Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021
Nhớ sao ngọn khói ngày đông
Tôi rất thích hình ảnh: Ngọn khói chứ làn khói thì quá mỏng
mà màn khói lại quá dày. Ngọn khói như chồi của ngọn cây của sự sống. Khói ngút
lên từ rơm rạ đồng quê, rơm rạ đã khô đã héo đã chết nhưng ngọn khói thì lại sống,
mang lại sự sống hồi sinh từ cái chết. Ngọn khói tỏa ra từ bếp rơm thơm cơm mới.
Hạt gạo chắt chiu từ cọng rơm, từ xay, giã, dần, sàng. Có một nhà thơ viết rất
hay: “Gặt xong rồi rơm rạ bó vào nhau” thật thân phận. Bó vào nhau để thành cây
rơm, để thành mái rạ, để hóa thân vào ngọn khói. Ôi, cái ngọn khói đã mang theo
hồn vía căn cốt ruộng đồng. Tôi thích ngày đông hơn là mùa đông. Mùa đông thường
dài, dài lê thê, dài ẩm ướt, dài rét mướt. Còn ngày đông thì quá ngắn, ngắn nồng
nàn, ngắn gang tấc “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Ngày đông ngắn bởi bước
chân trên ruộng hình như cũng gấp gáp hơn, bàn chân vào chợ hình như cũng đắn
đo hơn. Cái se se buôn buốt của thời tiết khiến cây cối co ro, dáng người co ro
nhưng ngọn khói lại mỡ màng, lại quấn quýt, lại sum vầy, lại mời mọc. Nghe tiếng
củi khô reo nổ lách tách ta cứ ngỡ đó như hồi âm của nắng mùa hè còn sót lại,
còn đông là hơi ấm. Ngọn khói cứ lan man ngỡ như không hay chuyện mà chỉ ngấm
chuyện ríu rít bên người. Ngọn khói có vẻ lửng lơ nhưng không thờ ơ mà cứ tỏ mờ
ảo ảnh, ám ảnh. Khói rút ruột mình đắm đuối.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Khúc hát Marseilles
Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét