Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Nhàn đàm về văn họcXXX

Nhàn đàm về văn học

1. Ðôi điều về khát khao ham muốn trong quan hệ tác giả/ độc giả
Mối quan hệ độc giả/tác giả là một kiểu quan hệ cộng sinh, tương tác. Họ “cần nhau” trong từng hơi thở, suy nghĩ và hành động. Những nhu cầu đó còn có tên gọi là khao khát và ham muốn. Vậy hai trạng thái tâm lý này là gì?
Khao khát là một trạng thái tâm sinh lý do nhiều yếu tố tác động như: nền tảng giáo dục của gia đình, nền văn hoá nơi trưởng thành. Chẳng hạn, một độc giả sống ở châu Phi, do ảnh hưởng của nền văn hóa của lục địa đen, họ sẽ tôn sùng những tác giả có khuôn mặt được tô vẽ một cách tỉ mỉ. Còn những độc giả Sài Gòn lại chỉ khao khát thi sĩ thế hệ @ có vòng một và vòng ba thật vĩ đại.
Sự ham muốn thưởng thức văn chương là sự kết hợp giữa hóa học và chức năng sinh lý. Có người khi trưởng thành vẫn có mức độ ham muốn cao, nhưng có người lại mất dần ham muốn. Lý do chủ yếu là tuổi tác, và một phần các phương tiện giải trí hiện đại (truyền hình, video…) Mặc dù các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến cả hai mức độ này, nhưng ham muốn còn bị ảnh hưởng bởi sự di truyền và cấu tạo cơ thể của mỗi người.
Sự khao khát và ham muốn đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ độc giả/tác giả. Như bạn đã thấy, quan hệ này sẽ gặp rắc rối khi một bên xem thường đối tác (điều này rất đúng trong dòng văn chương hiện thực - hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhà văn/thơ luôn muốn làm cha độc giả. Họ luôn tìm cách bảo ban, dạy dỗ độc giả). Chuyện đó vô cùng nghiêm trọng, cần phải được cải thiện.
Nếu như mối tương tác độc/tác giả là không thường xuyên, nhưng cả hai đều cảm thấy hài lòng sau mỗi lần thưởng ngoạn (đọc/viết), đó là lúc tác giả đã tìm thấy được ý nghĩa thật sự của sự khao khát và ham muốn nơi độc giả của mình.
Tuy nhiên, thưởng thức văn học nghệ thuật không chỉ đơn thuần là vấn đề sinh lý.
Hạnh phúc mà độc giả tìm được từ một văn bản cũng như hạnh phúc của một tác giả khi có tác phẩm best seller, ngoài nền tảng tình yêu, sự hòa hợp gối chăn, còn phải kể đến niềm tin và sự hy sinh của cả hai phía.

2. Thời lượng cần thiết cho việc đọc một tác phẩm văn học
Vấn đề thời lượng thưởng thức một tác phẩm văn học là mối bận tâm không nhỏ cho nhiều người. Có người cho rằng 15 phút, 30 phút, thậm chí có người khẳng định càng lâu càng tốt. Không ít người tự đặt cho mình phải đạt đến “cảnh giới” ấy. Thời gian chuẩn cho một lần gần gũi với tác phẩm đã làm không ít người hoang mang.
Các nhà nghiên cứu, phê bình cho biết: không hề có một thời gian chuẩn nào cho vấn đề này. Chuyện ấy không chỉ phụ thuộc vào thời gian mà còn tùy mỗi người, mỗi hoàn cảnh và nhiều yếu tố cảm quan khác.
Độc giả nam giới không cần cố gắng lắm trong việc lên đến đỉnh. Trái lại, với độc giả nữ, việc này lại hơi nhiêu khê. Đây là kết quả của một bài toán cộng nhiều tham số: tâm lý + kích thích + đáp ứng (tiết nhờn, co thắt...), nghĩa là luôn cần chút thời gian.
Nói chung, cảm giác “phê” của đa số nữ độc giả là luôn đến muộn hơn nam độc giả. Sự lệch pha này giống như hình ảnh nàng luôn tụt lại đằng sau vì khệ nệ mang vác đủ thứ vali, túi xách... trong khi chàng lại tay không thảnh thơi rảo bước đến đích.
Trạng thái “phê” ở độc giả nữ thể hiện bằng sự co thắt mạnh của âm đạo (3-10 đợt cách nhau khoảng 0,8 giây), sau đó là đến giai đoạn thư giãn kéo dài khoảng 5-10 phút thì mọi chuyện mới tạm kết thúc.
Tuy nhiên, lâu ở đây không hẳn là số vòng quay của chiếc kim đồng hồ, cũng không có một tiêu chí cụ thể nào cho mọi người. Điều này có nghĩa là không nên quá câu nệ một con số nào, để rồi lại đâm ra thất vọng.
Tóm lại, nếu các nữ độc giả nhận ra mình thường xuyên “không như ý” thì nên mạnh dạn phát biểu, viết bài (có thể đăng báo in hay báo mạng), đề đạt nguyện vọng với tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam để tìm cách giải quyết. Nếu cần, hãy làm “hoa tiêu,” chỉ ra những nơi “cần đến” cho các tác giả. Chắc họ sẽ không làm ngơ.

3. Vài bí quyết cho các nhà thơ/văn trẻ
Độc giả thường không mấy khi tiết lộ điều mình muốn khi thưởng thức tác phẩm trên giường. Các nhà văn/thơ cần phải tự suy đoán. Ngoài ra, họ (độc giả) cũng cho rằng việc chỉ dẫn sẽ khiến các tác giả mất mặt. Vì vậy, trước khi tác giả thuyết phục được độc giả cởi mở hơn, hãy chú ý tới những điểm sau.
Đôi mắt: Ánh mắt của độc giả không rời khỏi văn bản chứng tỏ họ đang “phê”. Nếu họ nhìn đi chỗ khác, có nghĩa là bạn (tác giả) cần phải thử viết theo cách khác. Tuy vậy, trong trường hợp họ đang lên tới đỉnh điểm, đôi mắt sẽ nhắm nghiền. Điều này có nghĩa là bạn đã có một giọng điệu riêng, và một kĩ thuật viết rất tốt.
Đôi tay: Khi họ đang thỏa mãn với một chi tiết nào đó và không muốn dừng lại, họ sẽ nắm chặt lấy văn bản. Những cái siết chặt, ấn sâu hay cào cấu, chứng tỏ bạn đang làm độc giả sung sướng. Hãy cố gắng ghi nhớ những kỹ thuật đó của mình.
Sự tưởng tượng của độc giả: Điều này vô cùng quan trọng. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi độc giả là những đồng tác giả. Tìm cách khuyến khích họ đóng một vai nào đó, họ sẽ cảm thấy thoải mái cho bạn biết mình muốn gì (đây gọi là thủ pháp bắt độc giả thú nhận gu thẩm mỹ một cách vô thức).
Sự khởi xướng của độc giả: Đây là phẩm chất của lớp độc giả tiềm năng. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý tới những hành động họ thường làm để kích thích bạn. Họ sẽ thực hiện những thứ mà họ mong muốn bạn viết cho họ. Vì vậy, nếu họ cắn cổ bạn hoặc liếm vành tai bạn, có thể là họ đang muốn được thưởng thức những áng văn/ thơ như vậy.
4/6/2005
Vương Văn Quang
Theo http://www.talawas.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Hôn quân Lưu Tử Nghiệp và vai diễn của Trương Dật Kiệt 2 Tháng Chín, 2022 Theo chính sử Trung Hoa thì Lưu Tử Nghiệp, tự Pháp Sư, là co...