Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Sắc màu Phật giáo trong nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Sắc màu Phật giáo trong nhạc phẩm 
của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 
Ông sinh ra ở Đăk Lăk, nhưng lớn lên ở thành phố Huế trong không khí tĩnh lặng của ngôi chùa Hiếu Quang, nơi gia đình gửi ông vào vì đời sống quá khó khăn và dường như nhìn thấy nơi bản thể ông căn nghiệp tu hành. Những năm tháng sống ở chùa đã lưu dấu trong âm nhạc Trịnh Công Sơn một cái nhìn hư vô đối với đời sống. 
Sinh thời, Trịnh Công Sơn tâm sự: “Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật giáo. Từ những ngày còn trẻ, tôi đã đọc kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có nhiều năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có lẽ vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức bên cạnh những di sản văn hóa Đông - Tây góp nhặt được còn có lời kinh kệ nằm ở đấy”.
Với Trịnh Công Sơn, đạo Phật là hơi thở, là triết học làm cho con người yêu đời hơn chứ không thờ ơ hay lãng quên cuộc sống: “Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình, một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc lời ru con của mẹ.  Tôi cố gắng làm thế nào để có thể trong bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến với mọi người”. Ông còn nói: “Tôi đang cố gắng quên Phật giáo như một tôn giáo. Mỗi người phải tự nỗ lực để xây dựng cho bằng được một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc đời khác đi”.
Đời sống đầy u buồn vì nó tạm bợ. Tất cả - chim trời, hoa lá, niềm vui, những cuộc tình, và chính đời sống mỗi con người - chỉ là những điều tạm bợ, phù du như sương mù. Trong bài “Ở trọ”, Trịnh Công Sơn nhấn mạnh rằng, vạn vật chỉ là kẻ ở trọ nơi cõi trần: 
Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời

Tự dầm mình trong khí hậu của cô đơn, trong cái màu sắc Khổ đế của Phật giáo và dùng lăng kính ngày xưa để yêu và sống, chỉ có điều Trịnh Công Sơn nói bằng nhạc và thơ:
Nghe xót xa hằn lên tuổi trời
 Trẻ thơ ơi
 Trẻ thơ ơi
 Tin buồn từ ngày mẹ cho
Mang nặng kiếp người” (Gọi tên bốn mùa).
Do đó thế giới nhạc ngữ Trịnh Công Sơn rất lạ: Thực quyện Ảo, Không quyện Có, Khoảnh Khắc hòa lẫn với Thiên Thu… Nhưng ngày nào đời sống còn hiến tặng những “cây trái trần gian” thì ngày đó Trịnh Công Sơn còn tha thiết với đời. Dẫu đó chỉ là những sắc màu của kỷ niệm, của sự chia lìa, khổ đau, mất mát:
Dù đến rồi đi/ Tôi cũng xin tạ ơn người
Tạ ơn đời/ Tạ ơn ai/ Đã cho tôi tình sáng ngời
 Như sao xuống từ trời” (Tạ ơn).
Cả cuộc đời ông là sự phấn đấu không ngừng nghỉ của một Phật tử. Trong Để Gió Cuốn Đi, ông đã hát:
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không/ Để gió cuốn đi
Để gió cuốn đi
và trong bài Ru em:
Yêu em yêu thêm tình phụ
 Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”. Đây là thái độ “phá chấp” của một con người thấm nhuần tư tưởng Phật giáo.
Sự nhạy cảm với tính hữu hạn của đời người theo quy luật Sinh-Lão-Bệnh-Tử trong dâu bể vô thường đã làm nên một phong cách Trịnh Công Sơn “một mình một cõi” với những ca từ đầy chất thơ, triết lý, kết hợp với những khúc thức giản dị mang âm hưởng giọng thứ (La thứ) u hoài, man mác, gợi lên một sự trầm tư không dứt về ý nghĩa tồn tại của đời người trên dòng thời gian tuyến tính, mà xét đến cùng cũng chỉ là một tiến trình từ chiếc nôi đến nấm mồ không thể đảo ngược:
Dưới vòng nôi mọc từng nấm mồ
Dưới chân người cỏ xót xa đưa” (Cỏ xót xa đưa). 
Trong bài “Đóa hoa vô thường”, ông hát về những giai đoạn của một cuộc tình – niềm vui khi tình yêu chớm nở và sau đó là một kết cuộc buồn không thể tránh khỏi: 
Từ đó ta nằm đau
Ôi núi cũng như đèo
Một chút vô thường theo
Từng phút cao giờ sâu
Từ đó ta ngồi mê
Để thấy trên đường xa
Một chuyến xe tựa như
Vừa đến nơi chia lìa
Trong những bài hát của Trịnh Công Sơn, cái chết, chuyến ra đi cuối cùng, không bao giờ là điều xa xôi. Trong một số bài hát, ông nói đến cái chết của chính mình, như trong bài “Bên đời hiu quạnh”: 
Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời
Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy
Giật mình tỉnh ra ồ nắng lên rồi
Trong các bài khác, ông nói đến cái chết một cách mơ hồ hơn – như là hành trình về “nơi cuối trời.”  Dù bằng hình ảnh nào đi nữa, nhạc Trịnh Công Sơn luôn hướng đến sự vĩnh hằng, như trong bài hát với tựa đề “Lời thiên thu gọi”: 
Về chân núi thăm nấm mồ
Giữa đường trưa có tôi bơ vơ
Chợt tôi thấy thiên thu
Là một đường không bến bờ
Và trong bài “Còn có bao ngày”, ông hát:
Đêm ta nằm nghe tiếng trăm năm
Gọi thì thầm, gọi thì thầm, gọi thì thầm
Triết lý nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn còn bao gồm cả vũ trụ học. Có hai thế giới: một thế giới thực, là “trần gian” hay “nhân gian”, và một thế giới phi thực, là “thiên thu”, “đất muôn đời”, “thiên đàng” hay “vườn địa đàng”.
Trịnh Công Sơn đã thênh thang “Một cõi đi về”. Cái ông để lại không là hơi ấm tâm linh, niềm an ủi dặn dò của một Phật tử dành cho bao người đã đến và sẽ đến trần gian này làm người. Nó là những lời thì thầm dấu yêu, những khúc thơ đau thương về thân phận kiếp người, cái đẹp muôn đời mà con người có đầy đủ tư cách cất mình vươn tới.
(1 Hạt Bụi Nào Hóa Kiếp Thân Tôi)
Có nghĩa là con người và vạn vật vận trên đời này đều do tứ đại hiệp thành, Tứ Đại là Đất, Nứơc, Gió, Lửa, mà tứ đại thì giai không, mọi thứ trên đời này cuối cùng đều trở về hư không. Thế Giới chúng ta cũng phải trải qua bốn giai đoạn, 1 Thành, 2 Trụ, 3 Hoại , 4 Không. Thời gian trải qua bốn giai đoạn này là 1 Đại Kiếp. 1 Tiểu Kiếp là 16 triệu 800 ngàn năm. > 20 Tiểu Kiếp bằng 1 Trung Kiếp. 4 Trung Kiếp bằng 1 Đại Kiếp. Nghĩa là 4 Trung Kiếp, là 4 giai đoạn Thành, Trụ, Hoại Không, Trung Kiếp đầu là thành, " Hình thành" Trung Kiếp thứ 2 là Trụ, " Trụ vững. hiện chúng ta đang sống trong Trung Kiếp thứ 2 chính là Kiếp Trụ, và cũng chỉ có sự sống ở thời gian Trụ Kiếp này thôi còn 3 Trung kiếp còn lại, khôg có sự sống." Trung Kiếp thứ 3 là Hoại " Hư Hoại" và Trung Kiếp cuối cùng là Không " trở về Hư Không, không còn gì cả," Mọi thứ trên đời này đều sinh ra từ Đất, Cát ví như cơm gạo, cây cối, hoa quả, rau rợ, sinh ra từ đất, và cũng ăn dinh dưỡng của đất để sống, ông bà cha mẹ chúng ta ăn cơm gạo, hoa quả, rau rợ, sinh ra chúng ta tức chúng ta được hình thành từ đất cát "cát bụi" và chúng ta cũng nhờ những thứ đó mà trưởng thành, và con người do Tứ Đại, Đất, Nước, Gió Lửa hợp thành vình vậy gọi là. "Hạt Bụi Nào Hoá Kiếp Thân Tôi".
(2 Để Ngày Mai Vương Hình Hài Lớn Dậy)
Tức là chúng ta đều sinh ra từ Cát Bụi rồi lớn đậy, sinh ra rồi từ từ phát triển.
(3 Ôi Cát Bụi Tuyệt Vời,) ai biết mình là cát bụi thì người ấy tuyệt vời, còn người nào không nhận mình là cát bụi, nhưng sự thật họ vẫn là cát bụi, ví như trời nắng, người nào đeo cái kính râm sẽ thấy cảnh tối, còn người không đeo kính râm sẽ thấy ánh sáng của nắng, họ đeo cái kính râm nên không thấy ánh sáng của nắng, họ có đeo kính hay không thì trời vẫn cứ nắng, người biết mình là cát bụi chính là người không đeo cái kính râm, còn người không chịu nhận mình là cát bụi chính là người đeo cái kính râm, và họ có nhận mình là cát bụi hay không thì họ vẫn là cát bụi, như ở trên đã nói " hạt bụi nào hoá kiếp Thân tôi, Thân tôi chứ không phải là tôi, chúng ta không thể nào bỏ qua câu này được, cái thân không phải là ta, ta là Thần Thức không sanh diệt còn cái thân có sanh diệt, khi bỏ cái thân này rồi chúng ta sẽ được một cái thân khác, Thần Thức luôn sống vĩnh cửu không sanh diệt không chết, chỉ là sau khi bỏ cái thân này phải mang cái thân nào thôi, tạo nghiệp lành thì được thân Trời, Người, tạo nghiệp ác thì mang thân Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh. Nay chúng ta được thân người được nghe phật pháp là điều hiếp có, phải biết khó mà sinh được làm người, khó mà được nghe phật pháp.
(4 Mặt Trời Soi Một Kiếp Dong Chơi). Mặt Trời ở đây nghĩa là trí tuệ, trí tuệ soi sáng của chúng ta, chúng ta biết, chúng ta đến cõi đời này chỉ là để rong chơi thôi, không ở mãi, chúng ta là khách không phải chủ, ví như người đi đường thấy quán trọ vào nghỉ qua đêm, rồi sáng hôm sau lại đi tiếp, chúng ta cũng như người khách đó không ở mãi trên cõi đời này, vì vậy đừng chỉ lo xây nhà cửa lầu các biệt thự cho mình, vì chúng ta không ở mãi và nó cũng không tồn tại mãi, hãy giúp đỡ mọi gười khác, vun bồi công đức cho nghiệp của mình ở đời vị lai, vì khi chúng ta chết không mang theo được gì cả, tiền bạc, nhà cửa, ruộng vườn con cái đều phải bỏ lại. chỉ có thể mang theo cái nghiệp thôi, cái nghiệp ta tạo ra nó theo ta mãi như bóng với hình, vậy sao chúng ta không đầu tư cho cái nghiệp mà toàn đầu tư cho những gì không thật, như nhà cửa, xe cộ vv không bền bỉ vĩnh cửu chỉ là cát bụi, khi chết không mang theo được phải bỏ lại tất cả, còn cái nghiệp nó theo mình thì không đầu tư cho nó, đời người ví như là chúng ta đi qua một cái cầu, chúng ta chỉ đi qua nó chứ đừng xây nhà trê nó, chúng ta chỉ là khách, không phải chủ, có đầu tư thế nào rồi chúng ta cũng bỏ đi thôi. Pháp Cú: Con Tôi Tài Sả Tôi, Người Ngu Sanh Ưu Não, Tự Ta Ta Không Có, Con Đâu Tài Sản Đâu! Thử hỏi lúc chúng ta bỏ cái thân này đi rồi, còn cái gì là của chúng ta. Con Đâu Tài Sản Đâu.
(5 Hạt Bụi Nào Hoá Kiếp Thân Tôi. 6 Để Một Mai Tôi Về Làm Cát Bụi:) Các bạn thấy câu trước là vươn hình hài lớn dậy, câu sau là về làm cát bụi, tức là chúng ta phát chiển từ từ rồi đến lúc hư hoại, suy tàn, câu đầu là. Hạt bụi nào, hoá kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy. câu này là: Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. Cát bụi lại trở về cát bụi, đầu là cát bụi, cuối là cát bụi, thì ở giữ nó cũng là cát bụi. là mộng huyễn giả tạm, "Ta là cát bụi, trở về cát bụi xin người nhớ cho, xin người nhớ cho)
(7 Ôi Cát Bụi Mệt Nhoài. 8 Tiếng Động Nào Gõ Nhịp Không Nguôi:) chúng ta là cát bụi và trở về cát bụi đã quá nhiều lần rồi, đã quá khổ trong vòng luôn hồi, phải tự tìm đường thoát ra khỏi cái vòng luổn quẩn này thôi, đường để nó xoay chuyển mình mãi như thế. phải tự mình là chủ sinh tử của mình. thoát ra khỏi lục đạo luân hồi. Pháp Cú: Như Gậy Người Chăn Bò, Lùa Bò Ra Bãi Cỏ, Cũng Vậy Già Bệnh Chết, Lùa Người Tới Mạng Chung! Pháp Cú:. Một Đường Danh Lợi Thế Gian, Một Đường Đưa Tới Niết Bà Cao Sa, Tỳ Kheo Đệ Tử Phật Đà, Nhủ Lòng Cho Rõ Để Mà Bước Chân, Đường Nên Thăm Đắm Lợi Trần, Đạo Mầu Giải Thoát Chuyên Tâm Chau Đồi! Danh, Vọng, Lợi, Dưỡng, chỉ là cát bụi đường nên thăm đắm nó. Nhủ Lòng Cho Rõ Để Mà Bước Chân.
(9 Bao Nhiêu Năm Làm Kiếp Con Người): tức là chúng ta đã bao nhiêu lần được làm người rồi, bao nhiêu lần sinh ra, bao nhiêu lần người khác đưa thân xác ta xuống mồ rồi, bao nhiêu lần về làm cát bụi rồi. và 1 í nghĩa khác chúng ta sống ở cõi đời hiện tại này đão bao năm rồi, sắp già rồi.
10 (Chợt Một Chiều Tóc Trắng Như Vôi): là Già
11 (Lá Úa Trên Cao Rụng Đầy): Là Bệnh.
12 (Cho Trăm Năm Vào Chết Một Ngày): Ý nói ở đời vốn vô thường cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, chỉ cần một hơi thở ra không thở lại nữa là đi luôn, Sống trăm năm đấy nhưng cái chết chỉ cần đến một giờ một phút là đi luôn, những gì đã làm trong trăm năm qua đều phải bỏ lại. Thế Tôn Lời Dạy Tỏ Tường. Năm Điều Quán Tưởng Phải Thường Sét Ra. Ta Đây Phải Có Sự Già. Thế Nào Tránh Thoát, Lúc Qua Canh Tàn. Ta Đây Bệnh Tật Phải Mang, Thế Nào Tránh Thoát Được An Mạnh Lành. Ta Đây Sự Chết Sẵn Rành, Thế Nào Tránh Thoát Tử Sanh Đến Kỳ.Ta Đây Phải Chịu Phân Ly, Những Người Yêu Quý Ta Đi Miệt Mài. Ta Đi Với Nghiệp Của Ta, Dù Cho Tốt Xấu Tạo Ra Tự Mình. Theo Ta Như Bóng Với Hình, Tạo Ra Hoạ Phước Phân Minh Rõ Ràng.
13 (Mặt Trời Nào Soi Sáng Tim Tôi. 14 Để Tình Yêu Xay Mòn Thành Đá Cuội): Mặt Trời là trí tuệ. tim tôi là tình thương. tức là người nào có tình thương với chúng sanh, là trí tuệ ví như mặt trời soi sáng trong tim, để tình yêu xay mòn thành đá cuội, tức là tình thương này bình đẳng. như chúng ta thấy đá cuội ở biển viên nào cũng nhãn thín như nhau. ý là đối với chúng sanh phải thương yêu công bằng như nhau, như ánh sáng của mặt trời soi sáng khắp cả thế gian vậy.
15 (Xin Úp Mặt Bùi Ngùi: 
16 Từng Ngày Qua Mỏi Ngóng Tin Vui): Tức là chúng ta siêng làm việc lành việc thiện, và đem công đước ấy hồi hướng cho tất cả chúng sinh. được thoát khỏi sanh tử luân hồi, không cầu hưởng phước báu phú quý ở đời. Ví như người làm những việc thiện như Phóng Sanh, Ấn Tống Kinh Sách, Cúng Dường, Từ Thiện, Ă Chay, Niệm Phật A Di Đà, rồi ngày ngày mong cầu được Vãng Sanh Về Thế Giới Cực Lạc, ( hoặc cõi Phật khác, hay Pháp môn khác hay cõi Niết Bàn) để liễu sanh thoát tử. đó là từng ngày qua mỏi ngóng tin vui.
17 (Cụm Rừng Nào Lá Xác Xơ Cây. 18 Từ Vực Sâu Nghe Lời Mời Đã Dậy.): ví như những người nghe theo giáo Pháp của Đức Phật Thích Ca, tu học để thoát khỏi luôn hồi, Tham, Sân, Si, Danh, Vọng, Lợi, Dưỡng, chính là vược sâu, chúng ta nghe theo lời Thế Tôn, theo các vị Tăng Ni tu học chính là nghe lời mời đã dậy. vì số lượng này ít, lại phần nhiều già nữa, nên gọi là cụm rường nào lá xác xơ cây.
19 (Ôi Cát Bụi Phận Này, 20 Vết Mực Nào Xóa Bỏ Không Hay): Như ở trên đã nói, vạn vật trên đời này đều trải qua bốn giai đoạn, 1 Thành 2 Trụ 3 Hoại 4 Không. Trái đất của chúng ta cũng vậy, sẽ có ngày trở về hư không. như vậy về là cát bụi mà cuối cùng nó không còn là cát bụi nữa, trở về hư không.
SƯU TẦM TỪ INTERNET
Theo http://hoadaomuaxuan0308.blogspot.com/

1 nhận xét:

Thơ trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI – Những tìm tòi và thử nghiệm

Thơ trẻ 20 năm đầu thế kỷ XXI Những tìm tòi và thử nghiệm Đặt vấn đề thơ trẻ trong 20 năm đầu thế kỷ XX, chúng tôi muốn nhắc đến đội ngũ n...