Mùa thu… một mùa trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của đất trời.
Đã đành là vậy, quy luật của tạo hóa luân chuyển của vòng thời gian. Nếu chỉ
đơn giản thế thôi, thì mùa thu cũng trôi mau theo lịch trình vốn có.
Mùa thu, là mùa con người quan tâm nhất. Khi trái bưởi, thanh
trà xứ Huế vàng ngọt. Khi mà đêm Huế bắt đầu mát dịu, và ngoài hiên về đêm, trời
thả những giọt mưa báo hiệu mùa tựu trường cho năm học mới. Mùa của thi ca cho
người nghệ sĩ lãng du ở một chân trời biển vắng phương xa, sực nhớ cây đàn muôn
điệu mà hăm hở với đời. Âu cũng là lúc con người giao hòa với trời đất.
“Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi… nghe gió thoảng mơ hồ…” Có lẽ người nghệ sĩ đã viết ca từ này vào lúc thức giấc về sáng một ngày đầu thu. Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã reo vui như bắt được báu vật mà thốt lên: “Em có nghe mùa thu”, trong thi phẩm Tiếng thu đó sao. Rồi Hoàng Giác, Đặng Thế Phong… và nhiều nhạc sĩ tài hoa của Việt Nam, nối tiếp một dòng chảy tuyệt vời về sáng tác vào mùa thu. Hà Nội Mùa Thu, Mùa Thu Hà Nội. Và Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ tài danh, với cách nhìn Hà Nội mùa thu qua phố phường và cây xanh đã để lại dấu ấn với Hà Nội với mùa thu bằng những ca từ độc đáo: “Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”.
Hà Nội và Huế là hai thành phố, hai địa danh mang đậm dấu ấn của Việt Nam về sắc thu trong thi ca, hội họa, văn hóa nghệ thuật. Về sắc thái sản vật, về lòng người… để có được một mùa thu giàu có bậc nhất về yêu thương, về sự giao hòa con người với quá khứ, qua các lễ tế, đêm rằm, tế thu của các họ tộc, các làng. Cúng đất của mọi nhà là biểu hiện sự bày tỏ tấm lòng với gia tiên ông bà, trời đất, thánh thần, kể cả các vong hồn phiêu linh không có nguồn gốc.
Cái nắng mùa thu bàng bạc trên sông Hương, và cái nắng mật ong như được rót từ trời xanh xuống mặt hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch… thì thật có một không hai trên hành tinh này. Cái đẹp của nắng thu đọng lại trong trái tim của con người. Vì vậy mà ở Huế, “Nhân loại tím”, theo cách phát ngôn rất lạ lùng của thi sĩ Trần Dần, trong một lần đến Huế sau năm 1975. Một vùng đất, du khách đến thăm là cảm, có thơ để trở thành thi sĩ.
“Mặt trời vàng và mắt em nâu…
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Vùng đất nhân loại tím này, hầu như ai đã sinh và lớn lên đều ít nhiều cầm bút và làm thơ. Tất nhiên thơ để chơi, để cho mình thôi. Cũng như mùa thu Hà Nội, mùa thu ở Huế bắt đầu nắng nhạt và mưa về đêm, hay sáng sớm. Khi mà các thiếu phụ còn đang ngủ vùi qua đêm dài ngon giấc.
Khi mà nữ sinh các trường Quốc Học, Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Gia Hội… khởi động ngày học năm mới bằng áo dài trắng tinh khôi với chiếc xe đạp, chuẩn bị ra khỏi nhà. Mưa nhỏ thôi, các nữ sinh chưa vội vàng áo ni lông mà chỉ đem chiếc áo mỏng. Vì sau 8 hay 9 giờ trời sẽ nắng lên một màu hồng sau nón em nghiêng. Đi giữa mùa thu, là đi trong mùa đẹp nhất của đất trời. Từ cây xanh trong thành phố, đến lá cỏ trong công viên… đều ánh lên màu xanh ngời ngời mơn mởn. Lại tỏa ra mùa thơm vào khí trời, tạo ra hiệu ứng kích hoạt lá phổi trái tim ta có nhịp điệu say mê hơn. Đó là sự trong lành cho mọi sinh linh khỏe mạnh.
Với người nghệ sĩ, vốn nhạy cảm với tình thương và cảnh vật, nên hồn thơ và ý nhạc, ca từ được đánh thức mà có tác phẩm cho đời. “Em có nghe mùa thu. Dưới trăng mờ thổn thức”. Thi sĩ Lưu Trọng Lư đã viết như vậy, có lẽ khi ấy mùa thu của đất trời là mùa thu trong lòng thi nhân.
Cái thú của người nghệ sĩ là được đi nhiều, đi càng nhiều càng biết và khám phá để tâm hồn thêm phong phú. Mùa thu là mùa để đi của thi sĩ; được đón gió rừng thông reo suối chảy, trăng nghiêng bên một mái nhà sàn đâu đó trên miền sơn cước. Những chuyến đi lên Ba Vì hay Tam Đảo của các văn nghệ sĩ Hà thành, vốn là sở thích của họ. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường không dưới ba, bốn lần leo lên Bạch Mã, tất nhiên có chuyến đi trong mùa thu mới có thiên bút ký Ngọn núi ảo ảnh làm say đắm người đọc.
Mùa thu cũng là mùa hoa trái và sản vật dồi dào mà rất ngon. Ở Hà Nội có cốm vòng, hồng không hạt, có chuối tiêu chín trứng cuốc Hà Đông vừa thơm vừa ngọt để ăn với hạt cốm làng Vòng. Ở Huế có trái bưởi thanh trà của hai làng Lương Quán và Nguyệt Biều. Dừng chân giữa buổi của chuyến đi, đem những sản vật ấy mà mời nhau thì thật đậm đà khó quên của tình bạn, tình thân thương văn nghệ.
Thời tôi còn trẻ, những chuyến đi dài ngày, đem lại nhiều bổ ích cho vốn sống mà sáng tạo. Đó là đại học trường đời mà văn hào Nga Gorky đã khẳng định lúc ông mới cầm bút. Vâng! Chính thế. Cái trường đại học này không có ai là giáo sư, mà tất cả đều là thầy dạy cho chúng ta. Từ một bà cụ ngồi bán chè chén với chuyện vỉa hè Hà Nội trên phố Quán Thánh hay góc phố hàng Buồm không xa Ô Quan Chưởng. Bạn có thể trò chuyện để khai thác những gì cần biết một Hà thành vừa hào hoa vừa bận rộn trong cuộc mưu sinh.
Những gì quá khứ trước năm 1954, hay 1975, và Hà Nội thời đổi mới, rồi thời kinh tế thị trường… và Hà Nội nhà cao tầng và mở rộng địa giới hôm nay. Cũng mùa thu năm trước, tôi qua bến đò Châu Cầu cuối dòng con sông Đuống để hợp dòng vào Lục đầu giang. Sự kỳ vĩ của non nước nơi đây là vùng đất Phả Lại, Chí Linh, Đông Triều. Tôi qua đò và được ông già cho biết: chỉ cần xuôi dòng một đoạn là bến Bình Than, nơi vua Trần hội họp tướng soái và hoàng thân quốc thích để bàn kế chống giặc Nguyên Mông. Nhìn lên dãy Đông Triều chạy dài về Yên Tử, mới biết sông núi Việt Nam mình, là nơi sinh ra nhân tài tuấn kiệt là mạch nguồn linh khí để đất nước bao phen lao ngựa đá mà trường tồn muôn đời sau.
Ngày hôm sau đến ga Cẩm Giàng, thị trấn Cẩm Giàng chỉ cách thành phố Hải Dương 40 cây số. Mỗi ngày có bao chuyến tàu từ Hà Nội xuôi về Hải Phòng, và ngược lại. Mùa thu để lại dấu ấn bằng cơn mưa sáng qua, nhưng nhỏ thôi. Và mùi thơm thị chín đậm đặc thị trấn nhỏ này. Bà con đem sản vật đến bán; từ chuối, hoa, gạo, gà, vịt. Riêng một con phố có tên Thạch Lam, bà con dành bán thị chín suốt một chiều dài. Những quả thị vàng đến bắt mắt, không thể không mua vài trái. Cầm trái thị, tôi không khỏi bùi ngùi nhớ và vấn vương nghĩ về quá khứ, cái thời đọc các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn trong đó có Thạch Lam. Chúng tôi chuyền tay nhau đọc Nhà mẹ Lê, Dưới bóng hoàng lan… của ông mà trân trọng nhà văn, thương ông tài hoa mà yểu mệnh. Nhưng những gì ông viết ra thì sống dài lắm… Có lẽ dài cả trăm năm sau và hơn nữa.
Vào thăm khu vườn hoang phế của nơi gia đình Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam sinh ra và lớn lên mà buồn. Nơi đây có một thời nhiều nhà văn danh tài: Thế Lữ, Tú Mỡ, Xuân Diệu, Nguyên Hồng… đã về đây gặp gỡ với Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam… Ngôi nhà phía sau ga, bây giờ cỏ mọc đầy vườn và ngập lối đi. May mắn cho nhà văn Thạch Lam, được thị trấn đặt tên đường, và cảm ơn bà con Cẩm Giàng dành con đường này để bán thị chín để có mùi thơm mùa thu như để tri ân nhà văn sinh ra và lớn lên ở Cẩm Giàng.
Không hiểu sao nền văn học nước nhà, từ trước năm 1945 kéo dài hết thế kỷ 20, những văn tài đều nghèo túng và thường yểu mệnh. Thạch Lam, rồi Vũ Trọng Phụng, nhạc sĩ Đặng Thế Phong cũng chịu số phận ngắn ngủi. Hàn Mặc Tử thì quá thương tâm. Sau này có vợ chồng Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh. Vì sao hỡi trời...!
Mùa thu của Việt Nam cũng là mùa lịch sử của cả dân tộc. Mùa thu của Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở đầu giai đoạn hào hùng nhất của dân tộc. Tuy phải vượt qua 9 năm chống Pháp, 20 năm đánh Mỹ ác liệt, nhưng rồi vinh quang Việt Nam, rạng ngời hơn bao giờ hết. Đi giữa mùa thu hôm nay, lòng tôi bồi hồi như thời trai trẻ. Dòng Hương và đêm trăng Huế đẹp đến mê hồn đứng ngắm không bao giờ chán.
Đành rằng trăng thu thì ở đâu trên Tổ quốc ta đều đẹp lộng lẫy. Nhưng nhiều người đã thừa nhận: chỉ có ở Hà Nội và Huế, trăng thu mới đẹp đến kỳ ảo. Ngồi ở một góc Thành nội đường Lê Huân, trên thảm cỏ sạch được cắt xén tươm tất để mừng đại lễ. Trăng lên từ phía cầu Trường Tiền, một vầng vàng tinh khiết di động không vội vàng, để cho tất cả kinh thành được ngắm dung nhan của chị Hằng.
Và một năm thời kỳ đất nước bắt đầu đổi mới, chúng tôi cũng có một đêm mùa thu bên Hồ Tây nhìn qua chòi Ngắm Sóng. Đúng cái cảnh trên một trăng dưới một trăng mà danh sĩ Phạm Cự Lượng đã tả trong Tây Hồ Phú thời Tây Sơn chiến thắng quét sạch hơn 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi.
Nguyễn Văn Phương thời còn sống, có một đêm chàng uống một lúc mấy chén rượu nhìn trăng tỏa sáng lầu Ngũ Phụng mà thốt lên: “Bạn bè ơi, nếu Phương chết đêm nay, thì vô cùng hoan mãn và chôn cho tôi thật nhiều trăng nhé…”.
- Ừ, thì uống hết chai này rồi chết; có điều, có bao nhiêu trăng trên thế gian này, thi sĩ họ Hàn may áo, may chăn và liệm cho chàng hết rồi. Chúng tôi bàn thảo tranh luận sôi nổi về trăng, về cảm nhận mùa thu, về các thi thánh, thi tiên, thi tửu đông tây kim cổ và nhà thơ Tản Đà của Việt Nam. Tản Đà là thi sĩ ham chơi và đi nhiều, nhất là về mùa thu. Ông đã tự vận mình trước thiên hạ: “Trời sinh ra bác Tản Đà/ Quê hương thì có cửa nhà thì không”. Những thi nhân kế tiếp là Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh, Chế Lan Viên… Những cây đàn muôn điệu của nền thi ca Việt Nam, cảm nhận về mùa thu, về trăng, về đất nước mà có những thi phẩm để lại cho đời.
Đi giữa mùa thu, mùa trăng hôm nay. Vui mừng và canh cánh trong lòng. Nước biển dâng, khí hậu biến đổi, môi trường đang có những vấn đề làm ảnh hưởng đến con sông, ngọn núi linh thiêng và kỳ ảo của đất nước. Nào núi Bài Thơ, rồi nàng Tô Thị và đệ nhất Hương Sơn mà Chu Mạnh Trinh đã để lại tuyệt bút.
“Kìa non non nước nước mây mây
Đệ nhất động rằng đây có phải
Thỏ thẻ rừng Mai chim cùng trái
Nhởn nhơ khe Yến cá nghe kinh
Nhác trông lên ai khéo vẽ hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”
Đẹp biết bao những Yên Tử, Bà Nà, Thiên An, Sa Pa, Tam Đảo của Việt Nam. Của mùa thu trăng tròn như vàng mười huyền ảo đất trời Việt Nam... để có Hoàng Giác, Đặng Thế Phong, Văn Cao, Trịnh Công Sơn trong nhạc; Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hồ Dzếnh... trong thơ; Nguyễn Phan Chánh trong họa.
Thu đến, thu đi rồi thu lại về. Sự luân chuyển là của trời đất sắp đặt tự bao giờ. Chúng ta đón nhận mùa thu, đón nhận trăng mà cảm nhận, mà gìn giữ, mà sáng tạo... Để mùa thu và trăng muôn triệu lần là bạn là tình yêu, là vĩnh hằng với đất nước và của mọi người chúng ta.
“Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi… nghe gió thoảng mơ hồ…” Có lẽ người nghệ sĩ đã viết ca từ này vào lúc thức giấc về sáng một ngày đầu thu. Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã reo vui như bắt được báu vật mà thốt lên: “Em có nghe mùa thu”, trong thi phẩm Tiếng thu đó sao. Rồi Hoàng Giác, Đặng Thế Phong… và nhiều nhạc sĩ tài hoa của Việt Nam, nối tiếp một dòng chảy tuyệt vời về sáng tác vào mùa thu. Hà Nội Mùa Thu, Mùa Thu Hà Nội. Và Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ tài danh, với cách nhìn Hà Nội mùa thu qua phố phường và cây xanh đã để lại dấu ấn với Hà Nội với mùa thu bằng những ca từ độc đáo: “Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”.
Hà Nội và Huế là hai thành phố, hai địa danh mang đậm dấu ấn của Việt Nam về sắc thu trong thi ca, hội họa, văn hóa nghệ thuật. Về sắc thái sản vật, về lòng người… để có được một mùa thu giàu có bậc nhất về yêu thương, về sự giao hòa con người với quá khứ, qua các lễ tế, đêm rằm, tế thu của các họ tộc, các làng. Cúng đất của mọi nhà là biểu hiện sự bày tỏ tấm lòng với gia tiên ông bà, trời đất, thánh thần, kể cả các vong hồn phiêu linh không có nguồn gốc.
Cái nắng mùa thu bàng bạc trên sông Hương, và cái nắng mật ong như được rót từ trời xanh xuống mặt hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch… thì thật có một không hai trên hành tinh này. Cái đẹp của nắng thu đọng lại trong trái tim của con người. Vì vậy mà ở Huế, “Nhân loại tím”, theo cách phát ngôn rất lạ lùng của thi sĩ Trần Dần, trong một lần đến Huế sau năm 1975. Một vùng đất, du khách đến thăm là cảm, có thơ để trở thành thi sĩ.
“Mặt trời vàng và mắt em nâu…
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Vùng đất nhân loại tím này, hầu như ai đã sinh và lớn lên đều ít nhiều cầm bút và làm thơ. Tất nhiên thơ để chơi, để cho mình thôi. Cũng như mùa thu Hà Nội, mùa thu ở Huế bắt đầu nắng nhạt và mưa về đêm, hay sáng sớm. Khi mà các thiếu phụ còn đang ngủ vùi qua đêm dài ngon giấc.
Khi mà nữ sinh các trường Quốc Học, Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Gia Hội… khởi động ngày học năm mới bằng áo dài trắng tinh khôi với chiếc xe đạp, chuẩn bị ra khỏi nhà. Mưa nhỏ thôi, các nữ sinh chưa vội vàng áo ni lông mà chỉ đem chiếc áo mỏng. Vì sau 8 hay 9 giờ trời sẽ nắng lên một màu hồng sau nón em nghiêng. Đi giữa mùa thu, là đi trong mùa đẹp nhất của đất trời. Từ cây xanh trong thành phố, đến lá cỏ trong công viên… đều ánh lên màu xanh ngời ngời mơn mởn. Lại tỏa ra mùa thơm vào khí trời, tạo ra hiệu ứng kích hoạt lá phổi trái tim ta có nhịp điệu say mê hơn. Đó là sự trong lành cho mọi sinh linh khỏe mạnh.
Với người nghệ sĩ, vốn nhạy cảm với tình thương và cảnh vật, nên hồn thơ và ý nhạc, ca từ được đánh thức mà có tác phẩm cho đời. “Em có nghe mùa thu. Dưới trăng mờ thổn thức”. Thi sĩ Lưu Trọng Lư đã viết như vậy, có lẽ khi ấy mùa thu của đất trời là mùa thu trong lòng thi nhân.
Cái thú của người nghệ sĩ là được đi nhiều, đi càng nhiều càng biết và khám phá để tâm hồn thêm phong phú. Mùa thu là mùa để đi của thi sĩ; được đón gió rừng thông reo suối chảy, trăng nghiêng bên một mái nhà sàn đâu đó trên miền sơn cước. Những chuyến đi lên Ba Vì hay Tam Đảo của các văn nghệ sĩ Hà thành, vốn là sở thích của họ. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường không dưới ba, bốn lần leo lên Bạch Mã, tất nhiên có chuyến đi trong mùa thu mới có thiên bút ký Ngọn núi ảo ảnh làm say đắm người đọc.
Mùa thu cũng là mùa hoa trái và sản vật dồi dào mà rất ngon. Ở Hà Nội có cốm vòng, hồng không hạt, có chuối tiêu chín trứng cuốc Hà Đông vừa thơm vừa ngọt để ăn với hạt cốm làng Vòng. Ở Huế có trái bưởi thanh trà của hai làng Lương Quán và Nguyệt Biều. Dừng chân giữa buổi của chuyến đi, đem những sản vật ấy mà mời nhau thì thật đậm đà khó quên của tình bạn, tình thân thương văn nghệ.
Thời tôi còn trẻ, những chuyến đi dài ngày, đem lại nhiều bổ ích cho vốn sống mà sáng tạo. Đó là đại học trường đời mà văn hào Nga Gorky đã khẳng định lúc ông mới cầm bút. Vâng! Chính thế. Cái trường đại học này không có ai là giáo sư, mà tất cả đều là thầy dạy cho chúng ta. Từ một bà cụ ngồi bán chè chén với chuyện vỉa hè Hà Nội trên phố Quán Thánh hay góc phố hàng Buồm không xa Ô Quan Chưởng. Bạn có thể trò chuyện để khai thác những gì cần biết một Hà thành vừa hào hoa vừa bận rộn trong cuộc mưu sinh.
Những gì quá khứ trước năm 1954, hay 1975, và Hà Nội thời đổi mới, rồi thời kinh tế thị trường… và Hà Nội nhà cao tầng và mở rộng địa giới hôm nay. Cũng mùa thu năm trước, tôi qua bến đò Châu Cầu cuối dòng con sông Đuống để hợp dòng vào Lục đầu giang. Sự kỳ vĩ của non nước nơi đây là vùng đất Phả Lại, Chí Linh, Đông Triều. Tôi qua đò và được ông già cho biết: chỉ cần xuôi dòng một đoạn là bến Bình Than, nơi vua Trần hội họp tướng soái và hoàng thân quốc thích để bàn kế chống giặc Nguyên Mông. Nhìn lên dãy Đông Triều chạy dài về Yên Tử, mới biết sông núi Việt Nam mình, là nơi sinh ra nhân tài tuấn kiệt là mạch nguồn linh khí để đất nước bao phen lao ngựa đá mà trường tồn muôn đời sau.
Ngày hôm sau đến ga Cẩm Giàng, thị trấn Cẩm Giàng chỉ cách thành phố Hải Dương 40 cây số. Mỗi ngày có bao chuyến tàu từ Hà Nội xuôi về Hải Phòng, và ngược lại. Mùa thu để lại dấu ấn bằng cơn mưa sáng qua, nhưng nhỏ thôi. Và mùi thơm thị chín đậm đặc thị trấn nhỏ này. Bà con đem sản vật đến bán; từ chuối, hoa, gạo, gà, vịt. Riêng một con phố có tên Thạch Lam, bà con dành bán thị chín suốt một chiều dài. Những quả thị vàng đến bắt mắt, không thể không mua vài trái. Cầm trái thị, tôi không khỏi bùi ngùi nhớ và vấn vương nghĩ về quá khứ, cái thời đọc các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn trong đó có Thạch Lam. Chúng tôi chuyền tay nhau đọc Nhà mẹ Lê, Dưới bóng hoàng lan… của ông mà trân trọng nhà văn, thương ông tài hoa mà yểu mệnh. Nhưng những gì ông viết ra thì sống dài lắm… Có lẽ dài cả trăm năm sau và hơn nữa.
Vào thăm khu vườn hoang phế của nơi gia đình Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam sinh ra và lớn lên mà buồn. Nơi đây có một thời nhiều nhà văn danh tài: Thế Lữ, Tú Mỡ, Xuân Diệu, Nguyên Hồng… đã về đây gặp gỡ với Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam… Ngôi nhà phía sau ga, bây giờ cỏ mọc đầy vườn và ngập lối đi. May mắn cho nhà văn Thạch Lam, được thị trấn đặt tên đường, và cảm ơn bà con Cẩm Giàng dành con đường này để bán thị chín để có mùi thơm mùa thu như để tri ân nhà văn sinh ra và lớn lên ở Cẩm Giàng.
Không hiểu sao nền văn học nước nhà, từ trước năm 1945 kéo dài hết thế kỷ 20, những văn tài đều nghèo túng và thường yểu mệnh. Thạch Lam, rồi Vũ Trọng Phụng, nhạc sĩ Đặng Thế Phong cũng chịu số phận ngắn ngủi. Hàn Mặc Tử thì quá thương tâm. Sau này có vợ chồng Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh. Vì sao hỡi trời...!
Mùa thu của Việt Nam cũng là mùa lịch sử của cả dân tộc. Mùa thu của Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở đầu giai đoạn hào hùng nhất của dân tộc. Tuy phải vượt qua 9 năm chống Pháp, 20 năm đánh Mỹ ác liệt, nhưng rồi vinh quang Việt Nam, rạng ngời hơn bao giờ hết. Đi giữa mùa thu hôm nay, lòng tôi bồi hồi như thời trai trẻ. Dòng Hương và đêm trăng Huế đẹp đến mê hồn đứng ngắm không bao giờ chán.
Đành rằng trăng thu thì ở đâu trên Tổ quốc ta đều đẹp lộng lẫy. Nhưng nhiều người đã thừa nhận: chỉ có ở Hà Nội và Huế, trăng thu mới đẹp đến kỳ ảo. Ngồi ở một góc Thành nội đường Lê Huân, trên thảm cỏ sạch được cắt xén tươm tất để mừng đại lễ. Trăng lên từ phía cầu Trường Tiền, một vầng vàng tinh khiết di động không vội vàng, để cho tất cả kinh thành được ngắm dung nhan của chị Hằng.
Và một năm thời kỳ đất nước bắt đầu đổi mới, chúng tôi cũng có một đêm mùa thu bên Hồ Tây nhìn qua chòi Ngắm Sóng. Đúng cái cảnh trên một trăng dưới một trăng mà danh sĩ Phạm Cự Lượng đã tả trong Tây Hồ Phú thời Tây Sơn chiến thắng quét sạch hơn 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi.
Nguyễn Văn Phương thời còn sống, có một đêm chàng uống một lúc mấy chén rượu nhìn trăng tỏa sáng lầu Ngũ Phụng mà thốt lên: “Bạn bè ơi, nếu Phương chết đêm nay, thì vô cùng hoan mãn và chôn cho tôi thật nhiều trăng nhé…”.
- Ừ, thì uống hết chai này rồi chết; có điều, có bao nhiêu trăng trên thế gian này, thi sĩ họ Hàn may áo, may chăn và liệm cho chàng hết rồi. Chúng tôi bàn thảo tranh luận sôi nổi về trăng, về cảm nhận mùa thu, về các thi thánh, thi tiên, thi tửu đông tây kim cổ và nhà thơ Tản Đà của Việt Nam. Tản Đà là thi sĩ ham chơi và đi nhiều, nhất là về mùa thu. Ông đã tự vận mình trước thiên hạ: “Trời sinh ra bác Tản Đà/ Quê hương thì có cửa nhà thì không”. Những thi nhân kế tiếp là Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh, Chế Lan Viên… Những cây đàn muôn điệu của nền thi ca Việt Nam, cảm nhận về mùa thu, về trăng, về đất nước mà có những thi phẩm để lại cho đời.
Đi giữa mùa thu, mùa trăng hôm nay. Vui mừng và canh cánh trong lòng. Nước biển dâng, khí hậu biến đổi, môi trường đang có những vấn đề làm ảnh hưởng đến con sông, ngọn núi linh thiêng và kỳ ảo của đất nước. Nào núi Bài Thơ, rồi nàng Tô Thị và đệ nhất Hương Sơn mà Chu Mạnh Trinh đã để lại tuyệt bút.
“Kìa non non nước nước mây mây
Đệ nhất động rằng đây có phải
Thỏ thẻ rừng Mai chim cùng trái
Nhởn nhơ khe Yến cá nghe kinh
Nhác trông lên ai khéo vẽ hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”
Đẹp biết bao những Yên Tử, Bà Nà, Thiên An, Sa Pa, Tam Đảo của Việt Nam. Của mùa thu trăng tròn như vàng mười huyền ảo đất trời Việt Nam... để có Hoàng Giác, Đặng Thế Phong, Văn Cao, Trịnh Công Sơn trong nhạc; Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hồ Dzếnh... trong thơ; Nguyễn Phan Chánh trong họa.
Thu đến, thu đi rồi thu lại về. Sự luân chuyển là của trời đất sắp đặt tự bao giờ. Chúng ta đón nhận mùa thu, đón nhận trăng mà cảm nhận, mà gìn giữ, mà sáng tạo... Để mùa thu và trăng muôn triệu lần là bạn là tình yêu, là vĩnh hằng với đất nước và của mọi người chúng ta.
20/4/2017
Nhất Lâm
Theo http://vannghehue.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét