Nhạc sĩ Ngọc Khuê
"Càng nghe Quan họ càng say"
Mùa xuân về, đất trời giao hòa, trăm hoa đua nở khiến lòng
người xao xuyến, bồi hồi. Và thật bâng khuâng biết bao khi được nghe những câu
hát trữ tình, sâu lắng, dạt dào cảm xúc “Càng nghe Quan họ càng say/ Càng nghe,
anh lại càng yêu/ Nỗi niềm trăm thương ngàn nhớ/ Bèo dạt mây trôi về đâu” trong
ca khúc “Càng nghe Quan họ càng say” (phỏng thơ Nguyễn Văn Giàng) của nhạc sĩ
Ngọc Khuê - tác giả của nhiều ca khúc về mùa xuân được nhiều thế hệ bạn yêu nhạc
yêu thích.
“Sao mà yêu Bắc Ninh đến thế!”
Nhạc sĩ Ngọc Khuê không phải người con của quê hương Bắc Ninh (quê ông ở huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội), nhưng trong nhiều lần trò chuyện cùng tôi ông đã thốt lên rằng: “Sao mà yêu Bắc Ninh đến thế!”. Một lời cảm thán thật “dễ thương”, ấp ủ biết bao tình cảm, sự yêu mến của người nhạc sĩ xứ Đoài với con người, văn hóa và vùng đất Bắc Ninh yêu mến.
Thực ra, nhạc sĩ Ngọc Khuê đã “đến” Bắc Ninh qua những câu chuyện của người bạn thời còn là lính pháo cao xạ bảo vệ cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) vào những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Bởi, Trung đoàn 228 Hàm Rồng khi ấy rất đông chiến sĩ là con em Bắc Ninh, Bắc Giang. Khi cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc đang bước vào giai đoạn ác liệt, với những người lính trực tiếp cầm súng thì ranh giới giữa sự sống và cái chết quá đỗi mong manh. Vì thế, để vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, vững tin, bền chí, cầm chắc cây súng bảo vệ bầu trời xứ Thanh, những người lính trẻ đã thường xuyên trò chuyện, giới thiệu cho nhau biết những nét văn hóa đặc sắc của vùng quê mình, trong đó có những chiến sĩ đã hát Quan họ rất hay. Để rồi sau này khi hòa bình lập lại, Hội Cựu chiến binh Trung đoàn 228 Hàm Rồng thường xuyên tổ chức gặp mặt tại Bắc Ninh, để tiện cho anh em từ Hà Nội lên và Bắc Giang xuống. Và tất nhiên mỗi lần gặp nhau như thế những làn điệu dân ca Quan họ mượt mà, đằm thắm lại vang lên để mỗi người đều khắc khoải, ghi nhớ về một thời đạn bom đã qua.
Nhạc sĩ Ngọc Khuê không phải người con của quê hương Bắc Ninh (quê ông ở huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội), nhưng trong nhiều lần trò chuyện cùng tôi ông đã thốt lên rằng: “Sao mà yêu Bắc Ninh đến thế!”. Một lời cảm thán thật “dễ thương”, ấp ủ biết bao tình cảm, sự yêu mến của người nhạc sĩ xứ Đoài với con người, văn hóa và vùng đất Bắc Ninh yêu mến.
Thực ra, nhạc sĩ Ngọc Khuê đã “đến” Bắc Ninh qua những câu chuyện của người bạn thời còn là lính pháo cao xạ bảo vệ cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) vào những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Bởi, Trung đoàn 228 Hàm Rồng khi ấy rất đông chiến sĩ là con em Bắc Ninh, Bắc Giang. Khi cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc đang bước vào giai đoạn ác liệt, với những người lính trực tiếp cầm súng thì ranh giới giữa sự sống và cái chết quá đỗi mong manh. Vì thế, để vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, vững tin, bền chí, cầm chắc cây súng bảo vệ bầu trời xứ Thanh, những người lính trẻ đã thường xuyên trò chuyện, giới thiệu cho nhau biết những nét văn hóa đặc sắc của vùng quê mình, trong đó có những chiến sĩ đã hát Quan họ rất hay. Để rồi sau này khi hòa bình lập lại, Hội Cựu chiến binh Trung đoàn 228 Hàm Rồng thường xuyên tổ chức gặp mặt tại Bắc Ninh, để tiện cho anh em từ Hà Nội lên và Bắc Giang xuống. Và tất nhiên mỗi lần gặp nhau như thế những làn điệu dân ca Quan họ mượt mà, đằm thắm lại vang lên để mỗi người đều khắc khoải, ghi nhớ về một thời đạn bom đã qua.
Nhạc sĩ Ngọc Khuê và tác giả thơ Nguyễn Văn Giàng.
Cứ thế tình yêu của nhạc sĩ Ngọc Khuê với dân ca Quan họ lớn dần và với tài
năng thiên bẩm cùng tâm hồn nhạy bén của mình, ông đã sáng tác nhiều ca khúc về
miền Quan họ qua nhiều năm tháng như: “Anh lính Công binh trên miền Quan họ”,
“Quan họ mở đường”, “Trận địa chào người Quan họ”, “Dòng sông Thương ai qua mà
không nhớ”… Trong đó, nhạc sĩ còn rất ấn tượng với bài hát có cái tên “khô cứng”
“Anh lính Công binh trên miền Quan họ” viết cho đơn vị Công binh Phòng không -
Không quân nhưng lại hết sức lãng mạn. Bài hát đã viết từ rất lâu, nhưng vẫn được
các đơn vị của Bộ đội Công binh yêu thích và thường xuyên ca hát trong những hội
diễn của Quân chủng. Bài hát với lời ca đẹp, ngập tràn sắc xuân: “Em rủ ta về hội,
mùa Xuân chắc là câu hát một năm gói vào lãng quên, chiều nay giọt mưa bỗng nhắc/ Đưa
anh về miền tre trúc/ Em là một thoáng sông xưa/ Tay lấm mồ hôi ướt đẫm, thánh
thót giọt mưa Quan họ/ Ta buộc mảnh trăng đầu tháng vào sông như một mái
chèo/ Ngược đêm tới miền Quan họ, cố chèo về phía thương yêu/ Thôi đừng rủ ta, em
đừng rủ ta hát tình yêu xưa vẫn ít lời/ Cánh lính tụi này vẫn thế, sông Cầu ngả
nón ra ngồi…”.
Đặc biệt gần đây nhất bài hát “Càng nghe Quan họ càng say” của ông đã được Hội đồng Chung khảo cuộc vận động sáng tác mẫu biểu trưng và ca khúc về thành phố Bắc Ninh lựa chọn là một trong những tác phẩm âm nhạc xuất sắc nhất. Đây là cuộc vận động có quy mô lớn do UBND thành phố Bắc Ninh tổ chức và đã quy tụ được nhiều cây bút ở trong và ngoài tỉnh tham gia. Chia sẻ về ca khúc có lời ca trong trẻo, tha thiết này, nhạc sĩ Ngọc Khuê cho biết, trước đây ông chơi rất thân với cố hoạ sĩ người Bắc Ninh, Hoàng Hồng Cẩm (Họa sĩ từng công tác tại Tạp chí Âm nhạc, Hội Nhạc sĩ Việt Nam). “Đến nhà ông chơi chỉ có rượu, tranh và Quan họ. Ông có thể hát tối ngày mà toàn Quan họ cổ, mình uống một chút mà cũng đã say, càng nghe ông hát lại càng say, mà ông hát có hay mấy đâu mà sao say đến thế. Vậy là ý tưởng “Càng nghe Quan họ càng say” ra đời từ đó. Rồi tôi bất ngờ đọc được bài thơ của nhà thơ Nguyễn Văn Giàng, người quê huyện Lương Tài, đang công tác tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Và thế là tôi đã trích một số câu thơ trong bài thơ của nhà thơ để làm thành ca khúc này”, nhạc sĩ Ngọc Khuê nhớ lại.
Đặc biệt gần đây nhất bài hát “Càng nghe Quan họ càng say” của ông đã được Hội đồng Chung khảo cuộc vận động sáng tác mẫu biểu trưng và ca khúc về thành phố Bắc Ninh lựa chọn là một trong những tác phẩm âm nhạc xuất sắc nhất. Đây là cuộc vận động có quy mô lớn do UBND thành phố Bắc Ninh tổ chức và đã quy tụ được nhiều cây bút ở trong và ngoài tỉnh tham gia. Chia sẻ về ca khúc có lời ca trong trẻo, tha thiết này, nhạc sĩ Ngọc Khuê cho biết, trước đây ông chơi rất thân với cố hoạ sĩ người Bắc Ninh, Hoàng Hồng Cẩm (Họa sĩ từng công tác tại Tạp chí Âm nhạc, Hội Nhạc sĩ Việt Nam). “Đến nhà ông chơi chỉ có rượu, tranh và Quan họ. Ông có thể hát tối ngày mà toàn Quan họ cổ, mình uống một chút mà cũng đã say, càng nghe ông hát lại càng say, mà ông hát có hay mấy đâu mà sao say đến thế. Vậy là ý tưởng “Càng nghe Quan họ càng say” ra đời từ đó. Rồi tôi bất ngờ đọc được bài thơ của nhà thơ Nguyễn Văn Giàng, người quê huyện Lương Tài, đang công tác tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Và thế là tôi đã trích một số câu thơ trong bài thơ của nhà thơ để làm thành ca khúc này”, nhạc sĩ Ngọc Khuê nhớ lại.
Nhạc sĩ của những ca khúc về mùa xuân
Nhiều người gọi Ngọc Khuê là nhạc sĩ của những ca khúc về mùa xuân khi ông nổi lên như một “thương hiệu”, là tác giả của những ca từ và giai điệu da diết về mùa được coi là đẹp nhất trong năm. Nhưng ông chỉ khiêm tốn nhận mình là người có duyên và được trời phú cho một vài ca khúc về mùa xuân rồi may mắn được công chúng biết đến. Chia sẻ cảm xúc về mùa xuân, nhạc sĩ Ngọc Khuê cho biết: “Đây là mùa thật kỳ diệu, với tâm hồn người nhạc sĩ thì với thời gian, những khúc ca xuân sẽ còn xanh tươi mãi! Cũng như đất trời vậy, nhìn hàng cây rưng rưng nhựa sống, nhìn nụ hoa căng tràn sức nở, nhìn những khuôn mặt xinh tươi rạng rỡ… là ta biết xuân về! Không biết tự bao giờ, mỗi lần mùa xuân gõ cửa là tâm hồn của biết bao người lại rung lên những cảm xúc lạ lùng. Mùa của những khoảnh khắc ý nghĩa, những phút giây đoàn tụ, những hoan ca, những ước vọng, mùa của tiếng thì thầm chồi non, lộc biếc... Chả thế mà cố thi sĩ Xuân Diệu đã phải thốt lên rằng: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”!. Trước những cảm xúc ấy, những khúc ca của tôi đã ra đời, và tôi luôn mong muốn rằng, những khúc ca ấy mãi bay bổng cùng sắc trời mùa xuân”.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, ca khúc nổi tiếng “Mùa xuân làng lúa, làng hoa” của nhạc sĩ Ngọc Khuê lại vang lên khiến mỗi người trong chúng ta lại cảm thấy tươi mới và yêu đời hơn. Đây là ca khúc được ông sáng tác dịp giáp Tết năm 1980 (tức là đã 40 năm rồi) trong một lần đi thăm nhà người bạn ở làng hoa Nghi Tàm, khi qua làng Xuân La, Xuân Đỉnh, và ông cảm nhận được hương lúa ngào ngạt, một cái nhìn khác về Hà Nội.Trước khung cảnh đẹp, thanh bình của phố phường, một Hà Nội đầy đủ hương vị đã thôi thúc nhạc sĩ Ngọc Khuê nảy ra những ca từ đầu tiên: “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người/ Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng/ Sóng lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt…”. Hình ảnh hồ Tây một bên là lúa, một bên là hoa vừa thơ mộng, vừa thể hiện cuộc sống của người dân Hà Nội khi đó đang trên đà phát triển. Hơn nữa, lúa và hoa là hai phạm trù thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân không thể tách rời.
Nối tiếp tinh thần của những ca khúc xuân, gần đây nhạc sĩ Ngọc Khuê lại cho ra đời “đứa con tinh thần” “Biên cương âm vang lời Bác”. Ca khúc này đã xuất sắc nhận Giải B (không có giải A) trong Cuộc vận động sáng tác ca khúc về biên giới, biển, đảo và BĐBP chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống BĐBP (3/3/1959 - 3/3/2019) và 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2019). Khi biết có cuộc vận động này, ông đã suy nghĩ về một ca khúc viết về tình cảm, ý chí và nguyện vọng của chiến sĩ Biên phòng với Bác Hồ - Người Cha kính yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng mới khi mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ đã nhớ đến lời Bác căn dặn cán bộ và chiến sĩ Biên phòng trong cuộc gặp mặt của Bác với các chiến sĩ Công an Nhân dân Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) và các chiến sĩ Cảnh vệ Tết Kỷ Dậu, năm 1969: “Làm Công an Nhân dân thì phải làm cho dân tin, dân yêu, dân ủng hộ. Có dựa vào nhân dân thì Công an Nhân dân mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nếu trong công tác Công an Nhân dân, các cô các chú được dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô các chú thành công!”.
Trong những ngày cuối năm 2019, nhạc sĩ Ngọc Khuê lại được đón tin vui khi ca khúc “Tả thanh thiên” (Viết lên trời xanh) của ông được giải Ba (không có giải Nhất) giải thưởng âm nhạc sáng tác về Hà Nội của Hội Âm nhạc Hà Nội nhân kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019). Liên tiếp nhận những giải thưởng âm nhạc khi đã bước vào lứa tuổi “xưa nay hiếm”, nhiều bạn bè yêu mến ông đã nói: “Tháp Bút sừng sững giữa lòng Thủ đô, là một biểu tượng của thành phố ngàn năm văn hiến, mà bao năm nay giờ mới đc vang lên thành bài hát. Viết lên trời xanh bao điều ký diệu cho đất nước để đến hôm nay con dân nước Việt lại tiếp tục viết nên trang sử hào hùng của dân tộc. Viết lên trời xanh, viết nên tình yêu, viết nên niềm tin Tổ quốc muôn đời!”
Đất nước đang bước vào một mùa xuân mới, với tràn đầy niềm tin và hy vọng vào tương lai, vận mệnh của dân tộc, vào sự giàu sang, phú quý của mỗi người, mỗi nhà. Song hành cùng dòng chảy thời gian và ký ức ấy, có một phần đóng góp của âm nhạc. Và đương nhiên rồi, “Mùa xuân làng lúa, làng hoa”, “Biên cương âm vang lời Bác”, “Tả thanh thiên” và cả “Càng yêu Quan họ càng say” vẫn cứ vang lên đầy tự hào và thắm thiết. Tin rằng, bằng tình yêu và sự cống hiến không biết mệt mỏi, nhạc sĩ Ngọc Khuê sẽ còn tiếp tục cho ra mắt công chúng những ca khúc về mùa xuân, đặc biệt là những ca khúc về mùa xuân trên quê hương Kinh Bắc đang ngày càng hội nhập, phát triển nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa vốn có từ ngàn đời nay.
Nhiều người gọi Ngọc Khuê là nhạc sĩ của những ca khúc về mùa xuân khi ông nổi lên như một “thương hiệu”, là tác giả của những ca từ và giai điệu da diết về mùa được coi là đẹp nhất trong năm. Nhưng ông chỉ khiêm tốn nhận mình là người có duyên và được trời phú cho một vài ca khúc về mùa xuân rồi may mắn được công chúng biết đến. Chia sẻ cảm xúc về mùa xuân, nhạc sĩ Ngọc Khuê cho biết: “Đây là mùa thật kỳ diệu, với tâm hồn người nhạc sĩ thì với thời gian, những khúc ca xuân sẽ còn xanh tươi mãi! Cũng như đất trời vậy, nhìn hàng cây rưng rưng nhựa sống, nhìn nụ hoa căng tràn sức nở, nhìn những khuôn mặt xinh tươi rạng rỡ… là ta biết xuân về! Không biết tự bao giờ, mỗi lần mùa xuân gõ cửa là tâm hồn của biết bao người lại rung lên những cảm xúc lạ lùng. Mùa của những khoảnh khắc ý nghĩa, những phút giây đoàn tụ, những hoan ca, những ước vọng, mùa của tiếng thì thầm chồi non, lộc biếc... Chả thế mà cố thi sĩ Xuân Diệu đã phải thốt lên rằng: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”!. Trước những cảm xúc ấy, những khúc ca của tôi đã ra đời, và tôi luôn mong muốn rằng, những khúc ca ấy mãi bay bổng cùng sắc trời mùa xuân”.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, ca khúc nổi tiếng “Mùa xuân làng lúa, làng hoa” của nhạc sĩ Ngọc Khuê lại vang lên khiến mỗi người trong chúng ta lại cảm thấy tươi mới và yêu đời hơn. Đây là ca khúc được ông sáng tác dịp giáp Tết năm 1980 (tức là đã 40 năm rồi) trong một lần đi thăm nhà người bạn ở làng hoa Nghi Tàm, khi qua làng Xuân La, Xuân Đỉnh, và ông cảm nhận được hương lúa ngào ngạt, một cái nhìn khác về Hà Nội.Trước khung cảnh đẹp, thanh bình của phố phường, một Hà Nội đầy đủ hương vị đã thôi thúc nhạc sĩ Ngọc Khuê nảy ra những ca từ đầu tiên: “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người/ Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng/ Sóng lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt…”. Hình ảnh hồ Tây một bên là lúa, một bên là hoa vừa thơ mộng, vừa thể hiện cuộc sống của người dân Hà Nội khi đó đang trên đà phát triển. Hơn nữa, lúa và hoa là hai phạm trù thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân không thể tách rời.
Nối tiếp tinh thần của những ca khúc xuân, gần đây nhạc sĩ Ngọc Khuê lại cho ra đời “đứa con tinh thần” “Biên cương âm vang lời Bác”. Ca khúc này đã xuất sắc nhận Giải B (không có giải A) trong Cuộc vận động sáng tác ca khúc về biên giới, biển, đảo và BĐBP chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống BĐBP (3/3/1959 - 3/3/2019) và 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2019). Khi biết có cuộc vận động này, ông đã suy nghĩ về một ca khúc viết về tình cảm, ý chí và nguyện vọng của chiến sĩ Biên phòng với Bác Hồ - Người Cha kính yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng mới khi mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ đã nhớ đến lời Bác căn dặn cán bộ và chiến sĩ Biên phòng trong cuộc gặp mặt của Bác với các chiến sĩ Công an Nhân dân Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) và các chiến sĩ Cảnh vệ Tết Kỷ Dậu, năm 1969: “Làm Công an Nhân dân thì phải làm cho dân tin, dân yêu, dân ủng hộ. Có dựa vào nhân dân thì Công an Nhân dân mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nếu trong công tác Công an Nhân dân, các cô các chú được dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô các chú thành công!”.
Trong những ngày cuối năm 2019, nhạc sĩ Ngọc Khuê lại được đón tin vui khi ca khúc “Tả thanh thiên” (Viết lên trời xanh) của ông được giải Ba (không có giải Nhất) giải thưởng âm nhạc sáng tác về Hà Nội của Hội Âm nhạc Hà Nội nhân kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019). Liên tiếp nhận những giải thưởng âm nhạc khi đã bước vào lứa tuổi “xưa nay hiếm”, nhiều bạn bè yêu mến ông đã nói: “Tháp Bút sừng sững giữa lòng Thủ đô, là một biểu tượng của thành phố ngàn năm văn hiến, mà bao năm nay giờ mới đc vang lên thành bài hát. Viết lên trời xanh bao điều ký diệu cho đất nước để đến hôm nay con dân nước Việt lại tiếp tục viết nên trang sử hào hùng của dân tộc. Viết lên trời xanh, viết nên tình yêu, viết nên niềm tin Tổ quốc muôn đời!”
Đất nước đang bước vào một mùa xuân mới, với tràn đầy niềm tin và hy vọng vào tương lai, vận mệnh của dân tộc, vào sự giàu sang, phú quý của mỗi người, mỗi nhà. Song hành cùng dòng chảy thời gian và ký ức ấy, có một phần đóng góp của âm nhạc. Và đương nhiên rồi, “Mùa xuân làng lúa, làng hoa”, “Biên cương âm vang lời Bác”, “Tả thanh thiên” và cả “Càng yêu Quan họ càng say” vẫn cứ vang lên đầy tự hào và thắm thiết. Tin rằng, bằng tình yêu và sự cống hiến không biết mệt mỏi, nhạc sĩ Ngọc Khuê sẽ còn tiếp tục cho ra mắt công chúng những ca khúc về mùa xuân, đặc biệt là những ca khúc về mùa xuân trên quê hương Kinh Bắc đang ngày càng hội nhập, phát triển nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa vốn có từ ngàn đời nay.
25/2/2020
Ngô Khiêm
Theo http://www.baobacninh.com.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét