Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Thú dạo quanh bờ hồ

Thú dạo quanh bờ hồ
Trong số các hồ vùng núi Alpes, bên cạnh hồ Le Bourget nổi tiếng với mối tình lãng mạn Lamartine-Elvire (*) quanh Aix-les-Bains, hồ Annecy còn lưu truyền là nơi gặp gỡ Jean-Jacques Rousseau với bà bá tước de Warens khai trương những năm ái ân đầm ấm ở Les Charmettes gần Chambéry (**). Ở miền Savoie - Mont Blanc, ngoài những hồ nhỏ yên tĩnh núp mình dưới các chân núi sừng sững bao quanh, có bốn hồ lớn thiên nhiên trong số năm hồ lớn nhất toàn nước Pháp : hồ Le Bourget hoang dã, hồ Aiguebelette kín đáo, hồ Léman rộng lớn và hồ Annecy long trọng. Thường được gọi mảnh gương đồi núi, hồ Annecy phản chiếu những đỉnh Lanfon hay Le Lafonnet, LaTournette hay Veyrier. Thấp thoáng trong lùm cây, hai lâu đài cống hiến một chốn thần tiên giữa phong cảnh đồi núi : Menthon Saint-Bernard dưới chân đỉnh Lanfon và Duingt ở cuối mủi đá chia đôi hai hồ. Nguồn gốc thời kỳ băng hà, hồ gồm có hai vùng trũng phối cảnh khác nhau giữa thị trấn Duingt và Mô Ðá Chère: Hồ Lớn và Hồ Nhỏ.
Dinh đảo và Kênh Thiou ở Annecy
Nhuốm một màu ngọc lam êm dịu thân thiết cûa Cézanne tuy sắc thái thay đổi tùy mùa theo lượng ánh nắng mặt trời, hồ Annecy đã là nguồn cảm hứng cho nhiều họa sĩ từ đầu thế kỷ XIX, nhưng phải đợi đến 1880 mới bắt đầu trở thành trung tâm du lịch, nghỉ ngơi: nước 20-22 độ nóng trung bình thích hợp cho vừa bơi lội, câu cá, vừa dạo thuyền, lượn ván,... biết bao môn giải trí để làm vui lòng khách. Cung cấp nước cho hồ là một số các con sông nhỏ đổ vào như Eau Morte, Ire, Bornette và, hiện tượng lạ lùng, một nguồn suối mãnh liệt ở 82m dưới đáy hồ mang tên Boubioz. Khi hồ quá đầy thì nước tự động chuyển qua kênh Thiou chảy ngang thành cổ Annecy trước khi dổ vào Khe lũng Fier để đạt đến sông Rhône. Nhà cửa san sát soi bóng trong kênh, lắm khi có thang dẫn xuống mặt nước, với hai hành lang hoa thắm chạy dọc theo bờ nước gây ra một cảnh tượng đẹp mắt, thành cổ lắm khi được ví với Tô Châu (Suzhou) sông nước nổi tiếng một thời. Ở khúc kênh cạnh Dinh Ðảo (Palais de l'Isle) lạ lùng, một nhà lao cũ trở thành phòng triển lãm kiến trúc, một con thiên nga trắng xóa ngày ngày thong dong, khi đeo con trên lưng, khi thì dẫn theo cả đoàn, hãnh diện uy nghiêm trước mặt khách du lịch ngắm nghía, chụp hình. Thành cổ Annecy còn có tiếng với chiếc chuông đồng lớn nhất nước Pháp. Năm 1895, anh em Paccard đúc ở đây một cái chuông 3m đường kính, nặng 18835 kg, cái giá 7380 kg, búa đánh 1200 kg. Lúc ban đầu bốn địa phận Savoie dâng cúng chuông cho Nhà thờ lớn Basilic Sacré-Coeur ở Monmartre, Paris.
Mẹ và con thiên nga trên Kênh Thiou
Từ thời tiền sử đây đã có người ở, dần dần dân tộc Celte lại chiếm cứ. Qua thời romain tiếp theo, thị trấn Boutae khoảng 2000 dân choáng giữ toàn cõi quanh Annecy xưa. Bắt đầu từ thế kỷ XII thị trấn mới thấy bắt đầu mở mang ra thành phố ngày nay, đến dịa phận trang viên romain fundis Anicii. Qua thế kỷ XIII, nối tiếp Genève, thị trấn trở thành kinh đô miền Genevois. Ðến thế kỷ XVII, Phong trào Cải cách tôn giáo (la Rẻfome) buộc giới tăng lữ Genvois rút về Annecy, canh tân thị trấn thành Trung tâm Phản Cải cách tôn giáo dưới sự chỉ đạo của đức Giám mục François de Sales (1567-1622), nhà thần học của Giáo hội. Ông cỏ tiếng không những nhờ công cuộc truyền đạo mà còn qua cuốn Dẫn nhập vào đời sống sùng đạo (Introduction à la vie dévote), một cuốn sách viết cho người thế tục. Làm giáo sĩ từ năm 26 tuổi, ông không ngớt hoạt động quy về Công giáo. Tiếng tăm lừng lẫy, giọng nói bùi như mật, ông được mời giảng đạo ngay trong triều vua Henri II. Ðược phong Giám mục Genève năm 1602, ông thành lập năm 1610 dòng Thăm (Vísitation) với bà Jeanne de Chantal, tổ tiên Madame de Sévigné. Ông được phong thánh năm 1665, tên được đặt cho Nhà thờ lớn Annecy thế kỷ XVII. Nhà thờ này nguyên là nhà đọc kinh cũ của tu viện dòng Thăm, bên trong có hai lăng mộ thánh François de Sales và thánh Jeanne de Chantal. Ðược trùng tu thế kỷ XIX, ngày nay đây là nhà thờ của cộng đồng người Ý.Sáu bàn thờ phong cách nghệ thuật baroc các thung lũng Savoie còn được gi nhc li trang trí phong phú nhà thờ trước lúc bị tàn phá trong thời kỳ Cách Mạng.
Dạo thuyền quanh hồ Annecy
Ngày nay, một kính hoa hồng đẹp trên mặt chính nhà thờ, ảnh hưởng của thời Phục hưng, trở thành nhà thờ lớn địa phận năm 1822, làm quên phong cách nhà thờ cũ dòng Thánh François (Franciscain) đã được cất lên ở đây. Người thứ hai nổi tiếng ở đây là Jacques Rousseau quê gốc Genève, năm 16 tuổi được linh mục Confignon gởi qua bà bá tước Warens. Trong cuốn les Confessions, tác giả ước mong có được một công trình nhỏ kỷ niệm nơi hai ngưi gặp nhau ở Annecy ngày 21.03.1728, đánh dấu một bước tiến quan trọng đời ông (**). Ngày nay, giữa các đường Filaterie, Jean-Jacques Rousseau (số 10) và đường bờ sông Madame de Warens, năm 1928 tuợng văn sĩ được dựng lên giữa một lan can sơn vàng bên trên một bể nước trong hốc đá. Hồi ấy ông ở gần đây, trong một ngôi nhà nay đã bị phá, giữa một cái lạch và một mảnh vuờn có lối đi dẫn qua nhà thờ Saint-François và tu viện Cordeliers. Bà Warens rời bỏ đạo Tin lành từ năm 1726 và hai năm sau, qua ảnh hưởng của bà, Rousseau cũng nối gót quy về đạo Cơ đốc. Ông đi lại với trường dòng, gặp Thầy Gaime, trưởng đội hát trong nhà thờ Saint-Pierre và học nhạc với Thầy. Chính ở đây mà văn sĩ đã tập đánh những phím đàn đầu tiên và hát năm 1535. Giàn đàn ống đuợc người thợ làm đàn của nhà vua thiết kế năm 1842, tủ đàn phong cách Louis XIV là một kỳ công. Trong nhà thờ nhiều bức tranh đặc sắc trang trí các bức tường như bức G từ thp giá xuống(Descente de croix) một bản sao Carravaggio, bức Sự Tôn thờ của các Pháp sư (Adoration des Mages) thế kỷ XVI hay bức tranh của Mazzola hình dung cuộc giải phóng Thánh Pierre.
Ðầm Âm Phủ
Trong số những môn giải trí quanh hồ Annecy, hai cuộc đạo chơi được huởng mộ nhất là đi thuyền trên hồ và đi bộ quanh hồ. Ði thuyền trên hồ tương đối ít đòi hỏi công sức. Những người có thuyền riêng thì tự do sắp đặt chuyến đi, những ngưòi khác có thể đáp tàu công cộng, theo chương trình đã định, thường trong vòng một buổi chiều, có khi gồm cả bữa ăn trưa hay bữa ăn tối có nhạc để khiêu vũ. Tàu vận dụng suốt năm nhưng thời gian lý tưởng là giữa tháng ba và tháng mười một, vào những ngày khô ráo, không mưa không gió, ít nóng ít lạnh. Ðáp tàu ở bến tàu Thiou, nơi gặp gỡ kênh Thiou và hồ, khách chỉ có việc ngồi xem phong cảnh núi đồi bao quanh, khi còn vướng tuyết trắng xóa nổi bật trên nền trời xanh thẳm, khi ẩn hiện sau các đám mây tích cuồn cuộn biến chuyển, gây ra một cảnh tượng thay đổi từng giây từng phút, trông rất vui mắt. Khi khí trời trong sáng, du khách có thể phân biệt những thành phố trên bờ hồ : đây Sévrier núp bóng dưới sườn rặng núi Semnoz quanh một nhà thờ trên đồi với tháp chuông cổ kính, kìa Duingt dưới chân mũi đá Taillefer cạnh hóc đá Chère và vịnh Talloires chia đôi hai hồ. Vùng này nổi tiếng với những nhà nghỉ mát có giàn cây trang trí, cầu thang ngoài trời, luôn giữ nguyên vẹn phong cách nông thôn vùng Savoie. Xa hơn về miền bắc giữa Brédannaz và Le-Bout-du-Lac là những bờ sông dốc đứng quanh Hồ Nhỏ tiếp nối những sườn núi đá Taillefer. Năm 1957, hồ bị tuyên bố nhiễm bẩn, hệ động vật có nguy cơ hiểm nghèo, may nhờ có một chương trình giải nhiễm hữu hiệu, ngày nay hồ tự hào có nước trong sạch nhất các hồ Âu châu, những cá địa phương như hồi trắng (féra), cá hồi vảy nh(omble) được chứng minh trở li nảy nở tốt như trước.
Sông L'Yre
Cuộc đi bộ quanh hồ là môn giải trí điểm màu thể thao thường dành cho dân trẻ và du khách lành mạnh. Dài khoảng 43km, toàn vòng quanh hồ chưa có đường đi được vạch rõ ràng, trừ những khúc có bản chỉ dẫn, bản giải thích để hiểu hồ và đời sống quanh hồ. Tuy có người chỉ cần 9-10 tiếng đồng hồ để đi một vòng quanh hồ, thường khách phải mất hai ngày để có thì giờ nghỉ ngơi, xem ngắm phong cảnh rất khác nhau và ngoạn mục : đồng nội, đầm lầy trong và ngoài các khu bảo toàn động vật và thực vật, giữa những chân núi sừng sững và mặt hồ phẳng lặng. Nhưng không nhất thiết phải đi toàn vòng, người ít thì giờ và tim yếu chân mềm có thể chọn đi một đoạn ngắn hay dài tùy sở thích. Tôi đã từng có thưởng thc bãi sậy ở hồ Le Bourget cạnh Aix-les-Bains, nên đi nghỉ ở Le-Pré-du-Lac, tôi tranh thủ đi dạo quanh bãi này ở hồ Annecy cạnh thị trấn Saint-Jorioz. Bãi này cùng với hai bãi ở Le-bout-du-Lac và cảng nhỏ Annecy là những bãi sậy lớn nhất hồ. Cách đây hơn 80 năm, khi hai hệ động vật và thực vật bđầu được khảo cứu, hồ chứa đến 180 ha bãi sậy, 50 năm sau diện tích này chỉ còn lại 16 ha ! Và còn eo dần đến ngày nay mặc dầu những biện pháp ngăn cản như đóng cọc, giới hạn thuyền bè, thiết lập khu bảo toàn thiên nhiên. Còn có một cách đi quanh hồ nữa là băng qua các đèo và đỉnh núi với phối cảnh Mont Blanc và đỉnh cao nhất là La Tournette 2351 m. Cuộc đi nầy rất ngoạn mục nhờ nhìn từ trên cao, nhìn được xa, mỗi khúc đường hiến môt cảnh tượng khác nhau, có khi gặp được dê rừng và sơn dương. Tuy không cầnphải trèo lên tất cả các đỉnh, đường đi ít người, có khi nguy hiểm, thường những người trèo núi lão luyện mới dám thực hiện.
Bãi sậy bờ hồ Saint-Jorioz
Bãi sậy rất quan trọng cho đời sống của hồ : ít sâu, nước luôn ở một nhiệt độ tương đối nóng nên sinh vật dễ nẩy nở. Các cây thủy sinh cống hiến cho thú vật vừa nơi trú ẩn vừa thức ăn. Bãi sậy còn đóng một vai trò làm sạch nước hồ : trong chức năng trạm thanh lọc, bãi là nơi những cn bả lắng đọng dưới đáy. Những loại cây như sậy đồng hóa trong mô thớ những hóa chất ô nhiễm như photpho (lân), nitrat cũng như cyanua và các hydrocacbua. Khu bảo toàn thiên nhiên Le-Bout-du-Lac nằm ở phía bắc hồ rộng 84 ha, được thiết lập từ 40 năm nay. Nhận nước từ hai con sông nhỏ l'Yre và l'Eau Morte, khu được xem như là nơi điều hòa lượng nước hồ. Nhiều loại cây rừng mọc ở đây ngoài cây sậy hoang. Một con đường mòn có khi lót hai tấm phản, dẫn khách đi quanh khu, dọc các bờ sông hay các trũng nước, ngay cả băng ngang qua vùng đầm lầy mang tên Ðầm Âm Phủ (Marais de l'Enfer). Ở cuối khu, sau một nửa tiếng đồng hồ đi dạo từ cửa vào, khách đạt đến một công trình nhà xưa thời Trung Cổ, Tour de Beauvivier, chỉ còn lại mấy bức tuờng nay được trùng tu sạch sẽ. Trên tầng cao, trong gió thoảng, nắng dịu, khách có dịp trầm ngâm chiêm ngưỡng một bên mặt hồ xanh biếc, bên kia vùng đầm lầy bí ẩn.

Bờ hồ ở Le-Bout-du-Lac
Ðỉnh Lanfon nhìn từ ÐầmÂm Phủ
Nếu chăm chú, khách có thể thấy vài con gà nước, chim cốc (cormoran), chim mòng biển (goéland), may mắn hơn thì ngm được chim sâm cầm (foulque), chim lặn chân viền có mào lông (grèbe huppée),... Nếu vịt trời cổ xanh (canard colvert) tương đối dễ gặp, con hải ly (castor) luôn lẩn trốn, ban ngày chỉ thấy đuợc những đống cành cây bên trũng nước, vết tích cuộc xây dựng của chúng đêm qua. Hệ thực vật cũng phong phú, nhất là trong đầm: cây bả chó (colchique), cây hoa bia (houblon), cây hoàng tinh (sceau-de-Salomon), hiếm hơn là cây long đởm (gentiane) và vài loại cây phong lan,....Ra khỏi khu bảo toàn thiên nhiên, đi dạo dọc bãi sãy, dù chỉ một đoạn nhỏ từ Duingt đến Saint-Jorioz ở gần cuối hồ, vào lúc chiều tàn, mặt trời xế bóng, gió hiu nhẹ thổi, thật là một quang cảnh tĩnh mịch nhẹ nhàng. Dưới gốc lau sậy khoả bóng mặt tri, không khí êm dịu, những con gà nước (poule d'eau), vịt lặn (fuligule), vịt mỏ răng (harle) tung tăng vùng vẫy, xa hơn vài con diệc xám (héron) thảnh thơi cao chân nhẹ bước tìm mồi. Có những bảng kê tên cá trong hồ: cá chép nhớt (tanche), cá chó (brochet), cá bống biển (chabot), cá lưới (chevaine), cá đục (goujon), cá tuyết sông (lotte de rivière), cá hồi vảy nhỏ (omble), nhiều loại cá hồi sông (truite),... Xa hơn nữa, nước xanh phản chiếu bóng các núi Lanfon, Le Lafonnet hòa mình trong mây tích, núi La Tournette đang còn giữ tuyết trắng trong thung sâu gìữa các sườn. Tuyệt đẹp.... Từ bóng tối, qua giữa hai lùm cây, cảnh tượng những cây sậy lao xao trong nắng vàng giống như một bức tranh sơn thủy hữu tình đưa khách vào nơi tiên cảnh. Tôi bất giác nghĩ đến những ẩn sĩ xa lánh chốn phồn hoa đô thị, phong phú vật chất, tìm đến những nơi êm đềm, trầm lặng nhưng bồi dưỡng biết bao tâm hồn!
 
Ðỉnh Le Lafonnet
Hồ nhìn từ Tour de Beauvivier
Không cần phải vào sống nơi chốn tiên cảnh, người địa phương cũng thường tin tưởng ở lịch sử thần bí các hồ của họ. Ở đây, thời trước xa xăm, vào lúc đất nước chưa có tên tuổi, con người chưa có mấy ai trên quả địa cầu, vùng núi Alpes này được Thượng đế sai ba thiên thần canh giữ núi sông rừng đồi. Ðất nước thanh bình, ba thiên thần suốt ngày chỉ có việc ngồi ngắm cảnh đẹp thiên nhiên. Một ngày kia, Thượng đế đổi ba thiên thần qua canh gác một vùng có rối loạn. Bùi ngùi phải rời nơi thân yêu, nhưng vâng lời Thượng đế, ba thần bay ngắm một lần cuối đồi núi và mỗi thẫn rơi một giọt nước mắt. Giọt nước mắt phồng lớn gây mưa to rơi xuống mặt đất tạo ra ba cái hồ vùng Savoie. Ngày nay, họ cũng còn tin vào khoảng lễ Giáng sinh, giữa Duingt và Doussard, có thể nghe chuông nhà thờ đổ hồi từ đáy hồ đêm khuya. Số là ở đây lúc trước có một làng trù phú. Một hôm lễ Giáng sinh có một bà già ăn mặc rách rưới mang con qua làng xin trú lại một đêm. Không một nhà nào rộng lượng cho phép. Dân làng không biết bà già là một nàng tiên giả dạng đi thử lòng người. Muốn trừng phạt một làng ích kỷ không chút thương người, nàng tiên hoá phép cho nước hồ dâng ngập toàn làng. Vì vậy ngày nay mới có tiếng chuông chùa ân hận dân làng đã không có một cử chỉ hào phóng đối với kẻ nghèo khó. Thì ra ở vùng núi Pháp cũng có chuyện thần tiên như ở bên ta.... 

Bãi sậy ở cuối hồ
Le-Pré-du-Lac
(*) Võ Quang Yến, Hành lang jubé nhà thờ Bourget-du-Lac, Chim Việt Cành Nam 41 15.11.2010 
(**) Võ Quang Yến, Mối tình của Jean-JacquesRousseauởChambéry, Chim Việt Cành Nam 54 10.02.2014.

Trên bờ hồ Annecy hè 2014
                             Bài và ảnh (*) Võ Quang Yến
                               Theo http://chimviet.free.fr/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sợi thơ vút lên vỡ ráng chiều mộng mị

Sợi thơ vút lên vỡ ráng chiều mộng mị Đèo Prenn ngun ngút sắc trời// Hờ hững ngang chiều dải lụa nàng tiên rơi mùa hội trẩy/ Lả lướt theo ...