Mọi cây cối trên mặt này đều có liên hệ với đất thông qua từng
nhánh rễ. Đất nuôi dưỡng và nâng đỡ cho cây, đến lượt mình, cây cũng dưỡng nuôi
và nâng niu ân cần với đất. Rễ là cội nguồn cho những tác động hỗ tương cùng
bao nhiêu thay đổi. Chúng cung cấp năng lượng cho thân cây và tạo thêm sinh lực
cho đất, thổi sinh khí vào bầu trời, chan hòa cùng ánh nắng, tung tăn với những
đám mây và tương giao cùng vạn hữu. Nếu tách mình ra khỏi mối tương giao chan
hòa ấy, chúng ta tự chặn đứng dòng chuyển lưu năng lượng kia, nó vần vũ trong
ta và tạo nên những nỗi bất an. Mỗi khi tự tách mình ra khỏi đời sống văn hóa
tinh thần nhân lọai, ta như kẻ đánh mất quê hương và luôn ước mong tìm về cội rễ.
Chúng ta hãy thử tìm kiếm một giải pháp mới cho vấn đề cội rễ
của chính mình xem, thử chỉ chấp nhận những gì ta thích không thôi trong
“ngôi nhà mới” của mình và cho những thứ ta không ưa là đồ tào lao không thích
đáng, như ta vẫn thường hay nói: “Điều đó chả can hệ dính dáng gì đến ta”. Như
thế chẳng qua chỉ là việc lọai trừ giản ước, nói cách khác, năng lượng gốc rễ của
chúng ta không thể nào được lưu chuyển một cách tự do. Cho dù ta có gọi là ngôi
nhà mới đi chăng nữa, ta vẫn không cảm thấy thực sự “ở nhà”, để rồi chẳng bao
lâu sau đó, nguồn năng lượng bị đóng khung kia cần phải được giải phóng. Chỉ
khi nào năng lượng căn nguyên của chúng ta được trôi chảy tự do ta mới cảm thấy
an bình và cư ngụ trong ngôi nhà đích thực.
Năng lượng cội nguồn và những phương tiện nhằm giải thóat các
chướng ngại làm tắc nghẽn lộ trình lưu chuyển của chúng đã được dành sẵn ngay
đây, chính lúc bây giờ. Nhiều phương pháp thực hành đã được đề nghị nhằm giúp
ta khơi mở cho dòng năng lượng này được trôi chảy tự do, chẳng hạn, phép
quán chiếu hơi thở và mĩm cười một cách ý thức, phương pháp kinh hành, nghi thức
tái khởi (Beginning Anew Ceremoney), thỏa ước hòa bình (the Peace Treaty), và
nhiều phương pháp khác. Thông qua những cách tập luyện này, chúng ta thiết lập
được mối tương giao giữa căn nguyên cội rễ và mọi thứ quanh ta. Chúng ta sẽ
cùng lớn lên như anh chị em trong một gia đình. Nhờ mối tương giao cùng vạn hữu
mà ở bất cứ nơi đâu ta cũng cảm thấy như đang ở “nhà mình”. Có một nơi chốn
bình yên thực sự trong ta. Khi tìm ra ngôi nhà thực sự của mình, ta sẽ như một
lòai cây mạnh khỏe cắm rễ sâu vào lòng đất mẹ để thực hiện muôn vàn chuyển hóa
tương giao. Ta lớn lên tươi tắn trong ngôi nhà đích thực đó như lòai cây mọc vững
chải giữa bầu trời mặt đất.
Lần kia, Mara đã bắn vào người Đức Phật nhiều mũi tên tẩm độc,
nhưng ngay sau khi chạm phải thân Ngài, chúng lập tức biến thành những bông hoa
xinh xắn. Nhân câu chuyện này, Thầy khuyên chúng tôi hãy thực hành một cách
siêng năng chăm chỉ để một ngày kia có thể tạo cho chính mình một thân thể như
của Đức Phật. Tôi không thể nào hiểu được đó là loại thân thể gì, vì vậy, tôi
quyết định trầm tư suy tưởng về câu chuyện nói trên. Tôi dõi theo hơi thở mình
và tưởng tượng rằng mình đang có một thân thể mạnh mẽ đến nỗi không một mũi tên
nào có thể cắm vào được. Khi ngồi ổn định và tập trung thiền quán, tôi nhận ra
rằng quả thực những mũi tên không thể cắm nỗi vào thân thể tôi. Nhưng tôi
cũng thấy nhiều mũi tên gãy hoặc bị cong queo rơi vương vãi quanh mình. Điều
này khác với trường hợp của Đức Phật, các bông hoa rơi quanh Ngài. Tôi quán tưởng
lâu hơn và nhận ra rằng thân thể Ngài là Thân thể Sáng Trong, nó đã không
bị những mũi tên ghim vào vì những mũi tên đã biến thành các bông hoa sau khi
chạm đến. Thân thể Sáng Trong nhận ra được bản chất thực sự của những mũi tên,
biết được chúng tạo bởi những gì, và lập tức chuyển hóa chúng. Các mũi tên
không thể cắm vào một thân thể như thế vì chúng không còn tồn tại nữa.
Để phát triển và làm vững mạnh thân thể Sáng Trong, ta phải
thực hành một đời sống đầy tuệ giác. Khi thân thể này trở nên mạnh mẽ, năng lượng
cội rễ của chúng ta sẽ lưu chuyển một cách tự do. Ta sẽ đứng như một loài đại
thụ cắm rễ sâu vào lòng đất, những nhánh cành vươn ra liên lạc tuơng giao cùng
vạn hữu, và ta nhận thức rõ ràng những gì cần chuyển hóa vì lợi lạc quần sanh.
Lành thay, đó chính là cội nguồn hạnh phúc!.
12/7/1999
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét