Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021
Những lớp học đầu đời
Năm lên chín tuổi tôi mới bắt đầu đi học vỡ lòng. Đó là vào một
ngày mùa xuân năm 1951, ba cậu cháu tôi (một cậu út, một đứa em con bà dì và
tôi) sinh cùng một năm lại cắp sách đến trường cùng một ngày. Thực ra đó chỉ là một
lớp học dạy tư theo hình thức lớp ghép. Trong lớp học ấy có một nhóm mới học vần,
một nhóm khác đã tập chép, và cao hơn có nhóm đã học đến tính viết và tính đố... Người
thày đầu tiên khai tâm cho tôi là cậu giáo Cúc ở thôn Ninh Xá. Ngày ấy ở vùng
tôi đều gọi các ông giáo là "Cậu Giáo" cả. ở làng Ninh Xá lúc ấy có
hai "cậu giáo" là cậu giáo Cúc và cậu giáo Tý. Cậu giáo Tý thì dạy lớp
ở ngoài đình, thấy có bảng, có bàn ghế cẩn thận. Còn cậu giáo Cúc thì dạy học tại
nhà, không thấy có bàn ghế và bảng đen gì cả. Ngoài việc dạy học, chúng tôi còn
thấy cậu làm may và cắt thuốc. Nhiều lần đến lớp chúng tôi thấy cậu giáo quàng
thước dây ở cổ và đang đo cắt quần áo trên một chiếc bàn rộng. Người cậu giáo
cao to, trắng trẻo, gương mặt đầy đặn, có bộ râu con kiến rất ấn tượng và đặc
biệt là một nụ cười rất hiền.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét