Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

"Que Sera, Sera" - "Biết ra sao ngày sau"

"Que Sera, Sera"
"Biết ra sao ngày sau"

Nhớ huyền thoại Hollywood Doris Day
Doris Day sinh năm 1922 ở Ohio (Mỹ) trong một gia đình có bố mẹ là người Đức nhập cư. Bà bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ. Trong suốt sự nghiệp của mình, bà đã để lại dấu ấn rực rỡ ở cả lĩnh vực âm nhạc và điện ảnh. Bà qua đời tại nhà riêng vào ngày 13/5/2019 (97 tuổi, thọ hơn NS Phạm Duy 5 tuổi).
Bà đã được khắc tên trên Đại lộ Danh vọng Hollywood và vào năm 2004, TT Mỹ khi đó là ông G.W. Bush đã trao tặng bà Huân chương Tự do cho các hoạt động đấu tranh vì quyền động vật.
- Ngày nay, 'Que sera sera' - ca khúc bất hủ gắn liền với giọng hát của bà vang lên khắp nơi trên thế giới, như một lời chào tạm biệt.
Doris Day (1922-2019) và nhạc sĩ Phạm Duy (1921 - 2013). 'Que Sera, Sera' - Whatever Will Be Will Be - Đã biết ra sao ngày sau Là một trong những bài hát nổi tiếng nhất thế giới, công chúng Việt Nam nhiều thập niên qua gần như đã thuộc làu bản Việt ngữ của nhạc sĩ Phạm Duy - Biết ra sao ngày sau. Nhưng lúc ấy, vào năm 1956, người trong cuộc dường như chẳng thể ngờ bài hát ấy lại có số phận ngọt ngào đến vậy.
Bài hát này đã đổi vận cuộc đời của Doris Day và đưa bà trở thành một trong những giọng ca được yêu thích nhất tại Mỹ.
“Hãy cho cô ấy một bài hát”
Câu ra lệnh này là của Alfred Hitchcock, ông trùm phim kinh dị, một vị đạo diễn hét ra lửa, người lúc ấy đang đạo diễn bộ phim The Man Who Knew Too Much.
Doris Day lúc đó đang là ca sĩ có chút ít tiếng tăm, một “con gà” của hãng đĩa Columbia và ông chủ hãng này đang rất muốn lăng xê Doris Day trong địa hạt điện ảnh. Và thật sự thì cô cũng đã có hai bộ phim nhận được sự tán dương trước đó.
Nhưng Hitchcock thì không thích Doris Day. Ông chỉ thích những ai nghe lời ông và phải phục tùng mệnh lệnh của ông trong khi Doris Day khá yểu điệu thục nữ, không phải tuýp người ông cần. Nhưng để có được J.Stewart, cuối cùng Hitchcock đồng ý cho Doris Day vào vai nữ chính.
Và thực tế chua chát cũng đã xảy ra. Trong suốt quá trình quay phim, Doris Day luôn rơi vào tâm trạng căng thẳng cực độ khi luôn bị đạo diễn Hitchcock chê bai và hăm dọa. Nhưng biết Doris Day là một ca sĩ có tiếng, đạo diễn Hitchcock quyết định đặt hàng một bài hát cho cô hát trong phim để cân bằng.
Vào một buồi chiều đẹp trời, nhạc sĩ Jay Livingston nhận được cuộc gọi từ Hitchcock. Ở đầu dây bên kia, vị đạo diễn nói rằng ông đang rất đau đầu. “Ông ấy bảo chúng tôi rằng ông ấy có Doris Day đang đóng trong phim này, người mà ông không hề muốn thuê. Nhưng chi nhánh MVA đã tạo áp lực rằng nếu ông muốn có James Stewart thì đồng thời phải nhận cả Doris Day” - nhạc sĩ Livingston kể lại. Và cuối cuộc nói chuyện Hitchcock “ra lệnh” cho Livingston “Hãy cho cô ấy một bài hát”. Đề bài đưa ra cũng đơn giản, quan trọng hơn, tựa bài hát nên là tiếng nước ngoài, không nên lấy tựa tiếng Anh - Hitchcock yêu cầu.
Đáp lại, cả hai nhạc sĩ R.Evans và J.Livingston nhận lời và hứa sẽ gửi bài sớm.
Điều gì đến, sẽ đến
Nhạc sĩ Livingston chợt nhớ ra hai năm trước khi ông xem bộ phim của Italia, The Barefoot Contessa, mà trong đó khẩu hiệu cho gia đình của nhân vật R.Brazzi là Che Sera, Sera (Điều gì đến sẽ đến) đã từng làm ông chú ý.
“Đó là một tứ khá hay và tôi quyết định bám vào đó để sáng tác bài hát”, nhạc sĩ Livingston nhớ lại. Bộ đôi Evans và Livingston quyết định lấy luôn khẩu hiệu trong phim này làm tựa đề bài hát, Che Sera, Sera nhưng họ đổi chữ “Che” thành “Que”, có nghĩa là từ tiếng Italia trở thành tiếng Tây Ban Nha mà vẫn giống nhau về mặt ngữ nghĩa. Lý do của sự thay đổi này là ở Mỹ, cộng đồng Latin nói tiếng Tây Ban Nha rất đông. Khi có tựa đề bài hát thì hai nhạc sĩ bắt đầu sáng tác. Rất nhanh chóng, bài hát được gửi tới Hitchcock và hãng Paramount. Và cũng gần như ngay lập tức, bài hát được chấp thuận và đạo diễn Hitchcock còn quyết định đưa nó trở thành bài hát chủ đề cho phim.
Nhưng tin vui chưa được bao lâu thì bộ đôi nhạc sĩ tài năng bỗng chưng hửng khi nhân vật chính của bài hát này, Doris Day, lắc đầu quầy quậy và không chịu hát. Hai vị nhạc sĩ bắt đầu nản, đạo diễn Hitchcock cũng thở dài nhưng cuối cùng hãng Paramount ra sức ép thông qua Marty Melcher, người chồng như là quản lý của Doris Day, yêu cầu cô phải hát, nếu không mọi chuyện sẽ thay đổi.
Cuối cùng Doris Day miễn cưỡng vào phòng thu âm và ra điều kiện chỉ hát đúng một lần, còn chất lượng thế nào thì “que sera, sera”. Hát xong, Doris Day nói với hai nhạc sĩ: “Đây là lần đầu tiên cũng là sau cùng các vị nghe tôi hát bài này”.
Đáp lại, Evans lẫn Livingston thở dài. Họ không biết đứa con tinh thần mà họ đang rất hy vọng sẽ chết yểu ra sao. Tuy nhiên, Que sera sera mang về cho 2 tác giả Ray Evans và Jay Livingston giải thưởng Oscar cho Nhạc phim hay nhất. Trước đó, họ cũng đã hai lần đoạt giải tương tự với bài hát Mona Lisa (phim Captain Carey) và Buttons and Bows (phim The Paleface).
BIẾT RA SAO NGÀY SAU?
Cái tựa này mới đọc lên thì có vẻ êm đềm, không có gì là khẩn cấp - như là một triết lý về cuộc đời, về thân phận con người giống như một mệnh đề “ắt có và đủ” trong bài hát nổi tiếng “Que sera, sera” của Jay Livingston viết và Doris Day hát nổi tiếng khắp Âu Mỹ cả nửa thế kỷ qua!
Nhưng tiếc thay, thực tế hiện nay không phải vậy. Bạn đọc to lên vài lần nữa bạn sẽ thấy ngay tất cả những sự “panic”, “khủng hoảng”, “bất ổn” trong câu này!!!
Từ nào giờ người ta vẫn thường nói: thế giới ngày nay như cái lò lửa, không biết bốc cháy hoặc nổ tung bất cứ lúc nào! - Nhưng chưa bao giờ thấy rõ tính chất “biết ra sao ngày mai” này bằng thời kỳ hiện tại này. Không một ai dám tự hào mình sẽ được bình an ngay cả chỉ trong ngày mai! Trên mọi lãnh vực từ gia đình đến xã hội, từ quốc gia đến quốc tế - ngay cả chính bản thân của mỗi cá nhân bây giờ cũng không dám chắc ngày mai mình có chết vì tâm thần, trầm cảm hay vì những kẻ bị những căn bệnh xã hội ấy hãm hại mình hay không!
Sáng sớm vừa thức dậy điểm tin qua chiếc Tivi thì thấy cả bầu trời căng thẳng một cách bất hợp lý từ chuyện bé đến chuyện lớn:
Bầu cử Mỹ: Ông Trump đối mặt với 'cuộc thử nghiệm axít' Trải qua hết cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang trong tình cảnh nguy cấp về chính trị mà ông chưa từng phải đối mặt trước đây.
Ba cuộc khủng hoảng cản đường ông Trump
Kể từ khi lên nhậm chức năm 2017, TT Trump đã vượt qua nhiều sóng gió và luôn nắm trong tay cơ hội tái đắc cử. Sau khi vượt qua cuộc luận tội mà cuối cùng ông được Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát tha bổng hôm 5/2/2020, tình hình đã trở nên sáng sủa hơn. Tuy nhiên hiện nay "lớp bọc bảo vệ" của ông đang phải trải qua một "cuộc thử nghiệm axít", trong bối cảnh ông phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng cùng một lúc- cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất thế kỷ, tình trạng suy thoái kinh tế tệ hại nhất trong nhiều thế hệ và tình hình bất ổn dân sự tồi tệ nhất kể từ năm 1960. - Trong tuần qua, việc TT Trump kêu gọi đàn áp các cuộc biểu tình trên quy mô toàn quốc nhằm phản đối các hành động tàn bạo của cảnh sát đã bị các nhà hoạt động nhân quyền, các lãnh đạo tôn giáo và đảng Dân chủ đối lập cùng một số thành viên của đảng Cộng hòa chỉ trích.
Thậm chí cựu TT GW. Bush - người của đảng Cộng hòa - cũng phải lên tiếng kêu gọi lắng nghe những người biểu tình.
Tuy nhiên, có thể điều khiến ông Trump và chiến dịch vận động tái tranh cử của ông phải lo ngại nhiều hơn đó là phần lớn các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông rõ ràng đã suy giảm kể từ khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát.
Đồng thời, đối thủ đến từ đảng Dân chủ của ông trong cuộc bầu cử ngày 3/11 sắp tới, ông Joe Biden, đang thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh đất nước đang bị phong tỏa vì đại dịch với thông điệp kêu gọi đoàn kết và xoa dịu nỗi đau của người dân, vốn hoàn toàn đối lập với những lời lẽ của TT Trump về "những kẻ sát nhân", "lũ trộm cướp" và "an ninh trật tự".
Cho tới nay, giọng điệu gây hấn của ông Trump dường như không phù hợp với bối cảnh hiện tại. Một cuộc thăm dò dư luận của Reuters/ Ipsos trong tuần qua đã chỉ ra rằng đa số người dân Mỹ đều cảm thông với những người biểu tình và không ủng hộ cách phản ứng hiếu chiến của ông Trump (LÊ NA 7/6/2020),
“Công thức” bí mật giúp ông Trump tái đắc cử năm 2020  Hãng tin Mỹ CNN cho rằng dù tỉ lệ ủng hộ TT Mỹ Donald Trump đang ở mức không cao nhưng ông vẫn có thể tái đắc cử vào năm mới nếu sử dụng đúng "quân bài". Chính vì vậy, CNN cho rằng thông điệp tranh cử hướng về kinh tế có thể sẽ là “công thức” thành công của ông Trump cho chiến dịch năm 2020. Theo xu hướng trước đây, nếu cử tri đánh giá nền kinh tế đang phát triển mạnh, họ sẽ thường bầu cho Tổng thống đương nhiệm và ngược lại. Que sera, sera…
- Nhớ lại, ngày còn bé mình hay nghe các bậc cha chú hát nghêu ngao: “Que Sera, Sera” mà không hiểu hết được ý nghĩa của người viết và bài hát là gì mà được công chúng đón nhận nồng nàn dữ vậy?! Bây giờ lớn lên, già quá nửa đời người rồi mới nghiệm thấy được một phần cái hay của bài hát này. Một bài hát vòn vẹn chỉ có mấy chữ lặp đi lặp lại mà nó biểu hiện cho cả một công thức bất di bất dịch của cuộc đời… thời ấy. Cái công thức ấy chỉ gộp trong một chữ rất simple, đơn giản: đó là mọi chuyện đều đã được các đấng vô hình xếp đặt hết cả rồi; đó là, xấu hoặc đẹp, giàu hoặc nghèo - tất cả chung quy là cũng do từ một đấng Tạo Hóa, một Ông Trời, một vị Thượng Đế có quyền lực bao trùm cả vũ trụ đã định đoạt sẵn. “Người” (nói chung các đấng thần linh ấy) sinh ra ta đẹp: đó là ta may mắn, cho ta giàu: đó là số lucky. Và do đó, khỏi cần suy nghĩ, lo lắng.
Chuyện gì đến, sẽ phải đến mà thôi. Không ai cưỡng lại được. Nguyên lý này có tác dụng như ru ngủ con người. Hãy cứ “bình chân như vại” rồi thì chuyện gì đến sẽ đến, không cần toan tính, lo âu gì nhiều cả: Que sera, sera - Whatever will be, will be… (Chuyện gì đến, sẽ đến…)
Cuộc đời thời nay không đơn giản như vậy! Không còn là thời đại cứ im lặng giao khoán mọi việc cho thượng đế an bài, may nhờ rủi chịu. Khoa học kỹ thuật mỗi ngày một đưa ra những kết quả mới, những sản phẩm mới - ghê gớm đến nỗi còn có khả năng thay thế cả vai trò của những “bậc” được cho là các đấng thần linh, Tạo Hóa, v.v… để mà “tạo” ra cả con người luôn. Muốn đẹp tạo ra đẹp, muốn khôn làm ra khôn, muốn thông minh giỏi giang thì chỉ cần loại bỏ những tế bào bất hảo!
Chẳng hạn như: đàn ông con trai ngày nay chẳng cần hoặc chẳng muốn phải lập gia đình, đàn bà con gái chẳng cần phải lấy chồng mới đẻ con. Mỗi bào thai phát sinh từ sự kết hợp những trứng và tinh trùng. Trứng phải được lựa những trứng tốt nhất của một bà mẹ trong độ tuổi sung sức nhất từ 20 đến 39 tuổi, không bệnh tật, không khiếm khuyết, để dành bằng cách đông lạnh chờ khi có những tinh trùng tốt mới cho thụ tinh. Tinh trùng cũng lựa những nguồn thông minh, lanh lợi, đẹp trai nhất. Xong cho vào ống nghiệm để thụ tinh. Gần đây, đã có một khoa học gia người TQ bất kể những sự chống đối về đạo đức, đã còn đi đến chỗ gọi là “edit” - tức chỉnh sửa các thành phần được thụ tinh để cho ra những sản phẩm hoàn hảo nhất. Thế thì con người ngày nay chẳng những tiếm nhiệm vai trò của Thượng đế mà còn làm hay hơn nữa - tức sinh ra những sản phẩm con người nào cũng thông minh tuyệt hảo, cũng “perfect” cả!.
Tóm lại, cả cái câu hỏi đầy hoang mang lo sợ trên: “Biết ra sao ngày sau?!” không còn nhẹ ở mức độ có thể trấn an bằng như câu trả lời như: “Cứ yên tâm đi, không sao cả, đã có thần linh che chở, Thượng đế an bài, rồi mọi sự sẽ OK”; mà trái lại, mức độ nguy hiểm của cái “ngày mai, ngày sau” ấy đã tăng gấp bội không ai có thể đoán trước được. Có thể trong nháy mắt, một bàn tay nào đó mang trái tim con người hoặc một người máy robot nào đó do con người điều khiển sẽ bấm nút nguyên tử để cả triệu sinh mạng bị hủy diệt cũng không chừng. Bởi vì, giờ đây bàn tay khối óc con người đã tiến bộ đến mức thay cả vai trò của Thần Linh, của God… Mà ai trong chúng ta cũng biết rằng Thần Linh và God đều có lòng bao dung quảng đại, vị tha cứu vớt nhân loài; trong khi đó, lòng người vốn đã tham, sân, si đầy dẫy mà còn cộng thêm quyền lực “control” sự sinh tử của đồng loại vào thì cả thế giới loài người này ắt sẽ đau khổ vì bạo lực và sự biến động không ngừng sẽ là điều tất yếu!
Nếu có những biến động đưa đến những hiểm họa bất hợp lý mà chúng ta đang thấy và đang lo lắng như kể trên - thì hãy nên chuẩn bị tinh thần vì đó chỉ mới là bước khởi đầu mà thôi! (Phó Thường Dân/ Trống Đồng Life).
TỪ KẾT
“Điều gì đến cũng phải đến”, một lối nói nghịch lý
Câu này đã được nhiều tác giả người Việt vận dụng với một vài chỗ khác biệt nhỏ về từ ngữ…
Đây là một lối nói mơ hồ ở vế đầu mà nhiều người Việt đã dùng để dịch câu Que sera sera (What will be will be) trong khi một số người Việt khác thì cứ ngỡ nó là tục ngữ của tiếng Việt. Còn What will be will be thì lại là một câu mà chính người Anh dùng để diễn cái nghĩa của câu Que sera sera, một câu mang dáng dấp tiếng Tây Ban Nha đã trở thành tục ngữ của tiếng Anh, từng là đề tài cho một bài phân tích dài 22.475 từ của Lee Hartman (Southern Illinois University - Carbondale) nhan đề “Que sera sera”: The English Roots of a Pseudo-Spanish Proverb (“Que sera sera”: Cội nguồn tiếng Anh của câu tục ngữ Tây Ban Nha giả hiệu). Căn cứ vào nhiều nguồn, đặc biệt là vào bài của Hartman thì “Que sera sera” không bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha, tiếng Italia hay tiếng Pháp vì cấu trúc đó không đúng với ngữ pháp của ba thứ tiếng này. Hơn nữa, những sự tìm kiếm trong kho ngữ liệu cho thấy câu đang xét thực tế không tồn tại trong lịch sử của tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Italia, dù là trong tục ngữ hay trong văn xuôi ngày nay. Cũng có ý kiến cho rằng “Que sera sera” bắt nguồn từ tiếng Pháp trung đại nhưng hình thức ngữ pháp không thích hợp của nó cũng không cho phép khẳng định. Ta chỉ có thể biết đây là một câu tục ngữ tiếng Anh, bất kể hình thức ngôn từ của nó ra sao. Và ta biết một cách chắc chắn rằng câu đó càng trở nên phổ biến sau khi bài hát “Que sera, sera” (Whatever Will Be, Will Be) của Jay Livingston et Ray Evans được trình làng vào năm 1956, nhất là sau khi nó được Doris Day hát trong phim “The man who Knew Too Much” (1956) của Alfred Hitchcock. Chủ đề của câu Que sera, sera (Whatever Will Be, Will Be) là lý tưởng định mệnh. Nhà lãnh đạo tinh thần người Ấn Ðộ là Ramana Maharshi đã nói về thuyết định mệnh một cách rõ ràng nên dễ thấy hơn. Câu tiếng Anh của lời nói đó là “Whatever is destined to happen will happen, do what you may to prevent it”. Còn câu tiếng Pháp là “Tout ce qui doit arriver arrivera, quels que soient vos efforts pour l’éviter”. Cả hai câu đều có nghĩa (đại ý) là “Ðiều gì phải đến sẽ đến, dù cho bạn có cố làm gì để ngăn chặn nó”.
Que sera, sera (Whatever Will Be, Will Be) của người thì như thế. Còn cái tương đương với nó trong tiếng Việt thì thế nào? Rất mơ hồ. Xin phân tích biến thể Điều gì đến sẽ đến của vnexpress.net để “làm mẫu”. Câu tiếng Anh có hai vế là “what will be” và “will be”. Trong cả hai vế, vị từ will be đều ở thì tương lai nên nếu dịch từng từ một thì sẽ là: Điều gì sẽ đến [thì] sẽ đến. Ở đây, nội dung của cả nguyên văn lẫn lời dịch đều chẳng có gì nghịch lý. Nhưng lời dịch bằng tiếng Việt trên vnexpress.net thì có. Ít nhất nó cũng mơ hồ ở vế đầu (“Điều gì đến”). Câu Điều gì đến sẽ đến có hai vế: “Điều gì đến” và “sẽ đến”. Vị từ đến (diễn đạt bằng “to be” trong câu tiếng Anh) của vế đầu chỉ có thể tương ứng với is là ngôi thứ ba, số ít, thì hiện tại, thái chủ động, thức trần thuật chứ không thể tương ứng với will be (sẽ đến), được “chia” (conjugated) ở thì tương lai. Cứ vào những đặc điểm ngữ pháp đã nêu thì đến (vế trước) thuộc về thực tại còn sẽ đến (vế sau) thì thuộc về viễn cảnh. Nói rằng cái đang thuộc về thực tại sẽ xảy ra trong tương lai, nghĩa là chưa xảy ra, là đã nói một điều nghịch lý. Điều gì đến sẽ đến là một cấu trúc Đề - Thuyết mà phần Đề là “Điều gì đến” còn phần Thuyết dùng để nói về phần Đề là “sẽ đến”. Nếu phân tích theo ngữ pháp cũ thì “Điều gì đến” là chủ ngữ của vị ngữ “sẽ đến”. Hai bên có quan hệ cú pháp chặt chẽ với nhau. Nhưng một thực tại đã được xác nhận (“Điều gì đến”) mà lại “sẽ đến” (xảy ra trong tương lai) thì chẳng nghịch lý hay sao? Để diễn đạt cái ý của câu What will be, will be, người Pháp thường nói Arrivera ce qui doit arriver (hoặc Ce qui doit arriver arrivera), mà người Anh cũng có thể “tái diễn đạt” bằng câu What must happen will happen. Tương ứng với câu tiếng Anh và câu tiếng Pháp trên đây, câu tiếng Việt phải là Điều gì phải đến sẽ đến. Phần Đề là “Điều gì phải đến” và phần Thuyết dùng để nói về phần Đề này là “sẽ đến”. Ở đây, phần Đề nêu lên một điều kiện tất yếu và phần Thuyết nêu lên hệ quả của điều kiện tất yếu đó. Nếu đảo lại thành “Điều gì đến cũng phải đến”, như một số người thường diễn đạt, thì sẽ biến nó thành một câu nghịch lý (An Chi).
What Will Be Will Be - Jay Livingston and Ray Evans

"Que Sera, Sera (Whatever Will Be, Will Be)" Wins Original Song: 1957 Oscars
- When I was just a little girl/ I asked my mother, what will I be
Will I be pretty, will I be rich/ Here's what she said to me.
Que Sera, Sera/ Whatever will be, will be
The future's not ours, to see/ Que Sera, Sera/ What will be, will be.
- When I was young, I fell in love/ I asked my sweetheart what lies ahead
Will we have rainbows, day after day/ Here's what my sweetheart said.
Que Sera, Sera/ Whatever will be, will be
The future's not ours, to see/ Que Sera, Sera/ What will be, will be.
- Now I have children of my own/ They ask their mother, what will I be
Will I be handsome, will I be rich/ I tell them tenderly.
Que Sera, Sera/ Whatever will be, will be/ The future's not ours, to see
Que Sera, Sera/ What will be, will be.
Que Sera, Sera - Lời Việt: Phạm Duy

Que Sera, Sera (Lời Việt)

Ngày em còn thơ lòng vương mộng mơ/ Thường hay hỏi má em: "Má ơi ngày sau/ Con sẽ thắm tơ duyên và vui sướng không?" Mẹ em sẽ khuyên bảo rằng
ĐK: "Biết ra sao ngày sau? Đời luyến lưu vui cười, khổ đau
Vì sắc duyên là sóng bể dâu/ Nào ai biết ngày sau/ Đời ta sẽ về đâu…
Lời mới: My dream - Que Sera, Sera
- When I was at the age of 75/ I wonder ab’t watching next FIFA World Cup:
2022 Qatar, Doha. Also my Golden Wedding jubi/ With 32 teams, I got.
Que Sera, Sera/ Whatever will be, will be/ The future's not ours, to see
Que Sera, Sera/ What will be, will be.
- When I was at the age of 75/ I wonder ab’t watching next FIFA World Cup:
2026 CA-MEX-USA (Canada-Mexico - USA). First in 3 countries
Changed to 48 teams, I got. Que Sera, Sera…
- When I was at the age of 76/ I wonder ab’t guessing next US President:
2017: 45th President (D.Trump). Also my 45th Wedding anniversary
2025 - President to preside World Cup. I got. Que Sera, Sera…
- When I was at the age of 76/ I wonder ab’t greeting next Goat-year:
1943 (Quý Mùi) born. Thru 2 Goat-years: 2003 (Quý Mùi), 2015 (Ất Mùi)
2017 (Đinh Mùi) next Goat-year. I hope! Que Sera, Sera…
(My birthday 9/6/2018: FIFA Worldcup tại Nga - Pháp vô địch)
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
(Wake at dawn with winged heart, And thanks for another day of Loving)
Câu thơ trên của tác giả Kahlil Gibran (1883-1931), một một thiên tài văn học, thi sĩ và họa sĩ người Mỹ gốc Liban. Từ tiểu thuyết Nhà tiên tri (The Prophet), câu thơ này được trích ra năm 1993 và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dịch lại.
Sáng tại nhà: Tôi đọc nghêu ngao Câu thơ trên, rồi Tập thể dục trên sân thượng, vừa tập vừa hát thầm, theo thời khóa biểu:
- Thứ hai: Nhạc Văn Cao và Phạm Duy
-  Thứ tư: Nhạc về Hà Nội - Sài Gòn và nhạc quốc tế
-  Thứ sáu: Nhạc Trịnh Công Sơn và Vũ Thành An
-  Thứ ba, năm bảy: Nhạc yêu thích của nhiều nhạc sĩ
- Chủ nhật: các bài thơ yêu thích của Vũ Phạm Hàm, Thế Lữ, HX. Hương…
Sáng ra công viên Làng hoa: Đọc báo và hát thầm Thiên thai (Văn Cao), Ngày mai rồi mình cũng già (Vũ Thành An), Cát bụi (Trịnh Công Sơn)…
(My birthday 9/6/2020: từ tháng 3 đến nay, dịch Covid chưa giảm).
Phạm Vũ
Theo http://vietvanmoi.fr/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...