Cảm nhận âm nhạc -
Những bài hát điệu tango
Tango, một điệu nhạc của Argentina xuất hiện khá
sớm ở Việt Nam. Tango thường được viết chủ yếu theo nhịp 2/4, thỉnh thoảng
cũng có viết theo nhịp 4/4. Một trong những ca khúc đầu tiên được viết theo
nhịp điệu này là "Đêm đông" (1939) của Nguyễn Văn Thương, ông
viết lúc 20 tuổi vào một dịp tết xa nhà ở Hà Nội. Người hát "Đêm đông" với điệu tango lúc đầu là ca sĩ Bạch Yến, sau này được đổi sang
điệu Slow được nhiều người hát như là Lệ Thu, Mai Hương, Lê Dung. Trong băng nhạc Sơn Ca 9 với giọng ca
Lệ Thu, bài này là một tuyệt phẩm.
Nhạc sĩ Hoàng Trọng mà sau này được xưng
tụng là "vua tango" viết tiếp mấy bài như "Bóng trăng
xưa", (1940) "Phút chia
ly", "Tiếng đàn ai",... Khi vào nam, ông viết thêm những bài như
"Mộng Lành", "Tiễn
bước sang ngang". Phạm Duy thì có
"Tiếng đàn tôi", "Bên
cầu biên giới",...
Bài "Sơn nữ ca" của Trần Hoàn thuộc loại tiền chiến nhưng mãi sau này mới được phổ biến và được hát trở lại ở miền bắc có lẽ xuất hiện quãng thời gian với "Tiếc thu", một trong vài bản nhạc của Hoàng Dương.
Các bài tango khá phổ biến ở miền nam sau 1954 đó là "Bóng chiều xưa", "Chiều" (phổ thơ Hồ Dzếnh) của Dương Thiệu Tước; "Thu ca" của Phạm Mạnh Cương; "Tango dĩ vãng" của Anh Bằng; ..
Bài "Sơn nữ ca" của Trần Hoàn thuộc loại tiền chiến nhưng mãi sau này mới được phổ biến và được hát trở lại ở miền bắc có lẽ xuất hiện quãng thời gian với "Tiếc thu", một trong vài bản nhạc của Hoàng Dương.
Các bài tango khá phổ biến ở miền nam sau 1954 đó là "Bóng chiều xưa", "Chiều" (phổ thơ Hồ Dzếnh) của Dương Thiệu Tước; "Thu ca" của Phạm Mạnh Cương; "Tango dĩ vãng" của Anh Bằng; ..
Một số ca khúc tango nước ngoài khá nổi tiếng do
Phạm Duy đặt lời Việt như "L'amour c'est pour rien" (Tình cho không), "La Cumparsita" (Vũ nữ thân gầy), "La Paloma" (Cánh buồm xa xưa),... đã góp phần làm phong
phú cho giai điệu này. Đặc biệt, bài La cumparsita được độc tấu bằng violin hay saxophone nghe rất đã,
gần đây được Đức Tuấn hát với tựa đề "Tango kỷ niệm", lời Việt khác với bài Vũ nữ thân gầy, nghe hay
hơn.
Cũng có những ca khúc viết theo điệu tango thuộc
loại "sến", chẳng hạn
như "Bài tango cho em"
của Lam Phương, "Bài tango cho riêng em" của Hoàng Nguyên,....
Để ý, có những bản nhạc được ghi nhịp điệu là Tango Habanera nhưng nó không phải là tango như nói ở trên, phần lớn thuộc loại "sến", kiểu như "Nỗi buồn hoa phượng", "Trường cũ tình xưa", "Họp mặt lần cuối" vậy,...
Nếu "dòng nhạc cách mạng" có nhiều bài nhạc valse được sáng tác thì hình như tango không có bài nào? Phải chăng người ta xếp tango thuộc giai điệu tiểu tư sản? (Valse thì cũng vậy nhưng ở tầm nghệ thuật cao hơn, xem là văn hóa của nhân loại nên không ai phản đối chăng??)
Các nhạc sĩ thuộc "dòng nhạc cách mạng" về sau cũng không thấy ai viết ca khúc theo điệu tango? Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác hằng trăm bài nhưng không thấy có bài nào dành cho điệu tango cả, có thể nói điệu tango không phù hợp với air nhạc của họ Trịnh.
Để ý, có những bản nhạc được ghi nhịp điệu là Tango Habanera nhưng nó không phải là tango như nói ở trên, phần lớn thuộc loại "sến", kiểu như "Nỗi buồn hoa phượng", "Trường cũ tình xưa", "Họp mặt lần cuối" vậy,...
Nếu "dòng nhạc cách mạng" có nhiều bài nhạc valse được sáng tác thì hình như tango không có bài nào? Phải chăng người ta xếp tango thuộc giai điệu tiểu tư sản? (Valse thì cũng vậy nhưng ở tầm nghệ thuật cao hơn, xem là văn hóa của nhân loại nên không ai phản đối chăng??)
Các nhạc sĩ thuộc "dòng nhạc cách mạng" về sau cũng không thấy ai viết ca khúc theo điệu tango? Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác hằng trăm bài nhưng không thấy có bài nào dành cho điệu tango cả, có thể nói điệu tango không phù hợp với air nhạc của họ Trịnh.
Nguyễn Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét