Cô học trò nhỏ vừa bước vào nhà, cúi
chào người thầy cũ-rồi chẳng nói năng gì, đi thẳng đến kệ tủ sách lấy chiếc lọ
hoa thủy tinh cắm vào đó hai bông hồng. Một bông đang nở-một bông đang chớm nở.
Cô mang lọ hoa đặt ngay giữa bàn người thầy đang ngồi loay hoay
pha trà. Giọng chân thành: “Thưa thầy! nhà em trồng được nhiều hoa, hôm nay
em mang đến biếu thầy hai đóa hoa hồng – mong thầy luôn vui tươi như hoa! “.
Ngẩng nhìn lọ hoa hồng xinh xắn, người thầy
không dấu được niềm vui: “Cám ơn em! Thầy chỉ nhận hoa, còn lời chúc kèm
theo thì thầy xin…gởi lại em vậy! “. Cô học trò xịu mặt: “Như vậy thầy không
nhận “lễ” của em sao?“. Mắt cô chợt sáng lên: “ Thưa thầy, có phải người
xưa nói “ Phú quý sinh lễ nghĩa”-mà em thì…nghèo nên chẳng có “ lễ nghĩa” phải
không thầy? “.
Lời nói bộc trực của cô học trò nhỏ có chút
dỗi hờn làm người thầy ngạc nhiên. Ông ngắm nhìn lọ hoa một lúc, giong từ tốn:
Em nghĩ sai lời của người xưa rồi! Khi nói
câu ấy-tổ tiên ta ngầm ý chê trách, phê phán cái lối “ lễ “ khoa
trương, rườm rà, chỉ chuộng hình thức, học đòi của một số người vừa
mới “ ăn nên làm ra” bày vẽ mà chẳng có chút “nghĩa” chân thành
nào mà thôi- Im lặng một phút, người thầy nhìn cô học trò nhỏ đang lặng lẽ nghe-cười
thân tình: “Em nên nhớ, “phú quý” không thể nào thể sinh ra “lễ nghĩa“
được! Lễ nghĩa không phải chỉ có ở chỗ “phú quý” mà nó phát sinh từ tấm
lòng, từ nền tảng đạo đức, từ cuộc sống nề nếp đạo hạnh của con người đã
vốn có từ ngàn xưa dù là giàu sang hay nghèo khổ.
Nhìn thấy cô học trò ngồi yên lặng.-người
thầy tiếp: “Lễ nghĩa được ghép từ hai từ “lễ” (quy định, khuôn phép phải
theo/ hình thức tổ chức) và “ nghĩa” (việc theo dường lối phải/ đạo phải của
con người)-như vậy “ lễ nghĩa” là (các hình thức/ việc làm) theo đúng quy ước
khuôn phép của lẽ phải, của tình người, của đạo đức đã được xây dựng, tôn trọng qua bao thế hệ được xã hội nhìn nhận…Những cái “lễ”-dù hoành
tráng đến đâu mà không có “ nghĩa” thì cũng là đều vô nghĩa, nên từ
bỏ!
Uống một ngụm trà nhó-người thầy ngước
nhìn vào gương mặt đăm chiêu của cô học trò –Ông kể:
Ở khu phố của thầy vừa có một cảnh tượng hết
sức buồn cười: Chợt nhớ ngày sinh của bà mẹ ở dưới quê vừa tròn tuổi 80, vị nọ
đã mang xe về đón bà mẹ già nghèo khó lụ khụ lên tư gia rồi tổ chức “ lễ mừng
thọ” thật hoành tráng hai ba ngày. Khách đến “chúc mừng” (dĩ nhiên là cùng
với phong thơ dày/ lễ vật giá trị (…) )-nhưng ngày sau đó, đã mang bà mẹ già
“trả lại” cố hương với cuộc sống cô độc, nghèo khó!
Cô học trò bỗng hỏi: “Thưa thầy, như vậy
những việc làm (lễ) mà không có chút “nghĩa” nào-không phù hợp với đạo đức,
lòng người, thì goi là gì nhỉ?” .
Người thầy cũ bị cô học trò “ nhiều chuyện” hỏi
bất ngờ-do dự giây lâu-cuời lớn: “Theo em, thì nên “gọi tên” là gì cho chính
xác với trò bày vẽ “ học làm sang” và “ lợi dụng” lễ để làm chuyện “bất lễ”
?”.
Theo em nghĩ- cô cười- nên gọi là “vô lễ/
phi nghĩa”, được không thầy?
Nhưng việc làm “vô lễ/ phi nghĩa” ấy đã
luôn xảy ra trong đời sống-từ lãnh vực cá nhân, gia đình, đến xã hội, giáo dục,
tôn giáo…Những việc làm (lễ) cốt chỉ để khoe khoang, học đòi, hay để “tỏ
ra” là đã phú quý trong hoàn cảnh chung còn khó khăn, đều là “ vô lễ/ phi
nghĩa” như em đã nói cả!
Bày vẽ “ lễ lộc” để làm khổ nhiều người thì
đâu còn “lễ nghĩa” như chính người xưa đã từng sống, vun đắp, lưu truyền cho
đời sau phải không, thưa thầy? “
Em đã từng học văn, sử-đều thấy rõ gương “lễ nghĩa” của người xưa là rất gần gũi, giản dị, chí tình- không hề
câu nệ mọi hình thức miễn sao trong “ lễ’ có tấm chân tình là tốt rồi!
Thưa thầy, như vậy phú quý không thể sinh lễ
nghĩa, và phú quý cũng không là lý do để bày vẽ thêm cho lễ nghĩa ngày càng
xa cách, lạ lẫm với cuộc sống vốn dĩ thân thiết gần gũi?
Đúng như em nghĩ vậy-người thầy nhìn
cô học trò với ánh mắt trìu mến-Lễ nghĩa rất cần cho đời sống, cho xã hội để
đạt đến sự an vui , hạnh phúc-nhưng mọi hình thức (lễ) xa hoa, phù phiếm-thì
chúng ta cần nên tránh để lễ nghĩa mái mãi là một “phong cách sống” của con
ngừoi văn minh, tiến bộ…
Cám ơn thầy, em hiểu-cô hoc trò bỗng cười lớn-vậy
mà lâu nay em cứ đinh ninh, không có “phú quý” thì sẽ không có “ lễ nghĩa”!
Người nghèo khó thấp hèn thì….không thể “lễ nghĩa:” với ai được!
Người thầy đặt mạnh tách trà xuống mặt
bàn cầm lọ hoa hồng giơ lên trước mặt mình ngắm nghía giây lâu cười thoải
mái: “ Chỉ cần hai đóa hoa hồng trong vườn nhà em mang đến biếu cho thầy sáng
nay đã là một nghĩa cử “lễ nghĩa” vô cùng quý báu dành cho tình thầy trò… Thầy
rất cám on tấm lòng của em!,
Cô học trò bẻn lẻn cúi đầu mỉm cười!.
Trung tuần tháng 7/2010
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét