Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Nguồn cảm hứng sáng tạo của Dạ khúc ánh trăng - Moonlight Sonata của Beethoven

Nguồn cảm hứng sáng tạo của 
Dạ khúc ánh trăng 
Moonlight Sonata của Beethoven
«Có thể nói tôi đang sống tuyệt vọng đau khổ. Hai năm qua tôi luôn trốn tránh những buổi tiếp xúc xã hội vì tôi không có đủ can đảm để nói với mọi người là tôi đã điếc. Nếu tôi làm một nghề khác thì có lẽ còn nhẫn nại được, nhưng cái nghề âm nhạc của tôi thì việc này là một điều đáng sợ...». 
Thư tuyệt mệnh của Beethoven 
Nhạc sĩ Thiên tài Đức 
Beethoven sáng tác bài Sonate Ánh Trăng vào năm 1801 khi 31 tuổi là kết tinh từ một tình yêu đơn phương bị chối từ trong tuyệt vọng và vẻ đẹp niềm đam mê khát vọng bất tận.
Khi nàng Giulietta học trò từ chối tình cảm của người thầy dạy nhạc cho cô, Beethoven đã lang thang trong đêm với tâm trạng vô cùng thất vọng không biết lối về.
Đêm đã khuya, thiên tài Beethoven đứng chơ vơ trên chiếc cầu đá bắc ngang sông Danube xinh đẹp nổi tiếng. Dòng sông lấp lánh ánh trăng, thành Vienna cổ kính đang chìm sâu vào giấc ngủ, thì chợt thoảng vào tai ông tiếng đàn dương cầm buồn bã xa xôi.
Đi theo âm thanh, dẫn đến khu lao động nghèo, ông biết được câu chuyện của gia đình nghèo.
Cô gái sinh ra bất hạnh bị mù với ước mơ được nhìn thấy ánh trăng trên dòng sông Danube cạnh nhà nhưng người cha nghèo khổ không cách nào giúp được con chỉ hằng đêm ngồi nghe con đánh đàn để chia sẻ cái nghèo cùng....
Thế là lòng xúc động, thiên tài Beethoven đã cho ra đời bản sonata hay nhất mọi thời đại với 3 chương một cách ngẫu hứng bằng cách chiếm đoạt đàn cô gái khiếm thị ngồi dạo đàn điên cuồng.... 
"Âm Nhạc cần phải làm cho Ngọn lửa trong Tâm hồn kiên cường bùng cháy mãi mãi ".
Ludwig van Beethoven - Nhạc sĩ Thiên tài Đức
Dạ khúc Ánh Trăng huyết
Thương gởi tiếng dương cầm Một thời Yến Trúc 1975 - Sài Gòn .. ..
Hoàng hôn nhạt chìm dần bóng tối
Sao khuya đăng trình về phai phôi
Bước Tình đầu vấp đời tuyệt vọng
Ánh trăng bước từ mây cuốn trôi
Võ vàng giọng nữ cao vút cánh
Phím dương cầm ru ngủ Hồn tôi
Hòa âm trầm bỗng chùng tiếng vọng
Mười ngón tay xinh vuốt cõi đời ... 
Xin đa tạ Thượng Đế sáng tạo Đóa Thiên hương
Ngón tay luân vũ phím Dương cầm điệu nghê thường .. ..
Em về đâu sau bão Cách mạng?
Mệnh phụ buồn biệt thự mênh mang
Ôi nhạc âm bản Tình ca Muôn thuở
Réo rắt còn đây giây cuối địa đàng
Âm sắc sóng trùng trùng điệp điệp
Nội tâm chao lớp lớp hàng hàng
Ôi Hồng Yến ẩn mình khóm Trúc
Chân mây nào nỗi nhớ cưu mang!
Tương tư dài hơn ba Thập kỷ:
Mắt biếc buồn giọt lệ Sử thi
Tiếng thở dài ngàn năm trôi dạt
Nốt giáng thăng bật phím xuân thì
Ta vẫn còn nghe tiếng đàn ngày ấy
Tưởng nguyệt cầm trăng huyết lâm li
Thương nhớ quá về đâu Yến Trúc??
Ngỡ vĩ cầm vỡ lệ đêm ni ....

Nguyễn Hữu Viện
Paris - Chớm Thu 2008 - Hơn 33 năm rưỡi sau ....

Nguồn cảm hứng sáng tạo của Dạ khúc ÁnhTrăng-MoonlightSonatacủaBeethoven
Tìm đến âm nhạc của Beethoven ta thấy rõ nhất đặc điểm về tính kịch, tính tương phản trong sự vận dụng các phương tiện biểu hiện của âm nhạc như giai điệu, tiết tấu, hoà âm...
Giai đoạn 1792-1802: 
Thời kỳ 10 năm đầu sống ở Vienna, ông viết 18 sonata cho piano, trong đó có một số bản nổi tiếng:
- Giao Hưởng số 8: Bi tráng
- Giao Hưởng số 14: Ánh trăng
Một số bản Sonata cho đàn violon và một số song tam tứ tấu và cho ra đời 2 tác phẩm Giao Hưởng đầu tiên.

Giai đoạn 1802-1812: 
Ðây là thời kỳ tài năng nhuần nhuỵ nhất, tác phẩm tiêu biểu gồm:
- Giao Hưởng số 3: Anh hùng
- Giao Hưởng số 5: Ðịnh mệnh
- Giao Hưởng số 6: Ðồng quê
Một số bản sonata cho violon và piano trong đó nổi tiếng là sonata 23 với tiêu đề Appassionato - Bản độc tấu Bi Thương, vở nhạc kịch Phidelio và nhạc kịch cho bản Edmon của Goethe.
Những năm cuối đời: 
Giai đoạn này có nhiều biến động sâu sắc, Beethoven bất mãn với chế độ đương thời, tuy thế âm nhạc của ông vẫn lạc quan tin tưởng vào tương lai, ông viết tập ca khúc Gởi Người Yêu Trời Viễn Phương
Bản Giao Hưởng số 9 là một kiệt tác, anh hùng ca thời đại kết thúc sự nghiệp sáng tác của ông.
Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Dạ Khúc Ánh Trăng

Bản Dạ Khúc Ánh Trăng bất hủ ra đời và Beethoven đã viết lời đề tặng bản sonata này cho Quận Chúa Giulietta Guicciardi để kỷ niệm mối tình đầu của mình
Vào năm 1801 Beethoven đang sống ở Kinh thành Vienna, thủ đô Áo là kinh đô âm nhạc thế giới thời ấy. Bên cạnh việc sáng tác, Beethoven còn phải đi dạy nhạc tại nhà quý tộc.
Beethoven đã đem lòng yêu cô học trò của Beethoven là Quận Chúa Giulietta Guicciardi ngay từ khoảnh khắc đầu tiên.
Giulietta dường như tiên cảm mối tình đầu âm thầm của Beethoven dành cho mình nhưng cô học trò chỉ im lặng khiến Beethoven càng thêm hi vọng và ảo vọng ...
Vào một tối sau buổi học, dưới vòm hoa rất đẹp của nhà Giulietta, Beethoven đã ngỏ lời với người mình yêu nhưng ông thực sự thất vọng và đau khổ khi bị từ chối. Không về nhà, ông đi một mình trên đường phố thành Vienna một cách vô định, lúc này ông chẳng để ý gì đến thế giới xung quanh nữa, và cũng chẳng biết mình đang đi đâu.
Đã rất khuya, lúc này Beethoven đang đứng cô đơn một mình trên chiếc cầu bắc qua dòng Danube xinh đẹp, hiền hòa. Vẻ đẹp của dòng sông Danube sau này tạo cảm hứng cho Johann Strauss sáng tác bản Valse nổi tiếng Sông Danube xanh. 

Gió và nước sông Danube lấp lánh ánh vàng làm Beethoven chợt thoát khỏi dòng suy nghĩ và nhận ra đêm nay là một đêm trăng rất sáng. Cả thành Vienna cổ kính đang chìm sâu vào giấc ngủ, tĩnh lặng dưới ánh trăng dịu dàng huyền ảo.
Bất chợt ông nghe thấy đâu đó tiếng đàn dương cầm vang lên thánh thót nhưng buồn bã, xa vắng. Đi theo âm thanh của cây đàn Beethoven cuối cùng cũng đến được một ngôi nhà trong khu lao động nghèo, trong nhà chỉ có một người cha đang ngồi nghe con gái mình chơi dương cầm. Người cha của cô gái nói với Beethoven rằng con gái mình đã không được nhìn thấy ánh mặt trời ngay từ khi mới sinh ra, suốt đời cô chỉ có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Danube...người cha đau khổ nói rằng có lẽ chẳng bao giờ ông có thể đem đến cho con niềm hạnh phúc giản dị ấy.

Beethoven cảm thấy rất ngạc nhiên khi thấy cô gái vẫn chơi được dương cầm và xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và số phận không may mắn của người thiếu nữ. Ông ngồi vào cây dương cầm và bắt đầu chơi, những nốt nhạc cứ ào ạt dâng lên theo cảm xúc mãnh liệt của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc nhẹ nhàng hiền dịu như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ mênh mang như sóng Danube, những nốt nhạc và ánh trăng như hòa quyện vào với nhau dường như đang đưa con người ta đến một thế giới cổ tích huyền ảo.
Ở nơi ấy, không còn những lo toan thường nhật của cuộc sông lao động nghèo khó vất vả, không còn những bất công, đau khổ, mà là một thế giới của tình yêu, lòng nhân ái, sự cao thượng. Một thế giới của chân thiện mỹ mà từ thuở hồng hoang cho đến bây giờ, con người vẫn không ngừng khao khát vươn tới
Bản nhạc đã kết thúc mà trên gương mặt của người thiếu nữ vốn thường ngày lúc nào cũng u uất một nỗi buồn khó tả thì giờ đây đang rạng rỡ lên bởi nụ cười hạnh phúc, hai cha con họ cũng đã biết người ngồi bên cạnh mình chính là Beethoven, một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi Thời đại.

Xin đa tạ Thượng Đế sáng tạo Đóa Thiên hương
Ngón tay luân vũ phím Dương cầm điệu nghê thường .. ..

Chỉ có Nghệ thuật siêu kỳ của Nữ Dương cầm Diệu thủ Valentina Litsina của Thế kỷ 21 khi mà mười ngón tay của Nữ Nhạc sư luân vũ trên phím dương cầm mới diễn tả hết nổi cảm xúc Chương 3 cuồng nhiệt mạnh mẽ như bão lốc của bản Dạ Khúc Ánh Trăn. Đến khi Nữ Dương cầm Diệu thủ Valentina Litsina biểu diễn Chương 3 người ta mới khám phá được Chương cuối đam mê của Bản Dạ Khúc Ánh Trăng.... Valentina Lisitsa như khẩn cấp réo gọi thiết tha đầy kỹ thuật tuyệt diệu tuyệt vời tuyệt đẹp thanh nhã mười ngón tay của Nữ Nhạc sư luân vũ nhảy múa trên phím dương cầm .. ..
Bản Dạ Khúc Ánh Trăng là bản sonata số 14 Op.27 viết cho dương cầm được Beethoven sáng tác vào khoảng năm 1801 gồm ba chương bao gồm:
Chương 1: nhẹ nhàng hoài cảm
Chương 2: vui tươi hạnh phúc
Chương 3: cuồng nhiệt mạnh mẽ như bão lốc mà chỉ có Nghệ thuật siêu kỳ của Nữ Dương cầm Diệu thủ Valentina Litsina của Thế kỷ 21 khi mà mười ngón tay của Nữ Nhạc sư luân vũ trên phím dương cầm mới diễn tả hết nổi cảm xúc Chương 3 cuồng nhiệt mạnh mẽ như bão lốc của bản Dạ Khúc Ánh Trăng. 

Đến khi Nữ Dương cầm Diệu thủ Valentina Litsina biểu diễn Chương 3 người ta mới khám phá được Chương cuối đam mê của Bản Dạ Khúc Ánh Trăng... Valentina Lisitsa như khẩn cấp réo gọi thiết tha đầy kỹ thuật tuyệt diệu tuyệt vời tuyệt đẹp thanh nhã mười ngón tay của Nữ Nhạc sư luân vũ nhảy múa trên phím dương cầm .. ..
Dạ Khúc Ánh Trăng với chỉ ba chương nhưng nhạc âm của sonata Ánh Trăng diễn tả được hết những chuyển biến mãnh liệt trong các thang cung bậc tình cảm con người.
Bản sonata này là một trong những bản sonata của Beethoven được nhiều người yêu thích nhất qua tất cả các thời đại, thế nên nó dường như cũng có cuộc sống riêng của mình và được thêu dệt bởi rất nhiều giai thoại ... 

Mondschein sonate hay bản sonata viết cho đàn Piano No.14, Op.27 được nhà soạn nhạc người Đức Beethoven sáng tác vào năm 1801. Ông đã đích thân đề tặng tuyệt tác này cho Gräfin Giulietta Guicciardi - năm đó Guicciardi 17 tuổi.
"Moonlight sonata" đã thực sự khơi nguồn cảm hứng cho rất nhiều ngưới thưởng thức, trong số đó có nhà thơ cùng tên Ludwig - Ludwig Rellstab. Năm 1982 ông đã cho ra đời bài thơ "ánh trăng trên hồ Lucerne" như là một sự đồng điệu với Beethoven. Và cũng chính vì lý do này, kể từ đây những người yêu nhạc đã quen gọi bản Sonata của Beethoven là "Sonata ánh trăng"
"Moolight Sonata" bao gồm ba chương, tuy vậy chỉ có chương 1 của tác phẩm là được biết đến nhiều hơn cả. Nhưng âm thanh như lột tả tâm cam, đưa người nghe từ hết từ những cảm xúc này đến cảm xúc khác. Bình lặng nhẹ nhàng và như thấy được âm thanh của sự im lặng...
Có rất nhiều câu chuyện gắn với bản nhạc này. Với những người đã nghe nhạc cổ điển được một thời gian dài họ thường không muốn nghe những câu chuyện bởi một lẽ họ sợ những câu chuyện ấy sẽ tác động đến hướng cảm thụ một tác phẩm âm nhạc. Tuy nhiên, với những người mới nghe nhạc thì việc biết một vài câu chuyện sẽ giúp họ có những định hướng đầu tiên trong việc cảm thụ và tìm được cách tiếp cận với những ý tưởng chỉ được thể hiện bằng giai điệu, bằng âm thanh.

Beethoven Symphonie 7
Bản Dạ khúc Ánh Trăng - Moonlight Sonata - bản sonat thứ 14, op.27 số 2 cung đô thăng thứ là một bản nhạc rất nối tiếng của Beethoven. 
Bản sonata này gồm 3 chương.
Chương 1: Chậm, trữ tình, được tác giả chú thích nên diễn tấu như một khúc nhạc phóng túng.
Chương 2: Hơi nhanh. Là một chương châm biếm, hài hước, tinh ngịch goofm ba đoạn phức.
Chương 3: Rất nhanh. Viết theo hình thức Sonata, âm nhạc mạnh mẽ như dòng thác lũ, khi thì hùng dũng, lúc thì lắng đọng, tạo nên kịch tính cao. Cho ta thấy những cảm xúc lớn lao của thế giới nội tâm muôn hình muôn vẻ.
Beethoven có hai cô học trò riêng: Therese Malfatti và Giulietta.
Cả hai đều yêu Beethoven dù nhạc sư trông có vẻ xấu xí.
Nhưng do không môn đăng hộ đối với ông nên họ đã phải xa Beethoven
Beethoven đi dọc bờ sông Rein trong vô định. Ánh chiều đã tắt dần, một cảm giác lạnh lẽo bao phủ. Khi Beethoven giật mình để ý đến xung quanh thì ông không biết mình đang ở đâu nữa. Hẳn là một nơi xa lạ lắm. Màn đêm bao phủ xung quanh ông, cô đơn và lạnh lẽo. Rồi ánh trăng hiện ra, ánh trăng dịu dàng soi rọi mọi góc khuất trong tâm hồn.
Ánh trăng trở thành người bạn đồng hành duy nhất. Beethoven ghé tạm vào một ngôi nhà ven đường. Nhà có một thiếu phụ và một cô bé mù. Cô bé nói với người khách tình cờ ghé qua rằng cô bé chưa bao giờ được nhìn thấy ánh trăng. Một cảm xúc dâng trào lên trong tâm hồn nhạc sỹ. Beethoven bèn ngồi xuống cây dương cầm và bắt đầu chơi. Những giai điệu dịu dàng, trầm trầm và tha thiết vang lên, ánh trăng tràn khắp căn nhà. Và Dạ khúc Ánh Trăng - Moonlight Sonata ra đời. Bản nhạc Dạ khúc Ánh Trăng sáng tác chính là để tặng cho cố học trò cưng Giulietta.

Beethoven - 6th Symphony 
Đêm Đông Lộ Trấn
Đêm hoang vu!
Đêm lưu vong lưu đày
Em mở tung khung cửa hẹp
Ánh Trăng huyết nhẹ ngân vang
Anh hoang cảm mình lạc trí tưởng và tâm hồn
Vào giữa một lâu đài cổ
Bên khung cửa người con gái đang dạo phím dương cầm
Thời gian như ngừng cánh
Không gian kết tinh trong giai điệu thăng giáng trầm bỗng thánh thót
Nàng bỗng nhiên ngưng đàn vươn dậy
Nhạc âm vẫn du dương đong đầy
Nàng diệu thủ dương cầm lướt chạy
Bậc thang cung âm toà lâu đài
Tiếng đàn nhanh dần nhanh dần chuyển theo nhịp bước
Cánh chim câu trắng nhỏ liệng khung trời
Nàng nhìn say mê theo cánh chim bay.

Giáo đường Strasbourg vào mùa Đông ...
Nhạc âm dương cầm trầm ấm
Anh cũng mơ bay cao như cánh chim câu
Nàng đứng lặng chiêm ngưỡng cánh chim Hòa Bình
Khát khao khát khao Tự do Bình minh?
Nốt dương cầm thẳng buông thở dài từng âm
Ánh Trăng huyết lưu vong lưu đày
Ngập tràn đớn đau lòng ta!
Ánh trăng dạ khúc dõi theo cánh chim câu da diết
Cánh đập nhẹ về góc trời cố hương
Âm thanh chuyển động chậm dần
Trùng trùng điệp điệp Ánh trăng huyết mơ màng đau đớn
Lại là đêm thâu đêm trắng
Ngoài kia hoa tuyết lạnh băng
Kiếp lưu đày luyện tôi bước ra mộ huyệt
Thép đã tôi thành Hoa Xuyên Tuyết

Lộ Trấn (Strasbourg) - Mùa Chúa chào đời 1980

«Đáng thương thay cho Beethoven, Thế giới này không có Hạnh phúc dành cho ta. Ta chỉ có thể cảm thấy yên ổn và Hạnh phúc trong Tâm tưởng mà thôi»
Beethoven - Nhạc sĩ Thiên tài Đức
Ngoài 9 bản giao hưởng, Beethoven còn sáng tác nhiều Sonatta về tình yêu, trong đó Sonatta "Ánh trăng" là nhạc phẩm nổi tiếng nhất. Đâu là chất liệu của những bản nhạc bất tử về tình yêu đó? Những mối tình tuyệt vọng? Sự tưởng tượng? Hay nỗi ước ao? Hay tất cả những điều đó gộp lại!
Về dáng vẻ bề ngoài, Beethoven là một chàng trai xấu xí, mặt rỗ, tai điếc, áo quần luôn lôi thôi như anh chàng lang thang Robinson Crusso mới lạc từ hoang đảo trở về. Song, đã có không dưới chục người phụ nữ, phần đông thuộc tầng lớp quý tộc đi qua cuộc đời người nhạc sĩ tài hoa, chỉ vì mến mộ cái tài âm nhạc của ông. Đầu tiên là cô học trò nhí Lorsi. Nhưng sau đó, Lorsi đã kết hôn với một người bạn của Beethoven. Tiếp đến, thời gian ở Vienna, là Christina và Malatana. Sau đó, Beethoven lại yêu nữ bá tước trẻ Hun Gia Lợi tên là Peti.

Nhưng Peti lại kết hôn với một bá tước già nua và giới thiệu cho Beethoven cô em gái mới 16 tuổi. Cô này cũng bỏ Beethoven để lấy một bá tước đẹp trai... Bi kịch của những mối tình ấy đã đem đến cho nhạc sĩ những khao khát, những hy vọng, những đớn đau... đủ làm nên những nhạc phẩm làm yếu mềm trái tim biết bao đôi lứa. Dư âm của những cuộc tình ấy đã lắng đọng trong một số nhạc phẩm của Beethoven, với lời đề tặng chân thành, chứa chan yêu dấu. Beethoven chưa bao giờ ngỏ lời cầu hôn với ai, và những người phụ nữ mà ông yêu cuối cùng đều lấy những người đàn ông khác.
Ông đã từng thất vọng: "Đáng thương thay cho Beethoven, thế giới này không có hạnh phúc dành cho ta. Ta chỉ có thể cảm thấy yên ổn và hạnh phúc trong tâm tưởng mà thôi".

Nhạc sĩ đem nỗi ước ao về hạnh phúc gửi gắm trong tác phẩm ca nhạc kịch vĩ đại nhất của mình, vở Fidelio miêu tả cảnh cô Leonora lẻn vào ngục cứu chồng là Florestan.
Ông đã dành rất nhiều tâm huyết cho vở kịch này, tự cho rằng đây là một tác phẩm viết ra trong nỗi đau khổ, song phần nào giúp ông toại nguyện. Phải chăng, sau nhiều lần thất bại trong tình yêu, ông chẳng khác gì một kẻ tù tội và hy vọng nữ thần Tình yêu xuất hiện để cứu vớt. Được biết, thời điểm viết vở ca kịch này, Beethoven vừa tan vỡ mối tình đầu với Lorsi và sau đó yêu hai cô gái quý tộc, một cô là Malfatti và một cô là Giulietta.
Trong những di vật còn lại của nhà nhạc sĩ thiên tài có ba bức thư ông gửi cho Người Yêu Muôn Thuở ký tên "L" (Ludwig Beethoven) không đề năm và tên người nhận.
Một bức đề "buổi sáng ngày 6 tháng 7", một bức đề "đêm thứ hai, ngày 6 tháng 7" và bức cuối cùng đề "buổi sáng ngày 7 tháng 7".
Lời lẽ trong những bức thư này nồng nàn: "...Người yêu muôn thuở của tôi... Em yêu dấu, anh muốn được chung sống với em, mãi mãi ở bên nhau; thiếu em thì anh chẳng thiết sống nữa. Không ai khác có thể xâm chiếm trái tim anh, hoàn toàn không ai khác.
Nhạc sĩ của những tuyệt tác âm nhạc bất tử về Tình yêu là một người suốt đời sống độc thân ....
Ôi Thượng đế, chúng ta yêu nhau thế, tại sao người lại bắt chúng ta phải xa nhau. Hỡi ý trung nhân mãi mãi không quên! Anh yêu em chân thành, xin đừng bao giờ hiểu lầm tấm lòng của anh...Vĩnh viễn là của em, vĩnh viễn là của anh, chúng ta vĩnh viễn là của nhau...".

Theo hai chuyên gia nghiên cứu về Beethoven là A.Schindler và G.R. Marek, đây là ba lá thư Beethoven gửi cho Giulietta vào năm 1801. Hai ông cũng cho rằng, thời điểm đó, Giulietta bị cha mẹ ép gả cho bá tước Galleenberg.
Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng Beethoven sáng tác bản Sonata Dạ Khúc Ánh Trăng dâng tặng cho nàng Giulietta
Phương Tây, trong những Thế kỷ Ánh sáng, con người được giải phóng khỏi những trói buộc khắt khe của đêm trường trung cổ, đã đạt những đỉnh cao về Khoa học, Thi ca, Triết học, Hội họa, Điêu khắc và Âm nhạc. Nhiều thiên tài âm nhạc đã xuất hiện: Johan Sebastin Bach, Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart, Beethoven, Franz Schubert, Robert Schumann,....

Bằng thiên tài âm nhạc bẩm sinh và những nhọc nhằn trong cuộc kiếm tìm vẻ đẹp của âm thanh, họ đã cống hiến cho nhân loại những tác phẩm có sức sống vượt thời gian, cho đến nay vẫn được coi là "kinh điển". Beethoven sinh ngày 17-12-1770 trong một gia đình có truyền thống âm nhạc tại thành phố Bonn, nước Đức. Cha ông là một nhạc sĩ cung đình, đã cho ông tập đàn clavico từ lúc ba tuổi. Tiếp đó là những bài luyện đàn violon, piano, organ và sáng tác.
Ông đã tỏ ra có năng khiếu âm nhạc, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên không được học hành có hệ thống. Năm 11 tuổi Beethoven đã biểu diễn piano ở Hà Lan như một nghệ sĩ điêu luyện. Năm 13 tuổi, ông được gởi sang Áo để xin được học sáng tác nhạc với Mozart.
Mozart đã thử tài chàng trai 13 tuổi này bằng cách chơi một câu nhạc, và để cho Beethoven ứng tác phát triển thành một bản nhạc trên chủ đề đó. Mọi người trong phòng lặng im nghe những dòng âm thanh tuôn chảy dưới đôi bàn tay tài hoa của Beethoven.

Khi nốt nhạc cuối cùng vừa dứt, Mozart vỗ vai Beethoven và nói:
«Có lẽ anh chẳng phải học thêm gì nữa. Hãy vững tin đi theo con đường mà anh đã chọn. Tôi thấy vào một ngày không xa, lịch sử âm nhạc sẽ nhắc đến tên anh với cả lòng kính trọng« .
Đó là lần gặp đầu tiên và cũng là lần gặp cuối cùng của Beethoven với Mozart. Ở Vienna được vài tháng, ông phải trở về Bonn để chịu tang mẹ. Rồi ông đã làm việc cật lực như dạy nhạc, biểu diễn để nuôi gia đình, và người cha nghiện rượu nặng.
Năm 21 tuổi ông lại đi Vienne và sống ở đấy cho đến khi qua đời (26-3-1827). Tại đây ông theo học với những nhạc sư nổi tiếng như: Haydel, Salieri, Albrechtsberger... Mặc dù ông có tính lập dị và thái quá, nhưng các vua chúa cũng rất nể vì ông. Thế nhưng ông luôn là một nhà dân chủ, và rất ghét bọn cầm quyền chuyên chế.

Những mối tình tuyệt vọng....Óc sáng tạo tưởng tượng .... Niềm khát vọng đam mê ... nỗi ước ao và tất cả các thành tố đó tổng hợp lại cho Beethoven chất liệu của những bản nhạc bất tử về tình yêu đó?
Ngoài 9 bản giao hưởng, Beethoven còn sáng tác nhiều Sonatta về tình yêu, trong đó Dạ Khúc Ánh Trăng là nhạc phẩm nổi tiếng nhất.

Trước khi trở thành nhà soạn nhạc, Beethoven xuất hiện trước công chúng với tư thế của một nghệ sĩ biểu diễn piano và violon. Ngoài ra, anh còn tự học văn chương, triết học, lịch sử...
Mười ngón tay Beethoven đã không ít lần bỏng rát, rớm máu khi đam mê dạo trên phím dương cầm hầu tìm ra sắc mầu âm thanh mà Beethoven đã nghe thấy đâu đó tình cờ ngẫu nhiên trên trần gian điên dại này. Từng nốt nhạc, từng âm thanh trong những bản nhạc tình ca bất hủ và bất tử dâng đời của Beethoven đều thấm đẫm những giọt máu tâm hồn đa cảm đớn đau và chúc phúc hy vọng về một Nhân loại thiết tha Muôn thuở.

BEETHOVEN - Valentina Lisitsa: Piano Sonata No.14 in C sharp minor, op.27 no.2 "Moonlight".
Nguyễn Hữu Viện 
Biên khảo và trình bày
Theo http://www.hanoiparis.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thơ trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI – Những tìm tòi và thử nghiệm

Thơ trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI Những tìm tòi và thử nghiệm Đặt vấn đề thơ trẻ trong 20 năm đầu thế kỷ XX, chúng tôi muốn nhắc đến đội ngũ n...