Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Cảm nhận về mùa thu trong thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn

Cảm nhận về mùa thu trong thơ 
Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn 
1/ Mùa thu trong thơ Xuân Diệu 
Xuân Diệu (1916 - 1985) là một tài năng lớn, ông là kết tinh của hai miền quê, hai dòng máu. Đó là dòng máu của người xứ Nghệ miệt mài siêng năng và dòng máu của người mẹ, xứ dừa Bình Định thơ mộng. 
Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã nhận xét về Xuân Diệu: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết” [38.117]. Một năm sau, trong nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cũng nhận xét: “Người ta thấy thơ Xuân Diệu đằm thắm, nồng nàn nhất trong các nhà thơ mới”. Đúng vậy, Xuân Diệu xuất hiện trong Thơ mới với tất cả lòng say mê yêu cuộc sống, khát khao giao cảm với đời. Ở nhà thơ là sự nhạy cảm trước những bước đi của thời gian, một tâm hồn cảm nhận hết sức tinh tế. Đồng thời là cách bộc lộ cảm xúc mới mẻ chưa từng có trong thơ ca đương thời. 
Xuân Diệu cũng hay viết về mùa xuân, mạch thơ tuy đã bộc lộ được tình cảm trẻ trung sôi nổi của nhà thơ nhưng kém phần cô đọng và tài hoa như những thi phẩm viết về mùa thu. Điều đó phải chăng khi Xuân Diệu trở về mạch trữ tình truyền thống thì hồn thơ Xuân Diệu cũng đằm thắm hơn và phải chăng ông cũng muốn đa dạng hóa thơ mình bằng cách sáng tạo thêm một mạch trầm cảm xúc. Hơn nữa, một tài năng thơ dù hiện đại và mới mẻ đến đâu cũng không hề cắt đứt hoặc đối lập hoàn toàn với quá khứ thơ ca dân tộc, cùng những đặc điểm chung trong tư duy nghệ thuật của thời đại mà nhà thơ đang sống. Với nhửng nốt nhạc trẩm bổng của giai điệu trữ tình về mùa thu, với những phát triển sáng tạo trong cách dùng từ ngữ, hình ảnh thơ, cách bộc lộ cảm xúc rất mới mẻ. Mùa thu trong thơ Xuân Diệu có một vẻ đẹp rất riêng, một vẻ đẹp trong sự sầu muộn, vẻ đẹp ẩn chứa sâu kín nhưng rất nên thơ. 
Đây mùa thu tới cũng vẫn sử dụng những thi liệu cổ truyền của dòng thơ ca cổ điển, vẫn những “liễu, lệ, vàng, hoa, sương, gió, mây, chim…” đã xây dựng lên dòng thơ Đường thi. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy thì Đây mùa thu tới, đã được hoán cái trong một chùm quan hệ mới. Không phải là “xi măng sắt thép” để tạo nên khung chịu lực của ngôi nhà thơ hiện đại, mà chúng tồn tại trong toàn kiến trúc như những kỉ niệm, một thứ “trí nhớ thể loại” theo cách mới của M.Ba-khơ-tin, chiếc dây nối cánh diều thơ với mạch trong thơ Đường, thơ Tống. Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu miêu tả hình ảnh của một rặng liễu buồn đang đứng chịu tang: 
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang 
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn” 
(Đây mùa thu tới) 
Từ láy “đìu hiu” gợi lên dáng liễu hơi hao gầy đi, dáng đứng buồn lặng lẽ, có một một cái gì đó như mơ màng, phảng phất. “Liễu” ở đây được gợi tả như một người thiếu nữ có tâm hồn. Khi thu sang không gian bao trùm lên là làn gió mùa thu, làn gió mang lạnh về khiến lòng người xao xuyến, bâng khuâng… Câu thơ gợi hình ảnh mái tóc của người thiếu nữ, một mái tóc dài thướt tha. Mùa thu hóa thành một thục nữ mĩ miều, thướt tha và u buồn, đẹp một vẻ đẹp lãng mạn, cao sang. Nàng thu của Xuân Diệu đang nhón gót hài trên đường biên của phút giao mùa từ hạ sang thu bằng rặng liễu ven hồ. Những câu thơ buồn của Đây mùa thu tới gợi lên một tâm trạng buồn đến tang tóc. Buồn vì cái lạnh len lỏi đâu đây gợi nỗi cô đơn, buồn vì cảnh sắc mùa thu hợp với tâm trạng buồn của tác giả. Đúng như thơ đã từng nói “Xuân người ta vì ấm mà cần tình. Thu người ta vì lạnh sắp đến mà rất cần đôi, cho nên không gian đầy những nỗi nhớ nhung, những linh hồn cô đơn thả ra những tiếng thở dài để gọi nhau và lòng tôi nghe tất cả du dương của thứ vô tuyến điện ấy” [10,23]. 
Xuân Diệu, một nhà thơ của tình yêu, ông đã đi trọn con đường “lạ hóa” [38,40] thơ theo cách của ông. Mỗi sự vật hiện tượng thiên nhiên trong thơ ông đều toát lên một chất người mạnh mẽ. Chúng ta ngỡ rằng, với một con người khao khát sống, khao khát yêu mãnh liệt và cuồng nhiệt như thế sẽ không hợp với đề tài mùa thu, một đề tài thường chỉ thích hợp với hồn thơ cổ điển với những vần thơ lắng đọng suy tư. Vậy mà khi bước vào thế giới của Đây mùa thu tới thì chúng ta mới chợt nhận ra rằng, Xuân Diệu là người có cái nhìn tinh tế và gợi cảm nhất trước những bước đi của thời gian mùa thu, ông đã khoác lên mùa thu những sắc màu, những cảm xúc mới, âm hưởng thơ xưa nhưng hơi thở hôm nay. 
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang” 
(Đây mùa thu tới) 
Tín hiệu mùa thu trong thơ xưa thường là lá ngô đồng: 
“Ngô đồng nhất diệp lục
Thiên hạ cộng tri thu” 
Đó là một tín hiệu đẹp và sang trọng nhưng đã trở nên cũ mòn, sáo rỗng. Với tư cách “là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới” dùng rặng liễu để báo thu sang. “Liễu” cũng là một thi liệu trong thi ca cổ điển nhưng có vốn tượng trưng cho vẻ đẹp duyên dáng mền mại của người thiếu nữ. 
Buổi chiều thu trong thơ Xuân Diệu không còn cái buồn hiu hắt quạnh quẽ, đậm chất cổ điển nữa mà nó ẩn chứ đầy chất lãng mạn của những tâm hồn đang yêu. Buổi chiều mùa thu mà đầy xôn xao, mùa thu trong thơ Xuân Diệu mà ta tưởng như mùa xuân, cái gì cũng có đôi, có cặp. Với nhà thơ, thu là tiếng “hoa rơi”, là tiếng “gió vỡ”, là bóng tối trên cành cây, là nhịp mùa đi, là gió thầm, mây lặng trong sự mơ hồ của tiếng chim: 
“Những chút hồn buồn trong lá rụng 
Bị ai nhàu tưởng dưới ánh trăng 
Bông hoa dứt cánh rơi không tiếng 
Chắc rằng gió cũng đau thương chứ 
Gió vỡ ngoài kia, ai có nghe…?” 
(Ý thu
Tâm trạng buồn của Xuân Diệu là nỗi buồn thế hệ, không tìm được lối ra trong cuộc đời cũ, tác giả tìm đến những hình ảnh thiên nhiên có tính tương đồng để biểu hiện cảm xúc. Thật ra nỗi buồn man mác là cảm hứng truyền thống trong thơ ca trung đại Việt Nam, nhưng cảnh thu trong thơ Xuân Diệu có cái mới, cái riêng của nó. Đó là chất trẻ trung tươi mới được phát hiện qua con mắt vẻ đẹp “xanh non” của tác giả, là sức sống của tuổi trẻ và tình yêu . Mùa thu có nhiều vẻ đẹp, màu sắc khác nhau và Xuân Diệu đã mở rộng sự tiếp nhận và cảm xúc của mình trước vẻ đẹp, màu sắc của mùa thu: 
“Đây mùa thu tới, mùa thu tới 
Với áo mơ phai dệt lá vàng”. 
(Đây mùa thu tới) 
Một tiếng kêu thầm như reo vui khi cảm nhận mùa thu đang đến. Câu thơ có hai tiết tấu “mùa thu tới” trùng điệp và gây ấn tượng mạnh. Trong thơ ca cổ, chúng ta đã bắt gặp hình ảnh chiếc lá vàng trong thơ Nguyến Khuyến: 
“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” 
(Thu điếu)  
Chúng ta lại một lần bắt gặp hình ảnh “gió vàng” trong thơ Nguyễn Gia Thiều: 
“Trải vách quế gió vàng hiu hắt” 
Bích Khê với màu vàng chan chứa sắc thu: 
“Ô hay! buồn vương cây ngô đồng 
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông” 
(Tỳ bà) 
Cùng viết về mùa thu, nhưng Đây mùa thu tới là một thế giới hiu hắt, lạnh lẽo, trong đó có sự phân lìa, tàn rụng thì Thơ duyên lại mở ra một thế giới thiên nhiên trong sáng, ấm áp, thế giới của vạn vật giao duyên, thế giới của cặp đôi. Trong Thơ duyên chúng ta một lần nữa bắt gặp một buổi chiều thu thật đẹp và thơ mộng: 
“Chiều mộng hòa thơ trên nhành duyên 
Cây me ríu rít cặp chim chuyền 
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá 
Thu đến, nơi nơi động tiếng huyền”. 
(Thơ duyên) 
Cái đặc biệt trong bức tranh chiều thu này chính là ở sự nhịp nhàng, hòa điệu của cảnh vật thiên nhiên. Khi ta ngắm nhìn bầu trời thu qua vòm lá của cây, màu xanh của da trời chuyển sang màu xanh ngọc, vừa dịu mát, vừa nên thơ. Mùa thu ở đây không có lá vàng, lá úa, không thấy sự tàn phai mà ta thấy không gian của mùa xanh, không gian của sự sống. Trong bức tranh thu, xuất hiện tiếng “nhạc huyền”, là nhạc của dòng cảm xúc, nốt nhạc của tâm hồn khi đắm mình trong cảm xúc để lắng nghe tận trong thẳm sâu của lòng mình, tiếng của những âm thanh đan xen vào nhau cũng như tiếng lòng của thi nhân. Quả thật đó là một không gian tràn đầy sức sống, một không gian níu kéo lòng người. 
“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu 
Lả lả cành hoang nắng trở chiều” 
(Thơ duyên
Toàn bộ cái “thần” của câu thơ là ở những cặp từ láy “nhỏ nhỏ”, “xiêu xiêu”, “lả lả”. Những từ láy miêu tả đường nét, dáng điệu mền mại của cảnh vật, tạo nên nhạc điệu êm dịu. Hình ảnh “con đường”, làn gió và hàng cây tạo nên vẻ đẹp thấm thía của bức tranh thu khi lắng nghe những giao lưu bí ẩn trong trời đất. Không gian “con đường” với làn gió nhẹ “xiêu xiêu” vuốt ve, chỉ đủ sức làm cho hàng cây “xiêu xiêu”, lướt nhẹ mềm mại theo chiều gió, mất vẻ an bằng xiêu xiêu theo chiều gió. Đó là không gian thơ mộng và trữ tình, ở Xuân Diệu mùa thu hòa mùa thu bừng lên sức sống tươi xanh của m ùa xuân. Có thể nói đây là những câu thơ hay vào loại bậc nhất của thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Diệu đã chứng tỏ khả năng kì diệu của tiếng Việt trong việc tạo nên những hình tượng ngôn ngữ tuyệt đẹp và diễn tả những sắc thái thật tinh tế của cảm xúc. 
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nhận xét về Xuân Diệu: “Cái lối làm duyên rất có duyên …Cái vẻ đài các rất hiền lành” [38.119]. Đúng vậy, Thu chính là sợi tơ lòng của Xuân Diệu, sợi tơ ấy luôn nhạy bén trước sự biến động của thiên nhiên, của đất trời, nó còn rung lên những nhịp điệu khác thường không thấy ở bất kỳ đâu trước đó. Đó là một bức tranh thu vào lúc ngày đang tàn và đêm đang dần đến. Ta bắt gặp ở cái lạnh đầy duyên cớ của thiên nhiên cùng với cái lạnh bâng khuâng man mác của lòng người. Một khung cửi, một khuê phòng đang hiện dần ra với giọt sương, cây cỏ:  
“Nõn nà sương mọc quanh thềm đậu 
Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì” 
(Thu) 
Câu thơ khiến ta liên tưởng đến những gì yếu điệu, ngọc ngà, trắng trong tinh khiết như một cánh hoa đang gặp cơn gió làn thoáng qua. Đồng thời là một khoảng thời gian mơ hồ “nắng nhỏ”, đó là sắc nắng nhạt nhòa thật côi cút. Cảm giác hụt hững ấy là do buổi “chiều lỡ thì”. Với biện pháp nhên hóa “chiều lỡ thì”, đã khơi dậy một nỗi niềm trắc ẩn xót. Câu thơ gợi lên một không gian chiều lơ lửng, một không gian chiều tràn đầy tâm trạng. Phải chăng, qua vẻ đẹp của thiên nhiên, Xuân Diệu muốn tưởng đến một cô gái đã qua cái độ trăng tròn, đang dần phai hương sắc. 
Xuân Diệu đã nhân hóa thiên nhiên bởi nhà thơ nghe được màu sắc, nhìn được âm thanh, nhất là những gì rơi rụng, héo tàn: 
“Hư vô bóng khói trên đầu lạnh 
Cành biếc run run chân ý nhi 
Hây hây thục nữ mắt như thuyền 
Gió thu, hoa cúc vàng lưng giậu”. 
(Thu) 
Hình ảnh “ý nhi”, “bức gấm”, “thục nữ”, “cúc vàng lưng giậu”, sắc áo trạng nguyên” đều hết sức tiêu biểu cho phong vị mùa thu trong thơ cổ. Ở Xuân Diệu là sự hòa điệu giữa nỗi buồn man mác của mùa thu với tâm trạng buồn của một nhà thơ lãng mạn. Xuân Diệu đã hóa thân vào thiên nhiên để cùng với cỏ cây hoa lá cảm nhận sự thay đổi của tiết trời vào mùa giao chuyển. 
Dường như ở cô “thục nữ mắt như thuyền” đang chìm đắm vào một giấc mơ hoa. Nếu coi thiên nhiên là một đối tượng khai thác không thể thiếu cho quá trình tìm kiếm nguồn tư tưởng, so sánh và ấn tượng của tư duy thơ thì có thể nói rằng, Xuân Diệu đặc biệt tài tình về mặt này. Ông đã ban phát cho thiên nhiên sự rung động, cảm giác của mình và ngược lại từ thiên nhiên, ông đã tạo nên vô vàn những liên tưởng độc đáo và thú vị. Từ những cái rất mơ hồ của “gió thầm”, “mây lặng”, “mưa trưa”, “chiều tà”… trong bài Chiều, chỉ bằng những đường dây tơ nhân tạo trong không gian, nhà thơ giúp chúng ta mường tượng ra được cảnh yên tĩnh vô cùng của một buổi chiều thu: 
“Không gian như có dây tơ 
Bước đi sẽ dứt động hờ sẽ tiêu 
Êm êm chiều ngấn ngơ chiều 
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn”. 
(Chiều) 
Không gian như có sự tương giao. Với Xuân Diệu, hình ảnh mùa thu hiện lên không chỉ ở những gì có thể nhìn thấy, nghe thấy, còn ở những liên tưởng gián tiếp chỉ có thể cảm nhận được mà thôi. Ở Xuân Diệu, cái buồn đã liên kết thành những luồng xao động trong tâm hồn nhà thơ. Đúng là “vạn vật nức xuân tâm” bỗng dưng muốn phát tiếng [41,17] 
“Lá hồng rơi lặng ngõ thôn 
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương”. 
(Chiều) 
Chính vì vậy, lòng ông luôn thấp thỏm lo âu trước cuộc đời xuân sắc đang vào độ tàn phai. Bằng tình cảm say xưa và sự chấp nhận thẩm mĩ tinh tế. Xuân Diệu đã phát hiện thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau của mùa thu mà trước đó chưa ai nhìn thấy được: 
“Nghe chừng gió nhớ qua sông 
Em bên lau lách, thuyền không vắng bờ”. 
(Chiều)  
Hay
“Bông hoa dứt cánh không lên tiếng 
Dưới gốc nào đâu thấy xác ve 
Thế mà ve đã tắt theo hè”. 
(Ý thu
Nỗi buồn ấy đã tràn ngập trong tâm tưởng nhà thơ, bởi chính nhà thơ cũng có nỗi niềm”buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn”. Xuân Diệu đã dưa chúng ta vào một thế giới của buồn chán, mênh mông và tuyệt vọng: 
«Tôi là con nai bị chiều giăng lưới 
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối”. 
(Khi chiều giăng lưới) 
Nhà thơ đã thực sự cô đơn như con nai bị “chiều giăng lưới”, biết đi đâu về đâu? Đứng sầu tư cho đến khi bóng tối chìm ngập cả không gian. Khi thời gian trôi qua, Xuân Diệu mới ngỡ ngàng, ngơ ngẩn nhìn trạng thái của sự vệt đang ngả dần sang thu: 
“Hơn một loài hoa đã rụng cành 
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”. 
(Đây mùa thu tới) 
Quả thật, có ai quan sát được như nhà thơ? Chỉ có tâm hồn yêu thương mới dạt dào xúc cảm và quan tâm đến sự sống, mới có thể viết lên những vần thơ như vậy. Cảnh sắc đầu tiên mà mùa thu xâm chiếm là rặng liễu. Dường như cảnh sắc lan dần ra những khu vườn, những rặng núi, những dòng sông, những tầng trời và cuối cùng nó xâm chiếm vài lòng người. Mùa thu tới, sắc lá phai nhạt đi, hoa rơi rụng, cành lá gầy guộc đi, dáng núi nhạt nhòa hơn, sông vắng vẻ, 46 không gian u uất và lạnh lẽo. Tuy nhiên dù cho có là buồn đi chăng nữa thì đây cũng là nỗi buồn thi sĩ: 
Hôm nay trời nhẹ lên cao 
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn. 
Không gian bao trùm câu thơ là hoa mùa thu. Sắc thu ở đây là sắc vàng, sắc đỏ, sắc của sự tàn phai. Khi thu tới, không gian bao trùm là cái lạnh của mùa thu, nó làm cho cây hao gầy đi một chút và màu xanh của nó bị sắc vàng, sắc đỏ, nó “rũa” dần đi. Tác giả chọn từ “rũa” thật hay, cái đặc sắc của câu thơ là màu đỏ không diễn ra một cách nhanh chóng mà nó mất dần, ta chỉ cảm thấy chứ không nhìn thấy được. Qua câu thơ, chúng ta cảm nhận được bước chân mùa thu đang dần tới. Không phải chỉ cảm thấy bằng thị giác mà còn bằng xúc giác. Cuộc chuyển mùa nhập vào trong gió lạnh, lan tỏa trong sương giá. Cuộc chuyển mùa bỗng trở lên hữu ý, hữu tình, hoa, lá, liễu bỗng trở nên ngoa ngoắt, đỏng đảnh...một cách..rất thu. 
“Những luồng run rẩy rung rinh lá” 
(Đây mùa thu tới)
Xuân Diệu là người đem đến cho thơ ca Việt Nam nhiều cái mới nhất“. Những cái mới đáng chú ý ở Xuân Diệu là “Những nguồn hứng và ý tưởng rất mới“. Và ông cho rằng còn phải chú ý những chữ, những câu, những điệu trong những bài thơ ấy để hiểu lấy “cái nhạc điệu mới nữa“ (18, tr.715, 716). Ở Xuân Diệu, sự chú ý đặc biệt đến nhạc tính của câu thơ là ảnh hưởng quan niệm của trường phía thơ tượng trưng Pháp, nhưng cũng có nguồn gốc từ trong những cách sáng tạo và thưởng thức thơ cổ điển phương Đông nữa. Chính vì vậy, cảm xúc của nhà thơ vẫn hướng vào khung cảnh chiều thu. Không gian ở đây là gió và cái lạnh, cái lạnh ấy đã thấm đượm vào thân cây rồi chạy khắp thân cây, từ ngọn, búp, lá, đến từng tế bào của cây mà mắt thường không nhìn thấy. Nhà thơ đã gợi trong ta cái rùng mình thấm lạnh và cả nỗi sợ hãi của những chiếc lá dáng yếu ớt, cái rùng mình thấm lạnh và cả nỗi sợ hãi của những chiếc lá sắp phải lìa cành trước những cơn gió cuối thu. Với hình ảnh này, Xuân Diệu đã mang lại cho nền thơ ca một cách diễn đạt hay và mới mẻ. Mùa thu đến, những cơn gió lạnh đầu mùa làm cho cỏ cây run rẩy. Cách sử dụng những điệp từ và láy âm góp phần tạo hiệu quả cho câu thơ với người đọc. Trong thơ ca cổ cũng có những câu thơ có nghệ thuật láy ý, láy âm: 
“Dưới trăng quyên đã gọi hè 
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” 
(Truyện Kiều) 
Theo Xuân Diệu điều quan trọng không chỉ là sự láy âm mà còn ở luồng cảm xúc mới của thi nhân, nó khác với nguồn cảm xúc của các nhà thơ cổ điển. Ở giữa vườn cây còn xum xuê lá, ta bắt gặp: 
“Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh” 
(Đây mùa thu tới) 
Mới chớm thu nên chỉ thấy “đôi nhánh khô gầy, gió lạnh về đã làm run rẩy, rung rinh” những chiếc lá. Không gian mùa thu ở đây đã truyền rung động sang người đọc một chút lạnh khi gió thu về. Câu thơ có kết cấu độc đáo, dường như chữ nào trong câu thơ cũng gợi vẻ khô gầy và héo tàn của cành cây: “nhánh gầy, khô xương, mỏng manh”. Với hình ảnh so sánh, nhân hóa đã gợi lên dáng lẻ loi, cô đơn giữa đất trời, từng nhánh khô gầy khẳng khiu như chạm khắc lên bầu trời cô đơn dưới mắt buồn của thi nhân. Tác giả mở rộng tẩm quan sát đến những cảnh vệt ở nơi xa:  
“Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ 
Non xa khởi sự nhạt sương mờ”. 
(Đây mùa thu tới) 
Không gian thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu cũng là ánh sáng, nhưng trăng là “nàng trăng”, chúng ta thấy nó gần gũi và ấm áp hơn. “Trăng” trong thơ Xuân Diệu là hình ảnh của con người thiếu nữ trẻ trung, xinh tươi, dịu dàng, thơ mộng. Xuân Diệu không tả trăng thu vành vạch giữa trời, cũng không tả trăng thu đã tàn, mà là trăng thu “mới khởi sự” vừa mới nhô lên khỏi đỉnh núi. Xuân Diệu gọi đó là “nàng trăng”, là trăng thượng tuần của mùa thu. Với cách gọi đó, Xuân Diệu đã bộc lộ trực tiếp cảm xúc, mà nhà thơ trung đại chưa từng có “Trăng” qua cách gọi không phải là vô tri nữa mà là người thiếu nữ, trăng cũng có “hồn người”. Văn học trung đại chưa bao giờ có cách gọi như vậy. Nếu “trăng” ở trên được nhân hóa thành người thiếu nữ, thì “ngẩn ngơ” là từ chỉ tâm trạng, “trăng ngẩn ngơ”ngạc nhiên trước vẻ đẹp của trời thu, “ngẩn ngơ” còn gợi hình ảnh người thiều nữ đang lẻ loi. Không gian thiên nhiên trong mùa thu thật đẹp, không biết từ bao giờ nó đã đi vào lòng người qua hình ảnh “liễu”, đặc biệt là hình tượng ánh trăng, là chuẩn mực của vẻ đẹp. Mùa thu được cảm nhận bằng tất cả thính giác và thị giác: 
“Đã nghe rét mướt luồn trong gió” 
(Đây mùa thu tới) 
Xuân Diệu, nhà thơ của tình yêu, từng viết rất hay về cái lạnh của mùa thu “Trời muốn lạnh nên người ta cần nhau hơn, và người nào có một thân, thì cần một người khác. Xuân, người ta cần ấm mà cần tình. Thu, người ta vì lạnh sắp đến mà cẩn đôi. Cho nên không gian đầy những lời nhớ nhung, những linh hồn cô đơn thả ra những tiếng thở dài để gọi nhau” (Trường ca) [10.23]. Nhà thơ cô đơn nên thấy đất trời quạnh quẽ và xa mờ. 
Mùa thu mới tới mà đất trời như quạnh quẽ và xa mờ hơn. “đã nghe rét mướt”, chúng ta không chỉ thấy sự nhạy cảm đi trước thời gian của Xuân Diệu mà còn thấy buồn và một chút bâng khuâng. Thơ Xuân Diệu bao giờ cũng thổi vào cảnh vật một linh hồn và hóa thân cho nó để mang một tâm trạng của con người. Câu thơ thật giản dị, tự nhiên cách miêu tả rất nghệ thuật. Chưa bước vào hẳn mùa đông mà ở đây thỉnh thoảng những cơn gió mang theo cái rét trở về như luồn đi trong không gian. Xuân Diệu sử dụng động từ “luồn” thật gợi hình gợi cảm, nghệ thuật nhân hóa biến cái rét thành một con người tinh nghịch, tách gió rét ra làm hai, biến nó thành một nhân vật biết hành động, điều đó khiến cho câu thơ trở nên sinh động. Cái rét chưa hẳn đã lộ mặt, mà nó luồn vào, nó cho ẩn thân ở trong gió. Xuân Diệu đã mang lại cho Thơ mới cách diễn đạt hết sức mới mẻ. Cái rét sau khi tác động đến hoa lá, cành, trăng, sương, gió, nó đã tác động đến con người: 
“Đã vắng người sang những chuyến đò” 
(Đây mùa thu tới) 
Trong bài thơ của Nguyễn Trãi viết về mưa rét ở một chuyến đò: 
“Dã kính hoang lương, hành khách thiểu 
Cô chu trấn nhật các sa miên” 
(Đường ngoài nội hoang vắng ít người qua lại Chiếc thuyền lẻ loi gác mình trên bãi cát ngủ suốt ngày) 
(Trại đầu xuân độ) 
Đó là không gian thật hiu hắt và vắng vẻ, không gian ấy gợi một cảm giác quạnh vắng, đìu hiu sông nước. Cảnh thu đã tàn rồi, mùa thu đã dần nhường bước cho tiết trời mùa đông len qua làm tê lạnh lòng người. Nhưng phải chăng thơ thiên nhiên nào mà chẳng mở rộng tâm hồn mình ra ngoại giới và lắng nghe những âm vang của thế giới ngoại cảnh vào chính lòng mình. Tâm hồn nhạy cảm của thi nhân đã đón nhận được trong cái không gian, thời gian của buổi chiều thu thơ mộng, những nỗi niềm giao cảm, những tình ý vấn vương, hòa nhịp với những rung động của lòng người: 
“Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn 
Lần đầu rung động nỗi thương yêu” 
(Thơ duyên) 
“Lòng ta nghe ý bạn” là một tình cảm được diễn đạt ngầm, là sự cảm thông giữa hai tâm hồn. Đây là cái rung động của thủa ban đầu, có một vẻ êm dịu và mơ màng, trong sáng.Trong không gian, thời gian thơ mộng như thế, sự hợp duyên giữa từng cặp hình ảnh của thiên nhiên đã xui khiến lòng người tìm đến với lòng người. Bản nhạc của thiên nhiên cũng chìm lắng đi, để bước chân của anh và của em trở thành đối tượng quan sát chính: 
“Em bước điềm nhiên không vướng chân 
Anh đi lững đững chẳng theo gần 
Vô tâm nhưng giữa bài thơ dịu 
Anh với em như một cặp vần”. 
(Thơ duyên) 
Khổ thơ mở ra một khoảng không gian bằng lặng và rộng rãi. Giữa “bài thơ dịu” của cảnh chiều thu, trên con đường chiều thu thơ mộng, hai người đang dạo những bước chân điềm nhiên kia, vẫn có một mối tương giao thầm kín, tạo bên sự hòa nhịp sóng đôi “như một cặp vần” của bài thơ đẹp. Với bước chân lãng đãng, phiêu du thi nhân đã đưa chúng ta trở về với buổi chiều thu êm ru như “một bài thơ dịu”, mà “anh với em như một cặp vần”. Chiều xuống dần, mọi vật càng chuyển động gấp gáp, thi nhân thì lắng nghe những rung động của lòng mình:  
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp 
Con cò trên ruộng cảnh phân vân 
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh 
Hoa lạnh, chiều thưa sương xuống dần”. 
(Thơ duyên) 
Cảnh chiều thu chuyển dần theo thời gian, đó là thời khắc của hoàng hôn. Một làn mây biếc, một cánh cò trên ruộng lúa đều thấm lạnh những bông hoa trong cái nắng nhạt của lúc chiều muộn. Đó là những hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ điển phương Đông. Bốn câu thơ gợi lên âm hưởng của đường thi. Trạng thái “phân vân” của cánh cò cũng như cái “gấp gáp” của làn mây biếc là một nét tâm trạng rất riêng biệt, điển hình của Thơ mới mà chúng ta chưa gặp trong thơ cổ. Trong thơ cổ, dù buồn vui hay đau đớn thì con người trữ tình vẫn giữ cách biểu hiện trẩm tĩnh, ung dung và thường lặng lẽ, những tâm trạng mang tính “phi thời gian” của con người đã hòa nhập với cái vô tận của vũ trụ và vĩnh hằng của thời gian. Nhưng phải đến Thơ mới, mới có tâm trạng bâng khuâng như thơ Huy Cận, hay cái rùng mình, run rẩy trong thơ Xuân Diệu. Cái “phân vân” của cánh cò, cái “gấp gấp” vội vã của làn mây là biểu hiện của cái “tôi” ý thức rõ rệt về thời gain va sự hữu hạn của con ngườ, của đời người. Đó là sự tương giao của cảnh vật trong khung cảnh hoàng hôn, cái gấp gấp của làn mây với dáng phân vân, lưỡng lự của cánh cò trên ruộng, cái rộng dài của không gian qua những cánh chim dang rộng và chiều sâu của buổi chiền qua cái lạnh của sương thu thấm vào những cánh hoa. 
Thơ duyên bài thơ duy nhất không buồn trong bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu. Đó là những rung động xôn xao, những xúc cảm tinh tế đón nhận những biến thái tinh vi, mơ hồ của sự sống trong thiên nhiên tạo vật và lòng người trong lúc giao mùa vào thu. “Thơ duyên” thể hiện sự cảm nhận độc đáo, tinh tế của Xuân Diệu về mùa thu. Sự cảm nhận này cũng đã được Xuân Diệu thể hiện trong một bài văn xuôi đặc sắc ở tập Trường Ca: “Với lòng tôi, trời đâu chỉ có hai mùa: xuân với thu hai mùa có bình minh…Hè sang thu là bao nhiêu khoái trá cho giác quan; được rời bỏ lứa chói chang mà vào trong nước hiền hòa mát mẻ…Sự sống trong mùa, xuân tưng bừng ra ngoài, thì giữa mùa thu, sự sống lại tiềm tiềm lặn vào bên trong, sắp sẵn lò sưởi ở giữa ngực… 
Thu không phải là mùa sầu. Ấy chính kà mùa yêu, mùa yêu nhau bằng linh hồn, mùa những linh hồn yêu mến nhau...Xuân, người ta vì ấm mà cần tình. Thu người ta vì lạnh sắp đến mà cũng cần đôi” [10.23] 
Đó là khung cảnh chiều thu đầy thơ mộng mà cảnh vật hòa điệu nhịp nhàng, đã khơi dậy trong lòng người niềm khát khao, giao cảm thầm kín mà mạnh mẽ, gắn bó những tâm hồn đơn chiếc: 
“Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy 
Lòng anh thôi đã cưới lòng em”. 
(Thơ duyên) 
Cảnh sắc thiên nhiên ở đây có khả năng đánh thức dậy trong tâm linh con người những kỉ niệm, những khát khao thầm kín để con người được sống đầy đủ và sâu sắc hơn với mọi cảm giác, cảm xúc và khár vọng của mình. Đó là tiếng ca vui của một tâm hồn “lần đầu rung động nỗi thương yêu” đang đắm say trong hạnh phúc. 
Thơ duyên đã ru ta vào một không khí vô cùng trong trẻo và êm ái, vào một buổi chiều thu ngân nga bao tiếng huyền hòa duyên cùng lòng yêu cuộc sống, cùng những rung động tinh vi cùa thi sĩ Xuân Diệu. Tác giả Thi nhân Việt Nam thật tinh tế khi nhận xét rằng: “sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra đềy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi” và khẳng định “đây mới là Xuân Diệu” [11.63]. Có những rung động tinh vi ấy, bởi nhà thơ luôn nhìn đời bằng đôi mắt ngở ngàng và cảm nhận thiên nhiên bằng cả tâm hồn, bằng cả cơ thể vô cùng nhạy bén. Nghe đàn dưới trăng thu, có lẽ chỉ Xuân Diệu mới thấy: 
“Lung linh sáng bỗng rùng mình” 
(Nguyệt cầm) 
Và nhà thơ cảm nhận: 
“Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ người 
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi 
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận 
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người!”. 
(Nguyệt cầm) 
Chỉ có thể viết nên những dòng thơ như thế khi nhà thơ thực sự sống trong thế giới của mọi sự u huyềnn, khi không chỉ có một trái tim mà còn có cả một linh hồn. Âm thanh của nguyệt cầm, cái lạnh mát rợn của làn da… cái lạnh sắc cuộn trong lòng. Từ “long lanh” chì màu sắc, lại được sử dụng tái tạo thanh âm. Dường như nổi tiếng đàn đều trong vắt và đều lấp lánh, sóng sánh ánh trăng. Phải chăng tiếng sói vốn đã trong, đã ngân, dưới trăng thu sáng lạnh nên nó “long lanh”. Đó là không gian cao rộng, bát ngát âm thanh, trong suốt ánh sáng và ngưng đọng trong niềm cô tịch tuyệt đối. Sự hòa nhập giữa không gian trăng và không gian nhạc trong đêm thu lạnh ngắt đã tạo nên một thế giới sâu thăm thẳm với một linh hồn run rẩy. Nghe tiếng đàn dưới trăng thu, Xuân Diệu thấy: 
“Mây vắng, trời trong đêm thủy tinh 
Linh lung bóng sáng bỗng rung mình 
Vì nghe nương tử trong câu hát 
Đã chết đêm rằm theo nước xanh”. 
(Nguyệt cầm)  
Trong đêm thu lạnh ngắt với “một vầng trăng trong vắt lòng sông”, năm nào trên bến Tầm Dương từng nỉ non tiếng tì bà than tiếc cho một thân phận lỡ làng. Cung đàn kể chọn một cuộc đời tài hoa nhưng duyên phận hẩm hiu. Phải chăng người đang phổ mình vào cung đàn nguyệt đêm nay cũng mang tâm trạng ấy? Dường như cái lạnh nơi lạnh nơi không gian thu, nơi tiếng đàn đang ngấm vào tận sâu thẳm cõi lòng người. 
Xuân Diệu đã hòa nhập linh hồn vào trăng và nhạc, trong đêm thu, nhà thơ đã cảm nhận rõ nỗi cô đơn của cái tôi cá nhân. Nhân vật trữ tình trong Nguyệt cầm mang bóng dáng của một tầng lớp, một thời đại. Giữa con người cá nhân của thơ ca lãng mạn với thế giới thiên nhiên không chỉ trường sinh, tương thông mà tương phản: 
“Bốn bề ánh nhạc, biển pha lê 
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề 
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở 
Nghe sầu âm nhạc đến sao khuê”. 
(Nguyệt cầm) 
“Chiếc đảo hồn tôi”, xuất hiện như một ẩn dụ, nó thật nhỏ bé và cũng thật mạnh mẽ khi nỗi sầu buồn từ đó dâng đến tận Khuê. Không gian đêm thu trong suốt như pha lê, lung linh ánh nhạc đã giúp cho nỗi buồn ấy được ngưng kết và lên cao vời vợi. Một cái tôi hòa nhập cả linh hồn vào chiều sâu huyền bí của thế giới vũ trị nhưng vẫn cảm thấy cô đơn giữa cõi đời. 
Nghe tiếng đàn trên sông nước dưới đêm trăng thu là một thứ thơ cổ điển phương Đông mang màu sắc trang trọng. Xuân Diệu đã thổi vào Nguyệt cầm cái cảm giác tinh vi, nỗi buồn cô đơn buốt lạnh của một tâm hồn tiếp xúc với văn hóa hiện đại phương Tây. Nỗi buồn trong suốt, trang trọng ở Nguyệt cầm là kết quả của sự giao hòa giữa cổ điển và hiện đại, phương Đông và phương Tây.  
Xuân Diệu đắm say đấy, thiết tha yêu cuộc sống đấy nhưng lại rất băn khoăn. Nhà thơ đã náo nức đón chào mùa thu, nhưng rồi cảm giác vui mừng ấy cũng tan biến đi, khi thời gian làm bằng bước đếm vội vàng làm lòng người tê tái, khi còn lại đây chỉ là mùa đông băng giá thê lương với những cuộc chia ly, với con người như biết nói trước cảnh vật: 
“Mây vẫn từng không chom bay đi 
Khi trời u uất hận chia ly” 
(Đây mùa thu tới) 
Cả một không gian bao la giờ này đã thấm đẫm nỗi buồn của lòng người, cảnh vật mùa thu mang nhiều hình ảnh của sự chia ly, cách xa, những cánh chim bay về những quê ấm áp Với Xuân Diệu, lần đầu tiên trong thơ ca, con người trở thành trung tâm của vũ trụ, con người là chủ nhân của vũ trụ. Ở Xuân Diệu kết thúc nhân vật là người thiếu nữ: 
“Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói 
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”
(Đây mùa thu tới
Trong buổi chiều thu, người thiếu nữ thẫn thờ tựa cửa với đôi mắt xa xăm buồn, như đắm mình trong buổi chiều thu mơ màng. Đó là câu hỏi tu từ không lời đáp, là kết thúc bỏ ngỏ để cho người đọc tự cảm nhận và tự suy nghĩ. Đôi mắt xa xăm ấy của người thiếu nữ chứa trong đó là những ánh hào quang của hy vọng, của mộng mơ và của tình yêu đôi lứa. môy trong những bước tiến vượt bậc của Xuân Diệu chính là chỗ xác định con người là chủ thể của vũ trụ, con người là mẫu mực của cái đẹp, là sinh thể đẹp nhất của trái đất ở trên trần gian này. Ngược lại, văn học trung đại không bao giờ bộc lộ ước muốn của mình như thế này. 
Đó là những nốt nhạc xao xuyến, đang hướng ra cuộc đời để đón nhận tình yêu của cuộc đời, sưởi ấm trái tim mình. Qua đó chúng ta thấy nhân vật trong mùa thu của Xuân Diệu là con người đang hi vọng, đang mộng mơ. Đó là tâm trạng của những lớp người chưa xác định được hướng đi. Trong niềm băn khoăn ấy, lời thơ ấy vẫn sống mãi, vẫn thiết tha và rạo rực, có buồn chăng cũng chỉ là nhà thơ của chúng ta mang tâm trạng cô đơn và bất lực trước cuộc đời. Xuân Diệu đã đem lại một cách cảm thụ mới mẻ, chịu ảnh hưởng của phương Tây trong cách nhìn mùa thu, cá thể hóa tâm trạng vào cái riêng tư đến mức gần như tuyệt đối. 
Về mặt thời gian, Xuân Diệu sống với thi ca, tạo nên một bầu trời thu đầy phong sắc, chứa chan cảm xúc với cảnh và người. Nhưng điều để Xuân Diệu tự khẳng định mình và để cho thơ ông không lẫn với bất kỳ nhà thơ nào khác, Xuân Diệu cũng đem thiên nhiên vào trong thơ mình, nhưng trong thơ ông không đơn thuần là thiên nhiên hồn nhiên của đất trời. Mà Xuân Diệu đã đổi mới cách nhìn, cách cảm nhận về thiên nhiên. Ông đã thổi hồn mình vào thiên nhiên mùa thu tạo nên sức sống làm tràn đầy sức sống của con người. Đồng thời Xuân Diệu lấy vẻ đẹp của con người để so sánh với vẻ đẹp cảu thiên nhiên. Đến với Xuân Diệu, chúng ta bắt gặp một cái tôi đam mê mãnh liệt với thiên nhiên và với cuộc sống. Trong các nhà Thơ mới, Xuân Diệu là người diễn tả sự đam mê nổi trộ nhất. Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu hay tả mùa thu và trong thơ ông mùa thu luôn ngập tràn ánh sáng, ríu rít thanh âm. Đồng thời là tâm trạng cô đơn với một bầu tâm sự mà nhà thơ đã gửi gắm qua những tác phẩm của mình. 
Qua những tác phẩm về mùa thu trong thơ Xuân Diệu, chúng ta thấy rõ sự cách tân trong cách dùng từ, kết hợp từ. Vì vậy lời thơ của Xuân Diệu vừa diễn tả đầy đủ mọi cung bậc tình cảm phong phú, phức tạp của cái tôi cá nhân luôn hấp dẫn, gần gũi với tâm hồn người Việt Nam. Trên con đường hình thành và phát triển Thơ mới lãng mạn Việt Nam, Xuân Diệu chiếm một vị trí hết sức nổi bật. Với những tác phẩm về mùa thu, Xuân Diệu đã đánh dấu giai đoạn rực rỡ nhất của trào lưu thơ ca lãng mạn (1932-1945) 
2/ Mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư
Lưu Trọng Lư (1912 -1991) là một nghệ sĩ đa tài. Ông làm thơ, viết tiểu thuyết, ký sự, hồi ký văn học, kịch nói, kịch thơ, tranh luận văn học…Ở lĩnh vực nào, ông cũng có những đóng góp đáng quý, để lại trong lòng bạn đọc nhiều dấu ấn khó phai mờ. Trong văn nghiệp của ông, thơ là kết tinh đặc sắc nhát và là đóng góp nổi bật nhất. Nói đến thơ hiện đại Việt Nam, người yêu thơ không thể không nhắc đến Lưu Trọng Lư, một trong những người có ông đầu trong cuộc đấu tranh cho sự chiến thắng của Thơ mới. Người thi sĩ tài hoa, tác giả của tập Tiếng thu bất hủ, từng làm thổn thức trái tim bao thế hệ công chúng. Thành thật và tài hoa, nhạy cảm và tinh tế về âm thanh, nhạc điệu, Lưu Trọng Lư đã tạo được tâm hồn riêng, góp một tiếng thơ độc đáo giàu sức cuốn hút cho phong trài Thơ mới. 
Đã có bao nhiêu nhà thơ xưa nay tìm cảm hứng ở mùa thu, và chúng ta nghĩ rằng sẽ không có gì để nói thêm. Nhưng đến lượt mình, Lưu Trọng Lư vẫn tìm được cách diện tả độc đáo, đầy ấn tượng. Cách mạng tháng Tám thành công, đã khơi dậy và thức tinh những khát kháo chân chính trong tâm hồn thi sĩ Lưu Trọng Lư. Tập thơ Tiếng thu (1939) là tập thơ đầu tay và cũng là những thanh âm huyền diệu nhất, lôi cuốn và có sức ngân vang nhất của đời thơ Lưu Trọng Lư. Tập thơ đã khẳng định tài thơ xuất sắc của Lưu Trọng Lư, góp phần vào sự chiến thắng của Thơ mới đối với thơ cũ. 
Trong tập Tiếng thu, “mộng” có thể coi là một nét phong cách đặc trưng của Lưu Trọng Lư. Phong cách đó đã tạo nên trong Tiếng thu một hồn thơ đắm say, mơ màng. Với những giấc mộng đẹp, với những âm điệu du dương, trong tập Tiếng thu dù nhiều bài thơ không trực tiếp nói đến mùa thu nhưng cái bảng lảng, mơ hổ của hơi thu vẫn lan tỏa dịu dàng. Nó ngập tràn lòng ta, không lấn át mà nhẹ nhàng, xuyến thấm. Vũ Ngọc Phan đã lí giải: “Đã sống nhiều trong cuộc đời tư tưởng, thì đầu mùa đông hay mùa xuân, mùa thu hay mùa hạ, ai là người không có những buổi “chiếu thu”, những buổi chiều mà cái buồn vơ vẩn nó đến van lơn, cám dỗ, những vuổi mà tiếng thu reo vang, vừa nhẹ vừa chìm” [10.34]. Lắng nghe Tiếng thu bằng cả tâm hồn ta sẽ được cùng thi sĩ phiêu du vào cõi mộng, để cùng thi nhân cảm nhận cái “thổn thức, rạo rực” của lòng người, cái “xôn xao” của vạn vật khi đất trời thu. Muốn thâm nhập vào cõi ấy ta “đừng nói to, bước nặng” hãy “lấy hồn ta để hiểu hồn người” [38.294]. 
Với Xuân Diệu tiếng thu là “Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”, “huyền” ở đây là đàn, cây đàn vô hình cà thế giới tiếng đàn hư ảo ấy phải là mùa thu, bởi đó là thứ âm thanh huyền diệu được tếu lên từ lòng vạn vật. 
Người Việt Nam yêu Thơ mới, có lẽ không ai là không ám ảnh bởi Tiếng thu, không ai không yêu Tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Nhưng Tiếng thu nói gì, nói như thế nào, có lẽ có rất nhiều cách giải đáp. Chúng ta yêu thơ Đường với giá trị hội họa, ta nhìn thấy ở đó một bức tranh phương Đông thuần túy, một bức tranh trong cõi mộng với những đường nét mơ hồ như phủ trong một màn sương. Chúng ta yêu thơ lãnh mạn bởi âm nhạc, chính là đặc trưng nổi bật, là nhịp mạnh của Thơ mới. Trong đó Tiếng thu của Lưu Trọng Lư chính là nét nhạc cơ bản, hài hòa giữa cảnh thu và rừng thu, giữa cảnh bên ngoài và những xao động bên trong, hài hòa giữa cái thổn thức, rạo rực, ngơ ngác, đó là sự hài hòa giữa đôi trái tim chung tiết tấu của một đôi bạn tình thu. 
Song Tiếng thu của Lưu Trọng Lư không chỉ là âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là tập trung giản đơn của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xào xạc của rừng già. Tiếng thu là một điệu huyền, một hòa ca vừa mơ hồ, vừa hiển hiện nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao của hồn thi nhân. Lưu Trọng Lư là một thi sĩ đa tình và mơ mộng, Ông say sưa tả những cái đẹp của con người và cua tạo vật, tấm lòng ông lúc nào cũng thổn thức, cũng mơ màng. Tập Tiếng thu là những lời buồn thảm, những lời réo rắt làm xáo động tâm hồn người ta, như những tiếng của mùa thu. Tiếng thu nó gieo nhè nhẹ, chìm sâu trong tâm hồn ta những lúc thê lương hay buồn dịu, nó âm thầm và nỉ non khi mới đến cõi lòng ta, nó mơn man đến muôn vật mà gây lên một cảnh đìu hiu, mạnh mẽ. 
Trong Tiếng thu, yếu tố nhạc và họa có vai trò quan trọng. Cả bài thơ được tổ chức bằng ba câu hỏi: 
“Em không nghe mùa thu? 
Em không nghe rạo rực? 
Em không nghe rừng thu?” 
(Tiếng thu) 
Nhà nghiên cứu Văn Tâm đã khảo sát văn bản đầu tiên và cho biết: “Chín dòng thơ liền mạch, không chia khổ, chỉ có ba chữ “em” đứng đầu dòng viết hoa và cuối mỗi câu hỏi có một dấu hỏi. Nó chứng tỏ ba câu hỏi ở đây là trọn vẹn được ngắt ra, tồ chức thành dòng thơ” [27.21]. Cái đặc biệt của bài thơ này là câu hỏi được đạt bằng từ phủ định: 
“Em không nghe mùa thu 
Dưới trăng mờ thổn thức? 
Em không nghe rạo rực 
Hình ảnh kẻ chinh phu 
Trong lòng người cô phụ? 
Em không nghe rừng thu 
Lá thu kêu xào xạc 
Con nai vàng ngơ ngác 
Đạp trên lá vàng khô?”. 
(Tiếng thu) 
Bài thơ được tạo bằng ba câu hỏi dồn dập, tha thiết, ba câu hỏi cùng một hình thức, hợp lại thành một câu hỏi lớn. Tiếng thu là tiếng buồn, tiếng nhiều, bởi nỗi buồn ở đây không được chia sẻ. Cụm từ “em không nghe” lặp lại ba lần nhấn mạnh một tiếng lòng lẻ loi. “Thổn thức, rạo rực” là những trạng thái nội tâm thầm kín mà người ta chỉ có thể nghe được bằng chính tâm hồn mình. 
Trong Thơ mới, các thi nhân đã biến không gian sơn thủy, cỏ hoa hữu tình trong thơ cổ, thành một không gian rời rạc, hững hờ, lạnh lẽo, họ đã biến cái không gian chắc nịch, vốn là nơi quy về của các hồn thơ cổ, thành một mật. Tiếng thu của Lưu Trọng Lư gợi niềm rạo rực, gợi tiếng “kêu” của bao lớp lá lìa cành. Tiếng thu chính là tiếng buồn của cái tôi thức tỉnh nhưng không được chia sẻ. 
Tiếng thu đã làm cho Lưu Trọng Lư mơ mộng mà hỏi bạn tâm tình: 
“Em không nghe mùa thu 
Dưới trăng mờ thổn thức”. 
(Tiếng thu) 
Bài thơ mở đầu bằng tiếng gọi nhẹ nhàng, “em” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. Đó là tiêng gọi thật mơ hồ, tất cả đều rạo rực, ngơ ngác về tiếng thổn thức của mùa thu dưới ánh trăng mờ. Ngọn thu phong ấy đưa về làn mây bạc với một điều mơ mộng của tuổi xanh, làm cho người thanh niên dầu có cái buồn vơ vẩn, nhưng vẫn chứa chan trong lòng biết bao tình yêu đằm thắm:  
“Mây trắng bay đầy trước ngõ tre 
Buồn xưa theo với gió thu về 
Vài chàng trai trẻ sầu biêng biếc 
Mộng nở trong lòng, sắc đỏ heo”. 
(Mây trắng) 
Tiếng thu là nỗi buồn mênh mông, bao la hơn, sâu lắng hơn về một đất nuớc mênh mang, tươi đẹp. Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét: “Thơ Lưu Trọng Lư là tất cả tấm lòng thổn thức của con người mơ mộng, lúc nào cũng nặng lòng yêu dấu” [18.38]. Đúng vậy Tiếng thu là nỗi buồn mênh mông, bao la hơn, sâu lắng hơn về một đất nước mênh mang tươi đẹp. 
Không quan sát mùa thu bằng thị giác mà lắng nghe bằng thính giác, hơn thế nữa là lắng nghe bằng chính lòng mình, để cảm nhận trạng thái của mùa thu. Với vẻ rạo rực mơ hồ, với nỗi nhớ người chồng ra trận, với âm vang rất khẽ khàng, dẫm chân lên lá khô của toàn bộ đời thơ Lưu Trọng Lư. Trong Tiếng thu Thi sĩ đã lắng nghe bằng chính tâm hồn mình, bằng tiếng lòng thổn thức của người cô phụ trong những đêm trăng rạo rực: 
“Em không nghe rạo rực 
Hình ảnh kẻ chinh phu 
Trong lòng người cô phụ” 
Không gian mùa thu có trăng mờ, để cho người thiếu phụ thổn thức nhớ thương, có rừng chiều rải rác lá vàng khô. Thời gian trong Tiếng thu là thời gian rừng nắng, thời gian của quá khứ vọng về. Sau tiếng thổn thức của cô phụ là tiếng kêu đau xót của nhà thơ, đồng cảm với nỗi thiếu vắng, hụt hẫng của người cô phụ đơn côi. Ở đây, tiếng nói nhân ái được cất lên từ hiện thực cuộc sống đớn đau chứ không phải từ cõi mộng. Mùa thu là mùa của tình yêu và thương nhớ. Không phải là một đêm trăng sáng tỏ, mà dưới ánh trăng mờ, cái mờ, bàng bạc của không gian phù hợp với tâm trạng nhớ thương. Và nỗi nhớ sâu xa nhất vẫn thuộc về tình yêu lứa đôi, tình vợ chồng. Hình ảnh “chinh phu”, “trong lòng người cô phụ”, tuy mang tình cảm xa xôi, xưa cũ nhưng lại phù hợp với khung cảnh mùa thu. Cảnh vật mùa thu bao giờ cũng mở ra với hiện tại và không khép lại với quá khứ nên cảm xúc và hình ảnh thơ rất linh hoạt với thời gian. Tiếp theo là câu hỏi tu từ thật gợi cảm: 
“Em không nghe rừng thu 
Lá thu kêu xào xạc 
Con nai vàng ngơ ngác 
Đạp trên lá vàng khô”. 
(Tiếng thu) 
Bức tranh đẹp về mùa thu có màu sắc và nhiều âm thanh xao động. Màu vàng là tượng trưng cho mùa thu đã đến trong thơ Nguyễn Khuyến: 
“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. 
(Thu điếu) 
Và sắc vàng đã quy tụ trong thơ Lưu Trọng Lư, bóng nai vàng trên rừng thu xào xạc lá vàng khô. Cái đẹp của mùa thu khơi gợi những cảm xúc thầm kín của những tâm hồn đa cảm. 
Tiếng thu còn là tiếng thơ của nỗi cảm thương, nhân ái, thấm đượm nghĩa tình. Lặng lẽ trong hồi ức kỷ niệm xa xăm, những lần gặp gỡ, những cảm nhận từ hư vô tưởng tượng, thế mà đầy sức lay động. Sau những vần thơ đó, ta cảm thấy như vang vọng đâu đây tiếng khóc của Tố Như cho những thân phận bạc mệnh và tiếng kêu đau đớn đầy chiêm nghiệm: 
“Đau đớn thay phận đàn bà 
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” 
(Nguyễn Du) 
Và cũng xuất phát từ tình cảm ấy, thơ Lưu Trọng Lư còn là biểu hiện của một tấm lòng gắn bó với đất nước, gắn bó với dân tộc. Lưu Trọng Lư mải miết say mê nghệ thuật, đến mức lúc nào cũng như người trong mộng và có lúc đã buông thả, đắm chìm trong những thú vui. Nhưng sống trong cảnh đất nước đau thương, tới phương nào nhà thơ cũng chỉ gặp nỗi đau khổ của con người, chưa bao giờ nhà thơ quên thân phận nô lệ của mình. Khi nói về xuất xứ bài thơ Tiếng thu, Lưu Trọng Lư tâm sự: “Khi cha tôi không làm “quan” nữa vể ở quê nhà, trong phòng ông có một bức tranh vẽ con nai rất đẹp. Thời thế lúc này thật nhiễu nhương. Nhân dân thì đói khổ. Chúng bắt phu, bắt lính. Ôi con nai vàng hiền lành trong tranh của cha tôi, hàng ngày hiện ra trước mắt tôi mà sao đáng thương làm vậy! Bài Tiếng thu ra đời nói lên cái buồn của đất nước. Cái ngơ ngác của con nai chính là vẻ hiền lành xứ sở… Do đó mà có hình bóng của kẻ chinh phu trong lòng người cô phụ. Và cái hình ảnh con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô đâu phải là hình ảnh không có ẩn ý. Nó là sự hứa hẹn, là một sự báo hiệu điều gì đó sẽ xảy ra” [18.249] 
Đọc Tiếng thu, người đọc cảm được hồn thu xứ sở quay về hiền hậu, chất phác của chú nai vàng. Đó là nỗi lòng kín đáo của một hồn thơ có trách nhiệm, nhưng hồn thơ đó còn mơ màng, ngơ ngác, chờ đợi một người bạn đường tốt để cùng đi tới một vùng trờii thanh bình, hạnh phúc. 
Tiếng thu còn là tiếng vang vọng của nỗi cô đơn, bơ vơ của con người một thời không phương hướng trong cảnh nước mất, nhà tan. Vì thế mà, hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” không chỉ là biểu hiện tập trung hồn thơ của Lưu Trọng Lư mà còn là biểu tượng của cả một xứ sở, cả một dân tộc. Đó là Lưu Trọng Lư mà còn là biểu tượng của cả một xứ sở, cả một dân tộc. Đó là một xứ sở đẹp tươi và thơ mộng. Một dân tộc hiền lành và yên bình như vậy mà phải gánh chịu bao tai họa của các thế lực bạo tàn. Phải chăng, vì lẽ đó mà thi phẩm này có một vị trí đặc biệt trong thơ ca lãng mạn. Nếu Nhớ rừng của Thế Lữ là lòng nhớ nước thương quê và mang hào khí của một tráng sĩ lâm vào cảnh bất lực trước thực tại, một mãnh hổ lẽ ra phải ngự trị chốn rừng xanh nhưng lại bị giam cầm trong cũi sắt thì Tiếng thu là tiếng buồn mênh mông hơn, bao la hơn, sâu lắng hơn về một đất nước đẹp tươi, con người nhân hậu, hồn nhiên mà chưa biết làm thế nào để giữ được vẻ đẹp đó. Cảm xúc trong Tiếng thu mang dấu ấn sâu sắc của con người mơ mộng, đa tình Lưu Trọng Lư: 
“Em không nghe rừng thu 
Lá thu kêu xào xạc 
Con nai vàng ngơ ngác 
Đạp trên lá vàng khô”. 
(Tiếng thu) 
Cùng với nó là nỗi thổn thức của tạo vật, nỗi rạo rực của lòng người đã cộng hưởng thành nỗi xôn xao mênh mang đang rung trong lòng trời đất. Và như thế Lưu Trọng Lư đã thâu tóm được cái “xôn xao” của cả một thời đại thơ thầm kín. Trạng thái tinh thần đó, người ta chỉ có thể nghe được bằng chính tâm hồn mình. Giữa đêm thu vàng, thi sĩ đã lắng nghe, đã cảm nhận những xao động của đất trời được tấu lên từ lòng người và vạn vật. Nhà thơ như nghe được tiếng dội của chính hồn mình giữa trời đất mênh mang. Từ đó điệp khúc “Em không nghe?...”, vang lên như một lời mời gọi sự sẻ chia của cái tôi thi sĩ. Nó trở thành một cung đàn da diết ám ảnh hồn người. Nếu thiếu đi sự tinh tế, sâu lắng và một cảm quan nhạy bén, thi sĩ sẽ không bao giờ nắm bắt được thanh âm huyền diệu ấy. 
Với khả năng diễn tả một cách tinh vi những cảm xúc mơ màng, bàng bạc lan thấm vào ngõ ngách tâm hồn, nhà thơ đã cảm nhận được nỗi buồn lan tỏa mênh mông theo dòng gian thời gian. Những cảm xúc mơ màng đó vừa lan tỏa, vừa ngưng đọng trong thế giới mộng ảo của Tiếng thu: “Nó gieo nhè nhẹ, chìm chìm trong tâm hồn ta những lúc thê lương hay buồn dịu. Nó âm thầm và nỉ non khi mới đến cõi lòng ta, vang vang rồi mơn man đến muôn vật, mà gây lên một cảnh đìu hiu lặng lẽ, nó là những tiếng trong suốt ngân nga như tiếng sếu lưng trời sắp vào đông” và “tuy nó phát khới tự mùa thu, nhưng nó đã vang bên tai loài người từ muôn đời”. [34.673] 
Lưu Trọng Lư đã nắm bắt được sự sống đầy bí ẩn, đầy xôn xao trong lòng thiên nhiên, trong lòng tạo vật với những biến thái tinh vi, một thế giời vừa mơ hồ, vừa hiển hiện, đó là thế giới của sự huyền diệu. Đó là tiếng thổn thức, rạo rực của đất trời và lòng người, tiếng xào xạc cảu lá, tiếng ngân dài của ánh trăng, tiếng đạp chân trên lá khô của chú nai vàng ngơ ngác…Tất cả là sự cộng âm, đồng vọng của hồn người thi sĩ với những trạng thái huyền hồ, bí ẩn của lòng người. Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là sự cộng hưởng hài hòa, xuyên thấm, hòa nhập vào với nhau giữa âm thanh của lòng người và âm thanh của tạo hóa. Và cả những xôn xao tận đáy sâu tâm hồn thi nhân. Từ xưa đến nay, có lẽ Lưu Trọng Lư là người đầu tiên và cũng là người duy nhất nghe được “tiếng” của “trăng mờ”; 
Em không nghe mùa thu 
“Dưới trăng mờ thổn thức”. 
(Tiếng thu). 
Chính sự “thổn thức” của “ánh trăng” ấy đã tạo nên một không gian hư ảo huyền diệu bao phủ khắp đất trời mùa thu. Không chỉ dừng lại ở đó, thi nhân còn thấy sự “rạo rực” của “hình ảnh kẻ chinh phu” trong “lòng người cô phụ”. Với trạng thái tinh thần đó, người ta chỉ có thể nghe bằng chính tâm hồn mình, phải lắng nghe đời bằng cả thính giác và tâm giác mới thấy được tự thân cuộc sống đang vận động thế nào. Tiếng lá thu kêu “xào xạc” gợi âm thanh trầm và huyền bí của rừng già. “Chỉ với một tín hiệu duy nhất là “xào xạc” âm thanh của rừng thực sự đã là sứ giả của vương quốc thu huyền bí, là phát ngôn chính thức và hàm súc của tiếng thu” [18.29] 
Tóm lại trong Thơ mới, Tiếng thu đã tạo dựng một thế giới nghệ thuật riêng, in đậm dấu ấn của hồn thơ và phong cách của Lưu Trọng Lư. Màu sắc, đường nét của khung cảnh thiên nhiên cho đến con người trong Tiếng thu đều khá mơ hồ, không xác định trong không gian và thời gian hiện thực, mà bàng bạc trong màn sương mờ ảo của mộng tưởng, của kỉ niệm. 
Qua đó chúng ta thấy rằng Tiếng thu của Lưu Trọng Lư tuy chịu ảnh hưởng của thơ ca lãng mạn Pháp, nhưng vẫn mang dáng dấp của thơ ca truyền thống. Tiếng thu chính là niềm khát khao một chân trời mới, tự do, phóng khoáng, rộng mở với ước muốn thoát khỏi hoàn cảnh gò bó, tù túng của xã hội Việt Nam đương thời. Tiếng thu không chỉ là tiếng lòng của bạn đọc một thời mà nó sẽ sống mãi trong tâm hồm bao thế hệ bằng những rung động tinh tế và mơ màng đầy chất thơ. Cùng với những tên tuổi như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính.. và các thi sĩ tài hoa khác, tên tuổi Lưu Trọng Lư đã đi vào lịch sử thơ ca Việt nam và Tiếng thu của ông mãi là tiếng gọi của mùa thu, tiếng vọng của hồn thu. 
3/ Mùa thu trong thơ Quách Tấn 
Thi sĩ Quách Tấn (1910 - 1992 ) hiệu Trường Xuyên, sinh tại huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Ông là người đại diện cuối cùng của trường phái thơ cổ điển Việt Nam. Mặc dù Bình Định là nơi chôn nhau, cắt rốn, nhưng chính Nha Trang, miền đất thùy dương cát trắng, mới là nơi cưu mang thi sĩ hơn nửa cuộc đời. 
Quách Tấn là một nghệ sĩ đặc biệt nhất trong các thi sĩ Việt Nam về lối gợi tả thiên nhiên. Đồng thời thơ của ông là sự kết hợp giữa cái giản dị hồn nhiên của ca dao Việt Nam và những rung cảm thiết tha của Thơ mới. Ở thơ Quách Tấn là sự hòa hợp trọn vẹn giữa thơ cũ và thơ mới. Nguồn cảm hứng của thi sĩ Quách Tấn rất quen thuộc, đó là tấm lòng của ông với thiên nhiên. Tấm lòng ấy là tình và cảnh bên trong hòa hợp với những phản ánh qua cảnh sắc bên ngoài. Ông dành cho mùa thu một thứ tình cảm rất đặc biệt, ông có tới hơn một trăm bài thơ viết về mùa thu. Mỗi bài thơ thể hiện một dáng vẻ, một tâm tình đối với từng người, từng cảnh vật cũng như đối với non sông, đất nước. Mùa thu là mùa gợi bao nỗi nhớ và hoài niệm thân thương, luyến tiếc..... Đến với Quách Tấn, chúng ta đến với những cảm xúc mới, những ý lạ, nồng nàn cảm xúc khiến người đọc phải rung động, bồi hồi theo nỗi lòng cô đơn của tác giả. Quách Tấn, người đã đem cả tài năng và tâm hồn của mình để viết lên những tác phẩm tràn đầy tình yêu thiên nhiên tha thiết và những nỗi niềm ưu tư về một thời đại. Với trái tim tràn đầy xúc cảm của thi nhân, chúng ta đã bắt gặp rất nhiều từ thu trong các bài thơ: hồn thu, lòng thu, tâm thu, mưa thu, hương tàn thu, đêm thu, hồ thu, bờ thu, sông thu, mây thu, hoa thu, bến thu…. 
Trong những tập thơ đã xuất bản, tập Mùa cổ điển chính là đỉnh cao nghệ thuật của ông. Ở Mùa cổ điển, mỗi bài thơ đều chất chứa ưu tư, ẩn dấu một nỗi buồn sâu xa. Đặc biệt ở tập thơ, thiên nhiên, cảnh vật và tâm trạng con người được thể hiện rõ trong không gian mùa thu. Đêm thu nghe quạ kêu được in trong tập Mùa cổ điển, bài thơ đã được dịch và đăng ở thi đàn Pari (Pháp), bài thơ này Quách Tấn đã dùng rất nhiều điển tích, điển cố: “Ô y hạng, bến Phong Kiều, sông Xích Bích”… 
Trong đêm thu, màu đen của bóng quạ lẫn vào bóng đêm, chỉ còn lại tiếng kêu rộn ràng trôi theo dòng liên tưởng, hết điển này đến điển khác nối nhau đưa thi sĩ vào sâu trong cõi mộng. Vậy đâu là mộng, đâu là thực? Đó là tiếng quạ kêu trong đêm mùa thu tĩnh lặng, với âm thanh vang vọng ngân xa. Những điển cố, điển tích được dùng trong bài thơ Đêm thu nghe quạ kêu không chỉ dừng lại ở một bến bờ sự tích, sự cố nào mà trôi theo dòng liên tưởng, cảm xúc, cảm giác của dòng sông tâm linh. Hình tượng thơ đi từ không gian đêm đen có quạ đen lẫn vào đêm thâu: 
Từ Ô y hạng rủ rê sang 
Bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng”. 
(Đêm thu nghe quạ kêu) 
Đến không gian mờ ảo: 
“Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng 
Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng”. 
(Đêm thu nghe quạ kêu) 
Đồng thời, câu thơ còn là ảo, độc đáo của bút pháp thi sĩ Quách Tấn trong việc dùng điển tích cũ theo mạch cảm xúc. Điều đặc biệt ở đây là cách dùng điển tích của thi sĩ Quách Tấn khác với cổ thi. Đặc điểm của nó là ít mượn nghĩa của điển, ít hướng về nghĩa của tích, mà nhà thơ dùng điển chỉ để gợi cảm giác và liên tưởng, có tác dụng tạo phong vị cổ điển, song không hề cổ mà nó vẫn mới và sinh động. Nếu như bao trùm bài Đêm thu nghe quạ kêu là bóng quạ và tiếng kêu của quạ trong cảnh sắc của mùa thu thì trong Cảnh thu chính là tiếng lòng của người chinh phu. Đó là tiếng thơ, tiếng lòng cảm thông cho tình cảm của người ở lại cũng như tâm tình người chinh phụ nương rèm liễu đợi chờ, đành nuốt lệ để khỏi bận lòng người ra đi: 
“Gầy úa rừng sương đeo giọt sầu 
Đây lòng ta đó một trời thu 
Gió vàng cợt sóng sông chau mặt 
Mây trắng vờn cây núi bạc đầu 
Dìu dặt tiếng ve còn vẳng đấy  
Vội vàng cánh nhạn rũ về đâu? 
Hỡi người chinh phụ nương rèm liễu 
Sùi sụt chi thêm bận vó câu”. 
(Cảm thu - Mùa cổ điển) 
Bài thơ còn cho chúng ta thấy hoàn cảnh bế tắc của tác giả, sống trong xã hội thực dân phong kiến, thi nhân muốn vươn mình để tìm một chân trời mới. Thu chính là nơi ký thác sự bế tắc của tâm hồn người thi sĩ. Với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, với sự cảm nhận hết sức tinh tế, thi nhân đang lắng nghe từng bước đi của tạo vật. Thu đang về trên hiên đầy hoa lài và bông mướp: 
“Hiên thu tỉnh giấc canh tàn 
Lài sân nở trắng mướp giàn bông xanh 
Hiu hiu gió những buông mành 
Thương người du tử nặng tình cố hương.” 
(Tỉnh giấc - Giàn hoa lý) 
Mùa thu về đã đánh thức cả không gian, đánh thức những nụ hoa lài bung nở trắng xóa. Tất cả đều bất chợt tỉnh giấc khi những cơn gió của mùa thu tràn về. Cùng với sự cảm nhận của thiên nhiên, thi nhân còn có sự cảm nhận sâu sắc về tình người, thi nhân thương người du tử đang trải lòng mình với cố hương. Dưới đôi mắt tinh tế của thi nhân, trong không gian mùa thu, cảnh vật hiện lên đẹp như trong mơ, bao trùm lên không gian ấy là bông hoa thu nở trắng bờ. Dường như cảnh vật nơi đây thật lung linh, huyền ảo: 
“Ao muống hoa thu nở trắng bờ 
Lay màn sương sớm bướm lơ thơ 
Tay chèo buông nhẹ lòng thôn nữ 
Sóng gợn làn hương run bóng mơ.” 
(Mộng Ngân Sơn) 
Trong màn sương sớm mờ ảo, bướm đang lơ thơ bay trên những bông hoa muống đã nở trắng bờ. Những cô thôn nữ đang buông nhẹ tay chèo khiến cho khung cảnh đang trở nên tĩnh lặng. Cảnh vật nơi đây thật thanh thoát, nhẹ nhàng, nó như đưa người đọc vào trong giấc mộng. Quả thật phải là người có tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, thi nhân mới viết lên được những câu thơ như vậy. 
Trên con đường rừng vắng vẻ, trải vàng những lá hồng mai, với tiếng ve ngân lên da diết. Dường như tất cả cảnh vật đã nói lên nỗi lòng của nhà thơ, đó là niềm bâng khuâng, là nỗi nhớ quê hương da diết: 
“Khắp nẻo hồng mai lá trải vàng 
Đàn ve dắng dỏi đón thu sang 
Lòng ơi chớ đêm trăng lạnh 
Giấc mộng da hương bướm phũ phàng” 
(Thu sang - Đọng bóng chiều) 
“Giấc mộng gia hương” mà hoa với đầy bướm lung linh thật lạc điệu, thật ngơ ngác. Thi nhân mang theo giấc mộng tha hương thật tái tê cõi lòng. Những cánh bướm lung linh kia lại càng trở nên lạc điệu và ngơ ngác. Trên bầu trời, ánh trăng thì lạnh mà lòng không bù lắp được cho trăng quê, câu thơ vang lên nhịp đập của bướm, thể hiện trong các phụ âm m,n: “mộng gia hương, bướm phũ phàng”. Trước khung cảnh thiên nhiên như vậy, nhà thơ đã cất lên tiếng kêu: “chớ để đêm trăng lạnh”. 
Bên cạnh đó, cảnh thu còn được phác thảo thành bức tranh thủy mặc rất nhẹ nhàng: 
“Tìm hoa cánh bướm xuyên rừng 
Hiu hiu bụi phấn thơm lừng gió thu 
Gió lồng hương trắng bến lau 
Bóng chiều theo bóng thuyền câu vào bờ”. 
(Theo tìm- Trăng hoàng hôn) 
Những cánh bướm đang chăm chỉ đi tìm nhụy hoa để hút mật. Buổi chiều thu với hiu hiu bụi phấn, với hương trắng bến lau, dường như tất cả cảnh vật thiên nhiên cùng bóng chiều đang biến chuyển cùng bóng thuyền câu mà vào bờ. Cảnh vật nơi đây thật nhẹ nhàng và êm ái, nó như đưa tâm hồn thi nhân trở về thế giới của sự tĩnh lặng, thế giới của thanh tịnh. 
Trong một buổi trưa nắng vàng rực rỡ, hoa thu đang tưng bừng nở, hoa thu còn thơm ánh nắng của buổi trưa vàng, khiến cho lòng người vấn vương để rồi muôn nghìn xuân qua còn in bóng trong lòng giếng thẳm: 
“Trưa vàng thơm ánh nắng 
Trên màu hoa nở thu 
In sâu lòng giếng thẳm 
Mượn nghìn xuân thâm u”. 
(Giọt trăng) 
Thi nhân còn nghe được mùi thơm của ánh nắng, quả thật phải là người có khứu giác tinh tế, nhà thơ mới cảm nhận được điều đó. Cái giếng thâm u đã chứa bao mùa xuân qua đi, mùa thu còn có dòng sông, hồ nước, có bóng trời, có cánh bướm và hàng dương giọt nắng: 
“Đôi bờ thu ngâm biếc 
Thăm thẳm bóng trời xưa 
Cánh bướm bờ hương động  
Hàng dương giọt nắng chiều”. 
(Giọt nắng) 
Tất cả đều là cảnh thiên nhiên, song lại ngập tràn tình yêu bởi vì: 
“Đôi bờ thu ngâm biếc”. 
(Giọt nắng) 
“Thu ngậm biếc, là thu của tình yêu, thu mang sắc màu tình yêu. Cánh bướm bờ hương động ở đây là cảnh vừa thực, vừa ảo, ở đây mộng và thực đan xen, hòa quyện vào nhau gợi lên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cánh bướm chính là cảnh thực, còn bờ hương ở đây chỉ là tưởng tượng, là trong mơ. 
Đôi bờ thu còn là đôi mắt của giai nhân, vì vậy cảnh vật trong mùa thu có nước hồ xanh biếc chính là cảnh thực. Nó trong trẻo như câu thơ của thi nhân Yên Đổ trong bài Thu điếu: 
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo 
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí 
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. 
(Thu điếu) 
“Giọt nắng” ở đây thật trong trẻo, nó chứa chan hạnh phúc sinh động và đầy sức sống của tình yêu, giống như những giọt nắng trong bài Một buổi trưa mùa thu. 
Thi nhân đã diễn tả thâm thúy cái dịu dàng, trong suốt của vườn thu, của hồ thu, nhạc thu và tình thu: 
“Gió tự đâu về? thổi đến mô? 
Mấy cành sao rụng bóng hoa nô 
Đây vài giọt nhẹ rơi mưa lá, 
Đó một màu im trải nắng hồ 
Tóc vướng hơi hương vườn thúy liễu 
Lòng nương tiếng địch bến vi lô 
Trưa bồng lai khẽ rung rinh biếc 
Nghiêng cả hồn thu xuống lững lờ”. 
(Một buổi trưa mùa thu- Mùa cổ điển) 
Cảnh vật mùa thu thật mơ mộng, thi nhân đang chìm đắm vào khung cảnh mùa thu tuyệt đẹp ấy. dường như ánh nắng của buổi trưa chưa kịp làm tan những giọt sương đang lung linh trên những chiếc lá. Những cây liễu đang trải dài những mái tóc thướt tha, nó như đang nghiêng mình xuống bờ hồ. Tất cả đang tạo nên hồn thu lững lờ. Quả thật cảnh vật ở đây thật đắm say lòng người. 
Đặc biệt, thi nhân đã tả bước đi của thời gian trên vết thương của cành cây, cánh nhạn lạc đàn dừng chân nghỉ, gió mưa khắc sâu dần trên những chiếc móng. 
“Rừng thu sống sót một cành xuân 
Nhạn lạc đàn qua tạm nghỉ chân 
Móng nhọn vô tình in dấu vết 
Gió mưa ngày một khắc sâu dần”. 
(Sống sót- Đọng bóng chiều) 
Chúng ta thấy rằng thi nhân phải có một con mắt tinh anh mới nhận xét được như thế. Dấu chân chim đó cũng là vết thương tâm của bao mùa thu đi qua trái tim cùa thi nhân. 
Thi nhân còn đưa chúng ta đến với một mùa thu huyền ảo, đến với những ánh đèn lung linh: 
“Thoảng tiếng chuông chùa vọng 
Bóng đèn khuya rung rinh 
Nao nao lòng giếng quạnh 
Hơi thu tràn hư linh”. 
(Thâm u- Mộng Ngân Sơn) 
Dường như hơi thu đã tràn khắp không gian, thi nhân lắng nghe văng vẳng đâu đây có tiếng chuông chùa vọng lại. Trong không gian thu lạnh, cảnh vật dường như cũng lạnh lẽo, héo tàn: 
“Thu lạnh mướp tàn hoa 
Vườn không ong bướm hoa 
Song khuya ngồi xếp sách 
Sương óng giọt trăng tà. 
(Giọt trăng) 
Cái lạnh của mùa thu đến làm cho cánh hoa mướp tàn phai, bướm tìm hoa ở vườn không, mà màu vàng của hoa mướp đã không còn. Cảnh vật thật buồn bã, thi nhân tưởng tượng nước mắt ứa như sương “sương óng giọt trăng tà”. 
Bên cạnh không gian thu lạnh là không gian thu muộn với hiên trưa nắng ấm và không khí thật thanh bình, thật an nhàn: 
“Nắng vàng sưởi ấm hiên trưa 
Võng gai kẽo kẹt nằm đưa tuổi già 
(Thu muộn) 
Mây ngàn vọng tiếng chim ca 
Dẫu trong thu muộn vẫn là xuân xanh”. 
(Trăng hoàng hôn) 
Còn gì tuyệt vời hơn khi buổi trưa nắng ấm, thi nhân đang tưởng tượng đang nằm trên chiếc võng đung đưa, chiếc võng đã đưa thi nhân chìm trong giấc mộng với ngàn tiếng chim ca. Dù tuổi đã già, nhưng đối với thi nhân nó vẫn mãi mãi là xuân xanh. Không gian mùa thu ấy như đưa chúng ta trở về với niềm tin và hi vọng của một thời tuổi trẻ. Chính vì vậy, thi nhân đã khẳng định rằng, dù là thu muộn nhưng vẫn mãi là xuân xanh. 
Trong không gian mùa thu, không thể thiếu được ánh trăng, từ lâu trăng đã trở thành một người bạn tri âm, tri kỉ của thi nhân. Dưới con mắt của thi nhân, trăng thu nơi xứ lạ thật mông lung, xao xuyến: 
“Bến lạ thu bay lá rợp đường 
Khôn tìm giấc mộng ẩn canh sương 
Tờ thơ gió lật trăng bên gối 
Giếng ngọt vườn quê gợi nhớ thương”. 
(Đọng bóng chiều) 
Thu đến dường như lá thu bay rợp đường giữa canh sương, cảnh vật, đã đưa bước chân phiêu lưu của thi nhân trở về với “giếng ngọt vườn quê” về lại với những gì gần gụi,thân thương nhất. Nỗi nhớ ấy còn được thể hiện qua tiếng chuông chùa cạnh bến sông: 
“Từng giọt châu rơi mắt mẹ hiền 
Mừng con lưu lạc trở đoàn viên 
Neo thu bến tạnh bờ sương sóng 
In bóng chùa xa trăng nửa hiên”. 
(Đọng bóng chiều) 
Mùa thu bao giờ cũng là mùa của sự ly biệt, và ánh trăng ở đây cũng chỉ còn là nửa hiên. Cuộc đoàn viên ấy còn gặp trở ngại, còn bến tạnh mà sao bây giờ vẫn còn sương sóng, để cho giọt lệ mẹ già vẫn còn rơi theo tiếng chuông khuya. Thi nhân càng ngắm trăng, càng uống rượu, lại càng nhớ nhung, điều đó không làm vơi đi nỗi sầu nhớ quê hương của mình. Mặc dù lúc này thi nhân đang nằm trong bệnh viện: 
“Đơn chiếc tình quê trúc rũ thềm 
Thu về nâng gót cánh hương đêm 
Xanh tràn bóng viện mây ngân hán 
Lạnh ngấm lòng men gió nguyệt thềm”. 
(Thu bên thềm độc ẩm) 
Là người hòa đồng mật thiết với thiên nhiên và mỗi cảnh sắc của thiên nhiên biến thành một trạng thái của tâm hồn nghệ sĩ. Điều đó thể hiện rõ trong bài thơ Đối cảnh, in trong tập Đọng bóng chiều: 
“Sân hoa phơi phới mưa hoàng cúc 
Thuyền có hiu hiu gió Bích đầm 
Nâng chén hương pha trà độc ẩm 
Lặng nhìn thu cảnh ửng thu tâm”
(Đối cảnh) 
Cảnh trong thơ là cảnh thực, mùa thu hoa cúc nở vàng trong mưa, do đó có tên “mưa hoàng cúc”. Vào mỗi buổi chiều trong gió thu nhè nhẹ, những chiếc thuyền con chở cỏ cho ngựa đang nối tiếp nhau đi vào đầm cập bến chợ Nha Trang. Trong buổi chiều nên thơ ấy, thuyền đi dưới mưa thu như cảnh trong bức tranh thủy mặc. Khung cảnh thiên nhiên nên thơ quá, gợi cho thi nhân những tình cảm thật êm đềm. Qua bài thơ, ta có thể nhận thấy rằng thi sĩ có những rung cảm rất chân thật, nhà thơ đã hòa chung thu cảnh với thu tâm, để cất lên những câu thơ tuyệt bút. Những cảnh thu đầy cảm xúc đã làm ửng lên nét thu tâm của thi nhân, khi thi nhân thốt lên; 
“Khi buồn tựa cửa trông ngàn biếc 
Mây ráng chiều thu ngọn gió đưa”. 
(Đối cảnh) 
Lúc này thu cảnh và thu tâm của thi nhân đã thực sự hòa quyện làm một. Thi nhân đem tình cảm của mình gửi vào cảnh vật và dùng cảnh để nói lên tình thì thi nhân đã gửi cho đời một tâm sự: 
“Đời người ngày một phấn hương 
Đời ta ngày một gió sương một nhiều 
Ao thu lai láng dáng chiều 
Lửng lơ nhuộm thắm cánh diều lưng mây”. 
(Đời ta – Giàn hoa lý) 
Bao mùa thu qua đi, để lại trong lòng thi nhân từng đợt lá rơi, hết sương rơi rồi trăng tàn, thi nhân phải tìm đến gió và hương để làm khuây khỏa tâm hồn mình:
 “Xưa tiễn thu đi chiếc lá hồng 
Nay thu về với bóng trăng trong 
Sương qua hoa biết tình thu trượng 
Mượn gió đưa hương ấp ủ lòng”. 
(Tình thu- Đọng bóng chiều) 
Và tấm lòng của thi nhân được diễn tả như giọt sương rơi rụng trên lan can: 
“Lặng lẽ cây sương trở gió ngàn 
Trăng tà đôi giọt rụng lan can 
Chùa xa riêng cảm đêm thu quạnh 
Vần kệ ngân đưa giấc mộng tàn”. 
(Giao cảm - Đọng bóng chiều) 
Tình thu còn man mác và lan tràn như hoa cúc giữa sương đêm: 
“Giếng cúc đôi nhành thu nhậm hương 
Đôi nhành trăng nở mộng đêm sương 
Giò đây bến lạ người năm ngoái 
Lặng lẽ thuyền quê chở nhớ thương”. 
(Giếng cúc - Đọng chiều buồn) 
Thật ra tình cảm mà thi nhân dành cho mùa thu thật tha thiết, dường như con thuyền không sao trở hết được thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Trong không gian thu, chỉ có thiên nhiên và ánh trăng, thi nhân còn miêu tả cả côn trùng giữa mùa thu: “Mây chiều thu mong manh 
Nước hồ thu long lanh 
Chung lòng sen nở trắng 
Con chàng hiu lưng xanh”. 
(Mộng Ngân Sơn) 
Đó là bức tranh thủy mạc của người họa sỹ, đó là sự dịu dàng thanh thoát của thiên nhiên. Trong buổi chiều thu mong manh, những đóa sen đang đua nhau nở trắng giữa hồ thu trong xanh. Với tâm hồn thanh thoát như trời thu, con chàng hiu xám xịt đang ngồi ung dung trong lòng sen trắng. 
Đó còn là hình ảnh cánh quạ đang bay rộn ràng trong buổi chiều thu tàn, nỗi buồn như xâm chiếm cả không gian: 
“Nắng nhạt chiều thu quạ rộn ràng 
Sầu vương lau lách lạnh thềm hoang 
Tro tàn thư viện duyên ngao ngán 
Đá nát hoàng cung bước ngỡ ngàng”. 
(Tiếng vàng khô) 
Tác giả đã mượn hình ảnh, âm thanh con quạ để diễn tả nỗi buồn mênh mông, trước cái hoang tàn của cung đình sụp đổ với thời gian. Trong buổi chiều thu mênh mông, thi nhân còn bắt gặp những con chuồn chuồn đang nhởn nhơ bay: 
“Nắng nhạt ánh sương mờ 
Chuồn chuồn bay nhởn nhơ 
Chung đoàn con bướm trắng 
Trời lạnh cánh bơ vơ”. 
(Mộng Ngân Sơn) 
Những con vật giữa khung cảnh thiên nhiên qua con mắt của nhà thơ, cũng chỉ lả một biến thái của tâm tình tác giả. Thi nhân lấy hình ảnh của chuồn chuồn nhởn nhơ bay cùng đàn bướm trắng đang bơ vơ giữa buổi chiều thu nắng nhạt để nói lên tâm trạng, nói lên nỗi lòng ưu tư của mình trước cảnh phồn hoa đô hội. Chúng ta càng đồng tình với Fenelon mà ca ngợi Quách Tấn: “Thi nhân đã trao linh hồn và tâm tính cho vạn vật. Trong thơ của ông, vạn vật đều có tình cảm, vạn vật đều trao tình cảm cho bạn, thậm chí cây cỏ cũng làm cho bạn động lòng” [20.108]. 
Qua những tác phẩm viết về mùa thu được trích trong một số tập thơ tiêu biểu: Mùa cổ điển, Một tấm lòng, Đọng bóng chiều, Mộng Ngân Sơn, Giọt trăng, ở mỗi tác phẩm Quách Tấn đều thể hiện một ý vị, một vẻ đẹp riêng rất thâm thúy và nồng nàn. Mỗi khi thưởng thức những tác phẩm ấy, tâm hồn chúng ta lại trào lên nỗi nhớ thương man mác về quá khứ, về tình người, về tình yêu quê hương đất nước. Đúng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Quách Tấn đã tìm được những lời thơ rung cảm chúng ta một cách thấm thía. Người đã thoát hẳn cái lối chơi chữ nó vẫn là môn sở trường của nhiều người trong làng thơ cũ” [38.34]. Sự rạo rực của “Hình ảnh kẻ chinh phụ, trong lòng người cô phụ”. Tại sao hình ảnh kẻ chinh phụ lại rạo rực, điều này chỉ có những tâm hồn như Lưu Trọng Lư mới cảm nhận được. 
Nguyễn Thị Huyền 
Theo http://lib.sgu.edu.vn:84/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tác phẩm mới, cái nhìn riêng của Huỳnh Như Phương

Tác phẩm mới, cái nhìn riêng của Huỳnh Như Phương Có một “gia tài” gồm nhiều tác phẩm (giáo trình, chuyên khảo, bài báo khoa học, tản văn…...