Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Chiến tranh và hòa bình - Phần XVIa

Chiến tranh và hòa bình - Phần XVIa
Phần XVI 
Chương 1 
Bảy năm đã trôi qua kể từ những biến cố năm 1812 Đại dương lịch sử của châu Âu, sau cơn sóng gió ba đào, đã trở lại yên tĩnh. Nó có vẻ như đã lặng, nhưng những sức mạnh huyền bí thúc đẩy nhân loại (huyền bí bởi vì chúng ta không biết những quy luật quy định sự vận động của nó) vẫn tiếp tục tác động. Tuy mặt biển lịch sử có vẻ im lìm, nhưng sự vận động của nhân loại vẫn tiếp tục không ngừng chẳng khác gì sự vận động của thời gian. Những nhóm người khác nhau tập hợp rồi lại phân tán, những nguyên nhân làm cho các quốc gia hình thành và tan rã, làm cho các dân tộc thiên di, vẫn đang dần dần được chuẩn bị. Đại dương lịch sử không chuyển động thành từng đợt sóng xô từ bờ này sang bờ kia như trước: nó đang sôi sục ở tận dưới đáy sâu. Các nhân vật lịch sử không bị sóng cuốn đi từ bờ này sang bờ kia như trước, bây giờ hình như họ quay tròn ở một chỗ. Các nhân vật lịch sử, trước kia, phản ánh ở cương vị tướng soái cuộc vận động của quần chúng bằng những mệnh lệnh chiến đấu, xung trận thì nay lại phản ánh sự vận động sôi sục này bằng những âm mưu chính trị và ngoại giao; bằng những đạo luật, những hiệp ước. Các sử gia gọi hoạt động này của các nhân vật lịch sử là hành vi phản động. Trong khi miêu tả hoạt động của các nhân vật lịch sử này, mà họ cho là nguyên nhân của cái gọi là hành vi phản động, các sử gia đã nghiêm khắc lên án họ. Tất cả các nhân vật nổi tiếng trong thời đại ấy kể từ Alekxandr và Napoléon cho đến De Stael, các ông Fotyux, Selling, Ficher, Satobrien v.v, đều bị họ phê phán nghiêm khắc và bị kết án hay được thanh minh tuỳ ở chỗ họ góp sức vào phe tiến bộ hay phe phản động. Theo miêu tả của họ, trong thời kỳ ấy ở Nga cũng diễn ra những hành vi phản động mà người chủ mưu là Alekxandr mà chính họ đã miêu tả như là người thủ xướng những công cuộc có xu hướng tự do trong thời kỳ đầu của triều đại và là người đã cứu nước Nga. Trong các sách vở của người Nga hiện nay, từ cậu học sinh trung học đến nhà sử học thông thái không ai không công kích Alekxandr về những hành động sai lầm của ông trong giai đoạn này. “Đáng lý ông ta phải hành động thế này, thế nọ. Trong trường hợp này ông làm đúng, trong trường hợp kia ông làm sai “ Ông đã xử sự rất tài tình trong thời gian đầu trị vì và năm 1812 nhưng ông đã hành động kém cỏi khi ban hành hiến pháp cho nước Ba Lan, thành lập Liên minh thần thánh, giao quyền cho Arakseyev, khuyến khích Golixyn và chủ nghĩa thần bí, và sau đó lại khuyến khích Siskoy và Fotyux. Ông ta làm sai khi giải tán trung đoàn Xemenovxki [278] . Phải mất hàng chục tờ giấy mới có thể kể hết những điều mà các sử gia đã trách cứ ông, căn cứ trên những hiểu biết của họ về hạnh phúc của nhân loại. Những lời trách cứ kia có ý nghĩa gì? Ngay cả những hành động của Alekxandr được các sử gia khen ngợi, chẳng hạn: những công việc có xu hướng tự do trong thời kỳ đầu triều đại, cuộc đấu tranh chống Napoléon, thái độ kiên quyết năm 1812 và cuộc viễn chinh năm 1813, chẳng qua cũng đều xuất phát từ những cội nguồn làm thành cái cá tính của Alekxandr huyết thống, giáo dục, sinh hoạt, và đồng thời cũng là những nguyên nhân làm nảy sinh những hành động mà các nhà sử học phê phán như thành lập Liên minh thần thánh, phục hồi nước Ba Lan, mưu mô phản động trong những năm hai mươi. Vậy thì những lời trách cứ ấy thực chất là thế nào? Đó là: một nhân vật lịch sử như Alekxandr I, người đứng ở bậc thang cao nhất của quyền lực mà con người có thể đạt tới, có thể nói là đứng ở cái tiêu điểm sáng lòa tập trung tất cả những luồng ánh sáng lịch sử, con người chịu ảnh hưởng mạnh nhất thế giới của những âm mưu, những sự dối trá, những lời nịnh hót, những ảo tưởng về mình, những điều vốn gắn bó khăng khít với quyền lực, con người mà phút nào cũng cảm thấy mình chịu trách nhiệm về tất cả những điều gì xảy ra ở châu Âu, lại không phải là một con người tưởng tượng ra mà là một con người có thật, sống như tất cả mọi người với những tập quán riêng, những dục vọng, những chí hướng vươn tới chân, thiện, mỹ, - con người ấy cách đây năm mươi năm không phải là không có đạo đức (các sử gia không chê trách ông về mặt này) nhưng ông ta không quan niệm hạnh phúc của nhân loại như một vị giáo sư ngày nay, tức là một người từ lúc còn trẻ đã nghiên cứu khoa học, tức là đọc sách, đọc những bài giảng và ghi những điều đã học trong sách và những bài giảng ấy vào một quyển vở. Nhưng dù cứ cho Alekxandr cách đây năm mươi năm đã quan niệm sai về vấn đề hạnh phúc của các dân tộc thì như vậy vô hình chung cũng giả thiết rằng quan niệm về vấn đề này của nhà sử học hiện đang phê phán Alekxandr, ít lâu nữa cũng sẽ thành ra sai lầm. Giả thiết này lại càng dĩ nhiên và tất yếu bởi vì nếu ta theo dõi sự phát triển của lịch sử, ta sẽ thấy rằng cứ mỗi năm, với mỗi tác giả mới, cái quan niệm về hạnh phúc của nhân loại lại thay đổi, như vậy là cái trước kia được xem là tốt thì mười năm sau sẽ là xấu và ngược lại. Không những thế, còn có thể thấy trong lịch sử nhiều quan điểm hoàn toàn đối lập cùng tồn tại một lúc về vấn đề cái gì là tốt cái gì là xấu có người cho việc Alekxandr ban hành hiến pháp cho nước Ba Lan và thành lập Liên minh thần thánh là một công lao, có người lại cho đó là một lỗi lầm. Còn về hoạt động của Alekxandr và Napoléon thì không thể nào nói là có ích hay có hại, bởi vì chúng ta không thể nói nó có ích cho cái gì và có hại cho cái gì. Nếu hoạt động này không làm cho một người nào đấy vừa lòng, thì đó chẳng qua là nó không phù hợp với quan niệm của người đó về vấn đề thế nào là tốt. Dù tôi có quan niệm điều tốt đây là năm 1812 ngôi nhà của cha tôi ở Moskva vẫn được nguyên vẹn, hay là vinh quang của quân đội Nga, hay là sự phát triển của trường đại học Petersburg hay của các trường đại học khác hay là nền tự do của Ba Lan, hay là sự cường thịnh của nước Nga, hay là thế quân bình của châu Âu, hay là một hình thức khai hóa nào đó ở châu Âu mệnh danh là sự tiến bộ, thì tôi cũng cứ phải thừa nhận rằng hoạt động của bất kỳ nhân vật hch sử ngoài những mục đích này còn có những mục đích khác khái quát hơn và tôi không hiểu nổi. Nhưng ta hãy thử giả thiết rằng cái gọi là khoa học có thể điều hòa mọi mẫu thuẫn và có một tiêu chuẩn cố định để đánh giá cái tốt và cái xấu đối với những nhân vật và những biến cố lịch sử. Ta hãy giả thiết rằng Alekxandr lẽ ra có thể tiến hành mọi việc một cách khác. Ta hãy giả thiết rằng theo chỉ thị của những người trách cử ông, những người tự do biết được mục đích cuối cùng của sự vận động nhân loại, của tự do, blnh đẳng và tiến bộ (hình như không có cái gì mới hơn nữa) mà những người hiện nay trách cứ ông đã cấp cho ông. Ta hãy giả thiết rằng cái cương lĩnh ấy có thể thực hiện được, đã vạch xong và Alekxandr đã hành động theo cương lĩnh ấy. Nếu vậy, hoạt động của tất cả những người phản đối xu hướng đường thời của chính phủ (hoạt động mà các nhà sở gia cho là tốt và có ích) sẽ ra sao? Hoạt động ấy sẽ không có, sự sống sẽ không có, sẽ chẳng có gì hết. Cho rằng sự sống của con người có thể tuân theo sự chỉ huy của lý trí tức là phủ nhận khả năng tồn tại của sự sống. Chương 2 Nếu ta thừa nhận, như các sử gia vẫn làm, rằng các vĩ nhân đưa nhân loại đến những mục đích nhất định: hoặc là sự cường thịnh của nước Nga hay nước Pháp, hoặc là thế quân bình của châu Âu, hoặc là việc truyền bá những tư tưởng cách mạng, hoặc là sự tiến bộ chung, hoặc bất cứ cái gì đi nữa, thì ta không thể nào cắt nghĩa các biến cố lịch sử mà không dùng đến hai khái niệm là ngẫu nhiên, và thiên tài. Nếu mục đích của những cuộc chiến tranh ở châu Âu đầu thế kỷ này là sự cường thịnh của nước Nga, thì dù không có những cuộc chiến tranh trước đó và không có cuộc xâm lăng, mục đích này vẫn có thể đạt được. Nếu mục đích là sự vĩ đại của nước Pháp, thì không cần có Cách mạng và Đế chế mục đích này cũng vần có thể đạt được. Nếu mục đích là truyền bá tư tưởng thì ấn loát còn thực hiện nhiệm vụ ấy có kết quả hơn quân đội nhiều, nếu mục đích là sự tiến bộ của nền văn minh thì có thể giả thiết rất dễ dàng rằng ngoài cách bắn giết và phá huỷ tài sản của người ta, còn có những cách khác hiệu nghiệm hơn nhiều để truyền bá văn minh. Vậy thì tại sao việc lại xảy ra như vậy chứ không phải xảy ra một cách khác? Bởi vì nó đã xảy ra như vậy. “Ngẫu nhiên đã tạo ra tình hình kẻ thiên tài đã lợi dụng nó” - sử học nói như vậy. Nhưng ngẫu nhiên là gì? Thiên tài là gì? Hai danh từ ngẫu nhiên và thiên tài không chỉ một cái gì thực tế tồn tại chó nên không thể nào định nglĩla được. Những danh từ này chỉ nói lên một trình độ nhất định trong việc hiểu biết các hiện tượng. Tôi không biết tại sao một hiện tượng nào đó lại xảy ra, tôi nghĩ rằng tôi không thể nào biết được, vì vậy tôi không muốn biết, và tôi nói: đó là ngẫu nhiên. Tôi thấy một sức mạnh gây nên một tác dụng vượt hẳn lên trên mọi thuộc tính chung của con người tôi không hiểu tại sao lại như thế, và tôi nói: đó là thiên tài. Đối với một đàn cừu, thì con cừu mỗi buổi chiều được người chăn cừu đưa đến một cái chuồng riêng và vỗ béo gấp đôi những con khác cần phải xem là một thiên tài. Chiều nào cũng vẫn con cừu ấy không ở trong chuồng chung mà được đưa sang một chuồng riêng để ăn phần yến mạch, rồi đến khi đã béo tốt chính con cừu ấy được đưa ra làm thịt: hai hiện tượng đó phải được xem là một sự phối hợp kỳ lạ của thiên tài với cả một loạt những trường hợp ngẫu nhiên ít có. Nhưng chỉ cần giống cừu dừng nghĩ rằng tất cả những điều chúng gặp đều xảy ra nhằm mục đích của loài cừu, chỉ cần chúng, cho rằng những điều chúng gặp có thể là những mục đích mà chúng không hiểu nổi, là lập tức chúng sẽ thấy được tính thống nhất và liên quan chặt chẽ trong những điều xảy ra đến với con cừu được vỗ béo. Dù chúng không biết con cừu kia được vỗ cho béo nhằm mục đích gì thì ít nhất chúng cũng sẽ biết rằng tất cả những điều con cừu đã gặp đều phải xảy ra một cách ngẫu nhiên, và cũng sẽ không cần đến khái niệm ngẫu nhiên cũng như khái niệm thiên tài nữa. Chỉ có cách đừng đi tìm một mục đích gần gũi có thể hiểu được và thừa nhận rằng không thể nào hiểu được mục đích cuối cùng, ta mới thấy được tính chất nhất quán và hợp lí trong đời sống của các nhân vật lịch sử, ta sẽ phát hiện được nguyên nhân sự bất tương xứng giữa hành vi của họ với năng lực của con người nói chung, và chúng ta không cần đến hai danh từ ngẫu nhiên và thiên tài nữa. Ta chỉ cần thừa nhận rằng mình không biết được mục đích những biến động của các dân tộc châu Âu, mà chỉ biết những hành động tàn sát đã xảy ra thoạt tiên ở Pháp, rồi ở Ý, ở châu Phi, ở Áo, ở Tây Ban Nha, ở Nga, và cuộc vận động từ Tây sang Đông rồi lại từ Đông sang Tây chính là thực chất của những biến cố này, thế là ta không những không cần thấy có gì là phi thường, là thiên tài trong tính cách của Napoléon và của Alekxandr mà còn thấy rõ rằng tất cả những biến cố nhỏ nhất này đều tất yếu. Một khi đã thừa nhận rằng không sao biết được mục đích cuối cùng, ta sẽ thấy rõ điều này: nếu đã không thể nào tưởng tượng ra rằng một giống cây nào đó có thể có một loài và một thứ hạt giống thích hợp hơn loài hoa và thứ hạt giống mà nó sinh sản ra, thì cũng không thể nào tưởng tượng ra được hai người khác nhau với tất cả những điều họ đã trải qua lại có thể thích hợp như vậy ngay đến từng chi tiết nhỏ nhất, với sứ mệnh mà họ có nhiệm vụ thực hiện. Chương 3 Sự kiện căn bản chủ yếu trong những biến cố ở châu Âu đầu thế kỷ này là cuộc di chuyển có tính chất quân sự của các khối dân tộc châu Âu từ Tây sang Đông rồi lại từ Đông sang Tây. Cuộc di chuyển đầu tiên là cuộc di chuyển từ Tây sang Đông. Để cho các đân tộc ở phương Tây có thể thực hiện cuộc di chuyển đến tận Moskva, cần phải có những điều kiện sau đây: 1. Họ phải tập hợp lại thành một tổ chức quân sự to lớn đến mức có thể chạm trán với tổ chức quân sự ở phương Đông. 2. Họ phải phủ nhận tất cả những truyền thống và tập quán đã có và, 3. Để thực hiện cuộc di chuyển họ phải có một người cầm đầu có thể biện hộ cho bản thân cũng như cho họ về tất cả những hành động lừa dối, cướp bóc và tàn sát đã xảy ra trong cuộc tiến quân này. Và bắt đầu từ cuộc cách mạng Pháp, cái tổ chức cũ không đủ to lớn đã sụp đổ những tập quán và truyền thống cũ đã bị thủ tiêu, từng bước một, dần dần hình thành một tổ chức có những quy mô mới, những tập quán và những truyền thống mới, thế rồi hình thành con người có nhiệm vụ cầm đầu cuộc di chuyển sau này và lãnh hết phần trách nhiệm về những việc xảy ra. Con người ấy vốn không có chính kiến, không có tập quán, không có truyền thống, không có tên tuổi, thậm chí cũng không phải là người Pháp nữa, hình như do những việc ngẫu nhiên hết sức kỳ lạ, bằng len lỏi giữa tất cả những đảng phái đang làm cho nước Pháp náo động, và không theo đảng phái nào, đã tiến lên chiếm một địa vị hiển hách. Sự ngu dốt của những người đồng sự, sự nhu nhược và bất tài của những kẻ đối địch, sự chân thành trong khi lừa dối, tính thiển cận hào nhoáng và tự phụ của con người này đã đưa ông ta lên địa vị cầm đầu quân đội. Cái tập thể binh sĩ ưu tú của quân đoàn Ý kết hợp với sự bạc nhược của một đối phương không có ý chí chiến đấu, tính táo bạo và lòng tự tin ngây thơ đã đem lại vinh quang quân sự cho ông ta. Vô số những trường hợp gọi là ngẫu nhiên đâu đâu cũng đi kèm theo ông ta. Việc ông thất sủng đối với những người cầm quyền ở Pháp lại có lợi cho ông ta. Những cố gắng của ông ta nhằm thay đổi con đường đã định sẵn cho mình đều thất bại: người ta không cho ông ta sang Nga, và ông ta xin sang Thổ nhĩ Kỳ cũng không được [279] . Trong cuộc chiến tranh ở Ý ông ta đã mấy lần nguy đến tính mạng, và mỗi lần như thế đều thoát chết một cách bất ngờ. Quân đội Nga là quân đội duy nhất có thể làm tiêu ma vinh quang của ông ta, thì, vì những lí do ngoại giao này nọ lại không tiến vào châu Âu khi ông đang ở đấy [280] . Ở Ý về, ông thấy chính phủ Paris đang trong quá trình tan rã và những người tham gia chính phủ này thế nào cũng bị quét sạch và bị tiêu diệt. Và cái lối thoát có thể đưa ông ra khỏi cái tình cảnh hiểm nghèo này bỗng dưng tự nó hiện ra: đó là cuộc viễn chinh vô nghĩa và vô cớ sang châu Phi. Thế rồi những cái gọi là ngẫu nhiên lại giúp đỡ cho ông ta. Đảo Malta vốn nổi tiếng là hiểm yếu và kiên cố đã đầu hàng không bắn một viên đạn, những kế hoạch liều lĩnh, sơ hở nhất của ông ta đều thu được thắng lợi. Hạm đội địch sau này sẽ không để lọt một chiếc thuyền con nào, lần ấy lại để cho cả quân đội của ỡng ta đi qua. Ở châu Phi cả một loạt hành động tàn bạo đã được thực hiện chống lại những người dân hầu như không có vũ khí. Ấy thế mà những thủ phạm nhất là người cầm đầu của họ, lại tự nhủ rằng đó là những việc đẹp đẽ quang vinh tựa như những hành động của Cezar và Alekxandr vua Makedoni. Cái lý tưởng vinh quang và vĩ đại ở đây tức là không những không thấy có gì sai lầm trong những việc mà mình đã làm mà con lấy làm hãnh diện về tất cả những tội ác mình đã phạm, gán cho nó một ý nghĩa siêu phàm không thể hiểu được, - cái lý tưởng chỉ đạo con người này và những kẻ liên quan đến ông ta, - đã hình thành một cách tự do ở châu Phi. Tất cả những việc đó ông ta làm đều thành công. Bệnh dịch hạch không đụng đến ông ta. Việc ông ta rời châu Phi, bỏ rơi các bạn chiến đấu trong cơn hoạn nạn là một hành động hồ đồ của trẻ con, không có lý do và chẳng cao quý một chút nào, nhưng lại được xem là một công lao, và hạm đội của địch lại hai lần để cho ông ta đi lọt. Đến khi ông ta về Paris một cách vu vơ, đầu óc đã hoàn toàn mê muội vì những tội ác đã chót lọt, sãn sàng đóng vai trò của mình, thì tình trạng tan rã của cái chính phủ cộng hòa mà một năm trước đây có thể nguy hại cho ông ta, bây giờ đã lên đến cùng cực, và sự có mặt của ông, một con người mới không thuộc đảng phái nào, nay chỉ có thể đề cao ông lên mà thôi. Ông ta không có một chương trình hành động nào, cái gì ông ta cũng sợ, nhưng các chính đảng bám lấy ông ta và khẩn khoản mời ông gia nhập. Chỉ có một mình ông ta với cái lí tưởng về vinh quang và vĩ đại đã hình thành ở Ý và ở Ai Cập, với lòng sủng bái bản thân một cách điên cuồng, với thái độ táo bạo trong tội ác, chân thành trong dối trá, chỉ có ông ta mới có thể biện hộ cho những điều sẽ phải xảy ra. Ông ta cần thiết cho cái địa vị đang chờ mình, và chính vì vậy, hầu như bất chấp ý muốn của mình và tuy đang phân vân lưỡng lự, tuy chưa có kế hoạch gì, tuy đã phạm đủ các sai lầm, ông ta bị lôi cuốn vào một cuộc âm mưu cướp chính quyền và âm mưu này đã thành công. Người ta đẩy ông vào dự phiên họp của hội đồng chấp chính. Hoảng sợ, ông muốn bỏ chạy, cho là mình chết đến nơi rồi, ông giả vờ ngất đi, ông nói những điều vô nghĩa đáng lẽ phải làm cho ông mất mạng. Nhưng những người cầm đầu nước Pháp, trước kia thông minh và tự hào là thế, bây giờ lại cảm thấy vai trò của mình đã hết, nên còn bối rối hơn cả ông ta nữa, và phát biểu những lời khác hẳn những lời đáng lẽ phải nói để giữ lấy chính quyền và hãm hại ông. Sự ngẫu nhiên, hàng triệu việc ngẫu nhiên đã trao chính quyền cho ông, và mọi người hầu như đã thỏa thuận với nhau, đều góp phần củng cố cái chính quyền ấy. Những sự ngẫu nhiên đã tạo nên tính cách của những người cầm quyền ở Pháp lúc bấy giờ đã chịu phục tùng ông, sự ngẫu nhiên đã tạo nên tính cách Pavel I là người thừa nhận quyền lực của ông, sự ngẫu nhiên đã tạo nên một cuộc mưu sát không những không làm hại đến ông mà còn làm cho quyền lực của ông thêm vững chắc. Ngẫu nhiên đã đặt công tước Anghien vào tay ông và tình cờ buộc ông giết chết công tước mặc dù ông không muốn, và sự tình cờ này đã thuyết phục quần chúng mạnh mẽ hơn tất cả những việc khác, cho họ thấy rằng ông ta có lí vì ông ta có sức mạnh. Ngẫu nhiên đã khiến ông dốc toàn lực để thực hiện một cuộc viễn chinh sang Anh (một cuộc viễn chinh hiển nhiên sẽ là tiêu diệt ông), nhưng rồi không bao giờ thực hiện kế hoạch này, mà lại tấn công Mack và quân áo một cách bất ngờ và đạo quân này đã đầu hàng không chiến đấu. Ngẫu nhiên và thiên tài đã làm cho ông chiến thắng ở Auxterlitx và tình cờ tất cả mọi người, không riêng gì ở Pháp mà trên toàn cõi châu Âu cũng thế - trừ nước Anh là nước sẽ không tham dự vào những biến cố sẽ xảy ra - tất cả mọi người, mặc dầu trước kia vẫn ghê sợ những tội ác của ông, bây giờ đều thừa nhận quyền lực của ông, thừa nhận cái danh vị mà ông tự khoác cho mình cũng như cái lí tưởng của ông về quang vinh và vĩ đại mà bây giờ ai cũng cảm thấy là một cái gì tốt đẹp và hợp lý. Dường như để ướm thử và chuẩn bị cho cuộc di chuyển sáp đến, những lực lượng của phương Tây đã mấy lần trong những năm 1805, 1806, 1807, 1809 cố gắng tiến về phương Đông, mỗi lần một đông hơn và mạnh hơn. Năm 1811, một đoàn người vũ trang hình thành ở Pháp, hợp với các dân tộc Trung Âu làm thành một khối người đồ sộ. Cái khối này ngày càng tăng lên thì các sức biện hộ của con người cầm đầu cuộc di chuyển cũng càng mạnh hơn. Trong khoảng mười năm chuẩn bị trước khi diễn ra cuộc di chuyển vĩ đại này, con người ấy giao dịch với tất cả các đế vương ở châu Âu. Các vị chúa tể của thế giới này, là những kẻ bị lột mặt nạ, không thể nào đựa ra một lí tưởng nào hợp lí để chống đối lại với cái lí tưởng vô nghĩa của ông về vinh quang và vĩ đại. Họ lần lượt thi nhau tìm cách biểu lộ cho ông ta thấy rõ cái nhân cách không ra gì của họ. Vua Phổ cho vợ đến cầu xin ân huệ của bậc vĩ nhân; hoàng đế Áo coi việc ông ta nhận con gái mình làm nàng hầu là một ân huệ; giáo hoàng, người giữ gin thánh địa của các dân tộc, dùng tôn giáo của mình để đề cao uy danh của bậc vĩ nhân. Bản thân Napoléon tự chuẩn bị vai trò của mình ít hơn là mọi người chung quanh chuẩn bị cho ông ta nhận hết phần trách nhiệm về những việc đang xảy ra và sẽ phải xảy ra. Không có lấy một hành động, một tội ác, một mánh khóe lừa bịp vụn vặt nào của ông ta mà những người chung quanh lại không lập tức tán tụng như một hành động cao cả. Ngày hội tốt nhất mà người Đức có thể nghĩ ra để ca ngợi ông ta là hội ăn mừng hai trận Lenca và Auerstet. Không phải chỉ một mình ông ông ta vĩ đại mà cả tổ tiên, anh em ông ta, các con riêng của vợ ông ta, anh em vợ ông ta cũng đều vĩ đại cả. Mọi việc đều diễn ra nhằm làm cho ông ta mất hết những dấu vết cuối cùng của lí trí và chuẩn bị cho ông ta đóng các vai trò khủng khiếp của mình. Và đến khi ông ta đã sẵn sàng thì lực lượng ông cần đến cũng sẵn sàng. Cuộc xâm lăng tràn sang phương Đông, dắt đến mục tiêu cuối cùng của nó là Moskva. Thủ đô bị chiếm, quân đội Nga còn bị tổn thất nhiều hơn tất cả những đạo quân của đối phương trong những cuộc chiến tranh kia, từ Auxterlix đến Vagram. Thế rồi đùng một cái, thay cho những sự ngẫu nhiên, thay cho cái thiên tài vẫn nhất quán đưa ông ta đến mục đích đã định qua cả một loạt những thành công liên tiếp, bỗng xảy ra vô số những việc ngẫu nhiên ngược lại, từ bệnh sổ mũi ở Borodino đến những cơn giá rét và những tia lửa đã đốt cháy Moskva, thế là cái thiên tài kia nhường chỗ cho một sự ngu ngốc và hèn hạ nhất xưa nay chưa từng thấy. Đạo quân xâm lược bỏ chạy, quay trở lại, chạy nữa và lần này tất cả những việc ngẫu nhiên lại luôn luôn chống lại ông ta chứ không ủng hộ ông ta nữa. Một cuộc di chuyển ngược lại ở Đông sang Tây đã diễn ra, giống cuộc di chuyển trước đây từ Tây sang Đông một cách lạ lùng. Trước cuộc di chuyển to lớn này cũng đã có những cuộc thí nghiệm tiến quân từ Đông sang Tây vào những năm 1805, 1807, 1809, cũng có sự tập hợp những khối người ở những quy mô đồ sộ, những dân tộc ở Trung Âu cũng gia nhập cuộc di chuyển, cũng có sự dao động ở giữa đường và càng đến gần mục đích thì tốc độ càng tăng. Paris, mục tiêu cuối cùng, đã đạt tới. Chính phủ và quân đội Napoléon bị tiêu diệt. Bản thân Napoléon không còn có chút ý nghĩa gì nữa: tất cả những hành động của ông ta đã rõ ràng là thảm hại và xấu xa. Nhưng một sự ngẫu nhiên không thể giải thích được lại xảy ra, đồng minh căm ghét Napoléon vì thấy ông ta là nguyên nhân làm họ nguy khốn, một khi ông đã mất hết lực lượng và quyền hành, một khi những tội ác và những trò man trá của ông ta đã bị bóc trần, đáng lẽ họ phải thấy ông ta đúng như mười năm trước và sau một năm sau - tức như một tên cường đạo ở ngoài vòng pháp luật. Nhưng do một sự ngẫu nhiên kỳ lạ, không ai thấy điều đó cả. Vai trò của ông ta chưa hết. Con người mà mười năm về trước và một năm về sau người ta cho là một tên cường đạo ở ngoài vòng pháp luật lại được đưa đến một hòn đảo cách nước Pháp hai ngày thuyền, người ta cho ông làm chủ hòn đảo, cấp cho ông một đội bảo vệ và hàng triệu bạc để làm gì chẳng ai hiểu. Chương 4 Sự vận động của các dân tộc bắt đầu lắng lại. Những làn sóng của cuộc vận động to lớn đã hạ xuống và trên mặt biển yên lặng hiện ra những vòng tròn. Trong đó có những nhà ngoại giao bơi thuyền qua lại và tưởng đâu chính mình đã làm cho mặt biển trở thành phẳng lặng. Nhưng mặt biển lặng bỗng lại nổi sóng. Các nhà ngoại giao tưởng đâu những sự bất đồng của họ là nguyên nhân của cơn sóng gió mới. Họ chờ đợi chiến tranh xảy ra giữa các vị vua của họ, họ cảm thấy tình hình này không sao giải quyết nổi. Nhưng làn sóng mà họ cảm thấy dâng lên lại không xuất phát từ nơi họ dự kiến. Đó vẫn là làn sóng ngày trước và điểm xuất phát vẫn là Paris. Đó là làn sóng dội lại cuối cùng của cuộc vận động từ phương Tây, làn sóng này phải giải quyết được những khó khăn về ngoại giao tưởng chừng không giải quyết nổi và kết thúc cuộc vận động quân sự của thời đại này. Con người đã làm cho nước Pháp tan hoang, một thân một mình, không có nội ứng, không có quân đội, đổ bộ lên đất Pháp. Bất cứ người lính gác nào cũng có thể bắt ông ta, nhưng do một sự ngẫu nhiên kỳ lạ, không những không ai bắt ông ta, mà mọi người còn hân hoan đón chào con người mà vừa mới hôm qua họ còn nguyền rủa và một tháng sau họ lại sẽ nguyền rủa. Con người này cần thiết để biểu lộ cho hồi kịch tập thể cuối cùng. Hồi kịch ấy đã diễn ra, vai trò cuối cùng đã đóng xong. Người ta bảo diễn viên cởi bỏ trang phục và lau sạch son phấn, người ta không cần đến hắn nữa. Và mấy năm trôi qua: trong thời gian đó, sống cô đơn trên hòn đảo con người ấy lại:tự diễn trước mặt mình một tấn kịch thảm hại, lại mưu mô dối trá đé bào chữa cho những hành vi của mình trong khi sự bào chữa này không còn cần thiết nữa, và bày ra cho tất cả thế giới thấy rõ cái mà người ta cho là một sức mạnh khi có một bàn tay vô hình dắt dẫn nó thật ra là cái gì. Khi vở kịch đã diễn xong và diễn viên đã cởi trang phục, nhà đạo diễn đưa hắn ra cho chúng ta xem và nói: Hãy xem con người mà các anh đã tin tơởng? Đây, nó đây? Bây giờ các anh đã thấy rằng chính tôi chứ không phải nó chi phối các anh rồi chứ? Nhưng bị quáng mắt vì sức mạnh của cuộc vận động, trong một thời gian dài, người ta vẫn không hiểu điều đó. Cuộc đời của Alekxandr, con người cầm đầu cuộc vận động ngược lại từ Đông sang Tây, lại còn cho ta thấy một sự liên quan chặt chẽ và tất yếu hơn nữà. Người có thể làm lu mờ tất cả những người khác và cầm đầu cuộc vận động từ Đông sang Tây này cần có những gì? Người đó cần phải có ý thức về chính nghĩa, cần quan tâm đến những công việc của châu Âu, nhưng phải nhìn từ xa, không bị những lợi ích nhỏ nhất làm mờ mắt, người đó cần phải vượt lên trên các quốc vương đường thời về mặt đạo đức. Người đó cần phải có một nhân cách dịu dàng và hấp dẫn, cần phải có một mối hiềm khích riêng với Napoléon. Và tất những điều đó đều tập trung ở Alekxandr I, tất cả những điều đó đều được chuẩn bị bởi những cái gọi là ngẫu nhiên trong suốt quãng đời trước đây của ông ta, nếp giáo dục, xu hướng tự do ở thời kỳ đầu, những người cố vấn ở quanh ông, những sự biến ở Austerlix, Tilzit, và Erfurt. Trong cuộc chiến tranh nhân dân, nhân vật này ngồi không bởi vì người ta không cần đến. Nhưng đến khi người ta thấy thế nào cũng phải có một cuộc chtến tranh của toàn thể châu Âu, nhân vật này liền xuất hiện đúng lúc và đúng địa vị của mình. Rồi sau khi liên kết các dân tộc ở châu Âu lại, ông ta đã đưa họ đến mục đích. Mục đích đã đạt được. Sau cuộc chiến tranh cuối cùng năm 1815, Alekxandr đã lên đến tột đỉnh của quyền lực con người. Ông ta đã sử dụng cái quyền lực ấy như thế nào?
Alekxandr I, con người đã bình định châu Âu, con người từ lúc niên thiếu chỉ nghĩ đến hạnh phúc của dân tộc mình, con người đã đề xướng những cải cách tự do ở tổ quốc mình, đến bây giờ, khi mà hình như ông ta đã có được uy quyền tối cao và do đó có đủ khả năng mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân mình, trong khi Napoléon đang ngồi xây dựng trong cảnh tù đày những kế hoạch trẻ con và dối trá nhằm đem lại hạnh phúc cho nhân loại nếu ông ta có quyền lực thì Alekxandr I, sau khi đã làm xong sứ mệnh và cảm thấy bàn tay của Thượng đế đặt lên người mình, bỗng nhận ra sự vô nghĩa của cái quyền lực hư ảo kia, bèn tờ bỏ nó, trao nó lại cho cọn người đáng khinh bỉ và bị ông khinh bỉ, chỉ nói: “Không phải vì tôi, không phải vì tôi mà nhân danh Chúa! [281] Tôi cũng chỉ là một người như các anh, xin để cho tôi sống như một con người và cho tồi nghĩ đến linh hồn của tôi và nghĩ đến thượng đế”. Cũng như mặt trời và mỗi nguyên tử ê-te đều là những hình cầu hoàn chỉnh tự bản thân nó và đồng thời chỉ là những nguyên tử của một tổng thể mà con người không thể thiếu được vì nó quá to lớn, mỗi cá nhân cũng mang trong bản thân những mục đích riêng, và đồng thời nó mang những mục đích ấy cũng là để phục vụ những mục đích chung mà con người không hiểu được. Con ong đậu trên một bông hoa đã đốt một đứa trẻ. Thế là đứa trẻ sợ loài ong và nói rằng mục đích của ong là đốt người. Nhà thờ ngắm con ong đậu trên đài hoa và nói rằng mục đích của ong là hấp thụ hương thơm của hoa. Người nuôi ong nhận thấy con ong lấy phấn hoa và mật hoa đem về tổ nên nói rằng mục đích của ong là kiếm mật. Một người nuôi ong khác, nghiên cứu đời sống của bầy ong kĩ hơn, nói rằng con ong lấy phấn và mật để nuôi ong con và ong chúa, rằng mục đích của nó là bảo tồn nòi giống. Nhà thực vật học nhận thấy rằng trong khi mang phấn hoa bay từ hoa đực đến hoa cái, con ong làm cho hoa cái thụ tinh, và cho rằng đó chính là mục đích của ong. Một nhà thực vật học khác nhìn thấy hiện tượng di cư của thực vật nói rằng con ong góp phần vào sự di cư ấy, và người quan sát mới này có thể nói rằng đó chính là mục đích của ong. Nhưng mục đích cuối cùng của ong thì vẫn không thể quay về mục đích thứ nhất, thứ hai hay thứ ba mà trí tuệ con người có thể phát hiện được, trí tuệ con người càng được nâng cao trong việc phát hiện những mục đích này thì đối với nó mục đích cuối cùng lại càng hiển nhiên là không sao hiểu nổi. Con người chỉ có thể quan sát sự tương quan giữa đời sống của ong với những hiện tượng khác của cuộc sống. Về những mục đích của các nhân vật lịch sử và của các dân tộc cũng cần phải nói như vậy. Chương 5 Đám cưới Natasa lấy Bezukhov năm 1813 là sự việc vui mừng cuối cùng trong gia đình Roxtov. Năm ấy, bá tước Ilya Andreyevich qua đời, và như sự thể vẫn thường thấy xưa nay, với cái chết của ông, gia đình cũ của họ Roxtov cũng tan rã. Những biến cố năm vừa qua: vụ hỏa hoạn Moskva, cuộc lánh nạn ra khỏi thành phố, cái chết của công tước Andrey và nỗi tuyệt vọng của Natasa, cái chết của Petya và nỗi đau buồn của bá tước phu nhân - tất cả những việc ấy cứ dồn dập giáng xuống đầu lão bá tước. Hình như ông ta không hiểu và cảm thấy mình không sao đủ sức hiểu nổi ý nghĩa của tất cả những biến cố này nên đành nhẫn nhục cúi mái đầu già nua xuống, dường như chờ đợi và cầu xin bồi thêm những đòn khác nữa để kết liễu đời mình. Khi thì ông có vẻ hoảng sợ và ngỡ ngàng, khi thì ông lại phấn chấn và hăng hái một cách thiếu tự nhiên. Đám cưới Natasa, do những công việc lo toan về hình thức của nó đã làm cho ông bận rộn một dạo. Ông sai dọn những bữa ăn chiều, những bữa ăn tối để thết khách và hẳn là ông muốn làm ra vẻ vui nhưng cái vui của ông không lan sang người khác như xưa, trái lại có làm những người biết rõ và mến ông đâm ái ngại cho ông. Sau khi Piotr đưa vợ đi, ông trở nên trầm lặng và bắt đầu kêu buồn. Được mấy ngày, ông ốm nằm liệt giường. Ngay từ những ngày đầu tiên lâm bệnh, mặc dầu các bác sĩ đã ra sức an ủi, ông vẫn hiểu rằng ông sẽ không bao giờ trở dậy nữa. Bá tước phu nhân suốt hai tuần lễ túc trực bên giường ông, ngồi trong chiếc ghế bành, không thay quần áo. Cứ mỗi lần phu nhân cho ông uống thuốc ông lại nghẹn ngào nén tiếng nấc và lặng lẽ hôn tay vợ. Ngày cuối cùng ông khóc rưng rức, xin vợ và người con trai vắng mặt tha thứ cho ông đã trót làm khuynh gia bại sản - đó là tội lỗi nặng nhất mà ông cảm thấy mình đã phạm. Sau khi làm lễ nhận mình Chúa và xức đầu thánh. Ông tắt thở một cách êm thấm, và ngày hôm sau đám người quen biết đến làm trọn bổn phận cuối cùng đối với người đã khuất đông chật cả căn nhà của gia đình Roxtov thuê ở. Tất cả những người quen biết kia đã bao nhiêu lần ăn uống ở nhà ông, đã bao lần chê cười ông, bây giờ đều có một cảm giác hối hận và mủi lòng như nhau, họ nói như để tự thanh minh cho mình trước một người khác: “Phải, muốn nói gì thì nói chứ ông ta vẫn là một người hết sức quý giá, thời buổi này chẳng còn ai được như thế. Vả chăng ai mà chẳng có nhược điểm?”. Đúng vào lúc công việc tiền nong của bá tước rối ren đến nỗi không thể nào hình dung cơ sự rồi sẽ kết thúc ra sao nếu tình hình này cứ kéo dài một năm nữa thì ông ta chết một cách đột ngột. Nikolai đang ở Paris với quân đội Nga thì nhận được tin cha chết. Chàng liền làm đơn xin giải ngũ rồi không đợi được phê chuẩn, chàng xin nghỉ phép và lập tức trở về Moskva. Tình hình tiền nong của gia đình một tháng sau khi bá tước chết đã lộ rõ hẳn ra và mọi người đều ngạc nhiên về số tiền khổng lồ gồm các khoản nợ lặt vặt mà không ai ngờ đến. Số tiền nợ lớn gấp đôi giá trị tài sản. Họ hàng thân thích khuyên Nikolai từ chối việc thừa kế gia sản. Nhưng Nikolai thấy từ chối như vậy là xúc phạm đến hương hồn cha cho nên một mực không nghe, và nhất định thừa kế di sản cùng với nghĩa vụ trả hết các món nợ. Các chủ nợ mấy lâu nay im lặng vì sinh thời bá tước họ đều thấy ngần ngại trước tấm lòng đốn hậu bừa bãi của ông ta, vốn có một ảnh hưởng mơ hồ nhưng mạnh mẽ với họ, bây giờ bỗng nhiên kéo nhau đến đòi nợ. Và như thói đời vẫn thế, họ ganh đua nhau về chỗ ai sẽ được trả nợ trước, rồi chính những kẻ như Mityenka là những người chỉ có tấm hối phiếu cho tiền chứ không phải biên nợ, lại là những chủ nợ sách nhiễu nhất. Họ không cho Nikolai trì hoãn, không cho chàng thư thả lấy một phút, và những người ra về thương hại ông già đã làm cho họ thiệt thòi (nếu quả có thiệt thòi) thì bây giờ lại nhẫn tâm xô vào người thừa kế trẻ tuổi - con người hiển nhiên là chẳng có lỗi gì đối với họ và đã tình nguyện đảm đương việc trang trải nợ nần. Những biện pháp dàn xếp của Nikolai đưa ra không thu được kết quả, những đất đai đem lại đấu giá chỉ bán được một nửa giá thật, thế mà một nửa số nợ vẫn chưa làm sao trả được. Nikolai nhận ba vạn rúp của em rể là Bezukhov gửi cho chàng để trả khoản nợ mà chàng cho là một món nợ thực sự và khẩn cấp, và để khỏi bị tù vì số nợ còn lại, như những người chủ nợ vẫn hăm dọa chàng, chàng lại xin nhận một chức vụ nhà nước. Chàng không thể nào trở về quân ngũ tuy hễ có chỗ khuyết là chàng sẽ được thăng ngay trung đoàn trưởng, bởi vì mẹ chàng bây giờ cứ bám lấy chàng, lẽ sống cuối cùng của bà. Cũng vì vậy, tuy không muốn ở Moskva giữa những người đã quen biết mình từ trước tuy chán ghét cái nghề công chức, chàng vẫn phải nhận làm một chức vụ nhà nước ở Moskva, và sau khi cởi bỏ bộ quân phục yêu quí chàng cùng mẹ và Sonya đến ở căn phòng nhỏ hẹp trên đường Xitxev-Vrazok. Natasa và Piotr hồi ấy ở Petersburg, họ không có được một khái niệm rõ ràng về tình cảnh của Nikolai. Nikolai vay tiền em rể nhưng vẫn tìm cách giấu không cho Piotr biết tình trạng quẫn bách của mình. Tình cảnh của Nikolai đặc biệt gay go là vì với một nghìn hai trăm rúp tiền lương không nhưng chàng vẫn phải lo nuôi sống mình, Sonya và mẹ chàng, mà còn phải phụng dưỡng mẹ như thế nào cho bà đừng nhận thấy trong nhà túng thiếu. Bá tước phu nhân không thể nào quan niệm cuộc sống không có những món xa hoa mà bà đã quen từ thuở nhỏ, và không hề biết cái đó khó khăn đến thế nào đối với con trai, bà cứ luôn luôn vòi vĩnh, khi thì với cỗ xe bây giờ không còn nữa để đi mời một bà bạn về, khi thì yêu cầu một món ăn đắt tiền cho mình hay là một chai rượu cho con trai, khi thì đòi tiền để mua một món quà bất ngờ cho Natasa, cho Sonya, hay cho cả Nikolai nữa. Sonya trông coi việc nhà, chăm sóc bà cô, đọc sách cho bà nghe, chịu đựng cái tính khí bất thường và cái ác cảm thầm kín của bà, và giúp Nikolai che giấu không cho lão bá tước phu nhân biết tình cảnh túng thiếu của họ. Nikolai cảm thấy mình như một món nợ không sao trả được, chàng không phục tình cảm nhẫn nại và lòng tận tuỵ của nàng, nhưng lại cố xa lánh nàng. Trong thâm tâm, chàng dường như có ý trách nàng rằng sao lại quá hoàn toàn như vậy. Ở nàng có đủ những cái khiến chàng phải yêu. Và chàng cảm thấy mình càng quý trọng nàng bao nhiêu thì chàng lại càng ít yêu nàng bấy nhiêu. Chàng tin vào những lời nàng đã viết trong bức thư nói rằng nàng trả lại tự do cho chàng, và bây giờ chàng đối xử với nàng như thể tất cả những gì đã xảy ra giữa hai người đều đã bị quên lãng từ thời nảo thời nao và dù sao cũng không bao giờ trở lại được nữa. Tình cảnh Nikolai càng ngày càng sa sút. Ý nghĩ dành dụm tiền lương nay đã là một giấc mơ hão huyển. Không những chàng không dành dụm được gì, mà vì phải thỏa mãn những đòi hỏi của mẹ, chàng còn mắc thêm những món nợ nhỏ. Chàng không thấy có lấy một lối thoát nào có thể đưa chàng ra khỏi tình cảnh này. Ý nghĩ lấy một người con gái giàu có, điều mà những người thân thích thường bàn với chàng, chàng thấy nó kinh tởm quá. Một lối thoát khác ra khỏi tình cảnh này - cái chết của mẹ chàng - không bao giờ nảy ra trong óc chàng. Chàng không mong ước gì, không hy vọng vào cái gì hết, trong thâm tâm chàng chỉ có một khoái cảm u ám và khắc khổ trong khi chịu đựng tình cảnh của mình mà không hề than thở. Chàng tìm cách tránh những người quen cũ vì lòng ái ngại và những lời đề nghị giúp đỡ của họ khiến chàng thấy nhục, chàng tránh hết những trò tiêu khiển và những thú vui, ngay ở nhà chàng cũng không làm gì ngoài việc xếp bài với mẹ, im lặng thơ thẩn một mình trong phòng, hểt hết tẩu thuốc này đến tẩu thuốc khác. Chàng dường như trân trọng gin giữ tâm trạng ảo não này vì cảm thấy chính mình nhờ có nó chàng mới chịu đựng được tình cảnh của mình. Chương 6 Đầu mùa đông, công tước tiểu thư Maria đến Moskva. Nhờ những tin đồn đại trong thành phố, nàng biết tình cảnh gia đình Roxtov và việc người con trai “hi sinh cho mẹ” - trong thành phố người ta vẫn nói như vậy. “Mình vẫn biết chàng không thể nào khác được” - tiểu thư Maria tự nhủ, lòng vui sướng cảm thấy rõ hơn bao giờ hết mình yêu chàng. Hồi tưởng lại những quan hệ thân mật và gần như ruột thịt với tất cả gia đình, nàng cho rằng mình có bổn phận phải đến thăm họ. Nhưng khi nhớ đến những quan hệ với Nikolai ở Voronez nàng lại càng đâm sợ không dám đến. Tuy vậy mấy tuần sau khi đến Moskva, nàng cố gắng tự nhủ, và đến nhà Roxtov. Nikolai là người đầu tiên ra đón nàng, vì muốn đến phòng bá tước phu nhân phải đi qua phòng chàng. Thoạt mới nhìn chàng, gương mặt Nikolai chẳng hề lộ vẻ gì vui mừng như tiểu thư Maria hằng mong đợi, mà lại có vẻ lạnh lùng, khắc khổ và kiêu hãnh, điều mà trước đây nàng không bao giờ thấy ở chàng. Nikolai hỏi thăm sức khỏe của nàng, đưa nàng đến gặp mẹ, và sau khi ngồi năm phút chàng bỏ ra ngoài. Khi công tước tiểu thư ở phòng bá tước phu nhân đi ra, Nikolai lại tiếp nàng và đưa nàng ra ngoài với một thái độ đặc biệt khách khí và lãnh đạm. Chàng không nói một lời nào để đáp lại những nhận xét của nàng về sức khỏe của bá tước phu nhân. “Việc này có quan hệ gì đến cô kia chứ? Cô cứ mặc xác tôi” - cái nhìn của chàng như muốn nói. - Cô ta lảng vảng đến đây làm gì? Cô ta cần cái gì kia chứ? Tôi không chịu nổi các bà tiểu thư với những thái độ ân cần ấy! Chàng nói to lên với Sonya, hẳn là không sao nén nổi bực tức, sau khi công tước tiểu thư đã ra khỏi nhà mình. - Sao anh lại nói như vậy, anh Nikolai - Sonya nói, chật vật lắm mới giấu nổi niềm vui sướng trong lòng - Cô ấy tốt thế, mẹ quí cô ấy lắm kia mà! Nikolai không đáp. Chàng chỉ muốn đừng ai nói gì đến công tước tiểu thư nữa. Nhưng từ khi nàng đến thăm, lão bá tước phu nhân mỗi ngày lại mấy lần nhắc đến nàng. Phu nhân khen ngợi nàng, bảo con trai đến thăm nàng, tỏ ý muốn gặp nàng luôn, nhưng đồng thời bao giờ cũng tỏ ra bực bội mỗi khi nói đến nàng. Nikolai cố gắng lặng thinh khi phu nhân nói đến công tước tiểu thư, nhưng thái độ yên lặng của chàng làm cho phu nhân phát bẳn. - Tiểu thư là một cô gái rất đứng đắn và rất đáng yêu, - phu nhân nói - Con phải đến thăm đáp lễ chứ. ít nhất con cũng sẽ được gặp gỡ chuyện trò với một người, chứ không cứ suốt ngày ở nhà với mẹ và Sonya thế này, mẹ chắc con buồn lắm. - Nhưng con không muốn chút nào mẹ ạ. - Trước đây con muốn gặp, thế mà bây giờ con lại không muốn. Mẹ chẳng hiểu con nghĩ ra làm sao cả con ạ. Khi thì con buồn chán, khi thì con bỗng dưng không muốn gặp ai cả. - Nhưng con có nói là con buồn chán đâu? - Ô kìa con vừa nói là con không muốn gặp tiểu thư nữa đấy thôi. Tiểu thư là một cô gái rất đứng đắn và xưa nay con vẫn có thiện cảm với tiểu thư, ấy thế mà đột nhiên lại có những lí do gì. Cái gì người ta cũng giấu mẹ. - Giấu giếm gì đâu, thưa mẹ. - Nào mẹ có bảo con làm việc gì khổ sở cho cam, đằng này mẹ chỉ xin con đến thăm tiểu thư. Phép lịch sự cũng đòi hỏi như vậy Mẹ đã xin con nhưng bây giờ mẹ không can thiệp vào đấy nữa, một khi con đã có những điều cần giấu mẹ. - Thôi mẹ đã muốn thế thì con sẽ đi. - Mẹ thì thế nào cũng được, mẹ muốn là muốn cho con. Nikolai thở dài, cắn ria mép và đem bài ra sắp để cho mẹ nghĩ sang việc khác. Ngày hôm sau và hai ngày kế tiếp theo, cũng cuộc nói chuyện này giữa hai mẹ con lại được tái diễn. Sau khi đến thăm gia đình Roxtov và được Nikolai tiếp một cách lạnh nhạt không ngờ, công tước tiểu thư Maria tự nhủ rằng trước đây mình không muốn đến gia đình Roxtov trước là phải. “Ta đã biết từ trước - Nàng tự nhủ, cầu cứu đến lòng tự trọng của mình - Ta không hề để ý gì đến chàng cả, chỉ muốn thăm lão bá tước phu nhân vì phu nhân xưa nay vẫn tử tế với ta và ta chịu ơn phu nhân nhiều”. Nhưng những điều suy luận ấy làm nàng yên tâm: một tình cảnh giống như hối hận cứ dằn vặt nàng, khi nàng nghĩ đến cuộc đi thăm. Mặc dầu đã quyết định dứt khoát không đến thăm gia đình Roxtov nữa và quên hết mọi chuyện, nàng vẫn luôn luôn cảm thấy mình ở trong một tình trạng mập mờ và khi tự hỏi cái gì đang dằn vặt mình, nàng phải thú nhận rằng đó là những mối quan hệ giữa nàng với Roxtov. Giọng nói lạnh lùng, lễ phép của chàng không phải xuất phát từ tình cảm của chàng đối với nàng (nàng biết rõ như vậy) giọng ấy che dấu một điều gì đấy. Điều đó nàng cần phải hiểu rõ, và nàng cảm thấy không sao yên tâm được khi chưa hiểu được điều đó Một hôm, vào giữa mùa đông, khi nàng đang ngồi trong phòng học của đứa cháu trai theo dõi buổi học của nó, thì người nhà vào báo có Roxtov đến. Với ý định nhất quyết không để lộ điều bí ẩn của lòng mình, và không tỏ ra xúc động, nàng gọi cô Burien và cùng cô ta bước ra phòng khách: Mới thoạt nhìn gương mặt của Nikolai, nàng đã thấy ngay rằng chàng đến đây chỉ là đáp lễ và nàng quyết định cũng tiếp chuyện với cái giọng khách khí mà chàng đã dùng để nói với nàng. Hai người nói chuyện về sức khỏe của bá tước phu nhân, về những người quen chung, về những tin tức cuối cùng của chiến sự, và sau thời hạn mười phút mà phép xã giao đòi hỏi khách phải ngồi nói chuyện rồi mới có thể ra về, Nikolai đứng dậy cáo từ. Công tước tiểu thư, với sự giúp đỡ của cô Burien nãy giờ đã giữ cho câu chuyện được liên tục, nhưng đến phút cuối cùng, khi chàng đứng dậy, nàng cảm thấy mệt mỏi vì phải nói đến những điều mà mình chẳng hề quan tâm, và ý nghĩ không biết tại sao cuộc đời lại dành cho nàng ít niềm vui như thế lôi cuốn nàng đến nỗi trong lúc lơ đãng, đôi mắt trong sáng của nàng thẫn thờ nhìn về phía trước, nàng ngồi im lìm không thấy rằng, chàng đã đứng dậy. Nikolai nhìn nàng, và muốn làm như không nhận thấy vẻ thẫn thờ của nàng, chàng nói mấy câu với Burien, rồi lại liếc nhìn công tước tiểu thư. Nàng vẫn ngồi yên như cũ và gương mặt dịu dàng của nàng lộ vẻ đau đớn. Đột nhiên, chàng cảm thấy thương hại nàng và có một cảm giác mơ hồ rằng có lẽ chính mình đã gây nên vẻ đau buồn đang hiện rõ trên gương mặt nàng. Chàng muốn giúp đỡ nàng, muốn nói với nàng một đôi lời ôn tồn, nhưng chàng không sao nghĩ ra được một điều gì để nói. - Xin chào công tước tiểu thư, - Chàng nói. - À xin lỗi, - Nàng nói như vừa sực tỉnh - Bá tước về rồi sao, thôi xin chào bá tước vậy! Nhưng còn cái gối của phu nhân. - Xin đợi một lát để tôi đem lại ngay - Cô Bunen nói đoạn bước ra khỏi phòng. Hai người im lặng, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn nhau. - Vâng, thưa tiểu thư - Cuối cùng Nikolai nói, miệng mỉm cười buồn bã - Tôi cảm thấy hình như việc mới xảy ra gần đây thôi, ấy thế mà bao nhiêu nước đã chảy qua cầu từ khi chúng ta gặp nhau lần đầu ở Bogutsarovo. Lúc bấy giờ chúng ta hình như đều gặp cảnh gian nan, nhưng tôi sẽ chịu trả một giá rất đắt để cái thuở ấy trở lại. Nhưng không thể quay về dĩ vãng được. Công tước tiểu thư đưa đôi mắt trong sáng nhìn đăm đăm vào mặt chàng trong khi chàng nói. Hình như nàng đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa bí ẩn của những lời chàng nói, vì ý nghĩa ấy sẽ có thể nói rõ tình cảm của chàng đối với nàng. - Vâng, vâng, - Nàng nói, - Nhưng bá tước không nên luyến tiếc thời đã qua, theo như tôi được biết về cuộc sống hiện tại của bá tước thì sau này bá tước sẽ phải hài lòng mỗi khi nghĩ đến nó, bởi vì tấm lòng hy sinh của bá tước hiện nay. - Tôi không dám nhận những lời khen ngợi của tiểu thư - chàng vội vã ngắt lời nàng - Trái lại, tôi vẫn luôn luôn tự trách mình, nhưng đó là một câu chuyện chẳng có gì thú vị và vui vẻ. Rồi nét nhìn của chàng lại trở lại khắc khổ và lạnh lùng như trước. Nhưng công tước tiểu thư đã gặp lại chàng ở con người mà nàng biết và đã yêu, bây giờ nàng chỉ nói với con người ấy. - Trước đây tôi cứ tưởng bá tước cho phép tôi nói điều đó với bá tước - nàng nói - tôi đã được gần gũi bá tước và gia đình bá tước, nên tôi trộm nghĩ rằng bá tước sẽ không cho lòng thông cảm của tôi là đúng chỗ, nhưng tôi đã lầm, - Giọng nàng bỗng run run - Tôi không hiểu tại sao - nàng trấn tĩnh lại và nói tiếp, - trước kia bá tước khác và.
- Có hàng ngàn lý do tại sao (chàng đã biết nhấn mạnh chữ này). Tôi cảm ơn tiểu thư, - chàng hạ thấp giọng nói khẽ - Đôi khi cũng rất khổ. “À ra chỉ vì thế! Lý do là vì thế! Một tiếng nói đâu từ bên trong tâm hồn tiểu thư Maria vang lên - Không, ta yêu chàng không phải chỉ vì vẻ đẹp bên ngoài, ta đã đoán thấy cái tâm hồn cao quý, bây giờ chàng nghèo, mà ta thì giàu. Phải, đó là lý do duy nhất. Phải, nếu không có điều đó”. Rồi nàng sực nhớ đến thái độ dịu dàng của chàng ngày trước, và bây giờ, nhìn gương mặt trung hậu và rầu rĩ của chàng, nàng chợt hiểu tại sao chàng lại lãnh đạm với mình. - Tại sao, bá tước, tại sao? - Nàng bất giác gần như kêu lên và bước lại gần chàng - Xin bá tước cho tôi biết tại sao. Bá tước phải cho tôi biết. Chàng im lặng. - Bá tước ạ, tôi không hiểu tại sao bá tước… - Nàng nói tiếp - Nhưng tôi thấy khổ tâm, tôi… tôi xin thú thật. Vì một lý do mà tôi không được biết, bá tước muốn làm cho tôi mất tình bạn của bá tước ngày xưa. Và điều đó làm cho tôi đau xót. Mắt nàng rưng rưng và giọng nói nghẹn ngào. - Đời tôi rất ít được hạnh phúc, nên mỗi tổn thất đều làm tôi đau khổ… Xin bá tước bỏ qua cho, xin chào bá tước. - Và nàng bỗng khóc rưng rức, bước ra khỏi phòng. - Tiểu thư! Khoan đã, trời ời! - Chàng kêu lên, tìm cách giữ nàng lại. - Tiểu thư! Nàng ngoảnh lại. Trong mấy giây họ nhìn nhau yên lặng, mắt nhìn vào mắt, và đột nhiên cái xa xôi, cái không thể bỗng trở nên gần gũi, có thể có được và không sao tránh khỏi. Chương 7 Mùa thu năm 1814, Nikolai cưới công tước tiểu thư Maria và cùng với vợ, mẹ và Sonya dọn đến ở Luxye Gorư. Sau ba năm, không phải bán chác gì trong gia sản của vợ, chàng đã trả hết món nợ còn lại và sau khi thừa hưởng một gia tài nhỏ của người chị em mới chết để lại, chàng còn trả được số tiền vay của Piotr nữa. Ba năm sau nữa, 1820, Nikolai khéo thu xếp công việc tiền nong đến nỗi chàng đã mua được một điền trang nhỏ gần Lưxye Gorư và đang điều đình chuộc lại điền trang Otradnoye của cha chàng, điều ước mơ thiết tha nhất của chàng. Sau khi bắt tay vào cai quản điền trang vì hoàn cảnh bắt buộc, chẳng bao lâu chàng đã say mê nghề nông đến nỗi nghề đó đã trở thành công việc thích thú nhất và gần như là công việc duy nhất của chàng. Nikolai là một trang chủ giản dị, chàng không thích cải cách, đặc biệt là những cải cách theo lối Anh lúc bấy giờ đanh thịnh hành, chàng chế nhạo những tác phẩm lí luận về canh nông - không thích những trại ngựa giống, không thích những sản vật đắt tiền, không thích gieo những giống lúa đắt tiền, và nói chung không chú ý riêng đến một bộ phận nào trong nông nghiệp. Trước mắt chàng bao giờ cũng là toàn bộ cái điền trang chứ không phải một bộ phận riêng biết nào của nó. Và ở đó trong điền trang cái chính không phải là chất đạm, cũng không phải là chất dưỡng khí của đất và của không khí, không phải là một kiểu lưỡi cày hay một thứ phân mới, mà là cái công cụ chủ yếu thông qua đó chất đạm, dưỡng khí, phân bón cũng như lưỡi cày có tác dụng, tức là con người nông dân lao động. Khi Nikolai bắt tay vào quản lý cơ ngơi và bắt đầu khảo sát từng bộ phận một của nó, thì người nông dân đặc biệt khiến chàng chú ý, đối với chàng người nông dân không những là một công cụ mà còn là mục đích và là người quan tòa nữa. Thoạt tiên, chàng quan sát người nông dân, cố gắng tìm xem họ cần gì, họ cho cái gì là xấu cái gì là tốt chàng giả vờ chỉ dẫn và sai khiến, nhưng kỳ thực, chàng chỉ học nông dân, học những cách làm của họ, ngôn ngữ của họ và cách họ phán đoán cái gì là tốt, cái gì là xấu. Và mãi đến khi chàng đã hiểu những thị hiếu và những mong muốn, hoài bão của nông dân, đến khi chàng biết nói cái ngôn ngữ của họ và hiểu được cái ý nghĩa kín đáo của nó, đến khi chàng cảm thấy mình đã là một người thân đích thực của họ, lúc bấy giờ chàng mới bắt đầu điều khiển họ một cách mạnh dạn, tức là chấp hành cái nhiệm vụ mà nông dân đòi hỏi ở chàng. Và cách quản lí của Nikolai đã đưa đến những kết quả hết sức tốt đẹp. Vừa bắt tay vào việc cai quản điền trang, Nikolai đã chỉ định ngay những người làm quản lí, thôn trưởng, đại biểu và nhờ một thứ thiên bẩm nào đấy chàng chọn không sai một người nào: đó chính là những người mà bản thân nông dân cũng sẽ lựa chọn nếu được quyền lựa chọn, và chàng không bao giờ phải thay đổi những người này. Trước khi phân tích những thành phần hóa học của phân, trước khi đi sâu vào các “trái khoán” và “tín dụng” (như chàng vẫn thích nói với một giọng giễu cọt), chàng điều tra số gia súc của nông dân và tìm mọi cách đề tăng số gia súc này lên. Chàng tìm cách làm cho nông dân duy trì đại gia đình, không để cho họ phân tán ra. Chàng trục xuất những kẻ lười biếng, phóng đãng, yếu ớt và cố xua đuổi họ ra ngoài điền trang. Lúc gieo hạt, cắt cỏ hay gặt lúa mì chàng chú ý đồng đều đến ruộng của mình và ruộng của nông dân, không chút thiên vị. Và ít có trang chủ nào mà ruộng được gieo và được gặt hái nhanh, tốt và thu hoạch được nhiều như Nikolai. Chàng không thích có quan hệ gì với gia nhân, chàng gọi họ là bọn ăn bám và, như mọi người đều nói, chàng để họ quá phóng túng và quá nuông chiều họ, khi có việc cần phải xử trí đối với một gia nhân nào đó, nhất là khi cần phải trừng phạt thì chàng thường lưỡng lự và hỏi ý kiến mọi người trong nhà: nhưng khi nào có thể cho một gia nhân đi lính thay cho một nông dân thì chàng làm ngay, không chút do dự. Bất cứ một điều cắt đặt nào của chàng - chàng cũng biết như vậy - cũng sẽ được mọi người tán thành chỉ trừ một hay vài người nào đấy. Chàng không cho phép mình bắt ai làm việc quá nhiều hay xử phạt người ta chỉ vì ý thích riêng, cũng như không giảm nhẹ công việc cho ai và ban thưởng cho người ta chỉ vì đó là sở thích cá nhân của mình. Chàng không thể nào nói rõ tiêu chuẩn gì cho phép chàng phân định cái gì nên làm và cái gì không nên làm, nhưng trong tâm trí chàng thì tiêu chuẩn ấy rất vững chắc và bất di bất dịch. Khi có việc gì hư hỏng hay rối ren chàng thường nói một cách bực bội: “Với dân Nga ta”, và chàng tưởng tượng mình không chịu nổi người mugich. Nhưng chàng lại yêu mến hết sức thiết tha người “dân Nga ta” ấy và cách sống của họ, và chính vì vậy nên chàng hiểu và nắm được cách kinh doanh duy nhất có thể đưa đến những kết quả tốt. Bá tước phu nhân Maria ghen với tình yêu này của chàng và lấy làm tiếc rằng mình không được tham dự vào đó: nhưng nàng không thể nào hiểu niềm vui sướng và những nỗi buồn bực mà cái thế giới kia, một thế giới riêng biết, xa lạ đối với nàng, có thể đưa đến cho chàng. Nàng không hiểu nổi vì sao chàng lại đặc biệt phấn chấn và sung sướng đến thế, khi thức dậy từ sớm tinh mơ, suốt buổi sáng ở ngoài đồng hay trên sân đập lúa, rồi trở về uống trà với nàng sau khi đi coi nông dân gieo hạt, cắt cỏ hay gặt lúa. Nàng không hiểu cái gì làm cho chàng hồ hởi đến thế khi chàng nói chuyện say sưa về anh nông dân giàu Matvey Ermisin chí thú đã suốt đêm cùng gia đình lo chuyên chở lúa về, và trong khi chưa ai gặt cả thì rơm anh ta đã chất thành đụn. Nàng không hiểu tại sao chàng lại vui sướng như vậy trong khi đi đi lại lại từ cửa, sổ đến bao lơn, mỉm cười đưới bộ râu mép và nheo nheo con mắt khi một trận mưa nhỏ ấm và nặng hạt rơi trên những mầm yến mạch đã khô héo, hay tại sao khi một đám mây đến đáng sợ bị gió thổi bạt đi vào lúc làm cỏ hay gặt hái. Nikolai ở sân đập lúa về, mặt đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhại, tóc sực mùi ngải đắng và mùi bạc hà, vừa vui vẻ xoa tay vừa nói: “Ấy cứ cho một ngày nữa thôi là tất cả mùa màng của ta và của dân cày đều sẽ vào kho hết”. Nàng lại càng không hiểu tại sao con người tốt bụng và luôn luôn sẵn sàng đón trước những điều nàng muốn như chàng, lại nổi cáu lên khi nàng mở miệng xin hộ cho một người nông dân được nghỉ việc, tại sao anh Nikolai tốt bụng lại một mực cự tuyệt và giận dữ yêu cầu nàng đừng xen vào những việc không là việc của mình. Nàng cảm thấy chàng có một cái thế giới riêng, được chàng yêu tha thiết, trong đó có những quy luật riêng nào đấy mà nàng không hiểu. Đôi khi, trong lúc cố gắng hiểu chàng, nàng nói đến những điều thiện mà chàng đang làm cho những người thuộc hạ, thì chàng nổi sung lên nói: “Hoàn toàn không phải thế, không bao giờ tôi có ý nghĩ như thế, tôi làm như vậy không phải cốt để cho họ sướng đâu. Tất cả những chuyện làm điều thiện cho đồng loại kia chỉ là chuyện thơ mộng viển vông, chuyện đàn bà. Điều tôi cần là làm sao cho con cái tôi đừng phải bị gậy lên đường, tôi phải tổ chức cho chu đáo cái cơ ngơi của nhà ta trong khi tôi còn sống, chỉ có thế thôi. Và muốn thế cần phải có trật tự, cần phải nghiêm khắc thế đấy!” - chàng nói, bàn tay lực lưỡng nắm chặt lại. “Và cần phải công bằng nữa, cố nhiên. - Chàng nói thêm, - vì nếu người nông dân đói rách và chỉ có một con ngựa khổ thôi thì hắn không thể nào làm việc cho hắn và cũng không thể nào làm việc cho tôi được”. Và chính vì Nikolai không cho phép mình nghĩ rằng làm một điều vì cho những người khác vì nhân nghĩa, cho nên tất cả những việc chàng làm đều có kết quả, tài sản của chàng tăng lên nhanh chóng, nông dân những vùng lân cận đến yêu cầu chàng mua họ và một thời gian dài sau khi chàng chết, nhân dân còn giữ một kỷ niệm trân trọng về cách cai quản của chàng. “Thật là một ông chủ của nông dân trước đã, rồi sau mới đến mình. Nhưng cũng không phải là tay nhu nhược đâu. Tóm lại - thật là một ông chủ!”.
Chương 8 Điều duy nhất đôi khi làm cho Nikolai bị dằn vặt khổ sở trong công việc điền trang của chàng là cái tính nỏng nảy kết hợp với cái thói hay đánh người ngày xưa của một sĩ quan phiêu kỵ. Lúc đầu chàng đều thấy đó chẳng có gì đáng chê trách, nhưng chàng lấy vợ được một năm thì cách nhìn của chàng đối với lối trừng phạt ấy bỗng thay đổi. Một hôm vào mùa hạ, chàng sai gọi viên thôn trưởng đã thế chân mồ ma lão Dron từ Bogutsarovo đến. Hắn bị báo là ăn cắp và làm việc cẩu thả, Nikolai ra gặp hắn ở trước thềm, và hắn mới trả lời được mấy câu thì ngoài hiên đã nghe những tiếng kêu la và tiếng đấm huỳnh huỵch. Khi trở về nhà ăn trưa, Nikolai đến cạnh vợ đang ngồi cúi đầu bên trước khung thêu. Chàng bắt đầu kể lại theo như thường lệ những việc chàng đã làm lúc ban sáng và nhân thể nhắc đến viên thôn trưởng ở Bogutsarovo. Bá tước phu nhân Maria mặt đỏ bừng lên rồi lại tái xanh đi, hai môi mím chặt, vẫn ngồi cúi đầu như cũ không đáp lấy một lời. - Thằng khốn nạn thật là láo xược! - chàng nói, chỉ nhớ lại thôi mà chàng cũng đã nổi nóng - Giá nó nói với tôi là nó say rượu, là nó chẳng nhìn thấy cái gì cả. Kìa Maria em làm sao thế? - Chàng bỗng hỏi. Bá tước phu nhân Maria ngẩng đầu lên, định nói điều gì nhưng lại vội cúi xuống, môi mím chặt. - Việc gì thế em? Em làm sao thế? Em của anh. Tuy không có nhan sắc, bá tước phu nhân Maria bao giờ cũng đẹp hẳn lên khi nàng khóc. Nàng không bao giờ khóc vì bực dọc hay đau đớn về thể xác mà bao giờ cũng vì thương xót và buồn rầu. Và mỗi khi nàng khóc đôi mắt trong sáng của nàng bao giờ cũng có sức hẫp dẫn không sao cưỡng được. Khi Nikolai nắm lấy tay nàng, nàng không còn đủ sức tự chủ nữa và khóc òa lên. - Anh Nikolai, em đã thấy rõ - ông ấy có lỗi, nhưng anh - tại sao anh lại.? Nikolai! Anh Nikolai - và nàng đưa tay lên bưng mặt. Nikolai im bặt, mặt đỏ bừng, và rời nàng ra, bắt đầu đi đi lại lại trong phòng, không nói nửa lời. Chàng đã hiểu tại sao nàng khóc, nhưng lòng chàng không thể nào ngay một lúc đồng ý với nàng để thừa nhận rằng cái việc chàng vẫn quen làm từ hồi còn nhỏ, cái việc mà chàng cho là hết sức bình thường kia lại là một điều đáng trách. “Đó là những trò thương cảm vẩn vơ, những chuyện đàn bà, hay là nàng nói đúng?” - Chàng tự hỏi, trong thâm tâm, chàng vẫn chưa giải quyết được vấn đề này, nhưng khi liếc nhìn khuôn mặt đau khổ và đáng yêu của nàng lần thứ hai, chàng chợt hiểu ra rằng chính nàng có lý và từ lâu chàng đã có lỗi đối với bản thân mình. - Maria! - Chàng đến cạnh nàng nói khẽ, - Việc đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa, anh cam đoan với em. Không bao giờ nữa, - chàng nhắc lại, giọng run run như một đứa trẻ xin lỗi. Nước mắt chảy giàn giụa từ khóe mắt của bá tước phu nhân. Nàng nắm lấy bàn tay chàng mà hôn. - Anh Nikolai, anh làm vỡ cái mặt ngọc trạm nổi lúc nào thế? Nàng nói để chuyển sang chuyện khác, mắt nhìn bàn tay của chồng có đeo một chiếc nhẫn trạm đầu Laocoon. - Vừa hôm nay đấy, cũng vì chuyện ấy cả. Maria, em đừng nhắc anh chuyện ấy nữa. - Chàng lại đỏ mặt. - Anh thề với em rằng việc đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa và cái này sẽ mãi mãi nhắc nhở anh - chàng nói và chỉ cái mặt nhẫn bị vỡ. Từ đó, trong lúc bàn bạc với những người thôn trưởng và người quản gia. Mỗi khi máu chàng đổ dồn lên mặt và bàn tay bắt đầu nắm chặt lại, Nikolai lại mâm mê cái mặt nhẫn vỡ trên ngón tay và cúi mặt trước con người làm chàng nổi giận. Tuy vậy, mỗi năm cũng có một đôi lần chàng không tự chủ nổi và mỗi lần như vậy chàng lại trở về tìm vợ để thú nhận và lại hứa lần này đúng là lần cuối cùng. - Maria. Chắc là em khinh anh? - Chàng nói với vợ - Anh đáng thế lắm. - Anh phải bỏ đi nơi khác, mỗi khi anh cảm thấy không đủ sức tự kiềm chế thì anh phải bỏ đi ngay, - bá tước phu nhân Maria nói, giọng buồn rầu và lựa lời an ủi chồng. Trong giới quí tộc ở tỉnh này, Nikolai được người ta kính trọng nhưng không được người ta yêu mến. Những hứng thú của giới quí tộc không khiến chàng quan tâm. Vì vậy có người cho chàng là kiêu ngạo có người lại cho chàng là ngốc. Suốt mùa hạ, kể từ khi gieo giống mùa xuân, cho tới khi gặt hái, lúc nào chàng cũng bận túi bụi với những công việc điền trang. Mùa thu, cũng với cách làm việc chăm chỉ và chu đáo như trong việc quản lý nông nghiệp, chàng rời khỏi nhà một hai tháng đi săn với đàn chó của chàng. Mùa đông, chàng đi thăm các làng khác hay ngồi đọc sách. Sách chàng đọc phần lớn là sách lịch sử, đặt mua từng năm, với số tiền nhất định. Như chàng thường nói, chàng đã tập hợp được một tủ sách đứng đắn và nêu thành một nguyên tắc là đã mua sách về thì phải đọc cho hết. Chàng trang trọng ngồi vào phòng làm việc rồi giở sách ra đọc, lúc đầu còn xem đó là một nhiệm vụ phải làm, nhưng về sau việc này đã thành một thói quen, đưa lại cho chàng một niềm vui đặc biệt và cái ý thức là mình đang làm một việc nghiêm trang. Trừ những lúc ra đi vì công việc, vào mùa đông chàng thường ở nhà gần gũi gia đình và dự phần nào những quan hệ nhỏ nhất giữa các con và mẹ chúng. Chàng ngày càng thấy gần gũi vợ và mỗi ngày lại tìm thấy ở nàng những giá trị tinh thần mới. Từ khi Nikolai lấy vợ, Sonya vẫn ở trong nhà. Trước khi cưới, Nikolai đã kể lại cho vợ biết tất cả những điều xảy ra giữa chàng và Sonya, và trong lúc kể lại chàng đã tự trách mình và ca ngợi Sonya. Chàng đã xin công tước tiểu thư Maria đối xử dịu dàng và nhân hậu với cô em họ của chàng. Bá tước phu nhân Maria thấy hết lỗi của chồng và cũng thấy có lỗi của mình đối với Sonya, nàng nghĩ rằng gia sản của mình có ảnh hưởng đến việc lựa chọn của Nikolai, nàng không có điều gì phải trách Sonya, và muốn yêu Sonya, tuy vậy không những nàng không yêu Sonya mà lại thường thấy trong lòng mình có những mối ác cảm đối với Sonya mà nàng không sao khắc phục nổi. Một hôm, nàng nói chuyện với Natasa về Sonya và về sự bất công của mình đối với nàng. Natasa nói: - Chị đọc Phúc âm nhiều thế, chị có biết trong ấy có đoạn thật đúng với Sonya không? - Đoạn nào? - Bá tước phu nhân Maria kinh ngạc hỏi. “Kẻ nào có sẽ được cấp thêm, còn kẻ nào không có gì sẽ bị tước hết” chị nhớ đoạn ấy chứ? Chị ấy là con người không có gì. Tại sao? Em không biết, có lẽ vì chị ấy không ích kỷ, em cũng chẳng rõ nữa, nhưng người ta sẽ tước mất của chị ấy, và chị ấy đã bị tước hết. Đôi khi em rất thương chị ấy. Trước kia em tha thiết mong anh Nikolai lấy chị ấy, nhưng bao giờ em cũng linh cảm thấy rằng điều đó sẽ không thực hiện được. Chị ấy là một bông hoa không kết quả như chị vẫn thấy ở trên cây dâu tây. Đôi khi em rất thương chị ấy nhưng đôi khi em cảm thấy hình như chị ấy không cảm thấy tủi như chúng mình sẽ cảm thấy nếu ở vào địa vị chị ấy. Tuy bá tước phu nhân Maria giảng giải cho Natasa rằng cần phải hiểu những câu Phúc âm thầm này là một cách khác, nhưng khi nhìn Sonya nàng cũng đồng ý với lời giải thích của Natasa. Thật vậy nàng thấy hình như Sonya không đau khổ về hoàn cảnh của mình và hoàn toàn cam tâm chịu đựng số phận của một bông hoa không kết quả, hình như nàng quí chuộng những người trong nhà thì ít, mà quí chuộng cả gia đình thì nhiều hơn. Cũng như một con mèo, nàng không phải gắn bó với người mà gắn bó với cái nhà. Nàng săn sóc bá tước phu nhân, nâng niu chiều chuộng bọn trẻ và bao giờ cũng sẵn sàng làm giúp những việc nhỏ mà nàng có thể làm, nhưng người ta bất giác chấp nhận những cái đó một cách quá tự nhiên, chẳng biết ơn nàng mấy đỗi. Những ngôi nhà ở Lưxye Gorư đã được xây lại nhưng không theo quy mô của cố công tước. Các công trình kiến trúc đều bắt đầu làm lúc còn túng thiếu nên hết sức sơ sài. Tòa nhà lớn dựng trên cái nền đá cũ, tường bằng gỗ chỉ trát vữa bên trong. Những căn phòng rộng rãi sàn bằng thứ gỗ bạch dương của rừng nhà và do thợ nhà đóng. Tòa nhà khá rộng rãi, có những gian dành cho gia nhân và những căn phòng dành cho khách. Họ hàng thân thích của gia đình Roxtov và gia đình Bolkonxki đôi khi đến chơi Lưxye Gorư với hàng mười sáu con ngựa, hàng chục gia nhân và ở lại đây hàng tháng. Ngoài ra, mỗi năm bốn lần, nhân những ngày lễ thánh và lễ sinh nhật của các gia chủ, trong một hai ngày nhà có đến hàng trăm mâm khách. Còn những thời gian còn lại trong năm thì cuộc sống trôi qua đều đều và không thay đổi, với những công việc hàng ngày, những buổi dùng trà, ăn sáng, ăn trưa, ăn tối toàn dọn những sản vật của điền trang. Chương 9 Hôm ấy là hôm trước lễ thánh Nikolai vào mùa đông, ngày mồng năm tháng mười bai năm 1820. Năm ấy Natasa cùng với chồng và các con đến ở tại nhà anh nàng từ đầu mùa thu. Piotr đã đi Petersburg vắng vì những công việc riêng như chàng vẫn nói, định sẽ Ở lại đấy ba tuần lễ, nhưng kể đến bây giờ chàng đi đã được sáu tuần rồi. Trong nhà đang đợi chàng về từng giờ từng phút. Ngày mồng năm tháng mười hai, ngoài gia đình Bezukhov ra, gia đình Roxtov còn có một người khách nữa là ông bạn cũ của Nikolai, vị tướng về hưu Vaxili Fiodorovich Denixov. Ngày mồng sáu là ngày long trọng, sẽ có nhiều tân khách đến. Nikolai biết rằng mình sẽ phải bỏ chiếc áo Besmet, khoác chiếc áo đuôi tôm, đi những đôi giày chật nhọn mũi và đến ngôi nhà thờ mà chàng vừa xây xong, rồi nhận những lời chúc tụng, mời khách ăn uống và nói chuyện về cuộc tuyển cử của quý tộc và công việc mùa màng, nhưng trước đấy một hôm chàng cho rằng mình vẫn có quyền sống như mọi ngày. Trước bữa ăn chiều, Nikolai kiểm soát lại sổ sách của nhân viên quản lí điền trang ở một làng trong tỉnh Ryazan thuộc quyền sở hữu đứa cháu trai của vợ, chàng viết hai bức thư về công việc và đi một vòng đến xem sân đập lúa, các chuồng bò và tàu ngựa. Sau khi đã thi hành những biện pháp nhằm đề phòng tình trạng mọi người say xưa tuý luý nhân ngày lễ của giao khu ngày mai, chàng trở về ăn chiều, và không kịp có thì giờ nói chuyện riêng với vợ, chàng đến ngồi ở cái bàn có hai mươi bộ dao dĩa. Quanh bàn mọi người đều đã tề tựu đông đủ: mẹ chàng, bà già Belova ít lâu nay đến ở với mẹ chàng, vợ chàng, ba đứa con của chàng, chị giữ trẻ, người gia sư, cháu trai của chàng với ông Dexal, Sonya, Natasa và ba đứa con của nàng, người bảo mẫu của chúng và ông già Mikhail Ivanyts, người kiến trúc sư của cố công tước nay vẫn sống an nhàn ở Lưxye Gorư. Bá tước phu nhân Maria ngồi ở đầu kia bàn. Ngay từ khi Nikolai vừa ngồi vào chỗ, nhìn những cử chỉ của chàng khi lấy cái khăn và nhanh nhẹn sắp những cốc rượu mạnh đặt thành hàng trước mặt, nàng biết rằng chồng đang bực mình - điều này đôi khi vẫn xảy ra, nhất là khi chàng vừa ở ngoài đồng về ngồi ngay vào bàn ăn. Bá tước phu nhân Maria biết rất rõ tâm trạng ấy của chồng và những khi đang vui thì nàng lặng lẽ chờ đợi chàng ăn cho xong đĩa xúp rồi mới bắt chuyện, và bắt chàng thú nhận rằng chàng chẳng có lý do gì mà bực mình hết. Nhưng hôm nay nàng quên hẳn điều đó, nàng chạnh lòng vì thấy chàng giận mình tuy chẳng có lí do gì, và nàng cảm thấy khổ sở. Nàng hỏi chàng ở đâu về. Chàng đáp lại. Nàng lại hỏi xem mọi việc ở trong điền trang có đâu vào đâu không. Giọng nói không tự nhiên của nàng làm chàng cau mày khó chịu, chàng vội vã trả lời cho xong. “Thế là mình nghĩ không sai, - bá tước phu nhân Maria nghĩ thầm - Nhưng tại sao anh ấy lại giận mình?” - Trong giọng nói của chàng đáp lại câu hỏi của mình, bá tước phu nhân thấy chàng bực bội với nàng và có ý muốn chấm dứt câu chuyện. Nàng cảm thấy những lời nói của mình thiếu tự nhiên, nhưng nàng không thể nào tự kiềm chế mình không hỏi thêm vài câu nữa. Câu chuyện trong bữa ăn nhờ có Denixov nên chỉ trong chốc lát đã lôi cuốn mọi người và trở nên rôm rả, và bá tước phu nhân Maria không nói với chồng nữa. Khi mọi người rời bàn ăn đứng dậy đến gặp lão bá tước phu nhân để cảm ơn, đưa tay cho chồng hôn và hỏi tại sao chàng lại giận mình. - Em bao giờ cũng có những ý nghĩ kỳ quặc: anh có giận gì đâu? - Chàng nói. Nhưng hai chữ “bao giờ” đối với bá tước phu nhân Maria có nghĩa là: Phải, tôi giận đấy, nhưng tôi không muốn nói tại sao. Nikolai sống với vợ hòa thuận đến nỗi Sonya và lão bá tước phu nhân, tuy chỉ vì ghen tị, cứ mong cho hai vợ chồng có chuyện bất hòa, cũng không thể nào tìm thấy điều gì có thể chê trách, nhưng giữa hai người đôi khi cũng vẫn có những phút bất hòa. Đôi khi đặc biệt là sau những thời kỳ hạnh phúc nhất, họ bỗng cảm thấy xa nhau và có ác cảm với nhau, tình trạng ấy thường xảy trong những thời kỳ bá tước phu nhân Maria có mang. Bây giờ đang là một thời kỳ như thế. - Thưa các ông các bà - Nikolai nói to với một giọng dường như vui vẻ (bá tước phu nhân có cảm tưởng cái giọng ấy cốt là để trêu tức mình) - Sáng nay tôi dậy từ sáu giờ. Ngày mai thì đành phải chịu đựng nhưng hôm nay tôi xin đi nghỉ. - Và không nói gì với bá tước phu nhân Maria nữa, chàng vào gian phòng khách nhỏ rồi ngả mình trên đi-văng. “Đấy bao giờ cũng cứ thế - bá tước phu nhân Maria nghĩ thầm - Chàng nói với mọi người, chỉ có mình là chàng lờ đi. Mình thấy, mình thấy rõ rằng chàng chán ghét mình. Nhất là khi mình ở trong tình trạng này” - Nàng nhìn xuống cái bụng to rồi nhìn vào khuôn mặt gầy gò, vàng bủng trong gương với đôi mắt to hơn bao giờ hết. Thế rồi tất cả đối với nàng bỗng trở thành khó chịu, tiếng nói cười của Denixov, tiếng nói chuyện của Natasa, nhất là cái nhìn của Sonya đưa nhanh về phía nàng. Bây giờ Sonya cũng là duyên cớ đầu tiên mà bá tước phu nhân Maria chọn mỗi khi phải tìm một duyên cớ để cáu gắt. Sau khi ngồi lại vài phút với các tân khách nhưng không hiểu họ nói gì, nàng rón rén bước ra và sang phòng các con. Mấy đứa trẻ đang ngồi ghế để đi Moskva và mời nàng cùng đi du lịch với chúng. Nàng ngồi chơi với con nhưng vẫn đang day dứt nghĩ đến chồng và nỗi bực dọc vô cớ của chàng. Nàng đứng lên và mệt nhọc nhón chân sang phòng khách nhỏ. “Có lẽ chàng chưa ngủ, mình sẽ phân trần với chàng” - nàng tự nhủ. Andriusa, đứa con đầu lòng của nàng, cũng bắt chước mẹ nhón chân rón rén đi theo sau. Bá tước phu nhân Maria không để ý thấy nó. - Chị Maria, hình như anh ấy đang ngủ, anh ấy mệt lắm - Sonya gặp nàng trong phòng khách liền nói (nàng có cảm tưởng rằng ở chỗ nào cũng gặp phải cái cô Sonya này) - cháu Andriusa sẽ làm anh ấy thức giấc mất. Bá tước phu nhân quay lại, nhận ra thằng bé Andriusa đang đi theo sau, thấy Sonya có lý và chính vì thế, nàng đỏ mặt và rõ ràng là phải cố gắng lắm mới khỏi buông ra một lời cay độc. Nàng không nói gì, và để khỏi nghe lời Sonya nàng ra hiệu cho Andriusa đừng làm ồn nhưng vẫn cứ đi theo nàng rồi đến gần cánh cửa phòng Nikolai, Sonya ra một cửa khác. Từ căn phòng Nikolai ngủ đưa ra một tiếng thở đều đều, quen thuộc đối với vợ chàng cho đến từng sắc thái nhỏ nhặt nhất. Nàng lắng nghe hơi thở ấy, trông thấy cả gương mặt của chàng mà nàng đã bao lần ngắm trông hàng giờ những khi chàng ngủ, trong đêm yên tĩnh, Nikolai bỗng cựa nình và ho khe khẽ. Ngay lúc ấy Andriusa đứng đằng sau cánh cửa kêu lên: - Ba ơi, mẹ đứng ở đây này. Bá tước phu nhân Maria sợ tái mặt đi. Nàng bắt đầu ra hiệu cho con. Nó im bặt, và một phút yên lặng trôi qua, một phút hãi hùng đối với nàng. Nàng biết rằng Nikolai không thích người ta đánh thức mình dậy. Đột nhiên đằng sau cánh cửa lại nghe tiếng ho húng hắng, tiếng cựa mình và giọng nói bực dọc của Nikolai: - Chẳng có cách gì yên lấy được một phút. Maria em đấy à? Em đưa nó đến đây làm gì? - Em chỉ ghé qua một chút xem thử, em không để ý thấy nó theo em… xin lỗi. Nikolai ho húng hắng mấy tiếng rồi im lặng. Bá tước phu nhân Maria đi ra cửa đưa con trai về phòng trẻ. Năm phút sau, cô bé Natasa lên ba có cặp mắt đen, con cưng của bố Nikolai, nghe anh nói là bố đang ngủ còn mẹ thì đang ngồi ở phòng đi-văng, liền lén mẹ chạy đến tìm bố. Con bé mắt đen mạnh dạn đẩy cửa nghe tiếng kẹt một cái, đôi chân nhỏ xíu và vụng về bước quả quyết đến gần đi-văng, nó đứng nhìn bố đang ngủ quay lưng về phía nó, kiễng chân hôn lên bàn tay của bố gối ở dưới đầu. Nikolai quay lại, trên gương mặt nở một nụ cười trìu mến. - Natasa! Natasa! - Ở ngoài cửa có tiếng thì thào hốt hoảng của bá tước phu nhân Maria - Để ba ngủ. - Không mẹ ạ, ba không ngủ đâu - bé Natasa đáp, giọng quả quyết - Ba đang cười. Nikolai bỏ chân xuống đất, đứng dậy bế con lên. - Masa, em vào đi, - chàng bảo vợ. Bá tước phu nhân Maria bước vào phòng và ngồi xuống cạnh chồng. - Em không biết là nó chạy theo theo em, - nàng nói, giọng rụt rè - Em chỉ ghé qua một chút. Nikolai, một tay bế con gái, đưa mắt nhìn vợ, và nhận thấy vợ mặt nàng ngượng ngùng như người có lỗi, chàng giơ cánh tay kia ra ôm lấy người nàng và hôn lên tóc nàng. - Con có cho ba hôn mẹ không nào? - chàng hỏi Natasa. Bé Natasa mỉm cười bẽn lẽn. - Hôn nữa đi, - nó vừa nói vừa giơ tay chỉ vào chỗ Nikolai vừa hôn vợ, như để ra lệnh. - Anh không hiểu tại sao em lại nghĩ rằng anh cáu, - Nikolai nói, trả lời câu hỏi mà chàng biết là đang khiến vợ bận tâm. - Anh không thể hình dung được em khổ sở, cô đơn như thế nào mỗi khi anh như thế. Em cứ có cảm giác… - Mari! Thôi đi, em chỉ vớ vẩn! Sao em không biết xấu! - Chàng vui vẻ nói. - Em cảm thấy anh không thể nào yêu em được, vì em xấu xí thế này… Bao giờ cũng… Mà bây giờ thì trong tình trạng. - Em rõ buồn cười! Người ta đáng yêu không phải vì đẹp, người ta đẹp vì đáng yêu. Chỉ có những thứ người như Malvina thì người ta mới yêu vì sắc đẹp, còn anh có yêu vợ không? Anh không yêu, nhưng thế đấy, anh chẳng biết nói như thế nào cho em hiểu. Khi nào không có em, khi nào giữa chúng ta có một chút bất hòa như lúc này, anh cảm thấy mình như nguy khốn đến nơi, và không làm gì được nữa. Em xem anh có yêu ngón tay của anh không? Anh không yêu, nhưng cứ thử chặt nó đi xem. - Không, em không phải như thế, nhưng em hiểu. Thế anh không giận em chứ? - Giận ghê lắm… - chàng mỉm cười nói đoạn đứng dậy vuốt lại mái tóc và bắt đầu đi đi lại lại trong phòng. - Maria ạ, em có biết anh vừa nghĩ gì không? Chàng bắt đầu nói, bây giờ hai vợ chồng đã làm lành với nhau, chàng lập tức theo thói quen nói to những ý nghĩ của mình lên. Chàng không hỏi xem nàng có sẵn lòng nghe chàng nói hay không, đối với chàng điều đó không quan trọng. Chàng đã nảy ra một ý nghĩ, thì ý nghĩ ấy cũng phải là của nàng nữa. Và chàng kể cho vợ nghe rằng chàng có ý định mời Piotr ở lại với họ cho đến mùa xuân. Bá tước phu nhân Maria lắng nghe, đưa ra những lời nhận xét và đến lượt nàng cũng nói to những điều mình đang nghĩ lên. Bây giờ nàng đang nói đến con. - Xem nó đã ra vẻ con gái chưa, - nàng chỉ bé Natasa nói bằng tiếng Pháp. - Anh cứ trách đàn bà chúng em thiếu lo-gich. Đấy là lo-gich của chúng em đấy. Em nói: ba muốn ngủ, còn nó thì đáp: không ba cười. Thế mà nó nói đúng đấy - Bá tước phu nhân Maria nói, miệng nở một nụ cười sung sướng. - Đúng, đúng đấy, - Và Nikolai bế con gái trên cánh tay lực lưỡng, nhấc bổng nó lên, cho nó ngồi trên cổ, nắm lấy đôi chân nhỏ xíu của nó và bắt đầu cõng nó đi đi lại lại trong phòng. Trên gương mặt của hai cha con đều có một vẻ vui sướng ngây thơ như nhau. - Này anh, khéo mà thiên vị đấy nhé. Anh nuông con này quá, - bá tước phu nhân Maria thì thầm nói bằng tiếng Pháp. - Đúng thế, nhưng biết làm thế nào bây giờ? - Anh cũng cố gắng không lộ ra ngoài. Trong lúc ấy ngoài hành lang và phòng trước nghe có tiếng cửa mở và tiếng bước chân như có ai vào nhà. - Có người nào vừa đến ấy. - Em chắc là Piotr. Để em ra xem - bá tước phu nhân Maria nói đoạn ra khỏi phòng. Nhân khi vắng mặt vợ, Nikolai liền bầy trò làm ngựa cõng con phi quanh phòng. Thở hổn hển, chàng nhanh nhẹn tung con bé lên khiến nó cười khanh khách, và ghì nó vào ngực. Những bước nhảy của chàng nhắc chàng nhớ đến những điệu khiêu vũ, và đưa mắt nhìn cái khuôn mặt tròn trĩnh vui sướng của con gái, chàng thử hình dung sau này nó sẽ như thế nào khi mình đã già, dẫn nó vào nơi giao tế và khiêu vũ với nó điệu mazarka như cha chàng xưa kia đã khiêu vũ với con gái điệu Danilo Cuper.
- Đúng cậu ấy rồi, anh Nikolai ạ! - Vài phút sau bá tước phu nhân Maria quay trở lại vào nói - Bây giờ thì Natasa nhà ta tha hồ mừng. Cô ta cứ cuống lên, và chàng Piotr bị một chầu nên thân về tội không đúng hẹn! Nào ta ra nhanh đi, đi? Thôi buông nhau ra chứ, - nàng mỉm cười nhìn cô con gái đang bám chặt lấy cha. Nikolai đi ra, tay dắt con gái. Bá tước phu nhân ở lại phòng đi văng. “Không bao giờ, không bao giờ mình có thể tin - nàng thì thầm tự nhủ rằng người ta có thể hạnh phúc đến thể. Gương mặt nàng bừng sáng lên trong nụ cười rạng rỡ, nhưng ngay lúc ấy nàng bỗng thở dài và một nỗi buồn lặng lẽ hiện lên trong khóe nhìn sâu thẳm của nàng. Dường như ngoài cái hạnh phúc mà nàng đang hưởng còn có một hạnh phúc khác, không thể có được ở trong cuộc đời này, và trong một giây phút này nàng bất giác sực nhớ đến nó.
Lev Tolstoy 
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành, 
Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên. 
Nguồn: vnthuquan
Theo https://sachvui.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly

Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly Nguyễn Bính đã sống trọn một đời thơ mộng đẹp đẽ, với những vần thơ da diết, đượm đà, đầy ...