Đừng cố tình áp đặt phương ngữ
Thời gian gần đây ông An Chi (AC) trình làng quyển Truyện
Kiều bản Duy Minh Thị 1872 (Nxb TH TPHCM), trong phần lời nói đầu ông cho
biết: ‘Quyển sách này ra đời là để thảo luận với quyển Tư liệu Truyện Kiều - Bản
Duy Minh Thị 1872 của Nguyễn Tài Cẩn và quyển Truyện Kiều - Bản Nôm Duy Minh Thị
của Nguyễn Quảng Tuân’. Và điều này ông đã thể hiện qua bài Lắt léo chữ nghĩa:
'Truyện Kiều' bản Duy Minh Thị 1872 và phương ngữ Nam bộ (báo Thanh Niên,
16/2/2020) (1), trong đó ông viết: ‘Bản Duy Minh Thị 1872 của Truyện Kiều có
những chỗ thuộc từ ngữ, cách nói của Nam kỳ mà vì không nắm vững nên hai nhà Kiều
học hàng đầu của ta là Nguyễn Tài Cẩn và Nguyễn Quảng Tuân đã phạm sai lầm khi
phiên âm’. Sau khi đọc bài này chúng tôi thấy người ‘phạm sai lầm khi phiên âm’
lại chính là ông AC, trong bài có 10 mục từ thì ông đã sai hết 6 mục từ. Song
trước khi chứng minh những cái sai ấy, chúng tôi mời bạn đọc tìm hiểu sơ lược về
Duy Minh Thị và bản Kiều 1872.
Có tài liệu cho rằng Duy Minh Thị tên thật là Trần Quang
Quang, nguyên quán huyện Duy Minh (thuộc tỉnh Bến Tre ngày nay), từng có thời
gian sống ở vùng Gia Định và có thể là người Minh Hương. Bản Kiều 1872 do ông
trùng san được in ở Trung Quốc, phổ biến chủ yếu ở miền nam. Về sau Truyện Kiều
bản Duy Minh Thị 1872 còn được tái bản 3 lần: ‘Bảo Hoa các (1879), Văn Nguyên
đường (1879) và Thiên Bảo lâu (1891). Các lần tái bản sau đều khắc đúng như bản
in lần thứ nhất’ (theo Nguyễn Tài Cẩn).

Để tiện theo dõi bài, mời bạn đọc xem quy ước của ông AC:
‘c. là câu, TL là thảo luận, NTC là Nguyễn Tài Cẩn, NQT là Nguyễn Quảng Tuân,
HTC là Huình-Tịnh Paulus Của’.
Chúng tôi trích nguyên văn từng mục từ của ông AC để tiện
trao đổi.
AC: Áng bất bằng, c.1635. - NTC, NQT: Án bất bằng. TL: Viết
án [按] nhưng đọc áng vì đây là chữ Nôm miền Nam. Đây là một từ cổ, như trong
áng can qua, áng công danh, áng đao binh... Chữ áng ở đây tương đương với chữ nỗi
trong nỗi bất bằng của nhiều bản khác.
VTH (Vương Trung Hiếu): Đây là sự suy diễn hết sức võ đoán của
ông AC, không thể cho rằng viết án [按] rồi đọc áng để quy kết đây là chữ Nôm miền
nam như trong áng can qua, áng công danh…, bởi vì trong chữ Nôm, ‘án’ được viết
là 按 (bộ thủ 手) hoàn toàn khác chữ ‘áng’盎 (bộ mãnh 皿)
như trong ‘áng can qua’/盎干戈 (câu 2941 trong bản Kiều 1870,1902); áng công
danh/盎功名 (trong bài Tự thán/自歎 của Nguyễn Trãi).
AC: Bạt lụy, c.909. - NTC, NQT: gạt lệ. TL: Nôm ghi hẳn hoi
là bạt lụy [拔淚]. Bạt lụy là “chùi lau nước mắt” (HTC). Xin chú ý đây
là hai chữ/tiếng có thật trong phương ngữ Nam bộ, không thể đổi thành gạt lệ.

AC: Đã chành, c.516. - NTC, NQT: đã dành. TL: Chành là “mở rộng
ra về bề ngang [thường nói về môi, miệng]”(Vietlex). Ở đây là lòi ra một cách
méo mó. Chành ra ba góc da còn thiếu (Hồ Xuân Hương). Phương ngữ Nam bộ có từ tổ
đẳng lập lòi chành, có nghĩa là để lộ ra vì muốn giấu mà không giấu được. Nôm
khắc trình [呈] để đọc thành chành. Ý nói ngay lúc đó thì lòng rẻ rúng đã “lòi”
ra một bên rồi.
VTH: Bản 1872 ghi là 呈. Theo Tự Điển Chữ Nôm Dẫn Giải của
TSKH Nguyễn Quang Hồng thì chữ này (呈) có thể phiên thành: ‘chành’ trong chòng
chành (nghiêng ngả, lắc lư); ‘dành’ trong câu ‘Mà lòng rẻ rúng đã dành một
phen’ (Kim Vân Kiều tân truyện/金雲翹新傳); ‘rình’ trong rập rình; ‘trành’ trong
tròng trành (chòng chành) và ‘trình’ (thưa bẩm, báo cáo, giãi bày với bề trên).
Như vậy, NTC và NQT phiên là ‘đã dành’ đâu có gì sai. Chữ ‘chành’ theo cách giải
thích của ông AC là ‘mở rộng bề ngang’, ‘lòi ra’ thì không phải là chữ ‘chành’呈 ở
đây. Chữ chành đó được viết bằng 2 chữ Nôm là:
- ‘Chành’浧 trong chành bành (dàn trải ra hết mức theo bề
rộng). Thí dụ: ‘Rành rành ba góc chành chành. Khi thì khép lại, khi chành bành
ra: Là cái quạt’/停停1111.
Ngày 12/03/2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét