Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021
Có một nhà thơ thôn ca
Với một người làm thơ đã có ít hay nhiều thành tựu, chỉ cần gọi là nhà
thơ hay thi sĩ chẳng hạn, tưởng đã đủ. Thêm vào mấy chữ thôn ca để cái danh hiệu
ấy dài ra thành nhà thơ thôn ca, tôi muốn được nhấn mạnh một đặc điểm của nhà
thơ Đoàn Văn Cừ. Vì hình như không có những chữ nào, từ nào thích hợp hơn để
nói về ông. Và tôi tưởng, ở bên kia thế giới - nếu quả thật có thế giới bên kia
- khi biết có người gọi ông như vậy, chắc nhà thơ Đoàn Văn Cừ cũng sẽ hài lòng.
Không hài lòng, sao ông lại tâm đắc với hai chữ thôn ca đến mức lấy nó đặt tên
cho hai tập thơ của ông xuất bản cách nhau một thời gian khá dài: một in trước
Cách mạng (1944), một in sau Cách mạng (1960)? Thôn ca có thể hiểu theo mấy
nghĩa: những bài ca về làng quê (hay của làng quê); ca ngợi làng quê; tiếng hát
nơi thôn xóm(1)… Suốt một đời làm thơ của mình, Đoàn Văn Cừ đã dành hết công sức,
dành hết tâm lực viết về làng quê, ca ngợi làng quê và để lại nhiều câu thơ,
bài thơ đẹp và hay như thôn ca - những bài ca của làng quê vậy.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Khúc hát Marseilles
Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét