Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Nhạc chắp cánh cho hồn thơ bay xa

Nhạc chắp cánh cho hồn thơ bay xa
Có không ít bài thơ hay, nhưng không phải ai cũng biết! Chỉ khi được phổ nhạc, thành bài hát, thì bài thơ ấy mới đến với hàng triệu người. Thơ khơi nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ, và Nhạc đã chắp cánh cho Thơ. Thơ với Nhạc có thể ví như hình ảnh nhân hóa của "Thuyền và Biển" trong bài thơ cùng tên của cố nhà thơ Xuân Quỳnh! Thơ và Nhạc có mối duyên mặn mòi khăng khít từ ngàn xưa, và ngàn đời sau vẫn thế!
(...) Những tâm tình của nhà thơ hay nhạc sĩ đều là những tư liệu rất đáng để chúng ta học hỏi về nghề nghiệp, về nghệ thuật cũng như mối đồng cảm sâu sắc dệt nên ca từ day dứt lòng người, đọng lại mãi với năm tháng. Nghe thôi chưa đủ, phải tìm đọc cả nguyên tác, phải đặt mình vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ mới thấy được cái hay, cái đẹp của những vần thơ bất diệt với thời gian...
1. Quê hương 
Thơ Đỗ Trung Quân, Giáp Văn Thạch phổ nhạc, ca sĩ Hiền Thục

Bài hát "Quê Hương"
Có một điều ít người biết đó là có một nhạc sĩ khác cũng đã phổ nhạc bài thơ này, cụ thể là nhạc sĩ Anh Bằng cũng đã phổ nhạc bài hát này. Ca khúc được thể hiện qua giọng ca của Ý Lan:
Bài học đầu cho con 
Thơ Đỗ Trung Quân
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Tiếng ếch râm ran bờ ruộng
Con nằm nghe giữa mưa đêm
Quê hương là bàn tay mẹ
Dịu dàng hái lá mồng tơi
Bát canh ngọt ngào tỏa khói
Sau chiều tan học mưa rơi
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
!


2. Hôn Nhau Lần Cuối - Thơ Nguyễn Bính
Cầm tay, anh khẽ nói:
-- Khóc lóc mà làm chi?
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi, anh đi ...
Rồi một hai ba năm
Danh thành anh trở lại
Với em, anh chăn tằm
Với em, anh dệt vải
Ta sẽ là vợ chồng
Sẽ yêu nhau mãi mãi
Sẽ se sợi chỉ hồng
Sẽ hát câu ân ái
Anh và em sẽ sống
Trong một mái nhà tranh
Lấy trúc thưa làm cổng
Lấy tơ liễu làm mành
Nghe lời anh em hỡi!
Khóc lóc mà làm chi?
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi, anh đi ...

Hôn nhau lần cuối - Nhạc sĩ Văn Phụng phổ nhạc
3. Tống Biệt Hành
Tác giả: Thâm Tâm
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thẫm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Môt giã gia đình, môt dửng dưng.
Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
Chí lớn không về, bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong.
Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ muà hạ sen nở nốt
Môt chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai giòng lệ sót
Ta biết người buồn sáng hôm nay
Trời chưa vào thu tươi lắm thay
Em nhỏ thơ ngây đôi mắt ướt
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay..
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thât
Mẹ! thà coi như chiếc lá bay
Chị! thà coi như là hạt bụi
Em! ừ xem như hơi rượu cay

Tống biệt hành 
Thơ Thâm Tâm
Phổ nhạc: Trầm Tử Thiêng
Tiếng hát: Khánh Ly
 Theo http://vnthihuu.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: Có những nỗi buồn trong veo Nguyễn Nhật Ánh được mặc định là nhà văn viết cho thiếu nhi và lứa tuổi mới lớn nên...