Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Chiến tranh và hòa bình - Phần XIIb

Chiến tranh và hòa bình - Phần XIIb
Chương 10 
Ngày mồng tám tháng chín có một viên sĩ quan Pháp vào gian nhà kho giam phạm nhân. Cứ xem thái độ kính cẩn của bọn lính canh đối với y, có thể đoán rằng y là một nhân vật quan trọng. Viên sĩ quan chắc là một viên sĩ quan tham mưu, cầm một tờ danh sách bắt đầu gọi tên tất cả những người Nga bị giam, và gọi Piotr là người không chịu khai tên. Rồi sau đó khi đưa đôi mắt dửng dưng và uể oải nhìn qua tất cả đám tù nhân một lượt, y ra lệnh cho viên sĩ quan coi tù cho họ ăn mặc tươm tất và sửa soạn tề chỉnh trước khi dẫn đến trình nguyên soái. Một giờ sau có một đại đội lính đến giải Piotr và mười ba người kia ra bãi Divichi. Ngày hôm ấy trời quang đãng: sau một trận mưa, nắng hửng và không khí trong trẻo lạ thường. Khói không bay là là sát đất như hôm Piotr bị giải đi từ nhà giam ở tường thành Zubovxki, nó bốc lên thành từng cột trong làn không khí trong trẻo. Chung quanh không đâu thấy có ánh lửa cháy trong nhà, nhưng bốn phía đều có những cột khói bốc lên, và khắp Moskva, tất cả những nơi mà Piotr trông thấy, đều là một đống tro tàn. Bốn phía chỉ thấy những khoảng đất trơ trụi, lác đác có những ống khói, những mảnh lò sưởi còn sót lại, và thỉnh thoảng vài bức tường cháy sém của những tòa nhà bằng đá. Piotr nhìn kỹ những đống tro tàn nhưng không nhận ra những khu phố quen thuộc. Đây đó thấp thoáng bóng những ngôi nhà thờ không bị thiêu huỷ. Thành Kreml vẫn nguyên vẹn, có thể trông thấy những bức tường trắng, những cái tháp cao và đền Ivan đại đế. Gần hơn, cái mái vòm của tu viện Noy - Divichi vui vẻ ánh lên trong nắng, và tiếng chuông nguyện từ tu viện vẳng đến nghe vang dội khác thường. Tiếng chuông nguyện nhắc Piotr nhớ rằng hôm ấy là chủ nhật và là lễ sinh nhật Đức Mẹ. Nhưng hình như không ai có ăn mừng lễ sinh nhật này được cả: bốn bề đều là những cảnh hoang tàn, và họa hoằn lắm mới gặp vài người Nga rách rưới, sợ sệt, hễ trông thấy người Pháp là lẩn trốn ngay. Rõ ràng cái tổ của dân Nga đã bị tàn phá tan hoang nhưng đằng sau cảnh tan hoang này của nếp sống Nga, Piotr bất giác nhận ra nếp sống mới, hoàn toàn khác lạ, nhưng vững chắc, nếp sống của người Pháp. Chàng cảm thấy thế khi nhìn toán lính vui vẻ và hăng hái đi thành hàng ngũ chỉnh tề áp giải chàng và các phạm nhân khác, chàng cảm thấy thế khi trông thấy một viên quan chức trọng yếu nào đó của Pháp, trên chiếc xe song mã do một người lính đánh đi ngược lại phía chàng, chàng cảm thấy thế khi nghe những âm thanh vui vẻ của một đoàn nhạc binh từ bờ bên trái của cánh đồng vang lại và đặc biệt chàng cảm thấy và hiểu điều đó qua bản danh sách mà sáng nay viên sĩ quan Pháp vừa đọc để điểm danh các tù nhân. Piotr đã bị lính bắt, giải đến nơi này rồi lại giải đi nơi khác cùng với hàng chục người nữa; có lẽ người ta đã quên chàng, và lẫn lộn chàng với những người khác chăng. Nhưng không: những câu trả lời của chàng lúc bị hỏi cũng đã trở lại với chàng trong cách gọi chàng là người không chịu khai tên họ. Và dưới cái danh hiệu này, mà Piotr thấy sợ, giờ đây họ đang dẫn chàng đến một nơi nào đấy, và trên gương mặt họ có thể thấy rõ họ tin chắc rằng chàng chính là người tù nhân kia là những người mà họ cần giải đi và họ đang giải đến nơi cần đến. Piotr cảm thấy mình là một mẩu rơm chẳng ra gì rơi vào bánh xe của một bộ máy mà chàng không biết gì, nhưng là một bộ máy hoạt động đều đặn hơn. Piotr và các tù nhân khác được dẫn đến bờ bên phải của bãi Divichi cạnh một tu viện, đến một tòa nhà to lớn sơn trắng có một khu vườn rộng. Đó chính là của công tước Serbatov. Hồi trước, khi chủ ngôi nhà này còn ở đây, Piotr vẫn thường đến chơi; bây giờ; như chàng được biết qua những câu chuyện trò của lính Pháp nói với nhau, nó được dùng làm nơi đóng đại bản doanh của nguyên soái quận công Ekmyl. Toán tù nhân được đưa lên thềm và từng người một lần lượt được dẫn vào trong nhà, Piotr là người thứ sáu. Qua dãy hành lang bằng kính, gian phòng mắc áo, gian phòng ngoài mà Piotr rất quen thuộc, họ dẫn chàng vào một căn phòng giấy dài và thấp, ở cửa có một viên sĩ quan phụ tá túc trực. Davu ngồi trước một cái bàn đặt ở cuối phòng, kính đeo tụt xuống tận giữa mũi. Piotr bước lại gần sát bàn. Davu không ngước mắt lên, vẻ như đang chăm chú đọc một tờ giấy gì để trước mặt. Vẫn không nhìn lên, Davu nói: - Anh là ai? Piotr lặng thinh, vì chàng không sao nói ra được một lời nào. Đối với Piotr, Davu không phải chỉ là một viên tướng Pháp mà còn là một người tàn ác có tiếng. Nhìn gương mặt lạnh lùng của Davu, bấy giờ như một ông giáo nghiêm khắc đang chịu khó kiên nhẫn một lát để đợi câu trả lời, Piotr cảm thấy rằng mỗi giây chần chừ đều có thể nguy hại cho tính mạng mình; nhưng chàng không biết nên nói gì. Nói đúng như lần hỏi cung đầu tiên thì chàng không dám; thú nhận tên tuổi và tước vị ra thì nguy hiểm và xấu hổ. Piotr lặng thinh. Nhưng trước khi Piotr kịp quyết định, Davu đã ngẩng đầu nâng cặp kính lên trán nheo đuôi mắt nhìn chòng chọc vào Piotr. - Ta biết người này, - Y nói, giọng đều đều là lạnh lùng, hẳn là để cho Piotr khiếp sợ. Luồng hơi lạnh lúc nãy chạy dọc sống lưng chàng nay bỗng kẹp chặt lấy đầu chàng như một cái kìm. - Thưa tướng quân, tướng quân không thể biết tôi được, tôi chưa bao giờ gặp lướng quân… - Đây là một gián điệp! - Davu ngắt lời chàng nói với một viên tướng khác cũng ở trong phòng nhưng nãy giờ Piotr không trông thấy, Davu quay mắt đi. Piotr nói nhanh. Giọng bỗng trở lên tha thiết: - Thưa đức ông không phải, - chàng nói (lúc ấy chàng bỗng sực nhớ ra rằng Davu là quận công - Thưa Đức ông không phải ạ. Đức ông không thể biết tôi được. Tôi là một sĩ quan dân binh và tôi không hề ra khỏi Moskva. - Tên anh? - Davu nhắc lại. - Bezuhof. - Có những cớ gì tỏ ra rằng anh không nói dối? - Ồ sao Đức ông dạy thế? - Piotr kêu lên, giọng không có ý là mếch lòng mà lại có ý van lơn. Davu ngước mắt lên nhìn Piotr chòng chọc. Hai người nhìn nhau trong khoảng vài giây, và cái nhìn đó đã cứu Piotr thoát chết, trong cái nhìn này, vượt ra khỏi tất cả những điều kiện của chiến tranh và pháp luật, giữa hai con người đã nảy ra một mối hên hệ nhân tình. Trong giây phút ấy cả hai đều mơ hồ thấy được rất nhiều điều và đã hiểu ra rằng cả hai đều là những đứa con của nhân loại, là anh em. Khi Davu ngước mắt nhìn Piotr lần đầu trong khi đang đọc bản danh sách, trong đó những công việc là tính mạng của con người được biểu danh bằng những con số, thì đối với ông ta Piotr chỉ là một trường hợp; lúc ấy ông ta có thể ra lệnh bắn Piotr mà lương tâm không hề nao núng, nhưng bây giờ thì ông ta đã thấy chàng là một con người. Davu ngẫm nghĩ một lát. - Anh có cách nào chứng minh rằng những điều anh nói là đúng sự thật không? - Davu nói, giọng lạnh lùng. Piotr sực nhớ đến Ramba, liền nói tên trung đoàn hắn ra kể luôn tên họ hắn, tên đường phố của ngôi nhà hắn ở. - Anh không phải là người như anh nói đâu. - Davu lại nói. Piotr cất giọng run run, đứt quãng, bắt đầu đưa ra những bằng chứng cho thấy mình nói đúng sự thật. Khi viên sĩ quan hành dinh nhắc cho ông ta nhớ đến tù nhân, Davu cau mày hất hàm về phía Piotr và bảo dẫn đi. Nhưng vẫn viên sĩ quan nói, và ông ta bắt đầu cài cúc áo quân phục lại. Hình như ông ta đã quên hẳn Piotr. Nhưng dẫn đi đâu thì Piotr không biết: dẫn về nhà kho hay dẫn ra pháp trường, nơi mà khi đi ngang bãi Devichi các bạn đồng hành có chỉ cho Piotr xem. Chàng ngoảnh đầu lại và thấy viên sĩ quan phụ tá đang hỏi lại một câu gì. - Phải, dĩ nhiên… - Davu nói, nhưng “phải” là thế nào thì Piotr không biết. Piotr không nhớ rõ mình đi đâu, đi như thế nào và có lâu không. Chàng đang ở trong tình trạng vô tri vô giác và đờ đẫn hoàn toàn, chàng không trông thấy gì ở chung quanh cả, cứ đưa chân bước theo những người khác, cho đến khi mọi người dừng lại thì chàng cũng dừng lại. Suốt thời gian ấy Piotr chỉ có một ý nghĩa: ai rốt cục đã ra lệnh hành hình chàng? Đó không phải là những người đã hỏi cung chàng ở uỷ ban [253] : trong số những người đó không ai muốn và hẳn là không ai có thể làm điều đó. Cũng không phải là Davu: y đã nhìn chàng với đôi mắt nhân đạo như vậy kia mà. Giá chỉ thêm được một phút nữa thôi là Davu hiểu rằng họ đang làm việc xấu xa, nhưng vừa lúc ấy thì viên sĩ quan phụ tá vào, nên cái phút ấy đã không diễn ra được. Viên sĩ quan này hẳn cũng chẳng có tâm địa gì xấu, nhưng lẽ ra hắn có thể không vào lúc ấy. Thế thì ai, rút cục là ai hành hình chàng, giết chàng, tước mất cuộc sống của chàng. Piotr với tất cả những kỷ niệm, những ước mong, những hy vọng, những ý nghĩ của chàng? Ai đã làm việc ấy? Và Piotr cảm thấy rằng chẳng có ai cả. Đó là một trật tự đã được thiết lập sẵn, là sự kết hợp của mọi hoàn cảnh. Có một thứ trật tự nào đó đang giết chàng Piotr, tước đoạt sinh mạng của chàng, tước đoạt tất cả, tiêu diệt chàng. Chương 11 Từ tòa nhà của công tước Serbatov, họ dẫn thẳng toán tù nhân đi xuống bãi Divichi và đưa họ đến gần một thửa vườn rau có cắm một cái cột. Sau cột có một cái hố mới đào đất còn thẫm mầu chung quanh hố và cột có một đám người rất đông đứng lố nhố. Đám người gồm có một số ít người Nga và những quân lính của Napoléon thuộc nhiều đơn vị pha lẫn không có hàng ngũ: có những tên lính Đức, lính Ý, lính Pháp mặc quân phục khác nhau. Bên phải và bên trái cái cột có hai dãy lính Pháp sắp hàng, mình mặc quân phục xanh có cầu vai đỏ, chân đi ghệt, đầu đội mũ sa-cô. Các phạm nhân được xếp theo trật tự như trong danh sách (Piotr là người thứ sáu) và được dẫn đến cạnh các cột. Bỗng từ hai phía tiếng trống trận nổi lên, và Piotr cảm thấy như cái âm thanh ấy đã xé một phần linh hồn chàng. Chàng đã mất khả năng suy nghĩ và tìm hiểu. Chàng chỉ còn có thể nhìn và nghe mà thôi. Và chàng chỉ có một ước mong - mong cho cái việc gì ghê gớm sắp phải diễn ra nó kết thúc đi cho thật chóng. Piotr nhìn sang mấy người bạn đồng hành và xem xét họ. Hai người đứng ở ngoài cùng là hai người tù khổ sai cạo trọc. Một trong hai người ấy mình cao và gầy; người kia thì đen thui, râu ria lông lá xồm xoàm, tay chân gân guốc, mũi tẹt. Người thứ ba là một người gia nô trạc bốn mươi lăm tuổi, tóc đã hoa râm, người béo tốt có vẻ no đủ: Người thứ tư là người mu-gich rất đẹp có bộ râu màu vàng hung xòe ra thành hình quạt và đôi mắt đến. Người thứ năm là một người thợ gày gò, nước da vàng bủng tuổi chừng mười tám, mặc áo khoác dài. Piotr nghe mấy người Pháp bàn nhau xem nên bắn từng người một hay hai người một? “Hai người một” - viên sĩ quan chỉ huy điềm nhiên và lãnh đạm đáp. Trong hàng ngũ quân lính có sự di chuyển, và có thể nhận thấy cả bọn đều vội vã, - vội vã đây không phải như khi người ta làm một việc mà ai nấy đều hiểu, mà lại như khi người ta cố làm xong một việc cần thiết, nhưng khó chịu và không thể hiểu được. Một viên chức người Pháp tay đeo băng đến cạnh hàng bên phải tốp phạm nhân và cất tiếng đọc bản tuyên án bằng tiếng Nga và tiếng Pháp. Sau đó bốn người lính Pháp đi thành hàng đôi đến cạnh toán phạm nhân và theo lệnh viên sĩ quan bắt lấy hai người tù khổ sai đứng ở ngoài cùng. Hai người tù khổ sai đến cạnh cái cột thì dừng lại và trong khi lính mang những cái bị đến, họ im lặng đưa mắt nhìn quanh như những con thú bị dồn đến đường cùng nhìn người bị săn. Một trong hai người luồn tay làm dấu thánh giá, người kia thì gãi lưng và hai môi làm một cử động hao hao giống một nụ cười. Mấy người lính hối hả bịt mắt họ lại, luồn bị vào người họ và trói họ vào cột. Hai người lính xạ kích bước những bước đều đặn và rắn rỏi cầm súng ra khỏi hàng ngũ và dừng lại cách cái cột tám bước. Piotr ngoảnh mặt đi để khỏi trông thấy những việc xảy ra sẽ diễn ra. Bỗng có tiếng nổ ầm âm mà Piotr nghe còn to hơn những tiếng sấm kinh khủng nhất, chàng quay lại nhìn. Qua là khói súng, chàng thấy bọn lính Pháp, mặt tái mét, tay run lẩy bẩy, đang làm gì bên miệng hố không rõ. Họ dẫn hai người khác ra. Hai người đó cũng nhìn mọi người với khóe mắt như thế, họ im lặng, chỉ nhìn bằng mắt, cầu xin một sự che chở nào không thể đến được, và rõ ràng là họ không hiểu và không tin điều sắp xảy ra. Họ không thể tin được, bởi vì chỉ có họ mới biết sinh mạng của họ quý đến nhường nào đối với họ, cho nên họ không hiểu và không tin rằng người ta có thể tước đoạt sinh mạng của họ. Piotr muốn đừng nhìn nữa. Chàng lại ngoảnh mặt đi; nhưng một tiếng nổ khủng khiếp lại ập vào tai chàng, và cùng lúc ấy chàng trông thấy khói, thấy máu người chảy ra, và những gương mặt tái nhợt, hoảng sợ của mấy người lính Pháp bấy giờ lại làm những gì bên cạnh cái cột, đưa những bàn tay run rẩy xô đẩy nhau. Piotr thở nặng nhọc đưa mắt nhìn quanh như muốn hỏi xem; cái gì thế này? Trong tất cả những cái nhìn mà Piotr bắt gặp cũng đều hiện rõ câu hỏi đó. Trên gương mặt của tất cả những người Nga, tất cả những người Pháp dù là lính hay sĩ quan, không trừ một ai, chàng đều đọc được nỗi kinh hãi, sợ sệt và băn khoăn đang day dứt lòng chàng. “Những ai, ai làm ra sự việc này thế? Họ cũng đều khổ sở như tất cả. Thế thì ai? Thế thì ai?” - ý nghĩ đó lóe lên trong tâm tư Piotr trong khoảng một giây. - Xạ thủ trung đoàn tám sáu, bước lên! - Có tiếng hô. Họ dẫn người thứ năm đứng cạnh Piotr ra cột, - Chỉ dẫn có một người thôi. Piotr không hiểu rằng mình đã thoát chết: không hiểu rằng chàng và tất cả những người còn lại bị dẫn đến đây để chứng kiến cuộc hành hình. Với một lòng kinh hãi mỗi lúc một tăng, không cảm thấy vui mừng, cũng không thấy bình tâm lại, chàng nhìn những việc đang diễn ra. Người thứ năm là người thợ mặc áo dài. Họ vừa chạm vào người anh ta thì anh ta đã hoảng hốt nhảy lùi lại và bám giật lấy Piotr (Piotr giật nẩy mình và gỡ ra). Người thợ không đi được. Họ xốc nách lôi anh ta đi, trong khi anh ta đến cạnh cái cột, anh ta im bặt, dường như vừa hiểu ra một cái gì. Không biết anh ta đã hiểu ra rằng có kêu la cũng vô ích, hay anh ta nghĩ rằng không thể nào người ta lại giết mình được, chỉ thấy anh ta đớng bên cột chờ cho họ bịt mắt lại như những người kia, và đưa đôi mắt sáng long lanh nhìn quanh như một con thú bị thương. Piotr không còn đủ sức để ngoảnh mặt đi và nhắm mắt lại nữa. Trí tò mò và sự xúc động của chàng cũng như của đám đông trong khi diễn ra vụ sát nhân thứ năm này đã lên đến mức cực điểm. Cũng như mấy người trước, người thứ năm này cũng có vẻ bình tĩnh: anh ta cài cúc áo và cọ cọ hai bàn chân không vào nhau. Khi họ bắt đầu bịt mắt anh ta, anh ta tự sửa lại cái nút ở quả gáy cho đỡ đau; rồi đến khi họ đẩy anh ta dựa vào cái cột đẫm máu người, anh ta ngả hẳn về phía sau. Vì thế đứng này làm anh ta khó chịu, anh ta đứng thẳng người dậy và điềm tĩnh dựa lưng vào cột. Piotr nhìn chằm chặp vào người thợ không bỏ qua một cử động nhỏ nào. Chắc lúc ấy phải có tiếng hô, chắc là sau tiếng hô phải có tiếng nổ của tám khẩu súng trường. Nhưng Piotr dù về sau chàng đã hết sức cố nhớ lại, cũng không hề mảy may nghe thấy tiếng nổ nào. Chàng chỉ thấy người thợ chẳng hiểu tại sao bỗng dưng tụt người xuống, máu bỗng đỏ loang ra ở hai nơi, những sợi dây bị sức nặng của thân hình anh ta kéo trĩu xuống bỗng tụt ra và người thợ gục đầu xuống một cách không tự nhiên, chân gập lại, ngồi xuống đất, Piotr chạy đến cạnh cái cột. Không ai giữ chàng lại cả. Quanh người thợ có những con người hoảng sợ, mặt tái nhợt, đang làm cái gì không rõ. Một người Pháp già râu ria đến cởi dây trói. Hàm dưới hắn rung rung. Cái xác rơi phịch xuống. Mấy người lính vội vã và vụng về kéo cái xác ra sau cột và bắt đầu đẩy xuống hố. Hiển nhiên cả bọn họ đều biết rằng mình là những kẻ phạm tội và cần phải che giấu những vết tích của tội ác mình vừa làm. Piotr liếc nhìn xuống hố và thấy người thợ nằm ngửa, gối co lên sát đầu, vai nghiêng hẳn sang một bên. Cái vai nhô cao hơn vai kia cứ giật giật như lên kinh phong. Nhưng những thuổng đất đã phủ lên khắp cái thân hình đang hấp hối. Một người lính giận dữ quát bảo Piotr lùi ra, giọng hằn học và đau đớn. Nhưng Piotr không nghe rõ, chàng cứ đứng yên cạnh cái cột và chẳng ai xua chàng đi cả. Khi cái hố đã lấp xong, một tiếng hô vang lên. Họ dẫn Piotr về chỗ cũ. Toán lính Pháp đứng sắp hàng hai bên cột quay về phía sau và bắt đầu bước đều đi qua cái cột. Hai mười bốn người lính xạ kích, súng đã rỗng nòng, đứng ở giữa vòng người, chạy về chỗ trong khi các đại hội đi cạnh họ. Piotr đưa đôi mắt đẫn đờ, vô tri vô giác nhìn mấy người xạ thủ đang từng đôi một chạy ra khỏi vòng. Mọi người đều đã trở về hàng ngũ, trừ một người lính trẻ tuổi. Mặt tái mét như người chết, đầu đội mũ sa-cô hất ngược ra sau gáy, súng hạ xuống, vẫn đứng ở trước hố, chỗ hắn ta đứng bắn lúc nãy. Như một người say rượu, hắn lảo đảo, khi thì bước tới một vài bước, khi thì bước lùi, để giữ thăng bằng cho cái thân hình đang nghiêng ngả. Một người hạ sĩ quan vào hàng. Đám người Nga và người Pháp bắt đầu giải tán. Ai nấy đều lặng thinh bước đi, đầu cúi gằm. - Cho chừa cái thói đốt nhà đi! - một người Pháp nói. Piotr ngoảnh lại nhìn người vừa nói và thấy đó là một người lính đang muốn tìm cách tự an ủi sau những việc vừa xảy ra, nhưng vô hiệu. Nói chưa hết câu, hắn đã khoát tay một cái và bỏ đi.
Chương 12 Sau cuộc hành trình, họ tách Piotr ra khỏi những người bị giam khác và đưa chàng vào một ngôi nhà thờ bị phá tan hoang và bị ô uế. Đến chập tối một nhân viên sĩ quan coi nhà tù vào nhà thờ nói cho Piotr biết rằng chàng đã được tha tội chết và bây giờ sẽ được đưa vào trại tù binh. Họ đưa chàng đến một khóm nhà lán làm bằng những mảnh ván và những súc gỗ cháy dở dựng trên một cánh đồng, và dẫn chàng vào một trong những cái lán. Trong bóng tối có chừng hai mươi người thuộc đủ các hạng đứng vây lấy Piotr. Piotr nhìn họ, không hiểu họ là ai, tại sao họ ở đây và họ muốn gì chàng. Chàng cũng có nghe những lời họ nói với chàng, nhưng không rút ra được một kết luận nào và không biết dùng những điều nghe được vào việc gì hết: chàng hiểu. Họ hỏi thì chàng trả lời, nhưng chàng không rõ người đang nghe mình nói là ai và họ hiểu những câu trả lời của mình ra sao, chàng nhìn những khuôn mặt, những bóng người trong lán, và những khuôn mặt, những bóng người ấy chàng đều thấy vô nghĩa như nhau. Từ cái phút mà Piotr mục kích vụ giết người khủng khiếp kia do những người tiến hành, tuy họ không muốn làm như vậy, chàng chợt cảm thấy hình như cái dây cót giữ vững mọi vật và cho mọi vật một dáng dấp có sức sống trong tâm hổn chàng bỗng bị giật tung ta, và mọi vật đều sụp đổ thành một đống hỗn độn và vô nghĩa. Tuy chàng không có ý thức rõ rệt, lòng chàng đã mất hết tin tưởng vào tính chất hài hòa của thế giới, vào lòng người cũng như vào lòng mình, vào Thượng đế. Trước đây Piotr cũng từng có tâm trạng như vậy nhưng chưa bao giờ nó mạnh mẽ như bây giờ. Trước kia những khi trong lòng chàng nổi dậy những mối ngờ vực như thế, thì cội nguồn của nó đều là những lỗi lầm của chàng. Và những lúc ấy trong thâm tâm Piotr cảm thấy con người thoát khỏi những thất vọng, ngờ vực này có thể tìm ngay trong bản thân chàng. Nhưng bây giờ chàng cảm thấy không phải là lỗi tại chàng mà thế giới sụp để xuống trước mặt chàng như vậy, chỉ còn lại những đổng vụn vô nghĩa Chàng thấy mình không sao lấy lại được lòng tin vào cuộc sống nữa Có nhiều người vây quanh chàng trong bóng tối: chắc là họ thấy chàng có một cái gì lạ lắm. Người ta đã nói với chàng điều này điều nọ, hỏi han chàng chuyện nọ chuyện kia, rồi dẫn chàng đến chỗ này cho nọ, và cuổi cùng chàng thấy mình đứng trong góc lều bên cạnh những người nào không biết, đang nói nói cười cười chung quanh. - Anh em ạ… đây chính là cái ông hoàng thân mà... (chữ mà này được nhấn mạnh đặc biệt) - có tiếng ai nói ở góc lán đối diện. Piotr lặng thinh ngồi không động đậy trên lớp rạ trải sát vách, khi thì mở mắt ra, khi thì nhắm mắt lại. Nhưng chàng vừa nhắm mắt đã trông thấy ở phía trước hiện ra khuôn mặt khủng khiếp, đặc biệt khủng khiếp là vì nó kinh dị lạ thường, của người thợ, và những khuôn mặt của bọn sát nhân bất tự giác kia, còn khủng khiếp hơn nữa vì vẻ lo lắng bứt rứt của nó. Và chàng lại mở mắt ra, ngơ ngác nhìn bóng tối bao bọc quanh mình. Bên cạnh chàng có một người nhỏ bé ngồi cúi lom khom. Lúc đầu Piotr nhận thấy cạnh mình có người này là vì cái mùi mồ hôi rất nặng bốc ra mỗi khi hắn ta cử động. Hắn đang lúi húi trong bóng tối, cúi xuống sát bàn chân làm gì không rõ, và tuy không trông thấy mặt hắn, Piotr vẫn có cảm giác rằng hắn luôn luôn đưa mắt nhìn chàng. Khi mắt đã quen nhìn trong bóng tối, Piotr hiểu rằng người ấy đang cởi giày cởi dép gì đấy, và cách hắn ta cởi giày khiến chàng chú ý. Sau khi tháo mảnh giẻ dài quấn ở chân, hắn cẩn thận cuốn mảnh giẻ lại và lập tức chuyển sang chân kia, vừa cởi vừa liếc mắt nhìn Piotr. Trong khi một tay hắn đang treo mảnh vải lên vách, tay kia đã bắt đầu tháo mảnh vải ở chân kia. Sau khi tháo những mảnh vải quấn chân một cách cẩn thận, với những động tác tròn trĩnh, khéo léo không vấp váp, tuần tự kế tiếp nhau như vậy, người ấy treo mấy mảnh vải quấn chân lên những cái cọc đóng vào vách ở trên đầu, lấy một con dao con ra cắt một vật gì, xếp dao lại, đút xuống chỗ gối đầu, và sau khi ngồi lại cho thoải mái hơn, hắn ta đưa tay ôm lấy hai đầu géi nhô cao lên và nhìn thẳng vào Piotr, Piotr cảm thấy những động tác khéo léo, trong cách thu xếp cái góc nhà thành chỗ ở và ngay trong cái mùi mồ hôi của người ấy nữa đều có một cái gì dễ chịu và tròn trĩnh khiến cho chàng thấy bình tâm. Chàng cũng chăm chú nhìn lại. - Chắc ông đã gặp phải lắm chuyện không may, phải không? Con người bé nhỏ kia bỗng cất tiếng nói. Và trong giọng nói ngân nga của hắn ta có một âm sắc hồn hậu và dịu dàng khiến Piotr muốn trả lời, nhưng hàm dưới chàng cứ run lên, và chàng thấy nghẹn ngào không nói được. Nhưng ngay lúc ấy không để cho Piotr lộ vẻ bối rối, lại nghe cái giọng nói dễ chịu ấy nói tiếp: - Thôi anh bạn ạ, đừng buồn - người ấy nói với cái giọng ngân nga và âu yếm như giọng những bà già nông dân Nga - Đừng buồn anh ạ: khổ một giờ, sống đời đời! Thế đấy anh bạn ạ. Và nhờ trời sống thế này cũng tạm ổn. Người cũng có người xấu, người tốt - hắn nói, và chưa hết câu, hắn đã chống gối nhỏm dậy với một động tác mềm mại, rồi vừa ho hắng vừa bỏ đi đâu không rõ. - À, đồ mất dậy, đã về đấy à! - giọng nói dịu dàng lúc nãy từ cuối lều vọng lại. - Nó lại về, cái con mất dạy này này, thì ra nó cũng nhớ! Thôi thôi, được rồi. - Và người lính vừa đẩy một con chó nhỏ đang chồm lên người vừa trở về cho cũ và ngồi xuống. Tay hắn ta cầm một gói gì bọc trong miếng giẻ rách. - Đây ông xơi một chút ông ạ, - người lính nói, trở lại giọng bốc kính cẩn như cũ, tay mở gói giẻ và đưa cho Piotr mấy củ khoai nướng - Bữa ăn chiều vừa rồi có xúp. Nhưng khoai này ngon lắm. Suốt ngày hôm ấy Piotr không ăn gì, cho nên mùi khoai nướng bốc lên khiến chàng thấy dễ chịu lạ lùng. Chàng cảm ơn người lính và bắt đầu ăn. - Ấy chết, kìa, cứ thế mà ăn? - người lính mỉm cười nói đoạn lấy ra một củ khoai. - Ăn như thế này này. - Hắn ta lại lấy con dao xếp ra, để củ khoai lên lòng bàn tay cắt ra làm hai miếng bằng nhau, lấy muối gói trong những miếng giẻ rắc lên và đưa cho Piotr. - Khoai ngon lắm, - hắn nhắc lại. - ăn như thế này này, anh ăn đi. - Piotr tưởng chừng chưa bao giờ ăn món gì ngon hơn thế. - Tôi thì chẳng nói làm gì; - Piotr nói, - nhưng tại sao họ đem bắn những người khốn khổ ấy!... Người sau cùng chỉ độ hai mươi tuổi. - Suỵt suỵt, người lính nhỏ bé nói: - thật là có tội, thật là có tội... - hắn nói thêm rất nhanh, và dường như những lời nói của hắn bao giờ cũng sẵn sàng trong miệng và bất thần tuôn ra, hắn nói tiếp - Sao thế, ông ở lại Moskva à? - Tôi không ngờ chúng đến nhanh như thế. Tôi tình cờ ở lại - Piotr nói. - Thế chúng nó bắt anh như thế nào hở anh bạn? Vào nhà bắt à? - Không, tôi đi xem cháy nhà, thế là chúng nó bắt tôi, buộc cho tôi tội đốt nhà. - Đâu có xét xử là ở đấy có oan ức - người lính nhỏ bé nói. - Thế anh ở đây đã lâu chưa? - Piotr hỏi trong khi nhai nốt củ khoai cuối cùng. - Tôi ấy à? Chủ nhật vừa rồi chúng tôi tôi ra khỏi nhà thương Moskva. - Thế anh là thế nào, lính à? - Lính trung đoàn Apsenron. Bị sốt gần chết. Họ chẳng bảo gì chúng tôi cả. Trong bọn họ nằm ở nhà thương chúng tôi có cả thảy chừng hai mươi người. Họ cũng chẳng biết nữa, mà cũng chẳng ngờ. - Anh ở đây có buồn không? - Piotr hỏi. - Sao lại không buồn, anh bạn? Tôi là Planton, họ Karataiev: người lính nói thêm, chắc là để cho Piotr dễ xưng hô khi nói chuyện. - Trong đơn vị họ đùa tôi là “con điểu con”. Sao lại không buồn anh bạn! Moskva là bà mẹ của các thành phố! Trông thấy thế ai chả buồn. Nhưng con sâu ăn bắp cải thì lại chết trước bắp cải, các cụ vẫn bảo mà, - hắn ta nói thêm rất nhanh. - Sao, anh nói thế nào? - Piotr hỏi. - Tôi ấy à? - Maralaiev nói. - Tôi bảo là kẻ xét xử không phải chúng ta mà là Chúa - hắn đáp, yên trí rằng mình đang nhắc lại câu vừa nói, rồi lập tức nói tiếp: - Thế nào, anh cũng có điền trang chứ? Có nhà cửa chứ? Anh chắc là giàu có ê hề lắm nhỉ! Thế có bà chị ở nhà không? Ông cụ, bà cụ còn cả chứ? - hắn hỏi, và tuy Piotr không trông thấy hắn trong bóng tối, chàng cảm thấy môi người lính đang mỉm cười một nụ cười rụt rè và trìu mến trong khi hỏi chàng. Hắn ta hình như lấy làm buồn khi biết Piotr không còn cha mẹ, nhất là không còn mẹ. - Vợ là để bàn bạc, bà nhạc là để đón chào, nhưng không có ai quý cho bằng mẹ đẻ ra mình! - hắn nói - Thế có con không? - hắt hỏi tiếp. Khi nghe Piotr nói là không, hắn hình như lại lấy làm buồn, và vôi vã nói thêm: Thôi hai người còn trẻ, nhờ trời rồi sẽ có. Miễn sao sống với nhau cho hòa thuận. - Nhưng bây giờ thì còn thiết gì, - Piotr bất giác thốt lên. - Chà cái ông này, cái bị cũng phúc, nhà ngục cũng may chứ - Platon cãi. Hắn ngồi lại cho thoải mái, đằng hắng mấy cái, hẳn là đang sắp sửa kể một câu chuyện dài; - Đấy, ông xem, tôi đang ở nhà, - hắn mở đầu. - Điền trang thì trù phú, tất nhiên, nông dân sống khá giả, nhà tôi cũng thế, đội ơn Chúa. Cha tôi ngày ngày ra đồng cắt cỏ. Chúng tôi sống khá giả lắm. Chúng tôi ăn ở như người Cơ đốc giáo yên lành. - Thế rồi... - Và Platon kể một câu chuyện dài, chuyện hắn ta đi vào rừng cùng nhà địa chủ láng giềng đẵn gỗ chẳng may bị lão kiểm lâm bắt được. Họ đánh hắn, đem ra tòa xét xử rồi bắt đi lính; ấy thế anh bạn ạ, - hắn nói tiếp, giọng nghe hơi khác đi và đang nhoẻn miệng cười, - tưởng là chuyện buồn hóa ra là chuyện vui! Tôi mà không bị tội thì em tôi phải đi rồi! Chú nó có năm con, còn tôi thì chỉ có một mình vợ tôi ở nhà. Trước kia, tôi cũng có mụn con gái, nhưng Chúa đã gọi về từ trước khi tôi đi lính. Có dạo tôi được về phép, anh ạ, tôi thấy cả nhà sống khá giả hơn trước. Nhà rất nhiều miệng ăn, đàn bà ở nhà, hai chú nó hì đi kiếm ăn ở chỗ khác. Chỉ có Mikhailo, chú em út nhà tôi ở lại. Ông cụ nhà tôi bảo: con nào cũng như nhau; cắn móng tay nào mà chẳng đau? Thằng Planton mà không bị bắt đi lính thì thằng Mikhailo cũng phải đi. Ông lão gọi cả nhà lại đứng trước tượng thánh, ông ạ. Mikhailo, ông lão bảo thế, lại đây, cả bà nó nữa, lại đây, và cả các con nữa, lại đây mà quỳ trước tượng Chúa. Hiểu chưa? Ông lão bảo thế. Đấy, anh bạn ạ. Cũng tại số cả. Ta thì phán đoán: cái này không tốt, cái kia không ổn. Bạn ạ, hạnh phúc của ta cũng như nước ở trong cái đó bát ấy; bỏ xuống thì đầy nước, rước lên thỉ rỗng không. Thế đấy, - và Planton trở mình, ngồi lại trên ổ rơm. Ngồi lặng im một lúc, Planton đứng dậy. - Thế nào, chắc ông buồn ngủ rồi phỏng? - Planton nói đoạn bắt đầu làm dấu thánh giá rất nhanh, mồm lầm rầm cầu nguyện: - Lạy Chúa Jesus, lạy thánh Nikolai, Frolo và Lavra, lạy Chúa Jesus phù hộ cứu vớt chúng con! - Hắn kết thúc, sụp lạy sát đất, đứng dậy thở dài và ngồi xuống ổ rơm. - Thế đấy. Lạy Chúa cho con ngủ thật đầy, dậy thật dòn. - Nói đoạn hắn ta nằm xuống, kéo chiếc áo khoắc đắp lên người. - Anh đọc kinh gì thế? - Piotr hỏi. - Hả? - Plantol nói (hắn đã thiu thiu ngủ) - Kinh gì ấy à? À cầu nguyện Chúa đấy. Thế anh không đọc kinh à? - Có chứ, tôi cũng đọc, - Piotr nói. - Nhưng anh đọc cái gì mà có cả Frolo là Lavra thế? - Chứ còn sao nữa, - Planton đáp nhanh, - Đó là hai vị thánh của loài ngựa. Cũng phải thương lấy súc vật chứ? Chà, đồ mất dậy, cuộn thu lu thế hả? Ấm rồi chứ, đồ “chó đẻ”? - Planton vừa nói vừa sờ sờ con chó nằm ở dưới chân rồi lại trở mình sang một bên và ngủ thiếp đi ngay. Ở bên ngoài, xa xa đâu đó có tiếng kêu khóc, và qua những khe hở trên vách lều thắp thoáng có ánh lửa; nhưng trong lều im lặng và tối om. Piotr hồi lâu không ngủ, mắt mở thao láo nằm trong bóng tối nghe thấy tiếng ngáy đều đều của Planton nằm cạnh chàng và cảm thấy cái thế giới trước đây đã sụp đổ bây giờ lại nẩy nên trong lòng chàng và với một vẻ đẹp tinh khôi dựa trên những nền móng mới mẻ, chắc chắn không gì lay chuyển nổi. Chương 13 Piotr bị giam trong lán bốn tuần lễ. Cùng ở đây có cả thảy hai mươi ba người lính, ba người sĩ quan và hai viên chức. Về sau, khi Piotr hồi tưởng lại những ngày ấy, hình ảnh của tất cả những người đó hiện lên lờ mờ như trong đám sương mù, nhưng riêng Planton Karataiev thì vẫn mãi mãi còn lại trong lòng Piotr. Đối với chàng, đó là kỷ niệm sâu sắc nhất và thân yêu nhất, và là hiện thân của tất cả cái bản tính Nga, tốt đẹp, tròn trĩnh. Sáng hôm sau lúc tờ mờ đất, khi Piotr trông thấy người bạn mới, cái ấn tượng đầu tiên của chàng hôm qua về một cái gì tròn trĩnh lại càng được củng cố thêm: tất cả là cái bóng dáng của Planton, trong chiếc áo khoác của Pháp thắt lưng bằng sợi dây thừng, với chiếc mũ lưỡi trai và đôi giầy tết bằng thớ vỏ cây, cả cái bóng dáng ấy có một vẻ gì tròn trĩnh khác thường; đầu Planton cũng tròn vo, lưng, ngực, vai và giầy tết bằng thớ vỏ cây, cả cái bóng dáng ấy có một vẻ gì tròn trĩnh khác thường; đầu Planton cũng tròn vo, lưng, ngực, vai và ngay cả đôi tay nữa - đôi cánh tay bao giờ cũng sắp sửa ôm một cái gì đều tròn trĩnh; nụ cười dễ chịu và đôi mắt to màu nâu dịu dàng của Planton cũng tròn. Planton Karalaiev chắc phải quả năm mươi tuổi; theo những câu chuyện bác ta kể về những chiến dịch đã từng tham gia từ hồỉ còn trẻ, có thể đoán chắc như vậy. Tự bản thân bác ta thì không biết và không sao có thể nói rõ mình bao nhiêu tuổi, nhưng răng bác ta, trắng bóng và rất chắc, luôn luôn vẽ thành hai hình bán nguyệt mỗi khi bật cười, (Planton rất hay cười) đều còn nguyên và cái nào cũng rất tốt, râu tóc bác chưa có sợi nào bạc; toàn thân bác lộ rõ vẻ dẻo dai và nhất là sự rắn rỏi, sức chịu đựng. Mặt Planton tuy có những nếp nhăn nhỏ tròn tròn, vẫn có vẻ ngây thơ và trẻ trung; giọng nói bác ngân nga; nghe rất dễ chịu. Nhưng đặc biệt hơn cả là bác ta nói năng rất hồn nhiên, nhanh nhẩu, lời lẽ bao giờ cũng tự nhiên và đúng lúc. Hình như bác ta không bao giờ nghĩ gì đến những điều mình đã nói và sẽ nói, và chính vì thế mà giọng nói nhanh nhẩu và chắc chắn của bác ta có một sức thuyết phục không sao cưỡng nổi. Trong thời gian đầu bị giam cầm, Planton tỏ rakhỏe mạnh và nhanh nhẹn đến nỗi có thể tưởng chừng bác không hề biết thế nào là mệt nhọc, ốm đau. Cứ mối tối, đến khi ngủ bác ta lại nói: “Lạy Chúa con ngủ thật đẫy, dậy thật giòn”; sáng sáng ngủ dậy bao giờ cũng so vai nói: “Cuộn tròn mà ngủ, rũ mình mà dậy”. Và quả nhiên hễ bác ta nằm xuống một cái là lập tức bắt tay vào làm một việc gì không hề chần chừ lấy một giây, như trẻ con hễ thức dậy là vớ ngay lấy đồ chơi vậy. Việc gì bác ta cũng làm được; làm không khéo lắm, nhưng cũng không vụng. Bác ta nướng, luộc, khâu, bào, vá giày, lúc nào cũng luôn tay và chỉ đến đêm mới tự cho phép mình chuyện trò (bác ta rất thích nói chuyện) và ca hát. Bác ta hát không phải như những ca sĩ vốn biết người ta đang nghe mình hát, mà như loài chim, rõ ràng là hát vì thấy cần phải phát ra những nhạc thanh, cũng như cần nằm hay cần đi vậy, và những âm thanh ấy bao giờ cũng thanh thanh dịu dịu, buồn man mác, gần như tiếng hát của đàn bà, và những khi hát nét mặt bác rất nghiêm trang. Bị bắt làm tù binh, bác để râu mọc xồm xoàm, hình như đã cởi bỏ những gì xa lạ mà cuộc đời lính đã khoác lên người bác, và trở về với nếp sống cũ của người dân cày, của nhân gian. “Lính giải ngũ rồi thì áo bỏ ngay ra ngoài quần” [254] - Planton thường nói. Bác ta không thích nhắc đến thời đi lính, tuy cũng không khi nào than phiền về quãng đời đó, và thường nói rằng suốt thời gian tại ngũ bác ta chưa bị đánh roi nào. Những khi kể chuyện, bác thường thích kể hơn là những kỉ niệm xưa mà chắc là bác trân trọng đặc biệt, những kỉ niệm cuộc đời nông dân, cuộc đời “Cơ Đốc” [255] như bác vẫn nói. Những câu tục ngữ nhan nhản trong lời nói của bác ta không phải là những tục ngữ phần lớn thô tục và bạo miệng mà lính tráng hay dùng; đó là những câu ngạn ngữ dân gian, những câu tách riêng ra thì có vẻ vô nghĩa nhưng khi nói đúng lúc thì bỗng bao hàm những ý nghĩa khôn ngoan một cách thâm thuý. Nhiều khi bác ta nói trái hẳn lại với điều đã nói trước, nhưng cả hai điều đó cũng đều đúng như nhau. Bác thích nói và nói rất hay, luôn tô điểm lời nói của mình bằng những danh từ âu yếm [256] và những câu tục ngữ mà Piotr có cảm tưởng là chính bác ta đặt ta; nhưng điều thú vị hơn cả là qua cửa miệng Planton, những sự việc hết sức tầm thường, đôi khi chính là những sự việc mà Piotr vẫn thường thấy nhưng không để ý, bỗng dưng có một vẻ đẹp gì trang trọng lạ thường. Planton thích nghe những câu chuyện cổ tích mà cứ tối tối một người lính lại kề (tối nào cũng vẫn chuyện ấy) nhưng bác thích nghe hơn cả là những mẩu chuyện về cuộc sống thật. Bác mỉm cười vui sướng trong khi nghe chuyện, thỉnh thoảng lại đệm một lời hay hỏi một câu nhằm tìm cho ra cái gì tốt đẹp trong những điều nghe kể. Karataiev không hề có những tình quyến luyến, tình bạn hay tình yêu như Piotr quan niệm. Nhưng bác ta yêu mến và gần gũi tất cả những gì cuộc sống run rủi cho bác tiếp xúc, và nhất là con người - không phải một con người nào nhất định, mà tất cả những con người đang ở trước mặt bác ta. Bác ta yêu mến con chó của bác, yêu mến các bạn cùng lán, yêu mến những người lính Pháp, yêu mến Piotr là người nằm cạnh bác. Nhưng Piotr cảm thấy rằng tuy bác ta đối với chàng ân cần và thân mật như vậy (một phần, cũng vì bác ta bất giác trân trọng cuộc sống tinh thần của Piotr), nhưng nếu phải từ giã chàng thì bác ta cũng sẽ buồn không phiền lấy một phút. Và Piotr cũng bắt đầu có một tình cảm như vậy đối với Karataiev. Đối với tất cả các tù binh khác, Planton Karataiev là người lính hết sức bình thường; họ gọi bác là “con điều hâu” hay là Palatosa, họ chế giễu bác một cách hồn hậu, và nhờ bác đi việc này việc nọ.
Nhưng đối với Piotr, Planton, vẫn như khi chàng gặp bác ta lần đầu là cái hiện thân bí ẩn, tròn trĩnh và vĩnh cửu của tinh thần giản dị và chân thật, và mãi mãi về sau vẫn như thế. Planton Karataiev không thuộc lòng một cái gì hết ngoài lời cầu nguyện của bác. Những khi bắt đầu nói, hình như bác ta chẳng biết mình sẽ kết thúc ra sao. Đôi khi Piotr, kinh ngạc vì ý nghĩa sâu sắc của câu bác ta vừa nói, yêu cầu bác nhắc lại một lần nữa. Nhưng Planton không sao nhớ được điều mình vừa nói cách đây một phút, - cũng như không sao đọc lại lời bài hát ưa thích của mình cho Piotr nghe. Trong bài hát có những câu: “Mẹ yêu dấu”, “cây bạch dưong nhỏ” và “ta buồn lắm” nhưng nghe cả bài thì những câu ấy chẳng có mạch lạc gì cả. Bác ta không hiểu và không sao hiểu được nghĩa của những từ tách ra khỏi câu nói. Mỗi lần nói, mỗi hành động của bác đều là sự thể hiện của một hoạt động mà bác không hề ý thức: cuộc sống của bác. Nhưng cuộc sống của Planton thì, theo như bác quan niệm, không hề có ý nghĩa nếu tách riêng ra một mình. Nó chỉ có ý nghĩa khi là một bộ phận nhỏ của một cái tổng thể mà bác luôn luôn cảm biết. Lời lẽ và hành động của bác toát ra từ bản thân bác cũng đều đặn tất yếu và trực tiếp như mùi hương toát ra từ cánh hoa. Bác không thể hiểu giá trị hay ý nghĩa của một hành động hay một lời nói tách rời. Chương 14 Được Nikolai cho biết tin anh nàng đang ở với gia đình Roxtov ở Yaroxlavl, công tước tiểu thư Maria, bất chấp những lời can ngăn của bà dì, lập tức sửa soạn ra đi, không những thế, nàng lại còn đem cả đứa cháu trai cùng đi nữa. Đi như vậy có khó khăn gì không, liệu có đi được không, nàng không hề hỏi và không muốn biết; bổn phận của nàng không những là phải ở bên cạnh anh nàng, có lẽ bây giờ đang hấp hối cũng nên, mà còn phải làm đủ cách để đưa con trai đến cho anh nàng gặp mặt. Và nàng đã nhất quyết ra đi. Nàng tự nhủ rằng sở dĩ công tước Andrey không cho nàng biết tin này là vì hoặc chàng yếu quá không viết thư được, hoặc chàng cho rằng nàng và đứa con trai của chàng đi một quãng đường xa xôi như vậy thì quá gian nan và nguy hiểm. Chỉ vài ngày tiểu thư Maria đã sửa soạn xong để lên đường. Xe cộ của nàng gồm có cỗ xe kiệu to tướng của lão công tước - chiếc xe mà nàng đã dùng để đến Voronez, mấy chiếc xe britska và mấy chiếc xe chở đồ. Cùng đi với nàng có cô Burien, Nikoluska với ông gia sư, bà u già, ba người nữ tỳ, Tikhon, một người nội bộc trẻ tuổi và một người hành bộc của bà dì phải đi theo nàng. Không thể không nghĩ đến chuyện đi theo con đường Moskva như thường lệ được, công tước tiểu thư Maria phải đi theo một con đường vòng qua Lipetxki, Ryazan, Vladimir. Con đường này rất dài, rất khó đi vì nhiều nơi không có trạm đổi ngựa, và qua vùng Ryazan lại còn nguy hiểm nữa là khác, vì nghe đâu quân Pháp đã xuất hiện ở vùng này. Trong cuộc hành trình vất vả, cô Burien, Dexal và những người tôi tớ của công tước tiểu thư Maria đều phải lấy làm lạ vì sự cương nghị và sức hoạt động của nàng. Nàng bao giờ cũng đi ngủ sau cùng và dậy trước mọi người, và không có khó khăn trở ngại nào có thể ngăn cản nàng được. Nhờ sức hoạt động và nghị lực của nàng cổ vũ các bạn đồng hành, cuối tuần lễ thứ hai họ đã gần đến Yaroxlav. Trong thời gian vừa qua ở Voronez, tiểu thư Maria đã được hưởng cái hạnh phúc êm đẹp nhất trong đời nàng. Tình yêu của nàng đối với Roxtov không còn làm cho nàng bứt rứt và khích động nữa. Tình yêu đó đã tràn ngập lòng nàng, đã trở thành một bộ phận khăng khít của bản thân nàng và nàng không còn đấu tranh với tình cảm nữa. Trong thời gian gần đây, công tước tiểu thư Maria đã thấy rõ tuy nàng chưa bao giờ tự nói với mình điều đó bằng những từ ngữ rõ ràng minh xác - rằng mình yêu và được yêu. Nàng đã thấy rõ như vậy trong lần gặp gỡ sau cùng với Nikolai khi chàng đến báo cho nàng biết rằng anh nàng hiện ở với gia đình Roxtov. Nikolai không hề có một lời nào ám chỉ rằng bây giờ những quan hệ trước kia giữa công tước Andrey và Natasa (nếu công tước Andrey qua khỏi) sẽ được nối lại, nhưng cứ nhìn gương mặt chàng, tiểu thư Maria cũng thấy rằng chàng biết và có nghĩ đến điều đó. Ấy thế mà không những thái độ của chàng đối với nàng một thái độ trân trọng, dịu dàng và chan chứa tình yêu - vẫn không thay đổi, mà chàng còn có vẻ như lấy làm mừng rằng quan hệ thân thuộc giữa chàng đối với tiểu thư Maria cho phép chàng tỏ bày một cách tự do hơn mối tình bạn và tình yêu của chàng, tiểu thư Maria có đôi khi nghĩ như vậy. Tiểu thư Maria biết rằng nàng yêu lần này là lần đầu tiên và là lần cuối cùng trong đời, và cảm thấy mình được yêu, nàng thấy vui sướng và điềm tĩnh về phương diện này. Nhưng niềm vui này không những không làm mờ nhạt bớt tình thương xót của nàng đối với người anh, mà ngược lại, trạng thái yên tâm về mặt này lại khiến nàng có thể hoàn toàn buông mình theo tình thương ấy. Khi mới lên được ở Voronez, cảm xúc ấy mạnh đến nỗi khi nhìn gương mặt bơ phờ, tuyệt vọng của nàng, những người cùng đi yên trí rằng nàng nhất định sẽ ốm dọc đường; nhưng chính những nỗi khó khăn và những nỗi lo lắng trong cuộc hành trình, mà nàng đã dốc toàn lực vào để giải quyết, đã giúp nàng tạm thời khuây khỏa và cho nàng có thêm sức mạnh. Cũng như thường lệ những khi người ta đi đường trường công tước tiểu thư Maria chỉ nghĩ đến cuộc hành trình mà quên bẵng cả mục đích của nó. Nhưng khi đến gần Yaroxlav, khi lại sực nhớ đến những sự việc có thể đang chờ đón mình, không phải sau mấy ngày nữa, mà chỉ ngay tối nay thôi, nỗi xúc động của tiểu thư Maria dâng lên đến cực điểm. Khi người hành bộc, được phái đến Yaroxlav trước để hỏi xem gia đình Roxtov ở đâu và hiện tình công tước Andrey ra sao, quay trở về và gặp chiếc xe kiệu lớn đang tiến vào thành phố ở gần trạm kiểm soát, anh ta hoảng sợ vì thấy khuôn mặt xanh xao một cách khủng khiếp của công tước tiểu thư Maria ló ra ngoài cửa xe. - Thưa tiểu thư, con đã hỏi đủ cả: gia đình Roxtov hiện đang ở cạnh quảng trường, ở nhà một người lái buôn tên là Bronniko. Gần đây thôi ạ, ngay sát bờ sông Volga - người hành bộc nói. Công tước tiểu thư Maria đưa đôi mắt hoảng sợ và băn khoăn nhìn vào mắt người hành bộc, không hiểu tại sao anh ta lại không trả lờt câu hỏi quan trọng nhất: Anh ta hiện ra sao? Cô Burien hỏi hộ nàng: - Công tước thế nào? Công tước đại nhân cùng ở với gia đình Roxtov trong ngôi nhà ấy. “Thế nghĩa là anh ấy còn sống” - công tước tiểu thư nghĩ thầm và hỏi khẽ: - Anh tôi ra sao? - Nghe người ta nói là vẫn thế ạ. “Vẫn thế” nghĩa là thế nào thì công tước tiểu thư Maria không hỏi. Nàng liếc mắt nhanh sang nhìn thằng Nikoluska lên bảy đang ngồi trước mặt nàng, vui mừng ngắm cảnh phố phường, rồi nàng cúi đầu xuống và không ngẩng lên nữa mãi cho đến khi chiếc xe nặng nề đang vừa lắc lư vừa lăn ầm ầm bỗng dừng lại. Cái bậc xe bỏ xuống đất nghe đánh xịch một tiếng loảng xoảng. Cửa xe mở ra. Bên trái là sông Volga bát ngát, bên phải là một cái thềm nhà; trên thềm có nhiều người gia nô và một người con gái nào da dẻ hồng hào, làn tóc đen tết thành một chiếc bím dày, đang mỉm một nụ cười vờ vĩnh trông đến khó chịu, công tước tiểu thư Maria có cảm tưởng như vậy (người đó là Sonya). Công tước tiểu thư chạy lên mấy bậc thềm, người con gái có nụ cười vờ vĩnh nói: “Đây ạ đây ạ!” và công tước tiểu thư thấy mình đứng trong một gian tiền phòng, trước mặt một người đàn bà đã có tuổi, kiểu mặt như người phương Đông, đi ra đón nàng, vẻ cảm động. Đó là bá tước phu nhân. Bà ôm lấy tiểu thư Maria và hôn nàng. - Con ơi! - bà nói. - Ta yêu con và đã biết con từ lâu. Tuy đang bồi hồi xúc động, công tước tiểu thư Maria cũng hiểu rằng đó là bá tước phu nhân, và cần phải nói với phu nhân một câu gì mới được. Nàng ấp úng nói mấy câu tiếng Pháp đáp lễ (nàng cũng chẳng biết mình làm thế nào mà nói được như vậy), với cái giọng mà người ta đã dùng để nói với nàng, rồi hỏi: “Anh ấy thế nào rồi ạ?” - Bác sĩ bảo là không có gì nguy hiểm, - bá tước phu nhân nói, nhưng trong khi nói như vậy, bà lại thở dài ngước mắt nhìn lên trời, và trong cử chỉ đó có một cái gì trái hẳn với câu nói của bà. - Anh ấy ở đâu? Có thể gặp anh ấy được không ạ? - Công tước tiểu thư hỏi. - Được chứ, được chứ, cô bạn ạ, cô sẽ gặp ngay. Con anh ấy đây à? - bá tước phu nhân quay về phía Nikoluska bấy giờ đang đi với Dexal vào phòng. - Sẽ có đủ chỗ, nhà này rộng lắm. Ồ, cậu bé xinh quá! Bá tước phu nhân đưa công tước tiểu thư vào phòng khách. Sonya nói chuyện với Burien. Bá tước phu nhân vuốt ve cậu bé. Lão bá tước bước vào phòng chào hai công tước tiểu thư. Lão bá tước đã thay đổi nhiều từ dạo ông gặp công tước tiểu thư lần cuối cùng. Dạo ấy ông hãy còn là một ông già linh hoạt, vui vẻ đầy lòng tự tin, bây giờ ông là một con người lạc lõng, thảm hại. Trong khi nói chuyện với công tước tiểu thư, ông luôn luôn đưa mắt nhìn quanh như thể muốn hỏi mọi người xem mình làm như thế có được không. Sau khi Moskva bị thiêu huỷ và tài sản bị thất tán, còn mình thì bị tách ra khỏi nếp sống quen thuộc, bá tước hình như đã mất ý thức về lẽ sống của mình và cảm thấy mình bây giờ không còn chỗ đứng trong cuộc đời nữa. Tuy chỉ mong sao được gặp anh ngay, và bực bội trong khi chỉ mong được thấy mặt anh mà người ta lại cứ ám lấy nàng và vờ vĩnh khen ngợi đứa cháu của nàng, công tước tiểu thư như Maria cũng để ý thấy tất cả những việc đang diễn ra quanh nàng, và thấy cần phải tạm khuất phục cái trật tự mới của nơi nàng vừa đến. Nàng biết rằng tất cả những cái đó đều không thể tráoh được và không lấy làm bực mình vì họ. - Đây là cháu gái tôi, - Bá tước giới thiệu Sonya, công tước tiểu thư chưa biết nó à? Công tước tiểu thư quay về phía Sonya, và cố nén cái cảm giác thù địch đang nổi dậy trong lòng, nàng hôn Sonya. Nhưng nàng thấy khổ tâm vì tâm trạng của tất cả những người ở chung quanh sao khác xa những điều đang xôn xao trong lòng nàng quá. - Anh ấy ở đâu? - nàng lại hỏi lại tất cả mọi người một lần nữa. - Anh ấy ở dưới nhà ạ! Natasa đang ngồi với anh ấy, - Sonya đỏ mặt nói, - Đã cho người đi hỏi rồi ạ. Chắc tiểu thư mệt lắm, phải không ạ? Công tước tiểu thư ứa nước mắt vì tức bực. Nàng quay mặt đi và toan hỏi lại. Bá tước phu nhân một lần nữa xem phải đi lối nào để đến phòng công tước Andrey thì ngoài cửa có những tiếng bước nhẹ nhàng, rất nhanh, nghe như vui vẻ. Công tước tiểu thư quay lại nhìn và thấy Natasa đi như chạy vào phòng, Natasa, người mà hồi nào gặp ở Moskva đã gây cho nàng nhiều ác cảm như vậy. Nhưng công tước tiểu thư vừa thoáng nhìn lên gương mặt Natasa thì đã hiểu rằng đây là một người thật sự cùng chung nỗi buồn với nàng, và do đó là bạn của nàng. Nàng lao người ra đón Natasa, ôm lấy nàng, và úp mặt lên vai Natasa mà khóc. Đang ngồi trên đầu giường công tước Andrey, Natasa được tin công tước tiểu thư đến, nàng lặng lẽ đi ra khỏi phòng với những bước chân nhanh nhẹn mà công tước tiểu thư Maria nghe như vui vẻ đón, để chạy tới gặp nàng. Khi nàng chạy vào phòng, trên gương mặt khích động của nàng chỉ biểu lộ tình cảm - tình yêu thương đối với chàng, đối với tiểu thư Maria, đối với tất cả những gì gần gũi với người mà nàng yêu, niếm trắc ẩn, nỗi đau xót vì những người khác và lòng mong muốn thiết tha quên tất cả đời mình để giúp họ. - Có thể thấy rõ rằng giây phút ấy trong tâm trí Natasa không hề có một ý nghĩ nào về mình, về những mối quan hệ của mình với công tước Andrey. Vốn có một trực giác nhạy bén, công tước tiểu thư Maria thoạt nhìn gương mặt Natasa đã hiểu ngay tất cả điều đó. Nàng khóc trên vai Natasa với một nỗi buồn pha lẫn một cảm giác vui sướng. - Đi đi ta vào với anh ấy đi, Maria, - Natasa nói đoạn dẫn nàng sang phòng bên. Công tước tiểu thư Maria ngẩng đầu lên, lau nước mắt và quay mặt về phía Natasa nàng sẽ biết hết sự tình. - Anh ấy. - nàng bắt đầu hỏi, nhưng lại ngừng bặt. Nàng thấy không thể nào dùng ngôn ngữ để hỏi han hay để trả lời được. Gương mặt và đôi mắt của Natasa tất phải nói hết với nàng, rõ hơn và sâu hơn. Natasa nhìn nàng, nhưng hình như Natasa đang lo sợ và phân vân - có nên nói tất cả những điều mà nàng biết với công tước tiểu thư hay không: nàng dường như cảm thấy rằng trước đôi mắt trong sáng này, đang dọi suốt vào đáy lòng nàng, không thể không nói hết, nói hết sự thật đúng như nàng đã thấy. Môi Natasa bỗng run lên, miệng chúm lại thành những nếp nhăn xấu xí, rồi nàng bật lên tiếng khóc thổn thức và lấy tay bưng mặt. Công tước tiểu thư hỏi Natasa. - Nhưng vết thương của anh ấy ra sao? - Nói chung tình trạng anh ấy thế nào? - Tiểu thư… tiểu thư sẽ thấy, - Natasa chỉ nói được như vậy. Họ ngồi một lát ở nhà dưới, cạnh phòng chàng, để đủ thì giờ nín khóc mà vào phòng chàng với vẻ mặt điềm tĩnh. - Bệnh trạng diễn biến từ đầu ra sao? Bệnh tăng đã lâu chưa? - Cái đó xảy ra từ bao giờ? - công tước tiểu thư Maria hỏi. Natasa kể rằng thời gian đầu bệnh tình có nguy kịch vì trạng thái sốt nóng và những cơn đau, nhưng đến Troisk thì đỡ, và bác sĩ chỉ còn lo một điều là chứng hoại thư, nhưng rồi nguy cơ này cũng qua khỏi. Khi đến Yaroxlav, vết thương bắt đầu mưng mủ (Natasa biết tất cả những điều gì có dính dáng đến hiện tượng mưng mủ v.v.) và bác sĩ nói rằng quá trình mưng mủ có thể diễn biến tốt. Rồi công tước Andrey lại sốt. Bác sĩ nói rằng cơn sốt này không lấy gì làm nguy hiểm. Nhưng cách đây hai ngày, - Natasa bắt đầu nói. - bỗng dưng cái đó xảy ra… nàng nén những tiếng thổn thức. - Tôi không hiểu tại sao, nhưng tiểu thư sẽ thấy rõ anh ấy như thế nào. - Yếu đi! Gầy đi à?… - công tước tiểu thư hỏi. - Không, không phải thế, còn tệ hơn nữa. Chị sẽ biết. Ôi Maria anh ấy tốt quá, anh ấy không thể… anh ấy không thể sống bởi vì… Chương 15 Khi Natasa, với một động tác quen thuộc, mở cửa phòng công tước Andrey ra và tránh sang một bên nhường lối cho công tước tiểu thư vào trước, tiểu thư Maria đã thấy nghẹn ngào trong cổ chỉ chực khóc òa òa lên. Dù nàng có chuẩn bị tinh thần, có cố trấn tĩnh bao nhiêu; nàng cũng vẫn biết rằng mình không sao đủ sức trông thấy anh mà không khóc được. Tiểu thư Maria hiểu Natasa muốn nói gì khi nàng bảo là cái đó đã xảy ra cách đây hai ngày. Nàng hiểu rằng như thế nghĩa là công tước Andrey bỗng nhiên đã dịu hẳn lại và đó chính là dấu hiệu của cái chết. Khi đến gần cánh cửa, nàng đã trông thấy trong tưởng tượng khuôn mặt của Andrey mà nàng đã từng biết hồi còn nhỏ, vẻ mặt dịu dàng, hiền hòa mà về sau nàng ít khi thấy ở chàng, cho nên bao giờ cũng có sức tác động rất mạnh đối với nàng. Nàng biết chàng sẽ nói với nàng những lời dịu dàng, âu yếm, như những lời cha nàng đã nói trước khi tắt thở, nàng biết mình sẽ không nén nổi lòng và sẽ khóc òa lên trước mặt chàng. Nhưng trước sau rồi cũng đành phải thế, và nàng bước vào phòng. Những tiếng thổn thức mỗi lúc một dâng lên trong cổ nàng, trong khi đôi mắt cận thị của nàng mỗi lúc một thấy rõ hơn hình dáng và khuộn mặt chàng và sau cùng nàng thấy rõ những nét mặt và bắt gặp đôi mắt chàng. Chàng nằm trên chiếc đi văng lót nhiều gối đệm, mình mặc chiếc áo dài nội tấm lót lông. Chàng gầy và xanh. Một bàn tay gầy gò trắng nhợt và trong suốt của chàng cầm một chiếc mùi xoa, còn bàn tay kia khẽ đưa ngón lên vuốt mấy sợi râu mép mỏng mọc đã dài. Mắt chàng nhìn hai người đang bước vào phòng. Trông thấy mặt chàng và đôi mắt chàng nhìn công tước tiểu thư, Maria bỗng đi chậm lại. Nàng cảm thấy nước mắt mình bỗng khô đi và những tiếng thổn thức trong cổ ngừng bặt. Trông thấy vẻ mặt và khóe mắt của chàng, nàng bỗng thấy e sợ và cảm thấy mình có lỗi “Nhưng ta có lỗi gì?” - nàng tự hỏi… - “Có lỗi ở chỗ cô sống và nghĩ đến những cái gì đang sống, còn tôi…!” - Đôi mắt lạnh lùng nghiêm nghị của chàng đáp lại. Trong đôi mắt ấy, một đôi mắt không nhìn ở bên ngoài mà là nhìn vào bên trong mình, có một cái gì hầu như thù địch, khi chàng chậm rãi đưa mắt nhìn em gái. Chàng cầm lấy tay em gái và hôn nàng, như thường lệ ngày trước. - Chào em, Maria, em làm thế nào đến được tận đây? - chàng nói với một giọng thản nhiên và xa lạ như đôi mắt chàng. Giả sử chàng thét lên một tiếng vọng, tiếng thét ấy hẳn sẽ làm cho tiểu thư Maria đỡ hoảng sợ hơn là giọng nói này.
- Em đem cả cháu Nikoluska đến nữa à? - chàng nói, giọng vẫn bình thản, chậm rãi như trước, và rõ ràng là có vẻ như đang cố nhớ ra. - Sức khỏe anh nay ra sao? - Tiểu thư Maria nói, và chính nàng cũng lấy làm lạ về câu hỏi của mình. - Cái đó thì phải hỏi bác sĩ, em ạ? - chàng đáp, và hình như lại cố gắng một lần nữa để tỏ vẻ trìu mến, chàng nói thêm. - Cảm ơn em đã đến! - Có thể thấy rõ ràng chàng lại chỉ nói bằng đầu môi và không để tâm vào lời lẽ của mình. Công tước tiểu thư Maria xiết tay chàng. Chàng hơi nhăn mặt một chút khi nàng xiết tay như vậy. Chàng lặng thinh, và nàng không biết nói gì. Nàng đã hiểu cái điều đã xảy đến với chàng từ hai ngày nay. Trong những lời lẽ, trong giọng nói của chàng và nhất là trong khóe nhìn ấy - một cái nhìn lạnh lùng, gần như thù địch - có thể cảm thấy một sự cách vời đối với những gì thuộc về trần thế, khiến người đang sống phải kinh sợ. Hình như chàng phải chật vật lắm mới hiểu được những cái gì thuộc về cõi sống; nhưng đồng thời cũng có thể cảm thấy sở dĩ chàng không hiểu không phải vì không còn đủ sức để hiểu, mà vì chàng đã hiểu một cái gì khác, một cái gì mà người sống không hiểu và không thể nào hiểu nổi, và cái đó đã thu hút hết tâm trí chàng. - Phải, số phận đã run rủi cho chúng tôi gặp nhau lại một cách kỳ lạ như thế đấy! - Chàng nói, chấm dứt phút im lặng, và chỉ vào Natasa - Cô ấy suốt ngày săn sóc anh. Công tước tiểu thư Maria lắng nghe mà không hiểu chàng nói gì Làm sao công tước Andrey, một người tế nhị, dịu dàng như vậy, mà lại có thể nói như thế trước mặt người con gái mà mình yêu. Người con gái đang yêu mình! Nếu chàng nghĩ mình sẽ sống, thì chàng đã không nói điều đó với một giọng lạnh lùng khó chịu như vậy. Nếu chàng biết mình sẽ chết, thì làm sao chàng lại không thương hại nàng, làm sao chàng lại có thể nói như vậy trước mặt nàng được? Chỉ có thể có một cách giải thích, là bây giờ chàng thờ ơ với hết thảy mọi sự, và như vậy là vì có một cái gì khác, một cái gì tối quan trọng, đã mở ra trước mắt chàng. Cuộc nói chuyện diễn ra lạnh nhạt, lúng túng và phút phút lại đứt quãng. - Maria đi qua đường Ryazan đấy, - Natasa nói. Công tước Andrey không để ý thấy nàng gọi em gái chàng là Maria, Natasa thì lần đầu tiên nhận thấy mình gọi tiểu thư Maria như vậy. - Thế nào? - Chàng hỏi. Chị ấy có nghe họ kể lại là Moskva đã cháy trụi, đâu hình như… Natasa ngừng bặt, không thể nào nói chuyện được. Chàng rõ ràng là đang cố gắng lắng nghe, nhưng vẫn không chú ý nổi. - Phải, cháy hết rồi, nghe họ bảo thế. - Chàng nói, - Thật đáng tiếc… Đoạn chàng bắt đầu nhìn thẳng phía trước, mấy ngón tay lơ đễnh vuốt hàng ria mép lún phún. - Maria ạ, thế em có gặp bá tước Nikolai à? - Công tước Andrey nói, hẳn là muốn cho họ vui lòng. - Anh ấy có viết thư về gia đình ở đây nói là yêu em lắm, - chàng nói tiếp một cách giản dị, bình thản, hẳn là không đủ sức, hiểu cái ý nghĩa phức tạp mà câu nói này có thể có đối với những người đang sống. Nếu em cũng yêu anh ấy thì… hai người lấy nhau à rất tốt - chàng nói thêm, hơi nhanh hơn trước một chút, tưởng như hài lòng vì đã tìm được những chữ mà mình tìm mãi không ra. Công tước tiểu thư Maria nghe lời chàng nói, nhưng những lời lẽ ấy đối với nàng không có ý nghĩa nào khác hơn là cho nàng thấy rõ hiện nay chàng đã xa cách đến nhường nào tất cả những gì thuộc về cõi sống. - Nói đến em làm gì! - nàng điềm tĩnh đáp và liếc nhìn Natasa, Natasa cảm thấy cái nhìn ấy đặt lên mình nhưng nàng không nhìn lại. Cả ba người lại lặng thinh. - Anh Andrey ạ, anh có muốn… - Công tước tiểu thư Maria bỗng cất giọng run run, - anh có muốn gặp cháu Nikoluska không? Cháu nhắc đến anh luôn đấy. Công tước Andrey lần đầu tiên hơi nhếch mép mỉm cười, nhưng tiểu thư Maria, vốn biết rất rõ gương mặt chàng, hoảng sợ hiểu ra đó không phải là một nụ cười vui mừng, thương yêu đối với đứa con, mà là một nụ cười chế giễu kín đáo, nhẹ nhàng đối với tiểu thư Maria đã dùng đến thủ đoạn cuối cùng (theo như nàng nghĩ) để đưa chàng về cõi sống. - Có ,anh rất mừng. Nikoluska có khỏe không? Khi họ dẫn Nikoluska vào gặp công tước Andrey - Cậu bé sợ sệt nhìn cha nhưng không khóc, vì bấy giờ chẳng có ai khóc cả, - chàng hôn con và rõ ràng là không biết nói gì với nó. Khi họ dẫn đứa bé ra ngoài, Công tước tiểu thư Maria đến cạnh giường một lần nữa, hôn anh, và không sao kìm nổi được, nàng òa lên khóc nức nở. Công tước Andrey nhìn nàng đăm đăm. - Em nghĩ đến Nikoluska à? - Chàng hỏi. Tiểu thư Maria vừa khóc vừa gật đầu. - Maria, em cũng biết sách Phúc â… nhưng rồi im bặt. - Anh nói sao? - Không, có gì đâu. Không nên khóc ở đây, - chàng nói, mắt vẫn nhìn nàng lạnh lùng như cũ. Khi công tước tiểu thư Maria khóc, chàng hiểu rằng nàng khóc vì nghĩ đến nông nỗi Nikoluska sẽ mồ côi cha. Chàng cố hết sức trở về với cõi sống và với quan niệm của hai người. “Phải, chắc họ phải cho thế là thê thảm lắm! - Chàng nghĩ - Nhưng thực ra nó đơn giản biết chừng nào!” “Chim trời không gieo, không gặt, nhưng đức Chúa Cha nuôi chúng nó sống” [257] - Chàng tự nhủ, và toan nói với Công tước tiểu thư như vậy “Nhưng thôi, họ sẽ hiểu theo cách của họ, họ không hiểu được đâu! Họ không thể hiểu rằng tất cả những tình cảm mà họ trân trọng, tất cả những ý nghĩ mà họ cho là quan trọng như vậy thật ra đều vô ích. Ta và họ không thể hiểu được nhau” - Và chàng lặng thinh. Đứa con trai của công tước Andrey đã lên bảy. Nó mới đọc được lõm bõm, và chưa biết gì cả. Kể từ ngày hôm ấy nó mới bắt đầu biết cảm nghĩ, có thêm khiếu quan sát và kinh nghiệm; nhưng giả sử lúc ấy nó có tất cả những phẩm chất đó nó cũng sẽ không thể nào hiểu một cách rõ hơn, sâu hơn lúc bấy giờ tất cả ý nghĩa của cái cảnh diễn ra giữa cha nó, tiểu thư Maria và Natasa, bây giờ nó đã hiểu được tất cả, nó không khóc khi bước ra khỏi phòng, nó lặng lẽ lại gần Natasa bấy giờ cũng bước ra theo, ngước đôi mắt xinh đẹp tư lự nhìn nàng có chiều rụt rè, cái môi trên hơi cong của nó run run, nó tựa đầu vào người nàng và khóc. Từ hôm đó nó tránh Dexal, tránh Bá tước phu nhân, người vẫn hay vuốt ve nó, và hoặc ngồi một mình, hoặc mon men đến gần tiểu thư Maria hay Natasa mà bây giờ hình như nó yêu hơn cả cô nó, rồi im lặng và rụt rè vuốt ve. Chương 16 Công tước Andrey không những biết rằng mình sẽ chết, mà còn cảm thấy mình đang chết, thấy mình đã chết một nửa. Chàng biết mình đang xa lạ dần với tất cả những cái gì thuộc về trần thế, và có một cảm giác lâng lâng hoan hỷ và kỳ dị. Không vội vã không lo lắng, chàng chờ đợi điều này sắp xảy đến. Cái cõi vĩnh hằng, đáng sợ huyền bí mà suốt cuộc đời chàng không lúc nào không cảm thấy, nay đã gần chàng lắm, và cái cảm giác lâng lâng kỳ dị của chàng lúc này chứng tỏ đối với chàng nó đã gần như dễ hiểu, hữu tình, cụ thể… Trước kia chàng vẫn sợ chết. Chàng đã hai lần thể nghiệm cảm giác sợ chết, cái cảm giác day dứt khủng khiếp ấy, nhưng bây giờ chàng không còn hiểu nó nữa. Lần đầu tiên chàng thể nghiệm cái cảm giác này là khi quả tạc đạn quay tít trước mặt chàng như một con quay, và chàng thì nhìn những đống rạ, những bụi cây, bầu trời, và biết rằng trước mặt chàng là cái chết. Đến khi chàng tỉnh dậy sau thời gian ngất đi vì vết thương và trong tâm hồn chàng, dường như bỗng chốc được giải phóng khỏi gánh nặng của cuộc sống, đã nở rộ đóa hoa của tình yêu vĩnh viễn, tự do, không lệ thuộc vào cõi đời này, thì chàng không còn sợ chết và không còn nghĩ đến cái chết nữa. Trong những giờ phút cô đơn đau xót, nửa mê nửa tỉnh mà chàng đã trải qua sau khi bị thương, chàng càng nghĩ đến cái nguyên lý mới mẻ của tình yêu vĩnh viễn mở ra trước mắt, thì lại càng bất giác thoát ra khỏi cuộc sống trần tục. Yêu mọi vật, yêu mọi người, luôn luôn hy sinh mình cho tình yêu, có nghĩa là không yêu ai hết, có nghĩa là không sống một cuộc sống trần gian này nữa. Và càng đi sâu vào nguyên lý của tình yêu này, càng thoát ly cuộc sống, chàng lại xóa bỏ hẳn cái tính trở ngại đáng sợ vẫn đứng ở giữa cuộc sống và cái chết khi ta không có tình yêu. Trong thời gian gần đây, mỗi khi chàng nhớ rằng mình phải chết, chàng lại tự nhủ: “Ừ thì thôi, càng tốt”. Nhưng sau cái đêm ở Mytisi, khi trong lúc nửa mê nửa tỉnh chàng thấy xuất hiện người con gái mà chàng khao khát, và khi chàng áp môi vào bàn tay nàng mà khóc những giọt nước mắt lặng lẽ và vui mừng, thì tình yêu đối với một người đàn bà đã bất giác len lỏi vào lòng chàng và lại gắn bó chàng với cuộc sống. Và những ý nghĩa vừa vui vừa mừng vừa hồi hộp bắt đầu dồn dập tràn tới. Bây giờ, nhớ lại cái phút trông thấy Kuraghin ở trạm cứu thương, chàng không còn có thể trở về với tình cảm lúc ấy được nữa, bây giờ lòng chàng đang bứt rứt với câu hỏi: Hắn còn sống không? Nhưng chàng không dám hỏi. Bệnh trạng của chàng diễn biến theo trình tự bình thường. Nhưng sự kiện mà Natasa gọi là cái đó đã đến với chàng, thì đã xảy ra hai ngày trước khi công tước tiểu thư Maria đến. Đó là cuộc vật lộn cuối cùng giữa cuộc sống và cái chết trong linh hồn công tước Andrey, và cái chết đã thắng. Đó là sự nhận thức đột ngột rằng chàng còn quý cuộc sống, cuộc sống được biểu trưng trong tình yêu của chàng đối với Maria, và là sự khắc phục cơn hoảng sợ cuối cùng trước cái chưa hề biết. Bấy giờ là vào buổi tối. Cũng như thường lệ sau bữa ăn chiều, chàng đang ở trong trạng thái sốt nhẹ, và tư tưởng của chàng minh mẫn lạ thường. Sonya ngồi bên bàn. Chàng thiu thiu ngủ. Bỗng nhiên một cảm giác hạnh phúc tràn ngập lòng chàng. “À, nàng đã vào đấy!” - chàng nghĩ. Quả nhiên, Natasa đã lặng lẽ bước vào và ngồi ở chỗ Sonya lúc nãy. Từ khi nàng bắt đầu săn sóc chàng, công tước Andrey luôn luôn cảm biết được sự có mặt của nàng bằng trực giác thể xác. Nàng ngồi trên ghế bành. quay nghiêng về phía chàng, mình che ánh nến, và đan bít tất. (Nàng đã học đan bít tất từ khi công tước Andrey nói với nàng rằng không có ai biết cách chăm sóc người ốm giỏi bằng các bà u già đan bít tất, rằng trong những động tác của người đan bít tất có một cái gì làm cho tâm hồn yên tĩnh lại). Những ngón tay thon thon của nàng đang đưa nhanh đôi que đan thỉnh thoảng khẽ chạm vào nhau, và chàng có thể thấy rõ những nét trông nghiêng của mặt nàng đang tư lự cúi xuống. Nàng cựa mình - cuộn len ở trên đầu gối nàng lăn xuống đất. Nàng giật mình, liếc nhìn chàng rồi lấy tay che ngọn nến, nàng cúi mình xuống với một động tác thận trọng, mềm mại và chính xác, nhặt cuộn len lên và ngồi lại như cũ. Chàng nhìn nàng, nằm yên không cựa quậy, và thấy rằng sau động tác vừa rồi lẽ ra nàng cần phải thở phào một cái nhưng nàng không dám, chỉ khẽ thở lại cho đều đặn dần dần. Ở tu viện Troisk hai người đã nhắc nhở lại thời dĩ vãng và chàng có nói với nàng là nếu chàng được sống, chàng sẽ vĩnh viễn biết ơn Chúa vì cái vết thương đã khiến cho chàng được gặp nàng; nhưng từ bấy đến nay họ không bao giờ nói đến tương lai nữa. “Có thể như thế hay không? - Bây giờ chàng thầm nghĩ trong khi nhìn nàng và lắng tai nghe tiếng lách cách nhè nhẹ của đôi que đan. - Lẽ nào số phận run rủi cho ta gặp lại nàng một cách kỳ lạ như thế để rồi chết?… Chẳng lẽ chân lý của cuộc sống mở ra trước mắt ta chỉ để cho ta sống suốt đời trong sự dối trá hay sao? Ta yêu nàng hơn tất cả trên đời. Nhưng ta biết làm thế nào, nếu ta yêu nàng?” - Chàng tự nhủ, và bỗng bất giác rên lên một tiếng, theo thói quen đã nhiễm phải trong thời gian đau đớn vì vết thương. Nghe tiếng rên, Natasa đặt chiếc bít tất xuống, quay về phía chàng, và bỗng nhận thấy mắt chàng sáng long lanh, nàng bước nhẹ đến cạnh chàng và cúi xuống. - Anh không ngủ ư? - Không, anh nhìn em đã lâu; anh đã cảm thấy em vào. Ngoài em ra không ai có thể cho anh cái cảm giác yên ổn, êm ái ấy, cái ánh sáng ấy… anh những muốn khóc vì vui sướng… Natasa cúi xuống sát người chàng. Mắt nàng ánh lên một niềm vui bồng bột. - Natasa anh yêu em quá đỗi, yêu hơn hết tất cả trên đời. - Thế em thì sao? - Nàng quay mặt đi một thoáng. - Tại sao lại “quá đỗi? - Tại sao lại “quá đỗi” ư … Thế em nghĩ sao. Trong thâm tâm em cảm thấy thế nào, liệu anh có sống được không? Em thấy thế nào? Em tin chắc như vậy, chắc chắn như vậy! - Natasa nói gần như kêu lên, cuống quýt nắm chặt lấy hai tay chàng. Chàng im lặng một lát. - Được như thế thì sung sướng quá - Và chàng cầm tay nàng lên hôn. Natasa sung sướng và xúc động; và ngay lúc ấy nàng sực nhớ ra rằng như thế không được, chàng đang cần yên tĩnh. - Nhưng anh chưa ngủ, - nàng nén nỗi vui mừng lại nói, - Anh cố ngủ đi… em xin anh. Chàng xiết tay nàng rồi buông ra; nàng đi về phía ngọn nến và lại ngồi xuống như cũ. Hai lần nàng quay mặt nhìn chàng, và mắt chàng long lanh nhìn lại. Nàng tự đề ra cho mình một giới hạn trên chiếc tất và tự nhủ là sẽ không nhìn lại nữa cho đến khi nào đan xong chỗ đó. Quả nhiên, được một lát thì chàng nhắm mắt lại và ngủ thiếp đi. Chàng không ngủ lâu. Chỉ một lát sau chàng bỗng giật mình tỉnh dậy, người toát mồ hôi lạnh. Trong khi ngủ thiếp đi, chàng vẫn nghĩ đến điều mà gần đây chàng vẫn luôn nghĩ tới; cuộc sống và cái chết. Và chàng nghĩ đến cái chết nhiều hơn. Chàng thấy mình gần cái chết hơn. “Tình yêu? Tình yêu là cái gì nhỉ?” - Chàng nghĩ thầm “Tình yêu ngăn cản cái chết. Tình yêu là sự sống. Tất cả những điều mà ta hiểu, sở dĩ ta hiểu được nó là vì ta yêu. Tất cả sở dĩ có, sở dĩ tồn tại cũng chỉ vì ta yêu. Tình yêu là mối liên hệ duy nhất kết hợp vạn vật, tình yêu là Thượng đế, và chết đi nghĩa là ta, một phần nhỏ của tình yêu, trở về với cái nguồn cộng đồng vĩnh cửu của mọi vật Chàng thấy những ý nghĩ này có sức an ủi chàng. Nhưng đó chỉ là những ý nghĩ mà thôi. Có một cái gì còn thiếu ở trong ấy, có một cái gì phiến diện, cá biệt, chỉ thuộc trí tuệ, không được hiển nhiên. Và mối lo âu cũ, trạng thái mơ hồ trước kia vẫn còn. Chàng ngủ thiếp đi. Chàng chiêm bao thấy mình đang nằm trong chính gian phòng này, nhưng chàng không bị thương, chàng vẫn khỏe mạnh. Nhiều khuôn mặt khác nhau, vô nghĩa, dửng dưng, hiện ra trước mắt chàng. Chàng nói chuyện với họ, bàn cãi với họ những chuyện bâng quơ vô bổ. Họ đang sửa soạn đi đâu đấy. Công tước Andrey nhớ mang máng rằng tất cả những thứ đó đều vô nghĩa và chàng còn có những nỗi lo âu khác rất quan trọng, nhưng chàng vẫn tiếp tục nói những câu trống rỗng mà ý nhị làm cho họ ngạc nhiên. Dần dần những khuôn mặt ấy đều biến đi đâu từ lúc nào không rõ, và tất cả đến nhường chỗ cho một vấn đề duy nhất, là phải làm thế nào khép cánh cửa lại. Chàng đứng dậy và đi ra cửa để khép cửa và đóng chặt lại. Có chốt kịp cánh cửa hay không, tất cả đều lệ thuộc vào đấy. Chàng bước đi, chàng bước rất vội, nhưng chân chàng không cử động, và chàng biết rằng chàng sẽ không chốt kịp cánh cửa, nhưng chàng vẫn ráng hết sức mình một cách đau đớn. Và một nỗi sợ hãi ghê gớm tràn ngập lòng chàng. Nỗi sợ hãi đó chính là nỗi sợ hãi trước cái chết; chính nó đang đứng sau cánh cửa kia. Nhưng ngay trong khi chàng vụng về và bất lực lê về phía cánh cửa, cái vật gì ghê sợ ấy từ bên kia cánh cửa đã đẩy vào. Một cái gì trái với tình cảm con người - cái chết - đã xô vào cánh cửa, và vấn đề là phải giữ cánh cửa lại. Chàng nắm lấy cánh cửa, thu hết tàn lực; bây giờ không còn chốt cửa được nữa rồi - thôi chỉ mong sao giữ cánh cửa lại; nhưng sức chàng yếu lắm, chàng vụng lắm, và bị cái vật khủng khiếp ấy xô đẩy, cánh cửa mở ra, rồi lại khép lại. Ở ngoài cửa, cái ấy lại đẩy vào một lần nữa. Những cố gắng cuối cùng, những cố gắng của chàng đều vô ích, và cả hai cánh cửa lặng lẽ mở rộng ra, cái ấy đã vào, và cái ấy chính là cái chết. Công tước Andrey đã chết. Nhưng ngay cái giây phút chàng chết đi, công tước Andrey sực nhớ ra mình đang ngủ, và ngay trong cái giây phút chàng chết đi, chàng cố gượng dậy, chàng bừng tỉnh. “Phải, đó chính là cái chết. - Ta đã chết - ta đã tỉnh dậy. Phải, cái chết là sự thức tỉnh” - điều đó bỗng lóe lên trong tâm hồn chàng, và bức màn cho đến nay vẫn che kín cõi u minh huyền bí đã vén lên trước nhãn quan tinh thần của chàng. Chàng cảm thấy như thể cái sức mạnh trước đây vẫn bị trói buộc trong người chàng nay đã được giải thoát, và chàng lại thấy cái cảm giác lâng lâng kỳ dị từ đây không rời xa khỏi chàng nữa. Sao chàng giật mình tỉnh dậy, nhưng toát mồ hôi lạnh và cựa mình trên đi-văng, Natasa đến cạnh chàng và hỏi chàng làm sao thế. Chàng không đáp, chàng không hiểu nàng nói gì, và nhìn nàng với đôi mắt quái gở. Đó chính là điều đã xảy ra với chàng hai ngày trước khi công tước Maria đến. Cũng từ hôm ấy bác sĩ nói rằng trạng thái sốt nóng đã chuyển hướng không tốt. Natasa không chú ý đến lời bác sĩ nàng đã thấy rõ những dấu hiệu tinh thần khủng khiếp mà nàng biết là còn chắc chắn hơn nhiều. Từ ngày hôm ấy đối với công tước Andrey, cùng với cuộc thức tỉnh từ giấc ngủ, đã bắt đầu cuộc thức tỉnh từ cuộc sống. Và so với thời gian sống, chàng nhìn thấy nó không chậm hơn một cuộc tỉnh giấc so với thời gian chiêm bao. Không có gì đáng sợ và đột ngột trong cuộc thức tỉnh tương đối chậm rãi ấy. Những ngày cuối cùng chàng trôi qua một cách bình thường và giản dị. Tiểu thư Maria cũng như Natasa, bấy giờ không rời chàng một phút, đều cảm thấy như thế. Hai người không khóc, không run rẩy, và thời gian sau này họ cũng cảm thấy rằng không phải mình đang săn sóc công tước Andrey (chàng không còn nữa, chàng đã bỏ họ mà đi rồi), mà đang săn sóc kỷ niệm thân thiết nhất của chàng: hình hài của chàng. Cảm giác của hai người mạnh đến nỗi mặt bề ngoài, mặt khủng khiếp của cái chết không có tác động gì đến tâm hồn họ, và họ không thấy cần phải khơi thêm nỗi đau buồn của mình làm gì. Họ không khóc, dù là trước mặt chàng hay sau lưng chàng cũng thế, họ không bao giờ nói chuyện với nhau về chàng. Họ cũng cảm thấy không thể dùng lời nói để biểu đạt những điều ma họ hiểu được. Cả hai người đều thấy chàng dần dần từ giã họ, khoan thai và chậm rãi dần vào cõi nào không biết, và cả hai đều hiểu rằng nhất định phải như thế, và như thế là tốt. Chàng chịu lễ xưng tội và nhận mình thánh; cả nhà đến vĩnh biệt chàng. Khi họ dẫn con trai đến cho chàng, chàng đặt môi lên trán nó rồi quay mặt đi, không phải vì chàng khổ tâm và thương xót đứa con côi cút (tiểu thư Maria và Natasa cũng hiểu điều này), mà chỉ vì chàng làm dấu ban phúc cho nó, chàng cũng ngoan ngoãnn làm theo và nhìn quanh như muốn hỏi xem có cần làm gì nữa không. Khi cái thân thể bị linh hồn rời bỏ xung giật lên những đợt cuối cùng, tiểu thư Maria và Natasa đều có mặt ở đấy. - Thế là hết ư? - tiểu thư Maria hỏi khi xác công tước Andrey nằm im lìm đã được mấy phút và lạnh dần trước mặt họ. Natasa lại gần, nhìn vào đôi mắt đã chết và vội vã vuốt nó xuống, nhưng không hôn, mà chỉ khẽ chạm môi vào cái vật kỷ niệm gần gũi nhất là thi thể của chàng. “Anh ấy đi đâu? Bây giờ anh ấy ở đâu?”.
Khi xác công tước Andrey được tắm rửa và trang phục đã nằm trong chiếc quan tài đặt trên bàn, mọi người đều lại gần để vĩnh biệt, và mọi người đều khóc. Nikoluska khóc vì cảm giác ngỡ ngàng đau đớn như đang vò nát tim nó ra. Bá tước phu nhân và Sonya khóc vì thương Natasa và vì nay chàng không còn nữa. Lão bá tước khóc vì cảm thấy chẳng bao lâu nữa ông cũng phải bước đi bước khủng khiếp này. Natasa và công tước Maria bây giờ cũng khóc, nhưng không phải vì nỗi buồn riêng của nó; họ khóc vì tâm hồn họ tràn ngập một cảm giác xúc động và tôn sùng trước sự huyền bí đơn giản và trang nghiêm của cái chết đã diễn ra trước mắt họ.
Lev Tolstoy 
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành, 
Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên. 
Nguồn: vnthuquan
Theo https://sachvui.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly

Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly Nguyễn Bính đã sống trọn một đời thơ mộng đẹp đẽ, với những vần thơ da diết, đượm đà, đầy ...