Dưa hấu, chim, Phật giáo
Tây qua truyện 西瓜傳, được dịch ra tiếng Việt là “Truyện Dưa Hấu”,
rất phổ biến đối với người Việt Nam ngày nay.
Truyện kể về một một viên quan thời Hùng Vương có tên là Mai
An Tiêm. Theo tích truyện thì Mai An Tiêm là người nước ngoài, vua Hùng mua được
lúc còn nhỏ, lớn lên được nhà vua tin dùng. Sau này khi trở thành một người
giàu có và hãnh mạn, ông tuyên bố rằng “Mọi thứ ta có được là nhờ kiếp trước.
Đó không phải là nhờ lòng từ bi của chủ ta mà có”. Vì thái độ hỗn xược đó mà
vua Hùng đã đày Mai An Tiêm ra một hòn đảo hoang.
Khi đặt chân lên đến hòn đảo, có một đàn chim trĩ trắng từ
phía tây bay đến và đánh rơi mấy hạt dưa hấu. Mai An Tiêm nhặt được, đem trồng
và sau đó trở nên giàu có nhờ bán loại quả ngọt này cho khách thương. Không biết
tên loại quả mới này là gì, Mai An Tiêm bèn gọi là 西瓜“Tây Qua”, vì chim trĩ trắng
đã đem hạt giống đến từ phương Tây.
Cho đến nay chúng ta được biết tên gọi西瓜“Tây Qua” là do Mai
An Tiêm đặt ra nhưng lại bằng chữ Hán. Dưa hấu là loại quả rõ ràng đã được đưa
vào thế giới Trung Quốc từ các vùng thuộc Trung Á, nên vì thế mà có tên gọi
“tây qua”, và lần đầu tiên được sử liệu Trung Quốc nói đến vào thế kỷ X.
Vào đầu thế kỷ XV, khi nhà Minh xâm lược Việt Nam, họ đã ghi
lại các thông tin về những loại rau quả có ở đó, chẳng hạn như vải, nhãn, dừa,
và chuối, nhưng không thấy nói đến “Tây Qua” (xem 安南志原 An Nam Chí
nguyên).
Vậy thì “Tây Qua” là một loại quả có vẻ được biết tương đối
muộn ở Việt Nam. Trong thời gian tích truyện này được sáng tạo ra, có lẽ nó
không có mặt trong vùng.
Nhưng tại sao ai đó lại viết về tích truyện quả dưa hấu? Có lẽ
nhân vật đó đã lấy cảm hứng từ kinh bổn nhà Phật thuộc các vùng ven biển nam
Trung Quốc ngày nay.
Đây là một loại tích truyện đạo đức như 寶卷 Bảo quyển.
Các tích truyện này đôi khi nói về đức từ bi của các vị bồ tát như Quan Âm.
Chẳng hạn, có một tích truyện rất phổ biến về Quan Âm được gọi
là 西瓜寳卷 Tây qua bảo quyển, trong đó Quan Âm cải trang thành một y sư đã tưởng
thưởng cho lòng tốt của một người đàn ông bằng cách cho anh ta hạt giống dưa hấu,
nhờ đó anh ta trở nên giàu có [Chün-fang Yü, Kuan-Yin: The Chinese
Transformation of Avalokitesvara(New York: Columbia University Press, 2000),
436].
Dọc theo vùng ven biển đông nam Trung Quốc ngày nay cũng có một
loại hình Quan Âm, được gọi là 南海觀音Nam Hải Quan Âm. Theo truyền thống, cùng với
tượng Quan Âm Nam Hải thường có một con vẹt trắng đôi khi ngậm hạt quả ở mỏ
[Marsha Wiedner, ed., Latter Days of the Law: Images of Chinese Buddhism,
850-1850(Lawrence: Spencer Museum of Art, University of Kansas; Honolulu:
University of Hawaii Press, 1994), 163-166 and 168].
Trong Tây qua truyện 西瓜傳, Mai An Tiêm nói rằng ““Mọi thứ ta
có được là nhờ kiếp trước” – đó thực sự là một quan niệm Phật giáo.
Có lẽ dưa hấu và chim trĩ trắng cũng đều thuộc về Phật giáo.
Người dịch: Hà Hữu Nga
Nguồn: Le Minh Khai 2013. Watermelons, Birds, Buddhists
and a Vietnamese Legend,http://leminhkhai.wordpress.com/07
Feb 2013.
Lê Minh Khai
hãng eva air có tốt không
mua vé máy bay đi mỹ hãng eva
korean air vn
vé máy bay giá rẻ đi mỹ khuyến mãi
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich