Nhớ đêm giã bạn
(Dương Lan
Hương, Lê Mận)
Hội đã tan rồi, chia tay bên
dòng sông
Chiếc nón quai thao xôn xao câu quan họ
Đến hẹn lại lên người ơi đừng quên nhé
Con đò bồng bềnh nhớ nhau em gọi câu:
Mình ơi!
Nguyễn Tiến
Mời nghe: Nhớ đêm giã bạn
sáng tác: Nguyễn Tiến
biểu diễn: Lê Mận
2006
Trong dĩa nhạc Nhớ đêm
giã bạn của nhac sĩ Nguyễn Tiến do ca sĩ Lê Mận biểu diễn, màn đầu chia
tay là hai hàng liền anh liền chị đứng trước nhau, các anh nắm ô đen, các
cô mang chiếc nón quai thao, một hình ảnh tuy giản dị lại gợi biết bao nổi
buồn lúc phân ly. Đối với một người bôn ba lâu ngày bên phương trời Tây như
tôi, quen sống với những cảnh chia rời sống động, tay vẩy, mắt nhoè, tuy cũng cảm
động không kém nhưng như thiếu một cái gì thiết tha trong lòng. Trong ký ức tôi
luôn còn lưu luyến ấn tượng cái ô (tức là cái dù miền Trung quê tôi), cái nón
quai thao mà trước khi xa xứ tôi chưa bao giờ được thấy. Thật vậy, nếu biểu
tượng xứ Huế là chiếc nón bài thơ cùng với tà áo dài tha thướt tạo nên nét đẹp
duyên dáng cho cô gái đất Thần kinh, cái nón quai thao đi đôi với
chiếc áo tứ thân và cái khăn mỏ quạ chỉ có ở miền Bắc mà không phải ở vùng nào,
ngày nào phụ nữ cũng mang. Và ngày nay ít còn thấy, nếu không là nơi có lễ lạt.
Tôi may mắn được ngắm y phục nầy ở Hội Lim Bắc Ninh đầu xuân một năm trước
và ở Paris trong những buổi biểu diễn của các đoàn truyền thống Việt Nam mời
qua.
2012
Nón quai thao (còn gọi nón
ba tầm, nón dẹt, nón thúng, nón chủng, nón Nghệ,...) và áo tứ thân (còn gọi áo
mớ ba mớ bảy) là hai bộ phận quan trọng nhất trong di sản văn hoá y phục quan họ
Kinh Bắc. Nếu chiếc áo tứ thân nửa kín nửa hở làm xao xuyến đấng nam nhi,
nón quai thao sang, đẹp được xem như mang nặng câu hát trữ tình. " Ai
làm chiếc nón quai thao, Để anh thương nhớ ra vào không nguôi". Không biết
nón quai thao ra đời lúc nào, ai là người sáng tạo. Tương truyền nón xuất hiện ở
Hải Dương vào đời Trần (thế kỷ XVIII) sáng tạo cho cung nữ gọi là nón thượng.
Qua đời Lê, nón được thêm quai thao. Dân gian tin là có viên quan trong triều,
ông Vũ Đức Úy, trong khi được cử làm phó sứ sang Trung Quốc, bỏ công học
nghề thủ công, dệt thao rồi về nước truyền nghề: nghề dệt, nghề dùng sợi tơ
làm dây đàn, quai thao cho nón,...Ông được vua phong làm Cục trưởng Cục Thao.
Dân làng nhớ ơn ông, trước thờ ông tại Đình Lớn cùng với vị Thành hoàng,
sau xây Đến thờ Tổ ba gian trông ra hồ nước, cạnh chùa Hương Vân. Trên cánh đồng
Miễu, có ngôi mộ ông, bằng gạch với hai hàng chữ: "Vũ Sứ thần
chi mộ" và "Tổ thụ hoàng ân", trước có tấm bia
thời Cảnh Hưng thứ VI (1765) kể sự tích vị Tổ. Trong chùa có tượng Vũ Sứ thần
to như người thật và câu đối:
Lục nghệ thần thông, tứ dân
hoài đức;
Song tinh nội chiếu, ngũ phúc kiêm toàn.
(Sáu nghề tinh thông, muôn dân nhờ đức;
Hai sao chiếu sáng, năm phúc vẹn toàn).
Song tinh nội chiếu, ngũ phúc kiêm toàn.
(Sáu nghề tinh thông, muôn dân nhờ đức;
Hai sao chiếu sáng, năm phúc vẹn toàn).
2011
Nón quai thao giống như một
bánh xe lớn cở 70-80cm, lợp lá gồi hoặc lá cọ. Lá nầy cần phải chọn lựa kỹ càng
: lá mỏng, sống nhỏ, không già vì màu vàng đậm, không đẹp, chỉ dùng đề làm nón
làm việc, không non vì chưa bền bĩ và lại màu vàng nhạt cũng không hợp, được
dùng trong nón bài thơ ở Huế. Quanh nón là thành nón cao khoảng 10-12cm. Thành
nón giúp che khuôn mặt người đội tuy vẫn giữ thoáng, mát. Giữa nón là khua nón,
một vành tròn cao khoảng 8cm, ráp đúng vào đầu để đội cho chắc. Tuy
nhỏ, khua nón đòi hỏi nhiều công phu để làm. Phải chuốt bóng sợi tre nhỏ trước
khi lấy chỉ móc trắng và săn như giây cước may kỹ lại với nhau. Khua cần phải cứng
để chịu đựng được nón nặng. Mặt trong nón được lợp giấy vàng hay bạc, ghép
lại thành hình hoa lá, chim bướm, trang hoàng chiếc nón, gọi là hoa nón. Những
cô cẩn thận sắm thêm một bộ "chiên, thẻ" : chiên là miếng bạc vuông,
trong đó có vòng tròn, chạm hai rồng chầu mặt nguyệt. Hai chiếc thẻ cũng bằng bạc,
to như quân bài tam cúc, chạm hoa lá, ở giữa có cái vòng để buộc quai thao. Cắm
hai cái thẻ vào bên trong nón rồi đặt cái chiên vào đáy khua. Cũng có thể
đính vào gương soi lắm khi cần thiết. Tôi không biết mấy cô ngoài Bắc có chui một
lỗ nhỏ như mấy o người Huế không để dù e lệ núp sau chiếc nón vẫn còn
tò mò nhìn được mấy chàng trai tiếp tục chòng ghẹo. Thường ba loại nón được
phân biệt: vành rộng, sườn cao hơn hết là nón ba tầm còn gọi nón Mười là
nón lớn hơn nón Nhỡ hay nón Ngang và còn lớn hơn nữa nón Đấu. Mặc dù làng
Chuồng (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, Hà Nội hiện nay) có tiếng
làm nón, khua nón khó làm nên vẫn có làng chuyên làm khua:
Nón này chính ở làng Chuồng.
Làng Già lợp nón, Khương Thường bán khua
Hà Nội thì kết quai tua
Có hai con bướm đậu vừa chung quanh.
Làng Già lợp nón, Khương Thường bán khua
Hà Nội thì kết quai tua
Có hai con bướm đậu vừa chung quanh.
2012
Trong nón quai thao, nếu chiếc
nón là quan trọng, quai thao cũng không kém phần cần thiết vì về mặt vật chất
nó giữ thăng bằng, vững chắc, bên phía thẩm mỹ nó làm tăng nét duyên dáng, dịu
dàng. "Chưa chồng nón thúng quai thao, Chồng rồi, nón rách, quai nào
thì quai ". Ðể quai thao có vẻ mềm mại, người làm đi mua những sợi tơ
sần có cục gọi là mốt cục đem về nhuộm màu hay để nguyên : các cô gái thích
dùng quai màu trắng ngà là màu gốc tơ tằm, các bà già cũng như những phụ nữ có gia
đình thường dùng màu đen. Bện hai hay ba sợi dài 1,5-2m lại với nhau thì thành
quai kép, giống như tim đèn, ngoài bọc tơ dệt, thả lỏng đến thắt lưng Nhiều
đoạn quai được thắt lại, tết nút vừa làm chắc quai vừa đẹp mắt Có khi hai trái
cù (quả găng), to bằng ngón tay cái, được đan thắt công phu ở hai đầu quai
thao. Quai rủ xuống bờ vai thành tua dài từ 20 - 25 cm và có chừng chục túm tua
nho nhỏ, trông rất ngoạn mục. Khi đội nón, các bà các cô phải đi từ từ,
tạo nên vẻ chậm rãi, dịu dàng, lấy tay giữ quai truớc ngực để tránh nón
đong đưa, đồng thời giữ vững nón nhất là khi có gió hay khi nghiêng nón che nắng.
Thời trước, khi nón quai thao đang còn giữ vị trí quan trọng trong trang phục lễ
hội, ở Hà Nội, những "cô ả" mười lãm mười sáu, cái tuổi bắt đầu làm
duyên, thường đi mua quai thao ở chợ phiên hàng tơ Trìều Khúc, nôm na gọi làng
Đơ Thao để phân biệt với các làng Đơ Ðông, Ðơ Bùi chuyên làm ruộng. Cũng còn được
giải thích vì làng Triều Khúc, tổng Thanh Oai (nay là huyện Thanh Oai, Hà Nội) ở
trên đường Hà Nội - Hà Đông, mà tên cũ của Hà Đông là Cầu Đơ nên có câu "Nón
Chuồng, khua lụa, quai thao làng Đơ"
Làng tôi công nghệ đâu bằng
Là làng Triều Khúc ở gần Thanh Xuân
Quai thao dệt khéo vô ngần
Là nghề của Vũ sứ thần truyền cho.
Là làng Triều Khúc ở gần Thanh Xuân
Quai thao dệt khéo vô ngần
Là nghề của Vũ sứ thần truyền cho.
2014
Tuy nổi tiếng là nghề làm
nón, sau những năm chinh chiến, cho đến những năm 80, 90, những nghệ nhân
già nhất trong làng mất hết, từ đó chẳng ai còn biết cách làm nón quai
thao nữa. Ông Phạm Trần Canh là một người trở về làng tiếp tục nghề làm nón kiếm
kế sinh nhai và nuôi sống gia đình. Vào những năm 90, một đoàn văn công về làng
đặt làm những nón quai thao truyền thống. Không biết làm nón, không biết hỏi
ai, nặng lòng với nghề, ông Canh quyết tâm đi tìm ờ vùng quê, rong ruổi lặn lội
từ Nam Định đến Thái Bình. May mắn đã lại với ông vì ông mua được một
cái nón quai thao cũ, đem về tháo ra, xem xét cách xếp nan tre, cách sắp đặt lá
cọ,...Nhờ kinh nghiệm làm nón, nhờ lời động viên của bà vợ hiền, sau một thời
gian kiên trì, ông mày mò làm lại được chiếc nón quai thao. Ngoài bát tuần, vẫn
còn minh mẩn, tự mình xỏ kim không cần kính lão, ông được mệnh danh "người
làm hồi sinh nón cổ", Ông không tự mãn mà còn bỏ công sưu tầm các kiều
nón cổ khác. Ngày nay ông là chủ nhân 11 kiểu nón quai thao cổ, kể cả những mẫu
người Tày, mẫu người Thái,...kích cở khác nhau : 22, 55, 66cm,...Làm nón quai
thao nhiều đoạn: từ chạy kiếm mua chọn lựa lá cọ, ... cho đến khâu
trang trí, chỉnh sửa, hun diêm sinh cho trắng, bền...biết bao công phu. Năm người
con đều không theo nghề cha, ông Canh sợ ngành nón lại thất truyền. Ông mở
lớp dạy làm nón miễn phí cho ngưòi dân quanh vùng, đến nay có cả trăm người
theo học. Cùng với một ông bạn, ông quyết tâm phát huy rộng rãi hình ảnh nón
quai thao, tham gia nhiều hội chợ triển lãm với những mẫu nón độc đáo. Năm
2001, ông tự tay đan hai chiếc nón khổng lồ 2m cho khách sạn Liên Hoa đem
triển lãm "Hàng thủ công mỹ nghệ" tại Cộng hoà Séc và Đức. Mong muốn
được quốc tế chú ý, ông Canh đã thỏa nguyện đưa văn hóa làng Chuồng ra năm
châu. Tài năng của ông được công nhận năm 2007 qua bằng "Nghệ nhân
làng nghề Hà Tây". Người ta bảo trong số các nón quai thao xuất khẩu từ
4000 hộ làm nón làng Chuồng ngày nay, không có cái nào đẹp bằng nón ông Canh,
không chỉ về mặt hình thức mà còn về phía tinh thần, chứa chan tâm tư, tình cảm.
2014
Nón quai thao ngày nay rất
tiếc chỉ còn thấy trong những cuộc biểu diễn các đoàn truyền thống, từđấy
nghề làm nón quai thao, tuy được hồi sinh, sợ dần dần sẽ mai một vì các đoàn
văn công không đặt làm nhiều, khách du lịch mua rât giới hạn. Tuy nhiên, cùng với
áo tứ thân, trong văn hóa quan họ, nón quai thao luôn còn tồn tại
trong ký ức, trong những bài thơ, trong các bài hát, trong tiềm thức của người
Việt Nam.
Theo câu ca, anh tìm về sông
Đuống
Mái đình cong, những thửa ruộng con con
Người Kinh Bắc hay cười, duyên đến lạ
Nón quai thao như tình nghĩa vẹn tròn.
Kinh Bắc đâu rồi? Mai Đức Nghĩa
Mái đình cong, những thửa ruộng con con
Người Kinh Bắc hay cười, duyên đến lạ
Nón quai thao như tình nghĩa vẹn tròn.
Kinh Bắc đâu rồi? Mai Đức Nghĩa
(*) Ảnh chụp các đoàn
chèo, múa truyền thống Việt Nam được mời qua Paris những năm 2006 (Nhàhát
Châtelet), 2011 (Parc Floral), 2012, 2014 (Trụ sở UNESCO).
Chợ xưa miền Bắc - Tranh sơn
mài Đinh Hương (Khải Hoàn)
Tham khảo
-Dáng duyên nón quai thao,
nonlavietnam.com 11.5.2012
-Hồ Sĩ Anh, Ðộc đáo nghề
nón làng Chuông, thanglong.chinhphu.vn 21.9.2012
- Ðông Tuyết, Về làng
Chuông, gặp nghệ nhân bát thập làm nón quai thao anninhthudo.vn 10.1.2013
- Hồ Lê Ngọc Ngà, Thuyết
minh về chiếc nón, diendan.hocmai.vn .28-7-2013
- Cả đời tâm cang với nghề cổ,
baomoi.com 04/11/2013
- Phạm Thị Phương Thảo, Để
câu Quan họ xanh dòng Tiêu Tương, can com 24.1.2014
- Hoàng Dung, Tìm lại
nét đep nón cổ làng Chuồng, Nhân dân Ðiện tử 03.04.2014
- Nguyễn Hùng Long, Phạm
Trần Canh, người hồi sinh nón quai thao, thanglong.gocom.vn 04.4.2014
- Nam Anh, Vũ Ðức Úy - Tổ
nghề nón quai thao, Tổ chức kỷ lục Việt Nam 04.4.2014.
- Hữu Giới, Chiếc nón
quai thao, mevietnam.org.
Bài và ảnh (*) Võ Quang
Yến
ve may bay eva airline
đại lý vé máy bay đi mỹ
korean airline vietnam
giá vé máy bay đi mỹ giá rẻ
giá vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich