Lãng du trong văn học Nhật Bản
Thi sĩ, thiền sư Nhật Bản
Matshuo Basho (1644-1694) sinh ra trong một gia đình samurai ở thị
trấn Ueno xứ Iga. Basho từng sống ở chùa trên núi
Koya. Nơi đây chàng trai Matsuo Munefusa (họ tên thật của
Basho) cảm nghiệm được nỗi vô thường (mujo) và niềm cô tịch
(sabi). Basho học lại cổ văn Nhật ở thầy Kigin, học cổ văn Trung Quốc
và thư pháp ở những thầy khác.
Kokoro
trong thơ Basho
Nét nổi bật trong văn hóa Nhật
là tình yêu cái đẹp. Ở thơ Basho ta thấy tính bay bổng của
thi sĩ; có cái trầm lắng của thiền sư. Thơ Basho bao trùm cả đời sống con người
và vũ trụ. Chất thi sĩ (bùi ngùi đứng dưới bóng cây anh đào, nhớ người
bạn Yoshitada yểu mệnh):
Nhiều
điều xiết bao
Gợi
hồn ta nhớ
Những
cánh hoa đào.
và thiền sư
Trên
cành khô
Cánh
quạ đậu
Chiều
Thu.
quyện trong thơ Basho được
Kawabata gọi là kokoro (cái tâm trong thơ). Về thơ ở đất nước hoa anh đào,
Kawabata nhận xét:
- Ở
Nhật, sau gần một thế kỷ du nhập văn chương Tây phương, không có gì đạt nổi tới
đỉnh cao của kiểu mẫu văn chương Nhật Bản mà Murasaki thời Heian hay Basho thời
Tokugawa đã biểu hiện.
Yasunari Kawabata
(1899-1972) là tiểu thuyết gia nổi tiếng của văn học Nhật Bản thế kỷ
20. Ông sinh ở một làng ngoại ô thành phố
thương mại-công nghiệp Osaka. Cậu bé Kawabata mồ côi cả cha lẫn
mẹ khi chưa đầy 4 tuổi. Năm cậu 8 tuổi thì bà nội và chị ruột mất. Nỗi
bất hạnh, cô đơn lại đến với Kawabata năm 16 tuổi, khi người thân cuối
cùng (ông nội) qua đời. Những tiểu thuyết tiêu biểu của ông là “Vũ
nữ xứ Izu” (1926); “Xứ tuyết” (1948); “Đàn chim trắng bay mù trời”
(1949-1952); “Tiếng gầm rú của núi đồi” (1949-1954) v.v. Các
tác phẩm của Kawabata được dịch ra nhiều thứ tiếng và rất nổi tiếng ở phương
Tây. Kawabata nhận giải Nobel văn chương năm 1968.
Nhân
tình thế thái thời Kawabata
Với văn phong rất chau chuốt,với một thứ văn xuôi trữ tình, Kawabata viết tác phẩm “Vũ nữ xứ
Izu”. Nhưng những tác phẩm ông viết sau thế chiến II thể hiện cái bi thảm, chiều
sâu của cảm xúc con người Nhật Bản, thể hiện cái tất yếu cay đắng khi phải giã
từ truyền thống. Cuộc sống vô nhân xưng, vô cảm của xã hội công nghiệp hiện đại
tràn lấn, ngự trị đời sống Nhật Bản. Qua đó cho ta thấy ông gắn bó với
truyền thong Nhat Bản. Cảnh đau lòng ấy giằng xé nội tâm
nhà văn. Năm 1972, ông tự giải thoát mình bằng tự vẫn.
72% diện tích nước Nhật là
núi. 67 ngọn núi lửa đang hay sẽ hoạt động truyền cho người Nhật tính kiên cường
chịu đựng nghịch cảnh. Điều này ta thấy rõ ở tính cách của tiểu thuyết gia
Kawabata. Cuộc đời Kawabata bị ám ảnh bởi sự cô đơn và cái chết, nhưng ông vẫn
sống và làm việc hăng say. Giải thích lý do tại sao mình sống, ông
nói:
- Tình
yêu là sợi dây duy nhất giữ tôi ở lại với đời.
Mishima Yukio gọi
Kawabata là “vĩnh viễn lữ nhân” (người lữ khách muôn đời).
Nước Nhật không có nhà vật
lý kiêm nhà hoá học nổi tiếng như John Dalton của nước Anh, cũng không có nhà
triết học nổi tiếng như Bergson của nước Pháp. Hai đoạn văn sau cho ta thấy cái
tài của người Anh, người Pháp.
Không phải là nhìn thấy, mà
là học hỏi
Năm 1781, trong lúc trò chuyện
với ông chủ hiệu sách, ông chủ hiệu sách bảo chàng trai 15 tuổi John
Dalton hãy đến gặp nhà thiên văn Haophe ở Kenđan. John Dalton đến
nơi thấy một ông già tóc bạc ngồi quay lưng lại phía mình. John cất tiếng chào.
Ông bảo:
- Anh hãy lại gần
tôi, anh đưa tay đây. Anh là ai?
John sững sờ khi thấy ông là
một người mù. Chàng nói:
- Xin ngài thứ lỗi
cho. Người ta nói rằng ngài là một nhà thực nghiệm lỗi lạc…Tôi thật không sao
hiểu được.
- Anh bạn trẻ thân mến của
tôi! Những cái mắt anh nhìn thấy có thấm vào đâu so với những điều
anh hiểu biết được bằng trí tuệ.
Muốn bắt gặp chân lý tuyệt đối-
theo Bergson thì:
- phải
gạt bỏ ngay hệ thống tư tưởng đã được nhồi nhét trong óc chúng ta
- phải
căn cứ trên “trực giác”
- Trực giác này
do lương tri của chúng ta cho chúng ta mỗi khi chúng ta đứng trước một sự vật,
không cần phải lý luận nhiều.
Bergson biện luận, chúng ta
đứng trước bức tường trắng (chân lý). Người này thấy bức tường màu đỏ, người
khác thấy bức tường màu vàng. Nghĩa là người này đeo kính đỏ, người khác đeo
kính vàng. Muốn thấy đúng màu trắng của bức tường thì phải vứt bỏ kính đi (hệ
thống tư tưởng đã bị nhồi nhét trong óc), nhìn bức tường trực tiếp bằng cặp mắt
trời cho. Khi ấy, ta thấy bức tường mầu trắng.
LỜI BÌNH: Trong lịch
sử của mình, nước Nhật không hề bị nạn ngoại xâm đô hộ. Nước Nhật
phát triển như thế nào phụ thuộc chính vào sự nhận thức và nỗ lực của nhà nước
và người dân. So với Trung Hoa láng giềng thì Nhật cũng có điều cần
học hỏi, nhưng hai nước cùng có cơ cấu phong kiến. Khi vai trò tiến
bộ so với chế độ nô lệ đã qua thì chế độ phong kiến lại là lực cản sự phát triển
của đất nước. Nước Nhật giờ đây muốn hướng ngoại. Người tạo ra bước
ngoặt vĩ đại cho đất nước Nhật Bản là Minh trị Thiên Hoàng.
Đầu năm 1868, Thiên
hoàng công bố một văn kiện có tính chất cương lĩnh của đường lối duy
tân Nhật Bản là “Chính thể thư” nhằm xóa bỏ các tước hiệu phong kiến,
thủ tiêu ranh giới cát cứ giữa các công quốc để tiến tới thống nhất về mặt hành
chính dưới quyền lãnh đạo của chính phủ trung ương. Luật
pháp quy định chính sách và quyền tự do mua bán ruộng đất, tự do mua
bán nông phẩm. Thương nghiệp phát triển nhanh chóng nhờ xóa bỏ độc
quyền, thống nhất thị trường,nhờ thành lập ngân hàng và mở rộng ngọai
thương, công nghiệp được khuyến khích, thực hiện chế độ giáo dục bắt
buộc, cử người đi nghiên cứu và học tập ở nước ngoài, xây dựng quân
đội theo kiểu phương Tây.
Năm 1880, “Luật giáo dục” được
ban bố. Mỗi học sinh hàng ngày phải lạy trước ảnh Thiên Hoàng. Luật
quy định:
- Mục đích
của giáo dục phải nâng cao chí khí tôn vương ái quốc. Trách nhiệm của
giáo viên dạy cho học sinh tiểu học rõ việc trung thành với hoàng gia, yêu quốc
gia…”
Giáo dục có mục
đích rõ ràng cộng với hỗ trợ của Hiến pháp, nước Nhật cứ
thế mà nỗ lực phát triển. “Hiến Pháp 1889” quy định Nhật
Bản theo chính thể quân chủ lập hiến. Cuộc Duy tân do Thiên hoàng
Mutsuhito tiến hành có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản và có ảnh
hưởng lớn đến phong trào yêu nước ở Trung Quốc, Việt Nam và
một số nước Đông Nam Á.
Trước thế kỷ 17, Nhật Bản chỉ
là một đảo quốc phong kiến nghèo nàn lạc hậu. Thiên Hoàng (được coi là con cháu
của thần Mặt trời) thứ 122 trong hệ thống các Thiên Hoàng Nhật Bản là Mutsuhito
(còn gọi là Minh trị Thiên Hoàng) với 45 năm tại vị đã tiến hành cải
cách duy tân đưa nước Nhật từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa,
làm cho nước Nhật thành một thế lực trên chính trường quốc tế.
Henri Bergson là nhà triết học
Pháp gốc Do Thái. Bergson cho rằng, khoa học (hiện đại) bất lực không đi vào được
những trạng thái của ý thức. Có những hiện tượng không thể nhận biết bằng giải
thích, phân tích khoa học, nhưng có thể nhận biết bằng khả năng trực cảm, bằng
chiêm nghiệm. bởi vì chỉ ở đó mới có sự sáng tạo, mới biểu hiện cái
tôi sâu sắc, “cái tôi thật”, khác với “cái tôi xã hội”.
Người Nhật cũng có cách làm
và cách nghĩ như người Anh, người Pháp, nhưng người Nhật là người đi
sau. Trong khi Bergson có thuyết trực giác thì người Nhật
có „zen“. Người phương Tây ưa lý luận và đưa nó thành –ismus (một thứ
chủ nghĩa/học thuyết) thì người phương Đông ưa nhìn tổng thể kiểu yoga (yoga kiểu
Nhật Bản là zen). Với „zen“ thơ Nhật Bản cũng đạt tới tuyệt đỉnh của thi ca.
Bahso và Kawabata là những ví dụ.
Thơ Basho “thanh
thản bơi trong biển Thiền” giữa cuộc sống thường nhật, thể hiện những tinh tế
trong tâm hồn Nhật Bản và trở thành phong cách riêng của Basho và được gọi là
Shofu. Thơ Basho được tập hợp lại in trong “Ba tiêu thất bộ tập”(Basho Shichibu Shu) gồm: Mùa đông, Mùa xuân; Mùa hạ; Mùa thu; Hoang dã; Bầu rượu;
Áo rơm cho khỉ. Ngoài thơ, Basho còn tập văn xuôi kể lại chuyến đi
phương Bắc của ông: “Những con đường hẹp ở Oku” (Oku no Hosomichi).
Thất bại ê chề trong đại chiến
thế giới thứ hai đẩy người Nhật vào suy gẫm. Kawabata là một
điển hình trong chuyện đó.
Năm 20 tuổi Kawabata học văn
học Anh, rồi chuyển sang học văn học Nhật ở Đại học tổng hợp Tokyo. Văn
học Nhật Bản làm cho Kawabata gắn bó với nền văn học dân tộc. Văn học Anh như
luồng sinh khí mới tiếp sức cho Kawabata trong việc dấn thân vực dậy nền văn học
Nhật Bản khỏi áp lực ngoại lai. Ông sáng lập tạp chí “Văn nghệ thời đại”(
Bungei Jidai), tạp chí “Tư tưởng mới” (Shinshicho), tạp chí “Biên niên sử văn học” (Bungei
Shunju) và trở thành nhà văn đại diện cho phái “Tân cảm giác” (Shinkunkaku)
với ý thức chống lại chủ nghĩa tự nhiên đang áp đảo văn chương Nhật từ sau thế
chiền I. Tác phẩm của ông là sự hoà hợp giữa hiện
thực và kỳ ảo. Ông suy ngẫm về nỗi đau khổ của cuộc đời và về cái chết. Các
tác phẩm của Kawabata được dịch ra nhiều thứ tiếng và rất nổi tiếng ở phương
Tây. Kawabata nhận giải Nobel văn chương năm 1968.
Lãng du trong văn học Áo
Vào năm 1890 ở Viên hình
thành nhóm văn nghệ sĩ “Viên trẻ”, mà đại diện tiêu biểu của
nhóm là Hugo von Hoffmanstal và Arthur Schnitzler (1862-1931).
Cái hấp dẫn của chủ nghĩa ấn
tượng ở Arthur Schnitzler là bằng các tác phẩm “Múa vòng tròn, Cái hài của sự
quyến rũ, Tiểu thư Else, Con đường đi tới tự do” v.v., ông phản
ánh hiện trạng suy đồi (lọan luân trong tình dục, dối trá, đa cảm, buồn chán,
cô đơn) của giới tư sản thượng lưu ở Viên thông qua những quan sát tâm lý tinh
tế về những chuyển động nhỏ thầm kín trong tâm hồn và trong sự việc qua độc thoại
và đối thoại.
Dũng cảm lên nào!
So với Hofmannsthal thì
Schnitzler có vẻ ít nói hơn, ông nói chuyện rất lịch thiệp và đầy trí tuệ. Ông
có thói quen, cứ 22 giờ là đi ngủ. Khi nào thấy khách còn nói, mà đã
đến giờ theo lệ đi ngủ của ông, ông nói: "Dũng cảm
lên nào!" và đi vào phòng ngủ.
Còn sớm…
Có lần mới chập tối mà
Schnitzler đã ngáp ngắn ngáp dài. Một người bạn thân của ông nói:
- Bác sĩ ơi, còn
sớm mà sao ông đã có bộ mặt của lúc 22 giờ.
Phải đúng lúc
Các nhà văn thành phố Viên
thường hay đến trang trại Salzkammer trong những ngày hè. Có lần Schnitzler
cùng với Hofmannsthal, Hofmann và Herzl rủ nhau đi tàu trên hồ Altaussee. Khi
tàu vừa nhổ neo, Herzl móc từ trong túi bản thảo một vở hài kịch đọc
cho các bạn nghe, Schnitzler nói:
- Hay thật, đợi
đúng lúc tàu nhổ neo mới đọc.
Hugo von Hoffmannsthal
(1874-1929) và Arthur Schnitzler là hai đại diện của Chủ
nghĩa ấn tượng (Impressionismus) trường phái Viên tre (Junges Wien).
Thần đồng văn, thơ Hugo von
Hoffmannsthal có những bút danh như Theophil Morren, Loris Melikow.
Hoffmannsthal được
thừa hưởng ở mẹ dòng máu văn hóa nghệ thuật Ý, ở gia đình mình không những một cuộc
sống vật chất đầy đủ, mà còn được thụ hưởng một nền học vấn văn hóa đa dạng và
uyên thâm, ông là người giao du rộng với những nhà văn hóa lớn đương
thời với tư cách là một người Áo
Khi còn là cậu học
trò 16 tuổi, Hofmannsthal đã xuất bản tập thơ đầu tiên với bút danh Loris Melikow.
Ông thực sự nổi tiếng với Tuyển tập thơ (Ausgewaehlte Gedichte, 1903) và kịch
thơ Quá khứ (Gestern, 1891), Cái chết của Tizian, Thằng
điên và cái chết (Der Tod des Tizian, Der Tor und der Tod, 1893).
Thơ và kịch thơ của Hofmannstal đượm nỗi buồn nhân tình thế thái, lời thơ đẹp
và giàu nhạc tính. Nếu trong giai đọan đầu nhà thơ xa lánh hiện thực cuộc sống
thì trong giai đọan sáng tác thứ hai ông trở về với truyền thống Thiên chúa
giáo-văn hóa nghệ thuật của Viên và tạo một nền sân khấu tôn giáo với
những vở kịch Elektra (1904), Oedipus và con
sư tử đầu nữ nhân (Oedipus und die Sphinx, 1905). Hofmannsthal
tìm cách dung hòa lối sống cũ vơí những mâu thuẫn trong xã hội hiện đại trong
bi kịch Cái tháp (Der Turm, 1925), theo Motiv
barock, cuộc sống xuất hiện trong kịch như một giấc mộng.
Hoffmannsthal đa tài, ông
còn viết Truyện cổ tích của đêm thứ
672 (Das Mãrchen der 672. Nacht). Với
nghệ thuật ngôn từ điêu luyện, với lời kịch rất giàu nhạc tính, ông đã làm cho
ca kịch Kỵ mã hoa hồng (Rosenkavalier,1911), Adriadne ở Naxos
(Adriadne auf Naxos,1912), Arabella hay là Vũ hội đua xe ngựa (Arabella
oder der Fiakerball,1933) và các hài kịch Người khó tính (Der
Schwierige, 1921), Người liêm khiết (Der Unbestechliche,1923) của nhạc sĩ Richard
Strauss thu được tiếng vang lớn trong công chúng thời bấy giờ cũng như trong
công chúng ngày nay. Ngòai ra ông còn có công trong việc xuất bản và bình luận
các tác phẩm văn học cổ điển.
Kịch gia cổ điển-lãng mạn của
nước Áo Franz Grillparzer (1791-1872) sinh
ngày 15.1.1791 ở thành phố Viên nước Áo và mất ngày 21.1.1872 ở
Viên. Cha là Wenzel Grillparzer, một luật sư theo khuynh hướng
Ánh sáng, mẹ là Anna Marie Sonnleithner, một phụ nữ có tâm hồn nhạc sĩ, hơi bệnh
họan.và trong cơn mộng tưởng huyền hoặc tôn giáo đã tự tử năm 1819.
Sáng tác của
Grillparzer kết hợp mấy khuynh hướng: Ánh sáng, cổ điển
(nhân đạo duy tâm) lãng mạn (nhấn mạnh tình cảm). Grillparzer
tự gắn gần gũi với lớp người đi trước như Lessing, Kant, Schiller,
nhưng ông lại có cái hứng khởi của văn học lãng mạn, ông gắn bó chặt chẽ với
truyền thống thiên chúa giáo thời Barock của thành phố của các hòang đế: Viên,
nhưng ông cũng vẫn giữ được những đường nét của kịch dân gian trong
kịch của mình, những sáng tác của ông đồng thời sử dụng cả chất liệu lịch sử và
cổ Hy Lạp-La Mã. Những cái đó tạo nên cho nước Áo một nhận thức rất
rõ về nền giáo dục nhân đạo mang sắc thái cổ điển-lãng mạn. Bi kịch
trong tác phẩm của Grillparzer ở chỗ những nhân vật không giải quyết
được những mâu thuẫn xã hội-đạo lý, phân vân giữa phản đối và thỏa hiệp, giữa ý
muốn tham gia xây dựng cuộc đời và sự chịu đựng, rút lui
trước những thế lực, và hòan cảnh dã man, nghiệt ngã; quyết định không rõ ràng
và hành động lúng túng, cá nhân luôn tự thấy tội lỗi. Tác phẩm Sapho
(1818) bi kịch về tình yêu (của nhà thơ nữ cổ Hy Lạp Sapho): số phận không phải từ ngòai ập tới, số mệnh có ngay trong tố chất
bẩm sinh trong tâm hồn mỗi người. Grillparzer đích thực
là một nhà tâm lý, ông biết rất rõ hướng phát triển tất yếu của tâm lý nhân vật. Hạnh
phúc và tàn cuộc của vua Ottocar (Kõnig Ottokars Glũck und
Ende, 1825) là bi kịch lên án chính sách xâm
lược và gây chiến, đặc biệt liên hệ đến hòang đế Pháp Napoléon, bi
kịch lịch sử này phản ánh chủ nghĩa yêu nước của dòng họ Habsburg.
Grillparzer đã đứng về phía của chủ nghĩa tự do nhân đạo, yêu nước. Sóng
bể và sóng tình (Des Meeres und der Liebe Wellen, 1831) câu chuyện
tình yêu bi thương của Hero và Leander ở Hy Lạp được tác giả dùng làm chất liệu
cho kịch (Schiller cũng dùng chất liệu này trong tác phẩm của mình). Bi kịch trữ
tình nêu lên mâu thuẫn giữa quyền cá nhân được yêu đương và
lựa chọn người yêu với xã hội có giai cấp và những qui luật
nghiệt ngã của nó. Cuộc đời, giấc mộng (Der
Traum ein Leben, 1834), đây không những chỉ là kịch mà còn là một câu chuyện cổ
tích. Kịch kể về chàng thanh niên Rustan, chàng sống một cuộc đời
sôi nổi, sau nhận thấy hạnh phúc chỉ có trong an phận. Libussa (Libussa, viết
xong năm1848) thông qua câu chuyện huyền thọai về sự hình thành của
thành phố Praha(Brentano cũng sử dụng chất liệu này trong tác phẩm của mình),
thông qua các diễn tiến giữa đàn ông và đàn bà, giữa tình yêu và lý
trí, giữa tình cảm và pháp luật, giữa hiến dâng và tính nam nhi, tác giả đả
kích sự "tiến bộ" của xã hội tư bản, nêu lên những mâu thuẫn xã hội
ngày một tăng và đặt hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Người nhạc
sĩ rong nghèo khổ (Armer Spielmann, 1848) truyện đề
cao giá trị tuyệt đối của đạo đức với những cảnh tả sự sâu lắng trong tâm hồn
người nghệ sĩ nghèo. Sau một số vở kịch được công chúng hoan nghênh, vở kịch Vô
phúc cho kẻ nào nói dối (Weh dem,der lũgt, 1838) đã gây
thất vọng lớn nơi Grillparzer. Vở hài kịch về chàng đầu bếp Leo bị công chúng
hiểu nhầm ý nghĩa và không tán thành. Grillparzer chán nản. Bệnh
họan và đau buồn trong cuộc sống riêng khiến cho tinh thần sa sút một cách
nghiêm trọng. Mặc dù được tặng danh vị Công dân danh dự thành phố
Viên, nhưng những năm cuối đời Grillparzer vẫn sống trong cô đơn.
Nhà văn, nhà thơ Stefan
Zweig (1881-1942) là con trai một nhà tư sản công nghiệp. Ông học
Triết học, Ngữ văn Đức và ngữ văn các ngôn ngữ Roman (Germanistik
und Romanistik) ở Berlin và Viên. 1928 ông sang dự lễ kỷ
niệm 100 năm ngày sinh đại văn hào Nga L. Tolstoi. Từ 1935 ông sống ở Anh.
Ông sống mấy tháng của năm 1940 ở New York, rồi sau đó sang
Petropoli (Brasilien). Zweig là một nhà văn, nhà viết tiểu sử danh nhân, nhà viết
luận văn, nhà thơ, kịch gia nổi tiếng thế giới, ông có vốn văn hóa rất rộng,
ông đã đưa phân tâm học của Freud vào những sáng tác của mình nhằm
phân tích sâu sắc tâm lý của những nhân vật.
Những tác phẩm tiêu biểu của
ông là Cuộc đời ba nhà thơ (Drei Dichter Ihres Lebens, 1919): về cuộc
đời và sự nghiệp của Casanova, Stendal, Tolstoi, Ba nhà văn bậc thầy (Drei
Meister, 1928): chân dung văn học về Balzac, Dickens, Dostojeskij. *Amok (1922),*Tình cảm lẫn lộn (Verwirrung der Gefũhle,1926), Joseph Fouché (1929),
Marie Antoinette (1932), Maria Stuart (1935), Nóng lòng
(Ungeduld des Herzens, 1945). Thế giới những ngày qua (Die Welt von
gestern, 1946). Stefan Zweig tóm tắt quan niệm của mình về
văn học nghệ thuật bằng câu nói sau:
Cái sáng tạo là cái có giá
trị nhất trong những cái có giá trị, cái có ý nghĩa nhất trong những cái có ý
nghĩa.
Nữ thi sĩ, nhà văn, nhà viết
kịch Elfried Jelinek xuất thân trong một gia đình quý tộc ở Viên (Wien). Từ
nhỏ bà theo học piano tại nhạc viện Viên thủ đô nước Áo. Jelinek học
sân khấu, nghệ thuật, âm nhạc ở Đại học tổng hợp Viên. Elfriede
Jelinek làm thơ rất sớm, khi 21 tuổi (1967) bà đã xuất bản tập thơ đầu
tay Lisas Schatten. Trong những năm tháng sinh viên bà tham gia các
phong trào sinh viên lan rộng khắp châu Âu trong thập kỷ 70 thế
kỷ XX và viết tiểu thuyết trào phúng Chúng ta là những con mồi, bé
ơi (Wir sind Lockvõgel, Baby, 1970). Tuy nhiên tên tuổi
Jelinek chỉ được chú ý vào những năm 80 thế kỷ XX với các tiểu thuyết Nữ
nghệ sĩ đàn dương cầm (Die Klavierspielerin,1983), Hứng tình (Lust,
1989), Phụ nữ – những người tình (Die Liebhaberinnen,
1975), với truyện ngắn Ôi thật là man rợ, ôi hãy tự vệ trước cái đó (Oh
Wildnis, oh Schutz vor ihr, 1985), với những vở kịch Clara S. (1982), Bệnh
họan hay là những người phụ nữ thời hiện đại (Krankheit
oder Moderne Frauen, 1987). Những tác phẩm khác của Jelinek là tiểu
thuyết Sự thèm khát (Gier, 2000); tập kịch Ở
núi Alpen (In den Alpen, 2002); kịch Xứ Bambi (Bambiland,
2003); kịch Cái chết và cô gái (Der Tod und
das Mãdchen, 2003).
LỜI BÌNH: Nói
đến văn học Áo là nói đến văn học vùng nói tiếng Đức. Những nhà văn được nhắc tới
ở đây là những nhà văn tiêu biểu của văn học Áo.
Hugo von Hoffmanstal l nh
văn Áo có đóng góp vôi tư cách là một người Áo và là một công dân châu Âu, đồng
thời cũng là người tìm cách bảo vệ truyền thống văn hóa phong phú bằng lối diễn
đạt sáng tạo. Sự ra đi vào cõi vĩnh hằng của Hofmannsthal đánh dấu sự kết thúc
của nền văn hóa học vấn Đức. Quê hương tinh thần của ông là thời Trung cổ và
nghệ thuật Barock (das Mittelalter und das Barock), là Venedig, là
Florenz, là Tây Ban Nha (Spanien), là Văn hóa cổ đại (Antike), là
Đông phương (der Orient). Hofmannsthal đã làm sống lại vẻ đẹp và khí
thế của nhiều nền văn hóa cổ trong những sáng tác của mình, cái đó xuất hiện
như kỷ niệm đẹp khó quên của quá khứ.
Arthur Schnitzler phản
nh hiện trạng suy đồi (lọan lun trong tình dục, dối trá, đa cảm, buồn chán, cô
đơn) của giới tư sản thượng lưu ở Vin thơng qua những quan st tm lý tinh tế về
những chuyển động nhỏ thầm kín trong tm hồn v trong sự việc qua độc thoại v đối
thoại.
Sáng tác của
Grillparzer kết hợp mấy khuynh hướng: Ánh sáng, cổ điển
(nhân đạo duy tâm) lãng mạn (nhấn mạnh tình cảm). Grillparzer
tự gắn gần gũi với lớp người đi trước như Lessing, Kant, Schiller,
nhưng ông lại có cái hứng khởi của văn học lãng mạn, ông gắn bó chặt chẽ với
truyền thống thiên chúa giáo thời Barock của thành phố của các hòang đế: Viên,
nhưng ông cũng vẫn giữ được những đường nét của kịch dân gian trong
kịch của mình, những sáng tác của ông đồng thời sử dụng cả chất liệu lịch sử và
cổ Hy Lạp-La Mã. Những cái đó tạo nên cho nước Áo một nhận thức rất rõ về nền
giáo dục nhân đạo mang sắc thái cổ điển-lãng mạn.Elfried Jelinek không phải là
nhà văn lớn. Bà là nhà văn lớn tiếng nói lên nỗi đau thời hiện đại: một thế giới tàn nhẫn của bạo
lực và quy phục, của kẻ đi săn và con mồi trong thương mại tình dục, phản ánh
thân phận phụ nữ trong xã hội tiêu dùng.
Elfriede Jelinek là một
trong nữ văn hào đương đại nhiều ảnh hưởng trong vấn đề phụ nữ ở Áo. Bà
là người phụ nữ thứ 10 nhận giải trong lịch sử giải Nobel văn chương
có từ năm 1901. Cùng với việc trao giải, hội đồng xét giải muốn cảnh
báo chúng ta nỗi đau nhân thế đang cần “phương thuốc” chữa trị.
Nhà văn lớn của văn học Đức
thế kỷ 20 Stefan Zweig là một người châu Âu có học vấn uyên thâm,
nhưng đồng thời cũng là đứa con đẻ của chủ nghĩa nhân đạo tư sản có thời kỳ
phát triển rực rỡ nay đang trên đà suy tàn. Nuối tiếc thời
hòang kim của văn học tư sản, cảnh cô đơn của kẻ không quê hương, sống
lưu lạc nơi đất khách quê người, sự hoang mang cực độ trước cái Ác thắng cái
Thiện (sự hòanh hành của chủ nghĩa phát xít trên thế giới) đã đưa tới
cái chết tự nguyện (tự tử) năm 1942 của vợ chồng Stefan Zweig. Zweig
là một nhà văn, nhà viết tiểu sử danh nhân, nhà viết luận văn, nhà thơ, kịch
gia nổi tiếng thế giới, ông có vốn văn hóa rất rộng, ông đã đưa phân tâm học của
Freud vào những sáng tác của mình nhằm phân tích sâu sắc
tâm lý của những nhân vật.
Lãng du trong văn học Italia
Nhà thơ Dante
(Alighieri, 1265-1321) Italia sinh ở Florenz trong một gia đình luật
sư giàu có và quyền thế. Ông theo phái giáo hoàng “trắng” trong bộ
máy chính quyền Florenz và làm công tác ngọai giao bên cạnh Boniface VIII, cuối
cùng bị phái giáo hoàng “đen” lọai trừ và bị án phải lưu đầy suốt đời (một hình
thức trục xuất- một hình phạt thường xảy ra ở nước Italia thời đó), sống những
năm cuối cùng trong cảnh lưu đầy ở Vérone, Lucques, Ravenne. Ông mất
tại Ravenne ngày 14.9.1321 ở tuổi 56.
Dante thể hiện quan niệm
chính trị của mình trong tác phẩm “Chính thể quân chủ” (De
Monarchie), trong đó ông nêu tính độc lập của thế quyền đối với thần
quyền:
- Lý trí tự nhiên (đủ) đem lại
cho con người diễm phúc ở cõi trần trong trật tự của hành động.
Dante là người ham học hỏi,
có học vấn uyên thâm, nắm vững các môn khoa học đương thời. Ông
trình bày quan niệm của mình về trí tuệ trong cuốn khái luận triết học “Bữa tiệc”
(II Convivio, 1307).
Dante sử dụng tiếng Italia
phổ thông để sáng tác. Dante biết yêu và làm thơ tình khi còn niên thiếu. Tập Cuộc
đời mới (La Vita nuova) bao gồm sáng tác thơ và văn xuôi để
Dante bộc lộ tình yêu của mình với Béatrice Portinari. Dante coi Béatrice là
“Linh hồn của cuộc sống”. Tình yêu của cậu bé si tình
Dante với cô bé 9 tuổi ấy là sức mạnh dẫn đường cho linh hồn ông lên thiên đường.
Tình yêu mang tính thánh thiện ấy là nguồn hưng phấn trong suốt cuộc đời sáng
tác của Dante . Beatrice lấy chồng và mất năm 1290, từ đó người
đương thời không bao giờ nhìn thấy Dante cười.
Dante viết bản anh hùng ca
“Hài kịch thần thánh”(tác phẩm này thường được biết dưới cái tên “Thần
khúc”, La Divina Commedia, 1307-1321), trong đó ông miêu tả nhân lọai
đi tìm hạnh phúc ở trần thế và vĩnh phúc ở thế giới bên kia với
tinh thần thần học và bi kịch về thân phận con người. Tác phẩm tổng
kết tinh thần của thời đại đương thời và mọi khía cạnh của Cơ đốc giáo thời
trung đại. Commedia là một trong những kiệt tác của văn học thế giới. Mặc
dù sống trước thời Phục hưng (Renaissance), nhưng Dante được coi là một
trong những người mở đầu và là đại biểu xuất sắc của trào lưu này.
Kết thúc thời Trung cổ- mở đầu
thời Phục hưng
Dante sáng tác trường ca
“Hài kịch thần thánh” (La Divina Commedia, 1813-1818)trong thời gian bị trục xuất
khỏi quê hương Florenz. Bản trường ca gồm 100 đọan, mỗi đọan từ 130
đến 140 câu thơ, tổng cộng 14.226 câu thơ. Tác phẩm mở đầu với một
khúc ca, tiếp đến là 3 phần:
1. Địa ngục,
2. Tĩnh tội giới,
3. thiên đàng.
1. Địa ngục,
2. Tĩnh tội giới,
3. thiên đàng.
Theo Dante miêu tả thì Địa
ngục là một cái vực thẳm khổng lồ hình phễu ở cực Bắc cắm sâu vào tận giữa lòng
trái đất và chia làm 9 khu để tra tấn 9 lọai tội nhân khác nhau. Dante lạc vào
rừng, gặp báo, sư tử, chó sói. Dante cầu cứu Beatrice. Nhà thơ được
thiên sứ Virgin dẫn xuống địa ngục. Ở đây Dante gặp Paris,
Helene của thời cổ đại, gặp đôi trai gái Paolo và Francesca tư thông
bị hành hình ở Italia năm 1289.
Ngọn núi có 7 tầng (dành cho
7 trọng tội) ở cực Nam trái đất chính là Tĩnh tội giới. Ở đây tội
nhân sống trong không khí trầm lặng của sự suy tư sám hối: lũ kiêu
căng thì cúi gầm mặt xuống, lũ ganh ghét thì mắt nhắm nghiền, lũ lười
biếng phải luôn chân đi đi lại lại. Thiên sứ Virgin dẫn Dante và một
nhà thơ La Mã vào Tĩnh tội giới. Đi hết 7 tầng, Dante lên tới ngọn núi. Beatrice
hiện ra trong hào quang rực rỡ xuống đón Dante lên thiên đường.
Thiên đường có 9 tầng dành
cho 9 hạng người khác nhau. Beatrice kể những lầm lỗi mà
Dante phạm phải. Nhà thơ thú nhận và được Mathilde dẫn tới sông
Léthé tắm để quên hết sự đời. Beatrice dẫn Dante đi qua 9 tầng thượng giới.
Trong lúc đi họ bàn về thần học, triết học, gặp các anh hùng, những thánh tử vì
đạo. Dante bước lên chiếc thang vàng để tới bầu trời đầy sao, nhà thơ ngây ngất
chiêm ngưỡng Chúa Jesus và Đức mẹ Maria, thấy mình lâng lâng bay bổng trong tình
yêu của Thượng đế.
Các chi tiết ở Địa ngục,
Tĩnh tội giới, Thiên đường có tính ám dụ về tình hình chính trị thời
Dante sống.
Salvator Quasimodo
(1901-1968) là nhà thơ Italia. Ông là con một trưởng ga đường sắt ở
Modica. Năm 1916, ông học trường kỹ thuật của thành phố
Parlermo, sau đó ông theo học đại học bách khoa ở Rom. Tại
Rom ông học thêm tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh. Do hoàn cảnh kinh tế nên ông phải
bỏ dở việc học. Từ khi còn là học sinh, Quasimodo đã say mê văn học. Tập
thơ đầu tay của ông Đất và nước (Acque e terre) xuất bản năm 1930. Thi
phẩm của Qyuasimodo theo ba khuynh hướng:
1. khuynh hướng cổ Hy Lạp-La Mã (miêu tả phong cảnh, con người và dĩ vãng quê hương Sicile) với những dấu ấn cổ điển, gần như huyền thoại.
2. khuynh hướng tượng trưng tìm chất thơ trong một quá khứ mong manh, thời thơ ấu coi như một Thiên đàng đã mất, cảm xúc tế nhị.
3. khuynh hướng thơ Valéry (lời thơ hết sức cô đọng, gần như ngôn ngữ toán học, tấn bi kịch tư duy thông qua cảm xúc của con người đứng trước vũ trụ; chỉ có thơ thuần túy mới giải quyết được tấn bi kịch ấy và giải thoát được nhà thơ khỏi nỗi băn khoăn tư duy siêu hình).
1. khuynh hướng cổ Hy Lạp-La Mã (miêu tả phong cảnh, con người và dĩ vãng quê hương Sicile) với những dấu ấn cổ điển, gần như huyền thoại.
2. khuynh hướng tượng trưng tìm chất thơ trong một quá khứ mong manh, thời thơ ấu coi như một Thiên đàng đã mất, cảm xúc tế nhị.
3. khuynh hướng thơ Valéry (lời thơ hết sức cô đọng, gần như ngôn ngữ toán học, tấn bi kịch tư duy thông qua cảm xúc của con người đứng trước vũ trụ; chỉ có thơ thuần túy mới giải quyết được tấn bi kịch ấy và giải thoát được nhà thơ khỏi nỗi băn khoăn tư duy siêu hình).
Nhà thơ và nhà chính trị
Theo Quasimodo, nhà thơ phải
dùng tài năng của mình để tham gia vào cuộc đấu tranh trong xã hội hiện đại. Trong
lễ nhận giải thưởng Nobel văn học, ông nói về đặc tính nghệ sĩ của nhà thơ:
- Thi sĩ là
kẻ không theo lề lối thông thường và không chịu chui vào cái vỏ của thứ văn
minh học giả hiệu đầy những tháp canh phòng thủ... Anh ta chuyển từ
thơ trữ tình sang hùng ca để nói về thế giới và những khổ đau trên thế giới
thông qua con người, bằng lý trí và tình cảm. Thi sĩ do vậy, trở
thành một nguy cơ. Nhà chính trị nhìn nhận tự do văn hóa đầy nghi kỵ
và thông qua lối phê phán công thức, hành động sáng tạo là vừa tốn thời gian, vừa
vô tác dụng trong xã hội.
Ông chỉ ra sự quan tâm của
thi sĩ, của nhà chính trị:
- Thi sĩ
quan tâm đến trật tự nội tâm của con người. Nhà chính trị thì lo sắp
xếp con người vào vòng trật tự...Nhà chính trị có tự do
không? Không. Trên thực tế, những đẳng cấp bao vây ông ta
quyết định số phận xã hội... Cách phòng thủ dễ nhất của ông ta là hạ
thấp khái niệm văn hóa.
LỜI BÌNH: Theo
nhà phê bình văn học Anh thế kỷ 19, Matthew Arnold, nền văn minh phương Tây là
kết quả của sự hợp lưu giữa hai dòng chảy văn hóa Hebraic (Kinh Thánh) và Cổ Điển. Chính
người Hy Lạp (Griechen) có những cống hiến quan trọng cho lịch sử Cổ
Đại, người La Mã (Roemer) vay mượn nhiều yếu tố của văn hóa Hy Lạp
trong quá trình xây dựng nền văn hóa của mình. Ngày nay, chúng ta xem người
La Mã gần như bình đẳng trong sự hình thành di sản cổ điển. Nền
văn hóa La Mã có tính logocentric, nghĩa là tập trung vào văn viết: truyền
đạt và phổ biến thông tin, tư tưởng qua các văn bản viết. Nhiều văn
bản thần học, văn học viết được các tu sĩ, giáo sĩ Tây Âu sao chép bằng tiếng
La tinh. Qua các bản sao chép trên da cừu này, chúng ta có thể biết
được tính đa dạng, phong phú của văn hóa viết thời La Mã cỗ đại (altes Rom).
Ngày nay chúng ta ngạc nhiên khi biết, tới 50% nam giới thuộc giới thượng lưu
và truing thời La Mã cổ đại biết đọc biết viết.
Ở các Trường ưu tú, sinh viên học để trở thành viên chức chính phủ, luật sư, nhà văn theo trường phái tả thực (nay ta gọi là văn học hiện thực). Chính quyền thành bang, Hoàng đế, nhà giàu đứng ra bảo trợ nhà trường. Hệ thống giáo dục rộng mở, vững chắc của La Mã cổ đại là cơ sở cho văn học viết phát triển. Khi ra trường, sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng viết cao, rất thông thạo nội dung các bản văn của thời cổ đại Hy Lạp-La Mã. Người La Mã cỗ đại thích xem bi, hài kịch Hy Lạp.
Ở các Trường ưu tú, sinh viên học để trở thành viên chức chính phủ, luật sư, nhà văn theo trường phái tả thực (nay ta gọi là văn học hiện thực). Chính quyền thành bang, Hoàng đế, nhà giàu đứng ra bảo trợ nhà trường. Hệ thống giáo dục rộng mở, vững chắc của La Mã cổ đại là cơ sở cho văn học viết phát triển. Khi ra trường, sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng viết cao, rất thông thạo nội dung các bản văn của thời cổ đại Hy Lạp-La Mã. Người La Mã cỗ đại thích xem bi, hài kịch Hy Lạp.
Italia ngày nay là một bán
đão nhô ra biển Địa Trung hải. Miền đất với phong cảnh tuyệt đẹp là nguồn cảm hứng
cho những văn nghệ sĩ tài ba sáng tạo nên những kiệt tác nổi tiếng. Thành
bang La Mã (Rom) khi xưa nay là thủ đô Cộng hòa Italia. Người
Italia cởi mở dễ gần. Họ ngưỡng mộ những người lang bạt kỳ hồ, nổi tiếng là những
người yêu nghệ thuật. Họ rất chú ý tới vẻ bề ngoài, luôn thể hiện một hình ảnh
tao nhã và có văn hóa (la bella figura).
Dante có may mắn, khi còn trẻ
được học một người thầy có kiến thức uyên bác là Brunetto Latini và thầy đã
truyền cho Dante niềm say mê văn chương, Dante rất tôn sùng thơ Virgilius.
Ngoài văn chương, Dante còn ngiên cứu thần học, triết học, thiên văn học. Dante
là người có kiến thức của một nhà bác học vạn năng, người uyên bác bậc nhất ở
thời đại ông. Những kiến thức uyên bác của Dante đã được đưa vào trong tác phẩm
Thần khúc. Các chi tiết ở Địa ngục, Tĩnh tội giới, Thiên đường có
tính ám dụ về tình hình chính trị thời Dante sống. Trong
tác phẩm Thần khúc, Dante trình bày ý thức, niềm tin tôn giáo, quan điểm triết
học thời Trung cổ. Điều này chính là cầu nối hiện tại với văn hóa thời Phục
hưng sau này. Engels (Ănghen) nhận xét:
- Dante là một
người khổng lồ, là nhà thơ cuối cùng của thời Trung cổ, đồng thời là nhà thơ đầu
tiên của thời đại mới (thời Phục hưng).
Tiếp nối truyền thống thi ca
Italia, thi phẩm của Quasimodo toát ra nỗi buồn hiu quạnh, diễn tả bằng một
ngôn ngữ chọn lọc, tế nhị, điêu luyện, biến hiện thực gần thành huyền thoại.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống phát xít,
Quasimodo dùng lời thơ giản dị hơn, ấm áp hơn để gần con người hơn trong những
tập thơ Đời đâu phải là mộng (La vita non è sogno, 1949) và Trái đất
vô song (La terra impareggiabile,1958). Ông được trao giải Nobel văn
học năm 1959 vì thơ trữ tình đầy trí tuệ của ông phản ánh thực tế bi thảm của
thời đại chúng ta với tính sinh động cổ điển.
Lương Văn Hồng
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét