Nhà văn Vita (1910-1956) là một trường hợp khá hiếm gặp trong làng cầm bút trước năm 1945. Chỉ với tập truyện dài đầu tay “Mây ngàn”, nhà văn đã sớm gây dư luận tốt trên văn đàn. Đỗ Cử nhân Văn chương tại Pháp, về nước (1933), ông vừa dạy tư tại Sài Gòn, vừa viết báo, sáng tác và soạn sách giáo khoa. Tác phẩm của Vita gồm có:
+ Tiểu thuyết: Mây ngàn (1936), Nhớ thương (truyện ngắn - 1940), Duyên phù sinh (1942), Suối tình (1946), Những cái bóng (truyện ngắn - 1948), Gió mưa xuân, Nghĩa và Trinh, Ký ức giang hồ, Vang bóng thời xuân, Loạn ly, Tiếng tơ lòng (tập thơ);
+ Sách giáo khoa: Nghị luận luân lý (1953), Mỹ từ pháp (1956).
+ Dịch thuật: Các bài thơ: Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Ông Đồ (Vũ Đình Liên - ký Viên Đình), Đêm thu (Tản Đà), Tình quê (Hàn Mặc Tử) dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp; Le Lac (Lamartine), Sonnet d’Avers (Félix Arvers) từ tiếng Pháp sang tiếng Việt.
Là nhà văn có chân tài, nhưng từ trước đến nay, Vita mang vẫn ít được nhắc đến trong sinh hoạt văn học nước nhà. Nhà văn Vita mất (1956) vì bệnh khi mới 46 tuổi tại Sài Gòn. Đầu thập niên 70, vừa thoát qua tuổi quân dịch, tôi về dạy Việt văn tại Trung học Cờ Đỏ, một quận lỵ xa xôi heo hút cách thành phố Cần Thơ hơn sáu mươi cây số. Hồi ấy không phải soạn giáo án theo sách hướng dẫn như bây giờ, bài giảng dạy cho học trò, giáo viên tự soạn dựa vào khối tài liệu trong tủ sách gia đình của mình - nếu có - và những quyển sách giáo khoa bán tự do ở nhà sách. Những quyển sách Giảng văn, Luận văn, Chính tả Văn phạm bậc trung học sở hữu như sách gối đầu giường của tôi lúc đó đều là của nhà văn, nhà giáo yêu nước Thẩm Thệ Hà (1923-2009).
Qua bộ sách giáo khoa của tác giả uy tín này, tôi hiểu rõ thêm, ngoài những tác giả miền Bắc trong Tư lực Văn đoàn là những nhà văn có tài ở miền Nam như: Bình Nguyên Lộc (1914-1987), Trang Thế Hy (1924-2015), Khổng Dương (1921-1947), Thẩm Thệ Hà, Vita…
Tôi chú ý đến nhà văn có bút danh đặc biệt Vita và những trích đoạn văn trích giảng từ quyển tiểu thuyết “Mây ngàn” của Thẩm Thệ Hà. Vita tên thật là Lê Văn Vị, là bút danh (pen-name) được hình thành bằng cách ghép đảo chữ (anagram) từ tên Vị của ông và tên người vợ là Hà Thị Tâm. Ông sinh ra tại làng Tân Kim (Cần Giuộc), tỉnh Long An trong một gia đình khá giả làm nghề kinh doanh có tới 9 anh em. Cha là Lê Văn Phong có ý muốn con trai kế thừa cha mẹ làm nghề buôn bán trong khiông rất hiếu học, say mê văn chương và tha thiết muốn được ra nước ngoài, tiêu biểu là nước Pháp để học hỏi thêm, mở rộng kiến thức. Do vậy, khi đến tuổi trưởng thành, Lê Văn Vị kiên quyết không chịu kết hôn với con gái của người bạn cha mình vốn là chủ một tiệm kim hoàn và ông vẫn nuôi mộng du học. Nhờ người bạn thân làm nghề thủy thủ giúp đỡ, ông lén cha mẹ lên tàu sang tới được nước Pháp (1929). Trong cuộc hải trình dài lênh đênh trên biển, con tàu ông đi chui lúc ghé qua Châu Phi, lúc bấy giờ nhiều nước còn là thuộc địa của phương Tây. Xúc động khi chứng kiến tận mắt cuộc sống tối tăm khổ nhục của con người nộ lệ, ông sáng tác truyện ngắn “Djibouti di hận” nói về cuộc sống cực khổ của một cô gái da đen Châu Phi. Đến nước Pháp cảnh lạ quê người, buổi đầu gặp không ít khó khăn nhưng Vita được người mẹ hiền từ quê nhà gởi tiền qua giúp đỡ trang trải việc học và sinh hoạt thường nhật. Nhờ vậy, nơi đất khách ông say mê học tập và nghiên cứu văn chương để mong ước mơ cao đẹp trong đời sớm thành hiện thực. Nhưng bất ngờ, mẹ ông qua đời (1931), nguồn tài trợ luồn qua chấm dứt khiến chàng sinh viên hiếu học mê văn phải bắt đầu cuộc sống với bao khó khăn dồn dập để đạt mục đích trong đời. Chật vật để mưu sinh, Vita làm đủ nghề, vừa thêm cảm thông với các sinh viên du học nghèo và người dân lam lũ khốn khổ chết vì đói lạnh trong những năm khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Nhà văn tâm sự: “Trong những phút tĩnh tâm, chạnh nhớ bạn nghèo khốn đốn, chết vì đói lạnh, tác giả cảm thấy bùi ngùi vô hạn. Bỗng nhiên những cảnh tượng đau thương, những mảnh đời vất vả, từ trong ký vãng xa xăm, vụt hiện về ám ảnh”. Tốt nghiệp Cử nhân Văn chương (Licencié-ès-Lettres), về nước (1933), sống tại Sài Gòn, Vita lập gia đình với bà Hà Thị Tâm, một phụ nữ hiền thục đảm đang đã giúp nhà văn yên tâm viết văn và đi dạy học. Đất nước còn lệ thuộc vào thực dân Pháp, với lòng yêu nước và muốn tự do giúp đỡ cho học sinh nghèo, Vita chọn dạy ở các trường tư uy tín như: Huỳnh Khương Ninh, Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Khuê, Les Lauriers,… Dù dạy tiếng Pháp tại trường dân lập ở Sài Gòn - giống như trường Phụ huynh Học sinh của Lương Học Sanh tại Cần Thơ, nơi dạy học của nhà thơ yêu nước Hoài Sơn Ung Ngọc Ky (1920-2001) trong thời chống Mỹ - vốn là vỏ bọc trường học do những nhà giáo yêu nước sáng lập để ông vừa tự do chủ động tính sáng tạo trong chuyên môn, vừa giúp đỡ học sinh và phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước thương dân ở thế hệ mầm xanh của đất nước. Vóc người dáng vẻ thư sinh, mảnh khảnh ốm yếu, Vita vẫn hoạt động năng nổ không ngừng nghỉ: dạy học, viết văn, dịch thuật và cộng tác với các tờ báo tiếng Việt và tiếng Pháp có lập trường lành mạnh và chủ trương đứng đắn ở Sài Gòn: Đuốc Nhà Nam, Sài Thành, Asie Nouvelle, Presse Indochinoise… Trong gia đình, với vợ, ông là người chồng chung thủy và là người cha mẫu mực với năm người con. Ngoài xã hội, Vita là người bạn đàng hoàng trong giao lưu nghề nghiệp với những cây bút nhân cách như: Phi Vân, Sơn Nam, Dương Tử Giang, Thiếu Sơn… Ngoài cuộc đời tận tụy cầm phấn đứng lớp trước học trò với lương tâm một nhà sư phạm chân chính, Vita được nhắc đến trước hết với quyển tiểu thuyết “Mây ngàn”, tác phẩm đầu tay đã làm nên sự nghiệp văn chương của nhà văn. Nhân vật chính của tập truyện là Nguyên và Thu, hai du học sinh trên đất Pháp, lồng trong bối cảnh hiện thực cuộc sống gian nan vất vả của du học sinh các nước và nhân dân lao động nghèo khổ trên đất Pháp vào cuối nửa trước thế kỷ 20. Họ đến Pháp để theo học ngành Luật và Văn chương, mong đem kiến thức giúp đời nhưng khó khăn vật chất bủa vây làm cuộc sống quá cơ cực khiến Nguyên bỏ mình nơi đất khách, Thu trở về gia đình với đôi bàn tay trắng. Với Mây ngàn, Vita không chủ ý xây dựng nội dung cốt truyện bằng những tình tiết éo le, gay cấn, hay cảnh tượng ly kỳ với những cột mốc, thắt nút đỉnh điểm, và mở nút xả lũ để người đọc phải phập phồng căng thẳng theo dõi. Nhà văn Vita viết truyện theo phong cách hiền hòa như mặt nước sông quê ở Nam bộ, chủ yếu nói lên thân phận con người qua mô tả tâm lý đôi khi gián tiếp qua bối cảnh hiện thực trước mắt. Trong Mây ngàn, người đọc không hiếm bắt gặp những đoạn văn tả cảnh thật tinh tế đầy nghệ thuật như đoạn tả núi Alpes trong mùa gió bão, hoặc những đoạn tả tâm trạng nhân vật khéo léo tự nhiên, trong lúc nghèo đói da diết nhớ quê hương. Trong Mây ngàn, với ngòi bút của Vita, ngoại cảnh thiên nhiên dường như là chiếc gương phản chiếu tâm hồn “Cảnh vật chỉ là một tráng thái của tâm hồn“ (Le paysage n’est qu’un état d’âme), để tô đậmtâm lý nhân vật: “Lá cây không ngừng hoạt động. Gợn nhẹ ánh trăng vàng, dòng nước lờ đờ chảy. Cả hai bên bờ sông như đắm đuối say mê. Tâm cảm thấy tơ lòng rung động…”. Tác giả Mây ngàn đặc biệt sử dụng phương pháp tương phản để làm nổi bật tư tưởng chủ đề: “Thản nhiên, Thu thấy hiện ra trước mắt một tốp ăn mày, rách rưới ẩn thỉu kêu cơm rả rích ngày rằm. Trong lúc ấy, có cảnh một đám người quần áo lòe lẹt, cười cười nói nói, xúm xít ngồi xung quanh chiếc mâm đồng dẫy đầy món ngon vật lạ…”. Điểm sáng nổi bật trong Mây ngàn là tình yêu thương đồng loại (humanity/ humanité) thể hiện khăng khít hữu cơ giữa các nhân vật: sự đùm bọc chan hòa giữa Thu và Nguyên, sự sẻ chia đầy tình người của Nguyên với những con người đồng cảnh ngộ như cô gái điếm trong một đêm giá rét, gia đình người Ý với cô gái nghèo Margot,… khiến Mây ngàn trở nên một nốt nhạc trầm mang giai điệu một bài ca đẹp về tính thiện của con người. Ở Mây ngàn của Vita cũng có tình yêu đôi lứa, nhưng với tác giả tình yêu đó còn gắn kết với tình thương. Hẵn tác giả đã nghĩ yêu và thương có song hành thì tình ái yêu đương mới trọn vẹn. Những mảng đời thống khổ, sống lặng lẽ như những chiếc bóng, bó hẹp cuộc đời trong áo cơm mỗi ngày, còn tìm thấy trong các tập truyện ngắn: Những cái bóng, Nhớ thương,… của Vita. Người đọc dễ nhận ra một Sinh, nhà văn sống nghèo khổ không tiền thang thuốc cho vợ con; trong đó Nhạc, bạn Sinh, “kéo gần tàn đời giáo sư bạc bẽo” (Những cái bóng); Đó là con nhỏ Thái Bình mồ côi, sống cơ cực bằng nghề ăn xin (Màn trời chiếu đất); là Thảo lỡ dở tình duyên với Ngỡi vì sự ngăn cản của gia đình;… Trong tập truyện Nhớ thương, người đọc cũng bắt gặp những mẫu truyện cùng chủ đề, xây dựng với những nhân vật nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội. Nhưng ở tác phẩm này, tình yêu có thể nẩy nở do lòng thương hại. Đó là chuyện tình của kẻ khốn đốn tật nguyền (Kỷ niệm xuân) hay là ở một người què (Một tâm hồn). Văn phong Vita đượm nét Nam bộ, với cách viết nhẹ ngàng, không trau chuốt tỉa gọt, mà màu sắc địa phương và từ ngữ có chọn lọc. Có người coi truyện của Vita gần gũi với nhà văn Trang Thế Hy ở điểm cả hai cùng thể hiện sự quan tâm đến “nỗi đau lớn của số đông thầm lặng”. Cũng có người viết bài nhận xét muốn so sánh, đã coi nhà văn Vita thiên về tình cảm nên truyện của ông được sáng tác bằng lối văn nhẹ nhàng, tự nhiên; còn nhà văn hiện thực Nguyễn Công Hoan (1903-1977) thiên về lý trí vàxét đoán nên văn phong của tác giả Kép Tư Bền giàu tính phê phán, ngôn từ thể hiện vẻ thạo đời hơn. Ngoài những tập truyện, Vita ở vị trí một nhà sư phạm đã soạn sách giáo khoa: Nghị luận luân lý, Mỹ từ pháp cho học sinh, chứng tỏ sự quan tâm của nhà văn với thế hệ tương lai của đất nước. Vốn mê sách nên tôi đã tìm mua được những tác phẩm của Vita để trang bị cho tủ sách văn học gia đình. Quyển “Mỹ từ pháp” (Rhetoric) còn gọi là Tu từ hay Từ hoa của Vita được viết khá đầy đủ, có thể xem là độc đáo. Mỹ từ pháp là phương pháp dùng lời hay, ý đẹp để viết văn hoặc làm thơ, sao cho tác phẩm có giá trị, thuyết phục được người đọc. Ví dụ: phép: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, biền ngẫu… rất thường gặp trong những tác phẩm kinh điển ở nhà trường như: Truyện Thúy Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâmkhúc và thơ Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên… Trước ngày thống nhất đất nước, Mây ngàn của nhà văn Vita được tái bản đến lần thứ tư (1966). Đó là chưa nói đến Mây ngàn đã được công chúng văn học đánh giá cao và nhiều ý kiến phê bình khen ngợi khi tác phẩm vừa có mặt trên văn đàn và những trích đoạn để giảng dạy cho học sinh trong sách giáo khoa. Nhận định về nhà văn Vita, mà biểu tượng chân dung gần gũi nhất của ông là tác phẩm Mây ngàn, từ giáo sư đại học đến nhà văn, nhà phê bình đã có nhiều ý kiến tích cực. Nhà văn - GS. Nguyễn Văn Trung (1) cho rằng, sở dĩ một nhà văn có tài như Vita và một số nhà văn phía Nam chưa được nhắc nhiều hoặc bị lãng quên không phải họ không có khả năng sáng tác mà do một lý do đặc biệt. Đó là hạn chế ở độc giả và bản thân người cầm bút Nam bộ. Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử, họ sống văn chương hơn là làmvăn học: đa phần do thói quen, họ thích đọc nhưng ít chịu ghi chép và hệ thống tư liệu cũng như không chịu phát huy óc phê phán và in thành sách!. Dù trong Từ điển Văn học, xuất bản năm 2004, của nhà xuất bản Thế Giới không thấy nhắc đến Vita, nhưng nhà văn Phi Vân (1917-1977) (2) đã nhận xét xác đáng “Vita là một nhà văn của thống khổ. Những tác phẩm của ông đủ làm cho ta được hài lòng khi đã nhàm tai với các loại tiểu thuyết nhảm nhí khác”. Nhà phê bình Thiếu Sơn (1908-1978) (3), cũng đã tỏ ra rất chí lý chí tình khi chia sẻ: “Đọc lại Mây ngàn, tôi tha thiết nhớ tới anh, nhớ anh là một người nhiều tình cảm, lúc nào cũng lo nghĩtới gia đình, tận tụy với vợ con, trung thành với bè bạn và luôn về phe những người nghèo khổ đói rách”. Hôm nay, độc giả đọc lại Mây ngàn để ngậm ngùi trân trọng Vita - một nhà văn chân chính, có tài và nhân hậu, không chỉ là một nhà văn chỉ vang bóng thời xuân đã hiện hữu lạnh lùng như một vì sao cô độc trong nền văn học nước nhà. Ta ước mong sao trong một xã hội vô cảm, đầy bạo lực mà tình thương và đạo nghĩa thường đi vắng, sẽ có được những tácphẩm đầy tính nhân văn cao đẹp như Mây ngàn cho người đọc.
Chú thích:
(1) GS. Nguyễn Văn Trung (sinh năm 1930), Đại học Sài Gòn (trước 1975) và Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) nhà văn, nhà báo, tác giả rất nhiều sách giáo khoa, biên khảo và nhận định: Nhận định (6 tập), Luận lý học, Đạo đức học; Tinh thần dân tộc, Ngôn ngữ và thân xác…
(2) Nhà văn Phi Vân tên thật Lâm Thế Nhơn, giải thưởng văn chương của Hội Khuyến học Cần Thơ (1943). Tác phẩm: Đồng quê (192), Cô gái quê, Tình quê (1949), Nhà quê trong khói lửa (1950)… có tên bộ Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan).
(3) Nhà phê bình Thiếu Sơn tên thật là Lê Sĩ Quý, nổi tiếng từ thời tiền chiến.
+ Tiểu thuyết: Mây ngàn (1936), Nhớ thương (truyện ngắn - 1940), Duyên phù sinh (1942), Suối tình (1946), Những cái bóng (truyện ngắn - 1948), Gió mưa xuân, Nghĩa và Trinh, Ký ức giang hồ, Vang bóng thời xuân, Loạn ly, Tiếng tơ lòng (tập thơ);
+ Sách giáo khoa: Nghị luận luân lý (1953), Mỹ từ pháp (1956).
+ Dịch thuật: Các bài thơ: Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Ông Đồ (Vũ Đình Liên - ký Viên Đình), Đêm thu (Tản Đà), Tình quê (Hàn Mặc Tử) dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp; Le Lac (Lamartine), Sonnet d’Avers (Félix Arvers) từ tiếng Pháp sang tiếng Việt.
Là nhà văn có chân tài, nhưng từ trước đến nay, Vita mang vẫn ít được nhắc đến trong sinh hoạt văn học nước nhà. Nhà văn Vita mất (1956) vì bệnh khi mới 46 tuổi tại Sài Gòn. Đầu thập niên 70, vừa thoát qua tuổi quân dịch, tôi về dạy Việt văn tại Trung học Cờ Đỏ, một quận lỵ xa xôi heo hút cách thành phố Cần Thơ hơn sáu mươi cây số. Hồi ấy không phải soạn giáo án theo sách hướng dẫn như bây giờ, bài giảng dạy cho học trò, giáo viên tự soạn dựa vào khối tài liệu trong tủ sách gia đình của mình - nếu có - và những quyển sách giáo khoa bán tự do ở nhà sách. Những quyển sách Giảng văn, Luận văn, Chính tả Văn phạm bậc trung học sở hữu như sách gối đầu giường của tôi lúc đó đều là của nhà văn, nhà giáo yêu nước Thẩm Thệ Hà (1923-2009).
Qua bộ sách giáo khoa của tác giả uy tín này, tôi hiểu rõ thêm, ngoài những tác giả miền Bắc trong Tư lực Văn đoàn là những nhà văn có tài ở miền Nam như: Bình Nguyên Lộc (1914-1987), Trang Thế Hy (1924-2015), Khổng Dương (1921-1947), Thẩm Thệ Hà, Vita…
Tôi chú ý đến nhà văn có bút danh đặc biệt Vita và những trích đoạn văn trích giảng từ quyển tiểu thuyết “Mây ngàn” của Thẩm Thệ Hà. Vita tên thật là Lê Văn Vị, là bút danh (pen-name) được hình thành bằng cách ghép đảo chữ (anagram) từ tên Vị của ông và tên người vợ là Hà Thị Tâm. Ông sinh ra tại làng Tân Kim (Cần Giuộc), tỉnh Long An trong một gia đình khá giả làm nghề kinh doanh có tới 9 anh em. Cha là Lê Văn Phong có ý muốn con trai kế thừa cha mẹ làm nghề buôn bán trong khiông rất hiếu học, say mê văn chương và tha thiết muốn được ra nước ngoài, tiêu biểu là nước Pháp để học hỏi thêm, mở rộng kiến thức. Do vậy, khi đến tuổi trưởng thành, Lê Văn Vị kiên quyết không chịu kết hôn với con gái của người bạn cha mình vốn là chủ một tiệm kim hoàn và ông vẫn nuôi mộng du học. Nhờ người bạn thân làm nghề thủy thủ giúp đỡ, ông lén cha mẹ lên tàu sang tới được nước Pháp (1929). Trong cuộc hải trình dài lênh đênh trên biển, con tàu ông đi chui lúc ghé qua Châu Phi, lúc bấy giờ nhiều nước còn là thuộc địa của phương Tây. Xúc động khi chứng kiến tận mắt cuộc sống tối tăm khổ nhục của con người nộ lệ, ông sáng tác truyện ngắn “Djibouti di hận” nói về cuộc sống cực khổ của một cô gái da đen Châu Phi. Đến nước Pháp cảnh lạ quê người, buổi đầu gặp không ít khó khăn nhưng Vita được người mẹ hiền từ quê nhà gởi tiền qua giúp đỡ trang trải việc học và sinh hoạt thường nhật. Nhờ vậy, nơi đất khách ông say mê học tập và nghiên cứu văn chương để mong ước mơ cao đẹp trong đời sớm thành hiện thực. Nhưng bất ngờ, mẹ ông qua đời (1931), nguồn tài trợ luồn qua chấm dứt khiến chàng sinh viên hiếu học mê văn phải bắt đầu cuộc sống với bao khó khăn dồn dập để đạt mục đích trong đời. Chật vật để mưu sinh, Vita làm đủ nghề, vừa thêm cảm thông với các sinh viên du học nghèo và người dân lam lũ khốn khổ chết vì đói lạnh trong những năm khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Nhà văn tâm sự: “Trong những phút tĩnh tâm, chạnh nhớ bạn nghèo khốn đốn, chết vì đói lạnh, tác giả cảm thấy bùi ngùi vô hạn. Bỗng nhiên những cảnh tượng đau thương, những mảnh đời vất vả, từ trong ký vãng xa xăm, vụt hiện về ám ảnh”. Tốt nghiệp Cử nhân Văn chương (Licencié-ès-Lettres), về nước (1933), sống tại Sài Gòn, Vita lập gia đình với bà Hà Thị Tâm, một phụ nữ hiền thục đảm đang đã giúp nhà văn yên tâm viết văn và đi dạy học. Đất nước còn lệ thuộc vào thực dân Pháp, với lòng yêu nước và muốn tự do giúp đỡ cho học sinh nghèo, Vita chọn dạy ở các trường tư uy tín như: Huỳnh Khương Ninh, Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Khuê, Les Lauriers,… Dù dạy tiếng Pháp tại trường dân lập ở Sài Gòn - giống như trường Phụ huynh Học sinh của Lương Học Sanh tại Cần Thơ, nơi dạy học của nhà thơ yêu nước Hoài Sơn Ung Ngọc Ky (1920-2001) trong thời chống Mỹ - vốn là vỏ bọc trường học do những nhà giáo yêu nước sáng lập để ông vừa tự do chủ động tính sáng tạo trong chuyên môn, vừa giúp đỡ học sinh và phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước thương dân ở thế hệ mầm xanh của đất nước. Vóc người dáng vẻ thư sinh, mảnh khảnh ốm yếu, Vita vẫn hoạt động năng nổ không ngừng nghỉ: dạy học, viết văn, dịch thuật và cộng tác với các tờ báo tiếng Việt và tiếng Pháp có lập trường lành mạnh và chủ trương đứng đắn ở Sài Gòn: Đuốc Nhà Nam, Sài Thành, Asie Nouvelle, Presse Indochinoise… Trong gia đình, với vợ, ông là người chồng chung thủy và là người cha mẫu mực với năm người con. Ngoài xã hội, Vita là người bạn đàng hoàng trong giao lưu nghề nghiệp với những cây bút nhân cách như: Phi Vân, Sơn Nam, Dương Tử Giang, Thiếu Sơn… Ngoài cuộc đời tận tụy cầm phấn đứng lớp trước học trò với lương tâm một nhà sư phạm chân chính, Vita được nhắc đến trước hết với quyển tiểu thuyết “Mây ngàn”, tác phẩm đầu tay đã làm nên sự nghiệp văn chương của nhà văn. Nhân vật chính của tập truyện là Nguyên và Thu, hai du học sinh trên đất Pháp, lồng trong bối cảnh hiện thực cuộc sống gian nan vất vả của du học sinh các nước và nhân dân lao động nghèo khổ trên đất Pháp vào cuối nửa trước thế kỷ 20. Họ đến Pháp để theo học ngành Luật và Văn chương, mong đem kiến thức giúp đời nhưng khó khăn vật chất bủa vây làm cuộc sống quá cơ cực khiến Nguyên bỏ mình nơi đất khách, Thu trở về gia đình với đôi bàn tay trắng. Với Mây ngàn, Vita không chủ ý xây dựng nội dung cốt truyện bằng những tình tiết éo le, gay cấn, hay cảnh tượng ly kỳ với những cột mốc, thắt nút đỉnh điểm, và mở nút xả lũ để người đọc phải phập phồng căng thẳng theo dõi. Nhà văn Vita viết truyện theo phong cách hiền hòa như mặt nước sông quê ở Nam bộ, chủ yếu nói lên thân phận con người qua mô tả tâm lý đôi khi gián tiếp qua bối cảnh hiện thực trước mắt. Trong Mây ngàn, người đọc không hiếm bắt gặp những đoạn văn tả cảnh thật tinh tế đầy nghệ thuật như đoạn tả núi Alpes trong mùa gió bão, hoặc những đoạn tả tâm trạng nhân vật khéo léo tự nhiên, trong lúc nghèo đói da diết nhớ quê hương. Trong Mây ngàn, với ngòi bút của Vita, ngoại cảnh thiên nhiên dường như là chiếc gương phản chiếu tâm hồn “Cảnh vật chỉ là một tráng thái của tâm hồn“ (Le paysage n’est qu’un état d’âme), để tô đậmtâm lý nhân vật: “Lá cây không ngừng hoạt động. Gợn nhẹ ánh trăng vàng, dòng nước lờ đờ chảy. Cả hai bên bờ sông như đắm đuối say mê. Tâm cảm thấy tơ lòng rung động…”. Tác giả Mây ngàn đặc biệt sử dụng phương pháp tương phản để làm nổi bật tư tưởng chủ đề: “Thản nhiên, Thu thấy hiện ra trước mắt một tốp ăn mày, rách rưới ẩn thỉu kêu cơm rả rích ngày rằm. Trong lúc ấy, có cảnh một đám người quần áo lòe lẹt, cười cười nói nói, xúm xít ngồi xung quanh chiếc mâm đồng dẫy đầy món ngon vật lạ…”. Điểm sáng nổi bật trong Mây ngàn là tình yêu thương đồng loại (humanity/ humanité) thể hiện khăng khít hữu cơ giữa các nhân vật: sự đùm bọc chan hòa giữa Thu và Nguyên, sự sẻ chia đầy tình người của Nguyên với những con người đồng cảnh ngộ như cô gái điếm trong một đêm giá rét, gia đình người Ý với cô gái nghèo Margot,… khiến Mây ngàn trở nên một nốt nhạc trầm mang giai điệu một bài ca đẹp về tính thiện của con người. Ở Mây ngàn của Vita cũng có tình yêu đôi lứa, nhưng với tác giả tình yêu đó còn gắn kết với tình thương. Hẵn tác giả đã nghĩ yêu và thương có song hành thì tình ái yêu đương mới trọn vẹn. Những mảng đời thống khổ, sống lặng lẽ như những chiếc bóng, bó hẹp cuộc đời trong áo cơm mỗi ngày, còn tìm thấy trong các tập truyện ngắn: Những cái bóng, Nhớ thương,… của Vita. Người đọc dễ nhận ra một Sinh, nhà văn sống nghèo khổ không tiền thang thuốc cho vợ con; trong đó Nhạc, bạn Sinh, “kéo gần tàn đời giáo sư bạc bẽo” (Những cái bóng); Đó là con nhỏ Thái Bình mồ côi, sống cơ cực bằng nghề ăn xin (Màn trời chiếu đất); là Thảo lỡ dở tình duyên với Ngỡi vì sự ngăn cản của gia đình;… Trong tập truyện Nhớ thương, người đọc cũng bắt gặp những mẫu truyện cùng chủ đề, xây dựng với những nhân vật nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội. Nhưng ở tác phẩm này, tình yêu có thể nẩy nở do lòng thương hại. Đó là chuyện tình của kẻ khốn đốn tật nguyền (Kỷ niệm xuân) hay là ở một người què (Một tâm hồn). Văn phong Vita đượm nét Nam bộ, với cách viết nhẹ ngàng, không trau chuốt tỉa gọt, mà màu sắc địa phương và từ ngữ có chọn lọc. Có người coi truyện của Vita gần gũi với nhà văn Trang Thế Hy ở điểm cả hai cùng thể hiện sự quan tâm đến “nỗi đau lớn của số đông thầm lặng”. Cũng có người viết bài nhận xét muốn so sánh, đã coi nhà văn Vita thiên về tình cảm nên truyện của ông được sáng tác bằng lối văn nhẹ nhàng, tự nhiên; còn nhà văn hiện thực Nguyễn Công Hoan (1903-1977) thiên về lý trí vàxét đoán nên văn phong của tác giả Kép Tư Bền giàu tính phê phán, ngôn từ thể hiện vẻ thạo đời hơn. Ngoài những tập truyện, Vita ở vị trí một nhà sư phạm đã soạn sách giáo khoa: Nghị luận luân lý, Mỹ từ pháp cho học sinh, chứng tỏ sự quan tâm của nhà văn với thế hệ tương lai của đất nước. Vốn mê sách nên tôi đã tìm mua được những tác phẩm của Vita để trang bị cho tủ sách văn học gia đình. Quyển “Mỹ từ pháp” (Rhetoric) còn gọi là Tu từ hay Từ hoa của Vita được viết khá đầy đủ, có thể xem là độc đáo. Mỹ từ pháp là phương pháp dùng lời hay, ý đẹp để viết văn hoặc làm thơ, sao cho tác phẩm có giá trị, thuyết phục được người đọc. Ví dụ: phép: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, biền ngẫu… rất thường gặp trong những tác phẩm kinh điển ở nhà trường như: Truyện Thúy Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâmkhúc và thơ Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên… Trước ngày thống nhất đất nước, Mây ngàn của nhà văn Vita được tái bản đến lần thứ tư (1966). Đó là chưa nói đến Mây ngàn đã được công chúng văn học đánh giá cao và nhiều ý kiến phê bình khen ngợi khi tác phẩm vừa có mặt trên văn đàn và những trích đoạn để giảng dạy cho học sinh trong sách giáo khoa. Nhận định về nhà văn Vita, mà biểu tượng chân dung gần gũi nhất của ông là tác phẩm Mây ngàn, từ giáo sư đại học đến nhà văn, nhà phê bình đã có nhiều ý kiến tích cực. Nhà văn - GS. Nguyễn Văn Trung (1) cho rằng, sở dĩ một nhà văn có tài như Vita và một số nhà văn phía Nam chưa được nhắc nhiều hoặc bị lãng quên không phải họ không có khả năng sáng tác mà do một lý do đặc biệt. Đó là hạn chế ở độc giả và bản thân người cầm bút Nam bộ. Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử, họ sống văn chương hơn là làmvăn học: đa phần do thói quen, họ thích đọc nhưng ít chịu ghi chép và hệ thống tư liệu cũng như không chịu phát huy óc phê phán và in thành sách!. Dù trong Từ điển Văn học, xuất bản năm 2004, của nhà xuất bản Thế Giới không thấy nhắc đến Vita, nhưng nhà văn Phi Vân (1917-1977) (2) đã nhận xét xác đáng “Vita là một nhà văn của thống khổ. Những tác phẩm của ông đủ làm cho ta được hài lòng khi đã nhàm tai với các loại tiểu thuyết nhảm nhí khác”. Nhà phê bình Thiếu Sơn (1908-1978) (3), cũng đã tỏ ra rất chí lý chí tình khi chia sẻ: “Đọc lại Mây ngàn, tôi tha thiết nhớ tới anh, nhớ anh là một người nhiều tình cảm, lúc nào cũng lo nghĩtới gia đình, tận tụy với vợ con, trung thành với bè bạn và luôn về phe những người nghèo khổ đói rách”. Hôm nay, độc giả đọc lại Mây ngàn để ngậm ngùi trân trọng Vita - một nhà văn chân chính, có tài và nhân hậu, không chỉ là một nhà văn chỉ vang bóng thời xuân đã hiện hữu lạnh lùng như một vì sao cô độc trong nền văn học nước nhà. Ta ước mong sao trong một xã hội vô cảm, đầy bạo lực mà tình thương và đạo nghĩa thường đi vắng, sẽ có được những tácphẩm đầy tính nhân văn cao đẹp như Mây ngàn cho người đọc.
Chú thích:
(1) GS. Nguyễn Văn Trung (sinh năm 1930), Đại học Sài Gòn (trước 1975) và Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) nhà văn, nhà báo, tác giả rất nhiều sách giáo khoa, biên khảo và nhận định: Nhận định (6 tập), Luận lý học, Đạo đức học; Tinh thần dân tộc, Ngôn ngữ và thân xác…
(2) Nhà văn Phi Vân tên thật Lâm Thế Nhơn, giải thưởng văn chương của Hội Khuyến học Cần Thơ (1943). Tác phẩm: Đồng quê (192), Cô gái quê, Tình quê (1949), Nhà quê trong khói lửa (1950)… có tên bộ Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan).
(3) Nhà phê bình Thiếu Sơn tên thật là Lê Sĩ Quý, nổi tiếng từ thời tiền chiến.
9/8/2019
Nguyễn Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét