Cảm nghĩ về tâm trạng
người con gái trong câu ca dao:
"Chiều chiều ra đứng ngõ
sau
1. Ghe bầu trở lái về đông
Con gái theo chồng để mẹ ai nuôi
Niềm day dứt, chơi vơi của người con gái xa mẹ,
chiếc ghe kia quay lái đề lòng con chợt thấy nhớ thương. Mẹ đã già như “chuối
ba hương”, con lại ở nơi xa, biết ai sớm tối chăm sóc vui vầy. Mẹ chỉ còn một
thân già cô quạnh. để rồi người con gái ấy ở nơi đâu cũng nhớ đến mẹ, nhớ về
quê mẹ:
Chiều chiều ra đứng ngõ
sau
Trông về quê mẹ ruột đau
chín chiều
(Ca dao)
Nỗi buồn sao cứ tiếp nỗi
buồn, cứ mênh mông da diết trong lòng ta. Tâm trạng của người con gái ấy là nỗi
đau tha thiết mãi không nguôi như một khối tình thương ấm áp trong im lặng,
trong sự đè nén của con tim.
Điệp khúc buồn “chiều
chiều” là thời gian để người con gái nhớ, trông về quê mẹ. Khi nắng hoàng hôn
rải vàng trên xóm làng, mọi công việc ruộng đồng, nhà cửa đã xong xuôi là người
con gái lại lén ra vườn sau để nâng tà áo lau giọt nước mắt nhớ về mẹ cha. Nỗi
nhớ dày vò, tức tưởi hoà vào nỗi buồn mênh mang trong chiều tà. Cô gái
nhớ mẹ, nhớ tới sự yên bình, che chở mà mẹ đã dành cho cô cả đời. Nỗi nhớ cứ
nghẹn ngào, làm bật ra những dòng cảm xúc, hoà vào nỗi nhớ, khung cảnh ngõ sau
như nhuốm cả nỗi buồn. Đó là khoảng thời gian, không gian của riêng cô, một
khoảnh khắc hiếm hoi sau một ngày lao động vất vả, tự mình thấy dày núi xa xa
nơi chân trời. Dãy núi xa lắm, mảnh như ánh mắt của cô đau đáu khôn nguôi. Một
cảm giác thấy mình nhỏ bé, đơn côi. Một khoảng thời gian để con người trở về
với chính mình. Cái ngõ sau kín đáo ấy là nơi gới gắm biết bao tình cảm của
người con gáí ấy! Có ai biết được rằng buổi chiều nhạt nhoà, một cô gái nhớ về
quê mẹ mà lén lau nước mắt:
Chiều chiều ra đứng ngõ
sau
Trông về quê mẹ ruột đau
chín chiều
Từ nơi sâu kín trong tâm
hồn của mỗi con người xa quê, một giọt nước mắt của tình người oà rơi khi nghĩ
rằng ở nơi xa xôi cha mẹ đang dần héo hon vì già nua, vất vả:
Mẹ già như chuối chín
cây
Gió đông tôi cũng sợ,
gió tây tôi cũng buồn
(Ca dao)
Chiều chiều ra đứng ngõ
sau
Trông về quê mẹ ruột đau
chín chiều
Ở câu trên cô gái mới
chỉ nói đến nhớ, ở câu dưới thì nỗi nhớ đã trở thành quặn đau: “Trông về quê mẹ
ruột đau chín chiều”. Cô gái trông mà như không thấy gì bởi ý nghĩa của cô đang
trở về bên mẹ già. Gô gái đã đi xa, đã là con của người ta rồi, có còn ai nâng
niu, chăm sóc giấc ngủ cho mẹ không? Mẹ đã già rồi… cô gái lo sợ đau đớn, nỗi
xót xa cồn cào tự đáy lòng. Nguyền Du đã đặt nàng Kiều vào hoàn cảnh của cô
gái:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những
ai đó giờ?
Cả hai cô gái tuy họ có
hoàn cảnh không hoàn toàn giống nhau nhưng họ đều chung một tâm trạng: nhớ nhà,
nhớ cha mẹ. Đó là tình cảm của những người con hiếu thảo. Ai xa mẹ yêu thương
mà lại không buồn, không đau? Ta như nghe thấy tiếng nức nở, nghẹn ngào. Một
niêm xúc động chan chứa trong lòng ta, ta thương sự trắc trở xa xôi, ta thương
nỗi buồn đau của những người con nhớ mẹ chiều chiều…
“Chiều chiều” rồi lại
“chín chiều”, cái điệp khúc nhạc buồn ấy cứ âm vang khắc khoải. Tình mẫu tử là
tình yêu cao cả mà thượng đê đã ban cho tất cả muôn loài. Tình cảm ấy ở con
người không chỉ được thể hiện ở hành, động mà cao hơn còn được thể hiện ở ánh mắt,
ở tâm trạng và rồi cái tâm trạng ấy nhiều khi đã cất lên thành thơ:
Vẳng nghe chim vịt kêu
chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín
chiều ruột đau
(Ca dao)
“Nhớ mẹ” hay “nhớ quê hương’’? Có lẽ hai nỗi nhớ ấy
hòa làm một. Mẹ là mái đình, bến nước, cây đa… Mẹ là tất cả. Cô gái theo chồng
nhớ mẹ cũng như con người đi xa nhìn lại mái nhà quen thuộc. Nỗi đau ấy là bất
tận. Ai cũng có một người mẹ, bất cứ người nào xa quê, cái nhớ trước hết vẫn là
nhớ mẹ. Mỗi khi nhớ mẹ có lẽ người ta thường ngân nga câu ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ
sau
Trông về quê mẹ ruột đau
chín chiều
Để may ra phần nào vợi
bớt được nỗi nhớ thương.
2. À ơi! Khi bé là con mẹ cha
Lớn lên xa mẹ lại ra con người
Tuổi thơ của con người
luôn gắn với mẹ thân thương. Mẹ chăm bẵm, ru hời con khỉ con còn bé, mẹ dạy bảo
khi con lớn khôn … con mang tình mẹ sâu nặng lắm. Rồi một ngày kia, con bé nho cũa mẹ phải đi xa… và nỗi nhớ mẹ
dày vò, tức tưởi trong tâm con. Có một bài ca dao đã viết hộ tâm trạng ấy của
cô gái, tâm trạng mà bất cứ người con xa quê nào cũng luôn nghĩ:
Chiều chiều ra đứng ngõ
sau
Trông về quê mẹ ruột đau
chín chiều
Cả bài thơ nhuốm đầy tâm
trạng nhớ nhung, đau xót. Một tâm trạng có lẽ làm tím cả trời chiều mênh mang.
Người ta thường nói:
“Không ai hiểu con gái bằng mẹ và cũng không ai thương mẹ nhiều như các cô
gái”. Tình thương được biểu lộ bằng sự săn sóc, kính trọng, yêu thương. Vậy mà
trong câu ca dao này, cô gái lại không được trực tiếp bày tỏ tình thương với mẹ
mà chi biết giữ niềm thương ở tự đáy lòng. Thương cô gái xa quê yêu dâu nhưng
ta cũng không khỏi băn khoăn: Sao cô không về thăm mẹ mà chiều chiều đứng nhìn
gì vậy? Phải chăng cách trở đò ngang? Chiều chiều ra đứng bờ sông, muốn về quê
mẹ mà không có đò. Không! Khoảng cách không gian và thời gian sẽ không là gì
nếu cô không bị ràng buộc. Cô gái phải ngậm ngùi mà lau nước mắt bởi một lẽ đơn
giản nhất: cô đã lấy chồng. Dân gian có câu: “Thuyền theo gái, lái theo chồng”.
Giờ đây cô đã là con nhà người, đâu còn là con gái yêu của mẹ nữa.
Và để rồi khi ánh chiều
tà, sau bao nhiêu mệt nhọc, cô có thời gian cuối ngày để nhớ mẹ, nhớ về công
lao to lớn của cha mẹ:
Công cha như núi Thái
Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong
nguồn chảy ra
Công cha mẹ như trời như
bể, vậy cô đã làm gì để đền đáp câng ơn to lớn đó? Cả hơi ấm của mẹ cô cũng
phải xa. Cô gái buồn lắm, cái khoảnh khắc được khắc họạ trong ca dao đã ẩn náu
một nỗi buồn trải đài,. Tâm trạng buồn của cô gái đã hoà vào không gian của
buổi chiều tà để tạo thành một hoàng hôn vĩnh viễn trong tâm hồn..
Chiều chiều ra đứng ngõ
sau
Trông về quê mẹ ruột đau
chín chiều
Kín đáo, thầm lặng nhưng
da diết của chiều muộn – đó là nét tê nhị thể hiện nỗi nhớ của các cô gái trong
ca dao khi đã đi lấy chồng. Giữa một không gian trải dài vô tận, một con người
đang mang tâm trạng nhớ thương bỗng cảm thấy mình lẻ loi, cô độc vô cùng. Lúc
này con người mà cô mong mỏi nhất không thể là ai khác ngoài người mẹ thân
thương. Người mẹ sẽ là điểm tựa dịu dàng nhưng vững chắc nhất cho cô gái, bởi
vậy, cô càng mong càng nhớ hơn. Cô chọn một không gian riêng của mình, một mình
sống trong tâm tưởng. Buổi chiều, ngõ sau, ta như thấy một cái nhìn trăn trối
của cô gái về phía chân trời xa, ở đó có mẹ già đang sớm trưa lụi hụi một mình.
Giá như cô được chắp thêm đôi cánh để về bên mẹ, để lại là đứa con bé bỏng của
mẹ. Giá như… tất cả chỉ là ước mơ.
Đọc câu ca dao ta cứ
thấy có cái gì nghèn nghẹn, ta cảm thông với nỗi niềm của người con gái phải xa
quê, xa mẹ để chiều chiều ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ với một nỗi nhớ
thương da diết.
Bài ca dao cứ thổn thức
trong tim ta, ta nghe như có tiếng khóc thầm trong lời hát ru dịu dàng:
À ơi! Khi bé là con mẹ
cha
Lớn lên xa mẹ lại ra con
người.
Trịnh Nam Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét