Băng Huyền
Còn gì tuyệt vời hơn
sau những giây phút rộn ràng cuốn theo những bộn bề của đời sống, ta lại được
ngả lưng, rồi lặng mình chìm trong không gian âm nhạc “cô đặc” đầy hoài niệm,
giai điệu êm ái của những khúc ca du dương qua 10 ca khúc trữ tình của các nhạc
sĩ Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Cung Tiến, Hoàng Dương, Từ Công Phụng, Y Vân, Quốc
Bảo trong CD “Hương Xưa,” và 10 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong CD
“Cũng Chìm Trôi.”
Bìa CD “Cũng Chìm Trôi”
Cả hai CD này đều được thể hiện bởi giọng hát của Đại Dương, vốn rất quen thuộc
với người yêu nhạc tại quận Cam trong vai trò
MC những chương trình nhạc chuyên đề giàu tính nghệ thuật. Với chất giọng ấm,
truyền cảm, nồng nàn, sâu lắng luôn tạo cảm xúc tha thiết, chân thành, tiếng
hát Đại Dương qua 2 CD “Hương Xưa” và “Cũng Chìm Trôi” đã dìu người nghe vào
sắc màu của kỷ niệm, màu của cảm xúc dạt dào, của khắc khoải, thiết tha qua
nhiều cung bậc, rất nhẹ nhàng chạm vào góc sâu thẳm ở trái tim của người nghe
bởi sự sâu nặng của cảm xúc khi anh hát.
Nếu CD “Hương Xưa” là CD tổng hợp những ca khúc trữ tình của nhiều nhạc sĩ ,
với “Rồi Đây Anh Sẽ Đưa Em Về Nhà” (Phạm Duy), Chỉ Chừng Đó Thôi (Nguyễn Tất
Nhiên - Phạm Duy). Bến Xuân (Văn Cao - Phạm Duy), Đời Cho Ta Thế (Trịnh Công
Sơn), Nắng Thủy Tinh - Như Cánh Vạc Bay (Trịnh Công Sơn), Hương Xưa (Cung
Tiến), Đừng Lừa Dối Nhau (Y Vân), Tình Ơi (Quốc Bảo), Tình Tự Mùa Xuân (Từ Công
Phụng), Hướng Về Hà Nội (Hoàng Dương), thì CD “Cũng Chìm Trôi” là CD chuyên đề
nhạc Trịnh Công Sơn, gồm những ca khúc Cho Một Người Nằm Xuống, Ru Ta Ngậm
Ngùi, Rồi Như Đá Ngây Ngô, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên?, Mưa Hồng, Biển Nhớ (Hát song ca
với Mai Dung), Tình Sầu, Đại Bác Ru Đêm, Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ.
Và 4 bài bonus Tưởng
Niệm (Trầm Tử Thiêng), Hẹn Hò (Phạm Duy), Trở Về Mái Nhà Xưa (Ernesto DeCurtis,
lời Việt: Phạm Duy), Tôi Tìm Thấy Tôi (Đức Trí). Chỉ trừ ca khúc “Tình Ơi”
(Quốc Bảo) và “Tôi Tìm Thấy Tôi” (Đức Trí) là 2 sáng tác mới sau này, còn lại
đều là những tác phẩm đã trở thành kinh điển trong kho tàng ca khúc Việt Nam,
được ca sĩ nhiều thế hệ ghi âm, biểu diễn.
Những nỗ lực tìm cách đổi mới lối hát, thậm chí phá cách, hay quyết tâm duy trì
phong cách cũ đều đã được thể hiện. Chắc hẳn nhiều người chưa có duyên thưởng
thức tiếng hát Đại Dương qua 2 CD trên sẽ hỏi người viết vậy tiếng hát của Đại
Dương có thể làm được gì để tạo dấu ấn cho riêng mình trong dòng nhạc này, với
những bài hát này?.
Bìa CD “Hương Xưa” của Đại Dương
Nét lạ, đẹp trong tiếng hát Đại Dương
Khi nghe Đại Dương ngân nga những nhạc khúc qua CD “Hương Xưa,”
“Cũng Chìm Trôi,” người viết cảm nhận được cách anh hát như thể gửi trái tim
mình đến muôn trái tim, để tất cả cùng rung lên những thanh âm huyền diệu ru
hồn, đánh thức ký ức xa xôi cùng những đắng cay hay dịu êm của một cõi người.
Không cầu kỳ, màu mè, không có kỹ thuật quá thành thục nhưng Đại Dương lôi cuốn
người nghe bằng chất giọng mộc mạc, cảm xúc.
Đại Dương có lối hát đẹp kiểu cổ điển: trau chuốt giai điệu, ngắt câu nào là nghe rõ từng câu, từng chữ, hát rõ lời, âm thanh giọng hát mềm mại. Chính điều này đã giữ lại cho những bài hát xưa vẻ đẹp cổ kính, nhưng anh vẫn đưa được vào đó cảm xúc của một người hát của ngày hôm nay, theo hướng tâm tình, như thể trò chuyện. Anh thật khéo léo trong cách dùng âm thanh giọng hát để tiếng hát đến tai người nghe êm ái nhất, như thể chỉ hát riêng cho người khán giả ở rất gần mình, chỉ riêng cho người ấy mà thôi.
Tiếng hát của anh như trào ra một thứ nhiệt lượng mạnh mẽ, nhưng rất thong thả, từng nốt nhấn nhá, lôi cuốn, bay bổng khi hát, “Hương xưa,” “Rồi như đá ngây ngô,” “Em còn nhớ hay em đã quên,” thật nao lòng khi nghe anh hát “Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà,” hay nghe “Ru ta ngậm ngùi” (Trịnh Công Sơn) , “Tưởng Niệm” (Trầm Tử Thiêng) mà không khỏi thổn thức. Khi thì nhẹ nhàng như một ngọn gió xuân mơn man, bỗng chốc hóa thành men rượu say qua nhạc phẩm “Bến Xuân.”
Say cho người hát, say cho người nghe đưa người nghe đến những giấc mơ tuyệt vời đầy xúc cảm, phiêu đến từng giây, từng phút cuối cùng với “Đêm thấy ta là thác đổ,” “Tình sầu,” “Hẹn hò,” “Trở về mái nhà xưa,” “Tôi tìm thấy tôi.” (Đức Trí)
Tiếng hát Đại Dương đã lưu lại trong tâm trí người nghe những suy tưởng của tình yêu, của hòa bình, của quá khứ, những điều chiêm nghiệm về thân phận, cuộc đời và những qui luật bất biến của tạo hóa, của một cái gì đó rất Trịnh Công Sơn qua “Cho Một Người Nằm Xuống,” “Đại Bác Ru Đêm.”
Giọng hát Đại Dương như biến hóa trong tất cả các cung bậc biểu cảm qua các nhạc phẩm. Nếu “Mưa Hồng” (Trịnh Công Sơn) thật nhẹ nhàng thì “Tình ơi” (Quốc Bảo) có thể làm người nghe day dứt, đau đáu một nỗi nhớ dâng trào...
Đại Dương có lối hát đẹp kiểu cổ điển: trau chuốt giai điệu, ngắt câu nào là nghe rõ từng câu, từng chữ, hát rõ lời, âm thanh giọng hát mềm mại. Chính điều này đã giữ lại cho những bài hát xưa vẻ đẹp cổ kính, nhưng anh vẫn đưa được vào đó cảm xúc của một người hát của ngày hôm nay, theo hướng tâm tình, như thể trò chuyện. Anh thật khéo léo trong cách dùng âm thanh giọng hát để tiếng hát đến tai người nghe êm ái nhất, như thể chỉ hát riêng cho người khán giả ở rất gần mình, chỉ riêng cho người ấy mà thôi.
Tiếng hát của anh như trào ra một thứ nhiệt lượng mạnh mẽ, nhưng rất thong thả, từng nốt nhấn nhá, lôi cuốn, bay bổng khi hát, “Hương xưa,” “Rồi như đá ngây ngô,” “Em còn nhớ hay em đã quên,” thật nao lòng khi nghe anh hát “Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà,” hay nghe “Ru ta ngậm ngùi” (Trịnh Công Sơn) , “Tưởng Niệm” (Trầm Tử Thiêng) mà không khỏi thổn thức. Khi thì nhẹ nhàng như một ngọn gió xuân mơn man, bỗng chốc hóa thành men rượu say qua nhạc phẩm “Bến Xuân.”
Say cho người hát, say cho người nghe đưa người nghe đến những giấc mơ tuyệt vời đầy xúc cảm, phiêu đến từng giây, từng phút cuối cùng với “Đêm thấy ta là thác đổ,” “Tình sầu,” “Hẹn hò,” “Trở về mái nhà xưa,” “Tôi tìm thấy tôi.” (Đức Trí)
Tiếng hát Đại Dương đã lưu lại trong tâm trí người nghe những suy tưởng của tình yêu, của hòa bình, của quá khứ, những điều chiêm nghiệm về thân phận, cuộc đời và những qui luật bất biến của tạo hóa, của một cái gì đó rất Trịnh Công Sơn qua “Cho Một Người Nằm Xuống,” “Đại Bác Ru Đêm.”
Giọng hát Đại Dương như biến hóa trong tất cả các cung bậc biểu cảm qua các nhạc phẩm. Nếu “Mưa Hồng” (Trịnh Công Sơn) thật nhẹ nhàng thì “Tình ơi” (Quốc Bảo) có thể làm người nghe day dứt, đau đáu một nỗi nhớ dâng trào...
Người xa mấy rừng xa mấy ngàn vực sâu
Người xa mấy mùa không thấy nhau buồn rầu
Người xa cách người khi cất lời hẹn sai
Người chưa biết khóc mộng bay...
Người xa mấy mùa không thấy nhau buồn rầu
Người xa cách người khi cất lời hẹn sai
Người chưa biết khóc mộng bay...
Hay âm hưởng pop ballad nhẹ nhàng sâu lắng xuyên suốt trong
“Tình tự mùa xuân” (Từ Công Phụng), men theo thời gian, qua mưa nắng vẫn bàng
bạc một khúc tình mênh mang, lung linh những ảnh hình .”..em,
lại đây với anh ngồi đây với anh
trong cuộc đời này
nghe thời gian lướt qua
mùa xuân khẽ sang
chừng như không gian đang sưởi ấm những giọt tình nồng à”
trong cuộc đời này
nghe thời gian lướt qua
mùa xuân khẽ sang
chừng như không gian đang sưởi ấm những giọt tình nồng à”
Để có thể cảm 2 CD này, người ta phải thật tĩnh lặng, cho âm
nhạc ngấm vào lòng để nếu có duyên gắn bó thì cũng gắn bó thật riêng tư, lặng
lẽ, bởi cả 2 CD không sử dụng nhạc điện tử mà chỉ đơn thuần âm thanh mộc với
tiếng guitare của Lê Từ Phong, tiếng vĩ cầm của Luân Vũ qua CD “Cũng Chìm
Trôi,” tiếng vĩ cầm của Nguyễn Xuân Quang, tiếng guitare của Lê Từ Phong trong
CD “Hương Xưa,” với phần hòa âm của Vũ Quốc Phúc, Lê Từ Phong (CD Hương Xưa) và
Lê Từ Phong (CD Cũng chìm trôi) để nổi bật lên giọng hát cảm xúc của Đại Dương.
Giải trí ư, có lẽ. Thư giãn ư, cũng đúng. Nhưng chính xác nhất khi tôi lắng nghe tiếng hát của Đại Dương qua “Hương Xưa” và “Cũng Chìm Trôi” giúp tâm hồn tôi thanh thản, và hướng tôi đến ngày mai tươi sáng cùng những chân trời rộng mở. Chính màu của kỷ niệm, của những giai điệu cũ, từ lâu đã trở thành bất hủ trong trái tim người yêu nhạc, là sợi dây nối kết những trái tim yêu nhạc tìm đến 2 CD này.
Xin cám ơn thế giới âm nhạc đã khiến cho những con tim đồng điệu ở rất xa trở nên gần gũi và đã làm dịu đi rất nhiều những nỗi buồn nơi nhân thế khi được trải lòng trong giai điệu đẹp của âm nhạc và cũng xin cám ơn Đại Dương đã thực hiện 2 CD này cho đời sống trở nên đẹp hơn, nhẹ đi... để mọi thứ như quá mong manh.
Giải trí ư, có lẽ. Thư giãn ư, cũng đúng. Nhưng chính xác nhất khi tôi lắng nghe tiếng hát của Đại Dương qua “Hương Xưa” và “Cũng Chìm Trôi” giúp tâm hồn tôi thanh thản, và hướng tôi đến ngày mai tươi sáng cùng những chân trời rộng mở. Chính màu của kỷ niệm, của những giai điệu cũ, từ lâu đã trở thành bất hủ trong trái tim người yêu nhạc, là sợi dây nối kết những trái tim yêu nhạc tìm đến 2 CD này.
Xin cám ơn thế giới âm nhạc đã khiến cho những con tim đồng điệu ở rất xa trở nên gần gũi và đã làm dịu đi rất nhiều những nỗi buồn nơi nhân thế khi được trải lòng trong giai điệu đẹp của âm nhạc và cũng xin cám ơn Đại Dương đã thực hiện 2 CD này cho đời sống trở nên đẹp hơn, nhẹ đi... để mọi thứ như quá mong manh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét