Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Cảm nhận nghệ thuật giữa cuộc đời

Cảm nhận nghệ thuật giữa cuộc đời
Sự thật cuộc đời nếu người ta nhận ra được; một phụ nữ đẹp mặc chiếc áo dạ hội tuyệt hảo với đôi môi héo úa thời khuyết điểm đó không còn nghĩa là đẹp, nhưng; vì cái điểm nhỏ nhặt đọng trên môi mà có thể làm cho người ta không buồn để ý tới, ngắm nghía hay chiêm ngưỡng cái đẹp của tạo hóa.
Nhưng vẽ về một người đàn bà như thế có thể là một suy đồi, tác hại lớn, là nói lên cái thô lỗ, tục tằn một áp đảo vào cái nhìn của nam phái, bởi; cái đẹp là toàn diện trên tất cả mọi thứ. Và từ chỗ đó cho ta một kinh nghiệm rộng rãi về xấu xa, gớm guốc của bức tranh và phẩn uất đối với họa nhân (cũng có một số người cảm nhận điều đó như một chấp thuận và người ta có thể tùy thuộc vào đó như một đối đãi tinh thần của người họa sĩ)Cảm xúc được nói đến trong tranh có thể do từ một bất ngờ bộc phát (instantaneous)bén nhạy hơn cái nhìn cảm thức của người xem (viewer's mind) cũng có thể đó là một phát hiện bao gồm tất cả lý do liên can tới vẽ. Do từ động vọng thuộc tâm lý, là những thứ đưa đến một đáp ứng vấn đề cho nguồn cơn phát sinh ra vẽ. Là cảm thức con người giữa cuộc đời –is a man's sense of life. Cảm thức của cuộc đời là một mở đầu nhận thức ý niệm tương quan của siêu hình, một xúc cảm, tiềm thức hòa nhập, để định lượng được những gìthuộc con người và thuộc về tồn lại –A sense of life is a pre-conceptual equivalent of metaphysics, an emotional, subconsciously integrated appraisal of man and of existence.
Cảm thức cuộc đời của người nghệ sĩ là khống chế và tiết điệu được trong tác phẩm của mình, hướng tới một cái nhìn chung cục để bỏ vào trong tranh; từ chọn lựa tiêu đề đến chất liệu khéo léo là chi tiết cho một đặc chất của tranh. Chính sự cớ đó đã hòa điệu vào cảm thức của người xem, văn chương cũng thế là một đồng tình hòa hợp giữa người viết và người đọc. Họa lấy màu sắc thay tiếng nói là việc khó thực hiện, nhưng nói lên được ấy mới là tinh xảo. Đấy là câu trả lời đến một tác phẩm nghệ thuật bằng một xáo động nội tại; hẳn nhiên đó là tác động của nhận và thuận hoặc chối bỏ và phê phán.
Nói như thế không có nghĩa rằng cảm thức cuộc đời là hợp lý, là chuẩn mực của cái gọi là yêu chuộng thẩm mỹ; kể cả người họa sĩ và người xem. Cảm thức cuộc đời không thể sai lầm –A sense of life is Not infallible. Nhưng; cảm thức đó khơi nguồn từ nghệ thuật mà ra, một cơ cấu thuộc tâm lý học mà những thứ đó có thể do từ khả năng con người tạo ra được một chỗ đứng, vị trí cách riêng như là nghệ thuật. –But a sense of life is the source of art, the psychological mrchanism which enables man to create a realm such as art. Một lý lẽ nhận thức là hoà nhập và cảm thông giữa đối tượng hội họa làm cho người vẽ và người xem không còn 'responds' vấn đề mà đòi hỏi ý thức được hay không ý thức được.Đó là cốt tủy nghệ thuật.
Cảm xúc là một hệ lụy vướng vào trong nghệ thuật chớ không phải cảm xúc trong cái nghĩa thông thường của từ ngữ hay dùng. Qua kinh nghiệm sinh lý hay vật lý thì có nhiều thứ 'cảm thức/sense' hoặc là 'cảm nhận/feel' nhưng; có hai đặc điểm liên can đến xúc cảm/emotions: một do từ cơ năng tức khắt và một do từ cường độ thúc đẩy, một cá tính uyên bát thâm hậu (không hẳn đây là xác quyết) giá trị nghĩa lý đưa tới một kinh nghiệm riêng tư cho bộ môn hội họa mà đánh giá sự tương quan cuộc đời và nghệ thuật; lời lẽ đó gọi là cảm xúc: 'đấy là nghĩa lý cuộc đời đối với tôi / this is what life means to me'. Đừng để ý tới cái lẽ tự nhiên hoặc nội dung về cái nhìn siêu hình, trừu tượng của người nghệ sĩ. Rứa thì lấy chi để bày tỏ cho một tác phẩm nghệ thuật; căn nguyên nào? Dạ thưa; dưới tất cả mọi khiá cạnh nhỏ nhặt nhất là: Cuộc đời ở đây như tôi nhận thấy. Là; cái thâm hậu cần thiết đáp ứng cho người thưởng lãm hoặc người đọc. Dưới mọi yếu tính tối thiểu: Đây là cuộc đời (hoặc không phải cuộc đời) như tôi đã biết. Cái đó là điều ắt có và đủ cho một nhận thức thuộc nghệ thuật; mặc khác là nhu cầu sáng tạo của người nghệ sĩ làm nên.
Khoa tâm lý thuộc nhận thức hiểu biết (the psycho-epistemological) là tiến trình của thông đạt giữa họa nhân và người thưởng lãm hoặc văn nhân và độc giả được diễn tiến như sau: họa nhân khởi sự với một tư duy trừu tượng mà phải cụ thể hóa (concretize) để mang vào đó một thực chất đúng nghĩa thích ứng một cách đặc biệt, người thưởng lãm phải nhận thấy cái sự đặc biệt, cái hợp nhất chất liệu và chiếm trọn hình ảnh trừu tượng từ những gì đã để lại trong tranh; có như vậy là đạt tới chân-không của hội họa và siêu lý của văn chương. Nói theo kiểu ẩn dụ; tạo ra được một tiến trình tương tợ về hình ảnh (của vẽ) như một tiến trình của cái sự giao giảm trong tranh; nhìn vào đó như một cảm thông gần gũi, tương xứng nhau, một diễn biến của lãnh vực hội họa. Nhớ cho; đây không có nghĩa là truyền thông cho mục đích ban đầu của người nghệ sĩ; mục đích chính của họa nhân là mang lại cái nhìn của con người và những gì thuộc về tồn lưu trong một thực thể; nhưng mỗi khi mang lại thực thể thì phải là một cái gì đã được diễn giải trong điều kiện đối tượng của nó... Nói vòng vo tam quốc ba chuyện đời cổ lỗ sĩ là không tác động giữa thời đại này mà gây rối trí, nhầm lẫn đến người đọc vì quá nhiều câu hỏi cho một vấn đề; thành ra cái lối văn,vẽ đãkhông thông mà vướng vào cái tư kỷ tự tại để trở thành độc ngôn, độc diễn. Thí dụ: Một văn sĩ nhà binh kể chuyện ông Táo: một ông trong đó không chịu chầu trời; tức thời bị quy tội là 'phản thùng' không đồng phục, không đồng hướng. Quay đầu trở lại với trần gian. Đâu có quần mà bảo đồng phục cho màu áo ông Táo, ông Điạ. Ông cầm bút quên rằng ông Táo nọ chối bỏ nhiệm vụ vì ông mất 'chính nghĩa' không quần; ngay bản thân tác giả cũng đã mất chính nghĩa vì không thực hiện đúng chức năng mà chỉ sống trong hoài niệm, hoài niệm của một tư duy bại hoại, không hoán cải để đổi mới tư duy mà rơi vào vòng luẩn quẩn mất nhuệ khí của kẻ thích khách; đấy là lý do 'nghệ thuật vị nghệ thuật' để nói tới.Thể loại nghệ thuật như rứa là nhai lại, rập khuôn, moi móc mất tính sáng tạo nghệ thuật mà trở nên ngu xuẩn nghệ thuật.Nhảm! Răng rứa -như đã đưa đường dẫn lối khi đi vào đề tài này là trọng tâm về 'ý niệm nhận thức/ conceptual' của sự nhận biết, vì rằng; họ (nghệ sĩ) cần năng lực để tập trung vào giòng sáng tạo như chuỗi liên hoàn và một đối kháng toàn diện của những gì ý niệm về siêu hình trong một ý thức nhận biết tức thời: họ cần một cái nhìn lãnh hội của tồn lại, tồn lưu, tồn lứa là trọn vẹn cái giá chân-như của người nghệ sĩ (thứ thiệt).Còn nghệ sĩ (giả hiệu) đánh mất ý niệm chính yếu để xây dựng tác phẩm; cho nên chi mất luôn cả sáng tác và sáng tạo mà chỉ mở một lối về của hư ảo; chỉ vì tư kỷ (egotism) mà ra. Tất thảy đều là thứ nghệ thuật vô nghĩa. Mà cần một cảm thức con người giữa cuộc đời, vì; cảm thức cuộc đời không thể nhầm lẫn.
Chọn đúng mục đích, tọa độ, một con đường hướng tới tương lai, bảo trì một hợp nhất và liên đới đến cuộc đời của họ 'He needs a comprehensive view of existence to integrate his values, to choose his goals, to plan his future, to maintain the unity and coherence of his life'. Nhiệm vụ hợp nhất của khoa tâm lý là một mối dây liên lạc tự động làm ra, cho nên chi tác phẩm thực hiện như một qui tụ sẳn có từ ý thức không cần phải đi qua một dự phóng của tư tưởng mà gợi lên từ trong nhận thức hiểu biết. Có nhiều dữ kiện đặc biệt hiện ra hoặc vượt qua bằng trí tưởng của chuỗi trừu tượng là nằm trong ý niệm giao tiếp (of interconnected concepts) thuộc trí tuệ con người. Nhận thức được trừu tượng là dây chuyền chủ lực, mà tất cả mọi thứ khác đều tùy thuộc vào đó. Rứa cho nên chuỗi dây chuyền là cho mọi thứ như một tinh thần hợp nhất, trọn vẹn, phục vụ có mục đích, một thể thức phù hợp và chuẩn mực.
Nhận thức được trừu tượng là lập nên một thiết yếu chuẩn mực có tiết độ giao thông giữa hiện thực và nghệ sĩ. Rứa thì cái gì là chính yếu? -Cái sự cần thiết đó là ý thức nhận biết để thấy rõ lớp lang của tồn sinh từ tất cả mọi phiá –epistemologically essential to distinguish one class of existents from all others. Còn nói về trừu tượng có qui tắc là thiết lập ở đó một cái gì chuẩn mực. Rứa thì cái gì tốt giữa chính yếu và qui tắc? -Trừu tượng thẩm mỹ là cơ cấu bởi tiết điệu: rứa cái gì là quan trọng? –esthetic abstraction are formed by the criterion of: what is important? Lý luận theo chiều hướng này có thể làm cho tư duy người nghệ sĩ thêm có vấn đề giữa nhận thức và trí năng; tuy hai mà một, bởi văn,vẽ dưới dạng thức nào đều có một chủ đề cụ thể nói lên cá tính con người. Văn,vẽ vẫn có triết thuyết của nó, thời mới làm nên sự việc. Vị chi; giữa khách thể và chủ thể phải hòa âm điền dã thì mới thấy được chân lý tối thượng của việc sáng tác. Chớ 'đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết / đêm qua sân trước nở cành hoa'. Cứ tưởng thế cho nên chi phóng bút, phóng họa mà quên đi bản chất tự tại, tự kỷ của mình đang rơi vào một tâm tư rối loạn của hố thẳm tội lỗi... Người nghệ sĩ đứng trước cuộc đời có một cái nhìn vô tư, trong sáng và thoát tục thì tác phẩm mới có thẩm mỹ, dù là thẩmmỹ trừu tượng nó vẫn để lại một chân tướng xác thực. Nói cho ngay trong mọi chọn lựa chính yếu để đạt một giá trị, kể cả những tác phẩm nghệ thuật (văn, thơ, họa, kịch...) là đi từ thể tài đến chủ thể cho tới cây cọ hay cho một thể định từ xác thực. Đều thu nhận từ ý nghĩa thuộc về trừu tượng bởi chỉ ở một sự kiện hiện hữu đã bao gồm hoặc một hiện hữu 'quan trọng' là điều ắt có và đủ -From theme to subject to brushstroke or adjective-acquires metaphysical significance by the mere fact of being included, or being 'important' enough to include. Lý luận này đã cho thí dụ ở trên: là yêu cầu cảm thức nhận biết thì mới đạt tới nhân tâm của người nghệ sĩ, dù dưới dạng thức nào hay hoàn cảnh nào đi nữa.
Như đã dẫn nhập cho một luận đề mở đầu; nếu miêu tả về cái bờ môi héo úa của người đàn bà đẹp, thì đó là điều không thể cho là sự thật cuộc đời hay cho đó là một thứ siêu hình lạ thường đầy ý nghĩa, bởi; cái phẩm tích (virtuous character) qua dấu vết bề ngoài là cả một hiện thực trong họa phẩm. Cái đó được phơi mở rõ rệt là những gì thuộc cái đẹp và không chừng đó là nét riêng để đem lại một sức quyến rủ hay mê hoặc của người đàn bà (không phải đẹp ở chiếc áo dạ vũ lộng lẫy) nhưng có một chút gì 'héo úa' do từ đau khổ gây ra là một thách đố quyến rủ trước sức mạnh của nam giới. Tín hiệu đó là sự thật cuộc đời. –người đàn bà đẹp có thể là 'mãnh lực / 'might' có từ bờ môi héo úa. Do thẩm mỹ không tương xứng. Nghệ thuật không quan tâm tới sự cố hiển nhiên hoặc ngay cả những gì như thế, nhưng với những gì có tính cách siêu hình của họ là ý nghĩa quan trọng đối với con người –Art is not concerned with actual occurrences or events as such, but with their metaphysical significance to man. Dưới dạng tiềm thức; thì không cần gì nhận biết tới lý thuyết thẩm mỹ, nhưng vì tính chất hình ảnh mà phải dựng bằng hiện thực; sự cớ cho ta hiểu ngầm rằng đó là cái vẻ tự nhiên của nghệ thuật (nature of art). Đây cũng là thể cách biến loại mà hầu hết tác động trong hư cấu và trong tất cả những đường nét hội họa đều xử dụng như đặc thùtrong tác phẩm.
Dù là minh họa hay phát thảo vẫn là khiá cạnh quan trọng khác biệt giữa cuộc đời thực của truyện thời sự (news story) và của truyện hư cấu (fiction story): truyện thời sự cũng như thơ thời cuộc, thơ kể lể là đông cứng (concrete) từ biến chứng xã hội, tin tức, thế sự là những thứ không vẽ lên được một cái gì phi phàm hoặc có thể người ta không tìm thấy những gì liên đới của trừu tượng trong cuộc đời. Còn truyện hư cấu là một trừu tượng, cái đó là một yêu sách đối với vũ trụ quan –fiction story is an abstraction that claims universality là để người ta cảm nhận được cái năng lực cá nhân là một xúc cảm mãnh liệt về những truyện thuộc hư cấu, dù cho có phiạ ra đi nữa. Cảm xúc có thể là một thực thể chắc chắn trong khi người ta tìm thấy trong ý nghĩ trừu tượng lại là thực thể của cuộc đời thực (real life). Thừa nhận; không do từ cảm thức của nhận biết để ngờ vực, nhưng trong cảm thức cho phép ta trầm tư những gì thuộc bên ngoài của trừu tượng; đó là thức (mind) trong một thể thức thuộc cục diện tồn lưu, tồn lại và tồn tụ; thì đó là hiện hữu nhận thức giữa đời này. Nghệ thuật cho đời nhiên liệu, một tư duy hài hòa, một chủ thể tương quan ở cõi vô biên trí tuệ, một sự thay mặt cho cảm nhận và cảm thức là hiện thực, là cảm thức chủ lực của cuộc đời, là cảm nhận hài hòa nhân thế, là những gì có thể tương tợ như sống thực trong thế giới lý tưởng của con người -Art gives him that fuel; the pleasure of contemplating the objectified reality of one'own sense of life is the pleasure of feeling what it would be like to live in one's ideal word. Nhiên liệu không phải cứu cánh có từ học hỏi (một phần) mà do từ kinh nghiệm sống làm nên và cũng chẳng phải là lý thuyết chính yếu ngay cả thông điệp từ sách vở, báo chí truyền thông, nhưng; đời-cho dữ kiện qua kinh nghiệm sống, trong một bất chợt của siêu hình hay trừu tượng mà làm vui cuộc đời . Một giây phút thôi rồi xa nhau nghìn trùng; đó là đời cho ta (life-giving) một hiện hữu với tồn lưu, tồn lại, tồn lân, tồn lui nhân thế với thời gian –A moment of love for existence. Hoặc; dưới một mức độ thấp nhất của cực số vô lý, phản ảnh tính cách cục bộ hóa vấn đề của cảm thức nông cạn hiểm độc, nhưng cuộc đời đã cung cấp cho con người với bao hình ảnh chinh phục cái ác ý, thâm hiểm, phá hoại, đã phá để chiếm cứ cái độc tôn, độc quyền và độc sáng là những gì ghen tị về cái tồn lụt nhân thế; nghĩa là tụt lùi về cái gọi là cảm thức con người giữa cuộc đời (a sense of life) mà trở nên báo ân, báo oán. Nhưng nhớ cho điều này mà lưu niệm: 'lấy ân báo oán thời oán ấy tiêu tan chớ lấy oán báo oán thời oán ấy chập chờn' nó không dứt mà ngược lại nó ứ trong tâm can như lời phẩn nộ (rút trong kinh nhà Phật) kinh điển cho đó là dục giới, dục sắc, dục tính; sự cớ đó tác hại cho nghệ thuật hội họa và nghệ thuật văn chương, cả hai thứ làm cho nghệ thuật suy đồi, thời đâu còn gọi là đương đại, đương thời, thời đâu còn gọi là tiểu thuyết mới, tiểu thuyết hiện đại; không chừng cổ lỗ sĩ trở về cổ lỗ sĩ biết tới bao giờ mới dừng(!); còn như quyết để phục thù 'ơn đền, oán trả' theo kiểu nhà binh thì dấy lên một nghiệp chướng, ở đó chỉ là lời giải thích để bao che cuộc đời, là đánh bại và phá hủy tất cả giá trị của con người. Hỏng cho việc sáng tạo của người nghệ sĩ.
Thể thức của nghệ thuật là cho đời một phút giây ảo tưởng, đó là những gì nghệ thuật cho là đúng - cái sự xấu xa, sai trái là tác động thuộc những gì siêu hình. Từ ngày nghệ thuật thành hình là phát sinh ra triết học (triết học của nhân loại là trộn lẫn vào đó bi thảm cuộc đời/ mankind's philosophy is tragically mixed).
Hầu hết nghệ thuật thế giới bao gồm một vài dẫn dụ lớn lao; sa ngã cũng là một khẳng định dứt khoát. Vị chi sự thật hay sai trái đem lại một thứ triết lý riêng tư của người nghệ sĩ, nó không vin vào thẩm mỹ học để nói lên sự kiện trong hội họa cũng như trong văn chương, có thể tạo cái khác biệt để thu hút người đọc, người xem không chừng chứa cái giả tạo hơn là sáng tạo nhưng không nhất thiết vị nghệ thuật mà cố tạo cái thẩm mỹ trong họa cũng như trong văn chương. Có một vài nghĩa khác thuộc triết học, tuy nhiên; có một cái nhìn ẩn tàng của cuộc đời nằm trong tác phẩm. Đấy là yếu tố cần thiết thuộc về tác phẩm nghệ thuật. Họa phẩm xấu; chiếm hữu một phần trong sự bắt chước'copycat'cái đó hoàn toàn không phải là sáng tạo của nghê thuật, nó chỉ sống còn ở các cửa hàng vỉa hè mà thôi. Rứa cho nên làm nghệ thuật cần có một phản ảnh trung thực, chủ đề của một tác phẩm nghệ thuật là bày tỏ cái tồn lại của con gười, trong khi ấy kiểu thức bày tỏ về cái nhìn là ý thức của con người.
Lối trình bày, diễn tả siêu hình (metaphysics) là của người nghệ sĩ. Còn diễn tả theo nhận thức hiểu biết (psycho-epistemology) là của người văn chương (văn, thơ, dịch thuật). Chọn lựa một thể tài là nói rõ khiá cạnh của hiện hữu tồn lại người nghệ sĩ. Một cái gì quan trọng và một cái gì đáng giá của một hiện hữu tạo tác và trầm mặc của nghệ nhân. Trong mọi thể cách của hội họa người ta chọn một trong những thể tài tiêu biểu để nói lên vóc dáng, hình tượng anh hùng như một giải bày, phân tích cái điều tự nhiên của con người hoặc có thể chọn bản thống kê hòa hợp chất màu của cái không phân biệt được, hoặc có thể chọn cái bầy nhầy, trườn trượt, mẫu thức xấu...để tạo nét đặc thù. Về văn ta có thể nhận biết tính anh hùng lịch sử, anh hùng cá thể là sự kiện thuộc tinh thần (Victor Hugo) hoặc một cố công, rán sức để hoàn thành tác phẩm (Michelangelo) hoặc vinh quang chiến thắng (Shakespeare) hoặc có thể từ chỗ thứ dân đến quyền qúy (Tolstoy) hoặc người ta thấy được qủy ám như một chủ đề cho một luận đề tố cáo (Dostoevsky) hoặc dưới một tư duy biến dạng giữa người và vật (Kafka) hoặc hãi hùng, khiếp sợ (Goya) hoặc bấn loạn tâm can (Van Gogh). Đó là trường hợp chủ thể cho mỗi đề tài, cái đó cũng là một dự phóng cho cái nhìn vào tác phẩm nghệ thuật nơi con người dung thân trong vũ trụ quan. Kiểu cách của người nghệ sĩ là phát sinh từ nhận thức hiểu biết của họ và trong một ngụ ý ẩn tàng, một phản ảnh chiếu vào cái nhìn nhận thức của con người, của hiệu lực hoặc của suy thoái, tất cả chính xác và riêng biệt cho từng thể loại và định mức được chức năng của mỗi thứ. Kiểu cách hầu như có một cái gì phức tạp, hổn độn chính sự cớ đó là yếu tố nghệ thuật, gần như lột tả trọn vẹn, thường thì xáo trộn do từ trạng thái tâm lý. Một nội tại chất chứa đối kháng từ nỗi khổ của người nghệ sĩ, có nhiều người khác thì lại ưa làm lớn hay mù tăm trong tác phẩm của mình. Thí dụ: trường hợp của Salvador Dali; một hổn hợp làm sáng tỏ kiểu thức riêng, một thứ siêu hình lạnh lẽo của thứ chủ nghĩa tự nhiên. Từ đó phát sinh ra nhiều phong trào phản kháng ý thức trong văn chương và hội họa; chống đối bằng một ý thức lớn, biểu thị qua hiện tượng trường phái lập phương (Cubism) là khám phá để tìm kiếm cho một tri thức con người qua hội họa, bởi; chủ thể của hội họa như cái mà con người không nhận thấy được chúng –down and down to the rebellion against consciousness, expressed by a phenomenon such as Cubism which seeks specifically to disintergrate man's consciousness by painting ojects as man does not perceive them.
Kiểu thức của văn nhân có thể là dự phóng, có thể là pha chế vào đó nhiều lý do và cảm xúc từ một rung động như trường hợp của Victor Hugo và một số văn nhân cùng một cảm thức như vậy.Văn phong, bút pháp là vận chuyển những gì có thể gọi là: 'cảm thức nhận biết cuộc đời / psycho-epistemological sense of life'. Đấy là lý do tại sao phong cách đó quá nguyên tắc quan trọng trong nghệ thuật đối với nghệ sĩ và người đọc, người xem và tại sao sự quan trọng đó là một trau chuốt, dồi mài như là một vấn đề tích lũy thâm hậu của cá nhân? Nghĩa rằng; cảm thức có tác động. Nghĩa rằng; trân qúy tự tại (self-esteem) hoặc trân qúy cái sai lầm tự tại (pseudo-self-esteem). Thì ra sự cớ đó là che đậy cái nhầm lẫn, cái sa ngã tự tại.
Cảm thức cuộc đời là gốc ngọn của nghệ thuật, nhưng đó không phải là đặc quyền, đặc chế cho khả năng của người nghệ sĩ –A sense of life is the source of art, but it is not the sole qualification of an artist. Còn nói về thẩm mỹ quan thì đó chỉ là cành nhánh của triết học (từ triết học nghĩa là đẹp). Nhưng nhớ cho triết gia không vin vào đó mà đi tới những cành nhánh của khoa học (dù là triết học khoa học) để có một cảm thức hoặc cảm xúc như một chuẩn mực công lý; vậy cho nên chi không-thể-đạt tới lãnh vực của thẩm mỹ. Dù gì cảm thức nhận biết chưa hẳn là một chức năng trang bị đầy đủ để nói tới thẩm mỹ là cần có trong tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật vị nghệ thuật nó có một lãnh điạ khác biệt cho môi trường người nghệ sĩ.
Thẩm mỹ là việc chính yếu áp dụng vào tất cả bộ môn nghệ thuật; không coi đó là tác động triết học của từng cá thể nghệ sĩ. Mà nhớ cho rằng triết học đưa đường dẫn lối vào dự phóng của đối tượng nghệ thuật. Thế nhưng; cứ để ý và xác nhận bởi khoa học thẩm mỹ / science of esthetics tạo thành nghệ thuật chớ không ngoài một cơ cấu nào khác; đấy là việc phải làm mà hầu như triết học hiện đại đã suy nhược trước hiện tình một cách thê thảm. Vô hình chung khoa thẩm mỹ học lại đứng trên bộ môn triết học nghệ thuật.
Từ chỗ nghệ thuật là một hỗn hợp triết học, thời đó không phải là việc tương phản giữa triết học và nghệ thuật (vì rằng nghệ thuật là nghệ thuật, triết học là triết học). Rứa thì tôi có quyền nói: 'Đây là tác phẩm lớn của nghệ thuật hội họa, nhưng tôi không thích' hoặc 'Đây là tác phẩm văn chương vĩ đại đáng tiêm nghiệm, nhưng tôi ghét'. Là chứa đựng cụ thể một cách xác quyết trong lời nói vì nó tồn lại hai sự cớ: Thứ nhất là đề cập đến cái nguyên chất của thẩm mỹ được đánh giá cao.Thứ hai là mực độ thâm hậu thuộc triết học là bao trùm tất cả cảm thức cuộc đời nhiều hơn giá trị thẩm mỹ. Dù đó là quyền chọn lựa của từng cá tính, vì rằng nó có nhiều khía cạnh khác biệt từ mỗi con người vui thú hay yêu thích cho mỗi giá trị tác phẩm. Nhưng; có cái khác hơn là mối quan hệ hấp dẫn nhất giữa cuộc đời này –other than sense-of-life affinity, mà không ai tìm thấy; chẳng qua cũng từ đối tượng chủ đề mà ra. Răng lạ rứa? Dạ thưa, cảm thức cuộc đời là bao trùm đầy đủ nghĩa lý (nhân sinh, triết lý và nghệ thuật) chỉ có con người cảm thức được một cái gìthâm sâu, uyên bác trong đó, một xúc cảm mãnh liệt về một tác phẩm nghệ thuật. Nhưng không phải vì rứa mà cho đó có tầm cở (levels) hoặc dựa vào cấp độ của yêu thích (degrees of liking) để rồi đi tới kết luận: ngổn ngang gò đống vây quanh, không giải quyết cho một bản chất tự tại vì suy tư cho một hiện hữu tồn tồn nhân thế...Đứng trên tư duy này là đánh mất lập trường cho một xác quyết về tác phẩm nghệ thuật; sự khác biệt là có cái tương tợ lẫn nhau giữa tình cảm, quan hệ và hữu nghị; yếu tố cô đọng đưa tới tâm thức người nghệ sĩ là chứa đựng tinh thần nghệ thuật (xem và suy đọc và nghiệm) để trước khi đánh giá cho một tác phẩm nghệ thuật và cảm thức của cuộc đời – Art and Sense of Life.
Rứa cho nên chi việc học hỏi là chuyển dịch cái ý nghĩa của nghệ thuật trong đối tượng từ ngữ, khám phá cái không có để mà tiêm nghiệm nghệ thuật trong một phơi mở cần thiết đối với vai trò của con người. Người nghệ sĩ là huỵch toẹt cái linh hồn trần trụi trong tác phẩm của mình –An artist reveals his naked soul in his work. Rứa thì may ra mềm lòng người ngắm và người đọc một cách thỏa mãn, thích thú. Chớ nằng nặc mà bảo phải sạch, phải đẹp, phải như ri, như rứa không tì vết thì mới chịu chơi; quả là nặng lòng vị kỷ. Nhưng; không chừng 'héo úa' của người đẹp là cái thức tỉnh nội tại giữa thẩm mỹ và cái thâm cung bí sử triết lý của tồn lại, tồn lưu, tồn lụt nằm trong cái 'chơi chịu' đó. Kiều tài sắc vẹn toàn nhưng biết đâu trong cái đau khổ đoạn trường nàng lại có cái hấp dẫn kín đáo mà làm cho bao người hùng điêu đứng. Có ai trong đời cùng một cảm nhận như rứa không? Sự cớ đó chính là cảm thức cuộc đời đang sống.
Sách đọc: 'A Philosophy of Literature' by Aym Rand. A Signet Book from New American Library by Bantam Book.
Tranh vẽ: 'Người Cô Độc/ Lonely-man. Trên giấy cứng. Khổ 12' X 16' Acrylis+ Acrylic ink+ Mixed. Vcl# 2522015.
Người cô độc/ Lonely-man
 Võ Công Liêm
Theo http://chimviet.free.fr/


1 nhận xét:

Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly

Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly Nguyễn Bính đã sống trọn một đời thơ mộng đẹp đẽ, với những vần thơ da diết, đượm đà, đầy ...