Tín hiệu mùa xuân
Trông họ giống như một cặp tình nhân mới yêu nhau. Mới yêu
nhau nếu yêu lâu, người ta cũng đã lười chớ chẳng được tình tứ đến thế. Cách sống
của cặp nầy khiến cho người chung quanh đem ra bình phẩm bàn tán, dị nghị. Có
người khen, cũng có người chê. Chị Việt nói: "Trông anh Tưởng với chị
Viên giống như hai con chim bồ câu lúc nào cũng quyến luyến mớm mồi cho nhau.
Đi đâu đều có đôi, ăn gì cũng ngồi cạnh nhau, gắp thức ăn, chăm sóc cho nhau. Họ
mê nhau chớ chẳng phải vợ chồng. Tình tứ đến thế là cùng! Vợ chồng mình chỉ
mong được một phần mười như thế đã mừng rồi..." Mụ Nguyệt lại
nói: "Vợ chồng đầu ấp tay gối, ăn đời ở kiếp với nhau, chớ đâu phải
ngày một ngày hai. Phải biết chuyển cái chữ tình thành cái chữ nghĩa, như thế mới
bền. Ở trong phòng muốn làm gì cũng được, ra chỗ đông đúc âu yếm với nhau như
kiểu xi-nê ai chịu được? "Mụ Tám bánh canh lại nói: "Ngó dị òm! Người
mình chớ Tây Đầm gì mà ra đường ôm vai, hót cổ nhau ở chỗ đông người, không biết
chướng!"...
Nếu mấy người ấy biết được cách sống của cặp nầy ở trong nhà
khác thường hơn thế nữa, họ còn bàn tán đến đâu. Ai đời đã là vợ chồng, sống
chung một nhà mà có khi còn thư từ cho nhau, giấu dưới gối. Nội dung những
thư từ thì tỏ lòng yêu mến trách móc giận hờn, chẳng khác gì trẻ con. Tối, trước
khi đi ngủ chàng và nàng còn "good night", chúc mộng đẹp . Sáng sau
chàng đi làm còn hôn vợ từ giã mong sớm gặp nhau. Trưa về chờ đón trước cửa.
Sinh nhật, kỉ niệm ngày cưới lễ lạc linh đình.
Nhà họ không hề thiếu hoa tươi. Những lời khen tặng nhau. Họ
sống đúng theo "sách vở". Thời buổi khó khăn nầy hiếm có gia đình
nào như họ.
Mọi sự đều có căn nguyên của nó. Trước tiên là điều kiện kinh
tế. Nếu vợ chồng đầu tắt mặt tối thì còn hơi sức nào bỏ công làm cái chuyện
"tiểu thuyết" như thế? Đàng nầy cô vợ nhờ hưởng khoảng hồi môn
lớn, với cơ sở sản xuất tháng nào cũng có đồng vào, mà lại nhiều nữa, tiêu
không hết, không sống phong lưu cũng uỗng. Chị Viên còn thừa hưởng của gia đình
cái tính nghệ sĩ, lãng mạn, ảnh hưởng nặng nề phim ảnh TV và cũng bởi tiểu thuyết
tâm lí ái tình và nhất là thi ca ướt át. Chị ta cố sống sao cho thật giống những
nhân vật tài tử giai nhân ấy. Thuở còn đi học chị Viên đã có ước mơ, sau nầy tổ
chức cuộc sống và hướng cho người bạn đời của mình, ngày nào cũng vui như ngày
mới cưới, đêm nào cũng thú vị như đêm tân hôn. Cuộc đời phải thi vị hoàn hảo
như thế từ ngày đầu tiên cho đến khi tóc bạc răng long từ giã cuộc đời nầy.
Viên sợ nhất là thiếu tình yêu. Nàng còn sợ vợ chồng nhàm chán nhau, sự nhàm
chán là kẻ thù của hạnh phúc. Muốn được thế, mỗi ngày phải là một ngày mới, phải
tìm ra niềm vui mới lạ để cuộc sống luôn luôn lấp lánh ánh sáng hạnh phúc diệu
kì. Muốn được thế còn phải có thêm một điều kiện nữa là người bạn đời cũng phải
đồng quan điểm.
Cũng may, anh Tưởng chồng cô là một người hết sức ba phải. Vợ
nói gì anh cũng nghe theo. Anh lí luận: Chìu vợ lợi trăm bề, được ăn ngon mặc đẹp,
việc nhà chẳng cần mó tay, cơm nước tiền nong chi tiêu trong nhà đã có người
lo. Vậy thì chống lại vợ làm gì? Cái tự ái hão huyền của thằng đàn ông
ích lợi gì? Lí luận nầy cũng đặt trên cơ sở "tương quan lực lượng kinh tế".
Cán cân nghiêng hẳn về phía người vợ. Chị giàu anh nghèo. Anh tứ cố vô thân. Mỗi
khi mấy người bà con xa của anh đến thăm chỉ làm anh xấu hổ với vợ. Anh xuất
thân từ một gia đình nghèo. Cái vốn của anh chỉ là bộ mặt điển trai với cái bằng
kĩ sư tại chức.
Tuy thế anh Tưởng cũng có công việc làm trong nhà. Anh
chọn cho mình một loại công việc nhẹ. Tuy nhẹ song đó là công việc mang tính
sáng tạo, giống kiểu lao động nhà văn, nhà thơ... Ấy là việc ngày ngày
tìm lời tán tỉnh vợ. Những câu khen tặng không thể cứ ngày nầy sang ngày nọ
không được thay đổi. Nói rặt một câu thì chán chết. Phải đổi mới, giống như
hàng ngày đổi món ăn. Vì thế anh cũng phải động não tìm cái mới. Thời gian đầu
có bao nhiêu câu khen tặng hay ho anh đã phung phí hết cả rồi. Thành ra cái vốn
ấy đáng lí ra để dùng cho một thời gian lâu dài, anh tiêu nhẵn trong có mấy
tháng đầu sau lễ cưới. Vì thế anh phải sáng tạo, sáng tạo mãi. Cũng may Tưởng
là người sáng dạ. Khi đã cạn những lời xưng tụng, anh tìm "nguồn"
trong sách vở, nhất là trong mấy bộ tiểu thuyết ái tình rẻ tiền, loại in chữ lớn,
dày cộm. Tưởng mở sổ tay ra chép mấy câu văn hay ho nầy, học thuộc lòng, có dịp
đem ra nịnh vợ. Lần nầy anh chàng đã biết tiết kiệm lời khen, mỗi ngày chỉ đem
ra dùng một câu, không dám phung phí như buổi đầu. Nhưng rồi nguồn nầy cũng cạn.
Tưởng lại tìm đọc. Anh trách sách vở ngày nay viết bật bạ quá. Trai gái bây giờ
chúng chẳng bỏ công tán tỉnh nhau, mới quen đã lôi vào phòng ngủ. Tưởng thầm
oán xã hội ngày nay đã đánh mất sự lãng mạn. Tưởng xoay qua tìm nguồn trong
thơ. Lúc đầu chưa có kinh nghiệm, anh vớ phải mấy tập thơ siêu thực. Anh cầm
lên ngâm nga, chưa được bao nhiêu câu đã hoảng hồn vì thơ ngày nay chẳng có câu
gì nghe êm tai cả. Đại loại như:" requiem, hom hem, tèm lem...!"
Cũng may mấy năm gần đây thơ tình lạm phát. Nhớ lại cái thời thơ tình là món
hàng quốc cấm, bài nào có chữ "em ơi" là bị sổ toẹt ngay.
Đích thị là "một thời để nhớ". Song con người luôn luôn hành động theo kiểu quả lắc đồng hồ, chẳng bao giờ nó chịu đứng yên ở cái thế trung dung mà thường từ cực tả sang cực hữu. Thơ cũng thế. Sau khi được buông thả, thơ chuyển sang hướng cực hữu, thể hiện rõ nhất ở chỗ người người làm thơ tình. Lão ông lão bà gần đất xa trời cũng miệt mài làm thơ tình. Thơ tình đủ cấp độ, từ phường xã tới trung ương. Anh Tưởng cứ việc theo kiểu trích cú tầm chương, chép vào sổ tay, lâu lâu xổ ra một câu. Cái lỗ tai của cô Viên cũng tiến kịp với trào lưu văn nghệ hiện đại. Trình độ nàng cũng đã thưởng thức được những câu tán dương cao cấp, trừu tượng, siêu thực...Viên rất bằng lòng về người chồng có thể gọi là lí tưởng nầy. Những hoài bão lớn trong cuộc sống của nàng đã thành hiện thực. Chỉ còn vấn đề...
Đích thị là "một thời để nhớ". Song con người luôn luôn hành động theo kiểu quả lắc đồng hồ, chẳng bao giờ nó chịu đứng yên ở cái thế trung dung mà thường từ cực tả sang cực hữu. Thơ cũng thế. Sau khi được buông thả, thơ chuyển sang hướng cực hữu, thể hiện rõ nhất ở chỗ người người làm thơ tình. Lão ông lão bà gần đất xa trời cũng miệt mài làm thơ tình. Thơ tình đủ cấp độ, từ phường xã tới trung ương. Anh Tưởng cứ việc theo kiểu trích cú tầm chương, chép vào sổ tay, lâu lâu xổ ra một câu. Cái lỗ tai của cô Viên cũng tiến kịp với trào lưu văn nghệ hiện đại. Trình độ nàng cũng đã thưởng thức được những câu tán dương cao cấp, trừu tượng, siêu thực...Viên rất bằng lòng về người chồng có thể gọi là lí tưởng nầy. Những hoài bão lớn trong cuộc sống của nàng đã thành hiện thực. Chỉ còn vấn đề...
Trong cuộc sống, có một loại sinh hoạt tối quan trọng, đó là
việc gối chăn. Viên còn muốn trộn lẫn cái chất lãng mạn vào lĩnh vực "trần
tục" nầy. Nàng không thể chấp nhận chủ nghĩa thực dụng đi vào trong cái chốn
đầy sự tế nhị nầy. Chỉ riêng cái cách mời gọi nhau cũng là một vấn đề.
Làm sao để người bạn tình biết rằng mình đang cần và lúc nào
là an toàn và thích hợp nhất. Lâu nay Viên áp dụng ngừa thai theo phương pháp
Ogino, nàng rất sành tính toán, lại thêm cái tính cẩn thận, muốn được an toàn
tuyệt đối, nên tính tới tính lui, trừ hao, mỗi tháng chỉ còn lại có hai ngày.
Hai ngày ngắn ngủi làm sao để chàng biết nhiệm vụ. Việc nầy không thể
dùng lời lẽ, vì dù có văn hoa văn vẻ cách mấy cũng thành phàm tục. Cũng không
thể làm theo kiểu mấy ông lớn ở cơ quan, đầu tuần giao ban và sau đó "lên
lịch công tác". Theo Viên phải có một loại tín hiệu, tín hiệu hồng, tín hiệu
xanh, gọi chung là tín hiệu mùa xuân, để báo rằng người phụ nữ đang ở trong mùa
xuân, sẳn sàng nở hoa kết trái, và rất cần ong bướm. Lọai thông điệp mật nầy chỉ
có hai người biết. Nghĩ mãi không ra. Mọi phát kiến lớn về khoa học thường
thường đến do tình cờ. Ở đây cái phát kiến ra "thông điệp mùa xuân"
cũng xuất hiện một cách tình cơ.
Một hôm hai vợ chồng ngồi ăn cơm trưa. Chàng thấy dưới mái
tóc ngắn đen bóng cắt theo hình cánh chim sắc cạnh, có chiếc hoa tai bằng nhựa,
một tấm nhựa dày màu hồng hình quả tim vỡ. Chàng cất lời khen:
- Trông thấy chiếc hoa tai tim vỡ em đeo lòng anh thấy
rạo rực. Anh thèm khát yêu em...
Sự thật vì buổi trưa hôm ấy trời rất nóng, chàng vừa nốc hai
chai bia Saigon, chất cồn chảy rần rần trong máu nên mới có lời khen ngợi
"mạnh bạo" này. Song lời ca ngợi ấy làm khuấy động sâu xa lòng nàng.
Từ đó không hẹn mà cả hai cùng chấp nhận chiếc hoa tai tim vỡ là dấu hiệu mùa
xuân đã tới đối với người phụ nữ lãng mạn. Mỗi lần nàng mang nó, anh ta hiểu ấy
là nàng bật đèn xanh cho anh hành động.
Phát kiến thật vĩ đại giải quyết một cách hết sức tế nhị cái
chuyện vô cùng tế nhị giữa hai người. Nó chính là "tín hiệu mùa xuân"
trong lòng và thể xác người nữ. Nó thành hình trong tình cờ và giúp cho vợ chồng
giải quyết được việc lớn. Nó hoàn thành trách nhiệm tốt trong một thời gian
dài, kể ra cũng gần mười năm. Thế nhưng tình hình giữa cặp này có thay đổi.
Nàng ngày càng phây phây, ở tuổi tiền mãn kinh, nàng béo ra, cổ có ngấn, da bụng
dày cả tấc. Trong khi ấy người nam lại rơi vào tình trạng đi xuống, sức khoẻ xuất
hiện nhiều vấn đề. Những dấu hiệu đi xuống hiện rất rõ nơi cái đồ thị sinh lý
người nam. Đồ thị lúc đầu chỉ là một đường cong nhẹ, về sau, mũi tên đi xuống,
chúc xuống nhiều hơn. Cuối cùng nó gần như rơi tự do. Tội nghiệp, trong khi đó
con đường người nữ lại có xu hướng đi lên, cuối cùng nó phóng lên cao như tên lửa,
rồi thì hình dáng đồ thị người nữ như ớt chỉ thiên!
Lúc này anh Tưởng thấy nàng mang hoa tai liên tục. Nhiều lần
chàng giả bộ không chú ý, không thấy. Nàng cố làm cho chàng thấy, và mỗi
khi ngồi gần chàng nàng còn vén cao mai tóc lên, rung rinh lúc lắc đầu để chiếc
hoa tai rung động, gây chú ý. Thế nhưng có gây chú ý cách gì anh chồng cũng làm
bộ không thấy. Song làm lơ mãi không được. Đôi khi anh Tưởng thấy giận
chiếc hoa tai mùa xuân. Anh nghĩ phải chi không có nó, nó biến mất đi thì hay
biết bao nhiêu! Và thế là anh tính ăn trộm hoa tai.
Anh biết nàng cất nó ở đâu. Sau anh nghĩ vô lí quá. Chẳng cần là Sec-lốc-hôm cũng đoán ra thủ phạm. Có thằng ăn trộm nào khó khăn vào nhà để chỉ ăn cắp chiếc hoa tai bằng nhựa rẻ tiền? Song anh chưa biết tính thế nào thì một hôm...
Anh biết nàng cất nó ở đâu. Sau anh nghĩ vô lí quá. Chẳng cần là Sec-lốc-hôm cũng đoán ra thủ phạm. Có thằng ăn trộm nào khó khăn vào nhà để chỉ ăn cắp chiếc hoa tai bằng nhựa rẻ tiền? Song anh chưa biết tính thế nào thì một hôm...
Một hôm anh chở vợ đi chợ, đang đi bỗng xe rung động và tiếng
nàng la thất thanh:
- Cướp! Cướp! Cướp!!! Đuổi theo nó nhanh,
cái thằng mặc chíếc áo Pul màu đỏ kia kìa!
Anh rồ ga đuổi theo. Chạy chỉ một đoạn anh đã thu ngắn khoảng
cách. Chỉ cần tông vào nó, cả hai đều ngã là tóm được.
Anh hỏi:
- Nó cướp cái gì?
- Chiếc ví tay
- Có gì trong ấy?
- Có tiền,
- Nhiều không?
- Ít thôi, nhưng có đôi hoa tai tim vỡ !
Chợt anh mừng thầm, nghĩ, nó cắp đôi hoa tai là giúp mình,
sao mình lại hại nó. Đây đích thị là thằng cướp nghiệp dư. Ai đời đi cướp giật
mà mặc áo đỏ rất dễ nhận ra trong đám đông. Tội nghiệp, mình tính ăn trộm đôi
hoa tai thì nó đã làm giùm mình. Đang tăng tốc bỗng anh đột ngột giảm ga thắng
gấp. Viên ngã nhào tới, mặt nàng tống vào lưng anh. Nàng hét lên: "Tại
sao thắng lại?". Anh la to:
- Chiếc xe chết tiệt, hỏng hóc rồi. Thôi không đuổi nữa.
Anh dừng xe, thấy bóng dáng thằng ãn cắp tà tà chạy trước.
Quý Thể
hàng không eva airline
các hãng máy bay đi mỹ
dai ly korean air
săn vé máy bay đi mỹ giá rẻ
mua vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich