Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

Xuân hạ thu đông


Xuân hạ thu đông
Một năm có 4 mùa, mỗi mùa có thời tiết, cảnh sắc khác nhau đã làm rung động tâm hồn của những văn nhân thi sĩ, những nhạc sĩ đã sáng tác, để lại những bài hát bất hủ cho giới thưởng ngoạn, chúng ta hãy nghe lại những bài Xuân Đã Về của nhạc sĩ Minh Kỳ do Minh Hằng trình bày, Nỗi Buồn Hoa Phượng của Thanh Sơn do Thanh Tuyền trình bày, Buồn Tàn Thu của Văn Cao do Thái Thanh trình bày và Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương do Bạch Yến trình bày.
Sáng tác: Minh Kỳ
Xuân đã về, xuân đã về
Kìa bao ánh xuân về tràn lan mênh mông.
Trên cánh đồng, chim hót mừng
Đang thướt tha từng đàn tung bay, vui say.
Xuân đã về, xuân đã về
Ngàn hoa hé môi cười tươi đón gió mới.
Xuân đã về!
Ta hát vang lên câu ca mừng chào xuân.
Ngoài trời bao la xinh tươi.
Bao cô gái đẹp.
Cười trông xinh như hoa.
Lập lòe tà áo xanh xanh.
Chen bông tím vàng.
Đẹp hơn tiên nga.
Và bầy em bé rúc rích.
Khúc khích tiếng cười.
Rủ nhau vui ca.
Từng đàn chim non xinh xinh.
Tung bay khắp trời.
Cùng ríu rít ca.
Một bài ca đón chào mừng.
Hòa theo tiếng pháo đì đùng.
Mừng xuân nay đã về rồi.
Và đông đã vừa qua.
Ngập trời bao tiếng chào mừng.
Nàng xuân duyên dáng về rồi.
Về gieo bao thắm tươi vui.
Lòng ta thấy yêu đời.
Xuân đã về, xuân đã về
Kìa bao ánh xuân về tràn lan mênh mông.
Xuân đã về, trên cánh đồng
Bao bác nông dân cày ruộng vui say xuân.
Xuân đã về, xuân đã về
Ngàn cô gái quê cười tươi đón gió mới.
Xuân đã về, xuân đã về
Ta hát vang chào mừng xuân sang, xuân sang!.

Nhạc sĩ Minh Kỳ (1930-1975)
Nhạc sĩ Minh Kỳ ra đời tại Nha Trang, sinh năm 1930, năm 1959 vào định cư tại Sài Gòn. Nhưng nguồn gốc gia tộc thuộc đất Thần Kinh. Theo gia phả của dòng họ thuộc triều Nguyễn tại Huế, nhạc sĩ Minh Kỳ là cháu đời thứ năm của Vua Minh Mạng. Ông có tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, có vai vế ngang hàng với vua Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy). Hiện nay tại thôn Vĩ Dạ vẫn còn là nơi ở, mộ phần và Phủ thờ dòng họ bên ông. Ông là người con duy nhất trong một gia đình hoàng tộc khá giả tại thành phố Nha Trang và sống ở đấy cho đến sau khi ông lập gia đình vào năm 1952. Do đó Nha Trang là nơi để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời của nhạc sĩ Minh Kỳ. Cũng chính là lý do mà từ hơn 40 năm qua, chúng ta đã có dịp thưởng thức những nhạc phẩm tiêu biểu về vùng duyên hải được gọi là "Thùy dương cát trắng” của ông như: “Nha Trang”, “Nhớ Nha Trang”, “Nha Trang Chiều Mưa”…
Năm 1966, Minh Kỳ cùng 2 nhạc sĩ Lê Dinh và Anh Bằng đã phối hợp thành nhóm Lê Minh Bằng, kết tên 3 người lại với nhau. Nhạc phẩm nổi tiếng nhất của “Lê Minh Bằng” mà chắc ai cũng đã nghe qua là bài Đêm Nguyện Cầu. Khi sáng tác, ngoài nghệ danh Lê Minh Bằng, nhóm này còn dùng các tên: Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường, Mặc Vũ…
Khi tình thế đất nước kêu gọi, ông gia nhập vào ngành Cảnh Sát. Mang chức vụ cuối cùng là Đại Úy Cảnh Sát, sau ngày Sài Gòn sụp đổ, ông đã bị bắt đi “học tập cải tạo” ở trại An Dưỡng, Biên Hòa nơi những người bạn tù cùng thời cho biết là ông đã chết một cách bí ẩn vào khuya ngày 31 tháng 8 năm 75, khi vừa bước sang tuổi 45, để lại 1 vợ và 9 người con.
Theo nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ “bỏ mình oan khổ trong trại cải tạo chỉ vì một sự giằng co, tranh chấp bán buôn đường sữa linh tinh của những người về từ rừng rú (Việt Cộng), để rồi Minh Kỳ thiệt mạng vì một trái lựu đạn trả thù vô lối, trong khi anh không dính líu gì đến vụ này”, đăng trong bài viết trên Nguyệt San Nghệ Thuật 148-7-2006.  Hiện nay người con trai út của ông vẫn còn ở tại Sài Gòn, nơi ông đã sinh sống và mở lớp dạy nhạc Lê Minh Bằng gần khu vực nhà thờ Tân Định.
Nhạc phẩm:
- Ai nói với em
- Anh tiền tuyến, em hậu phương
- Chuyện tình Hồ Than Thở (với Anh Bằng)
- Biệt động quân
- Biệt kinh kỳ (với Hoài Linh)
- Cánh buồm chuyển bến
- Cảnh sát hành khúc
- Chuyến tàu hoàng hôn
- Chuyện đêm mưa (với Nguyễn Hiền)
- Chuyện hai người
- Đà Lạt hoàng hôn
- Lá vàng rơi
- Mưa trên phố Huế
- Năm ngọn núi Ngũ Hành
- Nha Trang
- Nhớ Nha Trang
- Người em Vỹ Dạ
- Phận tơ tằm
- Thiệp hồng báo tin
- Thương về miền đất lạnh
- Thương về xứ Huế
- Tình hậu phương
- Xuân đã về
Sáng tác: Thanh Sơn
Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,
chín mươi ngày qua chứa chan tình thương,
ngày mai xa cách hai đứa hai nơi
phút gần gũi nhau mất rồi,
tạ từ là hết người ơi.
Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng,
biết ai còn nhớ đến ân tình không,
đường xưa in bóng hai đứa nay đâu,
những chiều hẹn nhau lúc đầu,
giờ như nước trôi qua cầu.
Giã biệt bạn lòng ơi,
thôi nay xa cách rồi,
kỷ niệm mình xin nhớ mãi.
buồn riêng một mình ai,
chờ mong từng đêm gối chiếc,
mối u hoài này anh có hay?
Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn,
cảm thông được nỗi vắng xa người thương,
màu hoa phượng thắm như máu con tim,
mỗi lần hè sang kỷ niệm,
người xưa biết đâu mà tìm.

Nhạc sĩ Thanh Sơn (1940-2012)
Nhạc sĩ Thanh Sơn tên thật Lê Văn Thiện (còn có bút danh khác là Sơn Thảo) sinh ngày 1 tháng 5 năm 1940 tại Sóc Trăng, là con thứ mười trong một gia đình có 12 anh chị em.
Ông lớn lên ở Sóc Trăng, với một lòng ưa thích ca hát. Ông học nhạc từ hồi tiểu học với thầy Võ Đức Phấn (em ruột nhạc sĩ Võ Đức Thu). Gia đình ông bấy giờ có che giấu cán bộ Việt Minh, do đó bị ruồng bố gắt gao, ông phải rày đây mai đó.
Năm 1955, thầy Phấn mất, ông lên Sài Gòn học nhạc với thầy Lê Thương và nuôi ước mơ trở thành ca sĩ. Tại thành phố này, ông đã làm nhiều công việc như làm thuê, ở mướn,..
Đến năm 1959, ông đăng ký tham dự cuộc tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn, và đoạt giải nhất. Ban giám khảo cuộc thi đó có những tên tuổi như: Dương Thiệu Tước, Võ Đức Thu, Thẩm Oánh, Nghiêm Phú Phi. Sau khi đoạt giải ông được mời đi hát trong ban Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng.
Trở thành ca sĩ, ông mày mò học sáng tác nhạc với cuốn "Để sáng tác một ca khúc" của Hoàng Thi Thơ. Những người giúp đỡ ông trong giai đoạn này có Hoàng Trọng, Nguyễn Hiền, Văn Phụng...
Ca khúc đầu tiên của ông là "Tình học sinh", ra đời năm 1962, tuy nhiên chẳng được một ai lưu ý. Đến năm sau, "Nỗi buồn hoa phượng" ra đời, trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về mùa hè thời đó. Tiếp theo là những ca khúc viết về đề tài học sinh: Ba tháng tạ từ, Màu áo hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn, Ve sầu mùa phượng.., ngoài ra còn có nhạc trữ tình: Nhật ký đời tôi, Trả lại thời gian, Mùa hoa anh đào..., những ca khúc này được nhiều tầng lớp khán giả đón nhận.
Năm 1963, ông bỏ hẳn nghề ca sĩ để chuyên tâm sáng tác. Từ 1973, nhạc của ông bắt đầu chuyển hướng sang đề tài quê hương.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhạc của ông bớt đi thiên hướng trữ tình. Bắt đầu từ thập niên 1990, những ca khúc mang âm hưởng dân ca của ông được đón nhận, gợi mở cho ông một hướng sáng tác mới đó là tiếp tục khai thác chất liệu dân ca Nam Bộ. Nhạc của ông lúc này chú trọng về ca từ, trong bài có nhiều âm sắc, phương ngữ đặc trưng Nam bộ. Nhiều bài hát trong giai đoạn này trở nên rất nổi tiếng như Hình bóng quê nhà, Hành trình trên đất phù sa, Bạc Liêu hoài cổ,...
Từ năm 2000 đến nay, ông làm phụ trách biên tập chương trình cho Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông.
Năm 2007, kỷ niệm năm Thanh Sơn 69 tuổi, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đêm nhạc mang tên ông.
Năm 2009, ông có bay sang Hoa Kỳ để thực hiện cuộc phỏng vấn với Thúy Nga Paris By Night.
Cho đến nay, qua nhiều giai đoạn, ông đã viết trên 500 bài hát với nhiều bài trở nên quen thuộc trong công chúng.
Năm 2011 ông bị tai biến mạch máu não khi đang tham gia cùng trung tâm Thúy Nga thực hiện cuốn Paris By Night 103 "Tình sử trong âm nhạc Việt Nam". Sau một thời gian điều trị ông qua đời lúc 14h 30' ngày 4 tháng 4 năm 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì tuổi già sức yếu.Theo ý nguyện của nhạc sĩ Thanh Sơn lúc sinh thời, gia đình cùng thân bằng quyến thuộc đã đưa tiễn linh cữu của Ông về an táng tại đường nghệ sĩ của Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương thuộc xã Chánh Phú Hòa huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương vào sáng ngày 9 tháng 4 năm 2012.
Nhạc phẩm:
a) Trước 1975
- Anh đường anh em đường em
- Ba tháng tạ từ
- Bài ngợi ca quê hương
- Bên bờ suối vắng
- Buồn từ dạo đó
- Buồn vào đêm
- Chuyến đò xưa
- Chỉ một đêm thôi
- Chiều trên vỉa hè
- Chúc xuân
- Chuyện đã rồi
- Cung buồn tháng hạ
- Dư âm mùa xuân
- Dư âm ngày cũ
- Đã muộn rồi
- Đêm hẹn hò
- Đoản ca cho mình
- Đọc tin trên báo
- Em ơi đã lỡ làng rồi
- Em 16
- Em về cây lúa trổ bông
-  Giã từ bạn thân
- Giấc mộng không thành
- Giòng suối xanh
- Gót phiêu du
- Gửi một niềm thương
- Hạ buồn
- Hai người lính tâm sự
- Hành trình trên quê hương
- Hát mừng xuân
- Hận tha la
- Hoa tím người xưa
- Hương tình cũ
- Khoảng cách
- Kỷ niệm ngày qua
- Lính tâm sự
- Lưu bút ngày xanh
- Màu áo hoa phượng
- Màu phượng úa
- Một mối sầu
- Mùa hoa anh đào
- Mưa gió đường xa
- Mừng nắng xuân về
- Mười năm tái ngộ
- Ngày xuân tái ngộ
- Ngày phép của lính
- Ngày tôi về thăm Huế
- Ngày tựu trường
- Người lữ khách
- Người về trong mơ
- Nhật ký đời tôi
- Những ngày qua
- Những ngày trên Đà Lạt
- Những vùng đất mang tên anh
- Nỗi buồn hoa phượng
- Nửa chừng xuân
- Nước mắt Mộng Cầm
- Pháo hồng ngày cưới
- Sau ba năm người về
- Số phận bẽ bang
- Tàn thu lá đổ
- Tàn xuân
- Tâm sự hai giờ gác
- Thăm những vùng địa sử
- Thương ca mùa hạ
- Thương về cố đô
- Thuở còn đi học
- Thuở vào đời
- Tìm hoa bốn mùa
- Tình đêm phố cũ
- Tình đêm xứ lạnh
- Tình học sinh
- Tình người lính cũ
- Tình yêu anh đào
- Trả lại thời gian
- Trái sầu
- Tuổi nhớ
- Từ khi vắng anh
- Vầng trán suy tư
- Ve sầu mùa phượng
- Việt Nam 30 năm (Tuổi Việt Nam chinh chiến)

b) Sau 1975
- Áo mới Cà Mau
- Áo trắng Gò Công
- Bạc Liêu hoài cổ
- Bài ca xuân
- Bội bạc
- Buồn như phượng
- Cần Thơ
- Cây vông đồng
- Chạnh lòng
- Chiều mưa Kiên Giang
- Chiều mưa xứ dừa
- Chiều qua phố cũ
- Chuyện tình hoa bướm
- Chuyện tình nàng Châu Long
- Chuyện tình quán bên hồ
- Cô giáo mới
- Điệu Lâm Thôn Trà Vinh
- Đoản xuân ca
- Đời chỉ là bể dâu
- Đời hợp tan
- Đôi lời với Huế
- Dối long
- Em bỏ dòng song
- Em vẫn nhớ trường xưa
- Em về qua bến Bắc
- Giọt mưa gọi buồn
- Gởi cố nhân đôi lời
- Gợi nhớ quê hương
- Hành trình trên đất phù sa
- Hát nữa đi em
- Hát ru tình đời
- Hãy đến với tôi
- Hình bóng quê nhà
- Hoa tình tháng giêng
- Hồn quê
- Huế và nỗi nhớ
- Hương lúa Hậu Giang
- Hương tóc mạ non
- Lối cũ em về
- Màu tím thủy chung
- Một thuở đam mê
- Mùa xuân bên nhau
- Ngợi ca quê hương em
- Nhớ cố hương
- Như lục bình trôi
- Những ngày dấu yêu
- Nỗi buồn biệt ly
- Non nước hữu tình
- Quê hương ba miền
- Rồi em cũng về
- Sau ba năm người về
- Sóc Sờ Bai Sóc Trăng
- Sớm nhớ chiều thương
- Thầm lặng
- Thị trấn mù sương
- Tình em Tháp Mười
- Tình hững hờ
- Tình người xa xứ
- Tình ở lại thành phố sương mù
- Tưởng như Huế trong lòng
- Xuân đẹp làm sao
- Xứ người nhớ quê
- Yêu cô gái Bạc Liêu
- Yêu dấu Hà Tiên
- Yêu tiếng hát ngày xưa
Buồn Tàn Thu
Sáng tác: Văn Cao
Ai lướt đi ngoài sương gió,
Không dừng chân đến em bẽ bàng,
Ôi vừa thoáng nghe em mơ ngay bước chân chàng,
Từ từ xa đường vắng.
Đêm mùa thu chết,
Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng.
Em ngồi đan áo lòng buồn vương vấn,
Em thương nhớ chàng.
Người ơi còn biết em nhớ mong,
Tình xưa còn đó xa xôi lòng.
Nhờ bóng chim uyên,
Nhờ gió đưa duyên
Chim với gió bay về
Chàng quên hết lời thề.
Áo đan hết rồi,
Cố quên dáng người,
Chàng ngày nào tìm đến?
Còn nhớ đêm xưa
Kề má say xưa
Nhưng năm tháng qua dần,
Mùa thu chết bao lần.
Thôi tình em đấy,
Như mùa thu chết rơi theo lá vàng.
Nghe bước chân người sương gió,
Xa dần như tiếng thu đang tàn.
Ôi người gió sương em mơ thương ai bao lần,
Và chờ tin hồng đến.
Đêm mùa thu chết,
Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng.
Em ngồi đan áo lòng buồn vương vấn,
Em thương nhớ chàng.
Người ơi còn biết em nhớ mong,
Tình xưa còn đó xa xôi lòng.
Nhờ bóng chim uyên,
Nhờ gió đưa duyên
Chim với gió bay về
Chàng quên hết lời thề.
Áo đan hết rồi,
Cố quên dáng người,
Chàng ngày nào tìm đến?
Còn nhớ đêm xưa
Kề má say sưa
Nhưng năm tháng qua dần,
Mùa thu chết bao lần.
Thôi tình em đấy,
Như mùa thu chết rơi theo lá vàng.

Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995)
Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15/11/1923 tại làng Lạch Trai (gần Hải Phòng) mất ngày 10/7/1995 tại Hà Nội. Nguyên quán làng An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Học tiểu học trường Bonnal, trung học trường dòng Saint-Joseph, tại đây ông được học thêm âm nhạc. Cha là Nguyễn Văn Tề làm cai máy nước. Vì cha bị mất việc, Văn Cao phải bỏ học, làm điện thoại viên ở Nhà bưu điện Hải Phòng. Được một tháng, bỏ việc.
Cuối năm 1939, Văn Cao viết ca khúc đầu tiên Buồn tàn thu, ảnh hưởng Lê Thương. Đầu năm 1940, bản nhạc được Phạm Duy đem đi hát ở khắp nơi. 1940, Văn Cao đi Hà Nội, Huế, Sài gòn. Trong chuyến đi này, Văn Cao có dịp tiếp xúc với phong cảnh nên thơ và âm nhạc trữ tình của Huế, thi ca của Hàn Mặc Tử ở Sài Gòn. Từ điển văn học ghi: “1940, vào Nam kiếm sống, làm họa sĩ trang trí nội thất cho cho một hãng tư nhân ở Sài gòn, gần một năm. Bị chủ quỵt tiền công nên bỏ việc ra Bắc” (Nguyễn Huệ Chi, Vân Long). Điểm này không thấy ghi ở các tài liệu khác. 
Thời kỳ 1940-1943, Văn Cao sáng tác sung mãn nhất, song song với những ca khúc lịch sử là những ca khúc lãng mạng trữ tình: Bạch Đằng Giang, Gò Đống Đa, Thăng Long hành khúc, Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Bến Xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi… Cũng trong khoảng 1940-1943, một sự cộng tác văn nghệ và hoạt động cách mạng gắn bó hai nhân tài: Văn Cao - Phạm Duy.
Năm 1942, Văn Cao lên Hà Nội học dự thính (auditeur libre) trường Mỹ Thuật Đông Dương, và thơ văn của ông được Vũ Bằng đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy.

Năm 1943, triển lãm tranh lần đầu ở Salon Unique (Triển lãm Độc đáo). Tác phẩm Les Suicidés (Những kẻ tự sát) của Văn Cao gây tiếng vang trong giới hội hoạ, đã có ý thức cách mạng (theo Tạ Tỵ).
Năm 1944, Văn Cao được Vũ Quý, quyền bí thư Thành Ủy Hà Nội, giác ngộ vào Việt Minh, giao công tác viết bài hát cho khóa Quân chính kháng Nhật, Văn Cao sáng tác Tiến quân ca.
Năm 1945, Văn Cao vào Đội Trừ Gian. Tháng 7-1945, bắn chết Đỗ Đức Phin [bị Việt Minh coi là gián điệp cho Nhật] ở Hải Phòng. Bắn hụt Cung Đình Vận và Võ Văn Cẩm tại Hà Nội. Làm báo Lao Động (bí mật). Văn Cao tự tay chép lời và nhạc Tiến quân ca vào đá (litho), in trên Lao Động số 1, tháng 11-1944.
Năm 1945, sáng tác Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc (thơ), in trên Tiên Phong số 9, tháng 4-46, và một loạt các ca khúc: Chiến sĩ Việt Nam, Chiến sĩ Hải quân, Chiến sĩ Không quân, Bắc Sơn. Bài Không quân Việt Nam, đăng trên Tiên Phong tháng 8-1946, sau này trở thành bài đoàn ca của Không quân Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 17-8-1945, trong buổi mít-tinh của công chức, bài Tiến quân ca được Phạm Duy “cướp micro” hát lần đầu tiên và duy nhất tại nhà Hát Lớn, Hà Nội (theo Văn Cao).
Ngày 19-8-1945, Việt Minh “cướp chính quyền”, dàn đồng ca của Thiếu niên Tiền phong do Văn Cao điều khiển hát bài Tiến quân ca tại quảng trường Nhà hát lớn.
Giữa tháng 9-1945, Vũ Quý bị chết trong một hoàn cảnh bí mật.
Đầu năm 1946, Quốc hội khoá I công nhận Tiến quân ca là Quốc ca Việt Nam.
Năm 1946, Văn Cao sáng tác bài thơ Ngoại ô mùa đông 46, in trên Văn Nghệ số 2, tháng 4-1948.
Theo Tạ Tỵ và Vũ Bằng, Văn Cao có vợ trước cách mạng tháng Tám. Nhưng có lẽ chỉ mới đính hôn, sau ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-46), Văn Cao và gia đình Thúy Băng rời Hà Nội ra chợ Đại (gần Hà Đông, thuộc Liên Khu Ba) mới chính thức làm lễ cưới ở thôn Ba Thá. Ở Liên Khu Ba không được bao lâu, Văn Cao nhận được chỉ thị lên Phú Thọ, rồi lên Lào Cai, mở Quán Biên Thùy trá hình làm tình báo trong Liên Khu 10, từ xuân 1947 đến thu 1947. Phạm Duy có lên hát ở đây.
Mùa thu 1947, Văn Cao được lệnh về Vĩnh Yên làm báo Độc Lập. Rồi lại được lệnh trở lên Việt Bắc. Trên đường ngược sông Lô lên Phú Thọ, Văn Cao mục kích chiến địa hoang tàn: Tháng 10/47, quân Pháp, gồm mười lăm tiểu đoàn, chia làm nhiều đạo tấn công Việt Bắc, mục đích tiêu diệt Bộ chỉ huy kháng chiến, nhưng không thành. Cụ Nguyễn Văn Tố (Bộ trưởng không bộ) bị chết. Ngày 7/10, Pháp chiếm Sơn Tây. 12/10, Việt Minh kêu gọi triệt để áp dụng chiến thuật tiêu thổ kháng chiến. 13/10 quân Pháp chiếm Bắc Cạn, Cao Bằng. 20/10 Pháp chiếm Yên Bái. 21/10 Pháp chiếm Chapa. 30/10/47 Pháp chiếm Lao Cai. (Bản thảo Kiều Loan của Hoàng Cầm bị mất, vì phải ném xuống hồ Ba Bể cùng các bản thảo khác).
Theo Phạm Duy, sau chiến thắng sông Lô, Cục Chính trị điều động các nhạc sĩ viết về Sông Lô để kích động tinh thần chiến sĩ: Lương Ngọc Trác sáng tác Lô Giang; Văn Cao, trường ca Sông Lô (mùa đông 1947, in trên Văn Nghệ số 1, tháng 3/48); Đỗ Nhuận: Du kích sông Thao; Nguyễn Đình Phúc: Bến bình ca; Phạm Duy: Tiếng hát trên sông Lô (Tuyên Quang, 1947). Trường ca Sông Lô được Phạm Duy đánh giá là “tác phẩm vĩ đại, chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của loại nhạc cổ điển Tây Phương” (Hồi ký II, trang 122).
Tháng 3-1948, Văn Cao được kết nạp vào Đảng. Sáng tác Ngày mùa.
Cuối năm 1948, Văn Cao được lệnh về Liên Khu Ba. Gặp lại Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Lương Xuân Nhị… Sáng tác Tiến về Hà Nội. Tổ chức triển lãm chung, bức tranh Cây đàn đỏ của Văn Cao bị phê bình.
Giữa năm 1949, Văn Cao lại được lệnh trở lên Việt Bắc (Theo Hoàng Văn Chí, vì sợ gia đình Văn Cao về thành, Việt Minh điều động Văn Cao lên Việt Bắc). Chuyến đi rất gian nan nguy hiểm (theo Nguyễn Thụy Kha).
Đầu năm 1950, Pháp đánh Liên Khu Ba, Đống Năm (Thái Bình) bị phá nát. Văn nghệ sĩ, người thì vào Liên Khu Tư vùng tướng Nguyễn Sơn, người thì về thành. Trong số những người về thành có: Vũ Bằng, Kim Tiêu, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Phan Tại, v.v… 
Tại Việt Bắc, Văn Cao tham gia chiến dịch biên giới. Phụ trách giảng dạy ở trường Âm Nhạc Việt Bắc. Sáng tác: Tiểu đoàn Lũng Vài, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Công nhân Việt Nam, Toàn quốc thi đua…
Năm 1952, Văn Cao được cử đi Mạc Tư Khoa trong phái đoàn văn hoá Trần Huy Liệu. Theo Hoàng Văn Chí, Trong dịp này Văn Cao được gặp nhà nhạc sĩ số một Liên Xô là Chostakovitch”. Nhưng trong các tài liệu khác, không thấy nói đến cuộc gặp gỡ này. Có thể vì Chostakovitch là người có “vấn đề”, số phận cũng trầm luân, tương tự Văn Cao?
Hoàng Văn Chí viết tiếp: “Tuy nhiên sau khi đi Mạc Tư Khoa về, Văn Cao bắt đầu tỏ ý thất vọng: Liên Xô không phải là thiên đường như ông vẫn tưởng tượng. Thêm vào đấy, khi ông về nước thì cuộc đấu tố địa chủ cũng vừa bắt đầu, ông được cử đi tham quan mấy vụ đấu tố điển hình ở Việt Bắc”. (Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, trang 221) Nguyễn Thụy Kha, viết về chuyến đi Liên Xô như sau: 
Được chọn đi thăm Liên Xô trong phái đoàn của ông Trần Huy Liệu, Văn Cao lần đầu tiên xuất ngoại, lần đầu tiên mở mắt nhìn ra thế giới của chủ nghiã xã hội - một lý tưởng mà chàng tôn thờ, đeo đuổi suốt tuổi trẻ (…)
Ngay sau cách mạng tháng Tám thành công, cái chết đầy bí hiểm của Vũ Quý - người giác ngộ chàng, dẫn dắt chàng vào con đường cách mạng - đã làm chàng choáng váng. (…) 
Sang Liên Xô, tận mắt nhìn thấy, tiếp xúc với “thành trì của chủ nghĩa xã hội”, “Thiên đường của loài người”, Văn Cao mới vỡ lẽ ra nhiều” (Nguyễn Thuỵ Kha, Văn Cao người đi dọc biển, trang 64-65).
Có thể nói, chuyến đi Liên Xô 1952, đối với Văn Cao tương tự như chuyến đi Liên Xô năm 1936 đối với André Gide: nhìn thấy mặt thật của “thiên đường”.
Năm 1954, hòa bình lập lại, Văn Cao phụ trách ban nhạc của đài Phát thanh Hà Nội.      
Năm 1956, tham gia Nhân Văn Giai Phẩm với bài thơ Anh có nghe không, đăng trên Giai phẩm mùa xuân. Sáng tác trường ca Những người trên cửa biển, một đoạn in trên Giai phẩm mùa thu, tập II. 1958, bị kỷ luật, nhưng không nặng như các thành viên chính, chỉ phải đi thực tế Điện Biên cùng Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng. Đến Hai Lót, Văn Cao bị đau dạ dày, được đưa về bệnh viện Lai Châu. Sau Nhân Văn, người ta đã định chọn Bài ca cách mạng tiến quân của Đỗ Nhuận để thay thế, nhưng rồi Tiến quân ca vẫn được giữ lại. Các tác phẩm khác của Văn Cao bị cấm. Chìm vào quên lãng trong ba mươi năm, Văn Cao sống cô đơn và gian khổ như các thành viên NVGP khác. Để sống, ông vẽ bìa sách, minh họa cho các báo, trang trí sân khấu, làm nhạc đệm cho một số phim…
Sau ngày thống nhất đất nước, Văn Cao sáng tác Mùa xuân đầu tiên (1976), không được hát, có lẽ vì những câu “Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người”.
Năm 1980, Hiến Pháp mới không ghi Tiến quân ca là quốc ca. Trong các buổi chào cờ, người ta cử nhạc. Không lời.
Năm 1981, một cuộc “vận động sáng tác quốc ca” được tổ chức quy mô, có thi tuyển, kéo dài trong 2 năm, nhưng cuối cùng vẫn không chọn được bài nào thay thế.
Năm 1983, lễ mừng Văn Cao 60 tuổi được tổ chức. Các bản nhạc Thiên Thai, Trương Chi, Suối Mơ… được tình diễn trở lại.
Năm 1988, Văn Cao được chính thức “phục hồi” cùng các thành viên NVGP. Tập nhạc Thiên Thai và tập thơ Lá được phép xuất bản.
Ngày 18-8-1991, trên báo Tiền Phong chủ nhật số 26, xuất hiện bài viết: Tiến quân ca có hai tác giả? của Tô Đông Hải. Lập luận: Văn Cao chỉ viết phần nhạc, lời của Đỗ Hữu Ích. Văn Cao trả lời, trong bài phỏng vấn của Nguyễn Thụy Kha ngày 7-10-91. (Văn Cao vui và buồn sang tuổi cổ lai hy, đăng lại trên Văn Cao cuộc đời và tác phẩm, nxb Văn Học, trang 423).
Năm 1993, Quốc hội xác định: Tiến quân ca là quốc ca Việt Nam.
Văn Cao mất ngày 10-7-1995, tại Hà Nội. Thọ 72 tuổi.
Tác phẩm:
a) Ca khúc:
- Buồn tàn thu (1939)
- Thiên Thai (1941)
- Suối mơ (1942)
- Thu cô liêu (1942)
- Bến Xuân (1942-1945, sửa lời và đổi thành Đàn Chim Việt)
- Cung đàn xưa (1942)
- Trương Chi (1942)
- Vui lên đường  (1941)
- Gió núi  (1941)
- Anh em khá cầm tay  (1941)
- Chiều buồn trên Bạch Đằng Giang (1941)
- Gò Đống Đa (1942)
- Thăng Long hành khúc ca (1943)
- Tiến quân ca (1944)
- Chiến sĩ Hải quân (1945)
- Chiến sĩ Không quân (1945)
- Bắc Sơn (1945)
- Chiến sĩ Việt Nam (1945)
- Làng tôi (1947)
- Sông Lô (1947)
- Ngày mùa (1948)
- Tiến về Hà Nội (1949)
- Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1949)
- Mùa xuân đầu tiên (1976)… (Thời điểm sáng tác nhiều tác phẩm không chính xác vì các tài liệu ghi khác nhau)
b) Sách:
- Thiên Thai, tuyển tập nhạc Văn Cao (nxb Trẻ 1988)
- Lá (nxb Tác Phẩm Mới, 1989, 28 bài)
- Tuyển tập Văn Cao, (nxb Văn Học, 1994 gồm các bài đã in trong Lá, thêm 20 bài nữa).
Sáng tác: Nguyễn Văn Thương
Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
Đâu đây buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời
Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Thưa giăng mắc nhớ nhung tiêu điều
Sương thướt tha ôi đìu hiu
Đêm đông
Xa trong cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông
Bên song ngẩn ngờ kìa ai mong chồng
Đêm đông
Thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông
Ta như đói nương ôm sầu riêng bóng
Gió nghiêng chiều say
Gió lay ngàn cây
Gió nâng thềm mây
Gió gieo sầu nghiên
Gió đau niềm riêng
Gió than triền miên
Đêm đông ôi ta nhớ nhung chiều về xa xa
Đêm đông ta mơ giấc mơ gia đình yêu đương
Đêm đông ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai
Thấu tình cô lữ đêm đông không nhà
Đêm đông ôi ta nhớ nhung chiều về xa xa
Đêm đông ta mơ giấc mơ gia đình yêu đương
Đêm đông ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai
Thấu tình cô lữ đêm đông không nhà.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương (1919-2002)
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sinh ngày 22 tháng 5, 1919 tại Thừa Thiên, trong một gia đình yêu nghệ thuật. Từ lúc 9 tuổi ông đã học đàn nguyệt và tự học ký xướng âm qua sách vở. Ông là một nhạc sĩ đa tài, là một trong những nhạc sĩ tân nhạc thuộc thế hệ đầu tiên của Việt Nam.
Hai bản nhạc được nhiều người biết tới nhất là "Đêm Đông" (viết vào năm 1939), và "Bướm Hoa" (viết năm 1942 khi làm việc ở nha bưu điện Saigon). Bản "Đêm Đông" đã được rất nhiều ca sĩ trình bày nhưng chỉ có nữ ca sĩ Bạch Yến là người đầu tiên chuyển điệu Tango sang Slow Rock vào năm 1958 và làm cho bài hát trở thành bất tử. Ông sáng tác đủ loại như "Bình Trị Thiên Khói Lửa" gây tiếng vang lớn trong giai đoạn kháng chiến. Ông là người đầu tiên viết nhạc cho múa chuyên nghiệp như thơ múa "Chim Gâu", kịch múa "Tấm Cám", "Múa Ô", "Chàm Rông" . Ông có viết nhạc phim "Bài Ca Trên Núi" (cho phim Vợ chồng A Phủ), viết nhạc hợp xướng "Dâng Người Tiếng Hát Mùa Xuân", "Dân Ta Đánh Giặc Anh Hùng", "Trở Về Đất Mẹ", thơ giao hưởng "Đồng Khởi". Ông còn được nhiều người biết đến với các bản nhạc soạn phối khí như "Lý Hoài Nam (độc tấu sáo trúc), "Buôn Làng Vào Hội", "Quê Hương ", "Ngày Hội Non Sông". Bản "Rhapsodie số 2" dành cho đàn T.rưng và dàn nhạc giao hưởng (viết đầu thập niên 70).
Có lẽ khi viết Đêm đông, Nguyễn Văn Thương không ngờ được rằng rồi nó sẽ đi vào lòng biết bao thế hệ suốt mấy mươi năm như thế. Khi ấy ông mới hai mươi tuổi. Một anh chàng sinh viên nghèo xác, đêm ba mươi không có tiền về quê ăn tết, đi lang thang trong cái lạnh Hà Nội, với bộ quần áo tây cũ và đôi giày tây rộng thùng thình. Chàng ta chỉ đủ tiền ăn ổ bánh mì, dạo qua phố Khâm Thiên, phố ả đào nổi tiếng của Hà Nội bấy giờ, mong tìm một chút ấm lòng giữa khu phố dập dìu đó. Thế nhưng ngay cả khu phố ăn chơi này cũng vắng ngắt, một cô đào nghe tiếng loẹt quệt trên đường (chứ nhạc sĩ lúc ấy làm gì dám bén mảng đến cửa nhà ả đào!) ra đưa mắt nhìn rồi chán nản quay vào, chỉ còn kịp thấy phản chiếu trong gương một cánh tay trần trắng nuỗn xanh xao. Buồn, chán đời và chán bản thân mình, quay về gác trọ và giữa tiếng gió lạnh gào rú bên ngoài, nhạc sĩ ngồi viết. Viết một mạch xong Đêm đông, từ thân phận mình, cảm thân phận người. Bài hát lặp lại mãi từ đêm đông, điệp lại mãi sự điên cuồng của gió! Tuy nhiên, có một điều rất lạ là người ta đã lãng quên nhân vật ký tên chung trong bản nhạc Đêm đông với Nguyễn Văn Thương trong bản in trước giải phóng ở Sài Gòn. Đó là Kim Minh. Kim Minh là một người bạn, người đã chau chuốt lời cho các bản nhạc của Nguyễn Văn Thương. Tuy nhiên, ông này mất sớm. Chính vì vậy người ta cũng thành lạ luôn.
Thêm một điều lạ nữa là người nhạc sĩ thâm niên này lại có thời gian làm bưu điện, sở dây thép bấy giờ. Khi ấy (1938-1939) Pháp muốn mở rộng chính sách mị dân bằng cách tuyển nhiều trí thức Việt Nam vào các ngạch cao cấp. (Chính vì thế Xuân Diệu cũng được đỗ vào ngành Hải quan!). Nguyễn Văn Thương đỗ đầu toàn Đông Dương, làm Bưu điện trung tâm Sài Gòn 5 năm. Đến bây giờ nhắc lại, ông nói: "Chỉ còn thế hệ trên 80 là biết mình. Vừa rồi có việc "lụy" bưu điện, mình đã phải quát ầm lên vì phải chờ lâu, bắc cái điện thoại mà mãi không xong. Mình bảo cái cô trẻ măng ngồi trực quầy: Này, thế hệ bọn mày không biết tao, chứ tao từng làm giám đốc bưu điện này cách đây 50 năm đấy!" (1)
Ngoài việc viết nhạc, ông còn viết nhiều sách về âm nhạc như "Tuyển Tập Piano" (trung cấp), "Tuyển Tập 16 Bài Dân Ca, Dân Vũ Việt Nam" (soạn cho piano). Ông cũng là người đã đưa hệ trung cấp âm nhạc cổ truyền Việt Nam lên thành hệ đại học ở Việt Nam.
Ngày 5 tháng 12, 2002, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, đã từ trần tại bệnh viện Thống Nhứt, hưởng thọ 84 tuổi. Ông nguyên là giám đốc Đoàn ca múa nhạc Việt Nam, giám đốc Nhạc Viện Hà Nội, giáo sư âm nhạc, Huân Chương Độc Lập hạng ba, Huân Chương Kháng Chiến hạng nhất.
Tác phẩm:
- Bài ca trên núi
- Bình Trị Thiên khói lửa
- Bướm hoa
- Đêm đông
- Người đẹp vườn xuân
- Trên sông Hương
- Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ
- Dân ta đánh giặc anh hung
- Gửi Huế giải phóng
- Bài ca trong hang đá
- Dâng người tiếng hát mùa xuân.
Theo http://ahvinhnghiem.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Tâm Tình Với Ý Nghĩ “Mình với ta tuy hai mà một Ta với mình chỉ một chứ ai đâu Lý lẽ, luận bàn phân hơn thiệt Giải quyết bao n...