Nếu người Việt Nam có thơ lục bát, người
Nhật có thơ Haiku thì người Trung Quốc có thơ Đường luật. Đó là một thể thơ xuất
hiện từ đời nhà Đường.
Triều đại nhà Đường tồn tại ngót 300 năm, từ năm 618 đến 907 sau Công nguyên, do cha con Lý Uyên và Lý Thế Dân gây dựng. Hai cha con đại diện cho tầng lớp quan liêu, quý tộc tập hợp lực lượng, lật đổ vị vua cuối cùng của nhà Tùy là Tùy Dạng Đế (605-617) một vị vua tàn ác, ăn chơi sa đọa, lập nên một triều đại mới, được vua Trung Tông (705-710) đổi quốc hiệu là Đường.
Các nhà văn học sử thường chia làm 4 giai đoạn là: sơ Đường, thịnh Đường, trung Đường và vãn Đường. Nhưng cũng có người chia làm 3 giai đoạn: sơ Đường, trung Đường và vãn Đường. Trước nhà Đường, trong văn học Trung Quốc cũng đã xuất hiện những thiên tài thi ca như Khuất Nguyên (thời chiến quốc), Kê Khang, Nguyễn Tịch (triều Ngụy), Đào Uyên Minh (đời Tấn)… nhưng đó chỉ là các vì sao đơn độc, lẻ tẻ. Chỉ đến đời Đường mới xuất hiện một loạt nhà thơ, với số lượng thơ khổng lồ vượt trội so với tất cả các thời đại trước và sau nó. Trên bầu trời thi ca nhà Đường là một dải Ngân hà dày đặc các vì sao tinh tú chói lọi: Sầm Tham, Nguyên Kết, Trần Tử Ngang, Vi Ứng Vật, Hạ Tri Chương, Vương Xương Linh, Thôi Hộ… Nhưng rực sáng hơn cả là Lý Bạch (thi tiên), Đỗ Phủ (thi thánh), Bạch Cư Dị (thi bá), và Thôi Hiệu…
Ngôn ngữ trong thơ Đường rất cô đọng, súc tích. Nhiều bài còn được gắn thêm một giai thoại. Ví dụ bài “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Tản Đà dịch:
Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc Hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.
Bài thơ này, khi Trương Kế mới làm đến câu thứ 3 “Thuyền ai đậu bến Cô Tô” thì phải dừng lại suy nghĩ làm tiếp câu thơ thứ 4 còn đang bế tắc. Cùng lúc ấy, tại chùa Hàn Sơn cũng có một nhà sư, thi sĩ đang thao thức không ngủ, suy nghĩ mông lung để tìm lời, tìm ý cho một bài thơ. Nhà sư, để giải tỏa tâm lý đang căng thẳng, liền dóng lên một hồi chuông. Thế là Trương Kế, nhờ có hồi chuông này mà làm tiếp được câu thơ thứ 4: “Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn”.
Lại nữa, bài thơ “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu được Nghiêm Vũ, thời Tống ca ngợi là bài thơ hay nhất đời Đường:
Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Tản Đà dịch:
Lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Tương truyền, khi Lý Bạch được người đời ca tụng là thi tiên, ca ngợi hết lời. Ông liền viết cạnh đó 2 câu thơ: Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu. (Trước mắt có cảnh đẹp mà không nói được thành lời, vì đã có thơ của Thôi Hiệu để ở trên đầu). Điều ấy chứng tỏ bài thơ trên có một giá trị đặc biệt. Thôi Hiệu quả là một tài năng lạ trong các thi sĩ đời Đường.
Cần phải kể thêm một tài năng khác là Vương Duy. Ông rất có tài trong việc tả cảnh, tả tình. Ông còn là một họa sĩ. Bởi thế, nhà thơ Tô Đông Pha đời Tống đã ca ngợi: Trong thơ ông có họa, trong họa có thơ (thi trung hữu họa, họa trung hữu thi).
Chuyện nhà sư, thi sĩ Giả Đảo làm thơ cũng là một bài học về tính dụng công, chuyên cần, tỉ mỉ trong việc tìm lời, tìm ý. Tương truyền trong một bài thơ ngũ ngôn của ông, mở đầu bằng hai câu:
Điểu túc trì biên thụ
Tăng sao nguyệt hạ môn
(Chim ngủ trên cành cây bên bờ ao
Nhà sư gõ cửa dưới trăng)
Lúc đầu ông không dùng chữ “sao” (gõ) mà định dùng chữ “thôi” (đẩy). Trong lúc đang phân vân chưa biết chọn chữ nào, ông liền cưỡi ngựa đi lang thang, vừa đi vừa giơ tay lên trời làm điệu bộ vừa gõ vừa đẩy. Ông đi lạc vào doanh quân của Hàn Dũ, lúc ấy đang là huyện lệnh Dương Sơn. Giả Đảo bị bắt vì tưởng là người điên. Sau khi biết chuyện, Hàn Dũ khuyên nên dùng chữ “sao” hơn là dùng chữ ‘thôi”, vì chữ “thôi” chỉ là chữ tượng hình, còn chữ “sao” vừa là chữ tượng hình, vừa tượng thanh, nó gợi cho ta âm thanh “lộc cộc” của tiếng gõ cửa. Từ đó, “thôi, sao” trở thành điển tích văn học để chỉ sự khó nhọc của người làm thơ. Chả thế mà Giả Đảo trong một bài thơ ngũ ngôn khác đã phải thốt lên:
Nhị cú tam niên đắc
Nhất ngâm song lệ thùy
(Ba năm mới làm được hai câu thơ
Một lần ngâm lên, hai dòng lệ chảy)
Đọc và thưởng thức cái hay, cái đẹp của thơ Đường từ nguyên bản không hề đơn giản. Không phải hễ có một vốn chữ Hán nhất định là đọc và hiểu được thơ Đường. Chẳng hạn câu “Tây lục thiền thanh xướng” mà chỉ hiểu “Tây lục” là vùng đất phía tây thì sai vì tác giả của nó là Lạc Tân Vương đã lấy ý câu: “Nhật hành tây lục vị chi thu” cho nên câu thơ trên được Tương Như dịch là: “Thu đến ve kêu tiếng”. Ở đây “tây lục” có nghĩa là mùa thu.
Các điển tích trong thơ Đường rải rác bài nào cũng có. Trong mỗi bài đều nói đến tên núi, tên sông, các nhân vật và dữ kiện lịch sử. Bởi vậy, người đọc cũng cần có một số kiến thức căn bản về văn học Trung Quốc, lịch sử, địa lý… của Trung Quốc để có thể lĩnh hội được tinh hoa của thơ Đường.
Xin lướt qua các thể loại thơ Đường luật. Trước thơ Đường là thơ Cổ Phong, tức là loại thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn chỉ cần vần chứ không cần theo luật bằng, trắc. Câu thơ có thể dài (trường thiên) hoặc ngắn (đoản thiên). Số câu trong thơ Cổ Phong cũng không quy định cụ thể. Đó là loại thơ khá tự do.
Đến đời Đường, thơ luật ra đời, bắt buộc người làm thơ phải tuân thủ. Thơ “bát cú” dù là “ngũ ngôn” hay “thất ngôn” đều có bố cục: Câu đầu là phá đề; câu hai là thừa đề; hai câu ba và bốn là câu thực; câu năm và sáu là câu luận; hai câu cuối cùng là câu kết.
Thơ thất ngôn có hai loại: Loại câu cú và tứ tuyệt. Loại tứ tuyệt là một bài chỉ có bốn câu nhưng đã trọn vẹn ý nghĩa, đứng độc lập một mình. Nó hoàn toàn không phải là một khổ thơ bốn câu được ngắt ra từ một bài thơ trường thiên. Nó là một chỉnh thể hàm súc, đầy đủ không thêm bớt. Làm thơ tứ tuyệt đạt được trình độ như vậy là rất khó. Nhưng thơ Đường còn lại hôm nay không ít những bài như thế. Ví dụ bài “Khuê oán” của Vương Xương Linh:
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu.
Tản Đà dịch:
Trẻ trung nàng biết chi sầu
Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm sương
Nhác trông vẻ liễu bên đường
"Phong hầu" nghĩ lại xui chàng kiếm chi.
Thơ bát cú giống thơ tứ tuyệt ở chỗ đều có “niêm”, nhưng thơ bát cú ở hai cặp “thực” (câu 3 và 4) và “luận” (câu 5 và 6) phải đối nhau từng cặp, nghĩa là danh từ đối với danh từ; động từ đối với động từ; tính từ đối với tính từ; trạng từ đối với trạng từ… chính cái tính chất “đối” này của thơ thất ngôn bát cú làm nên sự độc đáo và đỉnh cao của nó. Làm cho nó trở thành sở hữu của những người thơ trí tuệ và có một sự rèn giũa công phu. Niêm luật thì quy định chặt chẽ như vậy, nhưng trong quá trình sáng tác, nhà thơ vẫn có thể không tuân theo triệt để. Họ đã phá luật, phá niêm để cho thơ được phóng khoáng, bay bổng. Như bài thơ “Đèo Ba Dội” của Hồ Xuân Hương chẳng hạn. Trong bốn câu thơ đầu thì có đến ba câu thất niêm: Một đèo một đèo lại một đèo/ Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo/ Cửa son đỏ loét tùm hum nóc/ Kẽ đá xanh rì lún phún rêu. Ở đoạn thơ này đáng lẽ chữ “ai” và chữ “son” đúng ra phải là vần trắc và chữ “đá” đúng ra phải là vần bằng. Mặc dầu vậy, bài thơ trên vẫn được người đọc của nhiều thời đại ca ngợi là một nhà thơ nôm Đường luật tuyệt vời.
Có người cho rằng “niêm” còn tính cả chữ thứ nhất của mỗi câu. Nếu đem quan niệm này đối chiếu với thơ của các bậc khoa bảng như bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến chẳng hạn, thì các vị này đều không biết làm thơ hay sao! Cho nên, theo chúng tôi thì “niêm” trong bài thơ Đường không tính chữ thứ nhất, bởi vì nó cần tuân theo luật “Nhất, tam, ngũ bất luận”.
Người làm thơ Đường còn có một thú nữa là họa thơ. Họa còn có một âm nữa đọc là “hòa”. Vậy “họa” thơ tức là từ một bài thơ đầu (bài xướng) để làm một bài thơ khác dựa vào nội dung, ý tứ của bài trước nhưng phải lặp lại tất cả các chữ cuối cùng có vần bằng theo thứ tự như bài “xướng”. Bài xướng và bài họa thường là cùng một chủ đề, nhưng cũng có thể khác chủ đề. Đây là một sân chơi của đông đảo nhà thơ vì một xướng có thể có nhiều bài họa khác nhau với số lượng không giới hạn.
Sự xuất hiện thơ Đường luật là một sự kiện lớn trong lịch sử văn học Trung Quốc. Bởi vì sau thời đại nhà Đường, người Trung Quốc và các dân tộc lân cận trong đó có Việt Nam, vẫn tiếp tục làm, nghiên cứu và học thơ Đường luật. Ở nước ta, các hội thơ Đường luật được ra đời ở khắp nơi. Ảnh hưởng của thơ Đường luật với người Việt Nam là hết sức to lớn. Nhiều áng thơ hay, nhiều câu thơ đắc ý lắm khi là do lấy ý trong thơ Đường, lấy cảm hứng từ thơ Đường. Chẳng hạn câu:
Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia
(Nguyễn Du)
Là lấy ý ở câu thơ:
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy .
(Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau mà chẳng thấy nhau
Nhưng cùng uống nước sông Tương)
Còn câu: “Ngoảnh mặt lại thấy màu dương liễu” (Chinh phụ ngâm) là lấy ý câu: Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc”.
Không sao kể hết sự ảnh hưởng của thơ Đường đối với thi ca Việt Nam ở mọi thời đại. Suốt nhiều thế kỷ qua, tên tuổi của các nhà thơ Đường đã trở nên quen thuộc và các bài thơ hay của họ đã được thuộc nằm lòng đối với người Việt Nam.
Triều đại nhà Đường tồn tại ngót 300 năm, từ năm 618 đến 907 sau Công nguyên, do cha con Lý Uyên và Lý Thế Dân gây dựng. Hai cha con đại diện cho tầng lớp quan liêu, quý tộc tập hợp lực lượng, lật đổ vị vua cuối cùng của nhà Tùy là Tùy Dạng Đế (605-617) một vị vua tàn ác, ăn chơi sa đọa, lập nên một triều đại mới, được vua Trung Tông (705-710) đổi quốc hiệu là Đường.
Các nhà văn học sử thường chia làm 4 giai đoạn là: sơ Đường, thịnh Đường, trung Đường và vãn Đường. Nhưng cũng có người chia làm 3 giai đoạn: sơ Đường, trung Đường và vãn Đường. Trước nhà Đường, trong văn học Trung Quốc cũng đã xuất hiện những thiên tài thi ca như Khuất Nguyên (thời chiến quốc), Kê Khang, Nguyễn Tịch (triều Ngụy), Đào Uyên Minh (đời Tấn)… nhưng đó chỉ là các vì sao đơn độc, lẻ tẻ. Chỉ đến đời Đường mới xuất hiện một loạt nhà thơ, với số lượng thơ khổng lồ vượt trội so với tất cả các thời đại trước và sau nó. Trên bầu trời thi ca nhà Đường là một dải Ngân hà dày đặc các vì sao tinh tú chói lọi: Sầm Tham, Nguyên Kết, Trần Tử Ngang, Vi Ứng Vật, Hạ Tri Chương, Vương Xương Linh, Thôi Hộ… Nhưng rực sáng hơn cả là Lý Bạch (thi tiên), Đỗ Phủ (thi thánh), Bạch Cư Dị (thi bá), và Thôi Hiệu…
Ngôn ngữ trong thơ Đường rất cô đọng, súc tích. Nhiều bài còn được gắn thêm một giai thoại. Ví dụ bài “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Tản Đà dịch:
Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc Hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.
Bài thơ này, khi Trương Kế mới làm đến câu thứ 3 “Thuyền ai đậu bến Cô Tô” thì phải dừng lại suy nghĩ làm tiếp câu thơ thứ 4 còn đang bế tắc. Cùng lúc ấy, tại chùa Hàn Sơn cũng có một nhà sư, thi sĩ đang thao thức không ngủ, suy nghĩ mông lung để tìm lời, tìm ý cho một bài thơ. Nhà sư, để giải tỏa tâm lý đang căng thẳng, liền dóng lên một hồi chuông. Thế là Trương Kế, nhờ có hồi chuông này mà làm tiếp được câu thơ thứ 4: “Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn”.
Lại nữa, bài thơ “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu được Nghiêm Vũ, thời Tống ca ngợi là bài thơ hay nhất đời Đường:
Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Tản Đà dịch:
Lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Tương truyền, khi Lý Bạch được người đời ca tụng là thi tiên, ca ngợi hết lời. Ông liền viết cạnh đó 2 câu thơ: Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu. (Trước mắt có cảnh đẹp mà không nói được thành lời, vì đã có thơ của Thôi Hiệu để ở trên đầu). Điều ấy chứng tỏ bài thơ trên có một giá trị đặc biệt. Thôi Hiệu quả là một tài năng lạ trong các thi sĩ đời Đường.
Cần phải kể thêm một tài năng khác là Vương Duy. Ông rất có tài trong việc tả cảnh, tả tình. Ông còn là một họa sĩ. Bởi thế, nhà thơ Tô Đông Pha đời Tống đã ca ngợi: Trong thơ ông có họa, trong họa có thơ (thi trung hữu họa, họa trung hữu thi).
Chuyện nhà sư, thi sĩ Giả Đảo làm thơ cũng là một bài học về tính dụng công, chuyên cần, tỉ mỉ trong việc tìm lời, tìm ý. Tương truyền trong một bài thơ ngũ ngôn của ông, mở đầu bằng hai câu:
Điểu túc trì biên thụ
Tăng sao nguyệt hạ môn
(Chim ngủ trên cành cây bên bờ ao
Nhà sư gõ cửa dưới trăng)
Lúc đầu ông không dùng chữ “sao” (gõ) mà định dùng chữ “thôi” (đẩy). Trong lúc đang phân vân chưa biết chọn chữ nào, ông liền cưỡi ngựa đi lang thang, vừa đi vừa giơ tay lên trời làm điệu bộ vừa gõ vừa đẩy. Ông đi lạc vào doanh quân của Hàn Dũ, lúc ấy đang là huyện lệnh Dương Sơn. Giả Đảo bị bắt vì tưởng là người điên. Sau khi biết chuyện, Hàn Dũ khuyên nên dùng chữ “sao” hơn là dùng chữ ‘thôi”, vì chữ “thôi” chỉ là chữ tượng hình, còn chữ “sao” vừa là chữ tượng hình, vừa tượng thanh, nó gợi cho ta âm thanh “lộc cộc” của tiếng gõ cửa. Từ đó, “thôi, sao” trở thành điển tích văn học để chỉ sự khó nhọc của người làm thơ. Chả thế mà Giả Đảo trong một bài thơ ngũ ngôn khác đã phải thốt lên:
Nhị cú tam niên đắc
Nhất ngâm song lệ thùy
(Ba năm mới làm được hai câu thơ
Một lần ngâm lên, hai dòng lệ chảy)
Đọc và thưởng thức cái hay, cái đẹp của thơ Đường từ nguyên bản không hề đơn giản. Không phải hễ có một vốn chữ Hán nhất định là đọc và hiểu được thơ Đường. Chẳng hạn câu “Tây lục thiền thanh xướng” mà chỉ hiểu “Tây lục” là vùng đất phía tây thì sai vì tác giả của nó là Lạc Tân Vương đã lấy ý câu: “Nhật hành tây lục vị chi thu” cho nên câu thơ trên được Tương Như dịch là: “Thu đến ve kêu tiếng”. Ở đây “tây lục” có nghĩa là mùa thu.
Các điển tích trong thơ Đường rải rác bài nào cũng có. Trong mỗi bài đều nói đến tên núi, tên sông, các nhân vật và dữ kiện lịch sử. Bởi vậy, người đọc cũng cần có một số kiến thức căn bản về văn học Trung Quốc, lịch sử, địa lý… của Trung Quốc để có thể lĩnh hội được tinh hoa của thơ Đường.
Xin lướt qua các thể loại thơ Đường luật. Trước thơ Đường là thơ Cổ Phong, tức là loại thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn chỉ cần vần chứ không cần theo luật bằng, trắc. Câu thơ có thể dài (trường thiên) hoặc ngắn (đoản thiên). Số câu trong thơ Cổ Phong cũng không quy định cụ thể. Đó là loại thơ khá tự do.
Đến đời Đường, thơ luật ra đời, bắt buộc người làm thơ phải tuân thủ. Thơ “bát cú” dù là “ngũ ngôn” hay “thất ngôn” đều có bố cục: Câu đầu là phá đề; câu hai là thừa đề; hai câu ba và bốn là câu thực; câu năm và sáu là câu luận; hai câu cuối cùng là câu kết.
Thơ thất ngôn có hai loại: Loại câu cú và tứ tuyệt. Loại tứ tuyệt là một bài chỉ có bốn câu nhưng đã trọn vẹn ý nghĩa, đứng độc lập một mình. Nó hoàn toàn không phải là một khổ thơ bốn câu được ngắt ra từ một bài thơ trường thiên. Nó là một chỉnh thể hàm súc, đầy đủ không thêm bớt. Làm thơ tứ tuyệt đạt được trình độ như vậy là rất khó. Nhưng thơ Đường còn lại hôm nay không ít những bài như thế. Ví dụ bài “Khuê oán” của Vương Xương Linh:
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu.
Tản Đà dịch:
Trẻ trung nàng biết chi sầu
Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm sương
Nhác trông vẻ liễu bên đường
"Phong hầu" nghĩ lại xui chàng kiếm chi.
Thơ bát cú giống thơ tứ tuyệt ở chỗ đều có “niêm”, nhưng thơ bát cú ở hai cặp “thực” (câu 3 và 4) và “luận” (câu 5 và 6) phải đối nhau từng cặp, nghĩa là danh từ đối với danh từ; động từ đối với động từ; tính từ đối với tính từ; trạng từ đối với trạng từ… chính cái tính chất “đối” này của thơ thất ngôn bát cú làm nên sự độc đáo và đỉnh cao của nó. Làm cho nó trở thành sở hữu của những người thơ trí tuệ và có một sự rèn giũa công phu. Niêm luật thì quy định chặt chẽ như vậy, nhưng trong quá trình sáng tác, nhà thơ vẫn có thể không tuân theo triệt để. Họ đã phá luật, phá niêm để cho thơ được phóng khoáng, bay bổng. Như bài thơ “Đèo Ba Dội” của Hồ Xuân Hương chẳng hạn. Trong bốn câu thơ đầu thì có đến ba câu thất niêm: Một đèo một đèo lại một đèo/ Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo/ Cửa son đỏ loét tùm hum nóc/ Kẽ đá xanh rì lún phún rêu. Ở đoạn thơ này đáng lẽ chữ “ai” và chữ “son” đúng ra phải là vần trắc và chữ “đá” đúng ra phải là vần bằng. Mặc dầu vậy, bài thơ trên vẫn được người đọc của nhiều thời đại ca ngợi là một nhà thơ nôm Đường luật tuyệt vời.
Có người cho rằng “niêm” còn tính cả chữ thứ nhất của mỗi câu. Nếu đem quan niệm này đối chiếu với thơ của các bậc khoa bảng như bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến chẳng hạn, thì các vị này đều không biết làm thơ hay sao! Cho nên, theo chúng tôi thì “niêm” trong bài thơ Đường không tính chữ thứ nhất, bởi vì nó cần tuân theo luật “Nhất, tam, ngũ bất luận”.
Người làm thơ Đường còn có một thú nữa là họa thơ. Họa còn có một âm nữa đọc là “hòa”. Vậy “họa” thơ tức là từ một bài thơ đầu (bài xướng) để làm một bài thơ khác dựa vào nội dung, ý tứ của bài trước nhưng phải lặp lại tất cả các chữ cuối cùng có vần bằng theo thứ tự như bài “xướng”. Bài xướng và bài họa thường là cùng một chủ đề, nhưng cũng có thể khác chủ đề. Đây là một sân chơi của đông đảo nhà thơ vì một xướng có thể có nhiều bài họa khác nhau với số lượng không giới hạn.
Sự xuất hiện thơ Đường luật là một sự kiện lớn trong lịch sử văn học Trung Quốc. Bởi vì sau thời đại nhà Đường, người Trung Quốc và các dân tộc lân cận trong đó có Việt Nam, vẫn tiếp tục làm, nghiên cứu và học thơ Đường luật. Ở nước ta, các hội thơ Đường luật được ra đời ở khắp nơi. Ảnh hưởng của thơ Đường luật với người Việt Nam là hết sức to lớn. Nhiều áng thơ hay, nhiều câu thơ đắc ý lắm khi là do lấy ý trong thơ Đường, lấy cảm hứng từ thơ Đường. Chẳng hạn câu:
Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia
(Nguyễn Du)
Là lấy ý ở câu thơ:
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy .
(Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau mà chẳng thấy nhau
Nhưng cùng uống nước sông Tương)
Còn câu: “Ngoảnh mặt lại thấy màu dương liễu” (Chinh phụ ngâm) là lấy ý câu: Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc”.
Không sao kể hết sự ảnh hưởng của thơ Đường đối với thi ca Việt Nam ở mọi thời đại. Suốt nhiều thế kỷ qua, tên tuổi của các nhà thơ Đường đã trở nên quen thuộc và các bài thơ hay của họ đã được thuộc nằm lòng đối với người Việt Nam.
Hoàng Chí Quang
eva airline
vé máy bay 2 chiều đi mỹ
korean airline
bán vé máy bay đi mỹ giá rẻ
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich