Văn hóa Việt Nam không khuyến khích thái độ cực đoan, mà luôn
hướng đến sự dung hòa, giao thoa và cộng sinh giữa các chiều kích, các thế
lực và các giá trị. Vì thế, nhà văn Việt Nam ít có những cảm xúc và suy nghĩ cực
đoan làm động lực cho một trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt, đi đến tận cùng.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cá tính sáng tạo của nhà văn thường mờ nhạt.
Hơn nửa thế kỷ qua, nền văn học của chúng ta đã cho ra đời
không ít những tác phẩm có giá trị văn hóa và lịch sử, nhưng không có tác phẩm
nào có thể coi là lớn ngang tầm các tác phẩm trong quá khứ như Truyện Kiều của
Nguyễn Du, thơ của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Hàn Mặc Tử, tiểu thuyết Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng, truyện Chí Phèo của Nam Cao…
Vì sao như vậy?
Trước thời đổi mới và hội nhập, người ta cũng đã từng tìm kiếm nguyên nhân tình trạng phú quý giật lùi này ở phương pháp sáng tác và cơ chế quản lý, đổ lỗi cho tình trạng sáng tác thiếu tự do của các nhà văn thời nay. Nhưng những câu trả lời ấy tỏ ra bất cập khi đất nước bước sang thời đổi mới và hội nhập đã hai thập kỷ rồi, bao nhiêu nguyên tắc định hướng và quản lý đã nơi rộng, đổi thay, thậm chí nhiều khi còn thả nổi, mà thực trạng sáng tác văn chương của người Việt ở cả trong và ngoài nước vẫn chưa khởi sắc. Các nhà văn không những không cho ra đời những tác phẩm lớn ngang tầm nhân loại, mà còn sản sinh ra hàng loạt những tác phẩm lai căng, chắp vá, mượn hồn hay cố nấn ná câu giờ trên sân chơi chiến tranh lạnh khi cuộc chơi chính thức đã tàn cuộc từ lâu. Phải chăng sự thiếu vắng tác phẩm đỉnh cao trong nền văn học Việt Nam hiện đại là do chính những nhược điểm của văn hóa dân tộc? Nghĩa là, phải chăng cần xem xét vấn đề từ góc độ nhân học để tìm ra những hạn chế sáng tạo trong vũ trụ nhân văn của người Việt Nam?
Những bí mật của “Tam giác quỷ”
Trong tác phẩm Văn học là gì? J.Sartre đã khẳng định: “Nhà văn đã chọn lấy nhiệm vụ bóc trần thế giới và đặc biệt là con người cho những người khác để họ nhận lấy hoàn toàn trách nhiệm của mình trước những vật đã được bóc trần”(1). Nói cách khác, nhà văn có nhiệm vụ đưa người đọc xuyên qua mọi lớp vỏ ảo tưởng, ngộ nhận, thiên kiến và hời hợt để đi vào mọi ngóc ngách đáy thẳm của con người và thế giới, nhằm thức tỉnh trách nhiệm của họ trước cái thế giới trần trụi mà mình đã tận thấy, cái thế giới mà bấy nay họ tưởng không tồn tại hoặc tưởng mình vô can. Hai chữ bóc trần ở đây vừa mang ý nghĩa phát hiện, khám phá, phơi bày, vừa gây ấn tượng về sự quyết liệt, đi đến tận cùng. Nếu đem tiêu chuẩn văn chương của Sartre thể hiện trong định nghĩa trên so vào những tác phẩm văn học lớn của Việt Nam, ta sẽ thấy có sự trùng khớp.
Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du không chỉ bóc trần xã hội phong kiến như nhiều người đã nói, mà quan trọng hơn, nhà thơ đã bóc trần những thanh y của cô gái lầu xanh để người đọc thấy “một tòa thiên nhiên” trinh trắng và oan khuất. “Oan kia theo mãi với tình”. Nguyễn Du đã bóc trần những định kiến và ngộ nhận để chia sẻ với nỗi oan của Thúy Kiều - nỗi oan của kẻ bị hiểu sai ý nghĩa của những việc đã làm, những đoạn đời đã sống. Truyện Kiều là tiếng kêu xé ruột về những tình tự văn hóa và những giá trị nhân văn dị biệt, rất khó sẻ chia, những tâm sự và những giá trị “Một mình mình biết, một mình mình hay”. Biện minh cho trinh tiết của một cô gái điếm như Kiều bằng một bút lực thiên tài, Nguyễn Du đã chạm đến mặc cảm đạo đức của người Việt trong vô thức một cộng đồng luôn phải cộng sinh với những thế lực thù địch khác nhau để tồn tại và phát triển. Nói cách khác, Nguyễn Du đã chạm đến mặc cảm điếm để gián tiếp biện minh cho người Việt một cách vừa ngạo nghễ, vừa sâu sắc. Cốt lõi văn hóa của sư ngạo nghễ thi ca này là niềm tin văn hóa sâu thẳm, là nội lực văn hóa mãnh liệt đã khiến nhà thơ minh oan biện hộ cho Kiều bằng những lời gan ruột. Và tầm nhìn của một thi sĩ nhân văn đã cho phép Nguyễn Du bao quát một cách tự nhiên cái nghich lý gái điếm còn trinh để đảo thai hoán cốt câu chuyện tầm thường của Thanh Tâm Tài Nhân thành kiệt tác. Bằng thiên tài của mình Nguyễn Du đã nâng chân lý đời sống lên tầm cao của chân lý nghệ thuật.
Số đỏ của Vũ Trọng Phụng cũng bóc trần cho độc giả thấy một thực tế cuộc sống rất oái oăm dị biệt và đầy nghịch lý của đời sống dân tộc đầu thế kỷ, với một nhân vật Xuân tóc đỏ vừa độc đáo có một không hai, vừa rất Việt Nam.
Cái logic đưa Xuân tóc đỏ từ một kẻ lưu manh thất học, đại bịp trở thành “vĩ nhân”, thành “nhà cải cách xã hội”, thậm chí thành “anh hùng cứu quốc” đã được Vũ Trọng Phụng đẩy đến cùng làm hiện hình trước độc giả một xã hội vô thường. Tính chất vô thường của logic đời sống Việt thời đua đòi Âu hóa đã thăng hoa từ chuỗi hình tượng sinh động - sản phẩm của một trí tưởng tượng sáng tạo quyết liệt, đi đến tận cùng, phê phán cười giễu không khoan nhượng - đã làm nên cái lớn của tiểu thuyết Số đỏ. Nếu không có một trí tưởng tượng sáng tạo tự do, thoát khỏi những logic thường tình, một chiều hay thực dụng, Vũ Trọng Phụng không thể kết nối được các đối cực (kẻ lưu manh thành anh hùng dân tộc, kẻ dốt nát thành nhà cải cách xã hội, kẻ dâm đãng thành người tiết hạnh khả phong). Hình tượng Xuân tóc đỏ là kết tinh của logic đời sống xã hội,nhưng đã được Vũ Trọng Phụng đưa vào thế giới của logic nghệ thuật chân thực, hài hước và phi lý.
Viết truyện Chí Phèo, Nam Cao không chỉ bóc trần cái xã hội thực dân nửa phong kiến thời Pháp thuộc đã lưu manh hóa, bần cùng hóa, thú vật hóa con người, mà còn bóc trần sự nhu nhược hèn yếu của quần chúng làng Vũ Đại, phơi bày sự tan rã của văn hóa làng truyền thống. Nam Cao cũng bóc tách những lớp vỏ thú tính của con người lưu manh Chí Phèo cho độc giả chứng kiến chút lương tri, nhân tính, tình yêu và khát vọng làm người lương thiện trong sâu thẳm tâm hồn hắn. Chí Phèo của Nam Cao là chàng Rhett Butler kiểu Việt Nam. Cả Chí Phèo và Rhett Butler đều là những gã lưu manh khẳng định mình bằng cách thách thức bảng giá trị của cộng đồng. Chỉ có điều, Rhett Butler trong Cuốn theo chiều gió chủ động tách khỏi cộng đồng để khẳng định mình, còn Chí Phèo của Nam Cao bị đẩy đến con đường nổi lọan và đập phá, Rhett Butler là kẻ đưa cái đểu với tư cách một phạm trù mỹ học vào cuộc sống nhân loại, là chàng thương gia xuất khẩu vẻ đẹp đểu cáng của đàn ông, còn Chí Phèo mãi mãi là hình ảnh gã đàn ông xấu xí của làng Vũ Đại. Rhett Butler thì có nàng Scarlet xinh đẹp, sắc sảo và bản lĩnh, còn Chí Phèo chỉ có Thị Nở xấu nhất trần gian. Rhett Butler nghe Scarlet chửi mình mà vẫn thản nhiên, làm Scarlet cảm thấy mình bất lực, còn Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại mà chẳng gặp ai phản ứng gì, Chí cũng thấy phí rượu. Hai số phận, hai cảnh ngộ có vẻ hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng đều là những nhân vật lớn của hai nền văn học vì các nhà văn khai sinh ra họ đều là những người có cảm hứng sáng tạo mãnh liệt dám đi đến tận cùng các chiều kích tâm hồn con người và thế giới.
Vì sao như vậy?
Trước thời đổi mới và hội nhập, người ta cũng đã từng tìm kiếm nguyên nhân tình trạng phú quý giật lùi này ở phương pháp sáng tác và cơ chế quản lý, đổ lỗi cho tình trạng sáng tác thiếu tự do của các nhà văn thời nay. Nhưng những câu trả lời ấy tỏ ra bất cập khi đất nước bước sang thời đổi mới và hội nhập đã hai thập kỷ rồi, bao nhiêu nguyên tắc định hướng và quản lý đã nơi rộng, đổi thay, thậm chí nhiều khi còn thả nổi, mà thực trạng sáng tác văn chương của người Việt ở cả trong và ngoài nước vẫn chưa khởi sắc. Các nhà văn không những không cho ra đời những tác phẩm lớn ngang tầm nhân loại, mà còn sản sinh ra hàng loạt những tác phẩm lai căng, chắp vá, mượn hồn hay cố nấn ná câu giờ trên sân chơi chiến tranh lạnh khi cuộc chơi chính thức đã tàn cuộc từ lâu. Phải chăng sự thiếu vắng tác phẩm đỉnh cao trong nền văn học Việt Nam hiện đại là do chính những nhược điểm của văn hóa dân tộc? Nghĩa là, phải chăng cần xem xét vấn đề từ góc độ nhân học để tìm ra những hạn chế sáng tạo trong vũ trụ nhân văn của người Việt Nam?
Những bí mật của “Tam giác quỷ”
Trong tác phẩm Văn học là gì? J.Sartre đã khẳng định: “Nhà văn đã chọn lấy nhiệm vụ bóc trần thế giới và đặc biệt là con người cho những người khác để họ nhận lấy hoàn toàn trách nhiệm của mình trước những vật đã được bóc trần”(1). Nói cách khác, nhà văn có nhiệm vụ đưa người đọc xuyên qua mọi lớp vỏ ảo tưởng, ngộ nhận, thiên kiến và hời hợt để đi vào mọi ngóc ngách đáy thẳm của con người và thế giới, nhằm thức tỉnh trách nhiệm của họ trước cái thế giới trần trụi mà mình đã tận thấy, cái thế giới mà bấy nay họ tưởng không tồn tại hoặc tưởng mình vô can. Hai chữ bóc trần ở đây vừa mang ý nghĩa phát hiện, khám phá, phơi bày, vừa gây ấn tượng về sự quyết liệt, đi đến tận cùng. Nếu đem tiêu chuẩn văn chương của Sartre thể hiện trong định nghĩa trên so vào những tác phẩm văn học lớn của Việt Nam, ta sẽ thấy có sự trùng khớp.
Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du không chỉ bóc trần xã hội phong kiến như nhiều người đã nói, mà quan trọng hơn, nhà thơ đã bóc trần những thanh y của cô gái lầu xanh để người đọc thấy “một tòa thiên nhiên” trinh trắng và oan khuất. “Oan kia theo mãi với tình”. Nguyễn Du đã bóc trần những định kiến và ngộ nhận để chia sẻ với nỗi oan của Thúy Kiều - nỗi oan của kẻ bị hiểu sai ý nghĩa của những việc đã làm, những đoạn đời đã sống. Truyện Kiều là tiếng kêu xé ruột về những tình tự văn hóa và những giá trị nhân văn dị biệt, rất khó sẻ chia, những tâm sự và những giá trị “Một mình mình biết, một mình mình hay”. Biện minh cho trinh tiết của một cô gái điếm như Kiều bằng một bút lực thiên tài, Nguyễn Du đã chạm đến mặc cảm đạo đức của người Việt trong vô thức một cộng đồng luôn phải cộng sinh với những thế lực thù địch khác nhau để tồn tại và phát triển. Nói cách khác, Nguyễn Du đã chạm đến mặc cảm điếm để gián tiếp biện minh cho người Việt một cách vừa ngạo nghễ, vừa sâu sắc. Cốt lõi văn hóa của sư ngạo nghễ thi ca này là niềm tin văn hóa sâu thẳm, là nội lực văn hóa mãnh liệt đã khiến nhà thơ minh oan biện hộ cho Kiều bằng những lời gan ruột. Và tầm nhìn của một thi sĩ nhân văn đã cho phép Nguyễn Du bao quát một cách tự nhiên cái nghich lý gái điếm còn trinh để đảo thai hoán cốt câu chuyện tầm thường của Thanh Tâm Tài Nhân thành kiệt tác. Bằng thiên tài của mình Nguyễn Du đã nâng chân lý đời sống lên tầm cao của chân lý nghệ thuật.
Số đỏ của Vũ Trọng Phụng cũng bóc trần cho độc giả thấy một thực tế cuộc sống rất oái oăm dị biệt và đầy nghịch lý của đời sống dân tộc đầu thế kỷ, với một nhân vật Xuân tóc đỏ vừa độc đáo có một không hai, vừa rất Việt Nam.
Cái logic đưa Xuân tóc đỏ từ một kẻ lưu manh thất học, đại bịp trở thành “vĩ nhân”, thành “nhà cải cách xã hội”, thậm chí thành “anh hùng cứu quốc” đã được Vũ Trọng Phụng đẩy đến cùng làm hiện hình trước độc giả một xã hội vô thường. Tính chất vô thường của logic đời sống Việt thời đua đòi Âu hóa đã thăng hoa từ chuỗi hình tượng sinh động - sản phẩm của một trí tưởng tượng sáng tạo quyết liệt, đi đến tận cùng, phê phán cười giễu không khoan nhượng - đã làm nên cái lớn của tiểu thuyết Số đỏ. Nếu không có một trí tưởng tượng sáng tạo tự do, thoát khỏi những logic thường tình, một chiều hay thực dụng, Vũ Trọng Phụng không thể kết nối được các đối cực (kẻ lưu manh thành anh hùng dân tộc, kẻ dốt nát thành nhà cải cách xã hội, kẻ dâm đãng thành người tiết hạnh khả phong). Hình tượng Xuân tóc đỏ là kết tinh của logic đời sống xã hội,nhưng đã được Vũ Trọng Phụng đưa vào thế giới của logic nghệ thuật chân thực, hài hước và phi lý.
Viết truyện Chí Phèo, Nam Cao không chỉ bóc trần cái xã hội thực dân nửa phong kiến thời Pháp thuộc đã lưu manh hóa, bần cùng hóa, thú vật hóa con người, mà còn bóc trần sự nhu nhược hèn yếu của quần chúng làng Vũ Đại, phơi bày sự tan rã của văn hóa làng truyền thống. Nam Cao cũng bóc tách những lớp vỏ thú tính của con người lưu manh Chí Phèo cho độc giả chứng kiến chút lương tri, nhân tính, tình yêu và khát vọng làm người lương thiện trong sâu thẳm tâm hồn hắn. Chí Phèo của Nam Cao là chàng Rhett Butler kiểu Việt Nam. Cả Chí Phèo và Rhett Butler đều là những gã lưu manh khẳng định mình bằng cách thách thức bảng giá trị của cộng đồng. Chỉ có điều, Rhett Butler trong Cuốn theo chiều gió chủ động tách khỏi cộng đồng để khẳng định mình, còn Chí Phèo của Nam Cao bị đẩy đến con đường nổi lọan và đập phá, Rhett Butler là kẻ đưa cái đểu với tư cách một phạm trù mỹ học vào cuộc sống nhân loại, là chàng thương gia xuất khẩu vẻ đẹp đểu cáng của đàn ông, còn Chí Phèo mãi mãi là hình ảnh gã đàn ông xấu xí của làng Vũ Đại. Rhett Butler thì có nàng Scarlet xinh đẹp, sắc sảo và bản lĩnh, còn Chí Phèo chỉ có Thị Nở xấu nhất trần gian. Rhett Butler nghe Scarlet chửi mình mà vẫn thản nhiên, làm Scarlet cảm thấy mình bất lực, còn Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại mà chẳng gặp ai phản ứng gì, Chí cũng thấy phí rượu. Hai số phận, hai cảnh ngộ có vẻ hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng đều là những nhân vật lớn của hai nền văn học vì các nhà văn khai sinh ra họ đều là những người có cảm hứng sáng tạo mãnh liệt dám đi đến tận cùng các chiều kích tâm hồn con người và thế giới.
Có thể thấy cái chung của ba tác phẩm lớn trong văn học Việt
Nam vừa phân tích là sự thể hiện tâm thức văn hóa Việt, logic đời sống Việt và
các dạng tồn tại đặc thù của nhân cách Việt. Thúy Kiều là con lai của văn hóa
Việt Nam và văn hóa Trung Hoa, Xuân tóc đỏ là con lai của văn hóa Việt và văn
hóa Pháp, chỉ có Chí Phèo là đứa con thuần Việt. Nhưng ba nhân vật ấy đều được
sáng tạo bằng một niềm tin văn hóa lớn, một trí tưởng tượng quyết liệt, và một
cái nhìn có tầm triết học hướng đến chiều sâu của những nghịch lý và sự thăng
hoa của logic nghệ thuật. Thúy Kìều trình diễn trò ảo thuật cô gái điếm còn
trinh, hấp dẫn và thuyết phục không kém gì trò người bị cưa đôi vẫn còn nguyên
vẹn của David Copperfield, Chí Phèo trình diễn trò rạch mặt kinh dị và đái vào
đền thiêng trong lúc lên đồng nổi loạn theo vô thức tập thể của làng Vũ Đại,
còn Xuân Tóc Đỏ trình diễn trò xiếc chồng ghế cao nhất ngưởng, láu cá nương
theo những nghịch lý của cuộc đời để lên đỉnh vinh quang. Thúy Kiều, Chí Phèo
và Xuân Tóc đỏ làm nên cái Tam giác quỷ chứa ẩn những bí mật của sức sống Việt
và tâm hồn Việt trong những hoàn cảnh vô cùng éo le khắc nghiệt, cũng là cái
Tam giác quỷ chứa ẩn những bí mật của những tác phẩm văn học lớn.
Những vòng Kim-cô văn hóa
Nhìn lại những tác phẩm sáng tác trong nửa thế kỷ qua, có thể thấy có những tác phẩm mang giá trị lịch sử lớn, nhưng hầu như chưa có tác phẩm nào có giá trị văn học lớn ngang tầm các tác phẩm trong Tam-giác-quỷ-văn-chương đã kể trên. Nếu đưa bất cứ tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại nào tới gần Tam giác quỷ này, chắc chắn nó sẽ bị mất hút một cách bí ẩn. Nguyên nhân sâu xa là các nhà văn của ta thiếu một niềm tin văn hóa lớn, thiếu một trí tưởng tượng sáng tạo quyết liệt dám đi đến tận cùng để đẩy hình tượng văn chương thoát khỏi đường băng của logic hiện thực, bay lên bầu trời của logic nghệ thuật đầy nghịch lý - những phẩm chất tiềm tàng trong các tác phẩm lớn của Nguyễn Du, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…
Chúng ta sẽ hàm hồ và bất công nếu vội kết luận rằng con người Việt Nam hiện đại có vẻ kém cỏi hơn tiền nhân trong sang tạo văn chương. Những phẩm chất vừa thấy khi nhìn vào tam giác quỷ không hẳn đã là những thế mạnh sẵn có trong gia tài văn hóa Việt, mà có thể chỉ là những quà tặng đột xuất từ Đấng sáng tạo cho một số tài năng. Nhìn vào gia tài văn hóa Việt, ta có thể thấy có những mặt sở đoản hạn chế sáng tạo văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung.
1-Thiếu một niềm tin tôn giáo lớn: Người Việt nói chung không có niềm tin tôn giáo mãnh liệt. Mặc dù có nhiều sinh hoạt tín ngưỡng mang màu sắc vật linh, nhưng người Việt không có một đời sống tâm linh mạnh mẽ và phong phú như nhiều dân tộc khác. Nếu người Việt có thờ thần, thờ Phật thì cũng giống như nuôi một người thợ đặc biệt, người thợ có phép lạ để mong anh ta làm ra của cải và hạnh phúc cho mình thôi, không phải là vong thân trong thế giới tâm linh một cách mê muội, chân thành. Tỉnh táo và thiết thực, người Việt luôn luôn đứng vững trong cõi thế, lôi cả thần thánh về phục vụ cho cõi thế. Nếu bị hạn hán, người Việt có thể đem tượng thần ra phơi nắng cho thần linh cùng trải nỗi đau khổ của con người để “biết điều” mà trổ phép làm mưa. Cái quyền uy trần thế đó, cái tâm thế thực dụng đó đã khiến người Việt có cái nhìn hoài nghi với những đại diện của thế giới tâm linh - trong kho tàng chuyện dân gian Việt nam có rất nhiều chuyện cười giễu các nhà sư, các thầy cúng. Ngay cả khi tin tưởng vào các điềm báo, các giấc mộng, các bậc vua chúa xưa cũng chỉ coi thần linh là những cố vấn đặc biệt mach bảo và trợ lực cho họ thực thi những ý chí trần thế, những dự định trần gian.
2- Thiếu một trí tưởng tượng tự do: Trong lịch sử nhân loại, tôn giáo luôn khai mở trí tưởng tượng cho con người. Chính thái độ tôn giáo thực dụng của người Việt đã hạn chế trí tưởng tượng văn học vào khuôn khổ trí tưởng tượng thực dụng. Nếu không có trí tưởng tượng tự do mang tầm vũ trụ của ngừời mơ mộng thì nhà văn không thể sáng tạo ra một tác phẩm lay động tòan thế giới như Hoàng tử bé của Saint Exupery. Không phải người Việt Nam không có trí tưởng tượng thần thánh. Những sự tích như Từ Thức gặp tiên đã thể hiện một trí tưởng tượng mang tầm triết học, tầm vũ trụ và một ni ệm về thời gian tâm linh.
Chuyện cổ tích Tấm Cám với sự phục sinh của cô Tấm thảo hiền qua hình hài con chim Vàng Anh là sản phâm của trí tưởng tượng mang tinh thân luân hồi của Phật giáo. Nhưng trí tưởng tượng kiểu này dường như không được phát huy trong văn học thành văn, nhất là văn học hiện đại. Hơn thế nữa, người Việt có truyền thống thiết thực, thực dụng văn hóa, nên văn học luôn luôn là công cụ tải đạo, công cụ chiến đấu cho những giá trị nhân sinh, cho quyền lợi chung của cả cộng đồng. Vì thế, trí tưởng tượng của nhà văn luôn có xu thế hướng về đời sống, thiếu tự do sáng tác ngay từ trong tập tính văn hóa ăn sâu vào máu thịt nhà văn. Nói một cách nôm na, khi nhìn một quả trứng chim, nhà văn ta thường liên tưởng tới món trứng rán cứu đói cho đồng bào nhiều hơn là tưởng tượng đến những cánh chim bay bổng hót vang trong những chân trời mới. Trí tưởng tượng của nhà văn nhiều khi giống như con chim có đôi cánh ướt, không thể bay lên.
3-Thiếu một thái độ cực đoan văn hóa: Văn hóa Việt Nam không khuyến khích thái độ cực đoan, mà luôn hướng đến sự dung hòa, giao thoa và cộng sinh giữa các chiều kích, các thế lực và các giá trị. Vì thế, nhà văn Việt Nam ít có những cảm xúc và suy nghĩ cực đoan làm động lực cho một trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt, đi đến tận cùng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cá tính sáng tạo của nhà văn thường mờ nhạt. Do nhu cầu tập hợp quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ chung vì sự sống còn của cả cộng đồng, nên văn hóa Việt Nam đề cao sự dễ hiểu, nôm na đại chúng, dị ứng với sự phức tạp, hàn lâm. Thiếu những xung lực cực đoan mãnh liệt để đẩy hình tượng văn học đi đến cùng, nhà văn không thể chạm tới những nghịch lý thú vị của đời sống và của tư duy. Hình tượng cứ luẩn quẩn mãi trong logic đời sống hời hợt, giống như chiếc máy bay cứ chạy mãi trên đường băng, không thể thăng hoa bay lên bầu trời của logic nghệ thuật.
Muốn có tác phẩm lớn, các nhà văn Việt Nam cần ý thức được những ràng buộc văn hóa đó để tìm cách bứt phá bay lên như những Nguyễn Du, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng...đã mang trái tim đầy ứ những nỗi đau trần thế bay lên những bầu trời sáng tạo tự do.
Nhìn lại những tác phẩm sáng tác trong nửa thế kỷ qua, có thể thấy có những tác phẩm mang giá trị lịch sử lớn, nhưng hầu như chưa có tác phẩm nào có giá trị văn học lớn ngang tầm các tác phẩm trong Tam-giác-quỷ-văn-chương đã kể trên. Nếu đưa bất cứ tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại nào tới gần Tam giác quỷ này, chắc chắn nó sẽ bị mất hút một cách bí ẩn. Nguyên nhân sâu xa là các nhà văn của ta thiếu một niềm tin văn hóa lớn, thiếu một trí tưởng tượng sáng tạo quyết liệt dám đi đến tận cùng để đẩy hình tượng văn chương thoát khỏi đường băng của logic hiện thực, bay lên bầu trời của logic nghệ thuật đầy nghịch lý - những phẩm chất tiềm tàng trong các tác phẩm lớn của Nguyễn Du, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…
Chúng ta sẽ hàm hồ và bất công nếu vội kết luận rằng con người Việt Nam hiện đại có vẻ kém cỏi hơn tiền nhân trong sang tạo văn chương. Những phẩm chất vừa thấy khi nhìn vào tam giác quỷ không hẳn đã là những thế mạnh sẵn có trong gia tài văn hóa Việt, mà có thể chỉ là những quà tặng đột xuất từ Đấng sáng tạo cho một số tài năng. Nhìn vào gia tài văn hóa Việt, ta có thể thấy có những mặt sở đoản hạn chế sáng tạo văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung.
1-Thiếu một niềm tin tôn giáo lớn: Người Việt nói chung không có niềm tin tôn giáo mãnh liệt. Mặc dù có nhiều sinh hoạt tín ngưỡng mang màu sắc vật linh, nhưng người Việt không có một đời sống tâm linh mạnh mẽ và phong phú như nhiều dân tộc khác. Nếu người Việt có thờ thần, thờ Phật thì cũng giống như nuôi một người thợ đặc biệt, người thợ có phép lạ để mong anh ta làm ra của cải và hạnh phúc cho mình thôi, không phải là vong thân trong thế giới tâm linh một cách mê muội, chân thành. Tỉnh táo và thiết thực, người Việt luôn luôn đứng vững trong cõi thế, lôi cả thần thánh về phục vụ cho cõi thế. Nếu bị hạn hán, người Việt có thể đem tượng thần ra phơi nắng cho thần linh cùng trải nỗi đau khổ của con người để “biết điều” mà trổ phép làm mưa. Cái quyền uy trần thế đó, cái tâm thế thực dụng đó đã khiến người Việt có cái nhìn hoài nghi với những đại diện của thế giới tâm linh - trong kho tàng chuyện dân gian Việt nam có rất nhiều chuyện cười giễu các nhà sư, các thầy cúng. Ngay cả khi tin tưởng vào các điềm báo, các giấc mộng, các bậc vua chúa xưa cũng chỉ coi thần linh là những cố vấn đặc biệt mach bảo và trợ lực cho họ thực thi những ý chí trần thế, những dự định trần gian.
2- Thiếu một trí tưởng tượng tự do: Trong lịch sử nhân loại, tôn giáo luôn khai mở trí tưởng tượng cho con người. Chính thái độ tôn giáo thực dụng của người Việt đã hạn chế trí tưởng tượng văn học vào khuôn khổ trí tưởng tượng thực dụng. Nếu không có trí tưởng tượng tự do mang tầm vũ trụ của ngừời mơ mộng thì nhà văn không thể sáng tạo ra một tác phẩm lay động tòan thế giới như Hoàng tử bé của Saint Exupery. Không phải người Việt Nam không có trí tưởng tượng thần thánh. Những sự tích như Từ Thức gặp tiên đã thể hiện một trí tưởng tượng mang tầm triết học, tầm vũ trụ và một ni ệm về thời gian tâm linh.
Chuyện cổ tích Tấm Cám với sự phục sinh của cô Tấm thảo hiền qua hình hài con chim Vàng Anh là sản phâm của trí tưởng tượng mang tinh thân luân hồi của Phật giáo. Nhưng trí tưởng tượng kiểu này dường như không được phát huy trong văn học thành văn, nhất là văn học hiện đại. Hơn thế nữa, người Việt có truyền thống thiết thực, thực dụng văn hóa, nên văn học luôn luôn là công cụ tải đạo, công cụ chiến đấu cho những giá trị nhân sinh, cho quyền lợi chung của cả cộng đồng. Vì thế, trí tưởng tượng của nhà văn luôn có xu thế hướng về đời sống, thiếu tự do sáng tác ngay từ trong tập tính văn hóa ăn sâu vào máu thịt nhà văn. Nói một cách nôm na, khi nhìn một quả trứng chim, nhà văn ta thường liên tưởng tới món trứng rán cứu đói cho đồng bào nhiều hơn là tưởng tượng đến những cánh chim bay bổng hót vang trong những chân trời mới. Trí tưởng tượng của nhà văn nhiều khi giống như con chim có đôi cánh ướt, không thể bay lên.
3-Thiếu một thái độ cực đoan văn hóa: Văn hóa Việt Nam không khuyến khích thái độ cực đoan, mà luôn hướng đến sự dung hòa, giao thoa và cộng sinh giữa các chiều kích, các thế lực và các giá trị. Vì thế, nhà văn Việt Nam ít có những cảm xúc và suy nghĩ cực đoan làm động lực cho một trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt, đi đến tận cùng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cá tính sáng tạo của nhà văn thường mờ nhạt. Do nhu cầu tập hợp quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ chung vì sự sống còn của cả cộng đồng, nên văn hóa Việt Nam đề cao sự dễ hiểu, nôm na đại chúng, dị ứng với sự phức tạp, hàn lâm. Thiếu những xung lực cực đoan mãnh liệt để đẩy hình tượng văn học đi đến cùng, nhà văn không thể chạm tới những nghịch lý thú vị của đời sống và của tư duy. Hình tượng cứ luẩn quẩn mãi trong logic đời sống hời hợt, giống như chiếc máy bay cứ chạy mãi trên đường băng, không thể thăng hoa bay lên bầu trời của logic nghệ thuật.
Muốn có tác phẩm lớn, các nhà văn Việt Nam cần ý thức được những ràng buộc văn hóa đó để tìm cách bứt phá bay lên như những Nguyễn Du, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng...đã mang trái tim đầy ứ những nỗi đau trần thế bay lên những bầu trời sáng tạo tự do.
Đỗ Minh Tuấn
hãng hàng không eva air
phòng vé máy bay đi mỹ
korean airlines
vé máy bay từ sài gòn đi mỹ
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch