Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

Cỏ non 2

Cỏ non 2

QUÀ GIÁNG SINH

NGÀY 25 THÁNG 12 LÀ NGÀY LỄ LỚN. Đó là ngày lễ Giáng Sinh. Buổi tối hôm đó, trẻ con Pháp để giầy ở trước lò sưởi nhưng trẻ con Anh thì lại treo bí tất dài ở chân giường. Ban đêm Xén-tơ Cờ-lo chui ống khói xuống đem quà cho chúng nó. Đứa con trai nào ngoan, Xén-lơ Cờ-lo tặng cho cái xe đạp, cái mô tô hay cái tàu bay. Giầy và bi tất của tụi nó đầy nhóc quà đồ chơi...

Chương Còm ngưng kể. Nó gật gù cái đầu phát biển một cảm tưởng.

- Khoái thật, làm con trai khoái thật!

Con Hương ngơ ngác, hỏi anh:

- Khoái cái gì?

Chương Còm mỉm cười hóm hỉnh :

- Con trai mới được Xén-tơ Cờ-lo yêu, còn con gái "hốc xịt".

Chường Còm thích trêu em. Sáng nay giáo sư Anh văn của nó vừa dạy nó bài số hai mươi mốt trong cuốn "L'anglais vivant" lớp đệ thất. Nó liền đem tài sinh ngữ ra "trộ" em nó và cố tình bỏ quên đoạn Xén-tơ Cờ-lo tặng búp bê, bộ đồ trà cho đứa con gái nào ngoan. Con Hương rất ghét những người ghét con gái. Nó tròn xoe con mắt, hạch anh :

- Xén-tơ Cờ-lo là cái "thớ" gì mà dám chê con gái ?

Biết em gái mình sắp sửa cáu, Chương Còm nhấm nhẳn trả lời :

- Chả là cái "thớ gì cả.

Hương mĩa mai :

- Chui ống khói thì chỉ là con chuột. Chắc con chuột tiếng anh là Xén-tơ Cờ-lo hở, anh ?

Chương Còm giả vờ giật mình :

- Chết rồi nhé !

- Chết gì ?

- Em nói nhảm.

- Đâu nào ?

- Em vừa nói xong, phải tội chết. Xuống âm phủ là cái chắc.

Con Hương hơi chột dạ. Chương Còm dọa thêm :

- Em dám bảo Xén-tơ Cờ-lo là con chuột.

- Thế Xén-tơ Cờ-lo là gì ?

- Hề hề, Xén-tơ Cờ-lo là ông già Nô en !

Hương xịu mặt :

- Sao anh không bảo em ngay, anh ác lắm.

Chương Còm an ủi em :

- Đừng lo em.

Rồi nó trồ tài láu cá :

- Để anh dịch cầu này nhé ! "Dzit i dờ Dzách. Dzách i dờ ơ boi. Ơ boi i dờ ơ pớc sơn. Dzit i dờ Dzên. Dzên i dờ ơ gơn. Ơ gơn i dờ nót ơ, đoóc." Nghĩa là ông già Nô en không giận đứa nào cả. Con gái chứ không phải con chó nên ông già Nô en cũng yêu nó như con trai. Nếu nó ngoan, ông sẽ tặng nó những búp bê thật bự...

Con Hương tươi tỉnh :

- Ông già Nô en tốt ngang ông nội mình anh nhĩ.

- Ừ.

- Anh em mình bắt chước tụi trẻ con Pháp đi anh.

- Nhà mình đâu có lò sưởi ?

- Thì mình để giầy ở chân giường. Hương bỗng kêu "ơ" khiến anh nó ngạc nhiên :

- Ơ cái gì ?

- Ơ mình có đi đạo khỉ mốc đâu mà hòng ông già Nô en cho quà.

Chương Còm giải nghĩa :

- Ông già Nô en của chung trẻ con chứ của riêng đứa nào mà sợ. Em thử bắt chước tụi nhãi Pháp xem sao.

- Nhà mình cũng không có ống khói ?

- Thì ông ấy chui bằng ống máng.

- Anh có để giầy không ?

- Không.

- Tại sao thế ?

- Vì anh hư, chắc chắn ông già râu bạc sẽ tặng anh cái roi mây.

Hai anh em thằng Chưcrng Còm cười rúc rích. Con Hương tin chuyện anh nó. Cả buổi chiều nay, nó chỉ nghĩ tới ông già Nô en. Chuông nhà thờ inh ỏi khua trong máy thu thanh càng làm cho Hương mơ mộng những tặng phẩm của thánh thần.

ĐÚNG NỬA ĐÊM 24 THÁNG 12, ÔNG GIÀ Nô en đáp con tầu vũ trụ xuống phi trường Tân Sơn Nhất, ông kêu một chiếc tắc xi và bảo chạy tới số nhà 215D/17 đại lộ Chi Lăng Phú Nhuận. Người tài xế bắt chẹt ông, đòi tăng giá lên một trăm phần trăm. Đôi co một lát, thành thử, chậm mất năm phút. Cái tên tài xé ác ôn dở chứng không chịu rẽ vô ngỏ D, bắt tội ông già lội bộ một quãng.

Đến nhà Hương, ông già Nô en mở sổ tay xem lại một lần cho chắc ăn rồi phi thân lên mái nhà. Đáng lẽ, ông già vào nhà bằng lối nào cũng được. Nhưng theo truyền thống bất diệt của Nô en ông bắt buộc phải chui xuống ống khói. Lần đầu tiên, từ khi loài người phụng thờ Chúa, ông già Nô en mới đặt chân lên giải đất com cỏi đầy đau khổ và uất hận này.Vì chui ống máng nên ông hơi lúng túng. Cuối cùng, ông cũng tìm thấy giườg ngủ của con Hương.

Lúc ấy con bé đang thiêm thiếp ngủ. Ông già Nô en bật ngọn điện. Căn phòng sáng trưng. Hai đứa bé không hay gì cả. Ông già bắt gặp đôi giầy ủng ở đầu giường Chương Còm. Ông mỉm nụ cười đại lượng. Vốn biết xem tướng, ông đoán thằng nhãi này mai sau sẽ nổi tiếng về nghề chọc cười nhân loại. Con Hương ghét kiểu nghịch của anh nó. Nó treo lủng lẳng cái giỏ mây trên cột bàn.

Ông già Nô en tự nhiên xúc động một cách lạ lùng. Ông hối hận ngót hai ngàn năm nay ông chỉ ban nguồn vui cho trẻ con châu Âu, châu Mỹ. Khoảnh khắc suy nghĩ, ông già Nô en bỗng nhớ ra một món quà mà năm nay Chúa định nhờ ông tặng hai đứa con của cố tổng thống Ken-nơ-đi. Thôi để tặng hai đứa trẻ Việt Nam này có lẽ Chúa hài lòng hơn. Chúng nó xứng đáng nhất. Ông bèn mở cửa màn chui vào ngồi bên cạnh con Hương, vuốt ve mái tóc rối của nó.

Con Hương cựa quậy mình. Nó đưa tay dụi mắt, chợt nó mở mắt và há hốc mồm. Ông già Nô en nhẹ nhàng bịt miệng nó. Ông khe khẽ nói :

- Đừng sợ cưng ! Ta là ông già Nô en đây mà.

Tiếng nói của ông già mơ hồ như một khúc nhạc thần tiên. Tiếng nói ấy xoa dịu sự thương đau của loài người và không làm ai sợ hải cả. Ông già Nô en rút bàn tay khỏi miệng con Hương. Con bé thấy ông già thân mật quá. Ông chẳng khác gì ông nội nó. Cái mũi hơi hơi lõ, bộ râu dài hơn. Chỉ khác có thế. Ông già Nô en đâu có hình thù quái gở như Hương đã từng ngắm nghía ở các nhà hàng lớn trên phố Tự Do. Nhưng Hương vẫn nghi ngờ. Nó nhỏ nhẹ hỏi :

- Thật ông là ông già Nô en, hở ?

- Ừ, thật cháu ơi ! Ông có thẻ căn cước bọc nhựa của Chúa trời cấp đây. Cháu muốn xem không ?

- Thưa ông không.

- Cháu tốt lắm.

- Thưa ông tại sao ông phải có thẻ căn cước ?

Ông già vuốt chùm râu bạc :

- Tại vì có nhiều kẻ vỗ ngực nhận đại mình là ông già Nô en. Bọn lưu manh này làm cho loài người càng ngày càng xa Chúa nên Chúa bất đắc dĩ phải cấp thẻ căn cước cho ông để tránh sự giả mạo của bọn giả hình.

Ông già Nô en toan giảng thêm. Song ông nhận ra ngay kẻ đang nghe chuyện ông là một đứa con gái ngoại đạo, học lớp nhì B trường tiểu học Võ Tánh nên ông "tốp" lại gấp. Con Hương mím môi nghĩ ngợi. Đoạn nó hỏi :

- Đứa nào bảo ông là con chuột ông có ghét nó không ?

- Không, ông không bao giờ ghét ai cả.

- Thế sao anh cháu bảo ông chê con gái ?

Ông già Nô en nhìn sang phía giường Chương Còm, nhăn mặt :

- Anh cháu xạo số dzách ! Thôi không nói dài giòng mất thì giờ. Ông từ trên trời xuống đây muốn cho cháu một món quà đặc biệt.

Con Hương rối rít :

- Đâu, đâu hở, ông ?

Ông già Nô en xua tay :

- Cháu nói lớn quá. Khoan rồi ông cho cháu hay. Bây giờ, cháu sang đánh thức anh cháu đi.

Con Hương tung chăn, vén màn bổ đi gọi anh. Hai đứa thì thầm với nhau một lát. Chương Còm bối rối theo em ra chào ông già Nô en. Không để nó ba hoa con chích choè, ông già nói :

- Ông mang lỗi nhiều với các cháu Việt Nam. Vậy năm nay ông tặng hai cháu một món quà phi thường, một món quà mà từ trẻ con đến ngưới lớn trên thế gian này đều mơ ước. Đó là cuộc du lịch ở Hỏa Tinh. Cuộc du lịch vĩ đại của thế kỷ thứ hai mươi. Đừng hỏi lôi thôi hảy theo ông mau !

Chương Còm thắc mắc :

- Phải thay quần áo chứ ông ?

Ông già Nô en đáp :

- Khỏi khỏi !

CHIẾC TẮC XI NEO SẴN CHỜ BA NGƯỜI rồ máy phóng nhanh. Mười phút sau họ đã tới phi trường Tân Sơn Nhất, ông già Nô en dẫn anh em Chương Còm đến chỗ đậu con tàu vũ trụ. Ông mở cửa, bế hai đứa chui tọt vào con tầu. Ông già "đề ma rê", con tầu vũ trụ từ từ rời mặt đất. Ngồi trong đó, anh em Chương Còm cũng chẳng hiểu nó bay nhanh hay chậm. Ông già Nô en vỗ vai Chương :

- Cháu nhớ nhé ! Mỗi phút chúng ta bay được sáu trăm ngàn cây số. Sang năm 3000 thì tốc độ này không còn giới hạn nữa. Các cháu hãy nhìn trong máy "ra đa".Chúng ta đã thấy Hỏa Tinh rồi. Chương có thấy vì sao hơi hơi đỏ không cháu ?

- Thưa ông có ạ !

- Hỏa Tinh đấy. Nó nhỏ hơn Trái Đất một chút các cháu ạ ! Trái Đất quay chung quanh Mặt Trời 300 ngày nhưng Hỏa Tinh phải quay mãi 687 ngày cơ.

- Lâu quá ông nhỉ ?

- Ừ.

- Quay nhanh thế nó có chóng mặt không hở, ông ?

Ông già Nô en béo tai con Hương :

- Cháu chóng mặt chớ Hỏa Tinh "chiến" lắm ! Các cháu lấy giây lưng buộc bụng chặt di. Ông cho con tầu xuống phi trường Hỏa Tinh đây. Ông đợi các cháu nhé ! Nô đùa với tụi nhãi Hỏa Tinh cho thỏa thuê, lúc nào chán ông chở về nha.

Chương Còm hỏi :

- Tụi nó có biết nói tiếng Việt như ông không ?

- Yên chí, chúng nó "cừ" mà !

Ông già Nô en thắng mạnh. Con tàu vũ trụ đứng im trên mặt đất Hỏa Tinh. Ông mở cửa, bế hai đứa trẻ Việt Nam xuống. Anh em Chương Còm quá đỗi ngạc nhiên. Chúng nó không tưởng tượng nổi bọn trẻ con Hỏa Tinh đã lũ lượt ra phi trường đón tiếp chúng nó.

Sau những nghi lễ xã giao quốc tế, anh em Chương Còm được mời về gia đình ông Mác-sơ trú chân. Ông bà Mác-sơ có hai đứa con, một trai, một gái. Thằng Mác-tàng bằng tuổi Chương Còm -Con Mác-bộ hơn Hương sáu tháng.

Mác-tàng và Mác-bộ nói tiếng Việt rất giỏi. Chỉ hơi chê một chút là chúng nó cứ lẫn lộn n với l. Anh em Chương Còm ngồi trong phòng khách bài trí hết sức sang trọng và lạ lùng. Những đồ vật của ông Máe-sơ, anh em Chương Còm chưa hề trông thấy ở quê hương chúng nó. Hai anh em nó như sống trong ảo cảnh. Một lát, anh em Mác-tàng đi guốc máy tự động bay vào phòng.

Mác-tàng bắt tay Chương Còm. Nó tự thiệu :

- Tôi nà Mác-tàng, con bé lầy nà em tôi, tên nó nà Mác-bộ.

Chương Còm đứng dậy đáp lễ :

- Tôi là Vũ Nguyễn Thiên Chương tức Chương Còm, em gái tôi đây là Vũ Nguyễn Thiện Hương, con của ông Vũ Mộng Long ở nhà số 215D/17 Chi Lăng, Phú Nhuận Việt Nam.

Mác-tàng nhe răng cười hềnh hệch.

- Các bạn nên đây chắc vui nắm nhỉ ?

Chương Còm sửa, gáy Mác-tàng :

- Dạ, vui nắm nắm ạ !

Mác-tàng tưởng "bở" khoe khoang :

- Ở Hỏa Tinh của chúng tôi, muốn đi từ phi trường về nhà, chúng tôi khỏi cần sài tắc xi. Chúng tôi có hai cách một nà đi siêu guốc tự độug, hai nà ngồi trên chiếc siêu trực thăng tự động do vô tuyến truyền hình điều khiển. Như thế, chỉ mất có vài giây, chả no kẹt đường.

Mác-tàng rút chiếc guốc siêu tự động cho Chương Còm xem, Chương Còm xuýt xoa :

- Các bạn tiến bộ quá cỡ !

- Chúng tôi đã có bao nhiêu thế kỷ văn minh trước những kẻ náng giềng đáng thương hại. Ồ, chúng tôi sẽ nàm các bạn sung sướng ! Ở đây, tất cả đều nà siêu điện khí, siêu điện tử, siêu nguyên tử, siêu âm. Đời sống, thực phẩm, học vấn, du nịch, giải trí, trò chơi, đồ chơi...

Con Hương có vẻ sôi tiết. Nó "kê" Mác-tàng:

- Thế bạn có Siêu sắc thuốc không ?

Chương Còm nháy mắt khuyên em đừng gây sự. Mác-tàng say sưa khoe, bất kể bị "kê" tủ đứng vào mồm. Nó hơi sững sờ, nhưng Chương Còm đã vuốt ve vội :

- Các hạn tiến bộ quá cở !

- Các bạn cũng chưa biết những thứ ống nhòm siêu quang học của chúng tôi. Ống nhòm lày cho phép chúng tôi nhìn rõ tất cả mọi sự vật diễn biến trên tất cả mọi hành tinh vây quanh chúng tôi Nhưng chiếc ống noa siêu âm thanh, phát minh mới nhất trong mùa. Nhờ những ống noa lày, chúng tôi nghe được tất cả mọi tiếng lói, mọi giọng hát cách xa hàng ngàn cây số. Những chiếc máy siêu ghi âm của chúng tôi có khả lăng dịch tất cả mọi thổ ngữ trong vũ trụ sang tiếng lước Hỏa Tinh.

Mác-tàng ngừng lại giây lát, gật đầu hươu hươu tự đắc :

- Thí dụ tiếng Việt Lam của các bạn. Tiếng lước Việt Lam hay thật, hay nhất thế giới.

Con Mác-bộ tự nãy câm như hến, giờ mới tiếp lời anh :

- Chúng tôi có những chiếc máy siêu vi âm cảm thụ, nhờ ló mà chúng tôi bắt được mọi điệu hát tân tiến nhất của trời đất.

Con Hương xỏ ngọt :

- Chắc bạn biết hát vọng cổ ?

Mác-bộ thành thật nói :

- Tôi ghét vọng cổ lắm bạn à.

- Thế bạn thích gì ?

- Tôi thích nghe ban A.V.T.

Anh em Chương Còm thật bối rối trước sự kiêu ngạo, phách lối của hai đứa ranh con Hỏa Tinh. Chúng nó tưởng xứ sở của chúng nó tiến bộ tuyệt vời là chúng nó có quyền coi thiên hạ hơn rác. Cái giọng của anh em Mác-tàng hỗn quá, thiếu cảm tình nữa. Chương Còm đang định trổ tài vặt hạ Mác-tàng cho hết làm tàng thì con Hương đã nhanh nhẩu hỏi :

- Thế Giáng Sinh ? Giáng Sinh trên này có gì lạ ?

Mác-tàng và Mác-bộ lo lắng, trợn trừng con mắt :

- Giáng Sinh ? Giáng Sinh lào ?

- Giáng Sinh ấy mà...

Mác-tàng lúng túng :

- Các bạn nói Giáng Sinh lào, tôi không hiểu.

Anh em Chương Còm kinh ngạc nhìn hai đứa Hỏa Tinh :

- Ngày 25 tháng 12 đối với các bạn như mọi ngày khác, hở ? Nó giống ngày 14 tháng 6 hay ngày 1 tháng 11 thôi à ?

Mác-bộ ấp úng :

- Phải... phải... tại sao ?

Chương Còm nháy em, Con Hương hiểu ý anh, tấn công :

- Các bạn không có hang đá và tượng Chúa hài đồng, hở ?

- Không.

- Tượng siêu nguyên tử cũng không, hở ?

- Không.

- Các bạn không có đèn ông sao thắp nến, không có cành thông chằng chịt những ngọn đèn nhỏ, hở ?

- Không.

- Các bạn không có những hồi chuông inh ỏi và ông sao Mai lấp lánh trên nền trời, hở ?

- Không.

- Thế ông già Nô en ?

Mác-tàng chớp mắt :

- Ông già Lô en nà ai ?

Hương cầu cứu anh. Tên học sinh đệ thất liền thi thố tài học :

- Ông già Nô en tức là Xén-tơ Cờ-lo. Hàng năm, cứ đúng đêm 24 tháng 12, ông chui ống khói xuống đem quà cho trẻ con chơi. Chính ông ta chở con tàu vũ trự đưa anh em tôi lên đây.

Mác-bộ buột miệng :

- Thích nhỉ ?

Chương Còm hứng chí kể lia lịa :

- Ừ, thích lắm. Anh em tôi không có đạo mà còn thích nữa là. Nếu các bạn quen với trẻ con theo đạo thiên Chúa, chúng nó sẽ tả cho các hạn nghe những tiếng nói vui vẻ buổi sáng ngày 25, những ngọn nến nhỏ của cây Giáng Sinh, bữa tiệc lớn, những bà mẹ kể chuyện Chúa, những chiếc bánh ngọt đầy bơ...

Anh em thằng Mác-tàng nghe hai đứa trẻ kể chuyện Trái đất say mê không thể tả. Đó là phép mầu nhiệm của Giáng Sinh. Đã 1963 nărn rồi, đây là năm đầu liên, hai đứa trẻ Hỏa Tinh tự phụ, kiêu hãnh tất cả những thứ chúng có, kiêu hãnh tất cả những điều chúng biết, chăm chú nghe Chương Còm nói chuyện Giáng Sinh :

- Ngày 25 tháng 12, Chúa ra đời hở, bạn Chương ?

- Phải, Chúa ra đời để trẻ con chúng ta có đồ chơi sinh nhật.

Hai đứa trẻ Hoả Tinh bắt đầu khóc. Nước mắt của chúng làm tiêu tan sự ghét bỏ của anh em Chương Còm. Con Hương thương hại chúng nó. Mác-bộ thút thít :

- Mọi thứ siêu chúng tôi có cả mà không có Giáng Sinh, coi như chả có gì ráo trọi.

Chương an ủi :

- Nếu các bạn muốn hưởng lễ Giáng Sinh, sẵn có con tầu vũ trụ của ông già Nô en, anh em tôi mời các bạn xuống nhà chúng tôi chơi. Dĩ nhiên Mác-tàng và Mác-bộ bằng lòng.

NĂM NAY TRÊN HÈ PHỐ SÀI GÒN, TỐI ngày 24 tháng 12 có hai đứa trẻ, một trai, một gái rất ngộ nghĩnh, chen vai chích cánh tới nhà thờ Đức Bà. Ai có gặp anh em nó đừng nhìn lâu, mà chúng nó rnắc cở. Hai đứa trẻ này đáng được thương xót vì chúng nó trót sinh lầm ở xứ sở quá văn minh kỹ thuật.

Chúa đã ủy thác cho anh em thằng Chương Còm mang quà của Ngài lên Hỏa Tinh tặng chúng nó.

(Noel 1965)

KỂ TRONG BÓNG TỐI

CẬU BÉ NGỒI CẠNH HUY ĐANG TÌM CÁCH gác chân lên hàng ghế trước mặt và ngả đầu lên thành ghế của mình cho thoải mái. Lát sau, cậu bé đã thiu thiu ngủ. Thỉnh thoảng, đầu cậu bé từ từ gục trên vai Huy. Mái tóc ngắn mới cắt tỉa được mươi hôm, cứng như rể tre và nhọn như kim, đâm vào da thịt Huy khiến Huy rờn rợn một cảm giác khó chịu. Lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba, Huy còn nâng nhè nhẹ má cậu bé, đặt đầu cậu về chỗ củ. Nhưng lần thứ tư thì Huy cáu tiết vì đúng lúc trên màn ảnh chiếu tới đoạn hai tên cướp trổ tài rút súng nhanh cơ hồ chớp lóe để hạ nhau. Huy thúc khuỷu tay vô cạnh sườn cậu bé, làm cậu giật mình thức dậy, chiếc cặp da trong lòng cậu nhân thể cũng rơi luôn. Cậu bé cúi xuống nhặt cặp rồi quay sang phía Huy lắp bắp câu xin lỗi.

- Huy bỗng hối hận. Anh chưa biết phải đối xử với cậu bé ra sao thì đã thấy cậu bé đứng lên sang ghế khác. Trước khi bỏ đi, cậu bé thận trọng nâng ghế rất khẽ để khỏi bật tiếng động lớn. Cử ­chỉ và hành động ấy làm Huy bối rối thêm. May mắn rạp chiếu bóng lúc đó vắng vẻ, những hàng ghế trên càng vắng vẻ hơn, dễ chừng chỉ có Huy và cậu bé. Suy nghĩ giây lát, Huy gọi cậu bé :

- Này em...

Cậu bé sợ sệt :

- Anh hỏi gì ạ ?

- Sao em không ngồi yên đây ?

- Em ngồi đây được rồi.

Huy xấu hổ. Anh mon men đến ngồi cạnh cậu bé.

- Anh xin lỗi em nhé !

- Xin lỗi gì cơ ạ ?

- Lúc nãy anh vô tình...

- Thưa anh chả sao ạ !

Huy im lặng. Anh cố tìm cách gợi chuyện cậu bé. Song bây giờ cậu bé ngồi yên, mắt theo rõi những cảnh phi ngựa, bắn súng ầm ĩ trong rừng núi miền cực tây Mỹ quốc. Huy nhìn kỹ cậu bé. Trong bóng tối mờ mờ, có lúc loé sáng vì cảnh bình minh ở cuốn phim, nên Huy có thể nhận ra khuôn mặt đáng yêu của cậu bé. Một cậu bé học trò trạc mười bốn tuổi. Thế mà lúc nãy Huy tưởng là đứa bé đánh giầy, đứa trẻ phát giấy quảng cáo vô học nào. Huy đập khẽ lên vai cậu bé, ngầm ý ăn năn. Cậu bé thản nhiên như không thèm biết đến. Huy bỗng bối rối trước một sự kiện tầm thường. Anh cố làm quen :

- Sau lúc nãy em ngủ mê thế ?

Giọng nói của Huy dịu dàng và thành thật khiến cậu bé bớt khinh khỉnh. Cậu mĩm cười :

- Tại lúc nãy không hay.

- Em nói dối.

Cậu bé ngạc nhiên :

- Sao anh biết em nói dối ?

- Vì lúc nãy đấu súng tay đôi hồi hộp đến nín thở; đấm nhau kinh khủng; hấp dẫn, sôi nổi bằng mấy lúc này, mà em bảo không hay.

Cậu bé gật đầu tỏ vẻ phục Huy :

- Phim này hay anh nhỉ ?

- Ừ, Burt Lancaster đóng cao bồi thì chê thế nào được.

- Cũng có phim chê được chứ !

- Thí dụ...

- Như "L' homme du Kentucky, La vallée de ta vengeance", chẳng hạn.

Huy thấy cậu bé có cái gì hợp với mình. Anh biểu lộ ngay cảm tình của anh bằng câu khen ngợi :

- Em "vua" xi nê rồi đó. Nhưng anh đoán đúng chứ ?

- Đúng gì ạ ?

- Đúng em nói dối anh.

- Tội ngủ mê phải không ạ ?

- Ừ, sao lúc nãy em ngủ mê thế ?

- Tại em xem một xuất rồi.

- Hèn nào. Xem nhiều quá, mất hay đấy.

- Em xem giết thì giờ mà.

- Thế không đến trường à ?

Cậu bé lúng túng chưa hiểu phải trả lời thế nào thì Huy đã hỏi tiếp :

- Chắc có giờ trống hả ?

- Vâng.

- Em học trường nào ?

- Thưa anh, trường Cao Bá Quát.

- Trường tư à ?

- Vâng.

- Năm nay em học lớp mấy ?

- Lớp Đệ Lục ạ !

- Em học từ mấy giờ ?

- 2 giờ 30.

- Mấy giờ tan ?

- 6 giờ 30.

Lúc anh vào đây 4 giờ 30, bây giờ dễ đến 5 giờ rồi.

Huy móc túi ra cái đồng hồ đã mất giây đeo. Anh đặt vào lòng bàn tay trái, úp cả đôi bàn tay lại rồi ngắm.

- 5 giờ rồi em ạ !

- Nhanh quá nhỉ.

- Thì giờ vẫn đi nhanh, nhất là ngồi rạp máy lạnh mùa hè, xem phim cao bồi thì nó càng đi nhanh nữa. Em muộn rồi, thôi trót một lần chả sao.

Cậu bé nín thinh. Huy thấy mơ hồ một hình ảnh xa xưa. Đôi mắt anh chớp mau, cảm động. Huy thừa biết cậu bé này trốn học. Thường ngày Huy vẫn gặp một số các cậu cắp cặp rong lượn phố phường tán chuyện nhảm nhí chê bai giáo sư... Hết chuyện riễu cợt giáo sư, mấy cậu bàn sang chuyện nữ sinh. Em này giống Brigitte Bardot, em kia đanh đá cá cày...

Mấy cậu thỉnh thoảng lại chầy học phí một tháng, lấy tiền vào các "xì nách ba" ngồi ngâm nga ly bia, phì phèo dăm ba điếu thuốc lá, bắt chước mấy ông văn sĩ có trong các tạp chí dượm mầu hiện thực, siêu thực, vân vân... Mở miệng là "buồn nôn, phi lý". Và tai hại hơn cả, mấy cậu cứ tưởng mình là "thế hệ mệt mỏi" tuy chưa hề làm gì đến mệt mỏi, trừ việc trốn học, đi chơi. Mấy cậu lớn quyến rũ mấy cậu bé. Thoạt đầu, còn chui vào các rạp chiếu bóng thường trực, coi phim chán, ngủ chán, đúng tới giờ tan học thì về. Sau rồi đốt giai đoạn để tập uống bia, hút thuốc lá đen và nguyền rủa cuộc đời... phi lý !

Huy ái ngại dùm cậu bé ngồi cạnh mình. Huy thấy, ít ra, anh cũng có trách nhiệm khi mục kích một người tự tử, nếu anh không đủ can đảm nếu anh không biết bơi, hay nếu anh kêu cứu. Cậu bé vẫn nín thinh. Huy liếc nhìn cậu, bắt chợt gặp tia mắt của cậu liếc nhìn anh. Tự nhiên, Huy ngượng ngập. Rồi Huy chỉ sợ cậu bé bỏ ra về. Huy vội mỉm cười ngầm ý thương cảm và sẵn sàng tha thứ tội trốn học của cậu bé, mặc dù giữa anh và cậu bé không có chút liên hệ gì. Cậu bé đưa tay chống lên cằm, suy nghĩ, Huy gọi nhỏ :

- Này em...

- Anh hỏi gì ạ ?

- Mình nói chuyện được không em ?

- Anh không xem phim à ?

- Anh xem lúc nào chẳng được.

- Nhưng nói chuvện gì ? Em dốt lắm, chưa biết nói chuvện.

- Chuyện gì thì chuyện. Bắt đầu chúng mình nói chuyện xi nê nhé !

Cậu bé hết ngần ngại. Cậu xích gần Huy hơn. Cử chỉ ấy chứng tỏ cậu bé bằng lòng. Huy xoa dầu cậu bé. Anh thân mật nói :

- Em có biết anh hơn em bao nhiêu tuổi không ?

- Không.

- Ít nhất là mười bốn tuổi.

- Thế anh hai mươi bẩy à ?

- Đúng.

- Anh già nhỉ ?

- Già, nghĩ gì cũng đúng, có sai cũng sai tí ti thôi, Em đồng ý chứ ?

- Vâng. Nhưng mình bắt đầu chuyện xi nê cơ mà, anh ?

- Ừ nhỉ. Em có thấy tên cao bồi vừa quẹt diêm vào thân cây đốt thuốc lá không ?

- Có.

- Đạo diễn Mỹ nhiều khi cũng ngu, em nhỉ ?

Cậu bé há hốc mồm kinh ngạc :

- Anh bảo sao ?

- Đạo diễn phim này ngu lắm.

- Ngu thế nào ?

- Này nhé, phim giới thiệu rằng khung cảnh xảy ra vào thời Mỹ mới lập quốc, nghĩa là vào khoảng 1787 gì đó. Bây giờ làm gì đã có diêm quẹt vào đâu cũng cháy tối tân như bây giờ. Thế mà ông đạo diễn phim này cho tên cao bồi quẹt diêm vào thân cây thì đích thị là ông ta ngu, còn gì nữa.

Cậu bé gật gù cái đầu, thích thú. Biết rằng đã dùng tài vặt chinh phục nổi cậu bé ngây thơ rồi, Huy nói lăng nhăng sang các chuyện khác. Chuyện nào cũng khiến cậu bé để tâm theo rõi. Sau cùng Huy đổi giọng. Cái giọng vui vẽ, linh hoạt khi nãy biến thành buồn buồn :

- Em này...

- Anh hỏi gì ạ ?

- Anh muốn kể cho em nghe một câu chuyện.

- Chuyện gì, hở anh ?

- Chuyện không hay bằng các chuyện anh vừa nói đâu, nhưng anh tin chắc có ích cho em ghê lắm.

- Chuyện khoa học hở ?

- Không phải.

- Chuyện văn chương ?

- Không phải.

- Thế chuyện gì ?

- Em bằng lòng nghe anh kể hết, dù chuyện có lẻ nhạt, cũng hứa, thì anh mới kể.

- Em hứa.

- Vậy anh kể cho em nghe chuyện một người...

°

Gia đình nó sống không dư dả gì. Cha nó làm nghề lang thuốc ở một tỉnh lỵ nhỏ. Mẹ nó bán thuốc cao đơn hoàn tán do cha nó bào chế, lưu động khắp các phiên chợ gần thì xã. Ngày nó mở mắt chào đời, cha mẹ nó mừng lắm, nhất là cha nó. Bao nhiêu hy vọng dồn hết vào nó, đến nỗi vô tình nó hưởng lấn sang gần hết sự nâng niu chiều chuộng của các em nó.

Năm nó bẩy tuổi, cha mẹ nó gửi nó vào trường Bà Sơ, viện lẽ rằng các Bà Sơ thương trẻ con, không hay đánh đòn, lại dậy dỗ cẩn thận. Cha nó thường ngắm nghía nó bằng con mắt nhà tướng số, rồi bảo mẹ nó :

- Đấy bà trông, tướng thằng này về sau thế nào cũng làm nên sự nghiệp.

Những lần cha nó nói thế, mẹ nó chỉ mỉm cười, nụ cười chứa chan niềm hân hoan. Và chẳng nề đầu tắt mặt tối, chẳng nề mưa nắng dãi đầu, mẹ nó lặn lội tháng ngày nuôi anh em nó. Còn nhỏ, nó chưa ảnh hưởng gì tai hại, hoặc cái gì cám dỗ, nên nó học hành chăm chỉ, lấn tới. Cha mọ nó càng mừng. Tới năm nó đậu bằng "sơ học bổ túc" thì niềm kiêu hảnh về nó không còn giới hạn trong phạm vi gia đình nữa, cha mẹ nó khoe khoang nó với bất cứ ai.

Lên lớp trên, nó học tiếng Anh tiếng Pháp làu làu, khiến cha nó chả biết mô tê chi cũng thích thú. Khi nó đủ trí khôn để nghe truyện thì cha nó hay phàn nàn vì nghề nghiệp của mình.

- Con xem, thiên hạ có trọng gì cha đâu. Họ gọi cha là lang băm. Thời đại này mới mẻ quá, thành thử, dao cầu thuyền tán của cha bị khinh rẻ.

Cha nó nói liên miên, trút hết mọi xấu xa vào nghề lang thuốc bắc. Câu chuyện bao giờ cũng kết thúc bằng lời nói đầy khuyến khích, đầy tin tưởng :

- Con cố gắng học thành tài.

Nó cố gắng thật. Một lần nó xếp thứ nhất cuối niên học, cha nó đã biểu lộ niềm vui sướng trong một bữa cơm thịnh soạn mà cha nó mời đông đủ bạn bè tới ăn, chẳng ngại tốn kém. Sự tin tưởng mãnh liệt quá, đôi lúc, làm cha nó mơ mộng xa xôi. Cha nó bắt nó nằm bên cạnh, rồi vẽ ra hạnh phúc :

- Phòng thăm bệnh vẫn để tên cha nhưng tên bác sĩ điều khiển là tên con. Cha sẽ thuê người viết chữ đỏ. Tên con rực rỡ dưới ánh nắng. Cả tỉnh sẽ phục con. Phải là bác sỹ con mới rửa nhục cho cha được.

Thoạt đầu, nó cảm động muốn khóc. Dần dần nghe cha nói mãi, nó chán. Lớn thêm lên một tuổi nó thay đổi tính tình. Trước nó ngoan ngoãn vâng lời thì giờ nó cãi lại, bất kể cha nó hay mẹ nó. Mẹ nó chỉ biết khóc, rồi cuối cùng tự an ủi :

- Tại nó lớn lên, đâm bẳn tính. Ai mới lớn mà chả thay đổi, rồi đâu lại vào đó cả mà.

Cha nó thì cho rằng bởi nó chăm học quá, lúc nào cũng để tâm tới sách vở nên thần kinh bị căng thẳng. Lập tức, cha nó kê đơn bắt em nó sang hiệu thuốc bắc cân liên tiếp nửa tháng thuốc bổ về sắc cho nó uống. Nó uống thuốc bổ nên học chăm hơn. Đêm nó học mãi đến một giờ khuya mới ngủ. Mẹ nó thường tò mò ngó trộm qua khe sách vở thì thấy con mình ngồi bó gối chăm chú xem từng quyển sách dầy cộm. Thế là bà mẹ được dịp khoe :

- Nó giở hết trang này sang trang nọ, nhanh nhanh là. Con tôi chăm học, không ai bằng !

Cha nó phụ họa :

- Học thế thì đổ cả một lúc bác sỹ lẫn dược sỹ.

Nhưng cha mẹ nó có biết đâu những quyển sách dầy cộm nó thức khuya để đọc chỉ là những quyển tiểu thuyết tình ái nhảm nhí, chỉ là những quyển trinh thám phiêu lưu, chỉ là những quyển truyện kiếm hiệp tàu thuê ở hiệu sách. Nó bị ảnh hưởng tiểu thuyết sớm quá nên coi cuộc đời như mây trôi gió thổi, như chiêm hao. Nó chán học từ đấy... Và từ đấy, tâm hồn nó sa sút.

Đến năm nó học lớp đệ ngũ thì hy vọng của cha mẹ nó tiêu tan. Khốn nỗi, cha mọ nó chưa biết và cũng chẳng hao giờ biết được, chỉ vì cha mẹ nó ngu dốt không hiểu nó học ra sao mà kiểm soát rồi cứ tưởng nó vẫn chăm ngoan. Nên cã khi cha nó ốm hoặc trong cơn mê sãng của mẹ nó, luôn luôn cha hoặc mẹ nó nhắc nhở hai tiếng thiêng liêng :

- Bác sỹ.

Niên học đệ ngũ, nó chơi với mấy đứa hạn "bán trời không văn tự". Bọn chúng nó chểnh mảng học hành, trêu thầy, chọc hạn và ỉm tiền học phí để chè chén cho thỏa thích. Chúng nó côn đồ đến độ dám dọa thư ký nếu thư ký tố cáo chúng với cha mẹ chúng. Trong khi cha nó khom lưng đạp bánh xe thuyền tán, trong khi mẹ nó góp nhặt từ đồng bạc thuốc cam, trong khi bạn học làm việc cần mẫn thì nó theo lũ bạn mất dạy ra sông bơi lội, hay ra đồng bắn chim, hay tinh ma hơn nữa, đến các đền chùa ăn cắp oản chuối của thánh. Cứ thế tiếp tục cả năm đệ ngũ, nó chẳng thu thập được chút kiến thức nào.

Lên năm đệ tứ, các môn học khó, lại liên lạc nhiều với các phần học ở đệ ngũ nên nó mơ hồ, khi hiểu khi không. Nó đâm chán, cố gắng cũng uổng công. Kết quả là cha nó buồn phát ốm, mẹ nó nguyền rủa thần thánh. Nhưng sau dó, sợ nó thất vọng, cha mẹ nó an ủi nó :

- Chẳng đỗ khoa này thì dỗ khoa sau. "Học tài thi phận" mà con ạ !

Nó chỉ mỉm cười. Khoa sau nó trượt luôn. Và lấy cớ thi trượt, nó bỏ nhà đi biệt, thây kệ cha mẹ nó tủi nhục lo âu, thây kệ đàn em nó ngơ ngác. Dĩ nhiên, hết cuộc đời cha nó, mộng nó trở thành bác sỹ không khi nào thành. Cha nó đành sống hèn trong kiếp lang băm. Rồi về sau ra sao, nó cũng chẳng biết.

Nó lang thang vào tận miền Nam. Con đường luôn luôn đẹp ở đoạn khởi đầu. Đi mãi, mỏi gối chồn chân. Nó đâm ra nhớ nhà, nhưng núi sông cách trở, không về được nữa. Nó hối hận, nó thương cha mẹ nó. Vô ích. Cuộc sống tự lập không cho nó nhiều thì giờ để thương tiếc.

Bạn bè khuyên nó xin vào công sở làm việc. Nó làm đơn kể hàng trăm cái. Tới sở nào, người ta cũng chỉ hỏi nó có bằng gì không. Nó thất vọng trăm lần. Bây giờ nó mới hối hận học hành bê bối. Vô giáo dục thì chỉ làm đầy tớ suốt đời. Đói rách thúc bách nó làm nhiều nghề. Theo dân "giang hồ mãi võ" đi bán thuốc khắp hơi. Dạy học tư gia. Làm nghề đi lấy quảng cáo. Bán báo. Giữ xe đạp thuê. Làm nghề nào nó cũng chỉ gặp những bất công cay dắng.

Hiện nó đang đùa với số mệnh. Ban ngày nó hay đi lang thang ngoài phố, có khi dừng trước cửa rạp xi nê, có khi ngồi trong công viên, mà tinh mắt, em nhận thấy nó ngay.

°

Câu bé níu vai Huy hỏi :

- Thật hở, anh ?

- Ừ.

- Làm sao mà nhận được ?

- Khó gì, cứ nhìn anh chàng vào trạc hai bảy, hai tám, trở lại mà la cà ngoài phố vào giờ mọi người đi làm, là đúng nó.

- Hắn có đáng ghét không hở anh ?

- Đáng thương.

- Chắc anh quen hắn ?

- Quen thân là khác.

- Anh tả hình dáng hắn cho em nghe đi, anh...

- Em muốn biết nó à ?

- Vâng.

- Huy bị xúc động mạnh. Anh dưa tay đặt lên ngực rồi buồn rầu nói :

- Thằng bé con ông lang thuốc trốn học và khổ sở ấy đây em này. Nó là anh, thất nghiệp ngày

này sang ngày khác. Em hảy nhìn anh cho rõ. Mặt anh đáng tởm không em ? Đáng lẽ, lúc này anh phải làm gì thì anh lại chui vào đây xem phim cao bồi năm đồng bạc để giết tuổi thanh niên. Em hãy cố gắng hiểu anh. Trời ơi !

Huy kêu hai tiếng "Trời ơi" hơi to. Nhưng đúng lúc đó trên màn ảnh hiện hình chữ "hết". Nhạc đoạn cuối phim dồn dập, thôi thúc. Tiếng ghế thi nhau kêu rào rạt. Huy ngồi im. Cậu bé cũng ngồi im. Đến khi, trong rạp lóe sáng, Huy mới dám liếc nhìn cậu bé đã đứng vùng dậy, ôm cặp len lỏi chạy vào đám đông đang chen chúc ra, ở những hàng ghế dưới.

Huy trông theo, mỉm cười. Rồi anh rút khăn lau nước mắt.

(1962)

CHÀNG CAO BỒI HỌ LỤC

1

ĐẾN XẾ CHIỀU THÌ CHÀNG RA KHỎI KHU rừng già. Con tuấn mã chưa tỏ vẻ gì mệt mỏi sau nửa ngày rong ruổi đường trường.

Nó vẫn phi mau. Chàng ghì cương, thúc mạnh chân vào bụng ngựa. Tên đầy tớ trung thành và kiên nhẫn hiểu ý chủ, phóng nước đại leo đồi. Lên tới đỉnh ngọn đồi trọc, chàng ghìm cương ngựa, buông lỏng cương, vỗ về :

- Mi sắp được nghỉ ngơi rồi con ơi ! Tha hồ ăn uống con nhé !

Con tuấn mã dơ cao hai chân trước, hí hí mấy tiếng vui mừng. Không xa lắm, dưới chân đồi lác đác nhiều nóc nhà hứa hẹn có quán trọ cho cả người lẫn ngựa và "saloon" nhậu nhẹt. Chàng thắt lại chiếc khăn quàng cỗ, rút súng kiểm soát đạn kỹ càng. Đoạn, theo thói quen, chàng quay súng vài vòng tuyệt diệu rồi, mới nhẹ nhàng tra súng vào bao. Huýt sáo một điệu nhạc của những kẻ chăn bò miền Tây, chàng cho ngựa chậm rãi xuống đồi.

Mặt trời đã xuống gần ngọn cây.



2

Thị trấn mang một cái tên khá rùng rợn : "Tử Địa". Cách đây mấy năm, vùng này còn hoang vu lắm. Nhưng từ ngày chính phủ dự định thiết lập con dường sắt xuyên Nam Bắc và đặt một nhà ga sép ở đây thì thiên hạ ùn ùn kéo nhau tới chiếm đất cư ngụ. Người ta hối hả dựng nhà cửa một cách sơ sài, hy vọng rằng khi xe lửa mang sự phồn thịnh đến, sẽ phá đi, kiến thiết lại.

Thoạt đầu, chỉ có người miền Bắc Nam phần, người miền Nam Trung phần và dân cư địa phương. Dần dần, bọn lái buôn Khờ me dồn bò, luôn thể dồn cả bọn chăn bò sang, khiến thị trấn ồn ào trong vòng vô trật tự. Những gã chăn bò mặt mày hung ác, uống rượu đế như uống nước mía, bắn súng như điên, đua ngựa mù đường. May mắn là chúng chưa bắn chết một người nào nên cũng chẳng ai cần lo chuyện mướn "sê ríp" cho thị trấn.

Ngày kia, có kẻ khám phả ra mỏ vàng. Tin ấy lan tràn rất nhanh. Người ta vội quên xe lửa, quên đường rầy, quên những toa sắt nặng nề, câm nín. Tâm hồn người ta rực lên vì viễn ảnh mới : vàng. Vàng, vàng, vàng. Khắp nơi nói chuyện vàng, hỏi thăm vàng... Dân tứ chiếng đổ xô về đây nuôi giấc mộng vàng. Họ không thất vọng. Túi đầy chất kim khí quyến rũ đó rồi, họ bắt đầu sợ bọn chăn bò Khờ me. Họ góp tiền mướn "sê ríp". Thị trấn có một con mắt theo rõi kẻ bất lương. Văn phòng "sê ríp", tự nhiên, mọc gai trong tâm hồn cướp bóc của tụi Khờ me. Rồi, bất thình lình, "sê ríp" bị bắn sau lưng. Người ta mướn "sê ríp" khác. Cứ thế, năm "sê ríp" gửi năm xương tàn ở đất khỉ ho cò gáy này. Bọn chăn bò Khờ me lộng hành. Chúng đặt ra pháp luật và trị dân bằng súng sáu.

Chẳng bao lâu chúng chia rẽ. Một nhóm theo tên Phong Lai, một nhóm theo tên Phong Thổ. Không muốn thanh toán anh, Phong Thổ kéo đồng đảng rút khỏi thị trấn, lập sào huyệt dưới chân một ngọn núi thuộc dẫy Trường sơn. Bọn Phong Lai cai trị thị trấn rất khắc nghiệt. Chúng vơ vét, bóc lột tàn nhẫn. Đến nỗi, thị trấn tuy náo nhiệt mà không có kẻ lạ mặt nào dám lai vãng. Hễ ai tới là Phong Lai cho bộ hạ thủ liêu ngay. Thi trấn, vì vậy mang tên là "Tử Địa".

Chàng kỵ mã trẻ tuổi, lạ mặt của chúng ta đã lọt vào thị trấn "Tử Địa". Cho ngựa đi nước kiệu, chàng đưa mắt quan sát cảnh vật. Tới quán "Âm Hồn", chàng dừng ngựa. Từ bên trong, âm nhạc kích động hòa với tiếng cười ầm ỷ chạy ào ra ngoài. Chàng mỉm cười. Buộc ngựa cẩn thận, chàng leo lên thềm quán, đẩy cửa bước vào.

Không khí đang tưng bừng, bỗng im lặng. Mọi người ngó chàng bằng những đôi mắt dò hỏi. Chàng ngạc nhiên, khẽ nhún vai rồi kiếm chiếc bàn trống gần góc quán. Treo mũ vào mắc, chàng lên tiếng :

- Một bình hoàng hoa, một miếng sườn nướng, tửu quán !

Tửu quán dạ một tiếng to. Hắn hối hả bưng rượu tới bàn của chàng. Chàng dục :

- Cho ngựa của ta ăn uống đầy đủ nhé, chú mình !

- Dạ !

- Hoàng hoa thứ thiệt hay thứ ba tầu Chợ Lớn đây ?

- Dạ, dạ thứ thiệt chính cống nhãn hiệu hoa vàng.

- Nướng miếng sườn còn tươi nghe. Nhớ dã nát hành, trộn tiêu, ướp nước mắm Phú Quốc và nướng cho khéo nhá !

- Dạ ! Thưa hiệp sĩ...

- Gì ?

- Thưa...

Tên bồi run rẩy khiến chàng cáu tiết :

- Thưa gì, ta đang đói đây !

Tên bồi ấp úng :

- Thưa ăn xong... xin mời... hiệp sĩ... lên đường ngay cho !

Chàng gắt :

- Tại sao ta phải lên đường ngay ?

- Thưa ở đây nhiều người bắn súng giỏi lắm ạ !

Chàng vỗ vai tên bồi, nhếch mép cười hơi kiêu ngạo :

- Đừng lo, chú mình, ta sẽ lên đường ngay.

Tên bồi giàu lòng nhân đạo sung sướng vì hắn tưởng vừa cứu sống được một mạng người. Kinh nghiệm những năm bán rượu cho tụi chăn bò dạy hắn ta rằng, hễ khách ăn uống xong mà chần chừ

không chịu lên đường thì thế nào cũng bị khích bác đến phải đấu súng. Và đã rút súng, khó lòng thoát chết trước đồng bọn Phong Lai. Tên bồi đi khỏi, chàng gọi :

- Kích động nhạc chơi hài "Tuổi đôi mươi" đi !

Ban nhạc trố mắt nhìn chàng. Các cô ca sĩ, các cô chiêu đãi viên xanh mặt sợ hãi. Họ chờ đợi một sự hãi hùng sắp xảy ra. Bọn chăn bò Khờ me có bốn đứa, từ nãy, vẫn thản nhiên ngôi chơi bài cào. Lúc này, một thằng đứng lên, vươn vai, ngáp, rồi trề môi trả lời chàng :

- Không có "Tuổi đôi mươi" có "Tuổi tám mươi" khụ khị già cốc đế, ông bạn thích không ?

Chàng lắc đầu. Tên chăn bò lững thững tiến về phía chàng. Nhiều người nốc cạn ly, vất tiền trên bàn, kéo nhau rời khỏi quán. Chàng búng ngón tay vào bình rượu, huýt sáo. Tên chăn bò nhào tới chàng, nắm chặt cánh tay trái của chàng, nham nhở hỏi :

- Mấy giờ rồi ông bạn ?

Chàng vén ống tay áo, nhìn đồng hồ nói :

- 6 giờ thiếu 20.

Tên chăn bò cười sặc sụa. Nó bô bô với đồng bọn :

- 6 giờ thiếu 20 rồi chúng mày ơi !

Nó khôi hài :

- Đồng hồ "oắt toe put, ăng ti ma nhê tích" đánh bốc thi bơi hẳn hòi.

Bỗng nó nín cười, giả vờ nghiêm trang hỏi chàng :

- Có "luy mi nơ" không ?

Chàng thản nhiên đáp :

- Có.

Tên chăn bỏ lại ôm bụng cười, nó trở về bàn của nó. Tên khác bắt chước bạn, rút thuốc lá ngậm miệng, nện giầy lộp cộp sang bàn chàng. Nó xăn lay áo, bất thần, chộp lấy ngực chàng, toét miệng cười, nháy mắt :

- Có diêm không ?

- Có.

- Thì mồi dùm điếu thuốc đi ông bạn !

Chàng móc túi đưa ra một que diêm đưa cho tên chăn bò. Nó hỏi :

- Hộp đâu ?

- Không có hộp.

- Thế quẹt bằng gì ?

- Quẹt bằng đế giầy.

Tên chăn bò hất hàm rất hỗn :

- Diêm Mỹ hả ?

- Không diêm Việt.

- Diêm Việt quẹt bằng đế giầy đâu có cháy ?

- Cháy mà !

- Nhỡ không cháy thì sao ?

Chàng nâng ly, tợp một hơi hoàng hoa tửu. Điệu bộ của chàng có vẻ như chàng không muốn sinh sự với ai. Chàng nói :

- Cháy mà...

Tên chăn bò dọa chàng :

- Không cháy thì biết tay nhau.

Nó nhấc gót giầy, quẹt lia lịa. Nhưng que diêm nhất định không thèm cháy. Chàng nhìn tên chăn bò đang sục sôi vì tức giận, rút một que diêm khác quẹt vào gót giầy của mình. Ánh lửa lòe cháy. Chàng mời tên chăn bò mồi thuốc. Nó ngạc nhiên hỏi chàng :

- Ông bạn có phép hả ?

- Không, chỉ có vỏ bao diêm dán ở gót giầy thôi.

Tên chăn bò "à" một tiếng thất vọng. Nó hơi xấu hổ, lỉnh về chỗ cũ. Chàng ngồi trầm ngâm bên bình rượu chờ sườn heo nướng. Thiên hạ vẫn hồi hộp đợi một pha gay cấn.

- Ê, tửu quán, sườn nướng gì lâu thế ?

Một tiếng nện chát chúa trên mặt bàn bọn chăn bò. Chai rượu đế vỡ tan tành. Tên chăn bò thứ ba khuỳnh tay đứng dậy. Nó trả lời thay tên bồi :

- Không có sườn nướng ở đây !

Chàng lễ phép nói :

- Thưa ông bạn, tôi có dám hỏi ông bạn đâu ?

Tên chăn bò nhổ nước miếng xuống nền nhà. Nó nhe răng, quệt ngón tay trỏ ngang miệng, văng tục :

- Đồ cóc chết, ai thèm bạn bè với mày !

Chàng dịu giọng :

- Ông làm ơn chỉ bảo giùm tôi phải xưng hô như thế nào ?

- Xưng hô hả ?

- Dạ.

- Có một cách xưng hô hay nhất.

- Xin ông cho biết ?

- Là im cái mồm hôi thối của mày đi !

Chàng gật gù cái đầu ra chiều phục thiện :

- Nhưng tôi vẫn được ăn sườn nướng chứ ?

- Mày không có quyền ăn sườn nướng.

- Nhỡ tôi cứ thích ăn sườn nướng thì sao ?

- Thì những viên đạn này bắn vỡ sườn mày ra.

Tên chăn bò Khờ me cao hứng rút súng quay biểu diễn. Nó hỏi chàng :

- Chịu vỡ sườn hay chịu ăn sườn heo nướng?

Chàng lặng lẽ đứng dậy. Khoan thai tiến về phía quầy rượu. Bốn tên chăn bò, bộ hạ của tướng cướp Phong Lai, theo rõi chàng từng cử chỉ. Tên khốn nạn lập lại câu hỏi cũ :

- Chiu vỡ sườn hay chịu ăn sườn heo nướng ?

Chàng gọi tên hồi. Song sợ quá, tên bồi đã lủi đâu mất.

- Trả lời đi chứ, thằng chó chết kia !

Chàng đưa tay trái vuốt tóc. Rồi, với giọng của kẻ cả, chàng hỏi tên chăn bò :

- Chú mình năm nay bao nhiêu tuổi ?

- Mày hỏi làm gì ?

- Hỏi để biết trước khi ta chọn một trong hai thứ sườn.

- À, thằng chó chết này lớn gan dữ đa. Ông nội mày năm nay hai mươi tám tuổi.

- Hai mươi tám tuổi ! Uổng quá, chú mình còn trẻ quá.

- Đừng ba hoa, nào muốn sườn gì ?

Chàng rút thuốc, châm lửa. Thở một chiếc vòng tròn bay về phía tụi chăn bò. chàng quả quyết :

- Tôi chịu ăn sườn heo nướng !

Lập tức bốn tên chăn bò Khờ me xô ghế đứng lên thủ thế. Chùng vờ không thèm chú ý. Tên khốn nạn dục :

- Rút súng di !

Chàng đùa :

- Chấp chú mình rút trước hai phút.

Tên chăn bò chạm tự ái, rút súng liền. Nhưng nhanh hơn nó chục lần, chàng đã kịp khạc đạn. Hai khẩu súng cơ hồ hai lần chớp lóe trên bầu trời đêm, vừa ra khỏi bao là nổ ngay bốn phát. Bốn phát khô khan. Không hơn không kém. Tên chăn bò hỗn xược thách thức ôm ngực chết tức tửi. Còn ba tên kia bị bắn vào cánh tay cảnh cáo. Trước khi tra súng vào bao, chàng quay súng đủ ba mươi kiểu khiến những tên chăn hbò Khờ me lè lười khiếp phục. Chúng không ngờ chúng đã gặp người bắn nhanh của thời đại.

Các cô ca sĩ, các cô chiêu đãi viên lồm cồm bò dậy đứng ngẩn người chiêm ngưỡng chàng. Tên bồi trốn lủi đâu đây đã ló mặt. Chàng bảo nó :

- Ta vẫn thích ăn sườn nhe chú mình !

Ten bồi lăng xăng :

- Có ngay hiệp sĩ. Nhưng ăn xong hiệp sĩ nhớ lên đường đa !

Chàng cười :

- Ta nhớ.

Quay vô phía ban nhạc, chàng ra lệnh :

- Kích động nhạc chơi bài "Tuổi đôi mươi" đi !

Ban nhạc vâng lời chàng. Tiếng đàn, lời ca trỗi lên. Người ta ngạc nhiên nhưng người ta sung sướng vô kể. Chàng ngồi thoải mái ăn hết miếng sườn heo này tới miếng sườn heo khác. Hoàng hoa tửu đã vơi gần hại bình. Tên bồi lo ngại số phận chàng. Hắn ta tin rằng thế nào Phong Lai cũng đến tìm chàng rửa hận cho bộ hạ.



3

Quả nhiên Phong Lai đến. Lúc hắn ta xô cửa xồng xộc bước vào, âm nhạc chết liền trong khoảnh khắc. Phong Lai râu rậm, mắt diều hâu. Trông hắn, người yếu bóng vía đủ quỵ rồi chứ đừng nói chuyện chống đối làm chi cho mệt. Thi trấn "Tử Địa" nằm dưới chân Phong Lai không cựa quậy nỗi, có lẽ, cũng nhờ cái tướng dã man của hắn.

Phong Lai cùng bộ hạ vừa làm ăn một chuyến lớn. Chúng đón đánh xe chở vàng của ông Thống đốc tiểu bang Hà Khê và bắt cóc ái nữ của ông định đem về làm vợ. Phong Lai đang vui mừng chiến công này thì nhận được tin bộ hạ của hắn bị một tay kỵ mã trẻ tuổi lạ mặt cho nếm đạn đồng. Phong Lai lồng lộn như cọp bị thương. Hắn phi ngựa như bay về thị trấn, xua quân vây quanh quán "Âm Hồn".

Còn hắn, vốn mang giòng máu ngang tàng của thứ tướng cướp, hắn hiên ngang một mình tìm gặp kẻ thù.

Quán "Âm Hồn" hây giờ giống hệt bãi tha ma. Vắng đến độ mỗi bước đi của Phong Lai là mỗi bước vang vọng tâm hồn những kẻ ẩn nấp. Phong Lai đứng cách chàng hai chục tlurớc, hét lớn :

- Thằng khốn kiếp kia, mày ở đâu tới đây ?

Chàng điềm nhiên đáp :

- Ở quê hương cụ Đồ Chiểu.

Phong Lai đá tung ghế :

- Mày có biết đây là nơi nào không ?

- Không, biết làm cóc khô gì !

- Đồ mù, đây là vùng "Tử Dịa", giang sơn tao tức quốc vương Phong Lai. Mày đến đây thì chỉ có chết.

Chàng trêu Phong Lai :

- Sống chết có số, lo gì ông Phong Lai.

Phong Lai nghiến răng ken hét :

- Tên mày là gì ?

- Tôi có làm "quốc vương" như ông đâu mà cần xưng tên.

- À, mày hỗn hả ? A lê, ra ngoài đường ông cho biết tay !

Chàng cười :

- Ra thì ra, ông thách tôi đấy nhé !

Phong Lai lùi dần, lùi dần tới cửa. Hắn chạy vội sang bên kia đường. Chàng chụp mũ lên đầu, nhét đạn vào súng rồi theo hắn ra. Tên bồi chạy đến níu lấy chàng, run rẩy nói thầm. Hắn cho chàng biết để đề phòng tên bộ hạ thân tín của Phong Lai chuyên môn bắn lén mỗi khi Phong Lai đấu súng tay đôi. Chàng vỗ nhẹ vai tên bồi tỏ vẻ cám ơn. Giây lát, chàng đã lạc vào vùng tử địa.

Trời mùa hạ nên, dù mặt trời đã lặn, vẫn còn sáng sủa. Nghe tin Phong Lai đấu súng với một hiệp sĩ lạ mặt, dân thị trấn lén xem. Từ các cửa sổ, từ các kẽ hở của những bức vách ván, hàng trăm con mắt hồi hộp theo rõi. Chàng bình tĩnh. Phong Lai một phút bốc đồng, dở thói "anh hùng cá nhân", tưởng dọa kẻ thù chơi. Nào ngờ kẻ thù là đứa bướng bỉnh, thích đánh đu cùng súng dạn, nhận lời ngay. Đến phút cái chết treo trên sợi tóc này, Phong Lai mới biết mình dại. Nhỡ kẻ thù hạ chết thì ai lấy con gái mỹ miều của ông Thống đốc tiểu bang Hà Khê đây. Và ai sẽ ngự trị trên vùng "Tử Địa" ?

Phong Lai toát mồ hôi. Biết vậy, xua quân bắn phứa phựa, thế nào chẳng hạ nỗi thằng chết dấp kia. Nhưng đã hứa rồi, lùi bước chắc chắn sẽ bị bộ hạ cười thối óc. Mà tiến bước thì lòng dạ hoang man. Phong Lai vừa đi vừa cầu nguyện. Tới điểm quyết định của cuộc đời, hắn dừng lại, quan sát vẩn vơ, ra lệnh ngầm.

Chàng ung dung bước. Cách Phong Lai hai mươi thước rồi mười lăm thước. Chàng rút súng. Tay trái bắn ngang, tay phải bắn thẳng. Hai tiếng nỗ kết liểu hai mạng người. Một tên bắn lén hèn hạ và một tên tướng cướp khát máu. Thấy chủ tướng chết không kịp dẫy dụa, bọn chăn bò Khờ me quăng hết súng xin hàng. Chúng chỉ chỗ nhốt hai thục nữ. Chàng băng nhanh đi giải thoát.

Trong chiếc xe song mã, có tiếng khóc thảm não. Chàng mở cửa xe và suýt ngất đi vì nhan sắc tuyệt vời của thục nữ. Chàng ngả mũ chào hỏi rất lịch sự :

- Xin hai cô cho biết quý danh và trường hợp bị Phong Lai bắt ?

Người thục nữ có nhan sắc tuyệt vời rút mùi xoa lau nước mắt, rồi kể lể :

- Tên em là Kiều Nguyệt Nga, còn con bé này là tỳ nữ của nhà em, tên nó là Kim Liên. Quê em ở quận Tây Xuyên nhưng cha em làm Thống đốc nhậm chức ở miền Hà Khê cách đây vài chục cây số.

Chàng nhìn Nguyệt Nga đăm đăm, khiến nàng e lệ. Nguyệt Nga nói nhiều, rất nhiều. Tiếng nói của nàng như những cơn gió mát thổi vào tâm hồn chàng. Chàng quên hẳn hình bóng của nàng Vũ Thái Loan nơi chân trời quê hương. Buổi tiễn chàng lên đường rong ruổi, nàng Thái Loan dặn đi dặn lại "Xin đừng tham đó bỏ đăng, Có lê quên lựu có trăng quên đèn" và chàng đã hứa rằng"... Như lửa mới nhen, Dễ trong một bếp lại chen mấy lò. Lòng người như bể khôn dò, Chớ ngờ Ngô Khởi hay lo Mài Thần". Thế mà giờ đây, đứng trước Kiều Nguyệt Nga, chàng ngẫn ngơ vì tiếng nói ngọt ngào và mùi nước hoa "chanel" số 5 của nàng. Nguyệt Nga rút chiếc trâm cài đầu tặng chàng. Giọng oanh vàn thỏ thẻ :

- Em xin tặng hiệp sĩ vật nhỏ mọn này gọi là chút ơn đầu của em.

Chàng xua tay, lắc dầu :

- Thân nàng đáng giá ngàn vàng mà nàng đền ơn ta chiếc trâm không đầy năm lượng thôi à ?

Nguyệt Nga "thin" nết na lại. Nàng bối rối :

- Thưa... thưa... em chẳng còn gì hơn nữa. Hay mời hiệp sĩ theo em về nhà em rồi hiệp sĩ muốn gì em xin tặng đủ.

Chàng cười duyên dáng :

- Ta nói rỡn nàng đó. Tiếc rằng lời ăn nói khôi hài của ta kém tài bắn súng nên nàng tưởng ta thô lỗ phải không ?

Đôi mắt Nguyệt Nga sáng ngời, tim nàng rạo rực. Nàng nhìn chàng như muốn hứa hẹn một điều gì thật xa xôi nhưng thật gần gũi, thật mơ mộng nhưng thật thực tế : Nàng muốn kết duyên cùng chàng.

- Hiệp sĩ ăn nói có duyên lắm đấy chứ !

Chàng nghe nàng nịnh, sướng con rắy.

- Thật hả ?

- Dạ, thật.

- Nói dối thì chịu tội gì ?

- Dạ, tội gì cũng được.

Chàng trèo lên xe. Con Kim Liên nhanh trí khôn vội xuống, nhường chỗ cho chàng. Nó ước ao giá chàng mang theo một chàng tiểu đồng có phải đẹp biết mấy. Câu chuyện trên xe song mã nhỏ dần, nhỏ dần...



4

... Đến khi tiếng ồn ào vây quanh xe, chàng mới giật mình tìm súng. Chàng hé mở cửa, Tim chàng đổi nhịp ngay. Vì đám đông chỉ là những người dân hiền lành của thị trấn "Tử Địa". Thấy mặt chàng, họ hoan hô vang động. Chàng cúi thấp chào họ. Một người kính cẩn thưa :

- Xin hiệp sĩ cho biết tên.

Chàng khiêm tốn đáp :

- Thưa quý vị, tôi là Lục Vân Tiên !

Họ kể lể mọi nỗi niềm cay đắng dưới triều Phong Lai, họ ghi ơn chàng và cuối cùng van nài chàng ở lại nhậm chức "sê ríp". Nhưng Vân Tiên dứt khoát hẳn lập trường :

- Thưa đồng bào, tôi xin cám ơn đồng bào đã quá yêu mà bầu làm "sê ríp". Song tôi chì làm cách mạng chứ không thèm làm chính trị. Làm cách mạng là xử dụng khẩu súng cho thật "cừ" để bắn vỡ óc bọn độc tài, cường hào, ác bá, tướng cướp... Làm chính trị, làm "sê ríp" tức là ham danh, thèm chức "sê ríp" mà giết Phong Lai. Không, không bao giờ. Thay lời tức cụ Đồ Chiểu đã dạy tôi không nên làm chính trị. Đồng bào sẽ chọn người khác làm "sê ríp". Còn tôi, tôi lại lên đường với đôi súng thần tốc, nguyện vì đời mà làm cách mạng, ở đâu có độc tài, gia đình trị, ở đấy sẽ có Lục Vân Tiên này.

Kiều Nguvệt Nga nghe Lục Vân Tiên diễn thuyết, nở nang từng khúc ruột. Dân thị trấn "Tử Địa" cảm phục đức độ của chàng, hoan hô như điên. Một vị nhân sĩ phát biểu :

- Nhưng chúng tôi chưa có gì đền ơn nhà... cách mạng ?

Lục Vân Tiên búng, tav "tách" một cái. Nguvệt Nga hiểu ý, ngó đầu ra cửa xe. Sắc dẹp của nàng làm sẹp nhiệt tình của đám đông, làm rung lòng đám mầm non đợt sóng mới.

Vân Tiên kiểu cách :

- Thưa đồng bào, đồng hào khỏi cần lo ân huệ. Tôi đã có người trả ơn đây rồi.

Rồi để mặc đám đông ngơ ngác. Vân Tiên dục Kim Liên lên xe. Chàng cầm cương giật mạnh. Đôi ngựa chuyển bước. Một lát sau, người ta chỉ còn trông thấy một chấm nhỏ trên con đường cát đỏ bụi mù dẫn về Hà Khê.

(Mười ngày sau 1-11-63)

HOA BƯỞI

Ngẩng đầu ngắm mãi chưa xong nhớ
Hoa bưởi thơm rồi, đêm đã khuya
XUÂN DIỆU

1

HẢI ĐỨNG CHỜ THÚY NGOÀI NGÕ. CƠN GIÓ lùa tung mái tóc cậu bé. Trời hiền dịu. Trên không, những sợi tơ trời bay lơ lửng. Vài con bướm lạc loài ghé thăm giàn thiên lý khoảnh khắc rồi bỏ đi. Làng thôn thiêm thiếp ngủ theo tiếng võng đưa kẽo kẹt, tiếng hát ru êm đều đều.

Khói từ một mái tranh bốc lên, lan tỏa. Màu lam biến thành màu trắng, lẫn vào mây. Lá vàng rơi nhẹ trên làn ao. Mấy chú cá đói tưởng con mồi nhảy lên đớp hụt làm mặt nước can mày giận dữ. Ai gẩy đàn bầu đâu đây, điệu nhạc du dương như lời chim chích choè kể chuvện trên cành soan. Hải thả mắt sang xóm làng bên kia sông đang chìm dưới lớp sương mờ ảo. Tiếng gà tập gáy vọng tới te te nhọn. Quãng đường trước mặt vắng tanh. Cây đa cao ngất cô độc. Chuông chùa não nuột điểm thưa. Cuộc đời quê mùa hắt hiu, buồn thảm. Lòng cậu bé đâm ra hoang mang lo sợ. Câu lấy tay vuốt ngược mải tóc. Nắng nhỏ thơm ngon. Bóng râm đến luôn, đổ dài tít tắp. Trời muốn thấp xuống. Cuối thu có khác.

Tháng năm côi cút bên bà nội, Hải đã quen phong cảnh này từ ngày mẹ bỏ đi theo ông tham Ân. Mẹ sang Pháp với ông ta, chẳng bao giờ trở lại nữa. Sáng mẹ bỏ nhà, Hải còn ngủ mê mệt. Thức dậy, thấy mất mẹ, Hải khóc sưng cả mắt, cha Hải phải đem Hải gửi cho bà nội nuôi hộ. Bà nội thương cháu, bà ghét con dâu cay đắng. Cha Hải buồn chán, rượu chè bê tha, lúc say mèm chỉ chửi lão tham Ân. Hải chưa biết tại sao cũng cứ thù lão ta vì cha Hải

đòi giết lão. Hải về với bà. Cha vẫn làm thư ký ở Hà Nội. Bà yêu quí Hải, các cô chiều chuộng Hải. Riết rồi cậu bé không nhớ mẹ nữa.

Thỉnh thoảng, cha Hải mới về thăm con. Những lần ấy, cha mua thật nhiều kẹo bánh, đồ chơi. Hải thích được nằm cạnh cha để được ôm ấp hơn. Hải học trường làng, các cô cấm chơi với bất cứ đứa trẻ nào, sợ Hải bị chúng nó bắt nạt. Đến ngày cha Hải đưa gia đình ông Phán về tránh bom đạn đồng minh thì cậu bé mới thấy bớt lủi thủi.

Hải nhớ lại niềm vui bắt đầu từ đôi mắt đen lay láy của một cô bé trạc tuổi cậu. Cô bé kháu khỉnh và có vẻ lém lỉnh lắm. Mới tí tuổi đã biết làm dóm. Tóc cô bé lòa xòa ngang vai. Cô mặc áo đầm xanh, miệng cười đôi má lúm đồng tiền. Răng cô bé đều đặn trắng bóng. Cô cài con bướm bạc bên ngôi trái. Cô bé đứng bên chị, Hải khép nép cạnh cha. Bà Phán, trông thấy Hải, bà ngạc nhiên hỏi :

- Cháu Hải đấy à ? Chóng lớn quá, lại đây cháu... Gớm, nhìn kỹ mặt nó mà xem, giống mẹ như đúc.

Câu nói vô tình của bà Phán khiến cha Hải buồn. Hải nao nao nhớ mẹ, tình thương mẹ vắng vẻ từ ngày xưa bỗng chốc vụt hiện.

Lòng cậu bé se sắt. Bà Phán biết mình lỡ lời, bà kéo Hải lại gần, vuốt tóc cậu bé. Bà lấy khăn thấm nước mắt Hải nối hàng rớt xuống má rồi bà chỉ về phía con bé đang nhìn Hải đăm đăm.

- Em Thúy đấy cháu ạ ! Thúy lại gần đây mẹ bảo. Đây là Hải con bác Nguyện đấy. Từ nay hai đứa thành anh em, chơi với nhau nhé !

Bà Phán cầm tay Hải đặt vào tay Thúy. Thúy rút vội ra, ngúng nguẩy :

- "Nó" lớn bằng con, sao được làm anh hở, mẹ ?

- Hư nào, Anh Hải hơn con một tuổi.

- Thế "nó" học lớp mấy ?

Bà Phán âu yếm hỏi Hải :

- Cháu học lớp mấy ?

- Cháu học lớp tư ạ !

Thúy cười khúc khích :

- Con học lớp ba cơ mà, nó kém con một lớp. Hơn một tuổi, kém một lớp là hạng bét là phải làm em chứ hở, mẹ ?

Thúy hất hàm bướng bỉnh trêu Hải :

- Phải không "nó" ?

Hải tức mình lắm. Con bé kia dám bảo giỏi hơn Hải. Nó cứ nhìn Hải thách thức.

Hải cáu sườn chạy vụt xuống với hà. Cậu nghe tiếng cười ròn rã, tiếng chị Hiên, chị của Thúy :

- Rồi cô cậu thân nhau ngay đấy mà.

Hải gục vào lòng bà khóc thúc thít :

- Bà ơi bao giờ mẹ cháu về ?

Bà Hải im lặng, vuốt ve cháu, ru cháu ngủ. Hải say sưa thiếp đi. Hải sẽ không thèm chơi với con Thúy. Con Thúy làm bộ. Hôm sau, Thúy ngang qua hè thấy Hải đang nặn tượng. Thúy đứng lại ngắm nghía ra chiều thích thú. Hải mải mê tô điểm mặt tượng không để ý đến Thúy. Lúc Hải nhìn lên, Hải gặp Thúy cười. Nụ cười của con bé bửa nay bớt kiêu ngạo. Hải muốn đuổi Thúy, cậu chả biết nói làm sao. Hải lúng túng đánh rơi cả tượng xuống nền nhà. Thúy định bỏ đi, nghĩ thế nao, Cô bé bước vào đon đả :

- Chơi gì đấy ?

- Hỏi làm gì ?

- Cho Thúy chơi với nhé ?

- Làm bộ thế ai thèm chơi với.

- Thúy có làm bộ đâu.

- Hôm qua gọi bằng "nó" bảo giỏi hơn thôi.

- Thúy xin lỗi, cho Thúy chơi với nhé ?

Tự nhiên, Hải hết giận Thúy, đứng dậy tìm ghế cho Thúy ngồi.

- Hải nặn tượng thờ à ?

- Ừ, Hải sẽ làm cải đình rất đẹp. Chơi làm đình thích lắm, nặn xong tượng, chúng mình chơi pháo nồi.

- Chơi pháo thế nào ?

- Tí nữa Hải dạy Thúy.

- Khó lắm, hở ?

- Dễ mà.

Hải đem mấy ông tượng vừa nặn xong ra phơi nắng rồi dạy Thúy nặn pháo.

Hải lấy đất sét nặn thành hình cái nồi, đáy thật mỏng. Hải nhổ bọt vào đất miết cho bóng, Thúy sợ hãi :

- Nghịch bẩn quá !

- Thế nó mới kêu. Thúy nghe đây này "Pháo nổ pháo nang cả làng" chịu chưa..? Thúy nói "Chịu rồi" đi, chịu chưa?

- Chịu rồi.

Hải dơ tay lên cao, đập mạnh pháo trên nền nhà. Tiếng nổ đánh "đốp". Đáy vỡ một khoảng lớn. Hải dục Thúy :

- Đến lượt Thúy !

- Cũng nói như Hải à?

- Ừ.

Thúy bắt chước Hải đập pháo nhưng tịt ngòi. Thúy phải lấy đất và đền pháo của Hải. Thúy nhìn Hải cảm phục.

- Vui nhỉ ?

- Ừ.

- Chơi nữa đi !

- Thôi, rửa tay rồi Hải dẫn đi bắt công cống.

- Công cống là gì ?

- Là con sâu ở dưới đất.

Hải dắt Thúy ra cầu ao. Nắng in hình chúng đều dặn. Đầu mùa hạ sung chín đỏ ối, thơm phức. Chim chào mào líu ríu mổ làm rụng lõm bõm xuống ao. Cá rói chờ sẵn tranh ăn. Bóng Hải và Thúy soi gương nước. Hai đứa nhìn nhau mỉm cười, Thúy hỏi :

- Bắt công cống bằng gì ?

- Bằng nõn măng hay mộng mạ.

Hai đứa băng qua sân tới vườn sau. Hải tìm những cái lỗ nhỏ vừa nõn lá tre, dặn Thúy :

- Thúy đặt nõn măng ngập một tí thôi, rồi đợi công cống. Khi nào Thúy thấy động đậy thì giật lên như câu cá ấy. Thúy nghe Hải gọi nó đây này.

Hải ngồi xổm, chăm chú nhìn xuống cái lỗ nhỏ mà cậu tin chắc thế nào cũng có chú sâu đất. Ba ngón tay cầm nõn măng, Hải nhấc lên nhấc xuống nhè nhẹ :

- "Công cống mày lên ăn mộng ăn mạ kẻo quạ ăn hết. Công cống mày..."

Bỗng Hải giật tay, một con công cống bị tóm cổ. Hải nhốt nó vào lọ thủy tinh. Và lại tiếp tục tìm lỗ khác. Thúy chưa nhử được con sâu nào. Cô bé hết kiên nhẫn :

- Thúy chả biết cách bắt công cống, Hải ạ !

- Mới chờ mà, yên chí nó sắp ăn mồi đấy. Kìa dụng đậy rồi, giật đi Thúy !

Thúy nhấc vội tay lên. Con công cống văng ra xa. Mình nó vàng nhờ nhờ như con tầm, đầu nó đen đen có hai cái càng giống như càng cua. nó to bằng con cuống chiếu, nhưng ngắn hơn. Thúy kêu :

- Eo ơi, Sợ quá ! Nó muốn cắn Thúy, Hải ạ !

- Không đâu, để Hải giết nó.

- Chơi trò này sợ lắm, không thích tí nào cả. Về đi Hải đi...

- Ừ, thì về.

Hai đứa đi sát nhau. Nắng sớm đổ xuống tóc hai đứa đen óng. Những nụ cuời ròn tan. Chị Hiên nấp trong mành nhìn ra. Chị nói khẽ với mẹ.

- Cô cậu chơi với nhau rồi, mẹ ạ !

2

Thúy lẻn ra tự lúc nào. Cô bé rón rén lại gần chỗ Hải kéo nhẹ cành dâu rồi buông tay. Cành dâu bật mạnh chạm người Hải. Hải giật mình. Thúy nhoẻn miệng cười. Cô bé mạc áo đầm tím, chải đầu đẹp. Con bướm bạc hôm nay cài ngôi bên phải. Chân Thúy mang dép trắng. Thúy hỏi :

- Áo Thúy dẹp không?

- Đẹp.

- Chị Hiên cho phép đi chơi, chiều phải về học, Hải ạ !

- Bà Hải dặn Hải lúc nãy, Hải nhớ lời. Đi nhanh kẻo muộn.

Hai đứa bé rời khỏi cổng. Con đường đất nhỏ vòng vèo lác đác lá vàng phơi mình trên bờ cỏ. Cánh đồng xanh mướt phẳng phiu như thảm nhung. Ngọn gió heo may là là mơn trớn. Chiếc lá nhỏ hôn trộm lên mặt Thúy rồi rơi xuống ao bèo. Con cò trắng rón rén dưới ruộng bùn kiếm ăn. Những chiếc thuyền nan lười biếng ngủ. Bến đò vắng vẻ. Hải nắm tay Thúy chạy qua cầu Chờ. Thúy mỏi chân ngồi trên phiến đá nhẵn bóng thở hổn hển. Thúy nhìn khúc sông lặng lờ chảy lay động đám lá trang trên mặt nước. Mấy chú gọng vó cố bơi ngược giòng bị đẩy lui. Mặt trời vừa ló ra lại nấp vội trong mây nên bóng Thúy mập mờ. Hải trốn Thúy ở bụi ruối. Thúy mải mê ngắm phong cảnh quên mất cả bạn.

Khi hết mỏi chân, Thúy dục Hải đi. Không ai trả lời. Thúy hoảng hồn, tưởng Hải chết đuối. Có tiếng sột soạt. Thúy run sợ định chạy. Hải đứng lên, toét miệng cười. Thúy mừng cuống quýt :

- Chả thèm chơi với Hải nữa, làm Thúy mất vía, ngực Thúy đập thình thịch.

- Bịa.

- Chả tin Hải áp tay vào ngực Thúy nghe mà xem.

- Ừ nhỉ, thôi ăn quả ruối đi, ngon lắm.

- Thèm vào ăn, nhỡ quả dại thì chết.

- Ruối cầu Chờ ngon tuyệt.

- Sao gọi là cầu Chờ hở, Hải ?

- Chắc có nhiều người chờ nhau ở đây.

- Hôm nào họ cũng chờ đợi à ?

- Ừ.

Hai đứa bé lại chạy. Quãng đường ngắn dần. Ngôi chùa thoáng hiện to tướng. Thúy bào Hải đi chầm chậm. Trẻ con nhà quê nhìn hai đứa lạ lùng. Ông bán tượng gặp khách tốt đon đả chào mời. Thúy mua con gà có cái ống nhỏ thổi kêu "cúc cù cu". Hải lân la đến hàng kẹo kéo quay số. Thúy luôn luôn sát cạnh Hải, điều đó làm Hải sung sướng. Đã mấy năm liền, cậu bé sống một mình nơi quê mùa còm cõi. Cảnh gì cũng gợi buồn. Buổi trưa, nghe tiếng chim sẻ léo nhéo; buổi chiều nghe tiếng thở than; ban đêm nghe tiếng dế nỉ non, tiếng cuốc thở than, toàn tiếng buồn muôn thuở. Những hôm trời mưa, ễnh ương rỉ rả, ếch kêu ồm ộp, sợ khiếp vía. Rồi mùa đông rét mướt, gió lùa phên liếp như kẻ trộm cạy tường. Hải cố làm cho Thúy vui. Thúy buồn, Thúy về nhà Thúy thì Hải chết mất. Hai đứa quấn quýt nhau cả ngày. Tính ra cô bé ở quê Hải được ba tháng. Ba tháng ngắn ngủi quá mà trò chơi sắp hết rồi. Hải lo sốt vó. Hết trò chơi chắc Thúy chả thèm chơi với Hải nữa. Hải mong mùa đông chóng tàn mùa xuân tới. Tháng hai hoa bưởi nở nhiều. Thúy sẽ thích quê hương Hải hơn.

Hải nghĩ thầm, nếu không có cây bưởi vườn sau nhà thì nguy to. Cây bưởi gần con chó đá. Bà Hải bắt gọi là "ông chó đá". Bà bảo ông chó đá thiêng lắm. Hải tin thế vì mắt ông chó dữ tợn. Thúy sợ "ông chó đá" ít khi Thúy dám ra một mình. Sáng sớm, Hải rủ Thúy lấy nhựa bưởi. Nhựa cây như côn dán giấy, màu vàng hổ phách, dẻo tựa bánh dầy. Hai dứa đem về, bắt chước thợ bạc chế đồ kim hoàn. Hải dạy Thúy nặn nhẫn, Hải nặn hoa tai. Nặn xong thì nhựa rắn khô. Hải đeo hoa tai cho Thúy, hoa tai đẹp hơn của chị Hiên. Hai đứa nhìn nhau quyến luyến.

...Thúy mải mê đếm ngói mái chùa. Đôi chim bồ câu trắng nhà ai đậu trọ ngơ ngác nhìn xuống. Thúy lấy con gà thổi "cúc cù cu", đôi chim giật mình bay mất. Thúy tiếc ngẩn ngơ. Hải đưa Thúy vào chùa xem tượng. Thúy leo lên ông hộ pháp dứt vội nắm râu. Hải lè lưỡi kinh hoảng. Thúy coi thường, cô bé nhặt viên đất khô ném mạnh vào chuông kêu "boong". Lũ trẻ con sợ chạy tán loạn. Hải dắt Thúy chạy theo. Khỏi chùa, Hải dọa :

- Eo ơi, sao Thúy dám dứt râu ông hộ pháp ?

- Râu thằng tượng lớn đấy chứ ?

- Láo nào ông hộ nháp thiêng lắm, ông ấy vật chết tươi.

- Sao ông ấy chưa vật Thúy. Thúy khỏe hở ?

- Ông ấy thương hại chúng mình thì có.

Hải dìu Thúy về phía đầu làng. Quãng đường này rộng thênh thang, gió thổi mát rượi. Đằng trước, miễu Vang um tùm. Hải giải nghĩa Thúy nghe miễu Vang ngày xưa là một khu rừng nhỏ, quân Cần Vương của ổng Đốc Tít đánh nhau với Pháp ở đây. Ông Đốc ngồi trên cây đa đốc thúc ba quân. Sau Pháp đuổi ông chạy dài chiếm rừng Vang, đốt trơ trụi. Ngày nay, dân làng quen gọi miễu Vang. Miếu Vang nhiều ma, lắm rắn, cạnh miễu có cái hồ tát mãi không cạn, cá tôm nhung nhúc. Bà Hải bảo Tàu nó để cua ở dưới đáy hồ. Thúy lắng tai chăm chú. Chuyện Hải kể hay làm sao. Thúy bắt Hải dẫn tới miễu Vang. Hải lắc đầu từ chối. Quán hàng đầu làng bữa nay trống trơn, Hải muốn ăn bánh khúc mà chả mua được. Tiếng buồn nổi lên vời vợi từ điểm canh. Cuộc vui nhà quê ngắn ngủi, hiếm hoi. Thúy dục Hải về kẻo chi Hiên mong.

3

Mưa kéo dài mấy ngày. Trời chỉ cao hơn ngọn đa. Gió thổi vù vù. Nước mái hiên nhỏ giọt lách tách. Rét ơi là rét. Hải trùm chăn, khép mắt chẳng nổi. Cậu bé ló đầu ra nhìn qua mành. Ngoài sân mưa nhỏ giăng mờ mờ. Vài con gà đứng co một chân, đầu gục xuống cánh, ngủ gật. Những con chim sẻ lắm miệng sì sào ở đầu hồi. Giọng quen thuộc của chú chim chích chòe vắng bặt. Con chó nằm mơ màng bên thềm, thỉnh thoảng, há mõm táp vu vơ. Buồn nẫu người. Hải ghét mùa đông thế. Sao không chỉ có mùa xuân hoa bưởi rụng đầy vườn và mùa thu trái bưởi rợp kín cây ? Hải nghĩ tới Thúy, chắc giờ đây Thúy đang nằm bên cạnh mẹ nũng nịu. Hải lại nhớ mẹ nhưng hình ảnh mẹ phai dần nhường nét thắm cho bà và cho Thúy. Hải sợ ngày Thúy về Hà Nội, Hải phải nương bóng bà sống lủi thủi như xưa thì quạnh hiu biết mấy. Hải cầu trời bom đạn phá tan Hà Nội. Thúy sẽ đổi chỗ ở, Thúy sẽ chơi với Hải nơi quê mùa còm cõi này suốt đời. Túi ngô rang nóng hổi, Hải chả thèm ăn. Ước gì trời tạnh. Hột bưởi phơi khô rồi. Hải đã xâu vào que, hễ trời hoe nắng, Hải và Thúy sẽ đốt thay nến rước đình. Rước đình vui lắm, nhiều kẹo bánh hoa quả, bọn trẻ con hàng xóm đứng xem thèm nhỏ rãi.

Hải nhớ những ngày đầu xuân. Hoa bưởi trắng xóa trên cây. Cơn gió xuân thì thào nhẹ lướt, hoa lác đác rụng xuống vườn, Hải đã nhặt xâu vào sợi chỉ, buộc thành vòng hoa, quàng lên cổ chơi. Cậu bé cũng đã kể với Thúy bà nội đem hoa bưởi ngâm trong ấm tích nước mưa. Bà tiện mía bỏ vào. Hương hoa hòa lẫn với nước, ngấm dần vào thớ mía. An mía của bà ngon nhất trần gian. Thúy say mùi hoa bưởi, nhỏ nhẹ :

- Thích nhỉ, Hải nhỉ ? Xem nào chạp, giêng, hai, còn ba tháng nữa, ăn tết xong cơ à ?

- Ừ, lâu ghê.

- Đến mùa hoa bưởi nở Thúy sẽ xâu thật nhiều vòng quàng cổ Hải.

- Hải sẽ nhặt hoa cài kín tóc Thúy.

- Thích nhỉ ?

- Ừ, chúng mình khối trò chơi trong mùa hoa bưởi.

- Thật hở ?

- Ừ, chúng mình sẽ gỡ nhị cái của hoa làm bầu rượu.

- Có nhị đực không ?

- Có chứ.

- Buồn cười nhỉ ?

- Chả buồn cười.

- Thế Thúy là nhị cái, hở ?

- Chắc vậy.

- Eo ơi, Hải gỡ Thúy làm bầu đựng rượu à ? Khôn thế, Thúy chả dại đâu.

- Thế Hải làm gì ?

- Hải làm ông lão uống rượu ở bầu hoa.

- Khôn ghê, kể chuyện hoa bưỏi nữa đi, Hải.

- Nói trước hết hay đợi đến tháng hai chúng mình sẽ nhặt hoa bưởi và nói tiếp, Thúy ạ !

Mãi chưa đến tháng hai. Trời mưa thối cả đất. Kỳ bảo vừa qua, Hải ghét gió thổi rụng gần hết bưởi non, bây giờ, Hải ghét mưa ướt sân, ướt vườn. Thúy thập thò sau mành, tấm áo len xanh bó chặt người cô bé. Hải tung chăn vùng dậy. Nỗi buồn chạy đâu mất. Hải kéo mành gọi :

- Thúy ơi, xuống đây...

- Chịu thôi, Hải lên đây Thúy bảo cái này hay lắm cơ, không lên Thúy chả chơi với đậu.

- Xuống đây ăn ngô rang.

- Đem lên đây. Thúy lấy mật trộn ăn mới ngon.

- Ừ, đợi Hải nhé !

Hải xỏ guốc, lấy áo tơi che người, băng qua sân. Trong nhà nhộn nhịp quá. Bà Phán đang thu xếp quần áo nhét đầy vào valise. Chị Hiên chạy đi chạy lại tìm kiếm các thứ vặt vãnh. Trên sập, ông Phán ngồi uống nước trà đàm đạo với cha Hải. Mọi người đều chăm chú công việc riêng. Thúy kéo Hải vào buồng lấy trộm mật ong cua bà Phán trộn ngô. Hai đứa thi nhau nhai đến mỏi mồm, mật dây đầy quần áo. Hải hỏi Thúy :

- Mẹ Thúy xếp quần áo làm gì đấy ?

- Xếp cho gọn, trời nắng nhà Thúy về Hà Nội. Hết chiến tranh rồi, ba Thúy bảo thế, Hải có lên Hà Nội với ba Hải không ?

Hải thẫn thờ buông thìa rơi xuống thềm. Tự nhiên, Hải mong trời mưa đừng bao giờ tạnh nữa.

- Thôi à ?

- Ừ.

- Sao thế Hãi ?

- Tại Hải no.

- Bịa, ăn ngô mà no.

- Thúy có thích về Hà Nội không ?

- Thích, nhưng giá Hải cũng về thì thích hơn.

- Hải chả về đâu.

- Hà Nội vui như tết ấy, sao không về ?

- Ba Hải bắt Hải ở với bà khi nào thật lớn mới được theo ba. Hải muốn có Thúy chơi đùa mãi mãi.

- Thúy cũng muốn chơi với Hải. Hải không bắt nạt Thúy. Ở Hà Nội thằng Túy con ông Đông An hay trêu Thúy phát khóc.

- Tức nhỉ, ước gì Hải đá cho nó một cú.

- Chúng mình làm tùm hum ngủ đi. Hải dạy Thúy cách buộc tổ sáo. Thúy còn khoe bọn nó chứ...

- Ừ.

- Hải khóc à ? Sao thế Hải ?

- Đâu có. Hải khóc đâu nào?

Hải chạy khỏi buồng, quên cả xỏ guốc. Cậu bé tìm xuống bà, gục đầu vào lòng bà, nức nở.
4
Mấy hôm sau trời tạnh, gia đình ông Phán từ biệt làng Hải. Hải bị ốm trùm chăn nằm nhà. Thúy đến chào Hải, chúc Hải chóng khỏi và tặng Hải con bướm bạc Thúy hay cài đầu. Hải chẳng biết gì. Cậu bé mơ màng đến mùa hoa bưởi.
Hoa bưởi năm nay nở giữa tháng giêng. Hải nhặt hoa một mình. Cậu bé thẫn thờ nhớ cô bạn nho nhỏ. Hà Nội tối nay đèn xanh đèn đỏ rợp trời.
Sự tĩnh mịch ban đêm khiến Hải sợ. Cậu ngoảnh lại, bà nội đã ra tự lúc nào.
- Lạnh thế mà cũng ra vườn hở, cháu?
- Cháu nhặt hoa bà ạ! Cây bưởi nhà ta nở hoa sớm quá bà nhỉ?
- Ừ, hễ năm nao hoa nở sớm là trái chua, bà nghiệm thấy thế.
Hải chợt nhớ điều bà vừa nói cậu chưa giảng cho Thúy. Nỗi buồn đùn lên ngập mắt. Hải chạy lại ôm chặt lấy bà.
- Bà ơi, rồi Thúy nó còn chơi với nhau nữa không ?
Vẫn giọng quen thuộc như dạo nào, bà Hải ghé sát vào tai cậu bé :
- Nó chả chơi với cháu bà thì nó chơi với ai, cháu bà ngoan như con chó ấy.
Trăng mùa xuân cựa quậy trong mây. Ánh sáng bàng bạc tráng mặt vườn. Cơn gió len lỏi qua đám lá xanh mướt. Hoa bưởi thơm ngát mê man. Đêm đã khuya.
(1961)
Năm 1967 
Duyên Anh
Theo https://vietmessenger.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Dấu chấm thang – Chùm thơ của Trần Hương Giang 4 Tháng Sáu, 2023 Biết thương cuộc sống ta bà/ Đổi thay, tôi lại thiết tha yêu đời/ Dù ...