Nói đến Tú Mỡ là người ta dễ
liên hệ đến bậc đàn anh Tú Xương. Hai ông là những đỉnh cao của thơ trào phúng.
Mà đã là thơ trào phúng ắt sẽ phải chạm đến tâm hồn Việt. Tuyệt nhiên không có
thứ thơ trào phúng lai căng, nhập ngoại. Tuy nhiên không hẳn vì đi theo con đường
trào phúng của bậc đàn anh Tú Xương mà anh công chức tài chính thời Tây Hồ Trọng
Hiếu lại chọn bút danh cho mình là Tú Mỡ. Liệu còn một lý do nào khác nữa
chăng?.
Cuộc đời và sự nghiệp văn
chương
Nhà thơ Tú Mỡ, tên thật
là Hồ Trọng Hiếu. Ông sinh ngày 14 tháng 3 năm 1900, tại phố
Hàng Hòm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trong một gia đình tiểu thủ công nghèo. Lên 5
tuổi, Trọng Hiếu học chữ Hán với ông nội. Sau khi ông nội mất, cậu bé
Hiếu mới chuyển sang học trường tư chữ quốc ngữ với thầy giáo Quý ở
phố Hàng Mành. Học được một năm, ông xin chuyển vào học trường công ở phố Hàng
Bông, rồi tiếp đến là ở phố Hàng Vôi. Năm 14 tuổi (1914), Trọng Hiếu đỗ đầu
bằng sơ học yếu lược Pháp- Việt. Ngay năm sau đấy ông được nhận vào học
trường Bưởi (nay là trường THPT Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội). Cùng
khóa với ông có Hoàng Ngọc Phách, tác giả tiểu thuyết nổi tiếng “Tố Tâm”,
được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam và
đã được dịch ra tiếng Pháp ngay khi nó vừa xuất bản bằng tiếng Việt.
Chẳng hiểu vì duyên cớ nào,
năm lên 16 tuổi, Trọng Hiếu bắt đầu “nhiễm chứng” làm thơ. Ông đã kể lại một
cách rất hồn nhiên và hóm hỉnh trong hồi ký của mình rằng: “... tôi quyết
tâm học làm thơ. Trước hết tôi mua bộ Hán- Việt văn khảo để nghiên cứu
các thể thơ ca, từ, phú, rồi mua những tập thơ của nữ sĩ họ Hồ tên
Xuân Hương, rồi đến Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Trần Tuấn Khải... những
tác phẩm mà tôi thích đọc nhất...”. Đấy toàn là những bậc thơ tài danh đất Việt...
”
Khi tròn 17 tuổi, chàng thư
sinh Hà thành Hồ Trọng Hiếu đem lòng yêu một nữ sinh 15 tuổi ở phố Hàng Bông. Bắt
đầu từ thời điểm này, “chứng bệnh” làm thơ của chàng ngày càng nặng thêm. Thật
không may cho kẻ si tình, sau khi bài thơ tặng người yêu đầu tiên theo thể thất
ngôn bát cú, có tên là “Tương tư” đến tay Hoàng Ngọc Phách, bị chê là mòn
sáo. Quả là chẳng có sai, vì ở cái tuổi ấy, vốn không có khiếu thơ tình, nhưng
khi tình yêu sét đánh sạt qua tim thì cứ nghĩ gì viết nấy thôi, chứ lấy đâu cảm
xúc.
Năm 18 tuổi, Hồ Trọng Hiếu đỗ
bằng Thành chung và cuối năm đó, ông xin vào làm thầy ký trong Sở Tài chính Hà
Nội cho đến Cách mạng Tháng Tám 1945. Dù không phải là nghề thầy phán,
nhưng ngay từ khi bắt đầu đi làm ông cũng đã sáng tác được bài thơ khôi hài đầu
tiên, đó là bài “Bốn cái mong của thầy Phán”. Nhưng cũng phải đến lúc
chàng thanh niên họ Hồ tên Hiếu 26 tuổi mới bắt đầu có thơ đăng trên “Việt
Nam thanh niên tạp chí” và “Tứ dân tạp chí”. Và mãi đến năm 32 tuổi, sau khi gặp
Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) năng khiếu thơ trào phúng của Tú Mỡ mới được phát
hiện và ngay sau đấy ông được mời tham gia Tự lực văn đoàn. Sau một thời
gian ngắn, Tú Mỡ được cử phụ trách mục Giòng nước ngược trên tờ Phong
Hóa, một tờ báo chuyên về văn chương, hài hước và trào phúng của nhóm này.
Mùa đông năm 1946, cuộc
kháng Pháp bùng nổ, Tú Mỡ thôi không làm ở Sở Tài chính nữa mà lên chiến khu,
tham gia kháng chiến bằng ngòi bút trào phúng sở trường quen thuộc. Thời kỳ
này, Tú Mỡ ký tên là Bút Chiến Đấu. Ông giải thích: Vì thấy công cuộc
kháng chiến là công cuộc nghiêm chỉnh, mình dùng bút danh để đánh địch cũng là
việc làm nghiêm chỉnh... cho nên tôi không muốn dùng bút danh cũ là Tú Mỡ.
Tú Mỡ là tên đặt đùa, ý là người kế tục nhà thơ bậc thầy Tú Xương. Vả lại,
hai chữ Tú Mỡ lúc này ông còn nghe gần với “đú mỡ” (rửng mỡ), có vẻ không được... nghiêm
túc. Và từ nay, tôi đặt thơ vào hai mục riêng: loại đánh địch là mục “Nụ cười
kháng chiến” và loại ca ngợi tinh thần anh dũng của quân dân là mục “Anh hùng
vô tận”. Theo Từ điển Văn học (bộ mới), thì trong lúc kháng chiến, có
lần ông bị đối phương bắt nhưng đã tìm cách thoát được.
Năm 1954, chiến tranh kết
thúc, ông tiếp tục sáng tác phục vụ cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới. Đến
năm 1957, ông được bầu làm Phó chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ
thuật Việt Nam, nay là Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học- nghệ
thuật Việt Nam và là Ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam khóa I.
Tú Mỡ mất ngày 13 tháng
7 năm 1976, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt- Xô, Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi.
Sự nghiệp sáng tác của ông
đã để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ về nhiều thể loại khác nhau. Về thơ
có “Dòng nước ngược”, tập 1 do Đời Nay xuất bản, 1934, tập 2 do Đời Nay xuất bản,
1941. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm
giàu tính chiến đấu như: “Nụ cười kháng chiến”, (1952); “Anh hùng vô tận” (1952);
“Nụ cười chính nghĩa” (1958); “Bút chiến đấu” (1960); “Đòn bút” (1962);
“Ông và cháu” (tập thơ thiếu nhi, 1970); “Thơ Tú Mỡ” (tập thơ tuyển,
1971), cùng một loạt tác phẩm về diễn ca, chèo, tuồng, hát xẩm... Năm 2008, Tú
Mỡ toàn tập (gồm 3 tập) được Nhà xuất bản Văn học ấn hành.
Nhà thơ Tú Mỡ từng đã nhận
được các giải thưởng sau: Giải nhất về thơ ca của Hội Văn nghệ Việt Nam, 1951;
Giải nhì về thơ ca của Hội Văn nghệ Việt Nam, 1955; Giải thưởng Hồ Chí Minh về
Văn học- Nghệ thuật, đợt II, 2001.
Theo nhà văn Nguyễn Công
Hoan thì: Tú Mỡ là người “thuốc lá không hút, chè tàu không nghiện, tổ tôm
không biết đánh”. Giữa đám người cầm bút đông đảo “đa ngôn đa sự”, ông có vẻ
như sống riêng ra, lấy sự siêng năng cần mẫn làm trọng, lấy cảnh gia đình yên ấm
làm vui, không phiêu lưu không mơ tưởng hão huyền, tin rằng thiên đường chỉ có ở
trên trần thế, được sống khỏe mạnh, lại có công việc ưa thích đã là tiên cảnh lắm
rồi, còn như có gì khó chịu trước sự đời, thì đã có nụ cười hóa giải
giúp!...
Còn Vũ Ngọc Phan trong tác
phẩm “Nhà văn Việt Nam hiện đại” thì nhận xét: “Thơ mới ngày nay đã xâm chiếm gần
đến đất đai của thi ca Việt Nam... làm cho những tay kiện tướng còn lại của
trường thơ cũ như Trần Tuấn Khải, Tương Phố đều phải xếp bút. Tuy vậy, vẫn
còn một dòng thơ cũ chảy róc rách, nước thật ngọt ngào, vì nó là thứ nước của
nguồn xưa mà người Việt Nam quen uống từ lâu. Tôi muốn nói đến hai tập
“Dòng nước ngược” (tập 1 và 2) của Tú Mỡ. Hai tập thơ này đều có cái giọng bình dân rất trong sáng. Chúng ta vốn ưa thích xưa nay: giọng cợt đùa lẳng lơ của Hồ Xuân Hương, giọng nhạo đời của Trần Tế Xương, giọng thù ứng ý nhị của Nguyễn Khắc Hiếu, giọng giao duyên tình tứ của Trần Tuấn Khải; từng ấy giọng thơ, ngày nay ta thấy cả trong hai tập thơ trào trúng của Tú Mỡ... Cũng như Tản Đà và Trần Tuấn Khải, Tú Mỡ viết rất nhiều lối, nào phong dao, nào thù ứng, nào hát xẩm, nào văn tế, nào chầu văn... mà lối nào của ông cũng đều hay cả... Thơ Tú Mỡ thật là thơ có tính cách Việt Nam đặc biệt” (1).
“Dòng nước ngược” (tập 1 và 2) của Tú Mỡ. Hai tập thơ này đều có cái giọng bình dân rất trong sáng. Chúng ta vốn ưa thích xưa nay: giọng cợt đùa lẳng lơ của Hồ Xuân Hương, giọng nhạo đời của Trần Tế Xương, giọng thù ứng ý nhị của Nguyễn Khắc Hiếu, giọng giao duyên tình tứ của Trần Tuấn Khải; từng ấy giọng thơ, ngày nay ta thấy cả trong hai tập thơ trào trúng của Tú Mỡ... Cũng như Tản Đà và Trần Tuấn Khải, Tú Mỡ viết rất nhiều lối, nào phong dao, nào thù ứng, nào hát xẩm, nào văn tế, nào chầu văn... mà lối nào của ông cũng đều hay cả... Thơ Tú Mỡ thật là thơ có tính cách Việt Nam đặc biệt” (1).
Còn theo Giáo sư Phạm Thế
Ngũ trong “Việt Nam văn học giản ước tân biên” (Quyển 3), xuất bản
năm 1965 thì: “Trong làng thơ Việt Nam sau 1932, có một cây bút không
mới chút nào... vậy mà ngự trị thường xuyên trên báo Phong Hóa và Ngày
Nay' và được độc giả thời ấy rất ham coi, đó là cây bút trào phúng Tú Mỡ... Thơ
ông chịu ảnh hưởng rõ rệt thơ cũ… từ cảm hứng đến thể cách. Ông sáng tác đủ loại:
thơ Đường, phú, văn tế, lục bát, hát nói, hát xẩm, chầu văn... Nói rằng
ông đã tiến hơn tiền bối thì quá đáng, song ở ông cũng đã có một lời thơ hoạt
bát, cách gieo vần tài tình, giọng dí dỏm tự nhiên và biết mượn tình cười để
chinh phục người ta... Sau Tú Mỡ (và đồng thời ông nữa) trên khắp các báo,
người ta làm thơ trào phúng nhan nhãn, nhưng dễ chừng không ai bắt chước được
tác giả “Giòng nước ngược”(2)
Sự hướng đạo của Nguyễn Tường
Tam đối với Tú Mỡ ngay từ thời tập tọng làm thơ là không thể chối cãi được. Thậm
chí có ý kiến còn cho rằng nếu không có Nguyễn Tường Tam thì không có Tú Mỡ. Tờ
báo đầu tiên mà Tú Mỡ cộng tác là “Phong Hóa” của nhóm Tự lực văn đoàn do Nguyễn
Tường Tam phụ trách. Ông đã khuyến khích Tú Mỡ đi vào thơ trào phúng, cho nên mới
thành Tú Mỡ... Sau cùng, Tú Mỡ đấu dịu: “Các anh phân tích thế thì tôi đã
nghe ra... Chỉ lo trước một điều, quả đất tròn, biết đâu việc đời thế nào, một
ngày kia ta bắt sống Nguyễn Tường Tam mà tình cờ lại có Tú Mỡ ở đấy. Xin Chính
phủ đừng cử Tú Mỡ ra chém Nguyễn Tường Tam”. Nghiêm nghị, Tú Mỡ nói, không nhìn
ai: “Tôi đề nghị các anh như thế” (3)
Trào lộng nhưng vẫn rất nhân
hậu
“Tú Mỡ” hay “Bút Chiến Đấu”
đều là bút danh của Hồ Trọng Hiếu do thời vận mà thành. Chỉ nghe những tên bút
danh ấy người ta có thể đọc vị được ý nghĩa của chúng. Tuy nhiên, cái tên bút
danh Tú Mỡ, ngoài hàm nghĩa Hồ Trọng Hiếu tự nhận mình là hậu bối của nhà thơ
trào phúng Tú Xương, còn có một ý nghĩa khác, thực tế hơn và cũng khôi hài hơn.
Bởi lẽ ông là một người gầy dơ xương, nên có lẽ gọi là Tú Xương thì mới đúng.
Tú là học hết bậc tú tài Tây, còn Xương vì ông lấy đâu ra thịt.
Thế nhưng, Tú Xương là bút danh của bậc tiền bối, cùng theo dòng thơ trào phúng, nên người có học, lại đức độ như Hồ Trọng Hiếu không thể để cho thiên hạ nhầm lẫn có hai Tú Xương, nên ông đành chuyển sang bút danh Tú Mỡ, âu cũng là một cách khôi hài và tự trào về dáng vóc gầy còm dơ xương của ông vừa đắc đạo với tiền nhân, vừa đắc chí với chính mình.
Thế nhưng, Tú Xương là bút danh của bậc tiền bối, cùng theo dòng thơ trào phúng, nên người có học, lại đức độ như Hồ Trọng Hiếu không thể để cho thiên hạ nhầm lẫn có hai Tú Xương, nên ông đành chuyển sang bút danh Tú Mỡ, âu cũng là một cách khôi hài và tự trào về dáng vóc gầy còm dơ xương của ông vừa đắc đạo với tiền nhân, vừa đắc chí với chính mình.
Với cái tên bút danh Tú Mỡ,
khiến nhiều người nghĩ đến có lẽ đây là ước nguyện da diết và cháy bỏng của một
anh chàng toàn da bọc xương mà lại tự xưng mình là Mỡ, chỉ nghe cũng đã thấy
phì cười. Ông vua văn xuôi trào phúng, người cùng thời với Tú Mỡ là nhà văn
Nguyễn Công Hoan đã chấp bút bài thơ đùa trêu Tú Mỡ từ cái sự “trái khoáy” giữa
bút danh và vóc dáng thật của nhà thơ hoàn toàn trái ngược nhau. Đấy cũng là sự
lý giải vì sao “Tú Mỡ sống lâu”. Ấy là một lần Tú Mỡ làm thơ “xỏ xiên” Trời,
dám gọi Trời là “xừ”. Thực ra đây là cách gọi tắt của từ cũ “me xừ”, cách nói bồi
từ tiếng Pháp “monsieur” để đùa hoặc chê bai một ai đấy, chẳng hạn như: “me xừ ấy
dạo này rảnh rỗi nhỉ”. Thậm chí Tú Mỡ còn có lúc bảo Trời là đồ “xỏ lá ba que”,
khiến Trời phải sai Thiên Tào đi dò la khắp thiên hạ để tìm bắt Tú Mỡ về “trị tội”.
Bởi theo logic thông thường thì Mỡ ắt sẽ phải... béo. Cho nên khi đi khắp hạ giới
Thiên Tào chỉ chú trọng đến cái tên “Mỡ” ấy theo phương châm là:
Bắt thằng béo kẹp kìm lòi mỡ
Kết cục là Tú Mỡ đã lọt lưới
Trời mà sống thọ đến tuổi “cổ lai hy” vì thoát được sự truy xét của Thiên Tào.
Lại là một cách đùa hóm hỉnh và rất thông minh của ông vua truyện trào lộng
Nguyễn Công Hoan.
Nhưng ở Tú Mỡ, bên trong cái
buồn cười, đầy vẻ trào lộng ấy lại là một con người rất mẫn cán với công việc
và nhân hậu với cuộc đời, bằng hữu, đặc biệt là với người thân trong gia đình.
Sinh thời Tú Xương cũng đã
có bài thơ “Thương vợ” viết theo thể thất ngôn bát cú hay đến mức nhiều nhà
nghiên cứu lịch sử văn học và các nhà lý luận đã xếp bài thơ này vào loại mẫu mực
của thể loại thất ngôn bát cú:
Quanh năm buôn bán ở mom
sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò
đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản
công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như
không!
Không những thế, bài thơ còn
là mẫu mực về tình nghĩa vợ chồng, đạo phu thê từ trước tới giờ, đáng để cho
nhiều người trong chúng ta soi vào tấm gương ấy.
Còn bài thơ “Khóc người vợ
hiền” của Tú Mỡ được viết theo thể song thất lục bát khá dài. Dù dài, nhưng vì
là bài thơ quá hay nên tôi trích nguyên văn ra đây để mọi người cùng thưởng thức:
Bà Tú ơi! Bà Tú ơi!
Té ra bà đã qua đời, thực ư?
Tôi cứ tưởng nằm mơ quái ác,
Vùng dậy là tỉnh giấc chiêm
bao
Tỉnh dậy, nào thấy đâu nào,
Nào đâu bóng dáng ra vào hôm
mai
Đâu bóng dáng con người thùy
mị,
Tuy tuổi già xấp xỉ bảy
mươi,
Vần còn khỏe mạnh, vui tươi,
Le te, nhanh nhẹn như thời
xuân xanh.
Nhìn sau lưng vô tình cứ ngỡ
Một cô nào thiếu nữ thanh
tân.
Vậy mà cái chết bất thần
Cướp bà đi mất, vô ngần xót
xa!
Tôi được bà vợ hiền thuần thục,
Cảm thấy mình tốt phúc bao
nhiêu!
Đôi ta cùng một cảnh nghèo,
Đạo chồng vợ lấy chữ yêu làm
nền.
Nhớ khi giường bệnh đã nằm,
Bà còn thủ thỉ tình thâm
thương chồng
“Tôi mà chết thì ông sẽ khổ,
Vì, cứ theo câu cổ ngữ ta
Xưa nay con cái nuôi cha
Cũng không chu đáo bằng bà
nuôi ông.”
Bà ơi, hãy dầu lòng yên dạ,
Giấc nghìn thu cho thỏa vong
hồn,
Bà đi, đã có dâu con,
Tôi có khổ, âu là chỉ khổ
Vì thiếu bà, nhà cửa vắng
tanh,
Khổ khi thức giấc tàn canh
Bên giường trống trải một
mình nằm trơ.
Khổ nhớ lại sớm trưa ngày
trước
Pha ấm trà chén nước mời
nhau.
Giờ tôi chẳng thấy bà đâu,
Bên bàn thờ nhắp chén sầu đầy
vơi...
Khổ những lúc ra sân mê tỉnh
Ngắm vườn nhà thấy cảnh
thênh thang,
Mà bà khuất núi cho đang,
Quả cau tươi, lá trầu vàng
ai xơi?
Khổ trông thấy cái cơi còn
đó,
Đã khô trầu, khô vỏ, khô
cau.
Ba thước đất đã vùi sâu
Cặp môi cắn chỉ ăn trầu đỏ
tươi
Ngẫm: cảnh già cuộc đời sung
sướng,
Tưởng vợ chồng còn hưởng dài
lâu
Không ngờ con tạo cơ cầu,
Bà đi, để tủi để sầu cho tôi
Ôi! Duyên nợ thế thôi là hết,
Năm mươi năm thắm thiết yêu
nhau!
Bà về trước, tôi về sau
Thôi đành tạm biệt, nuốt sầu
gượng vui
Bà đi rồi nhưng tôi phải ở,
Công việc đời còn dở tí
thôi,
Bao giờ nhiệm vụ xong xuôi,
Về nơi cực lạc, lại tôi với
bà...
Kể từ cổ chí kim, phần lớn
các đức ông chồng đều thương yêu vợ, vì dẫu sao họ cũng mang trong mình phận
chân yếu tay mềm, nhưng đã gắn bó nhiều năm tháng cuộc đời với mình, lo gánh
vác việc nhà, yêu chồng, thương con, nhưng mà thương được như Tú Mỡ hồ dễ chỉ đếm
đầu ngón tay. Theo tôi, đây là bài điếu văn bằng thơ hay là một bài thơ khóc vợ
hay nhất từ trước đến nay. Nếu một bài thơ hay được nhìn nhận tùy thuộc vào cái
tình mà tác giả gửi gắm vào đấy chân thành, thiêng liêng và mặn nồng đến mức
nào, thì đây đích thức không có bài thơ nào khóc vợ hay hơn thế. Điều ấy cho thấy
tình cảm thắm thiết và tấm lòng nhân hậu của nhà thơ đối với người bạn đời
không có gì sánh bằng. Dù nỗi đau mất người vợ hiền đến tột độ, nhưng Tú Mỡ vẫn
không giấu nổi sự trào lộng vốn có của mình, khiến người đọc không cảm thấy bị
quá sốc, mà cứ lịm ngọt nỗi đau thấu tậm gan ruột. Đấy chính mới là nỗi đau
đích thực không gì có thể bù đắp được.
Những bài thơ viết cho thiếu
nhi sau này của Tú Mỡ càng cho thấy ông là một người càng hóm hỉnh bao nhiêu,
càng đôn hậu bấy nhiêu, đặc biệt là bài “Thương ông” đã được đưa vào chương
trình sách giáo khoa để dạy cho các em nhỏ. Bất kỳ ai đọc bài thơ này cũng dễ
dàng nhận ra đằng sau sự hóm hỉnh là một tấm lòng hết mực thương yêu của người
ông đối với đứa cháu bé bỏng của mình.
Bài thơ rất giản dị được viết
theo thể bốn chữ dễ đọc và dễ hiểu. Nhưng quan trọng hơn là ông vua thơ trào
phúng Tú Mỡ đã tìm được cách nói đúng với tâm lý lứa tuổi của cả ông lẫn cháu,
rất hợp với lứa tuổi trẻ thơ, với tình cảm ông cháu hơn cả về giọng điệu và
ngôn từ. Dù có thể đây là cảm xúc về một điều có thực từng diễn ra với hai ông
cháu nhà thơ Tú Mỡ, hay chỉ là trí tưởng tượng của người nghệ sĩ, thì vẫn là một
tình cảm đẹp được nhìn qua lăng kính trào lộng, hóm hỉnh của người ông, khiến
nó trở nên gần gũi, thân quen hơn với lứa tuổi thiếu niên của nhiều thế hệ.
Tham khảo:
(1). Lược theo Nhà Văn
hiện đại (4 tập, 1942-1945) của Vũ Ngọc Phan. Nxb Văn học, H, 2008
(2). Phạm Thế Ngũ, Việt
Nam văn học giản ước tân biên. Văn học hiện đại 1862-1945. Quốc học tùng
thư xuất bản, năm 1965.
(3). Cát bụi chân ai. Hồi ký
của nhà văn Tô Hoài. Nxb Hội Nhà văn, H, 1992.
Trả lờiXóađặt vé eva airline
vé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
korean air booking
khuyến mãi vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch