Bùi Giáng, Nguồn Xuân
Hôm mùng ba mùng bốn theo nhau đẩy lùi mồng một mồng hai của
hôm nay Nguyên Đán (Mưa Nguồn, tr.164)
Câu thơ văn xuôi này của Bùi Giáng mang hai đặc tính: một là ý nghĩa nói về ngày Tết và mùa Xuân, hai là chữ nghĩa đi ngược chiều thời gian.
Dĩ nhiên là mồng ba đẩy lùi mồng hai; mồng hai đẩy lùi mồng một. Như vậy hôm nay Nguyên Đán nằm ở vị trí nào trên chuỗi tháng ngày? Nói khác đi, Bùi Giáng đứng tại thời điểm nào ở đầu tháng giêng để phát ngôn?.
Câu thơ văn xuôi này của Bùi Giáng mang hai đặc tính: một là ý nghĩa nói về ngày Tết và mùa Xuân, hai là chữ nghĩa đi ngược chiều thời gian.
Dĩ nhiên là mồng ba đẩy lùi mồng hai; mồng hai đẩy lùi mồng một. Như vậy hôm nay Nguyên Đán nằm ở vị trí nào trên chuỗi tháng ngày? Nói khác đi, Bùi Giáng đứng tại thời điểm nào ở đầu tháng giêng để phát ngôn?.
Lời thơ theo trật tự số mục, và lối đếm thông thường: mùng một, mùng hai…mùng
ba, mùng bốn…Nhưng theo ý nghĩa câu thơ thì phải nói ngược lại: mùng bốn mùng
ba (sẽ) theo nhau đẩy lùi mồng hai mồng một. Như vậy, nhà thơ phát ngôn từ ngày
hôm nay Nguyên Đán, như Nguyễn Bính năm 1940:
Năm mới tháng giêng mồng một Tết
Còn nguyên vẹn cả một trời Xuân
Nhưng nếu hiểu (đã) theo nhau, thì tác giả lên tiếng vào ngày mồng năm. Và trong cả hai giả thuyết, trật tự chữ nghĩa trong câu thơ Bùi Giáng vẫn không thuận chiều.
Rối rắm như vậy để nói lên một điều cơ bản: thơ Bùi Giáng là một “dòng nước ngược” một tâm thức đi ngược chiều thời gian, trong một Sử Lịch, ngược dòng Lịch Sử.
Trong hàng vạn trang sách để lại, Bùi Giáng thường dùng từ Sử Lịch. Chỉ một lần dùng chữ Lịch Sử để chối bỏ:
Sử Lịch phai trang
Chạy quàng
Là Lịch Sử
(Lá Hoa Cồn, tr.55)
Xuân trong thơ Bùi Giáng là xuân không mùa, xuân duy nhất và tuyệt đối, mà ông gọi là Nguyên Xuân (Lá Hoa Cồn, tr.26), là khởi thủy của nguồn sống, nguồn thơ, quê của Em Mọi, của Đười Ươi, đồng thời là đối tượng, là cứu cánh của sáng tạo, của Lời Cố Quận, Tiếng Gọi Về:
Thưa rằng ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân
(Mưa Nguồn, tr.25)
Tác phẩm, và cuộc đời Bùi Giáng là niềm thủy chung trước sau như một với một Màu Hoa Trên Ngàn: ông khởi đi từ đây và trở về lại đấy.
Xuân là nguồn mạch thơ tuôn tuôn từ miền xa biệt:
Năm mới tháng giêng mồng một Tết
Còn nguyên vẹn cả một trời Xuân
Nhưng nếu hiểu (đã) theo nhau, thì tác giả lên tiếng vào ngày mồng năm. Và trong cả hai giả thuyết, trật tự chữ nghĩa trong câu thơ Bùi Giáng vẫn không thuận chiều.
Rối rắm như vậy để nói lên một điều cơ bản: thơ Bùi Giáng là một “dòng nước ngược” một tâm thức đi ngược chiều thời gian, trong một Sử Lịch, ngược dòng Lịch Sử.
Trong hàng vạn trang sách để lại, Bùi Giáng thường dùng từ Sử Lịch. Chỉ một lần dùng chữ Lịch Sử để chối bỏ:
Sử Lịch phai trang
Chạy quàng
Là Lịch Sử
(Lá Hoa Cồn, tr.55)
Xuân trong thơ Bùi Giáng là xuân không mùa, xuân duy nhất và tuyệt đối, mà ông gọi là Nguyên Xuân (Lá Hoa Cồn, tr.26), là khởi thủy của nguồn sống, nguồn thơ, quê của Em Mọi, của Đười Ươi, đồng thời là đối tượng, là cứu cánh của sáng tạo, của Lời Cố Quận, Tiếng Gọi Về:
Thưa rằng ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân
(Mưa Nguồn, tr.25)
Tác phẩm, và cuộc đời Bùi Giáng là niềm thủy chung trước sau như một với một Màu Hoa Trên Ngàn: ông khởi đi từ đây và trở về lại đấy.
Xuân là nguồn mạch thơ tuôn tuôn từ miền xa biệt:
Lỡ từ lạc bước chân ra
Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn
Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn
Mùa xuân xuất hiện thường xuyên trong tập Mưa Nguồn, và tái hiện trong Lá Hoa Cồn,
về sau chỉ thấp thoáng mỗi ngày một ít, ở những thi phẩm cuối đời.
Mưa Nguồn - thi phẩm đầu tay và đều tay nhất của Bùi Giáng được in năm 1962, gồm có nhiều bài làm từ 1948. Lời thơ trong sáng, tươi thắm và tha thiết, vào tập bằng hai câu mào đầu:
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau
Là câu thơ nổi tiếng sớm nhất của Bùi Giáng, vì nó có thể được sử dụng ở nhiều tần số khác nhau: buồn hay vui, u hoài hay đùa cợt, ví dụ khi bè bạn gặp nhau ngoài phố, lặp lại câu thơ: xin chào nhau giữa con đường, dù không hiểu miên trường là gì.
Và ý tác giả có thể ngược lại: mùa xuân phía sau, miên trường phía trước. Cũng cần nói thêm, thời đó, 1962, thơ Bùi Giáng chỉ được truyền tụng trong một giới độc giả và bằng hữu, đồng hương, chứ không phải là một “hiện tượng văn học” như gần đây.
Có thể là thơ của tuổi xanh, nên tập Mưa Nguồn đã khởi đi từ nhiều hình ảnh thắm tươi, điệu thơ ánh ỏi:
Những nhành mai sớm sương bên lá
Những nhành liễu chiều gió bên cây
Cũng lay lất bởi đời xuân em ạ
Thế nên chi anh cũng viết dòng này
(Những Nhành Mai, Mưa Nguồn, tr.10)
Lời thơ tham dự với đất trời vào niềm hoan lạc của mùa xuân. Thể thơ cổ điển, nhưng tác giả đã trộn lẫn thơ bảy và tám chữ, với âm điệu lạ ở câu hai. Nhưng đặc sắc trong thơ Bùi Giáng thời ấy là những hình ảnh tân kỳ trong thể thơ truyền thống:
Tay lẩy bẩy níu gì xuân bay biến
Ô thiều quang! Làn nước cũ trôi mau
Em đi lên vói bắt mấy hương màu
Miền đất Thượng có mấy bờ hoa mọc
Xa biệt lắm Mưa Nguồn trên mái tóc
Đã mấy lần thổi lạc lệ lưa thưa
(Giã từ Đà Lạt, 1958, Mưa Nguồn, tr.94)
Lời thơ diễn tả niềm hoang mang trước thời gian, ý tưởng không mới, nhưng lối kết hợp ẩn dụ thì mới, so với lối thơ tám chữ trước đó.
Ở Xuân Diệu, Huy Cận niềm ám ảnh của phôi pha không gây bất ngờ như với Ôi thiều quang! làn nước cũ trôi mau…
Trần gian phôi pha, thời gian hủy diệt, nhưng nhà thơ chấp nhận quy luật, nên đã ghì siết hai tay, Nàng Thơ đẹp của trần gian ứa lệ: Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn
Hết tâm hồn và hết cả da xương (…)
Còn ở lại một ngày còn yêu mãi
Còn một đêm còn thở dưới trăng sao
Thì cành mộng còn tung lên không ngại
Níu trời xanh tay vói kiểng chân cao
Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết
Sẽ rồi ra vĩnh biệt với ngươi thôi
Ta chết lặng bó tay đầu lắc
Đài xiêu ôi xuân sắp rụng mất rồi
(Phụng Hiến, Mưa Nguồn, tr.30)
Những bài thơ tin yêu cuộc sống, tươi sáng và thắm thiết như vậy ít khi thấy ở những tập thơ sau, mà cũng ít người nhắc đến. Âu cũng là một thiệt thòi cho ông. Chúng tôi trích dẫn một bài thơ xuân thắm tươi, có lẽ làm vào mùa xuân 1973, toàn văn:
Nắng Nguyên Đán
Chạy đi em, nắng gió bốn chân trời
Về chân đất dưới chân em mọc cỏ
Nắng Nguyên Đán lục lam hay hồng đỏ
Tía vi vu hồng lục cũng bao hàm
Chạy đi em! sương gió nắng thênh thang
Trời đất đẹp từ bình minh vũ trụ
Nắng Nguyên Đán của nguyên xuân đầy đủ
Cỏ hoa hương chồi nhú lộc miên man
Và riêng mở duy Một Hàng Ẩn Mật
Nắng phơ phất vì sắc hương phơ phất
Dưới khung trời mặt đất mở thênh thang
Chạy đi em, gót ngọc bỏ hai hàng.
(Bài Ca Quần Đảo, tr.54)
Phong cách nhắc lại một bài thơ trước:
Chạy đi em, qua vườn thắm theo ngày
Cùng với phút giây này phơi mở lá
Em ngó nhé cành xanh cây giục giã
Hoa nghiêng đầu ríu rít cạnh chim kêu…
(Mưa Nguồn, tr.96)
Nhưng nhịp thơ nhanh, âm điệu khỏe, hình ảnh rộn ràng hơn, một điệu thơ hiếm có ở Bùi Giáng, nhưng vẫn lấy lại chủ đề nguyên xuân, và giọng lẳng lơ cố hữu, cỏ mọc hai hàng, đi đến ngôn ngữ Ẩn Mật về sau. Tóm lại, một bài thơ không Bùi Giáng mà vẫn Bùi Giáng.
Mưa Nguồn - thi phẩm đầu tay và đều tay nhất của Bùi Giáng được in năm 1962, gồm có nhiều bài làm từ 1948. Lời thơ trong sáng, tươi thắm và tha thiết, vào tập bằng hai câu mào đầu:
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau
Là câu thơ nổi tiếng sớm nhất của Bùi Giáng, vì nó có thể được sử dụng ở nhiều tần số khác nhau: buồn hay vui, u hoài hay đùa cợt, ví dụ khi bè bạn gặp nhau ngoài phố, lặp lại câu thơ: xin chào nhau giữa con đường, dù không hiểu miên trường là gì.
Và ý tác giả có thể ngược lại: mùa xuân phía sau, miên trường phía trước. Cũng cần nói thêm, thời đó, 1962, thơ Bùi Giáng chỉ được truyền tụng trong một giới độc giả và bằng hữu, đồng hương, chứ không phải là một “hiện tượng văn học” như gần đây.
Có thể là thơ của tuổi xanh, nên tập Mưa Nguồn đã khởi đi từ nhiều hình ảnh thắm tươi, điệu thơ ánh ỏi:
Những nhành mai sớm sương bên lá
Những nhành liễu chiều gió bên cây
Cũng lay lất bởi đời xuân em ạ
Thế nên chi anh cũng viết dòng này
(Những Nhành Mai, Mưa Nguồn, tr.10)
Lời thơ tham dự với đất trời vào niềm hoan lạc của mùa xuân. Thể thơ cổ điển, nhưng tác giả đã trộn lẫn thơ bảy và tám chữ, với âm điệu lạ ở câu hai. Nhưng đặc sắc trong thơ Bùi Giáng thời ấy là những hình ảnh tân kỳ trong thể thơ truyền thống:
Tay lẩy bẩy níu gì xuân bay biến
Ô thiều quang! Làn nước cũ trôi mau
Em đi lên vói bắt mấy hương màu
Miền đất Thượng có mấy bờ hoa mọc
Xa biệt lắm Mưa Nguồn trên mái tóc
Đã mấy lần thổi lạc lệ lưa thưa
(Giã từ Đà Lạt, 1958, Mưa Nguồn, tr.94)
Lời thơ diễn tả niềm hoang mang trước thời gian, ý tưởng không mới, nhưng lối kết hợp ẩn dụ thì mới, so với lối thơ tám chữ trước đó.
Ở Xuân Diệu, Huy Cận niềm ám ảnh của phôi pha không gây bất ngờ như với Ôi thiều quang! làn nước cũ trôi mau…
Trần gian phôi pha, thời gian hủy diệt, nhưng nhà thơ chấp nhận quy luật, nên đã ghì siết hai tay, Nàng Thơ đẹp của trần gian ứa lệ: Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn
Hết tâm hồn và hết cả da xương (…)
Còn ở lại một ngày còn yêu mãi
Còn một đêm còn thở dưới trăng sao
Thì cành mộng còn tung lên không ngại
Níu trời xanh tay vói kiểng chân cao
Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết
Sẽ rồi ra vĩnh biệt với ngươi thôi
Ta chết lặng bó tay đầu lắc
Đài xiêu ôi xuân sắp rụng mất rồi
(Phụng Hiến, Mưa Nguồn, tr.30)
Những bài thơ tin yêu cuộc sống, tươi sáng và thắm thiết như vậy ít khi thấy ở những tập thơ sau, mà cũng ít người nhắc đến. Âu cũng là một thiệt thòi cho ông. Chúng tôi trích dẫn một bài thơ xuân thắm tươi, có lẽ làm vào mùa xuân 1973, toàn văn:
Nắng Nguyên Đán
Chạy đi em, nắng gió bốn chân trời
Về chân đất dưới chân em mọc cỏ
Nắng Nguyên Đán lục lam hay hồng đỏ
Tía vi vu hồng lục cũng bao hàm
Chạy đi em! sương gió nắng thênh thang
Trời đất đẹp từ bình minh vũ trụ
Nắng Nguyên Đán của nguyên xuân đầy đủ
Cỏ hoa hương chồi nhú lộc miên man
Và riêng mở duy Một Hàng Ẩn Mật
Nắng phơ phất vì sắc hương phơ phất
Dưới khung trời mặt đất mở thênh thang
Chạy đi em, gót ngọc bỏ hai hàng.
(Bài Ca Quần Đảo, tr.54)
Phong cách nhắc lại một bài thơ trước:
Chạy đi em, qua vườn thắm theo ngày
Cùng với phút giây này phơi mở lá
Em ngó nhé cành xanh cây giục giã
Hoa nghiêng đầu ríu rít cạnh chim kêu…
(Mưa Nguồn, tr.96)
Nhưng nhịp thơ nhanh, âm điệu khỏe, hình ảnh rộn ràng hơn, một điệu thơ hiếm có ở Bùi Giáng, nhưng vẫn lấy lại chủ đề nguyên xuân, và giọng lẳng lơ cố hữu, cỏ mọc hai hàng, đi đến ngôn ngữ Ẩn Mật về sau. Tóm lại, một bài thơ không Bùi Giáng mà vẫn Bùi Giáng.
Đặng Tiến
eva air vn
vé máy bay đi mỹ một chiều
korean air ho chi minh
đại lý bán vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch