy, cứ như giông gió, suýt đụng vào con, cũng không mở miệng chào.

Bà Nguyệt lắc đầu:

- Uyên à! Phải tùy lúc mới rầy la em chứ. Đêm qua, chắc nó thức, hát hò suốt tận bây giờ buồn ngủ quá thôi.

Uyên nhăn nhăn:

- Dạo này mẹ bênh vực nhỏ Hân đủ việc, người ta nói đâu sai hả mẹ?

Bà Nguyệt nhìn Uyên:

- Người ta nói gì?

- Thì giàu con út, khó con út. Con út, cha mẹ trút của cho.

Bà Nguyệt bật cười:

- Uyên à! Con khiến mẹ mắc cười quá. Học đâu thói sanh nạnh với em, vậy con. Ba mẹ có năm có bảy gì mà lo. Nhà chỉ hai chị em, của cải vốn liếng sau này, ba mẹ chia đều hết. Đứa nào chịu làm thì ấm, đứa nào nhác thì đói. Mẹ không thiên vị. Con nói mà không nhớ, dạo mẹ lo cho con tập dợt để thành siêu người mẫu, mẹ hầu như quên mất Gia Hân. Một chút cũng để chị Hai, con Hân có buồn mẹ cũng không dám nói. Bị bỏ bê, nó vẫn lặng lẽ học. Hồi nó ra Hà Nội thi, mẹ và con cũng đang ngoài đó. Ngày em Hân vào trường quay thi tháng, cũng đúng ngày con thi Siêu mẫu Việt Nam. Mẹ đã để em một mình, dồn tất cả cho con.

Giọng người mẹ trầm xuống:

- Lẽ ra con phải hiểu mẹ, thương em con. Vậy mà giờ đây, con vẫn sanh nạnh với em.

Gia Uyên vẫn bảo:

- Mẹ lo hạnh phúc cho nhỏ Hân. Con thương ai, mẹ đâu thèm để ý.

- Con muốn nói chuyện Vĩ Cảnh à?

- Chả lẽ con lầm?

- Con không lầm. Nhưng đến giờ này, Gia Hân cũng không tỏ thái độ gì. Mẹ hỏI, con bé bảo nó không thích lấy chồng, nó muốn được học hết đại học. Hãy để Gia Hân vui vẻ hồn nhiên, Uyên ạ.

Gia Uyên cắn môi:

- Chuyện nó và anh Khang, mẹ nghĩ có hay không?

Bà Nguyệt nghiêm giọng:

- Con khiến mẹ thất vọng đấy Uyên. Cậu Khang để ý em con là quyền của cậu ấy Gia Hân có lỗi gì? Hơn nữa, năm nay em con đủ tuổi vị thành niên, nó được quyền bảo vệ danh dữ của nó. Dù là chị, con cũng nên nói năng đúng mực, cho em út vị nể. Theo sự quan sát của mẹ, Gia Hân chỉ coi cậu Khang như một người anh vui tính tốt bụng, không hơn đâu.

Bà Nguyệt nói xong thì lên phòng Hân. Cô ngủ say và mệt mỏi. Người mẹ thở dài. Thời gian này ngồi ngẫm nghĩ, bà thấy bà luôn khắt khe với Hân, cấm đoán con bé đủ chuyện. May cho bà là Hân ngoan và chăm học ...

Mãi bốn giờ chiều, Hân mới thức dậy. Nhìn đồng hồ, Hân ngẩn người. Trời ơi! Cô ngủ mấy giờ liền, giống ... heo quá vậy.

Hân lè lưỡi nhìn bộ đồ nhăn nheo, bụi bặm trên người cô, cô lắc đầu. Hồi sáng? Cô theo anh Khang vào lúc vừa sáng với bộ dạng thế này, ắt nhiều người nghĩ cô là ...ghê quá.

Hân mớ tủ, tìm bộ đầm lửng chấm bông mặc nhà. Cô thả mình trong bồn tắm thật lâu Tận lúc tiếng mẹ cô la hoảng:

- Hân! Con đâu vậy?

Hân vội lên tiếng:

- Con đang tắm mà mẹ.

- Đừng dầm nước lâu quá, coi chừng cảm lạnh đó con.

- Dạ, con ra ngay đây mẹ.

Gia Hân trở xuống nhà, cô gọi toáng lên:

- Mẹ ơi! Con đói bụng quá à.

Bà Nguyệt đang nấu đồ ăn nơi bếp, nghe Hân gọi, bà mắng đùa:

- Cha cô! Còn la nữa. Sáng, để mẹ tốn công nấu nồi xúp cua, tưởng về con ăn cho khỏe, ai ngờ nhịn đói mà ngủ. Vô bếp nè Hân!

Gia Hân hít hà:

- Mẹ làm món gì mà thơm dữ vậy mẹ?

Bà Nguyệt cười:

- Có món gì đâu con. Mẹ kho nồi cá bống, lầu không ăn, ba con nói thèm ấy mà.

Hân mở tủ lạnh:

- Con đói quá, mẹ có gì cho con ăn trước không mẹ.

- Đóng tủ lại. Có đĩa mì xào mẹ để trên bàn, ăn tạm chờ ba con về rồi cả nhà cùng ăn.

Gia Hân giở lồng bàn. Đĩa mì Ý xào thịt bò lá hẹ và ớt xanh. Món mì khoái khẩu của Hân. Chị Uyên ghét ăn những món ăn không có nước. Hân vừa ăn vừa hỏi mẹ:

- Mẹ biết không? Tối qua, bài hát của tụi con đoạt giải đó mẹ.

Bà Nguyệt cười:

- Tưởng gì chứ con gái mẹ đã cất tiếng ca, có ai chê bao giờ.

Hân cười ngất:

- Mẹ đừng tự khen con, kẻo con nở mũi đấy. Tối qua, con gặp cả anh Cảnh nữa. Không hiểu sao ânh biết con ở đó?

Bà Nguyệt dò dẫm:

- Rồi hai đứa có nói chuyện gì không?

Hân cười:

- Con bận tối mắt tối mũi, có rảnh đâu mà nói chuyện mẹ ơi. Con nghe anh Cảnh bảo mai mốt gì đó, bác Thuần xuống mình chơi.

- Cái thằng này thiệt tình à. Miệng nói thương con gái người ta, nhưng cơ hội đến thì lại im như ... thóc. Rõ thật chán?

- Mẹ!

Bà Nguyệt giật mình:

- Gì đây con gái?

- Là mẹ đạo diễn, đúng không?

- Đạo diễn cái gì?

- Mẹ cho anh Cảnh biết, con sinh hoạt giao lưu, chắc chắn đúng.

Bà Nguỵêt so vai:

- Ừ! Thì sao chớ? Nó bảo nó thương con. Nó năn nỉ mẹ cho nó cơ hội. Ai ngờ cái thằng nhát hít à.

Hân xụ xị:

- Mẹ làm ơn, đừng có lần thứ hai như thế nữa. Con không thích loại đàn ông thụ động. Nếu Cảnh thật lòng thương con, con phải có điều kiện cho ảnh.

- Điều kiện gì vậy Hân?

Bất chợt vang lên tiếng của Cảnh. Hai mẹ con bà Nguyệt giật mình.

Gia Hân trợn mắt:

- Làm cách nào anh vô nhà Hân được?

- Cháu chào dì! Cháu xin lỗi. Cháu tới đây gặp lúc chị Uyên đi làm về tới.

Uyên mở cổng cho cháu vô.

Gia Hân hất mặt:

- Nãy giờ anh không lên tiếng, đứng rình nghe mẹ con tui nói chuyện phải không? Con trai gì tò mò vậy.

Cảnh chối phắt:

- Không có đâu. Tôi chỉ vừa nghe được cầu nói vừa rồi của em.

Anh hạ giọng:

- Em muốn ra điều kiện gì cho anh vậy?

Gia Hân thản nhiên:

- Chờ tôi bảy năm, không được quen và đi chơi với bất kỳ ai là nữ.

Cảnh gãi tóc:

- Công việc của anh phải tiếp xúc đủ hạng người, trong đó có rất nhiều người đẹp. Không thương họ, không đi ăn, đi chơi với họ, anh đồng ý, nhưng Hân đừng bảo anh không được tiếp xúc với phụ nữ. Bởi người đàn ông, tình yêu và sự nghiệp như máu đỏ chảy về tim.

Gia Hân nhếch môi:

- Đã là điều kiện, tất có đường lui. Tôi đồng ý những gì anh nói. Đừng năn nỉ xin lỗi khi tôi thấy anh vi phạm điều kiện. Anh sẽ không còn cơ hội làm khách nhà tôi nữa.

Cảnh buột miệng:

- Tuyệt tình dữ vậy sao?

- Anh nói gì?

Cảnh nói nhỏ .

- Anh nói mười năm anh vẫn đợi chứ đừng nói chi bảy năm.

- Anh nói thì nhớ giữ lời đấy.

Bà Nguyệt nhẹ giọng:

- Cháu xuống đây một mình hả Cảnh?

Vĩ Cảnh ỉu xìu:

- Dạ. Buổi sáng, cháu ngủ dậy hơi muộn cháu nghĩ Hân chắc cắm trại hết ngày nay, nên cháu tới công ty làm việc. Tới khi cháu đến trường, cháu mới biết tất cả được thu dọn từ sáng sớm, nên cháu tới đây luôn.

- Cháu ăn cơm cùng gia đình bác nhé?

Bà Nguyệt hâm nóng lại đồ ăn kịp lúc ông Đông về tới. Hân nhăn nhó ngồi vào bàn cơm.

Chẳng hiểu sao Hân không thấy lòng mình dấy lên một chút xôn xao nào trước Cảnh. Dù anh đâu phải xấu trai, không tài.

Gia Uyên bảo mẹ:

- Ngày mai, nhân thể ba mẹ anh Cảnh tới chơi, mẹ cho phép con mời thêm bạn về ăn cơm nhé.

Bà Nguyệt gật đầu.

Hân chớp mắt:

- Bạn trai hay gái vậy chị Hai?

Uyên cười cười:

- Dĩ nhiên là bạn trai rồi. Hân đoán xem chị sẽ mời ai?

Gia Hân so vai:

- Bạn chị có hàng trăm người, em biết được ai mà đoán.

- Người này Hân biết.

Hân suy nghĩ:

- Đạo diễn Thế Anh phải không? Hay là chị người mẫu Quế Nhi?

Gia Uyên cười cười:

- Trật lất! Là hàng xóm nhà mình, chủ nhân cây hoa ngọc lan.

Hân tròn mắt:

- Anh Khang à? Chị Hai thích ảnh hả?

Bà Nguyệt cũng hỏi:

- Phải con thích cậu ấy không?

Uyên gật đầu:

- Mẹ đồng ý chứ ạ?

Bà Nguyệt thở dài:

- Sự quyết định của mẹ, nào ảnh hưởng gì đến cậu ta.

Hân nghe tim mình chợt nhói buốt, như có kim đâm vào. Với Cảnh, cô không có cảm giác ấy. Tại sao cô lại thích chung người chị Hai cô thích?

Phải chấm dứt, phải quên ngay thôi Hân. Khang không bao giờ là của cô. Số mệnh đã định cho cô và Cảnh, cô nên ngoan ngoãn chấp nhận. Người con gái im lặng đôi khi là vàng, nhưng cũng rất nhiều khi sự im lặng không đúng lúc sẽ hại mình.

Hân đứng lên đi ra vườn. Bây giờ không có gió, những bông hoa ngọc lan không còn rụng sang góc vưỡn của cô nữa. Cũng như mãi mãi cô phải đứng lên đường nhìn Khang đi chung chị Uyên của cô.

Chị Uyên là chị ruột Hân, hai chị em không nên thua đủ. Hân đồng ý dìm nỗi buồn không tên gọi của mình xuống nước, dòng nước trọn đời này không có con thuyền hạnh phúc của Hân.

Chương 5

Hân đậu thủ khoa, với số điểm tuyệt đối sáu mươi trên sáu mươi. Người học trò đầu tiên của thành phố đạt kỷ lục này sau mười năm cải cách giáo giục.

Hân được xét tuyển thẳng vào đại học, với những điểm chuẩn giỏi, như học sinh giỏi cấp quốc gia ba năm liền. Hân còn được nhà tài trợ đường lên đinhOlympia cấp học bổng toàn phần để Hân qua Úc du học.

Bích Phượng rưng rưng:

- Mày sẽ đi Úc hả Hân?

Gia Hân nhẹ tênh:

- Tao không đi đâu hết. Ba mẹ tao cần có tao.

- Mày vẫn muốn du học kia mà.

- Lúc trước thì có, bây giờ đọc điều kiện nhà tài trợ đề ra, tao thấy mình bị lợi dụng. Họ nghĩ họ bỏ một số tiền để mua chuộc du học sinh Việt Nam, là ai cũng ham danh vọng mà đi. Mày nghĩ xem gia đình, thầy cô và nói sâu xa văn vẻ hơn một chút là đất nước cho mình trí thức, vậy mà khi trưởng thành, ta lại chọn con đường du học, học để làm việc cho họ thêm ba năm, sau đó mới được trở về. Như vậy chả phải họ lợi dụng mình sao. Có rất nhiều người học thành tài đã quá mỏI mệt, xa gia đình lâu, họ đã không còn những ràng buộc lễ giáo, vậy là ở luôn lại nước ngoài, lấy vợ lấy chồng sinh con, quay mặt lại với đất nước, bỏ mặc sự khắc khoải đợi chờ của cha mẹ. Tao không đi đâu. Ba năm đủ giết chết tình yêu gia đình khi mình thật sự làm ra tiền. Tao không muốn bị cuốn vào dòng xoáy ấy.

Bích Phượng dè dặt:

- Mày không du học, vậy mày sẽ học tiếp chứ?

- Mày khéo hỏi nhỉ Phượng. Tao đang tính học cùng một lúc cả quản trị kinh doanh và đại học y.

Phượng kêu lên:

- Trời đất? Tao nghĩ mày đang suy nghĩ chuyện khó có thể thực hiện cùng lúc. Người ta học được, tao cũng học được.

Phượng cố gắng:

- Có được bao nhiêu người trong thành phố này học được hai bằng đại học chính quy? Tao biết là có, nhưng tất cả các bác sĩ thì không. Y học đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu rất cao, mày phải dốc toàn tâm toàn rực mới mong đạt bằng giỏi không học y khoa thì thôi, còn đã học, mày nhất định phải là một bác sĩ hậi đủ tài đức, vì thế mày không thể học thêm kinh tế. Khi học bác sĩ, mục đích của mày là cứu người chữa bệnh, mày sẽ không còn thờI gian để bon chen giành giật kinh doanh. Chính xác hơn, mày chỉ có quyền chọn một trong hai chiếc ghế bà giám đốc công ty hoặc một bác sĩ chuyên ngành.

Ngưng một lúc Phượng lại nói:

- Mày là đứa có lòng nhân hậu, hãy nghe ba mày, hoc y khoa, làm bác sĩ khoa ngoại. Công ty của gia đình, hãy để chị mày lo. Công ty của gia đình, hãy để chị mày lo. Bà Uyên sẽ bỏ cuộc vui thích danh vọng, bởi người mẫu nào cũng chỉ có một thời con gái. Lấy chồng là phải chấm dứt sân diễn. Bà Uyên không để ba mẹ mày thất vọng đâu.

Gia Hân thở dài:

- Cám ơn mày đã cho tao lời khuyên. Còn bản thân mày thì sao? Mày sẽ học ngành gì?

Phượng cười thật tười:

- Tao học Y dược.

- Y dược? Hồi làm hồ sơ, mày có nộp đơn không?

Phượng nhẹ giọng:

- Tao không muốn mất tình bạn với mày, nên đã âm thầm nộp thêm hồ sơ, ầm thầm học thêm môn sinh, hóa. Tao không dám học y khoa, vì tao rất sợ máu, nhưng tao sẽ học để có bằng dược sĩ. Sau này mày mở phòng mạch, tao mở tiệm thuốc. Hai đứa vẫn chung nghề.

Hân tròn mắt:

- Nghe mày lên kế hoạch, tao thấy giống như mày đang vẽ tương lai trong mơ vậy. Phượng! Mày đủ tự tin thi đậu không?

Phượng rùn vai:

- Mày yên tâm! Tao nhất định sẽ cùng mày sánh vai vào trường Đại Học Y,chỉ có điều mỗi đứa một ngành.

Hân mừng rỡ:

- Nếu thế, tao sẽ giúp mày thêm kiến thức trong hai tuần còn lại. Cố lên nhé!

Lan Hương xem điểm thi xong, cô đi lại chỗ Hân và Phượng đang đứng. Lan Hương bảo:

- Chúc mừng mày đậu thủ khoa. Gia Hân!

- Mày cũng đoạt loại giỏi chứ bộ.

Hương trầm tĩnh:

- Nãy giờ, sao không thấy Hoàn nhỉ?

Phượng bảo:

- Hôm rồi, tao nghe em gáí Hoàn bảo, hắn vào Đà Lạt thăm ngoại. Chả biết đã xuống chưa nữa.

Gia Hân cắn môi:

- Tụi mình có nên tổ chút một buổi chia tay, tiễn nhau vào đời không?

- Phải gặp được tụi nó đã.

Bích Phượng bảo:

- Khó mà gặp mặt nhau lúc này lắm. Theo tao, mình viết một bản tin nhắn treo cạnh danh sách học sinh thị đậu. Bọn lớp mình coi điểm thi, sẽ biết mà về họp mặt.

Hương chớp mắt:

- Ý kiến hay đó Hân!

- Vậy thì viết ngay đi! Hẹn một tuần nhé. Cũng may là lớp tin mình thi đậu một trăm phân trăm.

Dán xong bảng thông báo, ba đứa rủ nhau đi ăm kem.

Hân so vai:

- Giờ này đến Bạch Đằng, chắc gì còn chỗ.

Lan Hương cười cười:

- Tao biết một quán kem ngon không thua gì kem Bạch Đằng, đã thế còn có sinh tố, trái cây lạnh, thích ăn gì cũng được.

Phượng hỏi tới:

- Ở đâu xa không Hương?

- Không xa mấy.

- Vậy thì đi!

Bà đứa chạy mất khoảng nửa giờ vừa đủ nhăn mặt vì xa thì Hương bảo:

- Tới rồi!

Hân nhìn lên bảng hiệu "Quán kem Xì- tin".

Cô cười:

- Sài Gòn bây giờ quả là biết tận dụng thương hiệu. Thời trang Xì- tin, cà phê Xì- tin, và bây giờ là kem giải khát Xì- tin. Tận dụng để dụ khi bọn học trò tuổi mực tím đây mà.

Lan Hương tỏ ra sành sỏi:

- Không phải như mày nghĩ đâu. Bằng chứng là có rất nhiều đôi tinh nhân đến đây.

- Ngườì lớn cũng thích kem bảy màu à?

- Họ uống sinh tố, ăn trái cây lạnh, và cái chính là muốn từng lại chút ký ức tuổi thơ.

- Mày có vẻ rành rẻ nhỉ!

Hương thản nhiên:

- Tao vốn có tính tò mò, ưa suy đoán mà.

Ba đứa kêu ba ly kem. Vừa ăn được vài muỗng, Bích Phượng trợn mắt la nhỏ:

- Ối lạy chúa! Hân ơi!

Gia Hân nhìn Phượng:

- Ăn kem cũng mắc nghẹn hả Phượng?

Phượng lắc đầu chỉ ra cửa:

- Mày nhìn kìa Hân!

Gia Hân chớp mắt, thoáng buồn. Lan Hương thì tía lia:

- Chị Hai mày và anh Khang phải không?

Hân đưa tay lên môi:

- Suyt! Nói nhỏ thôi!

Hương so vai:

- Quán nhỏ thế này, họ cũng nhận ra tụi mình thôi. Mời hai người ấy đến đây nhé.

Hân nhăn mặt:

- Đừng mày! Cứ coi như không biết?

Phượng cong môi:

- Chị Uyên cũng thích quán kem à? Chuyện khó tin thật. Ủa? Tao nghe nói anh Khang đi Hà Nội mà Hân? Sao bây giờ đi chung bà Uyên nhỉ?

- Mày hỏi tao, tao hỏi ai? Chiều qua, bác Bảy cho tao nắm hoa ngọc lan đã phơi khô bác cũng nói anh Khang ra Hà Nội để hoàn tất thủ tục thành lập công ty.

Lan Hương tròn môi:

- Ảnh mở công ty gì vậy Hân?

- Nghe đâu là công ty lắp ráp sửa chữa và lắp đặt máy vi tính, dịch vụ phần mền gì đó.

- Ghê vậy hả? Chứng tỏ anh rất giàu.

- Chuyện này, tao không biết.

- Hân! Chị Hai bắt gặp quá tang nhé. Rủ nhau đi ăn kem, vậy mà bảo tớI trường. Giọng Gia Uyên vang lên.

Gia Hân cắn môi:

- Tụi em đến trường coi điểm thi thật chớ bộ.

- Coi xong sao không về nhà?

- Em ghé chơi một chút không được sao? Chị làm gì mắng em trong quán vậy. - Hân ấm ức.

Khang trầm giọng:

- Uyên! Muốn răn đe gì, chị em về nhà đóng cửa bảo nhau. Em la nhỏ Hân ở đây, người ta cười cho. Mấy em! Cho tụi anh ngồi chung với nghen.

Bich Phượng xị mặt:

- Quán kem chứ đâu phải của riêng tụi em. Anh chị không thấy phiền, thì em mời anh chị ngồi chung cho vui.

Gia Uyên điệu đàng ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh Hân. Cô chị lúc nào cũng gườm cô em gái của mình.

Uyên bảo Khang:

- Em uống sinh tố thập cẩm.

Khang kêu ly sinh tó cho Uyên, kem cho anh và một đĩa trái cây loại đặc biệt.

Khang hỏi cả ba cô gái:

- Điểm thi có chưa Phượng, Hương?

Bích Phượng tủm tỉm khoe:

- Dạ rồi. Tụi em đậu hết cả lớp luôn.

Khang tròn mắt:

- Siêu vậy hả? Có ai đậu thủ khoa không?

Phượng chỉ Hân:

- Đậu tuyệt đối Cả 6 môn thi đều được điểm 10. Cao nhất thành Phố là Gia Hân. Em và Hương đoạt loại giỏi, thua Hân tới 10 điểm.

Gia Uyên mừng rỡ:

- Thật hả Hân? Em đã báo cho ba mẹ chưa?

Gia Hân từ tốn:

- Dạ thật. Thông báo kèm theo là em được tuyển thẳng vào đại học. Mừng quá, tụi em mới rủ nhau đi ăn kem.

- Chị xin lỗi, chị đã la em một cách vô lý. Hân giỏi lắm! Em muốn chị tặng em quà gì hả Hân?

Khang cũng nói:

- Hân khiến anh bất ngờ thật. Nhất định em phải nhận quà tặng của anh đấy.

Hân nhỏ nhẹ:

- Em không cần quà tặng. Em chi mong sao mãi mãi, chị em mình hiểu và yêu thương nhau.

Bích Phượng thở dài:

- Gia Hân vậy mà sướng! Chưa gì đã có người tặng quà. Em có ông anh họ, chẳng biết ổng có lới hứa với em không nữa?

Uyên cười cười:

- Phượng còn chưa biết, bà cô của Phượng hứa tặng gì cho Hân đâu.

Phượng hỏi Hân:

- Một chiếc lắc vàng hay sợi dây chuyền hả Hân?

Gia Hân thản nhiên:

- Vòng vàng, mẹ tao sắm cho tao đủ cả, tao còn không đeo, nhậ mà làm gì của người khác cho mắc nợ. Bác Thuần bảo, nếu tao đậu thủ khoa vào đại học, bác sẽ thưởng cho tao hai vé du lịch tham quan Tuần Châu.

Phượng háo hức:

- Vậy là trúng ý mày rồi còn gì.

Gia Hân nói:

- Tao muốn thì ba mẹ cũng cho tao đi, đâu cần phải đi bằng tiền của người khác.

- Mày đúng là cứng đầu cứng cổ, giàu sĩ diện. Mày nên nhớ, cô tao là người sống rất nguyên tắc. Bà đã hứa chuyện gì thì bằng mọi cách cũng làm cho được.

Lan Hương hỏi:

- Mày đi Tuần Chầu chưa Hân?

Gia Hân cười:

- Quê nội tao ở Hải Phòng nên tao định xin ba mẹ tao về thăm quê, tiện thể đi Hạ Long luôn.

Phượng chép miệng:

- Giá như không phải học thi, tao sẽ đi cùng mày.

Gia Hân cười cười:

- Mày yên tâm? Ba mẹ tao đông ý, tao chờ mày thi đại học xong rồi đi, lúc ấy mời thoải mái đầu óc.

Khang nheo mắt:

- Cho anh ké với?

Hân chối phắt:

- Em ghét đi chơi có con trai lắm. Anh thích thì rủ chị Uyên kìa. Chị em còn chỗ nào chị ấy chưa đi đâu.

Khang nhầy nhựa:

- Nhưng anh thích đi chung với tụi em. Thích gì là quyền của anh, còn Hân thì không thích gặp rắc rối.

Khang cắc cớ:

- Phải vì em đã chọn Cảnh không?

Hân mím môi. Cô chợt thấy ghét Khang kinh khủng. Anh thật sự dửng dưng vô cảm trước tình cảm của Hân, còn muốn bỡn cợt Hân nữa. Hân sẽ chứng minh cho anh ta thấy, Hân là con người nào?

- Tụi em ăn trái cây đi!

Khang đẩy đĩa trái cây đến trước mặt Bích Phượng, nhưng ánh mắt thì nhìn Hân đầy những dấu chấm hỏi.

Hân từ tốn:

- Tụi em ăn vậy đủ rồi. Về nhà bỏ cơm, mẹ em buồn, tội lắm?

Hân nháy mắt với Phượng:

- Tụi mình về thôi Phượng.

Lan Hương kêu lên:

- Còn sờm mà Hân.

Gia Hân dứt khoát:

- Hân nói tới trường thôi, đi lâu quá, ở nhà mẹ Hân lo lắng nữa. Tính mẹ là vậy, con cái ra ngoài, là mẹ không yên lòng.

Uyên nói:

- Em về, đừng kể vớI mẹ, chị em mình gặp nhau nhé.

- Sao vậy chị?

- Không sao cả. Tại chị không thích đơn giản thế thôi. Mẹ hay hỏi vòng Tam Quốc lắm.

- Em hiểu rồi.

Cả ba đứng lên, chào.Khang, Uyên.

Khang nói:

- Mấy em về đi, lát anh trả luôn tiền kem cho nhé.

Vừa lúc đó, Phượng lại nhéo vào hông Hân. Cô la lên nho nhỏ:

- Mày sao vậy Phượng. Tự nhiên sao nhéo tao?

Phượng thì thào:

- Ông Cảnh kìa.

Hân vội ngồi trở xuống bàn. Thêm một chuyện lạ nữa, Cảnh mà cũng chịu đến quán Xi- tin này à?

Gia Uyên ngạc nhiên:

- Chuyện gì nữa Hân?

Hân nói như hụt hơi:

- Anh Cảnh đó.

Uyên nhìn ra cửa, cô vụt cau mặt.

- Hân! Mắc chi mày phải tránh hắn? Lần này, tao nghĩ hắn hết chối nhé.

Cảnh vô tình khoác tay một cô gái, ăn mặt khá mát mẻ đi thẳng vào quán.

Uyên hắng giọng:

- Chào Cảnh! Bất ngờ nhỉ?

Cảnh bối rối:

- Chị Uyên! Gia Hâm! Mọi người đi ăn kem hà?

Phượng chanh chua:

- Trời nóng, ngồi nhà muốn chảy mỡ luôn, kem luôn là miền Nam Cực, hơi lạnh một chút, nhưng học trò, đứa nào cũng nhiền. Anh mà cũng ăn kem thì hèn chi trời không nóng cho được.

Cảnh cười gượng:

- Anh cũng là người như các em thôi. Vậy các em về rồi hả? Ngồi chơi một lúc nữa cho vui.

Hân so vai:

- Chỗ nhà hàng người ta làm ăn, đâu phải là tụ điểm ăn chơi mà ngồi lâu. Tụi em về trước nhé.

Khang bỏ nhỏ vào tai Cảnh:

- Cậu hết cãi nhé! Lần này tận mắt Hân chứng kiến, cậu còn kêu van nữa không?

Cảnh nhăn nhó:

- Số em xui rồi. Khó mà năn nĩ được Hân nữa. Chị Uyên phải giúp em.

Uyên tinh bơ:

- Chả ai rảnh hơi làm chuyện bao đồng, nhất là bao đồng cho một người lăng nhăng, không biết lý lẽ như anh. Tốt nhất anh đừng làm phiền nó, bắt nó phải nói cho mẹ anh biết thì mệt đấy.

Cô gái đi cùng Cảnh nhăn nhó:

- Anh! Mình ngồi đâu anh?

Cảnh kéo luôn chiếc ghế mà Hân, Phượng vừa ngồi. Anh nói:

- Em ngồi xuống đây luôn My.

My nhìn Uyên và Khang vẻ ngưỡng mộ:

- Em xin lỗi, hình như chị là siêu người mẫu Gia Uyên?

- Cám ơn bạn đã nhận ra tôi. Em là bạn gái của anh Cảnh à?

Liếc nhanh Cảnh, My nói:

- Ảnh thích em lâu rồi, nhưng lúc mới quen thì em đi lưu diễn ở ngoài Bắc.

- Em là ca sĩ à?

- Dạ. Nhưng em không phải dân chuyên nghiệp, em thuộc Đoàn Công an Nhân dân. Em hát dân ca. - Cô gái nói như khoe.

Gia Uyên cười cười:

- Vậy hả!

Cảnh thừa biết Uyên muốn gì. Đáng đời anh? Ai biểu cứ thích chơi bời hoa lá. Chả được gì, còn mang tai tiếng lẫn tốn tiền. Đây là tiền mất tật mang.

Ba cô gái thản nhiên đi qua Cảnh ra đường. Phượng tủm tỉm:

- Đố mày, anh Cảnh có quê không?

Gia Hân nheo mắt:

- Mày hỏi lạ nhỉ! Con người, ai chẳng có quê.

Phượng cong môi:

- Khỉ ạ! Mày biết tao hỏi gì mà.

Lan Hương bảo:

- Ông Cảnh là anh mày, hả Phượng?

- Ừ! Mày hỏi thăm ảnh có gì không?

- Không, tại thích thì hỏi chơi thôi:

Phượng nheo mắt:

- Con Hân không chịu làm chị tao. Còn mày, mày chịu không Hương?

Lan Hương cười tươi:

- Tao nghe nói anh mày cặp bồ lung tung lắm, phải không Phượng?

- Tao chịu thôi. Tao và ảnh lâu lâu mới gặp nhau một lần. Nếu mày thích anh tao thì mấy hôm nữa, tụi tao đi du lịch, mày đi cho vui.

- Góp khoảng bao nhiêu?

- Cũng không rõ lắm. Mày cứ xin tiền tàu từ đây ra Quảng Ninh.

Lan Hương lại bảo:

- Đi xa quá, chắc mẹ tao không cho đi đâu Hai đứa tin mày sướng thật.

Phượng thật thà:

- Tiền tao được thưởng, và anh Cảnh sẽ dẫn tụi tao đi chơi.

- Là anh vừa rồi đi chung chị gì ... mới vô đó hả?

- Ừa!

- Tao thích mấy anh lớn tuổi như thế. Đi chung với họ, không sợ bị ai ăn hiếp hết.

Hân rùn vai:

- Mày có bồ rồi hả Hương?

Hương lắc đầu.

Hân cười:

- Mày chịu anh nhỏ Phượng không, tụi tao làm mai cho?

Hương chớp mắt:

- Anh của Phượng là ai?

- Thì ... anh Cảnh đó.

Hương chậm rãi:

- Bạn đừng đùa chớ Hân! Tao nghe nói ông Cảnh thích mày. Cả anh Khang nữa. Lúc nãy, tao thấy anh Khang nhìn mày, ánh mắt lạ lắm.

Hân lảng chuyện:

- Mày chịu đi du lịch, tao bao mày nửa vé.

- Vấn đế là mẹ tao có cho đi không kìa.

Câu chuyện còn dỡ dang, thì đến chỗ rẽ. Lan Hương về nhà của nó, phượng và Hân đi thêm một đoạn nữa mới chia tay.

Sáng hôm sau, Hân dậy sớm. Khoảng sân lá rụng nhiều. Chắc tại hồi đêm gió lớn và gió đưa những chiếc lá khô bay xa hơn. Hân gom lá vào góc vườn, rồi châm lửa đốt.

Chả biết từ khi nào, Hân bị ghiền cái hơi khói từ lá khô tỏa ra. Nó ngay ngáy, nồng nồng và thơm nữa. Một lần, Hân bảo mẹ thử ngửi xem sao.

Mẹ đã ngạc nhiên:

- Hình như trong lá khô bị đốt cháy có cả hương thơm hoa ngọc lan, hả Hân?

Hân chớp mắt:

- Con cũng vừa phát hiện ra điều ấy.

- Lạ thật đấy!

Hân đem chuyện khói có mùi hương hoa ngọc lan kể cho Phượng nghe, nhỏ bạn cười ngất, nó chế giễu Hân giỏi tưởng tượng. Hân tức lắm. Nhưng nó đâu ngửi được mùi hương, dù Hân đã hai lần gom lá, để trưa về đốt cho Bích Phượng ... ngửi.

Khang thò đầu lên tường:

- Mai em đi Hà Nội hả Hân?

Hân cắc cớ:

- Dạ. Có gì không anh Khang?

Khang cười cười:

- Anh tưởng là vài ngày nữa, em mới đi thì anh đi chung cho vui.

- Anh Khang ra ngoài đó chi vậy.

Một câu hỏi vô duyên không thể chấp nhận. Hỏi xong rồi Hân mới tự mắng mình.

Khang trầm tĩnh:

- Anh ra làm nốt thủ tục hồ sơ xin thành lập công ty.

Hân ngạc nhiên:

- Phải ra Hà Nội lận hả? Em cứ nghĩ xin ở thành phố là được.

- Cũng còn tùy thuộc vào tính chất pháp lý của công ty đó. Anh làm du lịch, nên phảixin ý kiến từ Bộ.

Hân cười cười:

- Bao giờ công ty khai trương, anh Khang nhớ chừa cho Hân một chân nhé.

Hân sẽ đi làm thêm, kiếm tiền.

Khang nhìn cô:

- Nhà Hân đâu thiếu thốn gì, em đi làm thêm, ba mẹ có chịu không?

- Em không biết, nhưng đi làm để kiếm tiền là mục đích tốt. Em nghĩ mẹ em sẽ đồng ý.

Khang nói:

- Em tự tin ghê nhỉ!

- Ờ thì mẹ em vẫn nói, khi nào em đủ mười tám tuổi, em muốn làm gì mẹ sẽ không ngăn nữa. Kể cả ...yêu.

- Thế em đã yêu ai chưa?

Hân cắn môi:

- Hình như là rồi.

- Sao lại hình như?

- Vì em thích người ta. Mỗi ngày không được gặp và nói chuyện một lần, em buồn muốn khóc. Như vậy có phải là yêu không anh Khang?

Khang không trả lời, anh hỏi:

- Là anh Cảnh hả?

Hân bướng bướng:

- Anh hơi bị tò mò rồi đấy. Em thấy anh và chị Hai em ...thân nhau, em mới kể cho anh nghe. Nhưng là ai chỉ một mình em biết. Em vẫn cất người ấy trong tim em.

- Như thế là yêu đơn phương đấy Hân!

- Em biết chứ. Nhưng em cần thời gian mới có câu trả lời.

Vừa lúc đó, trong nhà, Gia Uyên gọi ầm lên:

- Làm gì ngoài đó lâu vậy Hân?

- Em xong rồi đây.

- Mau lên, mẹ biểu chị đưa em đi mua ít đồ dùng.

- Chị đừng lo cho em, em sẽ tự mua lấy.

Khang vừa nghe tiếng Uyên đã vội thụt cái đầu về bên nhà. Chắc ảnh sợ chị Hai biết là ảnh hay nói chuyện với cô ở góc vườn này.

Ảnh có biết không nhỉ, trái tim con gái của Hân đang buồn ghê lắm. Hân chả muốn đi chơi với Cảnh chút nào. Từ khi khang đệm đàn cho Hân hát, ước muốn được có anh trong đời cứ mỗi lúc một lớn dần trong cô. Vậy mà chị Hai ...

Tại sao chị Uyên mãi cố tình giành cho được anh Khang nhỉ? Chị ấy có thiếu gì người đàn ông thích chị?

Còn Hân, có ai hiểu cô và nâng niu cô như anh Khang đâu?

Hôm ấy buồn kinh khủng, cô muốn khóc to lên, vậy mà không thể khóc.

Chặng đường từ Sài Gòn ra Hà Nội, có Khang, chắc chắn sẽ vui rất nhiều.

Tự nhiên Hân hết còn muốn đi đâu nữa.

Nhưng Hân không đi thì Phượng cũng phải ở nhà. Thôi thì cứ cất vào tim những buồn giận buổi đầu dành cho người lớn. Chuyến du lịch đầu tiên, Hân được đi cùng bạn, dẫu thế nào cũng không nên bỏ dịp may này. Mẹ vốn khó khăn, không dễ dàng mẹ cho Hân đi đâu.

Thở dài, Gia Hân trở vào nhà. Mùi thơm của bữa điểm tâm bay ra khiến Hân nghe đói. Và cô quên ngay những buồn phiền vừa chợt nhói lên trong trái tim mười tám tuổi, đầy những dấu chấm hỏi trước cuộc đời.

􀃋 􀃋 􀃋 Gia Hân đắp mãi những láu đài cát. Nhưng cứ cao một chút, cát lại chảy xuống, đổ nát.

Bích Phượng kéo tay Hân:

- Đến chỗ kia mua ghẹ ăn Hân, đừng học kiểu dã tràng xe cát nữa!

Gia Hân xoa tay:

- Chỗ nào? Trời nắng quá, tao làm biếng đi ghê.

- Vừa phải thôi nghe mày. Ăn cũng nhác.

Hân nhìn quanh:

- Ông Cảnh đâu rồi Phượng?

Phượng rùn vai:

- Trời biết.

Hân ngán ngẩm:

- Bây giờ chắc mày không còn trách tao nữa chứ? Tao không ngờ Cảnh sống buông thả vậy. Tao thấy tội bác Thuần quá. Không nói thì mãi tao bị hiểu lầm, cón nói ra chân tướng của Cảnh, bác Thuần sẽ đau lòng lắm. Mày bảo tao phải làm sao hả Phượng?

Bích Phượng chán nản:

- Tao cũng đau đầu về ông anh của mình thật. Thà anh ấy quen mấy đứa con gái đàng hoàng. Đàng này ảnh dính vô mấy con nhỏ quán bia ôm. Tao sợ anh ấy chơi "ken" nữa kìa.

Hân hoảng hốt:

- Mày ...Tự nhiên sao mày nghĩ vậy hả? Có phải mày đã biết điều gì đó về Cảnh? Mày cho tao biết đi.

Phượng đắng ngắt:

- Tao vô tình nhìn thấy con nhỏ cập bồ anh Cảnh ... hít heroin.

- Thật ư?

- Chuyện này, tao đâu dám nói láo. Tao không kể mày nghe, vì tao muốn thữ xem anh Ba tao có dính vô mấy vụ này không?

Hân run run:

- Rồi mày đã phát hiện được gì?

Phượng lắc đầu:

- Chưa có gì. Nhưng linh cảm như mách bảo tao, sắp xảy ra một điều gì đó.

Mày nhớ đề phòng ảnh nhé.

Hân thẫn thờ:

- Biết thế, tụi mình đừng ra đây nữa. Tao nghe báo đài nói về con số thanh thiếu niên ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội nhiễm HIV nhiều, nhưng vẫn cho là nhà báo ưa thổi phồng sự việc. Bây giờ tao tận mắt nhìn tụi nhóc 15, 16 tuổi tự dùng kim chích thuốc, tao khiếp lắm.

- Tao cũng vậy. Hay là sáng mai, bọn mình mua vé về Sài Gòn đi Hân.

- Tao cũng tính thế. Nhưng ngày mai là mùng bảy âm lịch, không có xe vô đâu. Phải chờ thêm một ngày nữa.

Nói đến đó thì Vĩ Cảnh đi tới. Anh nhìn hai cô gái khẽ hỏi:

- Phượng! Em không đưa Hân ra chơi ngoài đảo à?

Hân đỡ lời:

- Hân có tật say xe, say sóng, nên đành nhìn đảo từ xa mà thèm chứ không dám đi.

- Uống thuốc chống ói liều cao một chút, là được chứ gì.

- Hân không thích mạo hiểm đâu. Đi chơi mà bị ói, thì chả còn gì hứng thú cả.

Vĩ Cảnh cau mày:

- Hình như Hân không được vui?

Hân hơi giật mình. Cảnh quả không hổ là thông minh, nhạy cảm. Cô cười nhẹ:

- Anh Cảnh đoán sai rồi. Hân chẳng có gì là không vui cả. Tại hai đứa đang đói bụng nhưng lại lười đi thôi.

Vĩ Cảnh từ tốn:

- Hai em thay đồ, anh kêu xe, mấy anh em mình ra phố ăn nhé. Hân ra đây chơi mà không biết gì về ngoài này, ít nữa trở vô ba mẹ hỏi em kể thế nào?

Hân nhún vai:

- Thấy gì nói đó. Suốt chặng đường dài hơn hai ngàn cây số, bao la bát ngát chuyện đời thường xảy ra.

Quay qua Phượng, Hân nháy mắt:

- Đi ăn chùa không Phượng?

Bích Phượng xụ xị:

- Thèm! Bộ tao và mày không có tiền, không có chân hay sao. Hứ! Dẫn người ta ra đây rồi bỏ mặc hai đứa, còn mình thì biến mất trên từng cây số. Em ghét anh lắm! Về nhà em nhất định mét cô dượng, để coi anh khua môi múa mép giải thích thế nào? Anh yên tâm dung dăng dung dẻ với mấy con nhỏ bia ôm ấy đi, sau này đừng trách em thấy mà không can anh nghen.

Phượng tuôn một hơi dài. Cảnh thoáng tái mặt. Anh thừa biết tính nết quái chiêu của con em họ. Phượng ngang hơn cua, và cũng chả sợ trời sợ đất gì cả.

Có lẽ điều này khiến Phượng và Hân chơi thân với nhau. Phải bịt miệng con bé lại, không thì bể mánh hết.

Vĩ Cảnh cười cười:

- Trước khi đi, anh chẳng nói, anh kết hợp dẫn các em đi du lịch và anh còn công việc của anh sao? Đàn ông tụi anh chơi cỡ nào cũng không quên công việc của mình. Em đừng làm khó anh!

Phượng cắn môi:

- Em nói gì đầu. Và cũng biết lo cho bản thân. Không có anh, dễ dầu gì lần này tụi em được ra đây. Anh không cần lo cho bọn em vui hay buồn, đói hay no.

Vậy nhé!

- Nghĩa là em không chịu đi ăn cùng anh hả?

- Không.

- Còn Gia Hân?

Gia Hân nhã nhặn:

- Anh biết tính Phượng mà. Em không thể bỏ mặc nó. Thôi, anh cứ kệ tụi em, không sao đâu.

Vừa lúc ấy, di động của Cảnh reo. Phượng dài giọng:

- Đấy, các em lại gọi đó.

Cảnh nhìn số máy, anh lắc đầu:

- Con bé này, hôm nay em sao thế. Cứ như em đang ...thất tình.

Phượng kéo tay Hân:

- Đi mày, kệ ảnh!

Hai người trở vào bờ, thay quần áo. Giờ này người ta mới bắt đầu kéo nhau xuống bãi biển sau một ngày làm việc mệt mỏi. Hân thích nhất là được ngắm hoàng hôn trên biển. Đẹp lạ lùng! Ở Sài Gòn, bỏ tiền triệu cũng không coi được.

Hai đứa đi bộ dọc vỉa hè. Thành phố Hạ Long sầm uất, đông vui không kém Sài Gòn. Trang phục của thanh niên cũng rất mốt. Cuộc sống sinh hoạt của họ khá thoải mái, chắc chắn vì họ có thu nhập khá. Đó cũng chính là lý do khiến thành phố đang bị những đám mây đen mang đậm sắc tố độc làm nhiễm bẩn môi trường. Họ những người cha, người mẹ kia làm giàu dễ dàng sẽ làm cách nào kéo giữ lại cho mình những đứa con, còn rất trẻ, đang dần bị khói thuốc bị những viên thuốc lắc nhấn chìm xuống địa ngục?

Hân khẽ rùng mình. Mắt cô đang chạm vào một nhóm mấy cô cậu học sinh, ngực mang phù hiệu trường học, đang kéo nhau vào vũ trường. Hân có khắt khe quá không khi cô sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu sang, đẩy quyền lực, nhưng Hân chẳng bao giờ được cha mẹ cho đến những quán karaoke, những vũ trường, thậm chí là sân trượt patin!

- Ăn gì đây Hân?

Giọng Bích Phượng cắt ngang suy nghĩ của Hân.

Gia Hân nhìn quanh:

- Ăn một bữa cho đã miệng tôm cua sò mực để khi về nhà, nhớ tới khỏi thèm.

Cách nói của Hân khiến Phượng phì cười. Cơn ấm ức ông anh họ như vơi đi một nữa. Vô tình cả hai không hề biết, phía sau họ có một đôi mắt luôn âm thầm theo dõi để bảo vệ hai người.

Vĩ cảnh tức nhở em họ cành hông. Không để anh đưa đi ăn thì thôi, càng đỡ tốn. Cảnh gọi xe đến chỗ hẹn với A Sìn.

A Sìn quen Cảnh hồi học ở Singapore. Lúc đó, Sìn đi du lịch. Họ quen nhau trong một sự tình cờ. Để từ đó, Cảnh được Sìn hướng dẫn cách kiếm tiền nhanh nhất.

Ba mẹ anh xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo, tham gia kháng chiến để rồi hòa bình lập lại, họ được nhà nước tin cậy giao trọng trách lãnh đạo công ty. Họ là những cán bộ thời bao cấp, lương ba cọc ba đồng. Từ ngày Việt Nam mở cửa, đón nhà đầu tư các nước tư bản hội nhập vào. Công ty của ba Vĩ Cảnh cũng thành công ty cổ phẩn, vốn đầu tư gần như một trăm phần trăm vốn nước ngoài.

Mẹ anh cam phận với chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận. Mấy năm nay, họ đã thức thời hơn, để tích lũy cho mình một số vốn dưỡng già.

Chị Hai của Cảnh lầý chồng ngoài Hà Nội, gia đình chồng cũng một thời sinh tử với ba mẹ Cảnh. Cuộc sống của chị Hai sung túc, nhờ chồng chị là con một.

Vĩ Cảnh nhếch môi. Tay anh đã nhúng chàm, anh không tự rửa, sẽ không ai có thể rửa giùm anh. Cảnh muốn chấm dứt các phi vụ làm ăn với Sìn. Nhưng đồng tiền khi người ta kiếm được dễ dàng, người ta thật khó chống cự bản thân.

Cảnh muốn mở công ty riêng của mình, không phụ thuộc nhiều vào cổ đông, điều đó cần phải có nhiều tiền, Vĩ Cảnh đành nhắm mắt. Anh đã vận chuyển trót lọt hàng chục vụ hàng trắng. Vĩ Cảnh được một đàn em của A Sìn dẫn tới căn nhà nằm phía sau căn biệt thự, gần bờ biển. A Sìn khoát tay cho hai cô gái đang săn sóc hắn lui ra.

Giọng Sìn lành lạnh:

- Mày không muốn nhận vụ này à?

Cảnh điềm nhiên:

- Anh Cả đừng nghĩ thế! Không làm, em từ Sài Gòn mạo hiểm bay ra đây chi vậy?

- Đi làm ăn còn dắt theo mấy đứa con gái, mày có nghĩ đế sự an toàn không?

Cảnh nhẹ nhàng:

- Tụi nó là em họ em. Em có mục đích khi đưa chúng theo, dùng chúng làm bức bình phong để bảo vệ hàng.

Sìn gật đầu:

- Tính vậy cũng được. Hàng lần này đặc biệt hơn, nhờ bọn đàn em mua được tận gốc mang về. Chỗ anh em, tao để lại cho chú mày giá mềm. Bốn ngàn đô.

Trả bằng tiền đô, được chứ?

Cảnh thản nhiên:

- Tiền gì cũng được, miễn sao anh đưa em hàng tốt. Em muốn có nhiều thuốc viên hơn.

- Gấp đôi lần trước đấy. Anh nghe nói chú mày tính mỡ công ty hả? Cần thằng anh giúp vốn không?

Cảnh chậm lãi:

- Trước mắt thì chưa cần. Em cám ơn sự giúp đỡ của anh Cả. Anh cho em coi hàng.

Sìn hạ giọng:

- Sáu giờ chiều mai, quán cà phê "Hoàng hôn" ngoài Tuần Châu. Mật hiệu như cũ. Người giao hàng đi xe Dylan tới. Hàng để trong cóp xe. Chú mày sẽ đi bằng chiếc xe ấy về chỗ của chú. Sau đó, đem đến chợ Hạ Long, quán "Mắt ngọc", trả xe cho anh. Tiền, chú cứ đưa cho bà chủ quán "Hoàng hôn".

- Em biết rồi! Em về đây.

- Nhớ phẩi hết sức cẩn thận! Dạo này, bọn "cớm" làm gắt lắm. Anh đã cố hết sức để "bịt miệng tụi nó, nhưng xác suốt may rủi vẫn nằm trong hai phần trăm nhỏ nhất ấy. Chúc chú mày may mắn?

Vĩ Cảnh bước đi, Sìn dặn thêm:

- Làm nghề này, phải giữ cho cái đầu được tỉnh táo. Chú mày tuyệt đối không được dùng loại độc này, nếu không sẽ mất hết.

Vĩ Cảnh xoay lại:

- Anh có giữ được không?

Sìn cười khùng khục:

- Anh mây hút xì gà, không xài bạch phiến. Lãng đãng trong khói thuốc của nàng tiên nâu, từ xưa đến nay có ai thoát khỏi cái chết thê thảm. Vì thế, anh tuyệt đối, không xài.

- Còn các cô gái?

- Đàn ông làm sao hiểu đàn bà. Tiền, chú có sẵn trong tay, hãy bỏ ra mua vui, nhưng tốt nhất là kiếm hàng."tốt", hoặc duy nhất chỉ một người đàn bà của mình. Anh mày không muốn chết uổng.

Cảnh quay đi. Thật nhanh, anh thoát khỏi căn biệt thự, có những bàn biđa trá hình ấy.

Nới bớt cổ áo, Cảnh vẫy tay một chiếc Honđa ôm để trở về khách sạn.

Vừa thấy anh, nhỏ Phượng đã trề môi, xoay mặt đi hướng khác.

- Hai em ăn tối chưa Hân?

Ngước nhìn anh, Hân nói thật nhỏ:

- Tụi em ăn rồi. Cách đầy nửa giờ, mẹ anh có gọi điện ra, hôi thám anh đấy.

- Vậy hả! Bà nói gì không Hân?

Gia Hân chỉ qua Phượng:
- Anh hỏi nó đó.
Phượng bịt tai:
- Muốn biết, gọi hỏi cô là rõ. Em không muốn thấy mặt anh.
Cảnh cáu tiết:
- Em làm sao vậy hả? Thật ra anh đã gây nên lỗi gì với hai đứa em? Phải nói ra anh mới biết chứ Phượng.
Phượng liếm môi:
- Vậy anh nghe cho rõ đây. Anh hứa chờ nhỏ Hân bảy năm, trong thời gian đó, anh không lộn xộn với con gái khác. Thế mà mới mười ngày, anh đã nuốt lời hứa. Chính mắt em trông thấy anh cặp tay đi chung một con nhỏ mắt xanh mỏ đỏ từ quán bia ôm đi ra. Con nhỏ ấy là gái bán bia, không phải là đối tác của anh, đúng chứ?
Cảnh liếc Hân, vẻ mặt Hân kín bưng, lạnh lùng. Cảnh bối rối:
- Hồi tối, bên công ty đối tác mời anh ra quán uống vài ly. Muốn ký được hợp đồng làm ăn, người làm kinh tế phải biết uống rượu. Hợp đồng nhỏ, uống ít, hợp đồng lớn, uống nhiều. Anh đâu thể từ chối quy luật khắc nghiệt này, vì anh không muốn bị đào thải. Anh đã uống quá say, nên anh mới ...
- Phượng cay cú?
- Mặc kệ những lời giải thích của anh, nhưng em không chấp nhận đâu. Bây giờ, anh về phòng của mình để tụi em ngủ.
Cảnh đành bỏ đi. Anh thật ngốc khi dẫn theo con nhỏ em bướng bỉnh đến bực mình này.
Chờ Cảnh đi khỏi, Hân bảo Phượng:
- Mày làm gì cự nự ảnh hoài vậy? Đã thống nhất hai đứa tự về, thì cứ im lặng không hơn sao.
Phượng thở dài:
- Tao tức lắm! Ngó mặt ổng, tao chỉ muốn đấm thôi. Khổ nỗi, tao là em chứ không phải là chị ảnh. Tao linh cảm ... khó nói lắm.
Hân nhẹ nhàng:
- Khó thì đừng nói.
Phượng nhìn Hân:
- Mày thật sự không thích anh Cảnh, đúng không?
- Tao trả lời mày cả trăm lần rồi. Đừng bắt tao phải khó xử. Dù thể nào, tình bạn giữa tao và mày vẫn không thay đổi, hiểu chưa?
Phượng gật đẩu. Cô nhấm mắt, và chỉ ít phút sau, đã chìm vào giấc ngủ.
Mới hơn bảy giờ tối, dù rong chơi đến mệt đừ cả ngày, Hân vẫn không dễ ngủ như Phượng. Nằm thêm một lúc, Hân ra ban công khách sạn nhìn xuống đường.
Thành phố du lìch của biển ban đêm luôn có một sự quyến rũ lạ lùng. Những ngôi nhà nằm cheo leo trên núi, những đường phố ngoằn ngoèo trên những đồi thông. Phía biển thì hàng trăm ngọn đèn lung linh trên sóng nước... Hân liên tưởng đến thành phố Seoul của Hàn Quốc, chắc gì đã đẹp như thành phố biển của vùng than này.
Hân mở cửa đi xuống đường.
Diễm Thanh
Theo https://vietmessenger.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hôn quân Lưu Tử Nghiệp và vai diễn của Trương Dật Kiệt

Hôn quân Lưu Tử Nghiệp và vai diễn của Trương Dật Kiệt Theo chính sử Trung Hoa thì Lưu Tử Nghiệp, tự Pháp Sư, là con trưởng của Hiếu Vũ đế...