Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942-1988) là nữ thi sĩ nổi tiếng hàng đầu trong số ít nhà thơ nữ thời chống Mỹ cứu nước. Bên cạnh các bài thơ tiêu biểu như: Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu (cả 2 bài đều do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc),… bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được đưa vào sách giáo khoa chương trình văn học bậc Phổ thông trung học bắt đầu từ giai đoạn đổi mới (1986) của đất nước. Trong số trên 10 tập thơ và 6 tập truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, tiêu biểu là:
+ Tập thơ: Tơ tằm - Chồi biếc (in chung với Cẩm Lai - 1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát (1984), Sân ga chiều em đi (1984), Hoa cỏ may (1989)…
+ Tập truyện: Mùa xuân trên những cánh đồng (1981), Bến tàu trong thành phố (1984), Truyện Lưu Nguyễn (1985),…
Nhà thơ Xuân Quỳnh được Nhà nước phong tặng giải thưởng về Văn học nghệ thuật (2001) và giải thưởng Hồ Chí Minh (2017) và tên của bà - cả tên nhà thơ, nhà viết kịch chồng bà Lưu Quang Vũ (1948-1988) - đang được đề nghị đặt cho tên đường ở Hà Nội. Từ nửa thập niên 1960 của thế kỷ trước, nhà thơ tiền chiến Đinh Hùng (1920 -1967) phụ trách chương trình thi văn của ban Tao Đàn đài Phát thanh Sài Gòn có làm thử một thống kê về số nhà thơ nữ của các nước trên thế giới. Tác giả “Đường vào tình sử” (1) đã cho chúng ta biết một điều khá thú vị là nước Việt Nam, dù nhỏ nhưng có nhiều nữ thi sĩ nhất so với nhiều nước khác như Trung Quốc, Pháp, Anh.... Trong thời đấu tranh chống đế quốc Mỹ (1954-1975), với quan niệm: “văn hóa văn nghệ là một mặt trận” chủ trương đem tiếng hát át tiếng bom, nhiều văn nghệ sĩ trong đó có nhiều nữ nghệ sĩ cũng hoạt động không khác như chiến sĩ: Phan Thị Thanh Nhàn, Song Hảo, Lâm Thị Mỹ Dạ… trong đó nổi trội lên một nghệ sĩ múa xinh đẹp mà về sau là nữ nhà thơ đỉnh cao Xuân Quỳnh. Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh tại làng La Khê, xã Văn Khê, tỉnh Hà Tây. Xuất thân từ một gia đình công chức, mẹ mất sớm, cha thường đi công tác xa nhà, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ bé cho đến lúc trưởng thành. Yêu thích văn nghệ, mới 13 tuổi Xuân Quỳnh xin vào đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa, nhiều lần được đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội Thanh niên Sinh viên Thế giới tại Viena, Áo (1959). Sau hai năm 1(1962-1964) học Trường Bồi dưỡng những người Viết văn Trẻ (khóa I) của Hội Nhà Văn Việt Nam, Xuân Quỳnh về làm việc tại báo Văn nghệ và báo Phụ nữ Việt Nam. Là hội viên (1967) rồi ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, sau đó làm Biên tập viên cho nhà xuất bản Tác phẩm Mới. Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu với nhạc công violon Lưu Quang Tuấn có một con trai Lưu Tuấn Anh. Sau khi ly dị, bà kết hôn lần hai (1973) với nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ kém bà 6 tuổi và có một con trai Lưu Quỳnh Thơ (tên ở nhà là Mí). Lưu Quang Vũ cũng đã kết hôn (1972) với người vợ trước là nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên, có một con trai là Lưu Minh Vũ sau này làm phóng viên. Dù cuộc đời tình ái của Xuân Quỳnh và chồng có éo le uẩn khúc, nhưng ta thấy con trai riêng Lưu Minh Vũ của người vợ trước NSƯT Tố Uyên của Lưu Quang Vũ và Tố Uyên, vẫn cư xử tốt đẹp cả trong ngày mất của ba người trong gia đình nghệ sĩ. Dẫu có viết truyện, sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh vẫn coi như được hình thành chủ yếu trên thi ca là phần quan trọng nhất với thế mạnh vượt trội nhà thơ là thơ tình cũng như Xuân Diệu (1916-1985) hay nhà thơ Pháp Guillaume Apollinaire (1880-1918). Chân dung nghệ thuật Xuân Quỳnh rất dễ nhận ra qua tài năng và phong cách thể hiện ở một số bài thơ hay nhất của tác giả như “Thơ tình cuối mùa thu”, “Thuyền và biển” đã được nhạc sĩ nổi tiếng Phan Huỳnh Điểu (1924-2015) phổ thành ca khúc, rồi “Mùa hoa doi”... nhưng có lẽ tiêu biểu hơn cả là bài thơ “Sóng” đỉnh cao đã được đưa vào chương trình giáo khoa trung học và nhiều người yêu thơ thuộc lòng. Tự muôn đời, ở bất cứ không gian nào, tình yêu vẫn là một thực thể siêu hình mang tính nhân văn của con người trong bất cứ tình huống nào. Thử nghĩ không có tình yêu trên cõi nhân gian này, ta thấy rõ con người sẽ sống vô nghĩa như thực vật. Những nghệ sĩ lớn trong thiên hạ từ thời cổ đại đến hôm nay đều coi biểu tượng của tình yêu đôi lứa mãi mãi là một chủ đề xúc tác mạnh đến việc sáng tác: Botticelli (1445-1510), Renoir (1841-1919), Goethe (1710-1782), Nguyễn Bính (1918-1966)… Xuân Quỳnh một nghệ sĩ đích thực, một nhà thơ chân chính cũng là trường hợp tương đồng. Chí lý như tư tưởng của triết gia Anh Herbert Spencer (1820-1903) hàm ý nói: Chính tình cảm đã dẫn đạo con người, thân thế và sự nghiệp văn chương của Xuân Quỳnh là những chiếc lăng kính đã minh họa sát sao tình cảm cực kỳ lãng mạn thể hiện trong suốt cuộc đời của nhà thơ. Bài thơ xuất sắc nhất “Sóng” của Xuân Quỳnh trước tiên đã vẽ lên đầy đủ và tỏ rõ những ngõ ngách và sắc màu của tâm hồn thi sĩ lãng mạn (lãng mạn - romantic - có nghĩa là sự tuôn trào tràn ngập của sóng để nói lên tình cảm phong phú vô bờ của con người chứ không có ý nghĩa xấu) - niềm khát khao sống và được yêu 2thương. Tâm lý tình cảm của con người là một trạng thái tinh thần lạ kỳ và phức tạp, mãi biến hóa, thay đổi khôn lường : Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ… (Sóng) hay Cũng có khi vô cớ / Biển ào ạt xô thuyền (Thuyền và biển). Hai đối cực của một thực thể mang tính cách tương phản là hình ảnh ngọn sóng được nhà thơ vừa thể hiện ồn ào quyết liệt vừa dịu êm tĩnh lặng một cách trung thực cách cho bản thể tình yêu. Sử dụng sở trương thể thơ 5 chữ (ngũ ngôn) ở các bài thơ nổi tiếng, với nhiều loại khác nhau: vần gián cách vần liền hoặc vần ôm, và bằng tu từ nhân hóa, ẩn dụ (sóng, biển và thuyền) với mỹ từ điệp ngữ, nhà thơ tiếp tục nói về phẩm chất đa chiều và phức tạp của tình yêu. Đó là bao nhiêu nỗi thắc mắc băn khoăn đa đoan nhiêu khi đi đến chỗ vu vơ : Em nghĩ về biển lớn/ Tư nơi nào sóng lên…// Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau… (Sóng). Với nhà thơ, hỏi là để sau đó trả lời cho tính cách biến động của tình yêu: (Vì tình yêu muông thuở/ Có bao giờ đứng yên)… (Thuyền và biển). Nhà thơ muốn chứng tỏ rải nghiệm hơn, chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ sự tình: Chỉ có thuyền mới hiểt/ Biển mênh mông dường nào/Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu về đâu (Thuyền và biển). Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu (trong bài thơ “Biển”) cũng có những vần thơ tuyệt vời, khá gần gũi với Xuân Quỳnh để diễn tả những nụ hôn tự nguyện dồn dập, cháy nồng của sóng: Anh xin sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ thật êm/ Hôn êm đềm mãi mãi (Biển). Cả hai nhà thơ tình tài hoa cùng một bút pháp ẩn dụ, nhân hóa cho ta thấy hình tượng sóng theo từng cung bậc, để nói lên tâm trạng sâu kín và tình cảm nồng nàn của kẻ yêu nhau, đang thầm ước mong cùng hướng tới một ngày mai hạnh phúc bên nhau. Với Xuân Quỳnh, trong yêu thương có thắc mắc vu vơ và nghĩ suy trăn trở nhưng nhớ thương và chung thủy luôn là đức tính cao đẹp: Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?/ Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau//… Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được…. Dẫu ngược xuôi cách trở với bao nhiêu bão giông, thác lũ người con gái có ngày được yên bình và thể hiện tình yêu như một đức tính về nguồn : Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh - một phương…//Tình ta như hàng cây/ Đã bao mùa gió bão/ Tình ta như dòng sông/ Đã yên ngày thác lũ… Ở thơ Xuân Quỳnh, ta đã bắt gặp lắm lần tác giả sử dụng tu từ ẩn dụ bằng hình tượng sóng, bão, gió, thuyền, biển sau đó tiếp tục lập đi lập lại các từ trên bằng biện pháp điệp tự để nhấn mạnh điểm xuyết thêm chân dung tình yêu. Tình yêu mãnh liệt con người được nhân hóa thành hình ảnh con sóng khát khao tới bờ để ve vuốt, vỗ về mãi mãi ngàn năm như nhà thơ Xuân Diệu đã phơi bày cảm xúc: “Như hôn mãi ngàn năm không thỏa/ Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi!” . Trong thơ Xuân Quỳnh, sóng vừa tượng trưng cho tình cảm yêu thương nồng cháy cũng vừa mang biểu tượng của người con gái ước ao đến với bến bờ tình yêu hạnh phúc. Tình 3yêu của người con gái trong mối tình đầu trong sáng, mãnh liệt và nồng nàn vô hạn. Nhà thơ muốn ví von nói hộ cho cô gái sóng giữa đại dương tuy mênh mông tuy xa vời cách trở vẫn vượt qua mọi gian nan nguy hiểm để tới bờ, đi tới một tình yêu đẹp chung thủy vĩnh hằng: Ở ngoài kia đại dương/ Trăm ngàn con sóng đó/ Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở …” (Sóng)// Sóng ven hồ cứ vỗ/ Xanh một màu cây che (Mùa hoa doi). Bình tâm nhìn lại, những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh đều được sáng tác trong những năm đấu tranh chống Mỹ khốc liệt, đất nước ta còn bom đạn ngút trời. Học sinh Nam bộ rời bỏ trường học, gia đình ra tiền tuyến thư hùng sống chết với kẻ thù chung của dân tộc “Chỉ một mũi chông trừ giặc Mỹ/ Hơn nghìn trang giấy luận văn chương” (Tố Hữu). Trai làng miền Bắc cũng xếp bút nghiên lên đường, hăm hỡ ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” hăng hái để chia lửa với đồng bào Nam bộ. Những “cuộc chia ly màu đỏ” (bài thơ của Nguyễn Mỹ) liên tục diễn ra nơi các sân đình, bến nước, bờ suối, sân ga… Bao chàng trai dũng cảm mang theo hương thầm tình yêu (bài thơ của Phan Thị Thanh Nhàn) ra tuyến lửa. Giờ đây, ta hãy đặt thơ Xuân Quỳnh vào hoàn cảnh lịch sử hào hùng những năm kháng chiến chống Mỹ sục sôi ấy mới cảm nhận được hết vẻ đẹp nghệ thuật và nhân văn của thơ Xuân Quỳnh. Trong không gian lớn của tình yêu đất nước thiêng liêng cũng tồn tại và đáng trân trọng một tình yêu đôi lứa vĩnh hằng thật cao đẹp “Chỉ còn anh và em/ Cùng tình yêu ở lại”.
+ Tập thơ: Tơ tằm - Chồi biếc (in chung với Cẩm Lai - 1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát (1984), Sân ga chiều em đi (1984), Hoa cỏ may (1989)…
+ Tập truyện: Mùa xuân trên những cánh đồng (1981), Bến tàu trong thành phố (1984), Truyện Lưu Nguyễn (1985),…
Nhà thơ Xuân Quỳnh được Nhà nước phong tặng giải thưởng về Văn học nghệ thuật (2001) và giải thưởng Hồ Chí Minh (2017) và tên của bà - cả tên nhà thơ, nhà viết kịch chồng bà Lưu Quang Vũ (1948-1988) - đang được đề nghị đặt cho tên đường ở Hà Nội. Từ nửa thập niên 1960 của thế kỷ trước, nhà thơ tiền chiến Đinh Hùng (1920 -1967) phụ trách chương trình thi văn của ban Tao Đàn đài Phát thanh Sài Gòn có làm thử một thống kê về số nhà thơ nữ của các nước trên thế giới. Tác giả “Đường vào tình sử” (1) đã cho chúng ta biết một điều khá thú vị là nước Việt Nam, dù nhỏ nhưng có nhiều nữ thi sĩ nhất so với nhiều nước khác như Trung Quốc, Pháp, Anh.... Trong thời đấu tranh chống đế quốc Mỹ (1954-1975), với quan niệm: “văn hóa văn nghệ là một mặt trận” chủ trương đem tiếng hát át tiếng bom, nhiều văn nghệ sĩ trong đó có nhiều nữ nghệ sĩ cũng hoạt động không khác như chiến sĩ: Phan Thị Thanh Nhàn, Song Hảo, Lâm Thị Mỹ Dạ… trong đó nổi trội lên một nghệ sĩ múa xinh đẹp mà về sau là nữ nhà thơ đỉnh cao Xuân Quỳnh. Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh tại làng La Khê, xã Văn Khê, tỉnh Hà Tây. Xuất thân từ một gia đình công chức, mẹ mất sớm, cha thường đi công tác xa nhà, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ bé cho đến lúc trưởng thành. Yêu thích văn nghệ, mới 13 tuổi Xuân Quỳnh xin vào đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa, nhiều lần được đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội Thanh niên Sinh viên Thế giới tại Viena, Áo (1959). Sau hai năm 1(1962-1964) học Trường Bồi dưỡng những người Viết văn Trẻ (khóa I) của Hội Nhà Văn Việt Nam, Xuân Quỳnh về làm việc tại báo Văn nghệ và báo Phụ nữ Việt Nam. Là hội viên (1967) rồi ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, sau đó làm Biên tập viên cho nhà xuất bản Tác phẩm Mới. Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu với nhạc công violon Lưu Quang Tuấn có một con trai Lưu Tuấn Anh. Sau khi ly dị, bà kết hôn lần hai (1973) với nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ kém bà 6 tuổi và có một con trai Lưu Quỳnh Thơ (tên ở nhà là Mí). Lưu Quang Vũ cũng đã kết hôn (1972) với người vợ trước là nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên, có một con trai là Lưu Minh Vũ sau này làm phóng viên. Dù cuộc đời tình ái của Xuân Quỳnh và chồng có éo le uẩn khúc, nhưng ta thấy con trai riêng Lưu Minh Vũ của người vợ trước NSƯT Tố Uyên của Lưu Quang Vũ và Tố Uyên, vẫn cư xử tốt đẹp cả trong ngày mất của ba người trong gia đình nghệ sĩ. Dẫu có viết truyện, sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh vẫn coi như được hình thành chủ yếu trên thi ca là phần quan trọng nhất với thế mạnh vượt trội nhà thơ là thơ tình cũng như Xuân Diệu (1916-1985) hay nhà thơ Pháp Guillaume Apollinaire (1880-1918). Chân dung nghệ thuật Xuân Quỳnh rất dễ nhận ra qua tài năng và phong cách thể hiện ở một số bài thơ hay nhất của tác giả như “Thơ tình cuối mùa thu”, “Thuyền và biển” đã được nhạc sĩ nổi tiếng Phan Huỳnh Điểu (1924-2015) phổ thành ca khúc, rồi “Mùa hoa doi”... nhưng có lẽ tiêu biểu hơn cả là bài thơ “Sóng” đỉnh cao đã được đưa vào chương trình giáo khoa trung học và nhiều người yêu thơ thuộc lòng. Tự muôn đời, ở bất cứ không gian nào, tình yêu vẫn là một thực thể siêu hình mang tính nhân văn của con người trong bất cứ tình huống nào. Thử nghĩ không có tình yêu trên cõi nhân gian này, ta thấy rõ con người sẽ sống vô nghĩa như thực vật. Những nghệ sĩ lớn trong thiên hạ từ thời cổ đại đến hôm nay đều coi biểu tượng của tình yêu đôi lứa mãi mãi là một chủ đề xúc tác mạnh đến việc sáng tác: Botticelli (1445-1510), Renoir (1841-1919), Goethe (1710-1782), Nguyễn Bính (1918-1966)… Xuân Quỳnh một nghệ sĩ đích thực, một nhà thơ chân chính cũng là trường hợp tương đồng. Chí lý như tư tưởng của triết gia Anh Herbert Spencer (1820-1903) hàm ý nói: Chính tình cảm đã dẫn đạo con người, thân thế và sự nghiệp văn chương của Xuân Quỳnh là những chiếc lăng kính đã minh họa sát sao tình cảm cực kỳ lãng mạn thể hiện trong suốt cuộc đời của nhà thơ. Bài thơ xuất sắc nhất “Sóng” của Xuân Quỳnh trước tiên đã vẽ lên đầy đủ và tỏ rõ những ngõ ngách và sắc màu của tâm hồn thi sĩ lãng mạn (lãng mạn - romantic - có nghĩa là sự tuôn trào tràn ngập của sóng để nói lên tình cảm phong phú vô bờ của con người chứ không có ý nghĩa xấu) - niềm khát khao sống và được yêu 2thương. Tâm lý tình cảm của con người là một trạng thái tinh thần lạ kỳ và phức tạp, mãi biến hóa, thay đổi khôn lường : Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ… (Sóng) hay Cũng có khi vô cớ / Biển ào ạt xô thuyền (Thuyền và biển). Hai đối cực của một thực thể mang tính cách tương phản là hình ảnh ngọn sóng được nhà thơ vừa thể hiện ồn ào quyết liệt vừa dịu êm tĩnh lặng một cách trung thực cách cho bản thể tình yêu. Sử dụng sở trương thể thơ 5 chữ (ngũ ngôn) ở các bài thơ nổi tiếng, với nhiều loại khác nhau: vần gián cách vần liền hoặc vần ôm, và bằng tu từ nhân hóa, ẩn dụ (sóng, biển và thuyền) với mỹ từ điệp ngữ, nhà thơ tiếp tục nói về phẩm chất đa chiều và phức tạp của tình yêu. Đó là bao nhiêu nỗi thắc mắc băn khoăn đa đoan nhiêu khi đi đến chỗ vu vơ : Em nghĩ về biển lớn/ Tư nơi nào sóng lên…// Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau… (Sóng). Với nhà thơ, hỏi là để sau đó trả lời cho tính cách biến động của tình yêu: (Vì tình yêu muông thuở/ Có bao giờ đứng yên)… (Thuyền và biển). Nhà thơ muốn chứng tỏ rải nghiệm hơn, chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ sự tình: Chỉ có thuyền mới hiểt/ Biển mênh mông dường nào/Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu về đâu (Thuyền và biển). Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu (trong bài thơ “Biển”) cũng có những vần thơ tuyệt vời, khá gần gũi với Xuân Quỳnh để diễn tả những nụ hôn tự nguyện dồn dập, cháy nồng của sóng: Anh xin sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ thật êm/ Hôn êm đềm mãi mãi (Biển). Cả hai nhà thơ tình tài hoa cùng một bút pháp ẩn dụ, nhân hóa cho ta thấy hình tượng sóng theo từng cung bậc, để nói lên tâm trạng sâu kín và tình cảm nồng nàn của kẻ yêu nhau, đang thầm ước mong cùng hướng tới một ngày mai hạnh phúc bên nhau. Với Xuân Quỳnh, trong yêu thương có thắc mắc vu vơ và nghĩ suy trăn trở nhưng nhớ thương và chung thủy luôn là đức tính cao đẹp: Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?/ Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau//… Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được…. Dẫu ngược xuôi cách trở với bao nhiêu bão giông, thác lũ người con gái có ngày được yên bình và thể hiện tình yêu như một đức tính về nguồn : Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh - một phương…//Tình ta như hàng cây/ Đã bao mùa gió bão/ Tình ta như dòng sông/ Đã yên ngày thác lũ… Ở thơ Xuân Quỳnh, ta đã bắt gặp lắm lần tác giả sử dụng tu từ ẩn dụ bằng hình tượng sóng, bão, gió, thuyền, biển sau đó tiếp tục lập đi lập lại các từ trên bằng biện pháp điệp tự để nhấn mạnh điểm xuyết thêm chân dung tình yêu. Tình yêu mãnh liệt con người được nhân hóa thành hình ảnh con sóng khát khao tới bờ để ve vuốt, vỗ về mãi mãi ngàn năm như nhà thơ Xuân Diệu đã phơi bày cảm xúc: “Như hôn mãi ngàn năm không thỏa/ Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi!” . Trong thơ Xuân Quỳnh, sóng vừa tượng trưng cho tình cảm yêu thương nồng cháy cũng vừa mang biểu tượng của người con gái ước ao đến với bến bờ tình yêu hạnh phúc. Tình 3yêu của người con gái trong mối tình đầu trong sáng, mãnh liệt và nồng nàn vô hạn. Nhà thơ muốn ví von nói hộ cho cô gái sóng giữa đại dương tuy mênh mông tuy xa vời cách trở vẫn vượt qua mọi gian nan nguy hiểm để tới bờ, đi tới một tình yêu đẹp chung thủy vĩnh hằng: Ở ngoài kia đại dương/ Trăm ngàn con sóng đó/ Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở …” (Sóng)// Sóng ven hồ cứ vỗ/ Xanh một màu cây che (Mùa hoa doi). Bình tâm nhìn lại, những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh đều được sáng tác trong những năm đấu tranh chống Mỹ khốc liệt, đất nước ta còn bom đạn ngút trời. Học sinh Nam bộ rời bỏ trường học, gia đình ra tiền tuyến thư hùng sống chết với kẻ thù chung của dân tộc “Chỉ một mũi chông trừ giặc Mỹ/ Hơn nghìn trang giấy luận văn chương” (Tố Hữu). Trai làng miền Bắc cũng xếp bút nghiên lên đường, hăm hỡ ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” hăng hái để chia lửa với đồng bào Nam bộ. Những “cuộc chia ly màu đỏ” (bài thơ của Nguyễn Mỹ) liên tục diễn ra nơi các sân đình, bến nước, bờ suối, sân ga… Bao chàng trai dũng cảm mang theo hương thầm tình yêu (bài thơ của Phan Thị Thanh Nhàn) ra tuyến lửa. Giờ đây, ta hãy đặt thơ Xuân Quỳnh vào hoàn cảnh lịch sử hào hùng những năm kháng chiến chống Mỹ sục sôi ấy mới cảm nhận được hết vẻ đẹp nghệ thuật và nhân văn của thơ Xuân Quỳnh. Trong không gian lớn của tình yêu đất nước thiêng liêng cũng tồn tại và đáng trân trọng một tình yêu đôi lứa vĩnh hằng thật cao đẹp “Chỉ còn anh và em/ Cùng tình yêu ở lại”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét