Mãi mãi vang vọng những khúc Nhạc rừng
Có thể nói thế hệ chúng tôi nghe theo tiếng gọi
của Tổ quốc thông qua những tác phẩm văn học, những bài hát từ miền Nam gửi ra,
đã lớp này tiếp lớp khác lên đường vượt Trường Sơn tham gia cuộc kháng chiến thần
thánh; giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, vì độc lập, tự do của dân tộc.
Riêng tôi thật không ngờ là có ngày được cùng
sống, cùng công tác với những nhà văn, những nhạc sĩ và các nghệ sĩ khác ở chiến
khu thuộc vùng giải phóng miền Nam. Đó là nghệ sĩ lão thành Trần Hữu Trang, nhà
soạn kịch Thanh Nha, nghệ sĩ Ngọc Cung, nhà văn Trần Hiếu Minh, nhà văn Anh Đức,
nhà thơ Giang Nam… và các nhạc sĩ Xuân Hồng, Phạm Minh Tuấn,
Chí Thanh, Quách Vũ, Phan Miêng…
Trong bài hồi ức này cho phép tôi được ôn lại đôi kỷ niệm về các nhạc sĩ mà tôi có dịp may được cùng sống và làm việc với các anh ở cơ quan Hội Văn nghệ Giải phóng (còn gọi là Tiểu ban Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam).
Chí Thanh, Quách Vũ, Phan Miêng…
Trong bài hồi ức này cho phép tôi được ôn lại đôi kỷ niệm về các nhạc sĩ mà tôi có dịp may được cùng sống và làm việc với các anh ở cơ quan Hội Văn nghệ Giải phóng (còn gọi là Tiểu ban Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam).
Tôi nhớ ngày đầu tiên đến căn cứ của Hội Văn
nghệ Giải phóng có mật danh là B2 ở chiến khu R (thời gian này chiến khu ở vùng
Lò Gò, Tây Ninh), người nhạc sĩ đầu tiên tôi được gặp là Phạm Minh Tuấn. Ôi!
Tác giả “Qua sông” còn trẻ quá (anh sinh năm 1942, kém tôi 6 tuổi). Tuấn người
nhỏ nhắn, trắng trẻo, nói giọng Nam bộ nhưng anh cho tôi biết anh gốc ở Kim Động,
Hải Hưng, theo gia đình lập nghiệp ở Nam Vang, xuống chiến khu tham gia kháng
chiến từ 1960. Vậy mà các sáng tác của anh toát ra từ lời, từ giai điệu đậm đà
“chất Nam bộ” hết sức dễ thương. Hôm tôi gặp anh, anh đang có chuyện buồn: chị
Cúc, vợ anh, là một diễn viên của Đoàn Văn công Giải phóng (Đoàn VCGP), vừa mới
mất một cháu bé. Chị đi “móc gia đình” ở vùng giáp ranh gặp phải trận càn của
giặc. Chị phải cắn răng bịt miệng cháu bé để cháu đừng khóc làm lộ chỗ nấp của
nhiều bà con. Lúc giặc rút đi hướng khác, chị buông tay thì cháu bé đã chết ngạt…
Nói đến Đoàn VCGP, tôi nhớ ngay đến nhạc sĩ Phan Chí Thanh. Anh cũng rời bỏ Nam Vang xuống chiến khu cùng với Phạm Minh Tuấn. Anh Thanh ít viết bài hát nhưng ai cũng thuộc bài “Giọng nói Bác Hồ ” của anh. Anh có vẻ ngoài gầy gò ốm yếu nhưng lao động đào hầm, tải gạo, vác củi… chả thua kém ai. Thanh đặc biệt khéo tay. Anh có tài vẽ, cắt tranh giấy, sử dụng và sáng chế nhiều loại đàn. Anh là một trong những người đầu tiên cải tiến đàn bầu bằng hệ thống tăng âm điện tử, được anh Lưu Hữu Phước (Huỳnh Minh Siêng) – thủ trưởng của chúng tôi hết sức khen ngợi.
Anh Tư Siêng – chúng tôi thường gọi anh Lưu Hữu Phước, thủ trưởng cơ quan B2 lúc bấy giờ như vậy. Anh từ Hà Nội vào theo đường bay Hà Nội – Quảng Châu – Phnom Pênh rồi xuống chiến khu R bằng đường bộ. Anh về phụ trách cơ quan chúng tôi từ khoảng giữa năm 1966. Sự nghiệp và gia tài anh để lại cho nền âm nhạc hiện đại Việt Nam vô cùng quý giá. Trong bài viết này tôi chỉ muốn ôn lại đôi chút kỷ niệm về anh trong những ngày ở rừng.
Anh Tư Siêng vào tới cơ quan đúng vào thời gian B52 Mỹ đánh phá ác liệt vùng chiến khu R của Trung ương Cục. Cơ quan Hội Văn nghệ Giải phóng đã hai lần bị B52 ném tới hơn một chục loạt bom. Bác Tư Trang, bác Bảy Vân, nghệ sĩ Ngọc Cung… hy sinh. Căn cứ của Hội Văn nghệ Giải phóng lỗ chỗ hố bom. Sau trận bom, quần áo, phông màn của văn công để trong kho bị hơi bom xé rách thổi tung lên các ngọn cây. Trong tình hình ấy, chúng tôi rời căn cứ để xây dựng căn cứ mới, cách xa nơi cũ khoảng nửa ngày đi bộ theo hướng sát biên giới Campuchia.
Lên căn cứ mới, anh Tư Siêng chỉ đạo anh chị em nhanh chóng ổn định điều kiện ăn ở, bảo vệ an toàn, đồng thời anh tập hợp động viên anh chị em chúng tôi sáng tác, làm báo, xây dựng tiết mục cho văn công. Anh Tư rất nhiệt tình nên có lúc đã đề ra biện pháp tập trung anh em ngồi 8 giờ hành chính ở trong hội trường cơ quan để sáng tác phục vụ kịp thời một số yêu cầu trước mắt. Biện pháp này không được chúng tôi tán thành nên anh Tư thôi, không ép. Tuy vậy, công bằng mà nói, nhờ nhiệt tình của anh mà chúng tôi đã tạo được không ít tác phẩm có ích cho việc động viên quân đội ta chiến đấu. Các anh sáng tác nhạc trong thời gian này đã viết được khá nhiều bài hát. Bản thân anh Tư Siêng thì hầu như sáng tác không mệt mỏi từ cuối năm 66 cho đến cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968. Các bài hát “Tiến về Sài Gòn” “31 triệu người là 31 triệu dũng sĩ”… của anh đã viết trong thời kỳ này.
Hồi sắp xảy ra cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, phải nói rằng anh em nhạc sĩ ở R rất hăng hái sáng tác. Nhiệt tình ấy lan sang cả bản thân tôi nên tuy không biết viết ca khúc nhưng với sự động viên của anh Tư Siêng, tôi đã viết lời cho nhạc sĩ – bạn rừng của tôi là anh Cửu Long (tên thật Nguyễn Phước Sang) phổ nhạc.
Diệp Minh Tuyền hồi ấy rất hăng hái sáng tác thơ cũng viết lời cho anh Tư Siêng phổ nhạc bài hát nổi tiếng “Tình Bác sáng đời ta”, ấy là vào dịp Bác mất năm 1969. Dưới sự chỉ đạo của anh Tư hầu như các anh nhạc sĩ đều có bài viết về Bác, về miền Nam nhớ Bác, tiếc thương Bác. Ngoài “Tình Bác sáng đời ta” đến nay, chắc còn nhiều người thuộc bài hát “Tên Người sống mãi trong lòng miền Nam” của Ngô Đông Hải (tức Nguyễn Đồng Nai).
Hồi ấy anh em nhạc sĩ ở chiến khu sáng tác xong hầu như đều có nguyện vọng: tác phẩm của mình được dàn dựng ở miền Bắc rồiphát qua Đài Tiếng nói Việt Nam để tác phẩm đến nhanh được với đồng bào, chiến sĩ cả nước. Anh Tư Siêng đã cố gắng đáp ứng nguyện vọng ấy của anh em. Anh giao cho Lê Bách (vốn là một giáo viên ban toán ở Hà Nội và biết sáng tác nhạc nên được điều về Hội Văn nghệ Giải phóng) cùng anh Nguyễn Tấn Thy nghiên cứu bảng “mã hóa” các ký hiệu âm nhạc thành các tín hiệu vô tuyến điện để nhờ Thông tấn xã Giải phóng chuyển qua làn sóng điện ra Hà Nội. Việc làm này đã góp phần quan trọng cho các tác phẩm âm nhạc ở miền Nam được phổ biến rộng rãi trong nước và cả ở nước ngoài.
Từ cuối năm 1966 trở đi, đội ngũ sáng tác nhạc ở Hội Văn nghệ Giải phóng được bổ sung khá nhiều. Nếu trước đó có các anh Quách Vũ, Phan Miêng, Phan Chí Thanh, Phạm Minh Tuấn… thì từ 1966 có thêm Lưu Hữu Phước (Huỳnh Minh Siêng), Cửu Long (Nguyễn Phước Sang), Ngô Đông Hải (Nguyễn Đồng Nai), Hồ Bông, Hoàng Vi ệt (Lê Quỳnh), Lư Nhất Vũ, Diệp Minh Tuyền, Lê Bách, Hoàng Mai,
Lâm Quang Măng (Thanh Trúc)… từ Hà Nội vào. Tôi chỉ nhắc tới các anh về công tác ở cơ quan Hội Văn nghệ Giải phóng. Ở các địa phương của chiến trường Nam bộ cũng xuất hiện một đội ngũ sáng tác nhạc. Có không ít ca khúc của các anh đã được cả nước biết đến. Đó là trường hợp anh Tư Vũ ở Long An, anh Trình Minh ở An Giang…
Nếu tôi nhớ không nhầm thì khoảng giữa năm 1967, anh Xuân Hồng cũng được chuyển về công tác tại cơ quan Hội Văn nghệ Giải phóng. Lúc bấy giờ nếu nhìn bề ngoài chắc ít người đoán được đây là một nhạc sĩ nổi tiếng rất sớm từ những ngày đầu đồng khởi ở Nam bộ. Anh có dáng người chắc chắn, vạm vỡ như một lực điền, tính tình hồn hậu, rất trọng bạn bè, đồng đội nên được nhiều người yêu mến. Dạo ấy thường có những buổi chiều anh vác cuốc đến căn chòi của tôi rủ ra trảng đào nhện hùm. Anh quan sát hang nhện rồi “bụp” lưỡi cuốc xuống phía cần đào. Sau nhát cuốc là chú nhện hùm to bằng hộp cù là đen bóng dưới lớp lông xám bạc
li ti nằm lăn kềnh ra trong cái lỗ mới đào. Chúng tôi cho nhện hùm vào bao ni lông. Đào chừng vài chục hang là chúng tôi có vài chục chú nhện béo. Về chòi, anh Xuân Hồng bày tôi cách “làm lông”, cách chiên giòn. Thế là chúng tôi có món nhậu cực kỳ ngon và bổ.
Thời gian ở “cứ”, anh Xuân Hồng tranh thủ học lý thuyết âm nhạc với anh em ở Hà Nội vào, đặc biệt là với anh Hoàng Việt. Thời gian tôi được sống với anh Xuân Hồng không lâu, vì sau đó anh đi công tác ở Phước Long. Đầu năm 68, từ Phước Long anh viết thư cho tôi khoe mới sáng tác được một bài rất thích. Đó là bài “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Hơn bốn năm sau tôi mới gặp lại anh, không phải ở rừng mà ở bệnh viện dành cho cán bộ miền Nam ra điều trị tại Hà Nội. Chúng tôi ngồi trong bệnh viện uống với nhau chén rượu “quốc lủi” cùng ôn lại chuyện rừng. Người mà chúng tôi nhắc đến trong niềm thương tiếc khôn nguôi là anh Hoàng Việt.
Và giờ đây khi viết những dòng này tôi lại da diết nhớ tới anh.
Trong một buổi trưa đầu tháng 4-1965, giao liên của “Phúc Xá” (mật danh của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam) đưa chúng tôi về vùng Suối Cây. Căn cứ của Tiểu ban Văn nghệ miền Nam đóng ở nơi đây mang mật danh là Lãng Bạc. Suối Cây còn được gọi là suối Lãng Bạc – Hồ Tây của Hà Nội, mà bây giờ đối với tôi đã vời xa, sau chặng đường vượt ngàn dặm Trường Sơn suốt bốn tháng ròng. Cây cầu qua Suối Cây là cây cầu “thiên tạo”. Một cây cầy (đồng bào Tây Nguyên gọi là cây kơ-nia) đổ tự bao giờ vắt ngang hai bờ dòng suối thơ mộng. Qua bên kia cầu là khoảng rừng có rất nhiều cây bằng lăng cổ thụ, vỏ lốm đốm đen trắng như da hươu sao. Xen với bằng lăng là những cây cầy, gốc to đến mấy người ôm, mọc thẳng vút lên cao. Rừng miền Đông Nam bộ cuối xuân sang hè rộn rã tiếng ve kêu. Tôi bỗng nhớ ngay đến ca khúc “Nhạc rừng” của nhạc sĩ Hoàng Việt:
“Im nghe! Im nghe!
Ve r ừng kêu liên miên…”
Bản “hòa tấu” của bầy ve rừng nghe đến là vui. Bắt đầu là đồng ca giọng kim của hàng mấy trăm ả ve nghe nỉ non như dàn nhạc dây đang hòa những âm thanh cao nhất. Thế rồi bỗng òa lên như tiếng phèng la của một ả ve chúa nào. Lập tức, hàng chục ả ve chúa tấu lên dàn nhạc gõ… Cả khu rừng rộn rã. Bầy ve nọ gọi bầy ve kia, tiếng bổng, tiếng trầm xen vào nhau kéo dài tới mấy phút rồi im bặt, để tiếp đó lại tấu lên khúc nhạc ban đầu nỉ non, lảnh lót…
“… Có anh chiến sĩ đi qua khu rừng vắng Lắng nghe nhạc rừng tâm hồn vui phơi phới Anh cười một mình rồi cất tiếng hát vang Cây rừng dội tiếng theo lời ca mênh mang…”
Bài hát của Hoàng Việt cứ trở đi trở lại hoài trong tâm hồn tôi buổi trưa hôm ấy và rất nhiều tháng năm tiếp theo trong rừng chiến khu miền Đông Nam bộ – “Miền Đông gian lao mà anh dũng” – sưởi ấm tâm hồn tôi, gắn bó mãi trong đời tôi những kỷ niệm đẹp không thể phai mờ.
Vào tháng 4-1965 ấy, anh Hoàng Việt chắc còn ở thủ đô Hà Nội. Gần hai năm sau, vào khoảng đầu năm 1967 tôi mới được gặp anh ở chiến khu miền Đông thời chống Mỹ – nơi còn có cái tên gọi là R. Anh Hoàng Việt về công tác cùng một cơ quan với tôi: Hội Văn nghệ Giải phóng. Anh em trong cơ quan thường gọi anh với cái tên thân mật: Anh Bấy. Hồi anh mới về, tụi tôi hầu như lúc nào cũng quây quần trong căn chòi lợp lá trung quân của anh ở bên rìa một trảng nhỏ. Chúng tôi cùng nhau uống rượu, uống trà, uống “bia tự tạo” (bia này được chế từ nước đậu xanh pha đường và một thứ men rượu. Dưới tác động của men, nước đậu xanh pha đường lên “ga” rất mạnh biến thành một thứ nước uống có vị bia khá ngon) và nói với nhau đủ các thứ chuyện trên đời: chuyện Hà Nội, chuyện Bun-ga-ri (nơi Hoàng Việt tu nghiệp), chuyện thời chống Pháp, chuyện yêu đương, chuyện sáng tác… Điều thú vị là Hoàng Việt thường cho chúng tôi nghe băng thu âm bản giao hưởng “Quê hương” của anh được dàn dựng ở Bun-ga-ri. Tác phấm của anh đã đưa chúng tôi về với bao cảnh vật, con người và lịch sử hào hùng của đất nước, đưa chúng tôi đến cái đẹp trong tâm hồn anh và những kỷ niệm đẹp trong đời.
Sau một thời gian ngắn ở căn cứ, anh xin đi xuống vùng giáp ranh để nhờ người móc nối, gặp gỡ gia đình sau bao năm xa cách. Con trai lớn của anh về rừng sau chuyến đi ấy. Trong kháng chiến con trai anh là một trong những nhà quay phim có tiếng của R.
Sống ở rừng biết bao vất vả, gian nan nhưng Hoàng Việt vẫn tươi vui, say mê sáng tác và làm mọi công việc nặng nhọc như tất cả anh em ở căn cứ hồi ấy: đào hầm, tải gạo, bổ củi, nấu cơm… Mỗi người chúng tôi đều tìm mọi cách cải thiện đời sống: nuôi gà, đánh bẫy, đi săn, kiếm măng, bắt cá. Tôi còn nhớ anh Hoàng Việt có nuôi được vài con gà. Anh thường đi đào tổ mối, giũ mối non cho gà. Ăn mối, gà rất mau lớn. Và, những con gà anh nuôi, anh chưa kịp hưởng… Lúc ấy, rừng chiến khu miền Đông vừa mới hết những cơn mưa. Mùa khô đang bắt đầu với những cơn nắng hanh làm những chiếc lá dầu khô cong rơi từ trên cao xuống phát ra những âm thanh đanh sắc như tiếng kim loại mỏng. Một buổi chiều trước ngày Hoàng Việt rời căn cứ lên đường về công tác ở vùng quê anh thuộc tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang), anh đi thăm hết mọi căn chòi của anh em trong cơ quan. Anh ôm đến căn chòi của tôi một con gà trống và nói:
- Tao thấy mày ốm yếu, tao cho mày con gà này để bồi dưỡng.
Tôi nói:
- Anh Bấy cứ để mấy con gà của anh lại tụi tôi trông nom cho. Anh đem cho tụi tôi làm gì. Anh có khỏe hơn ai đâu. Nay mai đi công tác về anh còn có thứ để bồi dưỡng.
Anh nói một câu rất “gở”:
- Tao cho hết gà của tao rồi. Đi chuyến này biết có trở về không? Chiến tranh mà.
Nói rồi anh ngồi trầm ngâm một lát.
Tôi rót “bia tự tạo” mời anh và chúc anh đi công tác đợt này sẽ viết được Giao hưởng số 2 về Quê hương. Anh nói:
- Thế nào tao cũng phải viết những bản nhạc về quê hương chiến đấu. Sáng tác là niềm say mê, nguồn hạnh phúc của mình. Có chết mới hết sáng tác.
Hôm sau, tôi tiễn anh một đoạn đường vượt qua một trảng cỏ xanh còn ướt sương sớm. Tôi xiết chặt tay anh và nào ngờ rằng đó là lần cuối cùng anh mãi mãi đi xa, để lại bạn bè và công chúng yêu âm nhạc nước nhà biết bao tiếc thương. Lời ca và điệu nhạc của anh mãi mãi sống trong tâm hồn hàng chục triệu người.
Hôm nay viết lại mấy dòng hồi ức về anh, tôi lục trong chiếc ba lô sờn cũ của một thời Trường Sơn, một thời chiến khu còn giữ lại tìm cuốn sổ nhật ký những năm tháng ở rừng. Trong đó đã có những dòng ghi về anh, sau khi nhận được tin anh hy sinh. Tôi xin chép ra đây để gửi tới hương hồn anh niềm thương nhớ không nguôi:
“28-1-1969 (29 Tết)
Hoàng Việt hy sinh rồi!
Chiều nay mình nghe cái tin đau đớn này mà lặng người choáng váng. Hoàng Việt chết ở Mỹ Tho trong một trận càn của giặc.
Ôi, cuộc chiến tranh này thật khốc liệt biết bao! Thằng giặc đã đặt lên Tổ quốc ta cả biển nợ máu.
Ngày Tết mà sao lòng ta không thanh thản. Sáng nay nghe tin chị Hai Tấn – chị chủ nhà mình ở trong dịp đi công tác Tây Ninh – bịnh chết cả hai mẹ con. Rồi tiếp theo là cái tin đau đớn này.
Hy sinh! Hai chữ nghe gọn gàng mà lại tác động đến tim ta biết chừng nào. Đành rằng hy sinh là tất nhiên nhưng đến với từng người có khi lại là ngẫu nhiên. Thật khó đoán trước”.
Hoàng Việt ơi! Còn đó khúc “Nhạc rừng” của anh. Còn đó những người bạn cùng anh sống, chiến đấu và sáng tạo từ trong rừng chiến khu đang tiếp bước một cách không hổ thẹn với anh trong cuộc sống bộn bề hôm nay.
Nói đến Đoàn VCGP, tôi nhớ ngay đến nhạc sĩ Phan Chí Thanh. Anh cũng rời bỏ Nam Vang xuống chiến khu cùng với Phạm Minh Tuấn. Anh Thanh ít viết bài hát nhưng ai cũng thuộc bài “Giọng nói Bác Hồ ” của anh. Anh có vẻ ngoài gầy gò ốm yếu nhưng lao động đào hầm, tải gạo, vác củi… chả thua kém ai. Thanh đặc biệt khéo tay. Anh có tài vẽ, cắt tranh giấy, sử dụng và sáng chế nhiều loại đàn. Anh là một trong những người đầu tiên cải tiến đàn bầu bằng hệ thống tăng âm điện tử, được anh Lưu Hữu Phước (Huỳnh Minh Siêng) – thủ trưởng của chúng tôi hết sức khen ngợi.
Anh Tư Siêng – chúng tôi thường gọi anh Lưu Hữu Phước, thủ trưởng cơ quan B2 lúc bấy giờ như vậy. Anh từ Hà Nội vào theo đường bay Hà Nội – Quảng Châu – Phnom Pênh rồi xuống chiến khu R bằng đường bộ. Anh về phụ trách cơ quan chúng tôi từ khoảng giữa năm 1966. Sự nghiệp và gia tài anh để lại cho nền âm nhạc hiện đại Việt Nam vô cùng quý giá. Trong bài viết này tôi chỉ muốn ôn lại đôi chút kỷ niệm về anh trong những ngày ở rừng.
Anh Tư Siêng vào tới cơ quan đúng vào thời gian B52 Mỹ đánh phá ác liệt vùng chiến khu R của Trung ương Cục. Cơ quan Hội Văn nghệ Giải phóng đã hai lần bị B52 ném tới hơn một chục loạt bom. Bác Tư Trang, bác Bảy Vân, nghệ sĩ Ngọc Cung… hy sinh. Căn cứ của Hội Văn nghệ Giải phóng lỗ chỗ hố bom. Sau trận bom, quần áo, phông màn của văn công để trong kho bị hơi bom xé rách thổi tung lên các ngọn cây. Trong tình hình ấy, chúng tôi rời căn cứ để xây dựng căn cứ mới, cách xa nơi cũ khoảng nửa ngày đi bộ theo hướng sát biên giới Campuchia.
Lên căn cứ mới, anh Tư Siêng chỉ đạo anh chị em nhanh chóng ổn định điều kiện ăn ở, bảo vệ an toàn, đồng thời anh tập hợp động viên anh chị em chúng tôi sáng tác, làm báo, xây dựng tiết mục cho văn công. Anh Tư rất nhiệt tình nên có lúc đã đề ra biện pháp tập trung anh em ngồi 8 giờ hành chính ở trong hội trường cơ quan để sáng tác phục vụ kịp thời một số yêu cầu trước mắt. Biện pháp này không được chúng tôi tán thành nên anh Tư thôi, không ép. Tuy vậy, công bằng mà nói, nhờ nhiệt tình của anh mà chúng tôi đã tạo được không ít tác phẩm có ích cho việc động viên quân đội ta chiến đấu. Các anh sáng tác nhạc trong thời gian này đã viết được khá nhiều bài hát. Bản thân anh Tư Siêng thì hầu như sáng tác không mệt mỏi từ cuối năm 66 cho đến cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968. Các bài hát “Tiến về Sài Gòn” “31 triệu người là 31 triệu dũng sĩ”… của anh đã viết trong thời kỳ này.
Hồi sắp xảy ra cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, phải nói rằng anh em nhạc sĩ ở R rất hăng hái sáng tác. Nhiệt tình ấy lan sang cả bản thân tôi nên tuy không biết viết ca khúc nhưng với sự động viên của anh Tư Siêng, tôi đã viết lời cho nhạc sĩ – bạn rừng của tôi là anh Cửu Long (tên thật Nguyễn Phước Sang) phổ nhạc.
Diệp Minh Tuyền hồi ấy rất hăng hái sáng tác thơ cũng viết lời cho anh Tư Siêng phổ nhạc bài hát nổi tiếng “Tình Bác sáng đời ta”, ấy là vào dịp Bác mất năm 1969. Dưới sự chỉ đạo của anh Tư hầu như các anh nhạc sĩ đều có bài viết về Bác, về miền Nam nhớ Bác, tiếc thương Bác. Ngoài “Tình Bác sáng đời ta” đến nay, chắc còn nhiều người thuộc bài hát “Tên Người sống mãi trong lòng miền Nam” của Ngô Đông Hải (tức Nguyễn Đồng Nai).
Hồi ấy anh em nhạc sĩ ở chiến khu sáng tác xong hầu như đều có nguyện vọng: tác phẩm của mình được dàn dựng ở miền Bắc rồiphát qua Đài Tiếng nói Việt Nam để tác phẩm đến nhanh được với đồng bào, chiến sĩ cả nước. Anh Tư Siêng đã cố gắng đáp ứng nguyện vọng ấy của anh em. Anh giao cho Lê Bách (vốn là một giáo viên ban toán ở Hà Nội và biết sáng tác nhạc nên được điều về Hội Văn nghệ Giải phóng) cùng anh Nguyễn Tấn Thy nghiên cứu bảng “mã hóa” các ký hiệu âm nhạc thành các tín hiệu vô tuyến điện để nhờ Thông tấn xã Giải phóng chuyển qua làn sóng điện ra Hà Nội. Việc làm này đã góp phần quan trọng cho các tác phẩm âm nhạc ở miền Nam được phổ biến rộng rãi trong nước và cả ở nước ngoài.
Từ cuối năm 1966 trở đi, đội ngũ sáng tác nhạc ở Hội Văn nghệ Giải phóng được bổ sung khá nhiều. Nếu trước đó có các anh Quách Vũ, Phan Miêng, Phan Chí Thanh, Phạm Minh Tuấn… thì từ 1966 có thêm Lưu Hữu Phước (Huỳnh Minh Siêng), Cửu Long (Nguyễn Phước Sang), Ngô Đông Hải (Nguyễn Đồng Nai), Hồ Bông, Hoàng Vi ệt (Lê Quỳnh), Lư Nhất Vũ, Diệp Minh Tuyền, Lê Bách, Hoàng Mai,
Lâm Quang Măng (Thanh Trúc)… từ Hà Nội vào. Tôi chỉ nhắc tới các anh về công tác ở cơ quan Hội Văn nghệ Giải phóng. Ở các địa phương của chiến trường Nam bộ cũng xuất hiện một đội ngũ sáng tác nhạc. Có không ít ca khúc của các anh đã được cả nước biết đến. Đó là trường hợp anh Tư Vũ ở Long An, anh Trình Minh ở An Giang…
Nếu tôi nhớ không nhầm thì khoảng giữa năm 1967, anh Xuân Hồng cũng được chuyển về công tác tại cơ quan Hội Văn nghệ Giải phóng. Lúc bấy giờ nếu nhìn bề ngoài chắc ít người đoán được đây là một nhạc sĩ nổi tiếng rất sớm từ những ngày đầu đồng khởi ở Nam bộ. Anh có dáng người chắc chắn, vạm vỡ như một lực điền, tính tình hồn hậu, rất trọng bạn bè, đồng đội nên được nhiều người yêu mến. Dạo ấy thường có những buổi chiều anh vác cuốc đến căn chòi của tôi rủ ra trảng đào nhện hùm. Anh quan sát hang nhện rồi “bụp” lưỡi cuốc xuống phía cần đào. Sau nhát cuốc là chú nhện hùm to bằng hộp cù là đen bóng dưới lớp lông xám bạc
li ti nằm lăn kềnh ra trong cái lỗ mới đào. Chúng tôi cho nhện hùm vào bao ni lông. Đào chừng vài chục hang là chúng tôi có vài chục chú nhện béo. Về chòi, anh Xuân Hồng bày tôi cách “làm lông”, cách chiên giòn. Thế là chúng tôi có món nhậu cực kỳ ngon và bổ.
Thời gian ở “cứ”, anh Xuân Hồng tranh thủ học lý thuyết âm nhạc với anh em ở Hà Nội vào, đặc biệt là với anh Hoàng Việt. Thời gian tôi được sống với anh Xuân Hồng không lâu, vì sau đó anh đi công tác ở Phước Long. Đầu năm 68, từ Phước Long anh viết thư cho tôi khoe mới sáng tác được một bài rất thích. Đó là bài “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Hơn bốn năm sau tôi mới gặp lại anh, không phải ở rừng mà ở bệnh viện dành cho cán bộ miền Nam ra điều trị tại Hà Nội. Chúng tôi ngồi trong bệnh viện uống với nhau chén rượu “quốc lủi” cùng ôn lại chuyện rừng. Người mà chúng tôi nhắc đến trong niềm thương tiếc khôn nguôi là anh Hoàng Việt.
Và giờ đây khi viết những dòng này tôi lại da diết nhớ tới anh.
Trong một buổi trưa đầu tháng 4-1965, giao liên của “Phúc Xá” (mật danh của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam) đưa chúng tôi về vùng Suối Cây. Căn cứ của Tiểu ban Văn nghệ miền Nam đóng ở nơi đây mang mật danh là Lãng Bạc. Suối Cây còn được gọi là suối Lãng Bạc – Hồ Tây của Hà Nội, mà bây giờ đối với tôi đã vời xa, sau chặng đường vượt ngàn dặm Trường Sơn suốt bốn tháng ròng. Cây cầu qua Suối Cây là cây cầu “thiên tạo”. Một cây cầy (đồng bào Tây Nguyên gọi là cây kơ-nia) đổ tự bao giờ vắt ngang hai bờ dòng suối thơ mộng. Qua bên kia cầu là khoảng rừng có rất nhiều cây bằng lăng cổ thụ, vỏ lốm đốm đen trắng như da hươu sao. Xen với bằng lăng là những cây cầy, gốc to đến mấy người ôm, mọc thẳng vút lên cao. Rừng miền Đông Nam bộ cuối xuân sang hè rộn rã tiếng ve kêu. Tôi bỗng nhớ ngay đến ca khúc “Nhạc rừng” của nhạc sĩ Hoàng Việt:
“Im nghe! Im nghe!
Ve r ừng kêu liên miên…”
Bản “hòa tấu” của bầy ve rừng nghe đến là vui. Bắt đầu là đồng ca giọng kim của hàng mấy trăm ả ve nghe nỉ non như dàn nhạc dây đang hòa những âm thanh cao nhất. Thế rồi bỗng òa lên như tiếng phèng la của một ả ve chúa nào. Lập tức, hàng chục ả ve chúa tấu lên dàn nhạc gõ… Cả khu rừng rộn rã. Bầy ve nọ gọi bầy ve kia, tiếng bổng, tiếng trầm xen vào nhau kéo dài tới mấy phút rồi im bặt, để tiếp đó lại tấu lên khúc nhạc ban đầu nỉ non, lảnh lót…
“… Có anh chiến sĩ đi qua khu rừng vắng Lắng nghe nhạc rừng tâm hồn vui phơi phới Anh cười một mình rồi cất tiếng hát vang Cây rừng dội tiếng theo lời ca mênh mang…”
Bài hát của Hoàng Việt cứ trở đi trở lại hoài trong tâm hồn tôi buổi trưa hôm ấy và rất nhiều tháng năm tiếp theo trong rừng chiến khu miền Đông Nam bộ – “Miền Đông gian lao mà anh dũng” – sưởi ấm tâm hồn tôi, gắn bó mãi trong đời tôi những kỷ niệm đẹp không thể phai mờ.
Vào tháng 4-1965 ấy, anh Hoàng Việt chắc còn ở thủ đô Hà Nội. Gần hai năm sau, vào khoảng đầu năm 1967 tôi mới được gặp anh ở chiến khu miền Đông thời chống Mỹ – nơi còn có cái tên gọi là R. Anh Hoàng Việt về công tác cùng một cơ quan với tôi: Hội Văn nghệ Giải phóng. Anh em trong cơ quan thường gọi anh với cái tên thân mật: Anh Bấy. Hồi anh mới về, tụi tôi hầu như lúc nào cũng quây quần trong căn chòi lợp lá trung quân của anh ở bên rìa một trảng nhỏ. Chúng tôi cùng nhau uống rượu, uống trà, uống “bia tự tạo” (bia này được chế từ nước đậu xanh pha đường và một thứ men rượu. Dưới tác động của men, nước đậu xanh pha đường lên “ga” rất mạnh biến thành một thứ nước uống có vị bia khá ngon) và nói với nhau đủ các thứ chuyện trên đời: chuyện Hà Nội, chuyện Bun-ga-ri (nơi Hoàng Việt tu nghiệp), chuyện thời chống Pháp, chuyện yêu đương, chuyện sáng tác… Điều thú vị là Hoàng Việt thường cho chúng tôi nghe băng thu âm bản giao hưởng “Quê hương” của anh được dàn dựng ở Bun-ga-ri. Tác phấm của anh đã đưa chúng tôi về với bao cảnh vật, con người và lịch sử hào hùng của đất nước, đưa chúng tôi đến cái đẹp trong tâm hồn anh và những kỷ niệm đẹp trong đời.
Sau một thời gian ngắn ở căn cứ, anh xin đi xuống vùng giáp ranh để nhờ người móc nối, gặp gỡ gia đình sau bao năm xa cách. Con trai lớn của anh về rừng sau chuyến đi ấy. Trong kháng chiến con trai anh là một trong những nhà quay phim có tiếng của R.
Sống ở rừng biết bao vất vả, gian nan nhưng Hoàng Việt vẫn tươi vui, say mê sáng tác và làm mọi công việc nặng nhọc như tất cả anh em ở căn cứ hồi ấy: đào hầm, tải gạo, bổ củi, nấu cơm… Mỗi người chúng tôi đều tìm mọi cách cải thiện đời sống: nuôi gà, đánh bẫy, đi săn, kiếm măng, bắt cá. Tôi còn nhớ anh Hoàng Việt có nuôi được vài con gà. Anh thường đi đào tổ mối, giũ mối non cho gà. Ăn mối, gà rất mau lớn. Và, những con gà anh nuôi, anh chưa kịp hưởng… Lúc ấy, rừng chiến khu miền Đông vừa mới hết những cơn mưa. Mùa khô đang bắt đầu với những cơn nắng hanh làm những chiếc lá dầu khô cong rơi từ trên cao xuống phát ra những âm thanh đanh sắc như tiếng kim loại mỏng. Một buổi chiều trước ngày Hoàng Việt rời căn cứ lên đường về công tác ở vùng quê anh thuộc tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang), anh đi thăm hết mọi căn chòi của anh em trong cơ quan. Anh ôm đến căn chòi của tôi một con gà trống và nói:
- Tao thấy mày ốm yếu, tao cho mày con gà này để bồi dưỡng.
Tôi nói:
- Anh Bấy cứ để mấy con gà của anh lại tụi tôi trông nom cho. Anh đem cho tụi tôi làm gì. Anh có khỏe hơn ai đâu. Nay mai đi công tác về anh còn có thứ để bồi dưỡng.
Anh nói một câu rất “gở”:
- Tao cho hết gà của tao rồi. Đi chuyến này biết có trở về không? Chiến tranh mà.
Nói rồi anh ngồi trầm ngâm một lát.
Tôi rót “bia tự tạo” mời anh và chúc anh đi công tác đợt này sẽ viết được Giao hưởng số 2 về Quê hương. Anh nói:
- Thế nào tao cũng phải viết những bản nhạc về quê hương chiến đấu. Sáng tác là niềm say mê, nguồn hạnh phúc của mình. Có chết mới hết sáng tác.
Hôm sau, tôi tiễn anh một đoạn đường vượt qua một trảng cỏ xanh còn ướt sương sớm. Tôi xiết chặt tay anh và nào ngờ rằng đó là lần cuối cùng anh mãi mãi đi xa, để lại bạn bè và công chúng yêu âm nhạc nước nhà biết bao tiếc thương. Lời ca và điệu nhạc của anh mãi mãi sống trong tâm hồn hàng chục triệu người.
Hôm nay viết lại mấy dòng hồi ức về anh, tôi lục trong chiếc ba lô sờn cũ của một thời Trường Sơn, một thời chiến khu còn giữ lại tìm cuốn sổ nhật ký những năm tháng ở rừng. Trong đó đã có những dòng ghi về anh, sau khi nhận được tin anh hy sinh. Tôi xin chép ra đây để gửi tới hương hồn anh niềm thương nhớ không nguôi:
“28-1-1969 (29 Tết)
Hoàng Việt hy sinh rồi!
Chiều nay mình nghe cái tin đau đớn này mà lặng người choáng váng. Hoàng Việt chết ở Mỹ Tho trong một trận càn của giặc.
Ôi, cuộc chiến tranh này thật khốc liệt biết bao! Thằng giặc đã đặt lên Tổ quốc ta cả biển nợ máu.
Ngày Tết mà sao lòng ta không thanh thản. Sáng nay nghe tin chị Hai Tấn – chị chủ nhà mình ở trong dịp đi công tác Tây Ninh – bịnh chết cả hai mẹ con. Rồi tiếp theo là cái tin đau đớn này.
Hy sinh! Hai chữ nghe gọn gàng mà lại tác động đến tim ta biết chừng nào. Đành rằng hy sinh là tất nhiên nhưng đến với từng người có khi lại là ngẫu nhiên. Thật khó đoán trước”.
Hoàng Việt ơi! Còn đó khúc “Nhạc rừng” của anh. Còn đó những người bạn cùng anh sống, chiến đấu và sáng tạo từ trong rừng chiến khu đang tiếp bước một cách không hổ thẹn với anh trong cuộc sống bộn bề hôm nay.
Từ Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét