Cuộc đời con người so với thiên nhiên thì cũng như bốn mùa: lúc
mới sinh là mùa Xuân, cây cỏ đâm chồi, trăm hoa đua nở… đến lúc trưởng thành là
mùa Hè ấm áp, trời cao trong xanh, ánh nắng rực rỡ, thú vật cây cối vươn đầy sức
sống, bước vào đời với tất cả tiềm năng, kỳ vọng, với tất cả khả năng sẵn có và
kinh nghiệm tích lũy… đến tuổi luc tuần trở đi thì như bắt đầu mùa Thu, trời
khi mưa khi nắng, lác đác lá vàng rơi rụng! Và đến lúc «gần đất xa trời» thì
như mùa Đông lạnh lẽo, vạn vật không còn sung mãn tươi tốt, bầu trời không còn
trong xanh mà chỉ còn một màu xám lạnh lẽo…
Thế nhưng ngoài bốn mùa tiếp diễn tượng trưng cho một đời người
thì bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông cũng còn diễn biến trong đời sống mỗi người trên phương
diện thành đạt, tình cảm hay vật chất nữa. Trên các phương diện này thì thứ tự
diễn biến không còn tuân theo định luật tự nhiên là Xuân Hạ Thu Đông và thời
gian tác động cũng không nhất định, dài ngắn không chừng, từ Xuân chuyển trực
tiếp qua Đông hay từ mùa Thu buồn bã bước hẳn sang mùa Hạ rực rỡ nắng vàng
trong chốc lát!
Sự đổi mùa trong đời sống tình cảm, vật chất hay sự thành đạt nói nôm na là «lên voi xuống chó» hay nói cho văn chương một chút là «sự thịnh suy» của đời người, mà cường độ và thời gian cho mỗi người không ai giống ai mặc dầu có thể là ở trong cùng một «bối cảnh»…
Sự đổi mùa trong đời sống tình cảm, vật chất hay sự thành đạt nói nôm na là «lên voi xuống chó» hay nói cho văn chương một chút là «sự thịnh suy» của đời người, mà cường độ và thời gian cho mỗi người không ai giống ai mặc dầu có thể là ở trong cùng một «bối cảnh»…
Cái «thịnh» cái «suy» của mỗi người tuỳ thuộc rất nhiều vào
cá tính, khả năng và nền giáo dục hấp thu được ngoài ra cũng không quên được một
phần nhỏ do «may mắn».
Người xưa thường nói «có phước làm quan, có gan làm giàu» hay «phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc» những câu nầy muốn xóa đi cái tính «chủ động» của sự thành công hay thất bại của mỗi người và chỉ nâng cao những «yếu tố ngoại vi» tác động lên mỗi người để tạo ra sự thịnh suy!
Người xưa thường nói «có phước làm quan, có gan làm giàu» hay «phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc» những câu nầy muốn xóa đi cái tính «chủ động» của sự thành công hay thất bại của mỗi người và chỉ nâng cao những «yếu tố ngoại vi» tác động lên mỗi người để tạo ra sự thịnh suy!
Nhưng ngay cả việc chấp nhận tác động ngoại vi lấn át tính chủ
động trong mỗi người, người ta cũng không còn giải thích được cho không nhỏ những
trường hợp nổi bật trong xã hội Việt Nam hiện nay:
• Cha mẹ, ông bà làm toàn việc thất đức nhưng con cháu vẫn là quan to chức lớn và tiếp tục con đường «hoạn lộ thất đức» thênh thang vạch sẵn. Cha mẹ ông bà tu nhân tích đức nhưng con cháu vẫn «Trần Minh khố chuối»!
• Người gan teo, mật nhỏ nhưng vẫn giàu sụ, tiền vẫn rơi từ trên trời xuống như mưa lũ mùa đông!
• Người gan dạ, có chí làm ăn nhưng vẫn gặt hái từ thất bại này đến thất bại khác.
• Người phú qúy nhưng lễ nghĩa cố tìm vẫn không thấy, lỗ mãng, hung hăng, hỗn láo còn hơn cả thứ «đá cá lăn dưa» ngoài đường.
• Là người bần cùng nhưng «giấy rách vẫn giữ lấy lề» chịu khó chịu khổ, không hề làm gì hoen ố đến thanh danh phẩm giá con người.
• Cha mẹ, ông bà làm toàn việc thất đức nhưng con cháu vẫn là quan to chức lớn và tiếp tục con đường «hoạn lộ thất đức» thênh thang vạch sẵn. Cha mẹ ông bà tu nhân tích đức nhưng con cháu vẫn «Trần Minh khố chuối»!
• Người gan teo, mật nhỏ nhưng vẫn giàu sụ, tiền vẫn rơi từ trên trời xuống như mưa lũ mùa đông!
• Người gan dạ, có chí làm ăn nhưng vẫn gặt hái từ thất bại này đến thất bại khác.
• Người phú qúy nhưng lễ nghĩa cố tìm vẫn không thấy, lỗ mãng, hung hăng, hỗn láo còn hơn cả thứ «đá cá lăn dưa» ngoài đường.
• Là người bần cùng nhưng «giấy rách vẫn giữ lấy lề» chịu khó chịu khổ, không hề làm gì hoen ố đến thanh danh phẩm giá con người.
Nếu như vậy thì là chỉ do cái tính «chủ động» đã tác động lên
những trường hợp đó? Cũng không phải như vậy nốt!. Những yếu tố chủ quan và khách
quan của xã hội, của đời sống hiện nay là gì để có thể tạo nên những «thành phẩm
độc đáo» như vậy?
• Yếu tố khách quan: nền tảng xã hội không có, mọi thứ đều dựa trên những giá trị «hoang tưởng», từ kinh tế đến giáo dục, từ gia đình đến xã hội, mỗi cá nhân mỗi tập thể tự tạo cho mình một «cái nhìn khách quan» để làm phông màn cho chính mình mà không dựa được trên một căn bản hay một giá trị nhất định nào cả. Cái gì cũng có thể mua được và cái gì cũng có thể bán được!
• Yếu tố chủ quan: sự thành công không thể đánh giá được qua khả năng hay lý trí của từng người, mà qua sự «khôn khéo» (biết lọc lừa, biết tráo trở), «mềm dẻo» (biết luồn cúi, biết đi đêm), sự «nắm bắt » thời cơ (ngay cả thời cơ «phi nghĩa» và «phi nhân»).
• Yếu tố khách quan: nền tảng xã hội không có, mọi thứ đều dựa trên những giá trị «hoang tưởng», từ kinh tế đến giáo dục, từ gia đình đến xã hội, mỗi cá nhân mỗi tập thể tự tạo cho mình một «cái nhìn khách quan» để làm phông màn cho chính mình mà không dựa được trên một căn bản hay một giá trị nhất định nào cả. Cái gì cũng có thể mua được và cái gì cũng có thể bán được!
• Yếu tố chủ quan: sự thành công không thể đánh giá được qua khả năng hay lý trí của từng người, mà qua sự «khôn khéo» (biết lọc lừa, biết tráo trở), «mềm dẻo» (biết luồn cúi, biết đi đêm), sự «nắm bắt » thời cơ (ngay cả thời cơ «phi nghĩa» và «phi nhân»).
Tiến trình «nhân hóa» đã trải qua hàng triệu năm, từ thuở «ăn lông ở lỗ», «ăn thịt đồng loại» cho đến con người văn minh ngày nay, «nhân
tính» đã xóa bỏ được hoàn toàn «thú tính» của con người không? Hay «thú tính» chỉ ở tình trạng «Đông Miên» (hibernation) và một ngày nào đó với một yếu tố
kích động ngoại vi (hay nội vi?) cái thú tính này sẽ trỗi dậy và tạo nên cái «thịnh đáng nguyền rủa»?
Những thay đổi «chắp vá» trong tư duy hay hành động của mỗi
người tuy là «chắp vá» nhưng cũng có được cái gọi là «bắt đầu» nhưng
tiếc thay những thay đổi đó ví như một ngôi nhà đã bị mối mọt từ lâu nay chỉ
thay thế một số cột, kèo hư nát (thấy rõ) nhưng ngôi nhà vẫn còn đó, mối mọt vẫn
tiếp tục đục khoét và một ngày nào đó ngôi nhà sẽ trở thành một đống gạch đổ nát.
Muốn có mùa Xuân trong cuộc sống thì phải mạnh dạng ươm trồng
cây, hoa như vậy thì mới có việc «đâm chồi này lộc» được, muốn có mùa Hạ ấm áp
đầy sinh khí thì đừng có chui rúc mãi dưới đáy giếng để chỉ «thấy trời bằng
vung» mà phải vươn vai đứng thẳng, nhìn thẳng vào bầu trời trong xanh mà tính
chuyện chắp cánh bay xa, mà duy trì nắng ấm, mà đẩy lùi mưa gió, mà tính chuyện
sưởi ấm khi Đông sang, có như vậy thì mùa Thu ảm đạm, mùa Đông lạnh lẽo mới rút
ngắn lại và nhường chỗ cho mùa Xuân mùa Hạ, làm rực rỡ cho cuộc sống, làm hưng
thịnh từ con người đến xã hội, xóa đi được phần nào những suy thoái đã đâm mầm
mọc rể lâu nay…
Xuân Hạ Thu Đông của một đời người là định luật thiên nhiên, nhưng Xuân Hạ Thu Đông của cuộc sống thì vẫn còn trong tầm tay của mỗi người, nếu mình tự nhận biết được «cái 4 mùa» trong cuộc sống của mình thì đã là một điều hay và là một nền tảng vững chắc cho sự thành công tương lai.
Xuân Hạ Thu Đông của một đời người là định luật thiên nhiên, nhưng Xuân Hạ Thu Đông của cuộc sống thì vẫn còn trong tầm tay của mỗi người, nếu mình tự nhận biết được «cái 4 mùa» trong cuộc sống của mình thì đã là một điều hay và là một nền tảng vững chắc cho sự thành công tương lai.
Sự thành công của một cá nhân có thể thực hiện được qua một đời
người, nhưng tạo được mùa Xuân mùa Hạ, đẩy lùi được mùa Thu mùa Đông cho cả xã
hội thì phải qua nhiều thế hệ và với điều kiện là mỗi người phải kiên trì đóng
góp một tay.
Nhưng nếu thấy đường xa mà ngại bước, núi cao mà không trèo thì rồi quanh quẩn cũng chỉ là «cỏ mọc ven đường» chứ không bao giờ có được cây Tùng cây Bách chứ đừng nói chi là rừng xanh bách thú.
Nhưng nếu thấy đường xa mà ngại bước, núi cao mà không trèo thì rồi quanh quẩn cũng chỉ là «cỏ mọc ven đường» chứ không bao giờ có được cây Tùng cây Bách chứ đừng nói chi là rừng xanh bách thú.
Bước qua tuổi lục tuần, nhìn lại Xuân Hạ Thu Đông mà chẳng
vui cũng chẳng buồn, chỉ lo cho lớp trẻ sau này có còn chăng được những ngày Xuân
tươi thắm, những ngày nắng Hạ rực rỡ? Hay sẽ bị cuốn trôi vào giòng nước lũ của
một số người vô luân mà mất đi những gì cao quý của một con người?.
23.8.2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét