Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Vài cảm nghĩ về ca khúc

Vài cảm nghĩ về ca khúc
Áo xưa dù nhàu, 
Cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau ...

(Trịnh Công Sơn) 
Càng nghe lại những bài hát trong suốt từ thập niên 60s cho tới 90s, tôi càng sửng sốt về khả năng sáng tạo liên tục của Trịnh Công Sơn (TCS), người nhạc sĩ đã gây ra nhiều sóng gió, tranh luận trong giới chính khách và ngay cả giữa những người thưởng ngoạn trong những năm chiến tranh lên cao điểm ở Việt Nam. Ngay cả sau chiến tranh, nhiều nhãn hiệu "phản bội", "nối giáo cho giặc", vv vẫn được tiếp tục gắn lên người nhạc sĩ chỉ "hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo ..." [1]. Trong suốt hơn bốn mươi năm sáng tác, Trịnh Công Sơn đã viết hơn sáu trăm bài nhạc, xoay quanh ba chủ đề lớn: quê hương chiến tranh, tình yêu và thân phận. Có thể nói, trong cả ba đề tài, Trịnh Công Sơn đã thành công xuất sắc. Khi nhận xét về người nhạc sĩ tài hoa này, ông Nguyễn Xuân Khoát đã có lần viết "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Tuy nhiên, ngôn từ và cách nói của TCS khác lạ so với nhiều nhạc sĩ khác. TCS không dùng những từ ngữ hoa mỹ để nói lên những điều hiển nhiên trong cuộc sống hay những chữ trừu tượng để nói lên những triết lý cao siêu.
Văn Cao cũng có nhận xét về phong cách sáng tác của TCS rất chính xác: "cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tươi. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim."
Thật vậy, trong những thập niên 60 và 70, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã chinh phục biết bao sinh viên, học sinh qua những ca khúc mà tôi nghĩ là khó có ai có thể quên được: Ướt Mi, Hạ Trắng, Diễm Xưa, Như Cánh Vạc Bay, Phúc Âm Buồn, Nối Vòng Tay Lớn, Nước Mắt Cho Quê Hương, Ca Dao Mẹ, Hát Cho Một Người Nằm Xuống vv. Đối với tôi, hình ảnh Trịnh Công Sơn trong cây đàn guitar cùng Khánh Ly không giầy, không guốc, hát những bài ca về quê hương và chiến tranh trong các khuông viên đại học trong thập niên 70s quả là khó quên. Mỗi ca khúc mang một thông điệp hết sức đơn giản, hoặc về chiến tranh triền miên trên quê hương, hoặc về thân phận con người nhỏ nhoi trong thế giới cao rộng, hoặc về tình yêu lãng mạn, rạt rào cảm xúc mà tôi và chúng bạn lúc đó đã say sưa ôm đàn hát trong những dịp liên hoan văn nghệ, picnic hay cắm trại hè. 
Tình yêu, một đề tài muôn thủa trong âm nhạc, chiếm một phần lớn trong các tác phẩm của TCS. Phần lớn các bài nhạc tình của Việt Nam được viết bằng những lời lẽ ray rứt, lồng trong một hoàn cảnh éo le và thường được dựng trong một không gian của mùa thu lá đổ hay mưa gió bão táp ... Nhạc tình của TCS vượt xa những cái "thông lệ" này. Tình yêu trong nhạc của TCS đến một cách rất nhẹ nhàng, thánh thiện, như: 
Từ khi trăng là nguyệt đèn thắp sáng trong tôi, 
Từ khi trăng là nguyệt em mang tim bối rối, 
Từ khi trăng là nguyệt tôi như từng cánh diều vui, 
Từ khi em là nguyệt trong tôi có những mặt trời .... [2] 
và nhớ người yêu như một nỗi nhớ 
"Gọi nắng ... 
Cho tóc em cài loài hoa nắng rơi, 
Nắng đưa em về miền cao gió bay, 
Áo em bây giờ mờ xa nẻo mây, 
Gọi tên em mãi suốt cơn mê này ..." [3]
Để rồi sau bao năm gặp lại người yêu cũ, nàng làm mặt lạ, làm ngơ :
Gặp nhau không nói không nụ cười [4]
Ngay cả khi gặp người tình cũ đi với một người khác, thay vì nói lên một sự cay đắng, đau lòng vô hạn, ủy mị như "thôi rồi em đã xa anh ...", thì TCS lại nói một cách tượng hình và có chiều sâu:
Có một giòng sông đã qua đời ... [4]
Có thể nói qua những bài ca trong thập niên 60 và 70 của Trịnh Công Sơn, người ta cũng có một khái quát về về lịch sử cận đại của VN. Anh đã vui buồn với vận nước nổi trôi: 
Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu 
Một trăm năm đô hộ giặc Tây 
Hai mươi năm nội chiến từng ngày ... [5]
Trong hơn hai mươi năm chiến tranh đó đã có quá nhiều cảnh "những điều mắt thấy mà đau đớn lòng." [6] Và cũng có lẽ vì sự nung nấu tâm can trước những điều trông thấy chung quanh mà Trịnh Công Sơn đã viết lên nhiều tác phẩm đầy tự nhiên như một cuốn phim thời sự sống động:
"Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe", hay là bi thảm hơn nữa: 
Một ngày mùa đông, hai bên là rừng, 
Một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm 
Người chết hai lần, thịt da nát tan. [7]
Trong những năm chiến tranh dữ dội ở Việt Nam, người viết bài này đã từng chứng kiến những xác chết của trẻ em la liệt trên những cánh đồng cỏ xanh ở miền Nam. Những cái chết mà nếu xảy ra bên các xứ Tây phương sẽ được cho lên trang đầu của những tờ báo lớn nhất và những bản tin nóng hổi đi khắp các đài truyền hình, nhưng lại âm thầm ở Việt Nam lúc đó. May thay, Trịnh Công Sơn đã có lòng ghi lại những cảnh thảm thương đó một cách rất chân: "một buổi sáng mùa xuân, một đứa bé ra đồng, đạp trái mìn nổ chậm ... thịt da nát tan" [7]. 
Có người cho là âm nhạc hay nhất và đẹp nhất là âm nhạc mang tính nhân bản. Không biết nhạc của TCS có hay nhất, đẹp nhất hay không, nhưng có lẽ nhạc của anh mang nhiều tính nhân bản nhất. Ngoài những ca khúc về tình yêu và quê hương, Trịnh Công Sơn còn viết nhiều ca khúc để đời về thân phận. Một trong những bài ca mà tôi cho là có tính đại diện cho phong cách sáng tác và nhạc thuật của Trịnh Công Sơn là bài Cát Bụị Bài ca được viết theo thể điệu chậm, khoan thai (như phần lớn các ca khúc của Trịnh Công Sơn); lời rất đơn giản, không có tính cách trao chuốt, và gần như một bài thơ  
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, Để một mai vươn hình hài lớn dậy, Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, Để một mai tôi về làm cát bụi, Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi
Bao nhiêu năm làm kiếp con người, Chợt một chiều tóc trắng như vôi, Lá úa trên cao rụng đầy, Cho trăm năm vào chết một ngày
Mặt trời nào soi sáng tim tôi, Để tình yêu say mòn thành đá cuội, Xin úp mặt bùi ngùi, từng ngày qua mỏi ngóng tin vui
Cụm rừng nào lá lá xác xơ cây, Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy, Ôi cát bụi phận này, Vết mực nào xóa bỏ không hay 
Nguyên bài hát bàng bạc một âm hưởng triết lý Phật Giáo về một chu kỳ sinh ra, lớn lên và chết đi, được thể hiện qua những lời ca nhịp nhàng, lãng mạn. Đời người mong manh như hạt sương: sáng ra tóc còn xanh như hạt sương còn long lanh, chiều lại đã thấy tóc mình bạc phơ như hạt sương đã tan thành mây khóị Có lẽ sự tất yếu của cái chu kỳ này đã làm ám ảnh biết bao người nghệ sĩ và con ngườị Trong cuốn băng nhạc video Ru Tình phát hành gần đây, Trịnh Công Sơn cũng đã tâm sự là anh bị ám ảnh bởi cái chết ngay từ lúc còn thơ ấu, do vậy nhạc của anh đều biểu hiện sự quan tâm đến cuộc đời chung quanh và nhân thế một cách da diết. Anh có lần nói thân phận chỉ là một "hữu hạn" và cuộc đời chỉ là "những quán không", như một lời thơ cổ xưa của nhà sư Vạn Hạnh: 
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô 
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô 
trong triết lý "yếm thế", đã được nói đến từ xưa. Nhưng Trịnh Công Sơn đã dịch những từ ngữ khó hiểu này ra nhạc một cách dễ hiểu và gần gủi đến ngạc nhiên.
Một điều xảy ra chung quanh mà bất cứ ai cũng nhận thấy được là tính cách nhịp điệụ Hết ngày lại đêm, xuân qua hạ tớị Mỗi hành tinh có nhịp điệu riêng của mình khi quay quanh mặt trờị Các chức năng của cơ thể đạt tới đỉnh cao rồi giảm xuống cực tiểu tương ứng với thời kỳ: ngày, tuần, tháng, năm. Và, theo cái chu kỳ đó, con người được sinh ra, lớn lên rồi đi về cõi tiêu daọ Do vậy, không phải ngẫu nhiên khi Trịnh Công Sơn đã mở đầu bài hát bằng câu hỏi đơn giản "hạt bụi nào hoá kiếp thân tôỉ", cho đến ngày "để một mai vươn hình hài lớn dậy", và cuối cùng "để một mai tôi về làm cát bụi". Đứng trên phương diện khoa học, có thể nói nguyên bài ca chỉ xoay quanh cái nguyên lý tự nhiên về bảo tồn năng lượng mà ai trong chúng ta cũng đã từng học qua. Nguyên tử (atom) hay hạt bụi không được ai tạo ra mà chỉ là kết quả của một sự biến da.ng.
Cái quan niệm này được TCS nhắc tới trong bài ca qua chữ "hạt bụi nào hóa kiếp" rất ví von. 
Một trong những đặc điểm của sự tồn tại là tính luân chuyển (impermenance). Ngày xưa, một triết gia trứ danh của Hy Lạp, Heraclitus, có nhận xét rằng "không một ai có thể bước vào cùng một dòng sông hai lần" để nói lên sự thay đổi biến hóa không ngừng của thiên nhiên. Đây cũng là một triết lý trung dung (centrist theory) của Phật giáo: Không có sự khởi đầu và cũng không có sự tận cùng của thế giới, nhưng chỉ có một chu kỳ sinh-sống-tử (cycle of births and deaths) vô tận. Nói như TCS là "một cõi đi về" trong một ca khúc mới sáng tác sau nàỵ
Bài ca Cát Bụi còn mang một luận điểm triết lý của học thuyết tương quan (dependent origination) khá sâu sắc. Các hiện tượng trong thế giới đều chịu ảnh hưởng tương quan giữa năng lượng (energy) và phân tử (elements). Cơ thể con người cũng thay đổi hàng giây, hàng phút, để rồi "bao nhiêu năm làm kiếp con người" cho đến một ngày nào đó "chợt một chiều tóc trắng như vôi", khi "ngồi ôm tóc dài, chập chờn lau trắng trong tay..." [8], rồi cuối cùng mới nhận ra là "lá úa trên cao rụng đầy, cho trăm năm vào chết một ngày". Sự luân chuyển và phụ thuộc giữa các hiện tượng trên thế giới cũng có thể ví như sự mất còn của một cuộc tình: "Mặt trời nào soi sáng tim tôi, để tình yêu say mòn thành đá cuội ...".
Đối với một người nghệ sĩ, chỉ cần vài, hay thậm chí chỉ duy nhất một tác phẩm để đờị Có thể cần đến hai hay ba muơơi năm hay cả cuộc đời để làm nên một tác phẩm như vậỵ Tác phẩm có thể được nổi tiếng khi tác giả còn sống hay đã qua đời, mà trong đó sẽ nói lên một vài điều trực tiếp hay gián tiếp quan niệm của tác giả về thế giới chung quanh và con ngườị Trịnh Công Sơn đã để lại nhiều tác phẩm như vậỵ
Biết bao nhiêu máu lửa đã đổ trùm xuống mảnh đất Việt Nam, và từ trong ly loạn, nhiều bài ca đã được ra đờị Trịnh Công Sơn đã mang chút khói lửa của chiến tranh, bi thảm của chiến tranh vào âm nhạc Việt Nam. Nhưng anh còn đi xa hơn một bước nữa là đã mang được triết lý vào trong âm nhạc Việt Nam. 
[1] Quan niệm sáng tác của TCS
[2] Trích ca khúc Nguyệt Ca

[3] Trích ca khúc Hạ Trắng
[4] Trích ca khúc Có Một Giòng Sông Đã Qua Đời
[5] Trích ca khúc Gia Tài Của Mẹ
[6] Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
[7] Trích ca khúc Một Buổi Sáng Mùa Xuân
[8] Trích ca khúc Giật Mình Ôi Chiếc Lá Thu Phai
Nguyễn Văn Tuấn


1 nhận xét:

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...