Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Điệu Tango & lịch sử phát triển

Điệu Tango & lịch sử phát triển
ARMIK Tango Flamenco
Tango - không đơn thuần chỉ là một điệu nhảy, giống như một tâm trạng, một triết lý, một nghệ thuật sống và hơn hết một huyền thoại. Vũ điệu Tango ấy được sinh ra từ những người đàn ông da đen của đất nước Achentina giàu bản sắc. Cho dù từng trải bao thăng trầm trong suốt hơn một trăm năm lịch sử, giống như cuộc đời của chủ nhân nó, Tango vẫn phát triển và toả lan khắp hành tinh. Phải chăng, sức quyến rũ và cảm hoá của Tango khiến người ta không dễ gì cưỡng lại ? Người Achnetina gửi gắm cả hồn mình vào nhịp bước của Tango như thể nó là người bạn tri kỷ vậy 
Điệu nhảy Tango
Bản thân chữ Tango không dễ gì cắt nghĩa được. Chỉ biết rằng trên thực tế, Tango mang một ý nghĩa vượt xa phạm vi hạn hẹp của một điệu nhảy. Nó là một tâm trạng, một triết lý, một nghệ thuật và hơn hết là một huyền thoại…. Vũ điệu chất chứa đầy tâm trạng này xuất hiện lần đầu tiên ở khu vực gồm những con người nghèo khó nhất của Thủ đô Buenos Aires (Achentina), ngay trong lớp người da đen di cư mang nặng tình cảm nhớ quê, đau khổ và tủi buồn. Cho mãi đến ngày nay, người ta vẫn thấy ngỡ ngàng khi biết rằng tác giả của điệu nhảy Tango “không bao giờ chán” ấy lại chính là những người đàn ông “chân lấm tay bùn”, da đen mắt trắng, một chữ bẻ đôi không biết! Đó chính là tâm trạng của con người.
Lúc đầu Tango chỉ toàn có đàn ông thể hiện với nhau, vì phụ nữ cảm thấy điệu nhảy ấy có vẻ trụy lạc. Mãi sau, niềm đam mê Tango chẳng còn là độc quyền của phái mạnh nữa. Thời gian đầu, Tango luôn bị lớp người da trắng ở ngay châu Mỹ bài xích và coi đó là ” không lành mạnh”. Phải đợi mãi đến năm 1880, một nhạc sỹ người Urugoay chính thức sáng tác bản nhạc đầu tiên cho vũ điệu tango thì sức mạnh của nó như được bừng dậy, khiến hàng triệu con tim rung động và say mê.
Những năm cuối thế kỷ 19, làn sóng di cư châu Âu, châu Mỹ nói chung và Achentina trở nên sôi động. Người Tây Ba Nha, người Italya, người Bồ Đào Nha …đều góp mặt đi tìm cái mới lạ ở những vùng đất mới. Chính trong cái tâm trạng “chán sống ở châu Âu” lúc đó đã đưa những người Âu ấy đến với Tango đầy mới mẻ và không kém phần hấp dẫn. Họ muốn hoà mình vào điệu nhảy giàu cảm xúc và rất mạnh mẽ của dân bản xứ… Khoảng năm 1905 thì những bản nhạc Tango đầu tiên đã được bí mật chuyển về Pháp, cũng từ những người di cư ấy.
Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc thì chính nhà văn Pháp Ricardo Guirialdes là người đầu tiên chơi điệu Tango dùng cây đàn của mình wor Paris và cũng chính ông, lần đầu tiên đã nhảy điệu Tango với người đẹp Anna de Noailles trước sự ngạc nhiên của mọi người. Tuy vậy, vào với Châu Âu, Tango cũng không dễ được tự do phô diễn vẻ đẹp của mình trước bàn dân thiên hạ. Bởi vì hồi đó, giáo hoàng Pix đã coi Tango là một vũ điệu của “con quỷ dâm dục” và cấm các con chiên của cha gần gũi vơi Tango! Nhưng, nhờ vào thời gian cùng sự nỗ lực không mệt mỏi của giới âm nhạc mà vẻ quyến rũ của Tango đã dần dần được người Pháp cảm nhận.
Điều đặc biệt là khi Tango được chấp nhận, người Pháp nhanh chóng say mê nó, không ngừng hoàn mỹ nó, phát triển nó một cách nhanh chóng đến ngạc nhiên, đến mức khi “hồi hương” Achentina, Tango đã làm cho chính những chủ nhân của mình ở quê gốc phải sửng sốt trước biến đổi mau lẹ và tuyệt vời. Chả thế mà năm 1912, đã từng có một nhà văn Pháp viết rằng: “Một nửa Paris dìu nửa còn lại trong điệu nhảy Tango”.
Trong sự lên ngôi nhanh chóng của Tango trên đất Pháp và ở cả Châu Âu ấy, người ta luôn nhắc đến một chàng trai Pháp, đó là Carlos Gardel, vốn là người cùng gia đình di cư sang Achentina. Ở đó chính cuộc sống lang bạt đã đưa cậu thiếu niên Carlos đến với những người dân nghèo khổ ở Thủ Đô Buenos Aires, đến với vũ diệu Tango đồng cảm. Chàng trai dần dần say mê Tango đến lạ kỳ; bởi theo anh vũ điệu nồng nhiệt ấy thể hiện được cả những cảm giác bị mất mát lớn lao của lớp người xa xứ. Chính lòng say mê Tango đã tạo cho Carlos cơ hội bộc lộ “thiên phú” của mình về âm nhạc. Năm 18 tuổi, anh đã bắt đầu sáng tác và biểu diễn những bài hát Tango đầy ấn tượng. Năm 26 tuổi, Carlos đã trở thành một nhạc sỹ và một ca sỹ sáng giá…..
Dần dần trong những chuyến về lại xứ sở Châu Âu, chính dòng máu phong nhã và lịch lãm của nước Pháp và chất Tango nguyên gốc cùng mái đầu bóng mượt, quần áo thanh tao và ánh mắt đượm buồn, cộng với giọng hát quyến rũ của Carlos đã đưa Tango lên đỉnh cao vinh quang ở mảnh đất Châu Âu danh tiếng. Người ta từng khẳng định rằng, Carlos Gardel chính anh chứ không ai khác là người thể hiện tuyệt vời nhất những gì đặc sắc nhất của Tango ! Vì thế mà sau này, khi Carlos qua đời (do tai nạn máy bay), người ta đã dựng tượng ông ở Chacarita đẻ ghi nhớ công lao của một người đã đưa lại vũ điệu tuyệt vời cho cả một châu lục.
Sau nhiều thăng trầm, Tango sống trở lại vào cuối những năm 1930 khi nhân dân Argentina đoạt lại quyền tự do chính trị của mình. Họ kỷ niệm việc thăng tiến địa vị xã hội bằng Tango và điều này trở thành một biểu tượng cho tình đoàn kết và là một phần cuộc sống hàng ngày của họ. Những nhạc sĩ Tango nổi tiếng đi theo những xu hướng mới như Fresedo, de Caro, Pugliese, và Anibal Troilo. Không bao lâu sau, giới trí thức phong lưu mà giờ đây đã trở nên khác biệt hẳn so với tầng lớp lao động bắt đầu viết lời cho Tango. Vì những ảnh hưởng của họ, Tango trở nên lãng mạn hơn, hoài cổ hơn và là một ký ức ngọt ngào về tuổi thanh xuân trong một xã hội bình dị không bao giờ tồn tại.
Khi Juan Peron nắm quyền năm 1946, Tango lại trở nên cực thịnh ở Argentina vì cả ông và phu nhân Evita đều hết lòng ủng hộ loại nhạc này. Năm tháng qua đi với biết bao biến cố lịch sử, nhưng cuối cùng Tango vẫn là một điệu nhảy được ưa chuộng ở châu Âu. Paris trở thành cái nôi nuôi dưỡng Tango từ buổi ban đầu và truyền cho nó sức sống mạnh mẽ suốt ngót một thế kỷ qua. Còn ở châu Mỹ, có thể nói Tango đã ngấm vào máu của người dân nơi đây. Không phải ngẫu nhiên mà đã một thời gian, Tango là vũ điệu duy nhất được lưu hành ở Uruagoay để chống lại những “ảnh hưởng tha hoá từ bên ngoài”.
Ngay trên quê hương của tango – Achentina- từ năm 1976, Chính phủ đã ban hành một sắc lệnh, lấy ngày sinh của Carlos Gardel (11-11) làm “Quốc nhật Tango” và vào ngày ấy, cả nước hầu như tưng bừng sôi động bởi vì điệu Tango truyền thống diệu kỳ….Ngày nay, những ai muốn biết thế nào là Tango “nguyên thuỷ”, phải đến thủ đô Buenos Aire, với vũ trường AL Viejo Almacen nổi tiếng. Tại đây, điệu Tango được giữ nguyên bản, với phong cách chơi, trang phục và trang trí nội thất giống hệt như xưa. Tango vốn là niềm tự hào hết sức lớn lao của những người đàn ông Achentina, những người đã khai sinh ra nó. Còn với mọi người dân Achentina thì Tango là bất tử vì đó là điệu nhảy của lòng người.
Theo http://vietsdance.vn/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...