Trung Quốc - Vân Nam - Lệ Giang
Hàn Mặc Tử đã từng ngồi khóc "Mây nước bàng hoàng
suốt đêm" trên bờ Hàn Giang, Huy Cận hoài nhớ quê hương trước Tràng
giang bao la rộng dài. Khi lang thang trên các nẻo đường dọc theo các kênh Lệ
Giang (Lijiang*), khách không buồn, không nhớ mà lòng lại lâng lâng trước
phong cảnh hữu tình. Đứng trước một thành phố được xem là một kiệt tác về kiến
trúc và qui hoạch đô thị, riêng tôi không sao tránh được so sánh với quê
Huế thân thuơng đã từng đuợc tặng tên bài thơ đô thị với dòng Hương
Giang nuôi dưỡng một thành phố độc nhất trong cảnh Hương Bình. Nhưng nếu
Huế chỉ có Hương Giang một mình lặng lờ trôi, Lệ Giang là cả một hệ thống 27
khe nước Ngọc Thủy ở cao độ 3000m đã xẻ rạch thị trấn như thành quốc
Venezia trong đồng bằng sông Pô miền đông bắc nước Ý. Tương truyền khi đươc chỉ
định trấn giữ thành phố quan ải nầy, dòng họ Mộc người Nạp Tây (Naxi) được
phong Thổ ty 22 đời qua ba triều đại Nguyên-Minh-Thanh, quyết định không xây tường
thành vì tin tưởng viết chữ Mộc bao quanh biến thành chữ Khốn, không tốt, nên
thành phố luôn được để mở. Tuy vậy, là kinh đô quý tộc Nạp Tây, Lệ Giang luôn
biết bảo tồn bản sắc văn hóa của mình trong lúc mở mang kinh tế dựa lên thương
mãi và trao đổi tài sản với các nước láng diềng trong vùng, Lệ Giang là một biểu
thị độc nhất lịch sử và văn hóa của một không gian cùng với phong tuc tập quán
của một dân tộc. Nhờ xây dựng theo một kiến trúc độc đáo, điểm thêm một quy hoạch
cấu trúc hệ thống thủy lợi tài tình, thành phố thường được ví với Tô Châu
(Suzhou), vinh danh "thành quốc Venezia Viễn Đông" và thành cổ được
UNESCO ghi vào danh mục những Di sản thế giới năm 1997.
Với số dân cư 300.000 người, Lệ Giang trình bày một số không
ít các sắc tộc Hán, Bạch (Bai), Lật Túc (Lisu), Phổ Mễ (Pumi), Di (Yi), Miêu
(Miao), Ma Toa (nguồn gốc Mông Cổ), Tây Tạng và đông nhất là Nạp Tây (Naxi, tự
gọi Nakhi). Chiếm 50% tổng số, đã từng có địa vị chính thức như một dân tộc thiểu
số, họ phần lớn chuyên về các nghề thủ công như làm đồ dùng bằng đồng
bằng bạc, thuộc da và lông thú, dệt, cất rượu và buôn bán. Tiếng Nạp
Tây sử dụng cụ thể hệ thống chữ viết Đông Ba, hay Đông Ba văn, một cấu
thành của chữ Nạp Tây, dùng biểu tượng duy nhất hiện nay trên thế giới. Được đặt
ra vào khoảng thế kỷ VII, các biểu tượng 1500 hình vẻ có đặc điểm tượng
hình nhưng một số cũng sử dụng ngữ âm, giống như trường hợp các chữ tượng hình
Ai Cập. Chữ được viết trên giấy thủ công với các trang đóng vào nhau ở mép
trái, tạo thành những cuốn sách có hơn 2000 biểu tượng trong 20.000 bản kinh
tôn giáo. Những nhà khảo cổ học đánh giá hệ thống không thiết thực cho việc sử
dụng hàng ngày mà để trợ giúp cho việc viết dịch các văn bản lễ nghi thờ cúng
trong các buổi lễ cùng các nghi thức hành lễ của họ. Ngày nay văn tự Đông
Ba chủ yếu là để đáp ứng sự tò mò của khách du lịch vì thật ra không còn
có mấy ai đọc được, ngoại trừ các vị saman. Học giả nổi tiếng nhất
về văn hóa Đông Ba có lẽ là Joseph Rock. Nhà thực vật học Mỹ-Áo nầy nhân
qua đây khảo cứu cây quả ở ngọn núi Ngọc Long (Yulong), say mê phong cảnh,
đời sống, lưu lại ở làng Ngọc Hồ (Yuhu) luôn 27 năm và bắt đầu từ 1922 khảo cứu
văn hóa Đông Ba, bài và ảnh gởi đăng trong báo National Geographic.
Văn hóa Đông Ba không chỉ giới hạn trong chữ viết. Người ta
nói đến một triết lý sinh thái học trong ấy có một đạo giáo vật linh saman,
một âm nhạc cổ truyền thế tập. Trang phục và các điệu nhảy cũng quan trọng
trong những nghi thức. Một số liên quan đến động vật, có hơn 40, tất cả cung hiến
cho đời sống, chẳng hạn chiến tranh, hòa bình, hi sinh, mùa màng,... Thờ cúng tổ
tiên, uy lực thiên nhiên là những đặc tính nổi trội của tín ngưỡng, thêm vào ảnh
hưởng của những trường phái Phật giáo Tây Tạng, Lão giáo Hán tộc. Đấy là những
nghi thức như Thờ Trời, Thờ Thần, Thờ Su (Thần Thiên Nhiên). Tất cả những nghi
lễ đếu được quy tắc hoá và ghi vào sách Đông Ba. Tiên đoán cũng là một mặt
quan trọng khác của tín ngưỡng. Họ thực hiện với những xương gà, xương cừu, có
khi vỏ sò, vỏ ốc. Để giãi dịch các lời thánh, họ dùng những cơ hoành, đặt ở giữa
một con ếch. Những chân ếch biểu thị ngũ hành, ngũ phương. Người ta để ý có măt
12 súc vật hoàng đạo, triệu chứng ảnh hưởng văn hóa Hán trong tín ngưỡng các sắc
tộc. Tất cả các nghi thức nầy đều thực hiện ngoài trời vì không một đền miếu
nào được giao thoa giữa người và thiên nhiên, chứng minh cách xếp đặt bày biện
thị trấn rất hợp với tinh thần sinh thái học của văn hóa Nạp Tây. Ngoài kiến thức
bí truyền, chữ viết, Đông Ba còn lànơi bảo quản những truyền thống như y học,
âm nhạc, hội họa. Nghệ thuât nhảy, hát được lưu truyền nhờ khách du lịch ngày
càng đông lại dự những buổi hòa nhạc. Trong các buổi lễ, bọ còn được xem những
cuộn vải lanh dài hay những tấm gỗ loại thangka Tậy tạng. Màu sắc rực
rỡ, những bức tranh nầy thuờng hình dung chư thần Nạp Tây gồm có 400 vị.
Sử chép Lệ Giang thành hình vào thế kỷ VII, giữa hai triều đại
Tùy (581-618) và Đường (618-907). Thời ấy có một bộ lạc nguồn gốc người Khương,
gọi là Moxie-yi hay Mosha-yi, sống du cư trên cao nguyên Tây Tạng, lại định cư
trong lưu vực Dương Tử Giang hồi ấy còn mang tên Kim Ba (Jinshajiang) có nghĩa
là "sông Cát vàng". Họ sống thành xóm quanh con sông nhỏ Ngọc Hà
(Yuhe), ngày nay là tên công trường mang bánh xe giữa thành phố. Song song với
chăn nuôi, trồng trọt, ngành thương mãi với những hội chợ đủ loại góp phần mở
mang những xóm thành làng trước khi đạt đến thành phố Lệ Giang và bộ lạc
Moxie-yi đổi thành dân tộc Nạp Tây. Ngày nay những tên đường, tên phường như
Dayan là tên làng cũ trước kia, làm mốc cho cuộc phát triển. Dần dần, Lệ Giang
trở thành một ngã tư quan trọng trên cánh nam con Đường Tơ Lụa. Cuộc đóng chiếm
của quân Mông Cổ giữa thế kỷ XIII mở một trang sử mới cho thành phố : phường
xưa Dayan được mở mang, sông Ngọc Hà (Yuje) được đào rộng, hoàn hảo hệ thống
thủy lợi. Còn quan trọng không kém là dưới thời Minh, hệ thống hành chính được
cải tổ và một ông họ Mộc được phong Tusi, tương đương với chức thống đốc,
cha truyền con nối cho đến 1949 ! Ngôi nhà đồ sộ của dòng họ Mộc (Mộc Phủ) ngày
nay còn nổi trội ở Dayan giữa những dãy nhà Nạp Tây (Naxi). Măc dù tọa lạc dưới
những ngọn núi tuyết cao, ở cao độ đáng kể, khí hậu ở Lệ Giang cũng dễ chịu,
thành phố tránh được những cơn gió lạnh mùa thu và mùa đông nhờ những núi nhỏ
bao quanh : núi Voi, núi Cầu Vồng phía đông bắc, núi Sư Tử phía tây bắc và hưởng
được ngọn gió ấm mùa đông.
Chiếm một diện tích 6km2 ở giao điểm các tỉnh Vân Nam, Tứ
Xuyên, Quý Châu, Quảng Tây và khu Tự trị Tây Tạng, Lệ Giang nằm thu mình giữa
Dương tử giang (Yangzijiang) rầm rộ xuôi dòng và những đỉnh núi Sư Tử (Shizi),
Ngọc Long (Yulong) cao ngất gần 6000m tuyết phủ trắng xóa, chế ngự hai cao
nguyên Thanh Tạng (Qingzang) và Quý Châu (Guizhou). Qui hạch đô thị Lệ Giang thật
là đặc
biệt vì không theo một đồ án chính xác, tổ chức từ trước. Trái với những thành phố ở đồng bằng trung ương, Lệ Giang không có một di tích bằng chứng nghệ thuật kiến trúc. Nhà cửa được xây cất tùy theo địa hình, đặc biệt là núi và nước. Rất nhiều nhà xây giữa núi, thềm nhà theo sát sườn đồi. Nhưng quan trọng là nước. Những xóm nhỏ lúc ban đầu xây theo một trục chính trên bờ sông Ngoc Hà (Yuhe), dần dần mở rộng ra phía đông, phía tây. Khi dân đông thêm, nhiều kênh được đào thêm tạo ra một mạng kênh chằng chịt. Nước không thiếu vì nguồn nước là hồ Hắc Long (Heilong) 40.000m2 nằm về phía bắc thành phố, thu thập mọi nước suối, lạch từ núi Voi chảy về (**). Ngay trước thành phố, một cái cống đặt dưới cầu Ngọc Long (Yulong) chia sông ra làm ba nhánh. Những đường chính của thành phố làm trục cho ba nhánh đó còn những đường nhỏ chạy theo những suối, lạch. Mỗi suối lạch có nhiều cầu bắt ngang, tất cả cũng đến 354 chiếc, cho nên Lê Giang còn có tên "thành phố cầu". Vì vậy, thường vào quán nào cũng phải bước qua cầu. Vận dụng cống có thể cho nước tràn lên đường để quét chùi, như vậy bao giờ cũng sạch. Công tác có phần dễ vì những đường đều lát đá hoa cương khai thác từ các mỏ trong vùng. Nhờ dòng nước chảy mạnh nên bao nhiêu vật dơ đều chuyển đi lanh chóng về hạ lưu. Cuốn sách Forgotten Kingdom của Peter Goullart cho biết rõ những chi tiết nầy.
biệt vì không theo một đồ án chính xác, tổ chức từ trước. Trái với những thành phố ở đồng bằng trung ương, Lệ Giang không có một di tích bằng chứng nghệ thuật kiến trúc. Nhà cửa được xây cất tùy theo địa hình, đặc biệt là núi và nước. Rất nhiều nhà xây giữa núi, thềm nhà theo sát sườn đồi. Nhưng quan trọng là nước. Những xóm nhỏ lúc ban đầu xây theo một trục chính trên bờ sông Ngoc Hà (Yuhe), dần dần mở rộng ra phía đông, phía tây. Khi dân đông thêm, nhiều kênh được đào thêm tạo ra một mạng kênh chằng chịt. Nước không thiếu vì nguồn nước là hồ Hắc Long (Heilong) 40.000m2 nằm về phía bắc thành phố, thu thập mọi nước suối, lạch từ núi Voi chảy về (**). Ngay trước thành phố, một cái cống đặt dưới cầu Ngọc Long (Yulong) chia sông ra làm ba nhánh. Những đường chính của thành phố làm trục cho ba nhánh đó còn những đường nhỏ chạy theo những suối, lạch. Mỗi suối lạch có nhiều cầu bắt ngang, tất cả cũng đến 354 chiếc, cho nên Lê Giang còn có tên "thành phố cầu". Vì vậy, thường vào quán nào cũng phải bước qua cầu. Vận dụng cống có thể cho nước tràn lên đường để quét chùi, như vậy bao giờ cũng sạch. Công tác có phần dễ vì những đường đều lát đá hoa cương khai thác từ các mỏ trong vùng. Nhờ dòng nước chảy mạnh nên bao nhiêu vật dơ đều chuyển đi lanh chóng về hạ lưu. Cuốn sách Forgotten Kingdom của Peter Goullart cho biết rõ những chi tiết nầy.
Mộc Phủ
Kiến trúc nhà cửa Na Xi biến dạng rất nhiều qua các thời đại,
chịu ảnh tưởng của dân tộc Hán và của những dân tộc khác thường hay giao hảo
với Naxi như Tây Tạng hay Bạch. Lúc ban đầu người Nạp Tây (còn mang tên
Moxie-yi) ở trong hang đá hay trong các thân cây gọi là mulenfang. Nơi ở
loại nầy dễ thực hiện, dễ di chuyển, tồn tại rất lâu và nghe nói còn được tìm
ra trong một vài xóm hẻo lánh. Khi nhà thân cây bắt đầu chuyển ra nhà gỗ thỉ đến
thời họ Mộc, kiến trúc chịu nhiều ảnh hưởng Hán và Tây Tạng, nhưng bao giờ cũng
gần với thiên nhiên. Nhà đứng gỗ trét một gian, đổi thành hai gian, thêm tầng
trên xây quanh sân vuông. Dần dần nhà được hoàn hảo : tầng dưới tường lót gạch
phơi, tầng trên bằng gỗ, thêm lan can, mái lợp ngói, tường quét vôi. Lắm lúc
hiên ngoài có mái che nắng đở gió, ở tầng dưới và tầng trên. Bây giờ, nhà được
chia làm ba phòng hay, tốt hơn, có ba gian, gian giữa dành cho người lớn tuổi.
Mái che nắng hình hơi cong để làm nhẹ kiến trúc, tường nghiên về phía trong để
cho nhà vững chắc ở một vùng hay có động đất. Nhà những nhà quý phái gọi
làSanfangyizhaobi có thêm bình phong zhaobi như ở đình miếu, tục
lệ bắt đầu từ thời Tây Chu (1046-771 tCN) mà gần đây thôi mới thấy ở nhà
thường dân. Chi tiết nầy đánh dấu sự vay mượn nghệ thuật Hán đồng thời là cao
điểm của kiến trúc Na Xi. Cón có một thay đổi nữa, hiếm có hơn, là bốn nhà
thay vì ba, gọi là Sihewutianjing. Dù ba hay bốn nhà, những công trình bằng
gỗ nầy, chạm trổ công phu, bên trong trang trí mỹ miều, rất thoáng khí và dễ chịu
những ngày nóng nực.
Hắc Long
Giáp núi, gần sông, đường sá lát đá sạch sẽ, tô điểm hoa văn
thanh nhã, không bùn lầy, bụi bặm, đi dạo chơi trong thành phố thật là một nổi
thú khó lường. Thêm cào đó, kênh nước hữu tình, róc rách chảy quanh những nhà
hàng, quán ăn trình bày mỹ thuật sau nbững chiếc cầu gỗ kiến trúc thanh nhã đa
dạng trông không chán mắt. Trước các cửa hàng, dưới những cây liễu rũ, các cô
trang phục rực rỡ, vui tuơi mời khách thì khách phải khó tánh lắm mới lãnh đạm
được với các nụ cười duyên dáng. Ra khỏi nhà hàng, vì nhà cửa đường sá xinh
xinh hầu như giống nhau, khách thường tưởng như mất đường lạc lối, nhưng để ý
dòng nước xuôi ngược cũng dễ định hướng. Phố Tứ Phương ở trung tâm thị trấn có
thể xem như tiêu biểu cho thành phố Lệ Giang. Gần phố nầy, có cầu Đại Thạch có
lẽ là đặc sắc nhất trong số các cầu nổi tiêng Tỏa Thúy, Nam Môn, Mã Yên, Nhân
Thọ, xây dựng phần lớn dưới các triều Minh (1368-1644), Thanh (1644-1911) trước
thời hiện đại. Xưa hơn một chút là Mộc phủ tức dinh thự của các thủ lĩnh
thế tập họ Mộc dưới triều Nguyên (1272-1368). Gồm có 162 gian chiếm một diện
tích 46 mẫu, treo nhiều tấm biển các nhà vua biếu tặng thời hưng thịnh gia đình
họ Mộc, dinh thự được trùng tu năm 1998 để làm Viện bảo tàng của thành cổ. Mới
hơn là chùa Phúc Quốc với lầu Ngũ Phượng cao 20m xây dựng năm 1601, giữa triều
Minh. Như tên gọi, hình dáng bên ngoài trông như năm con phượng hoàng từ xa bay
lại, bên trong được trang trí tinh vi sắc sảo. Ngôi lầu nầy là một của quý, tập
hợp phong cách kiến trúc của các dân tộc Hán, Tây Tạng và Nạp Tây, tiêu biểu điễn
hình kiến trúc cổ đại Trung Quốc.
Văn hóa Đông Ba
Viếng Lệ Giang, nhìn xem cảnh đẹp thành phố, tưởng nên cần bỏ
ít thì giờ trở lại thăm cái nôi của sắc tộc Nạp Tây ở Bạch Sa, nơi "Cát trắng",
phía bắc Lê Giang. Ngay trước triều Nguyên, tổ tiên Nạp Tây vượt sông Kim Ba
"Cát Vàng" (Jinshajiang), xuống núi Ngọc Long, vào định cư ở thung
lũng Lệ Giang mở mang văn hóa Bạch Sa. Ngày nay còn tồn tại ở Bạch Sa những dấu
vết kiến trúc xưa giản dị thời Minh. Nhiều nhà truyền thống còn được giữ và sửa
sang làm quán bàn đồ cổ hay hàng thủ công làm lưu niệm. Ở trung tâm, nếu may mắn
khách có thể gặp vài cụ già Nạp Tây ngồi chơi đàn truyền thống. Ngoài ra đáng để
ý là những bức tranh tường độc nhất triều đại Minh, kể lại đời sống địa phương,
phản ảnh văn hóa một thời, phối hợp những tin tuởng Phật giáo, Lão giáo và đạo
La ma. Sắc tộc Nạp Tây xưa kia còn ở một nơi khác là Thúc Hà (Shuhe) trên
"đường Trà" và " đường Ngựa" dẫn lên Tây Tạng. Tuy nhiên,
những hàng ngưòi làng bán là những vật bằng da thú. Làng nằm trên lưng chừng
núi, ở giữa hai con lạch chảy qua, ngay cạnh nền nhà. Đường đắp bằng đá chằn chịt
làm thành một hệ thống dày đặc như trong một tổ ong. Nhà cửa cũng xây bằng đá
nên kiến trúc ở đây gần thiên nhiên hơn ở Bạch Sa. Cầu Thanh Long thời Nguyên
có thể là chiếc cầu lớn nhất ở Lệ Giang chảy ngang một cụm nhà bố cục như phố Tứ
Phương. Phần thưởng sau cùng là một cái miếu nhỏ trên cao cống hiến một toàn cảnh
Lệ Giang nhiễm lệ nhất là vào chiều, tưởng như Thúc Hà là một Lệ Giang thu nhỏ,
xa quần chúng du lịch ồn ào, chỉ thiếu hai bánh xe ở công trường Bốn Phương.
Lệ Giang dạ khúc
Nhiều nước trên thế giới hiện nay may mắn còn có một nền văn
hóa sinh động, về mặt di sản vật chất cũng như bên phía tinh thần. Cái quan trọng
là nhận thức nền văn hóa ấy cần phải tồn tại và kiếm cách truyền đạt cho về
sau. Cần phải ý thức nhất là những nước có nhiều dân tộc thiểu số mà sự sống
còn lắm khi bấp bênh. Bên lề nhân đạo, nhân bản, tình hình kinh tế cũng rất
cần thiết nhất là cho những vùng sống nhờ du lịch. Ngang đây, vấn đề không chỉ
là tổ chức du lịch mà tổ chức làm sao cho khỏi làm biến tính, bại hoại cái nền
văn hóa cần phải bảo vệ đó. Người dân Lệ Giang đã biết hòa hợp trí óc con
người và vẻ đẹp thiên niên để tạo ra một thành phố hài hòa lẫn lộn kinh tế và
nghệ thuật. Uỷ ban Di sản thế giới đã không lầm khi đưa thành cổ nầy vào danh mục
Di sản thế giới, đánh giá "thành cổ Lệ Giang đã dung hoà khéo léo
giữa kinh tế và trọng điểm chiến lược với địa thế mấp mô, đã bảo
tồn và tái hiện bộ mặt cổ xưa của thành cổ một cách chân thật và
hoàn mỹ. Các kiến trúc của thành cổ Lệ Giang đã trải qua thử thách
của vô số triều đại, trải qua nhiều cuộc bể dâu, đã dung hòa màu
sắc văn hóa của các dân tộc cho nên nổi tiếng gần xa. Lệ Giang còn
có hệ thống sông ngòi cổ xưa, chúng chảy ngang dọc qua thành cổ,
thật là khéo léo và độc đáo, đến nay những sông ngòi này vẫn phát
huy vai trò có hiệu quả".
(*) Ở tỉnh Quảng Tây (Guangxi) có một dòng sông cùng tên Li
Jiang (ta phân biệt Ly Giang) là một trong mười thắng cảnh đẹp nhất của Trung
Quốc. Bắt nguồn từ núi Mao Nhi (Mao’ershan) phía đông bắc thành phố Quế Lâm
(Guilin), sông chảy qua thành phố này đến Dương Sóc (Yangshuo). Đoạn sông từ Quế
Lâm đến Dương Sóc là đẹp nhất. Những đỉnh núi với những vách đá dựng đứng soi
mình xuống dòng sông làm thành cảnh thiên nhiên tình tứ.
(**) Có một dòng sông Hồng Hà (Honghe) bắt nguồn từ núi Hoành
Đoan (Hengchuan), huyện Ngụy Sơn (Weishan) ở thượng lưu mang tên Nguyên Giang
(Yuanjiang) chảy ngang phía nam Lệ Giang, qua hồ Nhĩ Hải (Erhai) gần thành phố
Đại Lý (Daily) kinh đô người Bạch (Bai), trước khi xuyên Vân Nam đổ về Bắc Bộ
nước ta. Đứng trên bờ Hống Hà, ngắm dòng nước cuồn cuộn chảy, người con đất Việt
cảm thấy nao nao biết nước nầy chảy về bối đắp đất nước mình, được tưới vào
nương ruộng một vùng đồng bằng rộng lớn, nuôi sống đồng bào ruột thịt.
Bài và ảnh Võ Quang Yến
đặt vé eva airline
Trả lờiXóamua vé máy bay đi mỹ hãng eva
hãng korean airlines
khuyến mãi vé máy bay đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich