Thần thoại sáng thế: Khai mở những
bí ẩn về nguồn gốc vũ trụ
và nhân loại
Các Thần thoại cổ xưa về khai thiên tịch địa, cùng với những
phát hiện khảo cổ học và phát hiện thiên văn học hiện đại, khiến cho con người
càng ngày càng tiến gần đến việc giải mã những bí ẩn về nguồn gốc của vũ trụ,
sinh mệnh và văn minh nhân loại...
Thần thoại sáng thế là Thần thoại về khai thiên tịch địa, khởi
nguồn của nhân loại và vạn sự vạn vật. Trời đất đã được khai sáng như thế nào?
Vạn vật sinh thành ra sao? Nhân loại từ đâu đến? Đây là những vấn đề mà nhân loại
hàng ngàn vạn năm nay đều đang tìm kiếm câu trả lời.
Trung Quốc là quê hương của các Thần trong truyền thuyết, cũng
là trạm đầu tiên mà các Thần từ Thiên Thượng đến nhân gian chuyển sinh, do đó được
gọi là Thần Châu (vùng đất của Thần). Từ cổ đến nay, các con dân của Thần phát
hiện ra mảnh đất này vừa đúng nằm ở trung tâm của thế giới, do đó lại gọi nó là
Trung Thổ; Trung Nguyên (vùng đất trung tâm), hoặc Trung Quốc (quốc gia trung tâm).
Cũng chính vì thế mà từ xưa đến nay, quốc gia thần bí này mới lưu truyền rộng rãi
những truyền thuyết Thần thoại như "Bàn Cổ khai thiên địa", "Nữ
Oa tạo con người" và "Nữ Oa vá trời"...
Chuyện "Bàn Cổ khai thiên địa" kể lại như sau:
Trời đất hỗn độn như trong quả trứng gà. Bàn Cổ sinh ra ở
trong đó. Một vạn tám nghìn tuổi. Trời đất khai mở. Khí dương trong nhẹ lên thành
trời. Khí âm đục nặng xuống thành đất. Bàn Cổ ở giữa trời đất. Một ngày có 9 sự
biến hóa. Thần ở trên trời. Thánh ở dưới đất. Trời mỗi ngày cao một trượng. Đất
mỗi ngày dày một trượng. Bàn Cổ mỗi ngày lớn một trượng. Cứ như thế đến một vạn
tám nghìn tuổi. Trời đã cực cao. Đất đã cực sâu. Bàn Cổ cũng lớn tột bậc. Do đó
từ trời đến đất là 9 vạn dặm. Sau này có Tam Hoàng.
(Trích từ "Tam Ngũ lịch kỷ" của Từ Chỉnh thời
Tam Quốc).
Thiên khí mênh mông rộng lớn bắt đầu sinh ra, phân thành trời
đất, tạo dựng càn khôn, khai mở âm, cảm ứng dương, phân bố nguyên khí, hàm chứa
trung hòa, sinh ra con người. Đầu tiên sinh ra Bàn Cổ, đến khi Bàn Cổ chết hóa
thân: "khí thành gió mây, tiếng thành sấm sét, mắt trái thành mặt trời, mắt
phải thành mặt trăng, tứ chi ngũ thể thành tứ cực và ngũ nhạc, huyết dịch thành
sông ngòi, gân mạch thành địa lý, thịt thành ruộng đất, tóc thành các vì sao, da
thành cỏ cây, răng xương thành kim loại, đá, tinh tủy thành châu ngọc, mồ hôi
thành mưa, thân, các loại trùng trên thân, do gió cảm ứng hóa thành người dân".
(Trích từ "Ngũ Vận lịch niên kỷ" của Từ Chỉnh
thời Tam Quốc).
Hai đoạn văn này thực tế là miêu tả quá trình Bàn Cổ tái tạo
ra vũ trụ mới, bao gồm cả trái đất mà nhân loại chúng ta cư trú, từ trạng thái
hỗn độn sau khi vũ trụ kỳ trước bị hủy diệt trong quá trình "Thành trụ hoại
diệt".
Chuyện Nữ Oa tạo ra con người kể lại như sau:
Khi trời đất khai sáng chưa có con người, Nữ Oa vo đất sét
(hoàng thổ) tạo ra người. Công việc tất bật nhiều quá, sức không đủ nên Nữ Oa đã
để dây thừng vào trong bùn, nhấc giật lên để tạo con người. Do đó người phú quý
là người nặn từ đất sét, còn người nghèo hèn, tầm thường là do giật dây thừng tạo
ra.
(Trích từ Phong tục thông nghĩa của Ứng Thiệu đời Hán).
Nữ Oa vá trời. (Ảnh: Wikipedia)
Đoạn văn này thực tế là miêu tả quá trình sau khi trái đất mới
được tạo ra, Nữ Oa dùng những lạp tử mà Thần coi là đất bùn rồi phỏng theo hình
tượng của bản thân để tạo ra chủng tộc người da vàng phương Đông.
Thần thoại nước Sở cũng là một bộ phận rất đặc sắc trong kho
tàng các câu chuyện Thần thoại Trung Quốc thời cổ đại. Người Sở không chỉ bảo tồn
được rất nhiều Thần thoại cổ đại như Lão Tử, Trang Tử, Sở từ, Sở bạch thư,
Sơn hải kinh, Hoài Nam Tử... mà còn lưu truyền rất nhiều Thần thoại của địa phương,
như câu chuyện đẹp cảm động về con gái của Viêm Đế Thần Nông là Dao Cơ sau khi
chết hóa thành nữ Thần núi Vu Sơn…
Về vấn đề sáng thế như khai thiên tịch địa như thế nào, vũ trụ
cấu thành như thế nào và ai là người khai mở trái đất... người Sở từ hơn 2000 năm
trước đã có đại thi nhân Khuất Nguyên đề cập đến trong bài thơ "Vấn Thiên"
(hỏi Trời) nổi tiếng của ông.
Đối với vấn đề về sự sinh thành của vũ trụ, chương 42 sách Lão
Tử giải thích: "Đạo sinh ra nhất, nhất sinh ra nhị, nhị sinh ra tam, tam
sinh vạn vật. Vạn vật mang khí âm, ôm khí dương, xung đột và hài hòa hai khí âm
dương".
Điều này hoàn toàn trùng hợp với luận thuật về khởi nguồn của
vũ trụ trong phần Hệ từ truyện của Kinh Dịch: "Dịch có thái
cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái".
Tháng 10 năm 1993, thẻ tre "Thái nhất sinh thủy"
khai quật ở mộ Sở ở Quách Điếm, Hồ Bắc cũng cho biết mô thức hình thành vũ trụ
hoàn chỉnh một cách có hệ thống. Điểm khởi đầu sinh thành vũ trụ là "Thái
nhất", Thái nhất cũng giống với Đạo mà Lão Tử nói. Trong chương 25 sách Lão
Tử viết: "Có vật hình thành hỗn độn, sinh ra đầu tiên trước khi sinh ra trời
đất. Mênh mông tịch mịch vắng vẻ, một mình tồn tại không ngưng nghỉ, vận hành
tuần hoàn mãi mãi không suy kiệt, có thể coi là mẹ của trời đất, ta không biết
gọi là gì, bèn miễn cưỡng đặt tên chữ cho là Đạo, miễn cưỡng thêm nữa gọi là Đại".
Chữ Đại (大) thông với chữ Thái (太), tức là
"Thái nhất". Sách Lã Thị Xuân Thu viết: "Đạo là cái
tinh sâu nhất, không thể gọi bằng tên, không thể tả hình dáng, gọi là Thái nhất".
Hán Cao Dụ chú thích: "Thái nhất là Nguyên Thần tổng vạn vật".
Ghi chép từ "Sở bạch thư" (Sách trên lụa ở nước Sở)
Đến nay chúng ta có thể thấy được văn bản Thần thoại sáng thế
hoàn chỉnh duy nhất thời kỳ Tiên Tần là cuốn "Sở bạch thư" khai quật ở
một ngôi mộ Sở tại Tử Đạn Khố, Trường Sa, Hà Nam vào tháng 9 năm 1942. Đây là sách
lụa cổ đại sớm nhất được khai quật hiện nay, cũng là những ghi chép văn hiến về
Phục Hy sớm nhất được khai quật. Sách này sau này được đưa đến nước Mỹ, một thời
đã được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan New York, hiện nay đang trưng
bày ở Phòng trưng bày Arthur M. Sackler, Washington, trở thành báu vật của
Phòng trưng bày này.
Năm 1966 Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan dùng hồng ngoại chụp ảnh
sách lụa, hình vẽ chữ viết rõ ràng, đã trở thành căn cứ tư liệu chủ yếu để các
học giả nghiên cứu Sở bạch thư. Trải qua nỗ lực của rất nhiều học giả trong hơn
nửa thế kỷ, sự bất đồng về văn tự của Sở bạch thư đã không còn lớn, về cơ bản có
thể đọc được. Tuy nhiên những trước tác khảo sát giải thích rất nhiều, mỗi người
chú thích lại có sự sai khác nhau.
Sở Bạch Thư. (Ảnh: zhengjian.org)
Sở bạch thư cũng có tên là Sở tăng thư, là một tấm lụa hình
chữ nhật (47 x 38.7 cm), trên đó 4 phía Đông, Nam, Tây, Bắc có vẽ tranh màu hình
tượng Thần bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và 12 tháng, đồng thời có kèm "Đề ký".
Ở giữa những hình tượng Thần bốn xung quanh có viết 2 thiên văn chương phối hợp,
một thiên là 13 hàng, một thiên là 8 hàng, sự bố trí hành khoản ngược nhau. Toàn
bộ có 900 chữ, các học giả phân loại thành 3 thiên Giáp, Ất, Bính. Không chỉ
ghi chép phong tục và truyền thuyết Thần thoại được lưu truyền ở đất Sở mà còn
bao hàm tư tưởng về phương diện âm dương ngũ hành, thiên nhân cảm ứng. Trong đó
thiên Giáp chủ yếu ghi chép về truyền thuyết khai thiên tịch địa, hình thành bốn
mùa, và việc chư Thần làm chủ các vùng đất.
Trong dòng chảy lịch sử của văn hóa truyền thống và tín ngưỡng,
thần thoại Đông Tây, có thể thấy một quan niệm nổi bật: nhân loại chính là từ sự
sáng tạo của các Thần mà hiện diện trên tinh cầu này. Bất kể là văn hiến lịch sử
hay là những phát hiện khảo cổ, bất kể là một dân tộc nào, hay một nền văn minh
nào đều lưu truyền những Thần thoại tương ứng không có ngoại lệ, đó chính là:
Thần đã khai sáng ra thế giới, con người là do Thần tạo ra, người các dân tộc
khác nhau là do Thần khác nhau tạo ra. Có lẽ những điều này đáng để cho con người
ngày nay suy nghĩ và đặt lại những câu hỏi cơ bản về nguồn gốc của mình, bởi hình
như càng tìm hiểu, càng nghiên cứu sâu hơn thì chúng ta càng phát hiện ra rằng:
con người thời cổ có những hiểu biết cực kỳ sâu sắc, không nông cạn và thấp kém
như chúng ta từng nghĩ.
Nhưng dù thế nào, có một điều chắc chắn không cần bàn cãi. Đó
là chính vì con người không tin vào sự tồn tại của Thần, không tin làm việc tốt
được báo đáp, làm việc xấu bị quả báo, chỉ thừa nhận duy nhất những điều mắt thấy
tai nghe, đồng thời để thỏa mãn tư dục không giới hạn của bản thân mà sẵn sàng
làm mọi việc bất chấp hậu quả... nên ảnh hưởng của những quan niệm ấy khó có thể
dẫn dắt loài người tới kết cục gì tốt đẹp.
12/7/2020
Tiểu Dương Xuân
Trung Hòa biên dịch
Nguồn: zhengjian.org
Theo https://www.ntdvn.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét