"Thấy mình trong tất cả ca khúc
Trịnh Công Sơn"
Trịnh Công Sơn"
Trong số những bóng hồng đi vào nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn không
có Khánh Ly - người phụ nữ thân thiết, “một người bạn của định mệnh vĩnh viễn
thương yêu nhau”. Nhưng Khánh Ly lại thấy trong tất cả các ca khúc của Trịnh
đều có bóng dáng của mình…
Trong số những bóng hồng đi vào nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn không
có Khánh Ly - Người phụ nữ thân thiết, “Một người bạn của định mệnh vĩnh viễn
thương yêu nhau”. Nhưng Khánh Ly lại thấy trong tất cả các ca khúc của Trịnh
đều có bóng dáng của mình…
“Nữ hoàng chân đất” và
hình ảnh “ lứa đôi”
Nhớ về Trịnh, Khánh Ly
tiết lộ, Trịnh Công Sơn gặp chị trong hộp đêm Tulipe Rouge tại Đà Lạt. Thời
gian ấy, nhiều người nói, Trịnh Công Sơn đang đắm say với giọng hát Thanh Thuý
“liêu trai” nhưng khi nghe giọng hát Khánh Ly, ông đã bị hút hồn và tìm cách gặp
chị. Những bạn bè của Trịnh cũng từng xác nhận chuyện này, vào năm 1965 tại Đà
Lạt mộng mơ, Trịnh Công Sơn tình cờ nghe được giọng hát Khánh Ly. Ông biết ngay
giọng hát của cô ca sỹ này hợp với những bản nhạc của mình nên mời chị tham
gia. Thời gian sau, Khánh Ly rời Đà Lạt xuống Sài Gòn và trở thành giọng ca chỉ
hát dòng nhạc Trịnh.
Khi Trịnh Công Sơn gặp
Khánh Ly, chị chưa nổi tiếng, đến cuối năm 1965, họ có buổi ra mắt đầu tiên tại
trường Đại học Văn khoa với hàng ngàn sinh viên và trí thức. Bằng chiếc đàn ghi
ta thùng đơn giản, Khánh Ly hát say sưa những bài tự tình quê hương và thân
phận con người đã làm đắm say hàng ngàn khán giả cuồng nhiệt đêm đó. Cứ thế,
những buổi biểu diễn liên tiếp tại các trường đại học, các tụ điểm ca nhạc công
cộng khiến Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành hiện tượng âm nhạc, và
trở thành thần tượng của giới trẻ khi ấy.
Trịnh Công Sơn và Khánh
Ly thường đi hát không công, không thù lao chủ yếu cho khán giả trẻ nơi giảng
đường của các trường đại học. Trịnh Công Sơn dáng người mảnh khảnh, cặp kính
trắng, giọng nói nhỏ nhẹ xứ Huế với cuộc sống của một lãng tử. Khánh Ly khi hát
đi chân đất, khiến khán giả quen, yêu quý mà gọi chị là “nữ hoàng chân đất”.
Chị hát bằng cả tấm lòng người nghệ sỹ yêu hết mình những giai điệu của nhạc
Trịnh. Nhiều văn nghệ sỹ khi ấy, coi họ là một hình ảnh lý tưởng cho nghệ
thuật, nhất là nghệ thuật ca hát- mang lý tưởng nhân đạo và tình yêu thể hiện
sự dấn thân.
Kể lại thời kỳ những năm
60 cơ cực, đói khổ nhưng đầy hạnh phúc ấy, Khánh Ly nói: “Thực sự tôi rất mê
hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà
không có đồng xu, cắc bạc nào. Thời ấy, tôi phải chịu đói, chịu khổ, chịu
nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết đến ai cả, mà vẫn cảm thấy
mình cực kỳ hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi được hát những tình khúc của
Trịnh Công Sơn”.
Hai người đi với nhau
tạo thành hình ảnh “lứa đôi”, một đôi trai gái trong tình bạn trong sáng, hồn
nhiên. Khánh Ly- Trịnh Công Sơn tạo thành một đôi bạn trẻ muốn phá vỡ quan niệm
xưa cũ. Trong dư luận khi ấy, không ít người tò mò, định kiến, nhưng Trịnh là
người tiếng tăm mà không tai tiếng, ngay từ thời đó, Trịnh khẳng định: “Tôi và
Khánh Ly chỉ là hai người bạn. Thương nhau vô cùng, trên tình bạn”.
“Anh sẽ nói với tôi
điều cần nói, nếu có”
Trong những tuyệt phẩm
của Trịnh luôn có những bóng hồng, khi vời vợi, lúc thoáng qua, hư ảo. Nhưng
những bóng hồng ấy vẫn gọi được thành tên, gọi chung cho những cuộc tình đôi
khi chỉ là chút tình nghệ sỹ đơn phương hay nhè nhẹ như chút nắng cuối thu.
Riêng Khánh Ly không có cuộc tình với Trịnh Công Sơn, song định mệnh đã gắn kết
hai người bằng tình yêu ca hát…
Hơn 17 năm, sau ngày
Khánh Ly rời Việt Nam, họ gặp lại nhau tại Canada. Đối diện với Trịnh, chị vẫn
nhỏ bé như ngày xưa, luôn yêu thương và kính trọng. Khánh Ly nhớ lại: “Chúng
tôi ôm choàng lấy nhau, lúc này tôi mới cảm nhận chúng tôi thật sự có nhau,
không phải trong một giấc mơ kéo dài 17 năm. Hình như chúng tôi có cách nói mà
chỉ hai chúng tôi mới hiểu được. Một cách nói ở bốn con mắt im lặng... Tất cả
những điều cần nói, chính là những điều không bao giờ nói bằng lời”.
Họ đi dạo, im lặng bên
trời Tây xa lạ mà cảm thấy gần gũi nhau như thuở người từ Sài Gòn ra Huế thăm
nhau. Khánh Ly đã chia sẻ về buổi gặp nhau ấy: “Bao nhiêu ngày tháng đi qua
giữa chúng tôi. Anh vẫn không bao giờ thay đổi, tôi cũng thế. Cả hai không thắc
mắc về đời sống của nhau bởi 30 năm trước không hỏi thì 30 năm sau cũng không
hỏi... Tôi quý những giây phút ở bên anh và tôi nghĩ, anh sẽ nói với tôi điều
cần nói, nếu có”.
“Em theo đời cơm áo/ Mai
ra cùng phố xôn xao/ Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo...”. Tôi có cảm tưởng đó
là một lời trách móc anh dành cho tôi. Rất dịu dàng như bản tính anh. Từ bao
nhiêu năm nay, câu hát đó theo tôi như một vết thương. Đời cơm áo quả thật đã
cho tôi lắm ê chề, khổ đau, nhưng những ngày yêu dấu bên anh và bạn bè đã chẳng
bao giờ tôi quên... dù đời sống có làm tan vỡ, có làm chìm sâu những mơ ước của
một đời người - thì trong trái tim bầm giập của tôi, những ngày tháng cũ vẫn là
một điểm son, là một bám víu cuối cùng và duy nhất, Khánh Ly chia sẻ...
Mười năm bên cạnh Trịnh
Công Sơn, Khánh Ly đã gắn với tên tuổi của Trịnh đến nỗi không thể tách rời.
Khánh Ly vẫn nói: “Tuy không có một ca khúc nào của Trịnh Công Sơn viết riêng
cho tôi, nhưng tôi vẫn có cảm tưởng hầu hết những ca khúc của Trịnh Công Sơn
đều được viết cho Khánh Ly”. Cũng có lẽ vì thế, Khánh Ly là một trong số những
người hiểu rất rõ ca từ, cũng như tâm ý phần lớn ca khúc của Trịnh.
Khánh Ly đi khắp thế
giới với nghiệp cầm ca nhưng không bao giờ chị rời bỏ tên Trịnh Công Sơn. Ngày
1/4/2001, khi Trịnh Công Sơn nằm xuống, Khánh Ly đã từng nói rằng: “Tôi đã chết
nửa cuộc đời theo Trịnh Công Sơn”.
Phương Uyên- Vương Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét