Tại sao một năm có bốn mùa?
Tại sao một năm trên Trái Đất được chia thành 4 mùa: xuân, hạ,
thu, đông? Các mùa có ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống của con người trên
Trái Đất như thế nào? Tại sao có sự thay đổi thời tiết giữa các mùa? Bài viết
dưới đây sẽ trả lời cho bạn.
Cách đây khoảng 4,5 tỷ năm, một tiểu hành tinh có kích thước
thước bằng sao Hỏa đã va chạm với Trái đất. Kết quả là những lớp bụi đất đá dần
kết tụ lại thành mặt trăng. Nó cũng làm cho trái đất nghiêng đi một chút khi
chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt trời.
Chính bởi độ nghiêng đó mà tại một thời điểm bất kỳ, lượng
ánh sáng mặt trời ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu sẽ ngược nhau. Chu kỳ này
biến đổi theo mùa của Trái đất.
Trái đất di chuyển theo quỹ đạo hình elip quanh Mặt trời và đồng
thời xoay theo trục có vị trí nghiêng tương đối với bề mặt của quỹ đạo. Điều đó
có nghĩa là các bán cầu khác nhau được hưởng khối lượng khác nhau của ánh sáng
Mặt trời trong suốt một năm. Bởi vì, Mặt trời là nguồn ánh sáng và năng lượng của
chúng ta, sự thay đổi cường độ và sự tập trung các tia mặt trời đã tạo nên sự
thay đổi và xuất hiện các mùa trong năm: Mùa đông, xuân, hạ và thu.
Các mùa được đánh dấu bởi các điểm chí (một trong
hai lần trong năm khi mặt trời ở xa xích đạo nhất về phía bắc hoặc phía nam) và
các điểm Xuân phân và Thu phân - những khái niệm về vũ trụ học liên quan đến sự
nghiêng của Trái đất.
Các điểm chí đánh dấu các điểm mà tại đó Bắc Cực hay Nam Cực
đã được nghiêng ở mức tối đa hướng tới hoặc xa rời Mặt trời. Đó là thời điểm
khi mà sự khác biệt giữa những giờ ban ngày và những giờ ban đêm là rõ rệt nhất.
Các điểm chí xuất hiện mỗi năm vào ngày 20 hoặc 21 tháng sáu (Hạ chí) hoặc ngày
21 hoặc 22 tháng mười hai (Đông chí) và ấn định rõ sự bắt đầu chính thức mùa hạ
và mùa đông. Điểm Xuân phân và điểm Thu phân đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân
và mùa thu.
Ở bán cầu Bắc, thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa của các
nước theo dương lịch và một số nước quen dùng âm - dương lịch ở Châu Á không giống
nhau. Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày: Xuân phân (21/3), Hạ
chí (22/6), Thu phân (23/9) và Đông chí (22/12) là bốn ngày khởi đầu của bốn
mùa.
Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc. Nghĩa
là vào ngày 21/3 hàng năm, Bắc bán cầu chạm dần đến điểm Xuân phân và thưởng thức
những dấu hiệu của mùa xuân; thì lúc đó, những cơn gió đem cái lạnh đến Nam bán
cầu bởi đã chạm đến điểm Thu phân. Một điểm phân khác trong năm xuất hiện vào
ngày 23/9, khi mùa hạ mờ dần ở phương Bắc thì cái giá lạnh của mùa đông bắt đầu
nhường bước cho mùa xuân ở phương Nam.
Riêng nước ta và một số nước Châu Á quen dùng âm - dương lịch,
thời gian bắt đầu các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày.
Quỹ đạo Trái đất quanh quay Mặt trời là hình elip.
Đặc biệt mỗi mùa trong năm không phải tròn trịa bằng số
ngày một năm chia cho 4. Mùa xuân bắt đầu từ ngày Xuân
phân (23/1) đến Hạ chí (21/6) tức là khoảng 92 ngày 19
giờ. Mùa hè bắt đầu từ Hạ chí đến Thu phân (23/9) dài khoảng 93
ngày 15 giờ. Mùa thu kéo dài từ Thu phân tới Đông
chí (22/12) dài khoảng 89 ngày 19 giờ. Mùa đông từ Đông chí tới Xuân
phân chỉ dài có 89 ngày. Như vậy mùa hè dài hơn mùa đông những 4 ngày 15 tiếng.
Vấn đề ngắn dài này liên quan đến khoảng cách giữa Trái đất với
Mặt trời ở mỗi thời điểm xa hay gần. Mùa hạ, khi Trái đất ở xa Mặt trời nhất,
sức hút của Mặt trời đối với nó là yếu nhất, do đó trái đất quay chậm nhất và
thời gian của mùa hè dài nhất trong một năm. Ngược lại, mùa đông, khi Trái đất ở
gần Mặt trời nhất, sức hút của mặt trời tác động lên nó mạnh nhất, do đó Trái đất
quay nhanh và đó là mùa ngắn nhất trong năm. Còn mùa xuân và mùa thu, là hai
mùa trung gian.
Một đặc điểm nữa cũng ảnh hưởng tới sự hình thành bốn mùa
là do quỹ đạo Trái Đất quay quanh Mặt trời không theo hình tròn mà là hình
elip, dẫn tới khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt trời là xa gần khác nhau (nếu
quay theo quỹ đạo hình tròn thì khoảng cách mới bằng nhau). Điều này dẫn tới lượng
nhiệt nhận được từ Mặt trời là khác nhau và tạo ra nhiệt độ nóng lạnh khác nhau
tùy theo từng mùa.
27/12/2019
HT
Nguồn: khoahoc.tv
Theo https://www.giaoduc.edu.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét