Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Cách chia mùa trong năm ở các nền văn hóa

Cách chia mùa trong năm 
ở các nền văn hóa
Thế giới phương Tây kế thừa từ người La Mã cổ đại việc phân chia năm thành bốn mùa hay “thời của năm” (tempora anni, từ tiếng Đức là Jahreszeiten): một vài từ Latin dễ dàng diễn dịch ra các ngôn ngữ châu Âu châu hiện đại hơn là các nhóm các từ chỉ mùa (xuân, hạ, thu, đông). Các sơ đồ vũ trụ cho thấy các mùa hội nhập vào một mô hình thế giới (xem hình 19); chúng tái hiện trong một nền văn hóa ôn đới khác, văn hóa Trung Hoa, như là chũn xìa dũng (xuân, hạ, thu đông).
Tuy nhiên, sự phân chia này không thể phổ quát. Ở Nigeria, người Yoruba nói tới hai mùa nửa năm, mùa khô và mùa mưa; nhưng Ấn Độ có sáu mùa, mà tên Sanskrit là grìsma (“mùa nóng”), varsa (‘mùa mưa, gió mùa”), sarad (“mùa thu”), hemanta (“mùa đông”),  sisir (“mùa mát”), vasanta (“mùa xuân”). Mỗi mùa gồm hai tháng; những mùa này thay đổi qua khắp các nước, nhưng trong Lịch Quốc gia (xem Chương 6), mùa xuân bắt đầu vào tháng Phalguna.
Ai Cập cổ đại thừa nhận ba mùa: mùa lụt, mùa đông và mùa hạ, mỗi mùa gồm bốn tháng của năm dương lịch, mà cho tới thế kỉ thứ 6 trước CN chỉ được đem số đơn giản như là tháng thứ bao nhiêu của mùa nào đó( xem Phụ lục A). Tuy nhiên, thất bại của việc đưa thêm ngày xen-vào có nghĩa là trong phần lớn Lịch sử Ai Cập các mùa danh nghĩa và thực tế không tương ứng với nhau. Vào năm 824 trước CN, chẳng hạn, khi Năm Mới bắt đầu vào ngày 21 tháng 3, “mùa đông” trên lí thuyết bắt đầu vào mùa lụt từ 19 tháng 7 tới 15 tháng 11, tiếp theo là “mùa hạ”.
Tiếng Hy Lạp cổ có từ mùa xuân (éar, hoặc một biến thế phương ngữ là wêr), mùa hè (théros) và mùa đông (cheimòn) nhưng khái niệm và tên gọi dành cho mùa thu (phthinopòron, “mùa gặt đang tàn”) thì phải mát nhiều thời gian mới định hình được. Tuy nhiên, sử gia lớn Hy Lạp Thucydides (thế kỉ thứ 5-4 trước CN), dù quen thuộc với mùa xuân nhưng vẫn chia các năm của cuộc chiến tranh Peloponnesia thành mùa hè (mùa chiến dịch) và mùa thu. Một quan niệm hai-mùa tương tự tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Đức.
Nó tỏ ra đặc biệt bền bỉ không chỉ ở Iceland mà còn ở bán đảo Scandinavia, nơi gió mùa hè được cho rằng bắt đầu vào ngày thánh Tiburtius (14 tháng 4). Kết quả là, mặc dù mọi ngôn ngữ Đức  đều sử dụng các từ “muà hè” và “mùa đông” nhưng đến khi giao lưu với văn hóa La Mã  mới có các thừ cho “mùa xuân” và “mùa thu”. Tên gọi cho hai mùa này thay đổi đáng kể giữa các ngôn ngữ, ngay cả trong từng ngôn ngữ: trong khi tiếng Anh-Anh giữ lại tiếng Latin hay Pháp “ autumn” (“mùa thu”) được sử dụng bởi Chaucer, Tyndale và Shakespeare thì tiếng Mỹ dùng “fall”, viết tắt của cụm “fall of the leaf” (lá rụng) , lần đầu tiên được chấp nhận vào thế kỉ 16. Trong tiếng Đức , mùa xuân có thể là der Frühling hoặc das Frühjahr; một từ cổ sơ hay ngôn từ thi ca là Lenz tương ứng với tiếng Hà Lan đương thời lentevà tiếng Anh cổ Lent,từ đó Lenten (như trong Lenten sermon) bây giờ được hiểu như là tính từ của nó; mùa này từ thế kỉ 16 đã được gọi là “spring” (mùa xuân), viết tắt của “spring of the year” (khởi nguồn của năm).
Trong các ngôn ngữ Celtic, “mùa xuân” và “mùa thu” cũng thay đổi nhưng có những từ chung cho “mùa hè” và “mùa đông”; sự phân chia thành hai mùa được nói rõ trong từ vựng Ireland. Từ Ireland samhradh và là Welsh haf  liên quan tới từ Anh summer (mùa hạ),  geimreadh và gaeaf  với từ Latin hiems; những từ này làm nền tảng cho tên tháng tiếng Gô Loa là Samonios và Giamonios (xem chương 6).
Các tác giả Latin đưa ra những ngày tháng khác nhau do các khởi đầu của mùa: Elder Pliny (79 trước CN) là những ngày 8 tháng 2, 10 tháng 5, 11 tháng 8, 11 tháng 11; Isidore de Seville (636) là ngày 22 tháng 2, 24 tháng 5, 23 tháng 8, 23 tháng 11; Venerable Bede, viết vào năm 725, là ngày 7 tháng 2, 9 tháng 8, 7 tháng 11, nói khác đi, là ngày thứ 7 trước các ngày Isidore và Bede, các ngày phân và ngày chí rơi vào khoảng giữa mùa của chúng để cho Ngày Giáng sinh của người Baptist là Ngày Giữa Mùa Hè. Tương tự, tên tiếng Anh cổ thường cho ngày Giáng sinh là “giữa mùa đông”.
Ở Irealand, mùa xuân được tính từ 1 tháng 2, mùa hè từ 1 tháng 5, mùa thu từ 1 tháng 8, và mùa đông từ 1 tháng 11; trong các ngày này, 1 tháng 2 là ngày của nữ thần Brighid trong lễ Imbolc (trong tiếng Ireland hiện đại là Oimelc) đánh dấu mùa mới, nhưng ba mùa khác vẫn giữ tên cổ của chúng là Bealtaine, Lúnasa (trước kia Lughnasadh) và Samhain. Quyển Oxford English Dictionary nhìn điều này như là một xu hướng Anh, đối lập với thông lệ “Bắc Mĩ” khởi đầu các mùa với tháng 3, 6, 9 và 12; nhưng phần lớn người Anh sẽ thích lối sau hơn, đó là lối được chấp nhận bởi Sở Khí tượng.
Tất nhiên, không hệ thống nào căn cứ nào trên các hiện tượng tự nhiên lại có thể có giá trị trên khắp các địa cầu hoặc chỉ trong bắc bán cầu; khách quan hơn là nguyên tắc khởi đầu các mùa với ngày phân và ngày chí, do đó đương thời vào hoặc khoảng 20 tháng 3, 21 tháng 6 , 22 tháng 9 và 21 tháng 12. Những ngày thường được mô tả như là những khởi đầu “chính thức” của các mùa liên quan mặc dù không có tuyên giáo hoàng gia hoặc Đạo luật Nghị viện nào chỉ thị như thế. Sự gọn gàng của sơ đồ thường đem đến tính chính xác cho sự kiện: sơ đồ thế kỉ 11 được cho thấy ở trên, trong Hình 19, vô tình đánh đồng các mùa được xác định trên nguyên tắc này với những khổi ba-tháng bắt đầu vào tháng 4,7,10 và tháng 1.
Từ thời thuộc cải cách của Caesar, truyền thống La Mã coi bốn phương ngang bằng với ngày thứ tám trước Kalends, vào các ngày 25 tháng 3, 24 tháng 6, 24 tháng 9 và 25 tháng 12, những ngày mà thực ra chúng đã được ứng dụng chừng hai thế kỉ trước.
Giáo hội hội nhập chúng vào lịch lần lượt là Ngày Truyền tin (sự Hoài thai Jesus Christ), ngày sinh của thánh John, sự hoài thai vị này (ở phương Đông được chuyển đến ngày thứ 23; xem Chương 6) và ngày giáng sinh của chúa Jesus. Tuy nhiên, giáo hội phương Tây chọn sự bắt đầu mùa với những ngày nhịn ăn và thứ Tư sau ngày Chủ nhật đầu trong mùa chay, ngày Nhật lễ, ngày Thánh giá (14 tháng 9) và ngày thánh Lucy (13 tháng 12), mỗi ngày này lại tiếp tục vào thứ Sáu và thứ Bảy tiếp theo. Những ngày này được biết trong tiếng Anh là những ngày nhịn ăn Ember (tiếng Đức là Quatember), bắt nguồn từ tiếng Latin Quattour tempora, “bốn mùa” (Giáo hội Anh đã thay đổi các tuần).
Mặc dù mùa hè ở Nam Bán Cầu tương ứng với mùa đông phương Bắc và ngược lại, việc định cư người Âu châu đã tích hợp thêm nhiều giá trị phương Bắc về ngày tháng và mùa. Ông già Noel mặc bộ áo đỏ nặng nề với cổ áo lông thú trắng bị gửi vào giữa cái nóng mùa hạ xứ Brazil một cách không thương tiếc, nhưng người Latvia ở Úc ăn mừng ngày thánh  John trong cái giá lạnh mùa đông ngày 24 tháng 6 lại hài lòng với quốc phục bằng len của họ.
Leofranc Holford-Strevens
Nguồn: Trích từ cuốn Lịch sử thời gian
Theo http://bookhunterclub.com/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Gió mùa - Tạp bút Phương Uyên

Gió mùa - Tạp bút Phương Uyên Một mình lang thang chiều cuối thu. Cơn gió đầu mùa đã về mang theo những không khí se lạnh đầy xao xuyến, t...