Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Nốt nhạc mừng xuân

Nốt nhạc mừng xuân

Cánh én kéo xuân về, hoa đào gợi tết đến. Trong không khí xuân ấy, người người hối hả, tất bật những mong có được cái tết no đủ, đầm ấm, được đón xuân vui tươi, lành mạnh, mấy ai chịu lắng lại đôi chút, ghi sâu vào tâm khảm hơi thở của cuộc sống cuối năm, cảm nhận sự dung dị của trời đất lúc giao hòa. Chỉ có họ, những người bằng tâm hồn đồng điệu, dễ xúc cảm mới vậy, mới thoát khỏi vòng xoáy cuộc đời để đón xuân, mừng xuân theo cách riêng của mình là hát cho nhau nghe, hát cho đời nghe bằng những làn điệu dân ca giản dị, mộc mạc, điệu múa chất phác, hồn nhiên dễ đi vào lòng người. CLB văn nghệ thôn An Phú xã Mỹ An nhiều năm nay có những người như vậy. Họ đã giúp xuân thêm hồng, giúp tết thêm ấm cúng trong mỗi ngôi nhà nơi làng quê thanh bình. Trong khúc ca xuân nơi miền quê vải thiều thân thương ấy, CLB văn nghệ An Phú là nốt bổng vút cao khắp núi rừng Lục Ngạn. Không khí mùa xuân bắt đầu bằng hạt mưa phùn đậu trên vai áo, đậu nhẹ nhẹ lên những búp non còn đang e thẹn núp mình sau cành lá xanh mơn mởn. Mùa xuân bắt đầu bằng chút ẩm ướt râm ran của khí trời, bằng những lộc xanh vừa cựa mình thức dậy trên thân cây mới ngày nào còn giấu mình trong lớp vỏ già nua, khô khốc của mùa đông giá rét. Xuân cũng bắt đầu bằng cả cánh én liệng chao nghiêng dưới trời xanh, bằng cả trăm hoa vỡ nụ rực rỡ khoe sắc trước nắng vàng. Và, xuân bắt đầu bằng cả những khúc nhạc, lời ca rạo rực, nồng nàn, căng tràn sức sống của một mùa mới, một năm mới. Trước sắc xuân ngập tràn khắp nơi nơi ấy, có lẽ nào trái tim người lại không hết cằn khô? Hãy cứ hát đi, cứ múa đi, cứ thả trôi tâm hồn mình theo những làn điệu thân thương trìu mến ấy. Lời ca ấy, điệu múa ấy như những bông hoa rừng đa sắc, được ấp ủ suốt mùa đông lạnh giá nay đã bắt đầu chớm những nụ đầu tiên, chỉ còn đợi ướp thêm chút gió, sưởi thêm chút nắng và tắm thêm một chút mưa phùn là sẽ nở bừng tất cả. Tất cả những điều ấy đều đang râm ran nơi làng quê An Phú thanh bình. Đã từ lâu lắm rồi, năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ xuân về tết đến, CLB văn nghệ An Phú lại tấp nập luyện tập để phục vụ bà con lối xóm cùng nhân dân trong và ngoài vùng. Và cũng đã từ lâu lắm rồi, trong cách vui xuân đón tết của người dân nơi đây, những bài ca, điệu múa của CLB là không thể thiếu, nó tồn tại như một nét đẹp văn hóa đã ngự trị trong nếp nghĩ, cách hưởng thụ cuộc sống của người dân tự bao giờ không ai hay biết. CLB văn nghệ An Phú được thành lập từ bao giờ không rõ, chỉ biết là phong trào này truyền từ đời ông đến đời cha, đời con rồi đến đời cháu, cho đến tận bây giờ nó luôn hiện hữu trong cung cách sinh hoạt, lao động của người dân bao đời chất phác gắn với núi đồi, ruộng vườn nơi thôn dã. Khi những dấu hiệu đầu tiên của tiết xuân bắt đầu cũng là lúc các thành viên CLB gác lại việc nhà, việc đồng, tề tựu bên nhau, trao nhau lời hỏi han ân cần, hát cho nhau nghe và luyện tập những ca khúc để phục vụ bà con nhân dân trong dịp xuân mới. CLB có 50 thành viên được chia làm 3 đội chính, đó là: đội văn nghệ thanh niên, đội dân ca và đội nhạc công. Trong đó nhận được nhiều trìu mến nhất là đội dân ca và nhạc công. Họ là những chị, những mẹ, ông, bà ở trong làng đã được chọn lọc qua bao lần giao lưu, và họ tập trung lại với nhau bởi có chung một nỗi niềm, một đam mê là văn nghệ dân gian. Trong khí xuân mới làm thắm đượm thêm rực rỡ của những bông hoa đào, tô thêm trắng tinh khôi của hoa mơ hoa mận, có mặt ở buổi tập, có lẽ khó có ai có thể nghĩ rằng giọng hát kia, điệu múa kia và cả tiếng nhạc kia nữa lại là của những người nông dân một nắng hai sương, suốt ngày đầu tắt mặt tối lo cái ăn cái mặc. Những làn điệu dân gian đó đã in sâu vào tâm khảm, đã khắc sâu vào tâm hồn người dân Việt, nhất là với những người nông dân, đó là điệu chèo mộc mạc, làn điệu quan họ mượt mà và câu chầu văn nghiêm trang. Tuy chỉ là tập trước lúc diễn trong dịp tết thôi, nhưng ai ai cũng nghiêm túc như một buổi biểu diễn thực sự, bởi họ ý thức được rằng, bà con lối xóm và cả một số nơi khác nữa mong đợi xuân này có những làn điệu mượt mà xóa tan đi những nỗi lo thường nhật, để có thêm hương vị nồng nàn. Đối với CLB văn nghệ An Phú, hát dân ca vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì có thể tự sáng tác lời, dễ đi vào lòng người, dễ được nhiều người lắng nghe. Khó bởi đây không phải là dòng nhạc đương đại nên thành viên CLB chủ yếu là người trung tuổi và phụ nữ, không được nhiều người trẻ ưa thích. Thế nhưng khi đã lên sân khấu, ở phía khán giả thấy được người của làng mình hát, hát bài dân ca ca ngợi quê mình thì có gì hấp dẫn bằng, có gì ý nghĩa hơn. Gia đình ông Nguyễn Công Biển có 6 người thì 5 người tham gia CLB. Ông Biển là người chơi đàn nguyệt cự phách trong làng, vợ và các con ông thì vừa hát vừa múa mang đúng phong cách mộc mạc của dân gian. Ông cho biết: gần như cả nhà tham gia văn nghệ, tôi thấy cuộc sống vui tươi hơn, mối quan hệ các thành viên trong gia đình gần gũi hơn, thân thiện hơn; nỗi lo cơm áo gạo tiền và cả nỗi buồn đau nhân thế nữa, như không còn chỗ ngự trị trong trong tâm hồn. Hát thôi chưa đủ, CLB đã đầu tư mua nhiều loại nhạc cụ khác nhau như đàn tam, đàn tứ, đàn nguyệt, nhị, sáo, líu, song loan. Mua đàn về nhưng không phải ai cũng chơi được, vậy là các thành viên lại tự mầy mò học tập ở mọi nơi có thể. Thật không dễ bởi những loại nhạc cụ này không thường xuyên xuất hiện ở những buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, cũng chẳng phổ biến nhiều trên tivi. Người hát cứ hát, người chơi đàn cứ chơi. Cứ hát lệch mãi, cứ chơi không khớp mãi cuối cùng cũng đến lúc lời ca, tiếng nhạc, điệu múa hòa quyện vào một, tạo nên nhạc phẩm làng quê với sự góp mặt của nét thanh tao trong tinh thần, lòng nhiệt huyết và cả đam mê dân dã. Như nhiều nhạc công khác trong CLB, ông Nguyễn Hữu Trung, 67 tuổi cũng chơi được tất cả nhạc cụ CLB hiện có. Nhắc lại mới thấy, gần 30 năm tham gia CLB đã qua đi, cái ông có và giữ lại được là tình quê, hồn quê, là những ánh mắt thân thương trìu mến của người dân dành cho ông. Mỗi lần biết được điệu nhạc mới, ông lại phổ biến cho các thành viên khác, cứ thế, với tinh thần tự học hỏi, ai cũng như ai chơi đều răm rắp. Đặc biệt là họ chơi nhạc rất hiểu nhau, ăn ý với nhau. Ông Trung tâm sự: Có lẽ đó không chỉ là kết quả của tinh thần tự học, tích cực rèn luyện mà bởi chúng tôi là bạn, là hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau và cùng mang trong mình nét văn hóa làng quê vốn có tự bao đời. Hôm qua thôi, họ vẫn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, vẫn một nắng hai sương tay cày ngoài đồng, tay cuốc trên nương, vẫn lem luốc với cây sắn của khoai, thậm chí là vẫn lo bữa no bữa đói. Nhưng hôm nay khác hẳn, họ lại áo lụa quần là má phấn môi son, bước lên sân khấu làng trở thành những ca sĩ, diễn viên, nhạc công vườn nhà mềm mại, uyển chuyển đến lạ thường. Những làn điệu chèo giàu tính quần chúng, ngôn ngữ đa thanh đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von, giàu tính tự sự, trữ tình của ca dao, tục ngữ, tràn đày tính lạc quan trong những cái cười dân dã, thông minh, hóm hỉnh mà không kém phần trí tuệ như cuộc sống, tâm sự, nỗi lòng của chính những người dân. Những làn quan họ điệu đà, mượt mà, ý nhị, với tiếng sao thanh tao; những câu chầu văn chau chuốt, nghiêm trang, với tiếng đàn nguyệt, tiếng trống đã đưa người xem về với cội nguồn dân gian, như được sống lại giữa hồn văn hóa cổ. Ngày tết sống trong không khí ấm cúng, hân hoan của những lời chúc tụng, của sự thân thiện giữa người với người mà được kéo nhau đi nghe hát, xem múa với những gì gần gũi và thân quen như thế này thì có gì lý thú bằng, có gì tươi vui hơn.... Tết đấy, xuân đây mà vẫn văng vẳng đâu đây câu hát: Xuân là câu chuyện của trời/ Tết là tình ý của người đón xuân/ Bốn mùa trải mấy gian truân/ Đợi giao thừa đến thả vần thơ bay/ Cánh đào rung, hay gió lay/ Ngửa đầu uống cạn bình say sưa đời. Không chỉ biểu diễn phục vụ bà con trong thôn trước trong và sau tết, CLB còn được mời đến các hội làng ở trong huyện như hội Tam Giang, hội Từ Hả và nhiều hội khác ở các xã. Đã thành thông lệ, ra tết, với khí xuân nồng nàn, CLB còn tham gia giao lưu ở Lục Nam, Yên Dũng, đặc biệt là tham gia ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn được tổ chức giữa tháng 2 âm lịch hằng năm. CLB đã nhận được nhiều giải thưởng cấp huyện, cấp tỉnh và góp phần quan trọng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng làng văn hóa cấp huyện và năm nay đề nghị được công nhận làng văn hóa cấp tỉnh. Mỗi lần hát, mỗi lần biểu diễn là mỗi lần CLB mang được sắc xuân, hương tết của quê nhà đi muôn nơi; là mỗi lần họ thêm yêu làn điệu truyền thống dân tộc, thêm yêu mảnh đất và con người quê hương mình lắm. Với những người tham gia văn nghệ phong trào như thế này thì sự nhiệt liệt hưởng ứng của người xem, tràng vỗ tay giòn giã của khán giả sau mỗi tiết mục biểu diễn là niềm hạnh phúc lớn nhất, là cái được lớn nhất mà khó thứ gì có thể sánh bằng. Bởi họ biết rằng, người dân nơi đây còn khó lắm, còn khổ lắm, lời hát này, điệu múa này làm họ vui, hò cười thì đã làm được điều gì đó giúp họ phấn chấn hơn, khoan khoái hơn, gần nhau hơn để quên đi những lo toan thường ngày. E ấp nằm nép mình bên dòng sông Lục, mùa xuân này An Phú như vui hơn, tết này như ấm cúng hơn không chỉ bởi đời sống vật chất của người dân dần khấm khá hơn trước, mà còn bởi trong bộn bề những xu hướng văn hóa lai căng, đời sống tinh thần của họ vẫn còn đó nét gần gũi của văn nghệ dân gian, cái mà bao đời nay vẫn tồn tại trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Hơn nữa cái lay động lòng người ấy, cái nhẹ nhàng đi vào lòng người ấy lại do chính những người cha, người mẹ, người ông, người bà và hàng xóm của mình mang lại. Than ôi, thật thân thiện, thật gần gụi biết nhường nào. Còn với những người trong CLB văn nghệ An Phú thì máu văn nghệ vẫn luôn rạo rực trong huyết quản, chả thế mà chẳng vì lợi ích gì, CLB vẫn tồn tại từ những năm 70 của thế kỷ trước cho tới nay, mà vẫn được đông đảo người dân hưởng ứng mạnh mẽ. Lời ca đã dứt, điệu múa đã dừng, tiếng nhạc đã tắt, những buổi biểu diễn đã tan mà dư âm lời ca vẫn vương vấn đâu đây khắp núi rừng, khắp làng quê yêu dấu; như vẫn dập dìu theo bước chân tiếp sức người nông dân ra đồng trên những đường cày đảm đang, trên những nương đồi hẹn ngày trĩu quả: Bài xuân này xin hát quanh năm Đời vì nhau cho mãi còn đẹp Tình vì nhau cho xuân còn hồng... Hát say mê reo mời xuân về Áo đua bay theo mùa hội hè... Một số hình ảnh biểu diễn của CLB văn nghệ An Phú: Thế Phương
Cánh én kéo xuân về, hoa đào gợi tết đến. Trong không khí xuân ấy, người người hối hả, tất bật những mong có được cái tết no đủ, đầm ấm, được đón xuân vui tươi, lành mạnh, mấy ai chịu lắng lại đôi chút, ghi sâu vào tâm khảm hơi thở của cuộc sống cuối năm, cảm nhận sự dung dị của trời đất lúc giao hòa. Chỉ có họ, những người bằng tâm hồn đồng điệu, dễ xúc cảm mới vậy, mới thoát khỏi vòng xoáy cuộc đời để đón xuân, mừng xuân theo cách riêng của mình là hát cho nhau nghe, hát cho đời nghe bằng những làn điệu dân ca giản dị, mộc mạc, điệu múa chất phác, hồn nhiên dễ đi vào lòng người. CLB văn nghệ thôn An Phú xã Mỹ An nhiều năm nay có những người như vậy. Họ đã giúp xuân thêm hồng, giúp tết thêm ấm cúng trong mỗi ngôi nhà nơi làng quê thanh bình. Trong khúc ca xuân nơi miền quê vải thiều thân thương ấy, CLB văn nghệ An Phú là nốt bổng vút cao khắp núi rừng Lục Ngạn.
Không khí mùa xuân bắt đầu bằng hạt mưa phùn đậu trên vai áo, đậu nhẹ nhẹ lên những búp non còn đang e thẹn núp mình sau cành lá xanh mơn mởn. Mùa xuân bắt đầu bằng chút ẩm ướt râm ran của khí trời, bằng những lộc xanh vừa cựa mình thức dậy trên thân cây mới ngày nào còn giấu mình trong lớp vỏ già nua, khô khốc của mùa đông giá rét. Xuân cũng bắt đầu bằng cả cánh én liệng chao nghiêng dưới trời xanh, bằng cả trăm hoa vỡ nụ rực rỡ khoe sắc trước nắng vàng. Và, xuân bắt đầu bằng cả những khúc nhạc, lời ca rạo rực, nồng nàn, căng tràn sức sống của một mùa mới, một năm mới. Trước sắc xuân ngập tràn khắp nơi nơi ấy, có lẽ nào trái tim người lại không hết cằn khô? Hãy cứ hát đi, cứ múa đi, cứ thả trôi tâm hồn mình theo những làn điệu thân thương trìu mến ấy. Lời ca ấy, điệu múa ấy như những bông hoa rừng đa sắc, được ấp ủ suốt mùa đông lạnh giá nay đã bắt đầu chớm những nụ đầu tiên, chỉ còn đợi ướp thêm chút gió, sưởi thêm chút nắng và tắm thêm một chút mưa phùn là sẽ nở bừng tất cả. Tất cả những điều ấy đều đang râm ran nơi làng quê An Phú thanh bình.
Đã từ lâu lắm rồi, năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ xuân về tết đến, CLB văn nghệ An Phú lại tấp nập luyện tập để phục vụ bà con lối xóm cùng nhân dân trong và ngoài vùng. Và cũng đã từ lâu lắm rồi, trong cách vui xuân đón tết của người dân nơi đây, những bài ca, điệu múa của CLB là không thể thiếu, nó tồn tại như một nét đẹp văn hóa đã ngự trị trong nếp nghĩ, cách hưởng thụ cuộc sống của người dân tự bao giờ không ai hay biết.
CLB văn nghệ An Phú được thành lập từ bao giờ không rõ, chỉ biết là phong trào này truyền từ đời ông đến đời cha, đời con rồi đến đời cháu, cho đến tận bây giờ nó luôn hiện hữu trong cung cách sinh hoạt, lao động của người dân bao đời chất phác gắn với núi đồi, ruộng vườn nơi thôn dã. Khi những dấu hiệu đầu tiên của tiết xuân bắt đầu cũng là lúc các thành viên CLB gác lại việc nhà, việc đồng, tề tựu bên nhau, trao nhau lời hỏi han ân cần, hát cho nhau nghe và luyện tập những ca khúc để phục vụ bà con nhân dân trong dịp xuân mới. CLB có 50 thành viên được chia làm 3 đội chính, đó là: đội văn nghệ thanh niên, đội dân ca và đội nhạc công. Trong đó nhận được nhiều trìu mến nhất là đội dân ca và nhạc công. Họ là những chị, những mẹ, ông, bà ở trong làng đã được chọn lọc qua bao lần giao lưu, và họ tập trung lại với nhau bởi có chung một nỗi niềm, một đam mê là văn nghệ dân gian. Trong khí xuân mới làm thắm đượm thêm rực rỡ của những bông hoa đào, tô thêm trắng tinh khôi của hoa mơ hoa mận, có mặt ở buổi tập, có lẽ khó có ai có thể nghĩ rằng giọng hát kia, điệu múa kia và cả tiếng nhạc kia nữa lại là của những người nông dân một nắng hai sương, suốt ngày đầu tắt mặt tối lo cái ăn cái mặc. Những làn điệu dân gian đó đã in sâu vào tâm khảm, đã khắc sâu vào tâm hồn người dân Việt, nhất là với những người nông dân, đó là điệu chèo mộc mạc, làn điệu quan họ mượt mà và câu chầu văn nghiêm trang.
Tuy chỉ là tập trước lúc diễn trong dịp tết thôi, nhưng ai ai cũng nghiêm túc như một buổi biểu diễn thực sự, bởi họ ý thức được rằng, bà con lối xóm và cả một số nơi khác nữa mong đợi xuân này có những làn điệu mượt mà xóa tan đi những nỗi lo thường nhật, để có thêm hương vị nồng nàn. Đối với CLB văn nghệ An Phú, hát dân ca vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì có thể tự sáng tác lời, dễ đi vào lòng người, dễ được nhiều người lắng nghe. Khó bởi đây không phải là dòng nhạc đương đại nên thành viên CLB chủ yếu là người trung tuổi và phụ nữ, không được nhiều người trẻ ưa thích. Thế nhưng khi đã lên sân khấu, ở phía khán giả thấy được người của làng mình hát, hát bài dân ca ca ngợi quê mình thì có gì hấp dẫn bằng, có gì ý nghĩa hơn.
Gia đình ông Nguyễn Công Biển có 6 người thì 5 người tham gia CLB. Ông Biển là người chơi đàn nguyệt cự phách trong làng, vợ và các con ông thì vừa hát vừa múa mang đúng phong cách mộc mạc của dân gian. Ông cho biết: gần như cả nhà tham gia văn nghệ, tôi thấy cuộc sống vui tươi hơn, mối quan hệ các thành viên trong gia đình gần gũi hơn, thân thiện hơn; nỗi lo cơm áo gạo tiền và cả nỗi buồn đau nhân thế nữa, như không còn chỗ ngự trị trong trong tâm hồn.
Hát thôi chưa đủ, CLB đã đầu tư mua nhiều loại nhạc cụ khác nhau như đàn tam, đàn tứ, đàn nguyệt, nhị, sáo, líu, song loan. Mua đàn về nhưng không phải ai cũng chơi được, vậy là các thành viên lại tự mầy mò học tập ở mọi nơi có thể. Thật không dễ bởi những loại nhạc cụ này không thường xuyên xuất hiện ở những buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, cũng chẳng phổ biến nhiều trên tivi. Người hát cứ hát, người chơi đàn cứ chơi. Cứ hát lệch mãi, cứ chơi không khớp mãi cuối cùng cũng đến lúc lời ca, tiếng nhạc, điệu múa hòa quyện vào một, tạo nên nhạc phẩm làng quê với sự góp mặt của nét thanh tao trong tinh thần, lòng nhiệt huyết và cả đam mê dân dã.
Như nhiều nhạc công khác trong CLB, ông Nguyễn Hữu Trung, 67 tuổi cũng chơi được tất cả nhạc cụ CLB hiện có. Nhắc lại mới thấy, gần 30 năm tham gia CLB đã qua đi, cái ông có và giữ lại được là tình quê, hồn quê, là những ánh mắt thân thương trìu mến của người dân dành cho ông. Mỗi lần biết được điệu nhạc mới, ông lại phổ biến cho các thành viên khác, cứ thế, với tinh thần tự học hỏi, ai cũng như ai chơi đều răm rắp. Đặc biệt là họ chơi nhạc rất hiểu nhau, ăn ý với nhau. Ông Trung tâm sự: Có lẽ đó không chỉ là kết quả của tinh thần tự học, tích cực rèn luyện mà bởi chúng tôi là bạn, là hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau và cùng mang trong mình nét văn hóa làng quê vốn có tự bao đời.
Hôm qua thôi, họ vẫn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, vẫn một nắng hai sương tay cày ngoài đồng, tay cuốc trên nương, vẫn lem luốc với cây sắn của khoai, thậm chí là vẫn lo bữa no bữa đói. Nhưng hôm nay khác hẳn, họ lại áo lụa quần là má phấn môi son, bước lên sân khấu làng trở thành những ca sĩ, diễn viên, nhạc công vườn nhà mềm mại, uyển chuyển đến lạ thường. Những làn điệu chèo giàu tính quần chúng, ngôn ngữ đa thanh đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von, giàu tính tự sự, trữ tình của ca dao, tục ngữ, tràn đày tính lạc quan trong những cái cười dân dã, thông minh, hóm hỉnh mà không kém phần trí tuệ như cuộc sống, tâm sự, nỗi lòng của chính những người dân. Những làn quan họ điệu đà, mượt mà, ý nhị, với tiếng sao thanh tao; những câu chầu văn chau chuốt, nghiêm trang, với tiếng đàn nguyệt, tiếng trống đã đưa người xem về với cội nguồn dân gian, như được sống lại giữa hồn văn hóa cổ. Ngày tết sống trong không khí ấm cúng, hân hoan của những lời chúc tụng, của sự thân thiện giữa người với người mà được kéo nhau đi nghe hát, xem múa với những gì gần gũi và thân quen như thế này thì có gì lý thú bằng, có gì tươi vui hơn... Tết đấy, xuân đây mà vẫn văng vẳng đâu đây câu hát: Xuân là câu chuyện của trời/ Tết là tình ý của người đón xuân/ Bốn mùa trải mấy gian truân/ Đợi giao thừa đến thả vần thơ bay/ Cánh đào rung, hay gió lay/ Ngửa đầu uống cạn bình say sưa đời.
Không chỉ biểu diễn phục vụ bà con trong thôn trước trong và sau tết, CLB còn được mời đến các hội làng ở trong huyện như hội Tam Giang, hội Từ Hả và nhiều hội khác ở các xã. Đã thành thông lệ, ra tết, với khí xuân nồng nàn, CLB còn tham gia giao lưu ở Lục Nam, Yên Dũng, đặc biệt là tham gia ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn được tổ chức giữa tháng 2 âm lịch hằng năm. CLB đã nhận được nhiều giải thưởng cấp huyện, cấp tỉnh và góp phần quan trọng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng làng văn hóa cấp huyện và năm nay đề nghị được công nhận làng văn hóa cấp tỉnh. Mỗi lần hát, mỗi lần biểu diễn là mỗi lần CLB mang được sắc xuân, hương tết của quê nhà đi muôn nơi; là mỗi lần họ thêm yêu làn điệu truyền thống dân tộc, thêm yêu mảnh đất và con người quê hương mình lắm. Với những người tham gia văn nghệ phong trào như thế này thì sự nhiệt liệt hưởng ứng của người xem, tràng vỗ tay giòn giã của khán giả sau mỗi tiết mục biểu diễn là niềm hạnh phúc lớn nhất, là cái được lớn nhất mà khó thứ gì có thể sánh bằng. Bởi họ biết rằng, người dân nơi đây còn khó lắm, còn khổ lắm, lời hát này, điệu múa này làm họ vui, hò cười thì đã làm được điều gì đó giúp họ phấn chấn hơn, khoan khoái hơn, gần nhau hơn để quên đi những lo toan thường ngày.
E ấp nằm nép mình bên dòng sông Lục, mùa xuân này An Phú như vui hơn, tết này như ấm cúng hơn không chỉ bởi đời sống vật chất của người dân dần khấm khá hơn trước, mà còn bởi trong bộn bề những xu hướng văn hóa lai căng, đời sống tinh thần của họ vẫn còn đó nét gần gũi của văn nghệ dân gian, cái mà bao đời nay vẫn tồn tại trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Hơn nữa cái lay động lòng người ấy, cái nhẹ nhàng đi vào lòng người ấy lại do chính những người cha, người mẹ, người ông, người bà và hàng xóm của mình mang lại. Than ôi, thật thân thiện, thật gần gụi biết nhường nào. Còn với những người trong CLB văn nghệ An Phú thì máu văn nghệ vẫn luôn rạo rực trong huyết quản, chả thế mà chẳng vì lợi ích gì, CLB vẫn tồn tại từ những năm 70 của thế kỷ trước cho tới nay, mà vẫn được đông đảo người dân hưởng ứng mạnh mẽ.
Lời ca đã dứt, điệu múa đã dừng, tiếng nhạc đã tắt, những buổi biểu diễn đã tan mà dư âm lời ca vẫn vương vấn đâu đây khắp núi rừng, khắp làng quê yêu dấu; như vẫn dập dìu theo bước chân tiếp sức người nông dân ra đồng trên những đường cày đảm đang, trên những nương đồi hẹn ngày trĩu quả:
Bài xuân này xin hát quanh năm
Đời vì nhau cho mãi còn đẹp
Tình vì nhau cho xuân còn hồng... 
... Hát say mê reo mời xuân về
Áo đua bay theo mùa hội hè...
Một số hình ảnh biểu diễn của CLB văn nghệ An Phú:
8/2/2011
Thế Phương
Theo https://lucngan.bacgiang.gov.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh

Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh Thực lòng lúc ấy tôi bỗng ứa nước mắt. Nhưng bất giác tôi kịp tỉnh ra là mình đã bắt đầu làm cho...